Kiểm soát quyền tư pháp của tòa án Việt Nam

Hoạt động xét xử của Tòa án là nội dung quan trọng nhất của quyền tư pháp, hoạt động này không chỉ đòi hỏi các thẩm phán phải có hiểu biết đầy đủ, chính xác về toàn bộ hệ thống pháp luật từ trước đến nay. Hoạt động xét xử còn đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu rộng về tâm lý, sinh lý của con người, về văn hóa, kinh tế, chính trị Do vậy, việc tuyển chọn thẩm phán không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi công chức tư pháp mà cần thiết phải có sự thu hút những người hội đủ yếu tố về năng lực và trách nhiệm để đảm trách công việc trong Tòa án. Mặt khác, hoạt động xét xử là hoạt động mang tính trí tuệ nên không thể ép buộc người giữ chức danh tư pháp phải lao động ở cường độ cao trong thời gian hạn hẹp, cần thiết phải có cơ chế phân công lao động hợp lý trong hoạt động của hệ thống Tòa án, để làm sao phải vừa đảm bảo các hoạt động của công chức tư pháp có hiệu quả nhưng cũng phải đảm bảo tiết kiệm về thời gian và nhân lực

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm soát quyền tư pháp của tòa án Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM SOÁT QUYỀN TƯ PHÁP CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM Tóm tắt: Quyền tư pháp là nhóm quyền cuối cùng trong bộ ba quyền lực nhà nước, là nơi quyết định, phân xử tính đúng đắn của các quan hệ xã hội. Do vậy, kiểm soát quyền tư pháp luôn đòi hỏi một cơ chế, chính sách đặc biệt. Phạm Hồng Phong* * Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Abstract Judicial power is the last one in the three powers belonged by the state power. Judicial power decides and judges the appropriateness of the social relations. Therefore, controling of the judicial power requires a specialised mechanism and policy. Thông tin bài viết: Từ khóa: Tòa án, Tư pháp, quyền tư pháp, kiểm soát quyền tư pháp, kiểm soát quyền lực Lịch sử bài viết: Nhận bài : 12/12/2018 Biên tập : 18/12/2018 Duyệt bài : 21/12/2018 Article Infomation: Keywords: Court, Justice, judicial power, judicial power control, power control Article History: Received : 12 Dec. 2018 Edited : 18 Dec. 2018 Approved : 21 Dec. 2018 Quyền lực nhà nước là một sản phẩm của xã hội có nhà nước. Quyền lực nhà nước giúp điều tiết và duy trì trật tự xã hội, nhưng sự lạm dụng quyền lực nhà nước lại dẫn đến sự bất ổn cho toàn xã hội. Để duy trì trật tự, tránh tạo ra sự bất ổn thì kiểm soát quyền lực nhà nước là một tất yếu trong quy luật tồn tại và phát triển của các nhà nước. Quyền lực nhà nước bao gồm ba quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, quyền lập pháp là quyền được quy định các quy tắc xử sự chung mang tính áp đặt đối với toàn xã hội; quyền hành pháp là quyền cụ thể hóa các quy tắc xử sự chung do quyền lập pháp tạo ra và sử dụng các quy tắc xử sự này để quản lý tất cả các mặt của đời sống xã hội; quyền tư pháp là quyền buộc các chủ thể trong xã hội phải tuân thủ các quy tắc xử sự. Sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tạo ra sự minh bạch, thống nhất của quyền lực nhà nước, giúp NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 8 Số 24(376) T12/2018 quyền lực nhà nước được khai thác và vận hành theo chiều hướng tích cực. Hiến pháp năm 2013 quy định quyền lực Nhà nước ta là thống nhất, có sự phân công, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Lần đầu tiên, Hiến pháp năm 2013 quy định “Tòa án nhân dân (TAND) là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Về nguyên lý, để đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước nói chung và các quyền lập pháp, hành pháp nói riêng thì cần thiết phải xây dựng một nhà nước pháp quyền mà trong đó tư pháp phải nghiêm minh. Tuy nhiên, quyền tư pháp là nhóm quyền cuối cùng trong bộ ba quyền lực nhà nước, là nơi quyết định, phân xử tính đúng đắn của các quan hệ xã hội. Do vậy, kiểm soát quyền tư pháp luôn đòi