Kết luận
Có thể khẳng định, trong Nhà nước pháp
quyền, kiểm soát việc thực hiện quyền lực
nhà nước được đặt ra với mọi nhánh quyền
lực, mọi thiết chế, trong đó có quyền lập
pháp. Không những vậy, kiểm soát đối với
quyền lập pháp còn cần được nhận thức là
khâu “tiên quyết” trong kiểm soát quyền lực
nhà nước, xuất phát từ vị trí, vai trò của
Quốc hội đối với Nhà nước và xã hội15. Ở
Việt Nam, vấn đề kiểm soát quyền lập pháp
so với kiểm soát các nhánh quyền lực khác
chưa thực sự được chú trọng đúng mức, một
phần do đặc điểm tổ chức quyền lực ở Việt
Nam; trong đó, do Quốc hội được xác định
là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên
sự kiểm soát quyền lực từ phía các cơ quan
khác đối với Quốc hội là khá khiên cưỡng.
Vì vậy, những gợi mở từ kinh nghiệm trong
tổ chức và hoạt động của Quốc hội các nước
nói chung, của Quốc hội Thụy Điển nói
riêng thực sự hữu ích đối với việc hoàn thiện
cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước
ta nói chung, kiểm soát việc thực hiện quyền
lập pháp nói riêng
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm soát bên trong đối với quyền lập pháp ở Thụy Điển - Những gợi mở cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57Số 17 (417) - T9/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1. Kiểm soát bên trong đối với quyền lập
pháp ở Thuỵ Điển
1.1. Quan niệm kiểm soát bên trong đối
với quyền lập pháp
Theo quan niệm phổ biến hiện nay,
kiểm soát quyền lực nhà nước là “hoạt động
xem xét, theo dõi, đánh giá, áp dụng những
biện pháp mà thông qua đó có thể ngăn
ngừa, loại bỏ những nguy cơ, những việc
làm sai trái của nhà nước nói chung, mỗi
nhân viên nhà nước nói riêng trong việc thực
hiện quyền lực nhà nước”2. Có thể thấy, nhà
nước hiện đại luôn coi trọng vấn đề kiểm
soát quyền lực và không ngừng hoàn thiện
pháp luật về tổ chức hoạt động của bộ máy
nhà nước nhằm nâng cao chất lượng kiểm
soát quyền lực. Theo đó, hoạt động kiểm
soát quyền lực khá đa dạng, căn cứ vào chủ
thể kiểm soát, có thể chia các hoạt động
kiểm soát quyền lực thành kiểm soát từ phía
1 Bài viết này nằm trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở: “Kiểm soát quyền lập pháp trong nhà nước
pháp quyền hiện đại - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”.
2 Nguyễn Minh Đoan, Kiểm soát việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giữa các cơ quan
nhà nước ở Việt Nam, trong: Đại học Luật Hà Nội, Luật học Việt Nam - Những vấn đề đương đại, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội, 2019, tr.96.
KIỂM SOÁT BÊN TRONG ĐốI VớI QUYỀN LẬP PHÁP Ở THỤY ĐIỂN -
NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM1
Thái Thị Thu Trang
ThS.TrườngĐạihọcLuậtHàNội
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Quyền lập pháp, kiểm
soát bên trong, Quốc hội.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 06/7/2020
Biên tập : 18/7/2020
Duyệt bài : 21/7/2020
Article Infomation:
Key words: Legislative power;
inter control; National Assembly
Article History:
Received : 06 Jul. 2020
Edited : 18 Jul. 2020
Approved : 21 Jul. 2020
Tóm tắt:
Ở các quốc gia trên thế giới, kiểm soát quyền lập pháp được thực hiện
thông qua nhiều hình thức khác nhau; trong đó, kiểm soát bên trong
đóng vai trò quan trọng, chi phối hiệu quả hoạt động lập pháp của
Quốc hội. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung phân tích,
đánh giá hoạt động kiểm soát bên trong đối với quyền lập pháp của
Quốc hội Thuỵ Điển, từ đó rút ra những gợi mở cho việc nâng cao
hiệu quả kiểm soát quyền lập pháp ở Việt Nam hiện nay.