hỏi một cơ chế, chính sách đặc biệt. 1. Khái quát về kiểm soát quyền tư pháp của Tòa án Kiểm soát quyền tư pháp là nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến hoạt động tư pháp, làm suy giảm đến hiệu quả và hiệu lực của quyền lực nhà nước nói chung và các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể pháp lý trong xã hội nói riêng. Kiểm soát quyền tư pháp là hệ thống cơ chế, thể chế được thực hiện bởi Nhà nước và xã hội để xem xét, giám sát tính hợp pháp, tính đúng đắn của cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Căn cứ vào hình thức kiểm soát, có thể chia cơ chế kiểm soát quyền tư pháp của Tòa án hiện nay của nước ta thành hai nhóm: cơ chế tự kiểm soát hoạt động tư pháp của Tòa án và cơ chế kiểm soát từ phía bên ngoài Tòa án. Trong cơ chế kiểm soát từ phía bên ngoài có thể phân chia thành hai nhóm: kiểm soát bên ngoài mang tính quyền lực nhà nước và kiểm soát bên ngoài không mang tính quyền lực nhà nước. Cơ chế tự kiểm soát quyền tư pháp là việc TAND tối cao, dựa trên các quy định của pháp luật, kiểm soát hoạt động tổ chức, quản lý cán bộ, hoạt động xét xử của các cấp tòa án và xử lý kỷ luật trong hoạt động tư pháp. Kiểm soát bên ngoài mang tính quyền lực nhà nước có thể chia thành hai nhóm: kiểm soát trực tiếp hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án (được thực hiện bởi Viện kiểm sát nhân dân); kiểm soát gián tiếp, thông qua hoạt động giám sát của cơ quan cơ dân cử và các thiết chế chính trị - xã hội khác. Kiểm soát bên ngoài không mang tính quyền lực nhà nước là toàn bộ hoạt động giám sát của truyền thông đại chúng, của tất cả các chủ thể pháp lý không mang tính quyền lực nhà nước. Hoạt động kiểm soát này được đảm bảo bằng pháp luật về báo chí, thông tin và truyền thông, pháp luật về khiếu nại, tố cáo Như vậy, một cách tổng thể, kiểm soát quyền tư pháp của Tòa án là toàn bộ các mối quan hệ ràng buộc để hệ thống Tòa án hoạt động theo đúng chuẩn mực mà pháp luật quy định, đảm bảo cho quyền tư pháp được thực hiện bởi cơ quan Tòa án đạt hiệu quả và hiệu lực cao. 2. Cơ chế tự kiểm soát quyền tư pháp của Tòa án 2.1 Kiểm soát về cơ cấu, tổ chức Hệ thống Tòa án của nước ta gồm: TAND tối cao, các TAND cấp cao, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (TAND tỉnh), TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (TAND huyện) và các Tòa án quân sự. Trong đó, TAND tối cao thống nhất quản lý các TAND về tổ chức, cụ thể như sau: - Chánh án TAND tối cao kiểm soát tổ chức của TAND cấp cao bằng quyền ra NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 9Số 24(376) T12/2018 quyết định thành lập Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao; quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của TAND cấp cao; quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp cao. - Chánh án TAND tối cao kiểm soát tổ chức của TAND tỉnh bằng việc quy định số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh; quyết định về việc thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương thuộc bộ máy giúp việc của TAND tỉnh; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó chánh án TAND tỉnh. - Chánh án TAND tối cao kiểm soát tổ chức của TAND huyện bằng quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án TAND huyện. 2.2 Kiểm soát trong hoạt động tố tụng Trong hoạt động tố tụng, Tòa án huyện được giao nhiệm vụ thực hiện việc xét xử sơ thẩm; Tòa án tỉnh xét xử sơ thẩm những vụ án không thuộc thẩm quyền của TAND huyện, xét xử phúc thẩm những vụ án của TAND huyện có kháng cáo, kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND huyện, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án TAND cấp cao, Chánh án TAND tối cao xem xét, kháng nghị. TAND cấp cao kiểm soát hoạt động của TAND cấp tỉnh và cấp huyện bằng hoạt động xét xử phúc thẩm những vụ án mà cấp tỉnh xét xử sơ thẩm và xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của