Abstract:
In the world, controlling the legislative power is exercised in several
ways; in which, internal control plays an important role, improving
the effectiveness of legislative activities of the Parliament. In the
framework of this article, the author focuses on analyzing and
assessing the internal control over the legislative power of the
Swedish Parliament and then provides suggestions for improvement
of the effectiveness of the control over the legislative power in
Vietnam.
Số 17 (417) - T9/202058
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
cơ quan nhà nước và kiểm soát từ phía xã
hội. Trong đó, kiểm soát quyền lực từ phía
cơ quan nhà nước gồm hoạt động kiểm soát
từ bên trong cơ quan thực hiện quyền lực và
hoạt động kiểm soát bên ngoài từ các cơ
quan nhà nước khác đối với cơ quan nắm giữ
quyền lực. Có thể hiểu, kiểm soát bên trong
hay còn gọi là kiểm soát nội bộ là hoạt động
kiểm soát quyền lực mà chủ thể thực hiện
chính là cơ quan nắm giữ quyền lực đó. Điều
đó có nghĩa là, chủ thể nắm giữ quyền lực
phải tự mình thực hiện những biện pháp,
cách thức để điều chỉnh, ngăn chặn tình
trạng lạm quyền trong quá trình thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói cách
khác, kiểm soát bên trong đối với quyền lập
pháp là những biện pháp, cách thức được
thực hiện bởi cơ quan lập pháp trong quá
trình làm luật nhằm hạn chế, ngăn chặn
những hành vi sai trái, đảm bảo chất lượng
của các đạo luật khi ban hành đáp ứng nhu
cầu quản lý xã hội, phục vụ cho lợi ích của
nhân dân.
1.2. Các hình thức kiểm soát bên trong
đối với quyền lập pháp theo pháp luật Thuỵ
Điển
Thứ nhất, kiểm soát quyền lập pháp bởi
các Ủy ban của Quốc hội.
Thuỵ Điển là quốc gia có Quốc hội một
viện. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội
Thụy Điển được quy định trong Hiến pháp
năm 1974 (The Instrument of Government)
đã được sửa đổi, bổ sung các năm 1976,
1979, 2010, 20143; Luật Tổ chức Quốc hội
năm 2010 (The Riksdag Act 2010)4. Theo
quy định của Hiến pháp, luật, kiểm soát bên
trong quyền lập pháp được thực hiện thông
qua hoạt động của các Ủy ban của Quốc hội.
Số lượng thành viên các Ủy ban của Quốc
hội Thuỵ Điển luôn để số lẻ; hiện tại mỗi Ủy
ban có 17 thành viên, con số này được xác
định sau mỗi cuộc bầu cử. Thành phần của
các thành viên trong mỗi Ủy ban phản ánh
sự phân bổ số ghế trong Quốc hội. Đảng lớn
nhất trong Quốc hội cũng có nhiều thành
viên nhất trong Ủy ban5. Ở Thuỵ Điển, các
cuộc tranh luận ở Ủy ban giống như Quốc
hội thu nhỏ trong phạm vi lĩnh vực mà Ủy
ban đó phụ trách. Do các thành viên Ủy ban
là đại diện của các đảng phái có ghế trong
Quốc hội nên các dự luật nếu đã được Ủy
ban chấp thuận, khi trình trước Quốc hội sẽ
được nhanh chóng thông qua; ngược lại, nếu
như Ủy ban không chấp thuận, khi trình ra
Quốc hội, dự luật có thể bị trì hoãn theo yêu
cầu của Ủy ban, hoặc không đạt được số
phiếu cần thiết để được thông qua. Thông
thường các đảng phái sẽ chia làm hai nhóm,
nhóm có thành viên của đảng chiếm đa số và
thành viên của các đảng phái khác sẽ thuộc
nhóm còn lại. Thực tiễn cho thấy, đề xuất
của Ủy ban dựa trên quan điểm của nhóm có
đảng chiếm đa số. Tuy nhiên, các thành viên
không đồng ý có thể bảo lưu quan điểm.
Trong chừng mực nhất định, nhóm thiểu số
cũng có thể đưa ra quan điểm của mình về
vấn đề được đề xuất. Pháp luật cũng có
những quy định để đảm bảo ý kiến thiểu số
hay quan điểm đối lập với đa số thành viên
Ủy ban được thể hiện, phản ánh trong quá
trình phối hợp giữa các Ủy ban và trước
Quốc hội6. Có thể nói rằng, ở Thụy Điển,
hiệu quả kiểm soát bên trong đối với quyền
3 Nguồn: https://www.riksdagen.se/en/documents-and-laws/, truy cập ngày 5/7/2020.
4 Nguồn: Văn phòng Quốc hội - Thư viện Quốc hội, Luật tổ chức Quốc hội Thuỵ Điển (dịch sang tiếng Việt
bởi Văn phòng Quốc hội), tài liệu phục vụ cho các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Hà Nội,
tháng 10/2014.
5 https://www.riksdagen.se/en/committees/, truy cập ngày 3/9/2020.
6 https://www.riksdagen.se/en/how-the-riksdag-works/the-work-of-the-riksdag/the-parliamentary-committees-
at-work/, truy cập ngày 3/9/2020.
59Số 17 (417) - T9/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
lập pháp của Quốc hội trước hết là dựa vào
khả năng tự kiểm soát của các Ủy ban. Khả
năng tự kiểm soát của các Ủy ban của Quốc
hội trong lĩnh vực lập pháp chính là tạo ra
cơ chế để đảm bảo cho các dự luật được xem
xét cẩn thận, kỹ lưỡng, thấu đáo bởi Ủy ban
trước khi đem dự luật đó ra trình Quốc hội.
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá dự luật, Ủy
ban sẽ cung cấp cho Quốc hội các thông tin
cần thiết, giúp các đại biểu Quốc hội có đủ
căn cứ để quyết định có biểu quyết thông
qua dự luật hay không. Để đảm bảo hiệu quả
hoạt động các Ủy ban, pháp luật Thụy Điển
đã quy định các biện pháp sau:
Một là, số lượng các Ủy ban phải đáp
ứng nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2010,
Quốc hội thành lập 15 Ủy ban thường trực.
Ngoài ra, Quốc hội có thể thành lập Ủy ban
lâm thời khi xét thấy cần thiết. Số lượng
thành viên của mỗi Ủy ban phải là số lẻ và
không ít hơn 15 người7. Ủy ban có quyền
sáng kiến lập pháp, thẩm tra các dự luật. Để
bảo đảm chất lượng của hoạt động thẩm tra
dự án luật, các Ủy ban của Quốc hội Thụy
Điển được thành lập theo lĩnh chuyên sâu
như Ủy ban Thuế vụ, Ủy ban Thị trường lao
động Bên cạnh đó, để kiểm soát tình hợp
hiến, tính phù hợp với pháp luật của Liên
minh châu Âu cũng như đáp ứng yêu cầu
kiểm soát bên trong, Quốc hội thành lập Ủy
ban Hiến pháp, Ủy ban Liên minh châu Âu.
Ủy ban Hiến pháp có nhiệm vụ đánh giá
tính hợp hiến của các kiến nghị lập pháp/các
dự luật. Ủy ban Liên minh châu Âu kiểm
soát việc đảm bảo tính phù hợp của pháp
luật trong nước với pháp luật của Liên minh
châu Âu.
Ngoài số lượng Ủy ban đáp ứng nhu cầu
chuyên môn của Quốc hội, trong mỗi Ủy ban
còn có Ban thư ký để giúp Ủy ban viết các
báo cáo, đề xuất trình Quốc hội, tổng hợp tài
liệu cần thiết để phục vụ cho các cuộc thảo
luận tại Ủy ban. Ngoài ra, Ban thư ký còn hỗ
trợ các thành viên của Ủy ban theo dõi và
đánh giá các quyết định của Quốc hội và
công việc mà thành viên của Ủy ban đang
nghiên cứu. Thành viên trong Ban thư ký là
những quan chức (officials) phi đảng phái,
điều này đảm bảo họ giúp các đảng phái
trong cơ cấu Ủy ban giống nhau và không
được phép ủng hộ cho bất kỳ đảng phái cụ
thể nào8. Có thể thấy, Ban thư ký trong cơ
cấu của Ủy ban góp phần quan trọng để đảm
bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động của
các Ủy ban, góp phần nâng cao chất lượng
làm việc của Ủy ban.
Hai là, pháp luật Thuỵ Điển quy định
khá cụ thể cơ chế phối hợp hoạt động giữa
các Ủy ban. Ví dụ, Điều 10 Luật Tổ Quốc
hội Thuỵ Điển năm 2010 quy định: “Một vấn
đề được Ủy ban báo cáo trước Quốc hội
phải được chuyển lại cho Ủy ban để tiếp thu
chỉnh sửa nếu có ít nhất một phần ba đại
biểu Quốc hội có mặt biểu quyết yêu cầu.
Yêu cầu này không áp dụng quá một lần đối
với cùng một vấn đề hoặc các vấn đề giống
nhau. Quốc hội có thể quyết định chuyển yêu
cầu xem xét lại đến một Ủy ban khác. Trong
trường hợp, đồng thời có đề nghị chuyển yêu
cầu xem xét lại đến Ủy ban khác và trả lại
cho Ủy ban trình báo cáo, thì Ủy ban trình
báo cáo sẽ được thảo luận trước. Trong
trường hợp yêu cầu trả lại cho Ủy ban trình
báo cáo được chấp nhận thì yêu cầu chuyển
cho Ủy ban khác coi như vô hiệu”9. Quy
định ưu tiên vấn đề được xem xét lại hoặc
chuẩn bị thêm bởi Ủy ban đã thực hiện thẩm
7 Điều 4.2.1, Điều 4.2.2 Chương 4 Luật Tổ chức Quốc hội Thuỵ Điển năm 2010.
8 https://www.riksdagen.se/en/how-the-riksdag-works/the-work-of-the-riksdag/the-parliamentary-committees-
at-work/, truy cập 3/9/2020.
9 Văn phòng Quốc hội - Thư viện Quốc hội, tlđd, tr. 37.
Số 17 (417) - T9/202060
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
tra lần đầu cũng như giới hạn việc chuyển
lại không quá một lần đối với cùng vấn đề
để đảm bảo tính hiệu quả, nhanh chóng cũng
như tăng cường trách nhiệm của Ủy ban đã
thẩm tra ban đầu.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các Ủy
ban còn là cơ sở để các Ủy ban kiểm soát lẫn
nhau trong hoạt động xây dựng pháp luật, ví
dụ như Ủy ban Tài chính có quyền kiểm soát
phần nội dung có liên quan đến mảng tài
chính của các dự luật vốn thuộc thẩm quyền
phụ trách của các Ủy bán khác. Đây là thẩm
quyền riêng của Ủy ban Tài chính để đảm
bảo các dự thảo luật/kiến nghị lập pháp phải
được Ủy ban có chuyên môn sâu về tài chính
đánh giá trước khi trình Quốc hội10.
Thứ hai, kiểm soát quyền lập pháp thông
qua hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Quyền lập pháp là quyền của tập thể các
đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, hoạt động lập
pháp chỉ chất lượng nếu mỗi cá nhân đại
biểu Quốc hội có đủ trình độ, năng lực cũng
như ý thức được trách nhiệm đại diện của
mình đối với nhân dân trong quá trình xây
dựng pháp luật. Như vậy, kiểm soát quyền
bên trong đối với quyền lập pháp của Quốc
hội về mặt bản chất chính là sự tự kiểm soát
của mỗi đại biểu Quốc hội khi thực hiện
quyền làm luật của Quốc hội. Nói một cách
cụ thể, đại biểu Quốc hội khi thực hiện
quyền hạn của mình trong lĩnh vực làm luật
như quyền sáng kiến lập pháp, tham gia hoạt
động thẩm tra dự án luật hay thảo luận tại
nghị trường về một dự luật phải xuất phát từ
sự khách quan, phải đứng trên lợi ích của
người dân và nhu cầu xã hội để nêu quan
điểm và biểu quyết. Để đảm bảo khả năng
kiểm soát quyền lập pháp thông qua hoạt
động của đại biểu Quốc hội, pháp luật Thuỵ
Điển có những quy định sau:
Một là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của
cá nhân đại biểu thông qua các quy định thể
hiện sự đề cao ý kiến cá nhân, ý kiến của đại
biểu phía thiểu số.
Các vấn đề của Quốc hội thường được
thông qua bởi đa số nhưng không phải lúc
nào một vấn đề được thông qua bởi đa số
cũng đem lại kết quả hợp lý. Cần phải có cơ
chế để những đánh giá, quan điểm cá nhân
của nhóm thiểu số được thể hiện và được
xem xét. Với hoạt động lập pháp, ý kiến cá
nhân được phản ánh góp phần kiểm soát
quyền lập pháp của Quốc hội. Trước hết, ý
kiến cá nhân của đại biểu Quốc hội luôn
được tôn trọng và được phản ánh trong hoạt
động của các Ủy ban của Quốc hội. Tại
phiên họp của các Ủy ban, thành viên của
nhóm thiểu số khi thông qua vấn đề có thể:
“kiến nghị bảo lưu ý kiến trong báo cáo của
Ủy ban. Trường hợp cuộc bỏ phiếu liên quan
đến quyết định của Ủy ban về một ý kiến
được gửi tới một Ủy ban khác, thành viên Ủy
ban có quyền yêu cầu bảo lưu ý kiến của
mình vào trong ý kiến mà Ủy ban gửi đi”11;
“Một thành viên có thể trình bày quan điểm
của mình trong một phát biểu riêng được gửi
kèm báo cáo của Ủy ban hoặc một ý kiến gửi
cho Ủy ban khác”12. Việc cho phép quan
điểm cá nhân được phản ánh bên cạnh các
quyết định được thông qua bởi đa số của Ủy
ban đảm bảo tính dân chủ, đồng thời giúp Ủy
ban sau khi tiếp nhận ý kiến của Ủy ban
trước - nơi có cả quan điểm khác với quan
điểm của đa số thành viên Ủy ban có cơ sở
toàn diện để cân nhắc đánh giá và đưa ra
quan điểm của mình.
Không chỉ dừng lại ở hoạt động của các
Ủy ban, quan điểm cá nhân đại biểu thể hiện
trong quá trình Quốc hội thảo luận thông qua
dự luật: “Nếu một kiến nghị được đưa ra tại
10 Điều 7 Chương 4 Luật tổ chức Quốc hội Thuỵ Điển năm 2010.
11 Điều 15 Chương 4 Luật tổ chức Quốc hội Thuỵ Điển năm 2010.
12 Điều 16 Chương 4 Luật tổ chức Quốc hội Thuỵ Điển năm 2010.
61Số 17 (417) - T9/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
Đoạn 1 Điều 22 Chương 2 Luật Tổ chức
Nhà nước yêu cầu trì hoãn vệc xem xét một
dự thảo luật trong thời gian tối thiểu 12
tháng và kiến nghị được đưa ra để bác bỏ
một dự luật, Quốc hội phải xem xét các kiến
nghị đó ngay trước khi bỏ phiếu để quyết
định thông qua dự luật”13.
Hai là, nguyên tắc biểu quyết công khai
giúp đại biểu Quốc hội ý thức trách nhiệm
cao hơn về quyết định của mình.
Biểu quyết là nhiệm vụ thể hiện rõ nhất
quyền lực của các đại biểu Quốc hội, kết quả
biểu quyết của đại biểu Quốc hội sẽ quyết
định các vấn đề được thảo luận tại Quốc hội
nói chung và là cơ sở thông qua các dự luật
nói riêng. Nguyên tắc biểu quyết công khai
sẽ giúp các đại biểu Quốc hội thể hiện bản
lĩnh và trách nhiệm với những vấn đề mà
Quốc hội sẽ thông qua. Tại Thuỵ Điển, hình
thức biểu quyết công khai trong các phiên
họp của Quốc hội thường được ưu tiên so
với hình thức biểu quyết kín. Việc biểu quyết
kín chỉ được áp dụng theo yêu cầu của một
số lượng đại biểu Quốc hội nhất định hoặc
theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội. Nguyên
tắc biểu quyết công khai được quy định rõ
trong Luật Tổ chức Quốc hội: Một là, biểu
quyết công khai qua hình thức dùng máy ghi
nhận (đại biểu ấn vào nút đồng ý hay không
đồng ý trên bảng điện tử được đăng ký dưới
tên đại biểu), hoặc trực tiếp thể hiện quan
điểm đồng ý hay không đồng ý bằng hình
thức đứng lên từ vị trí của mình khi Chủ tịch
Quốc hội đưa vấn đề ra biểu quyết14.
2. Những gợi mở cho Việt Nam
Từ thực tiễn áp dụng cơ chế kiểm soát
bên trong đối với quyền lập pháp của Thuỵ
Điển, có thể đưa ra gợi mở cho Việt Nam
như sau:
Thứ nhất, các thành viên của Ủy ban đều
hoạt động chuyên trách.
Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan
chuyên môn của Quốc hội. Chất lượng hoạt
động của Quốc hội được đảm bảo bởi chất
lượng hoạt động của các Ủy ban của Quốc
hội, mà chất lượng hoạt động của các Ủy ban
lại phụ thuộc vào chất lượng và năng lực của
các thành viên của Ủy ban. Năng lực làm
việc của các đại biểu lại được đảm bảo một
phần vì các đại biểu hoạt động chuyên trách.
Đại biểu hoạt động chuyên trách sẽ dành
toàn bộ thời gian làm việc của mình cho
công tác đại biểu. Đại biểu hoạt động chuyên
trách làm việc tại các Ủy ban của Quốc hội
sẽ đảm bảo kiểm soát quyền lập pháp được
tốt hơn. Cụ thể, thời gian làm việc chuyên
trách và tập trung vào một lĩnh vực nhất định
theo thẩm quyền của mỗi Ủy ban sẽ giúp đại
biểu nâng cao khả năng đánh giá các vấn đề
liên quan đến lĩnh vực mà Ủy ban phụ trách;
đại biểu hoạt động chuyên trách sẽ không
nắm giữ các chức vụ ở các cơ quan nhà nước
khác; do đó, việc đánh giá, nhận xét các dự
luật đặc biệt là các dự luật do Chính phủ đệ
trình cũng được khách quan hơn.
Thứ hai, các Ủy ban của Quốc hội được
thành lập theo lĩnh vực chuyên sâu.
Việc thiết kế số lượng Ủy ban trong cơ
cấu của Quốc hội cũng có ý nghĩa nhất định
trong việc kiểm soát quyền lập pháp cụ thể
là nâng cao khả năng thẩm tra dự luật của
các Ủy ban của Quốc hội. Với một số lĩnh
vực khá hẹp nhưng có ảnh hưởng lớn đến xã
hội thì Quốc hội có thể thành lập ủy ban
chuyên trách để phụ trách vấn đề đó, tức là
mỗi Ủy ban này phụ trách một lĩnh vực
chuyên sâu. Điều này sẽ góp phần tăng
cường hiệu quả hoạt động của Ủy ban.
13 Điều 4 Chương 5 Luật Tổ chức Quốc hội Thuỵ Điển năm 2010.
14 Điều 5.6.2 Chương 5 Luật Tổ chức Quốc hội Thuỵ Điển năm 2010.
Số 17 (417) - T9/202062
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
Thứ ba, xác định rõ nguyên tắc làm việc
và cơ chế phối hợp giữa các Ủy ban.
Mặc dù được thành lập theo lĩnh vực
chuyên sâu, nhưng các Ủy ban chỉ hoạt động
hiệu quả khi có sự phối hợp với nhau một
cách chặt chẽ và nhịp nhàng. Bởi lẽ, mỗi vấn
đề trong một lĩnh vực của cuộc sống đều có
liên quan đến các lĩnh vực khác; do đó, nếu
chỉ xử lý vấn đề đóng khung trong một lĩnh
vực nhất định sẽ không bảo đảm tính khả thi
của các quyết định được đưa ra. Bên cạnh
đó, việc xác định rõ nguyên tắc làm việc và
cơ chế phối hợp giữa các Ủy ban sẽ bảo đảm
phân định rõ trách nhiệm của mỗi Ủy ban
trong quy trình lập pháp. Điều này bảo đảm
cho hoạt động lập pháp của Quốc hội được
công khai, minh bạch, ngăn ngừa tình trạng
đùn đẩy trách nhiệm gây ảnh hưởng đến chất
lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Thứ tư, xây dựng cơ chế phản ánh ý kiến
cá nhân đại biểu trong hoạt động của tập thể
Quốc hội nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm
của đại biểu Quốc hội, góp phần đảm bảo
khả năng kiểm soát quyền lập pháp của
Quốc hội thông qua các đại biểu Quốc hội.
Mặc dù Quốc hội là cơ quan làm việc
theo chế độ đại nghị, quyền lực của Quốc hội
được thực hiện bởi chính tập thể các đại biểu
Quốc hội, nhưng việc xây dựng cơ chế để
các đại biểu có thể thể hiện quan điểm cá
nhân “không cùng” với quyết định của đa số
là một điều cần thiết. Những ý kiến trái
chiều, ý kiến của thiểu số nếu được xem xét
sẽ giúp Quốc hội có những quyết định đúng
đắn và toàn diện hơn.
Thứ năm, khuyến khích hình thức biểu
quyết công khai để tăng cường ý thức, trách
nhiệm của đại biểu Quốc hội trước các vấn đề
được đưa ra Quốc hội biểu quyết thông qua.
Biểu quyết là hình thức thể hiện ý chí
của đại biểu Quốc hội đối với vấn đề quan
trọng quốc gia. Nhiều trường hợp, đại biểu
cần lựa chọn trước quyết định có đồng ý hay
không đồng ý với vấn đề được Quốc hội đưa
ra biểu quyết. Trong trường hợp đó, hình
thức biểu quyết công khai sẽ giúp đại biểu
Quốc hội nâng cao được bản lĩnh chính trị,
lựa chọn quyết định phản ánh được nguyện
vọng của cử tri; vì vậy, sẽ ngăn ngừa được
tình trạng “dễ dãi” khi biểu quyết thông qua
các quyết định của đại biểu Quốc hội.
3. Kết luận
Có thể khẳng định, trong Nhà nước pháp
quyền, kiểm soát việc thực hiện quyền lực
nhà nước được đặt ra với mọi nhánh quyền
lực, mọi thiết chế, trong đó có quyền lập
pháp. Không những vậy, kiểm soát đối với
quyền lập pháp còn cần được nhận thức là
khâu “tiên quyết” trong kiểm soát quyền lực
nhà nước, xuất phát từ vị trí, vai trò của
Quốc hội đối với Nhà nước và xã hội15. Ở
Việt Nam, vấn đề kiểm soát quyền lập pháp
so với kiểm soát các nhánh quyền lực khác
chưa thực sự được chú trọng đúng mức, một
phần do đặc điểm tổ chức quyền lực ở Việt
Nam; trong đó, do Quốc hội được xác định
là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên
sự kiểm soát quyền lực từ phía các cơ quan
khác đối với Quốc hội là khá khiên cưỡng.
Vì vậy, những gợi mở từ kinh nghiệm trong
tổ chức và hoạt động của Quốc hội các nước
nói chung, của Quốc hội Thụy Điển nói
riêng thực sự hữu ích đối với việc hoàn thiện
cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước
ta nói chung, kiểm soát việc thực hiện quyền
lập pháp nói riêng n
15 Theo quan điểm của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung: “Trong các ngành quyền lực của nhà nước, lập pháp
được coi là một ngành có nguy cơ xâm phạm đến quyền tự do của con người nhiều nhất, ở mức độ pháp
vi, bởi cơ quan này có quyền điều chỉnh lại vừa có quyền kiểm soát hành vi của rất nhiều người trong xã
hội thông qua việc ban hành luật” – Nguồn: Nguyễn Đăng Dung, “Sự hạn chế quyền lực nhà nước”, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2014, tr. 222.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_soat_ben_trong_doi_voi_quyen_lap_phap_o_thuy_dien_nhung.pdf