TAND huyện và TAND tỉnh đã có hiệu lực pháp luật.. 2.3 Kiểm soát bằng biện pháp hành chính TAND kiểm soát hoạt động của hệ thống tòa án thông qua việc ban hành các quy định, quy chế nhằm kiểm soát hoạt động của từng cán bộ, công chức người lao động thuộc hệ thống. Có thể kể đến Quyết định 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án TAND tối cao về việc ban hành quy định xử lý trách nhiệm của người giữ chức danh tư pháp trong TAND: Quyết định này là cơ sở cho việc việc áp dụng nguyên tắc, hình thức, hậu quả, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND có hành vi vi phạm do thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật; Quyết định 87/QĐ-HĐTC ngày 04/7/2018 của Hội đồng Tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia về việc ban hành Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán: Bộ Quy tắc này hướng đến việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán chuẩn mực, là tấm gương về độc lập, khách quan, công bằng, tận tụy và chỉ tuân theo pháp luật khi thi hành nhiệm vụ, 3. Cơ chế kiểm soát từ phía bên ngoài tòa án 3.1 Kiểm soát trực tiếp mang tính quyền lực nhà nước a) Kiểm soát về cơ cấu tổ chức Hệ thống Tòa án chịu sự kiểm soát trực tiếp từ Quốc hội. Quốc hội kiểm soát Tòa án bằng việc ban hành Luật Tổ chức TAND để quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức của hệ thống Tòa án; phê chuẩn tổ chức bộ máy; nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộ máy giúp việc thuộc TAND tối cao; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức vụ Chánh án TAND tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước; phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TAND tối cao; quyết định về kinh phí hoạt động của TAND tối cao, TAND cấp cao, TAND tỉnh, TAND huyện. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 10 Số 24(376) T12/2018 Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập, giải thể TAND huyện, TAND tỉnh, TAND cấp cao và Tòa án quân sự; quyết định thành lập các Tòa chuyên trách theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao; quyết định số lượng thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp, thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án; quyết định danh sách ủy viên Hội đồng Tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia; quyết định quy chế hoạt động của Hội đồng Tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia; quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp của thẩm phán, của hội thẩm, thẩm tra viên, thư ký Tòa án. b) Kiểm soát trong hoạt động tố tụng Trong hoạt động tố tụng, Tòa án chịu sự kiểm soát hoạt động tư pháp bởi Viện kiểm sát nhân dân (VKSND). Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật. VKSND kiểm sát hoạt động tư pháp của Tòa án nhằm bảo đảm: việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật; mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh. Để thực hiện kiểm soát hoạt động của Tòa án, VKSND được giao các công cụ quyền lực sau đây: Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho VKSND; cung cấp hồ sơ, tài liệu để VKSND kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp; trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp; xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm; kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. 3.2 Kiểm soát không mang tính quyền lực nhà nước Hoạt động kiểm soát không mang tính quyền lực được thực hiện thông qua hoạt động điều tra, phản ánh của cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông đại chúng, hoạt động khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức đối với hoạt động của TAND và từng cán bộ, công chức thuộc hệ thống Tòa án Để tăng cường hiệu quả của hoạt động kiểm soát gián tiếp, TAND tối cao đã cho ra mắt Cổng thông tin điện tử, để thụ lý đơn thư, công bố bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực với mục đích nhận được sự phản biện của toàn xã hội đối với việc thực hiện quyền tư pháp của Tòa án. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 11Số 24(376) T12/2018 4. Một số kiến nghị về tăng cường hiệu quả kiểm soát quyền tư pháp 4.1 Quyền tư pháp phải được kiểm soát trực tiếp bằng quyền hành pháp Hiến pháp năm 2013 quy định “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Như vậy, theo yêu cầu của Hiến pháp thì cần thiết phải có sự kiểm soát của cơ quan thực hiện quyền hành pháp đối với cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ chỉ quyền kiểm soát hoạt động của Tòa án một cách gián tiếp, thông qua việc cho ý kiến về số lượng biên chế và kinh phí hoạt động của Tòa án, mặc dù nội dung này, suy cho cùng vẫn thuộc quyền quyết định của cơ quan lập pháp. Đối với hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án (hoạt động xét xử) thì sự kiểm soát trực tiếp lại bởi VKSND - một hệ thống cơ quan không thuộc quyền hành pháp. Do vậy, để đảm bảo yêu cầu của Hiến pháp và tăng cường hoạt động kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì cần thiết phải cho phép Chính phủ có quyền kiểm soát trực tiếp đối với hoạt động tố tụng của cơ quan Tòa án. Trong đó, cần phải quy định hệ thống cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp là một bộ phận của cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Từ đó mới tạo ra cơ chế kiểm soát trực tiếp của cơ quan thực hiện quyền hành pháp đối với cơ quan thực hiện quyền tư pháp theo yêu cầu của Hiến pháp. 4.2 Tăng cường cơ chế tự kiểm của Tòa án Hoạt động tự kiểm soát quyền lực của Tòa án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa lạm dụng quyền tư pháp. Hoạt động tự kiểm soát có hiệu quả thì các cơ chế kiểm soát bên ngoài không cần thiết phải siết chặt. Do vậy, tăng cường cơ chế kiểm soát bên trong là một giải pháp đầu tiên và sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo đảm kiểm soát quyền tư pháp. Tuy nhiên, để cơ chế kiểm soát bên trong đạt hiệu quả và hiệu lực cao thì cần thiết phải có sự phân cấp quản lý một cách chặt chẽ và hợp lý. Các quy định tố tụng phải đạt được hiệu suất và chất lượng cao ở mỗi cấp Tòa án. Để làm được điều này thì đầu tư và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của hệ thống Tòa án là rất quan trọng. Vì vậy, ngoài các quy định về kiểm soát cơ cấu tổ chức và hoạt động tố tụng thì cần thiết phải có cơ chế để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và hiệu quả của từng chức danh tư pháp thuộc hệ thống Tòa án. Bên cạnh đó, chế độ và chính sách tiền lương cũng phải được đảm bảo tương xứng nhằm tái đầu tư hoạt động lao động trí tuệ của công chức tư pháp. Hoạt động xét xử của Tòa án là nội dung quan trọng nhất của quyền tư pháp, hoạt động này không chỉ đòi hỏi các thẩm phán phải có hiểu biết đầy đủ, chính xác về toàn bộ hệ thống pháp luật từ trước đến nay. Hoạt động xét xử còn đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu rộng về tâm lý, sinh lý của con người, về văn hóa, kinh tế, chính trị Do vậy, việc tuyển chọn thẩm phán không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi công chức tư pháp mà cần thiết phải có sự thu hút những người hội đủ yếu tố về năng lực và trách nhiệm để đảm trách công việc trong Tòa án. Mặt khác, hoạt động xét xử là hoạt động mang tính trí tuệ nên không thể ép buộc người giữ chức danh tư pháp phải lao động ở cường độ cao trong thời gian hạn hẹp, cần thiết phải có cơ chế phân công lao động hợp lý trong hoạt động của hệ thống Tòa án, để làm sao phải vừa đảm bảo các hoạt động của công chức tư pháp có hiệu quả nhưng cũng phải đảm bảo tiết kiệm về thời gian và nhân lực■ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 12 Số 24(376) T12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkiem_soat_quyen_tu_phap_cua_toa_an_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan