Quan điểm thứ nhất: trường hợp cấp
trưởng đã giao quyền cho cấp phó xử phạt
VPHC thì trong thời gian đó, cấp trưởng sẽ
không được ký bất kỳ quyết định xử phạt
VPHC nào thuộc thẩm quyền giải quyết của
mình vì quyền này đã được giao cho cấp
phó. Văn bản giao quyền đã thể hiện rõ trong
thời hạn giao quyền thì cấp phó được quyền
xử phạt VPHC thuộc quyền của cấp trưởng,
chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước
pháp luật, đặc biệt không được giao quyền
cho người khác. Như vậy, một khi quyền xử
phạt VPHC đã được chuyển giao cho cấp
phó thì quyền đó hoàn toàn thuộc về cấp
phó. Nếu cấp trưởng muốn ký quyết định xử
phạt VPHC thì phải có văn bản hủy bỏ việc
giao quyền, lúc đó quyền xử phạt mới thuộc
về cấp trưởng32.
Quan điểm thứ hai: mặc dù cấp trưởng
đã giao quyền xử phạt VPHC cho cấp phó
nhưng trong thời gian thực hiện giao quyền,
cấp trưởng vẫn có quyền ký các quyết định
xử phạt VPHC thuộc thẩm quyền giải quyết
của mình.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17Số 1(401) - T1/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Cao Vũ Minh*
* TS. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là một trong những
nội dung quan trọng nhất của Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012. Hiện nay, các quy định về thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Bài viết
phân tích những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp
luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời đề
xuất hướng hoàn thiện.
Abstract:
The competence to administrative violation sanction is one
of the most important provisions of the Law on Handling
Administrative Violations of 2012. Currently, the regulations
on competence to administrative violation sanction have
revealed with several shortcomings, inadequacies. This article
provides the analysis of the shortcomings, inadequacies of the
provisions on the competence to administrative violation
sanction and also provides recommendations for further
improvements.
1 Nguyễn Cửu Việt, “Cải cách hành chính: về khái niệm thẩm quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8,
năm 2005.
2 Điểm b khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC năm 2012.
1. Khái quát về thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính
Thẩm quyền là một thuật ngữ được sử
dụng rất phổ biến trong các văn bản quy
phạm pháp luật khi đề cập đến chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của một chủ thể. Dưới
góc độ lý luận, thẩm quyền là một hệ thống
các yếu tố cấu thành bao gồm hai nhóm sau:
i) Các quyền và nghĩa vụ chung để thực hiện
chức năng nhất định mà một chủ thể được
trao để giải quyết những vấn đề phát sinh
trong hoạt động của mình; ii) Những quyền
hạn cụ thể để thực hiện các quyền và nghĩa
vụ chung nêu trên1.
Trong pháp luật xử phạt vi phạm hành
chính (VPHC), thẩm quyền xử phạt là một
chế định pháp lý bao gồm tổng thể các quy
phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ
cuả những chức danh có thẩm quyền xử phạt
trong việc áp dụng hình thức xử phạt, biện
pháp khắc phục hậu quả đối với chủ thể vi
phạm. Chính vì tầm quan trọng của thẩm
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Xử phạt vi phạm hành chính,
thẩm quyền xử phạt.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 05/11/2019
Biên tập : 19/11/2019
Duyệt bài : 21/11/2019
Article Infomation:
Keywords: The administrative sanctions;
competence to administrative violation
sanction.
Article History:
Received : 05 Nov. 2019
Edited : 19 Nov. 2019
Approved : 21 Nov. 2019
Số 1(401) - T1/202018 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
quyền xử phạt VPHC nên Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 (Luật năm
2012) đã khái quát hóa thành nguyên tắc xử
phạt là “việc xử phạt vi phạm hành chính
được tiến hành nhanh chóng, công khai,
khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm
công bằng, đúng quy định của pháp luật”2.
2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện các quy
định của pháp luật về thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính
2.1. Các chức danh có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính
Điều 38 đến Điều 51 của Luật năm
2012 quy định về thẩm quyền xử phạt
VPHC. Theo đó, 185 chức danh có thẩm
quyền xử phạt VPHC. Cụ thể, 176 chức
danh làm việc trong cơ quan hành chính nhà
nước (chiếm khoảng 95% số lượng các chức
danh có thẩm quyền xử phạt), có 9 chức
danh thuộc Tòa án không nằm trong cơ quan
hành chính (chiếm khoảng 5% các chức
danh có thẩm quyền xử phạt). So với Pháp
lệnh Xử lý VPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ
sung năm 2007, 2008), Luật năm 2012 đã bổ
sung 86 chức danh có thẩm quyền xử phạt
VPHC3. Sự gia tăng số lượng các chức danh
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
nhằm bảo đảm tính phù hợp với yêu cầu
quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng tồn
đọng cũng như không xử phạt kịp thời, đúng
lúc các vi phạm. Tuy nhiên, việc gia tăng các
chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC
vẫn không thể lấp đầy “khoảng trống” về
thẩm quyền xử phạt VPHC.
Thực tế này dẫn đến tình trạng là các
văn bản dưới luật “tự ý” bổ sung thêm các
chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC.
Chẳng hạn, theo Luật năm 2012, “Chi cục
trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng” không có thẩm quyền xử phạt VPHC.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 34 Nghị định số
119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 về xử phạt
VPHC trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và
chất lượng sản phẩm, hàng hóa lại quy định:
“Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng” có thẩm quyền xử phạt tương
đương với “Chánh Thanh tra Sở Khoa học và
Công nghệ”4. Theo chúng tôi, dù có thể hợp
lý, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, xử phạt
kịp thời đối với các vi phạm hành chính nhưng
nghị định “bổ sung” luật là không phù hợp với
nguyên tắc pháp quyền.
Hiện nay, Chính phủ đã trình Quốc hội
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Xử lý VPHC (Dự thảo ngày
29/9/2019) (sau đây gọi tắt là Dự thảo Luật).
Dự thảo Luật đã có những sửa đổi, bổ sung
quan trọng liên quan đến thẩm quyền xử
phạt VPHC. Theo đó, Dự thảo Luật đã sửa
đổi 08 điều luật liên quan đến thẩm quyền
xử phạt của các chức danh (bao gồm thay
đổi tên gọi, bãi bỏ hay thêm vào một số chức
danh) như Công an nhân dân (Điều 39), Bộ
đội biên phòng (Điều 40), Cảnh sát biển
3 Mai Thị Lâm, Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật
Tp. Hồ Chí Minh, 2016, tr.29.
4 Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định:
“Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Khoa học và Công
nghệ; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy
định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này”.
19Số 1(401) - T1/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
(Điều 41), Hải quan (Điều 42), Kiểm lâm
(Điều 43), Quản lý thị trường (Điều 45),
Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không,
Cảng vụ đường thủy nội địa (Điều 47), Cơ
quan thi hành án dân sự (Điều 49). Dự thảo
Luật cũng đã bổ sung 03 điều luật hoàn toàn
mới về thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư
(bổ sung Điều 43a), Ủy ban Cạnh tranh
Quốc gia (bổ sung Điều 45a) và Kiểm toán
nhà nước (bổ sung Điều 49a). Tuy nhiên, sự
sửa đổi, bổ sung này hoặc là không đầy đủ,
hoặc là không chính xác. Cụ thể, thẩm quyền
xử phạt của “Chi cục trưởng Chi cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng” vẫn không
được chính thức hóa trong Dự thảo Luật mặc
dù chức danh này được quy định trong Nghị
định số 119/2017/NĐ-CP và hiện nay vẫn
đang tiến hành việc xử phạt các vi phạm
hành chính về tiêu chuẩn, đo lường và chất
lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 48 Luật năm 2012 quy định:
“Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối
cao, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân
dân tối cao” có quyền xử phạt VPHC. Tuy
nhiên, khi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
năm 2014 được ban hành và có hiệu lực thì
không còn Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân
tối cao và các tòa chuyên trách Tòa án nhân
dân tối cao5. Do đó, đương nhiên không còn
chức danh “Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao, Chánh tòa chuyên trách
Tòa án nhân dân tối cao”. Vì vậy, tuy Luật
năm 2012 quy định Chánh tòa Phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao, Chánh tòa chuyên
trách Tòa án nhân dân tối cao có quyền xử
phạt vi phạm hành chính nhưng trên thực tế
không còn chức danh này nên đương nhiên
không còn quyền xử phạt. Ngược lại, theo
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014,
xuất hiện một số chức danh mới cần phải
trao quyền xử phạt vi phạm hành chính là
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh
tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao6
nhưng hiện nay do Luật XLVPHC năm 2012
chưa được sửa đổi, bổ sung nên không có
quyền xử phạt. Nghiên cứu Dự thảo Luật
cho thấy, dường như nhà làm luật “lãng
quên” việc điều chỉnh thẩm quyền xử phạt
của các chức danh thuộc Tòa án nhân dân.
Theo chúng tôi, nhằm bảo đảm tính thống
nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Dự
thảo Luật cần có những điều chỉnh về thẩm
quyền xử phạt của các chức danh thuộc Tòa
án nhân dân theo tinh thần của Luật Tổ chức
Tòa án nhân dân năm 2014. Theo đó, Dự
thảo Luật cần bãi bỏ thẩm quyền xử phạt
VPHC của “Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao”, “Chánh tòa chuyên trách
Tòa án nhân dân tối cao”, đồng thời cần
xem xét quy định thẩm quyền xử phạt cho
“Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao”,
“Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân
cấp cao”.
Luật năm 2012 không quy định cho
bất kỳ chức danh nào có thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh
tranh. Tuy nhiên, khi Quốc hội ban hành
Luật Cạnh tranh năm 2018 lại có hai chủ thể
đặc trưng có quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực cạnh tranh là Chủ tịch
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia và Hội đồng xử
lý vụ việc hạn chế cạnh tranh7. Trên cơ sở
Luật Cạnh tranh năm 2018, Chính phủ ban
hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP ngày
26/9/2019 xử phạt VPHC trong lĩnh vực
cạnh tranh. Nghị định số 75/2019/NĐ-CP
cũng quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ
5 Điều 21 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm:
“a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Bộ máy giúp việc;
c) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra
viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động”.
6 Điều 30, 33, 35 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
7 Điều 113 Luật Cạnh tranh năm 2018.
Số 1(401) - T1/202020 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia8 và Hội
đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh9. Dự
thảo Luật bổ sung Điều 45a quy định về
“Thẩm quyền của Ủy ban Cạnh tranh Quốc
gia”, trong đó khoản 1 quy định về thẩm
quyền xử phạt của “Chủ tịch Hội đồng xử lý
vụ việc hạn chế cạnh tranh” và khoản 2 về
thẩm quyền xử phạt của “Chủ tịch Ủy ban
Cạnh tranh Quốc gia”. Tuy nhiên, cách quy
định này không chính xác bởi Hội đồng xử
lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động theo
nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số10.
Do đó, thẩm quyền xử phạt phải thuộc về tập
thể Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh
tranh chứ không thuộc thẩm quyền riêng của
cá nhân Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn
chế cạnh tranh. Chính vì vậy, Dự thảo Luật
quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính của Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc
hạn chế cạnh tranh là không chính xác và
cũng không thống nhất với quy định tương
ứng trong Luật Cạnh tranh năm 2018 lẫn
Nghị định số 75/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, tên
của điều luật là “Thẩm quyền của Ủy ban
Cạnh tranh Quốc gia” cũng không chính
xác vì chỉ khái quát được thẩm quyền xử
phạt của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc
gia nhưng không bao hàm được thẩm quyền
của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh
tranh bởi Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế
cạnh tranh không phải là bộ phận cấu thành
của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia11. Do đó,
việc Dự thảo Luật bổ sung Điều 45a là cần
thiết nhưng phải điều chỉnh tên điều luật
cũng như định danh chính xác chủ thể có
thẩm quyền xử phạt. Theo chúng tôi, Điều
45a Dự thảo Luật có thể đặt tên là “Thẩm
quyền của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh
Quốc gia và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế
cạnh tranh”. Trên tinh thần đó, khoản 1 của
điều luật này sẽ quy định về thẩm quyền xử
phạt của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc
gia và khoản 2 sẽ quy định về thẩm quyền
xử phạt của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế
cạnh tranh.
2.2. Thẩm quyền áp dụng hình thức
xử phạt trục xuất
Theo Luật năm 2012, thẩm quyền áp
dụng hình thức xử phạt trục xuất chỉ thuộc
về hai chủ thể là Giám đốc Công an cấp tỉnh
và Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập
cảnh12. Điều này có nghĩa nếu vi phạm hành
chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
thì thẩm quyền sẽ thuộc về Giám đốc Công
an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Quản lý xuất
nhập cảnh. Theo thống kê, hiện nay ở nước
ta có 9 nghị định xử phạt vi phạm hành chính
quy định về hành vi vi phạm bị áp dụng hình
thức xử phạt trục xuất13. Tuy nhiên, có
những nghị định không quy định thẩm quyền
xử phạt cho lực lượng công an (trong đó có
Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng
Cục Quản lý xuất nhập cảnh). Điều này dẫn
đến nghịch lý là khi xử phạt vi phạm trong
các lĩnh vực này mà áp dụng hình thức xử
phạt trục xuất thì không có chủ thể nào có
thẩm quyền ra quyết định xử phạt.
8 Điều 26 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP.
9 Điều 27 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP.
10 Khoản 3 Điều 60 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: “Khi xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng
xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số”.
11 Khoản 3 Điều 60 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: “Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ
tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể. Hội
đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh
tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
12 Khoản 5 và khoản 7 Điều 39 Luật XLVPHC năm 2012.
13 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới; Nghị định số 107/2013/NĐ-CP
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Nghị định số 138/2013/NĐ-CP xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 159/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động báo chí, xuất bản; Nghị định số 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
21Số 1(401) - T1/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
Đơn cử, khoản 7 và khoản 8 Điều 8
Nghị định số 138/2013/NĐ-CP quy định
người nước ngoài có hành vi tổ chức tuyển
sinh chương trình giáo dục có yếu tố nước
ngoài khi chưa được cấp phép thực hiện trên
lãnh thổ Việt Nam thì bị phạt tiền từ
40.000.000 đồng đến 60.000.000 (hình thức
xử phạt chính) và có thể bị trục xuất (hình
thức xử phạt bổ sung). Nếu vi phạm này chỉ
bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
60.000.000 thì thẩm quyền xử phạt có thể
thuộc về Chủ tịch UBND cấp tỉnh14, Trưởng
đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ15,
Chánh Thanh tra Bộ16. Tuy nhiên, trong
trường hợp người nước ngoài bị áp dụng
thêm hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất
thì thẩm quyền chỉ có thể thuộc về Cục
trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh17. Điều
bất cập ở chỗ là Nghị định số 138/2013/NĐ-CP
lại không quy định thẩm quyền xử phạt cho
lực lượng công an (trong đó có Cục trưởng
Cục Quản lý xuất nhập cảnh). Như vậy, sẽ
xuất hiện tình trạng chủ thể có thẩm quyền
xử phạt triệt để nhất là Cục trưởng Cục Quản
lý xuất nhập cảnh lại không được quy định
về thẩm quyền xử phạt. Bất cập này nếu
không được giải quyết sẽ làm cho việc xử
phạt trên thực tế rơi vào bế tắc18.
Do đó, chúng tôi cho rằng, Dự thảo
Luật cần quy định thẩm quyền áp dụng hình
thức xử phạt trục xuất một cách rõ ràng theo
nguyên tắc “việc áp dụng hình thức xử phạt
trục xuất thuộc thẩm quyền của hai chủ thể
là Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng
Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Các vi phạm
hành chính cụ thể bị áp dụng hình thức xử
phạt này thì thẩm quyền sẽ giao toàn bộ về
cho Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc Cục
trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh”. Trên
cơ sở đó, những nghị định xử phạt VPHC
trong các lĩnh vực cụ thể nếu có quy định về
việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất sẽ
phải đương nhiên ghi nhận thẩm quyền xử
phạt của Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục
trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
2.3. Vấn đề tăng thẩm quyền áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả cho các chức
danh có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ sở
Theo khoản 2 Điều 2 Luật năm 2012,
xử phạt VPHC là việc người có thẩm quyền
xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện
pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ
chức thực hiện VPHC. Tuân thủ đúng nguyên
tắc thẩm quyền trong xử phạt VPHC có
nghĩa là việc áp dụng hình thức xử phạt, biện
pháp khắc phục hậu quả phải nằm trong
phạm vi thẩm quyền của chủ thể xử phạt.
Có thể nhận thấy hiện nay, lực lượng
chủ yếu phát hiện VPHC là các chức danh
có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ sở (Chiến sĩ
Công an nhân dân đang thi hành công vụ,
Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành
công vụ, Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang
thi hành công vụ, Công chức Hải quan đang
thi hành công vụ, Kiểm lâm viên đang thi
hành công vụ, Công chức Thuế đang thi
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống
bạo lực gia đình; Nghị định số 174/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2017/NĐ-
CP) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô
tuyến điện; Nghị định số 176/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định số
95/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07-10-2015) xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng; Nghị định số 67/2017/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu
khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
14 Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP.
15 Khoản 4 Điều 29 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP.
16 Khoản 5 Điều 29 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP.
17 Khoản 7 Điều 39 Luật XLVPHC năm 2012.
18 Cao Vũ Minh, Hình thức xử phạt trục xuất trong pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, 2018, tr.142.
Số 1(401) - T1/202022 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
hành công vụ, Kiểm soát viên thị trường
đang thi hành công vụ, Chấp hành viên thi
hành án dân sự đang thi hành công vụ). Tuy
nhiên, các chức danh này chỉ có quyền phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền mà không có quyền
áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Vì vậy, khi phát hiện các VPHC đơn giản,
có mức phạt tiền nằm trong phạm vi thẩm
quyền nhưng nếu có áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả thì các chủ thể này lại không
có quyền xử phạt.
Đơn cử, theo khoản 1 Điều 7 Nghị
định số 167/2013/NĐ-CP, các vi phạm như
“đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể,
lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các
phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc
ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung”,
“tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối
đi chung ở khu công cộng và khu dân cư”,
“để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật
nuôi phóng uế ở nơi công cộng”, “lấy, vận
chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao
thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi
vãi hoặc không bảo đảm vệ sinh”, “nuôi gia
súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh
chung ở khu dân cư” sẽ bị phạt từ 100.000
đồng đến 300.000 đồng và bị áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả “buộc khôi phục lại
tình trạng ban đầu”.
Theo Điều 66 Nghị định số
167/2013/NĐ-CP, chiến sĩ công an đang thi
hành nhiệm vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt
tiền đến 400.000 đồng đối với các VPHC
trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, chiến sĩ công an đang thi hành
nhiệm vụ không có thẩm quyền áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả. Do đó, các vi
phạm trên không thuộc thẩm quyền xử phạt
của chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ.
Nếu chỉ xét riêng về thẩm quyền phạt
tiền, chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ
hoàn toàn đủ thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên,
do không có thẩm quyền áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả “buộc khôi phục lại tình
trạng ban đầu” nên chiến sĩ công an đang thi
hành nhiệm vụ không có quyền xử phạt. Như
vậy, chính biện pháp khắc phục hậu quả đã vô
hiệu hóa thẩm quyền xử phạt của các chức
danh ở cấp cơ sở. Điều này dẫn đến thực trạng
có những hành vi vi phạm mà mức tiền phạt
thuộc thẩm quyền của các chức danh ở cấp cơ
sở nhưng do áp dụng đồng thời các biện pháp
khắc phục hậu quả nên phải chuyển lên cấp
trên. Từ đó, cấp trên trở thành cấp xử phạt
nhiều hơn, “ôm đồm” xử phạt luôn cả những
vi phạm vốn dĩ thuộc thẩm quyền của các
chức danh có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ
sở19. Đây là phương án đi ngược lại với chủ
trương mở rộng thẩm quyền cho cấp dưới,
cấp cơ sở, đồng thời cũng đi ngược lại với
phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động xử
phạt và mâu thuẫn với nguyên tắc xác định
thẩm quyền xử phạt dựa trên tính chất, mức
độ nguy hiểm của hành vi20.
Hiện nay, Dự thảo Luật không tăng
thẩm quyền xử phạt cho cấp cơ sở. Tuy
nhiên, việc không quy định thẩm quyền áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả của các
chức danh này là một thiếu sót lớn. Khảo sát
một số nghị định xử phạt VPHC trong các
lĩnh vực thì vi phạm có mức tiền phạt dưới
500.000 đồng - mức tiền phạt thuộc thẩm
quyền xử phạt của các chức danh ở cấp cơ
sở đều là những vi phạm đơn giản, tính chất,
mức độ rõ ràng, người có thẩm quyền có thể
ban hành quyết định xử phạt ngay mà không
mất nhiều thời gian chứng minh. Do đó, việc
chuyển vi phạm lên cấp trên để giải quyết là
không cần thiết và có thể dẫn đến tình trạng
không xử lý kịp thời, nhanh chóng các
VPHC. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, Dự
thảo Luật có thể bổ sung thẩm quyền áp
19 Cao Vũ Minh (chủ biên), Một số biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính - Thực
trạng và hướng hoàn thiện, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, 2019, tr.98.
20 Nguyễn Cảnh Hợp - Mai Thị Lâm, “Quy định thẩm quyền xử phạt theo tỷ lệ phần trăm có khống chế mức
trần: Ưu điểm hay hạn chế?”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 06, 2015.
23Số 1(401) - T1/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu” cho các
chức danh có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ
sở. Nếu sửa đổi theo cách này, khi phát hiện
các vi phạm có mức tiền phạt dưới 500.000
đồng và bị áp dụng biện pháp “buộc khôi
phục lại tình trạng ban đầu”, các chức danh
có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ sở có thể
ban hành quyết định xử phạt ngay mà không
cần phải chờ đợi dẫn đến việc xử phạt không
kịp thời và không phát huy giá trị tích cực
của biện pháp khắc phục hậu quả21.
2.4. Nguyên tắc xác định thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính
Xét ở góc độ lý luận khoa học, Ủy ban
nhân dân (UBND) là cơ quan hành chính
nhà nước có thẩm quyền chung22 - tức là
quản lý mọi ngành, mọi lĩnh vực trong phạm
vi địa phương theo thẩm quyền được phân
cấp. Từ đó, người đứng đầu UBND - Chủ
tịch UBND các cấp được trao thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính. Luật XLVPHC
năm 2012 quy định: “Chủ tịch UBND các
cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở
địa phương”. Ngoài ra, để phân định thẩm
quyền xử phạt, Điều 52 Luật XLVPHC năm
2012 còn quy định “nếu hành vi thuộc thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều
người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm
quyền xử phạt thuộc Chủ tịch UBND cấp có
thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm”.
Trong một vụ vi phạm với nhiều hành
vi thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau thì
không thể giao về cho bất cứ một cơ quan
chuyên môn nào cũng không thể xé nhỏ vụ
này ra và đưa về cho từng cơ quan chuyên
ngành xử phạt23. Do đó, giao thẩm quyền xử
phạt cho Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền
xử phạt nơi xảy ra vi phạm là rất hợp lý. Tuy
nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực cụ thể lại được điều chỉnh
bằng các nghị định của Chính phủ, trong đó,
có nhiều nghị định không quy định thẩm
quyền xử phạt cho Chủ tịch UBND các cấp.
Điều này dẫn đến thực trạng là Chủ tịch
UBND các cấp không có thẩm quyền xử
phạt trong rất nhiều ngành, lĩnh vực24. Bất
cập này đã vô hiệu hóa nguyên tắc “Chủ tịch
UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý
nhà nước ở địa phương”. Quy định trên vô
hình trung cũng làm mất giá trị của nguyên
tắc “nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính của nhiều người thuộc
các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử
phạt thuộc Chủ tịch UBND cấp có thẩm
quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm”.
Cụ thể, theo Nghị định số
41/2018/NĐ-CP, Chủ tịch UBND các cấp
không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập. Nếu
trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện
nhiều hành vi vi phạm thuộc các lĩnh vực
21 Đơn cử, khi chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ phát hiện ra các hành vi “tiểu tiện, đại tiện
ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư”, “để gia súc, gia cầm hoặc các loại
động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng” thì không có quyền xử phạt mà chỉ được lập biên bản vi phạm
và chuyển cho người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày hoặc 30 ngày, kể từ
ngày lập biên bản. Đến khi người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và buộc áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” thì trong nhiều trường hợp đã
không còn hậu quả trên thực tế để khắc phục.
22 Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, 2013, tr.186.
23 Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nxb. Hồng
Đức, 2017, tr.373.
24 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh không quy định thẩm
quyền xử phạt cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Tương tự, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn cũng không quy định thẩm quyền xử
phạt cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
Số 1(401) - T1/202024 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
khác nhau trong đó có vi phạm thuộc lĩnh
vực kiểm toán độc lập thì về nguyên tắc
chung là phải chuyển cho Chủ tịch UBND
cấp có thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, do
Chủ tịch UBND các cấp không có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực kiểm toán độc lập nên đương nhiên thẩm
quyền xử phạt của cả vụ vi phạm này không
thuộc về Chủ tịch UBND các cấp. Chủ tịch
UBND các cấp không có thẩm quyền xử phạt,
vậy chủ thể nào có thẩm quyền xử phạt? Điều
này gây khó khăn cho công tác xử phạt trên
thực tế bởi nếu chuyển cho Chủ tịch UBND
xử phạt thì trái pháp luật mà “xé lẻ” ra từng
vụ việc cho các chủ thể có thẩm quyền xử
phạt thì cũng không đúng pháp luật.
Về lý luận lẫn thực tiễn, một quy phạm
pháp luật phải chứa đựng quy tắc xử sự
chung, nhưng việc áp dụng các quy tắc xử
sự chung cho mọi trường hợp, kể cả các
trường hợp đặc biệt là điều không thể. Luật
năm 2012 thiếu các quy định mang tính đặc
thù nhằm giải quyết trường hợp hành vi vi
phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của
Chủ tịch UBND các cấp. Do đó, việc thiết
lập ngoại lệ là cần thiết25 khi quy định về
nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính. Theo chúng tôi, Dự thảo
Luật có thể quy định nguyên tắc xác định
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên
cơ sở hài hòa giữa quy tắc xử sự chung với
ngoại lệ như sau: “Chủ tịch UBND các cấp
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa
phương, trừ các vi phạm trong các lĩnh vực
mà pháp luật không quy định thẩm quyền
xử phạt cho Chủ tịch UBND các cấp”.
Trên cơ sở đó, đối với trường hợp hành vi
thuộc thẩm quyền xử phạt VPHC của nhiều
người thuộc các lĩnh vực khác nhau thì thẩm
quyền xử phạt thuộc Chủ tịch UBND cấp có
thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Trong trường hợp vụ vi phạm có bất kỳ hành
vi nào không thuộc thẩm quyền xử phạt của
Chủ tịch UBND các cấp thì vi phạm này sẽ
được tách riêng thành một vi phạm độc lập
và thẩm quyền xử phạt thuộc về các chức
danh có thẩm quyền xử phạt chuyên ngành.
2.5. Thẩm quyền gia hạn về thời hạn
xử phạt vi phạm hành chính
Thời hạn xử phạt VPHC được quy
định tại Điều 66 Luật năm 2012 như sau:
“Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính phải ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể
từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp
mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc
đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình
theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định
xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên
bản”. Quy định thời hạn này là cần thiết vì
từ khi lập biên bản vi phạm không phải lúc
nào các chủ thể có thẩm quyền cũng ra quyết
định xử phạt ngay được, họ cần có thời gian
để chuẩn bị, thu thập, xác minh tài liệu
nhằm đưa ra quyết định xử phạt đúng đắn và
chính xác nhất. Từ đó, pháp luật cho phép
xin gia hạn thêm 30 ngày nữa và việc gia hạn
đó phải được “thủ trưởng trực tiếp” đồng ý
bằng văn bản. Tuy nhiên, Luật năm 2012
không quy định rõ ràng “thủ trưởng trực
tiếp” ở đây là thủ trưởng quản lý trực tiếp
hay thủ trưởng có thẩm quyền xử phạt.
Nhằm cụ thể hóa quy định này, ngày
18/8/2017, Chính phủ ban hành Nghị định
số 97/2017/NĐ-CP giải thích rõ:“Thủ
trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền
đang giải quyết vụ việc theo quy định tại các
Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính là
cấp trên trực tiếp trong quan hệ hành
chính đối với người đang giải quyết vụ việc”
(Điều 6e). Tuy đã giải thích như vậy, nhưng
25 Trần Thị Thu Phương, “Bàn về ngoại lệ của quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí
Khoa học pháp lý số 2, năm 2014.
25Số 1(401) - T1/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
trong trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh,
Chánh thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục
trưởng xin gia hạn cũng rất khó xác định
người có thẩm quyền gia hạn.
Theo Luật Tổ chức Chính phủ năm
2015, Thủ tướng Chính phủ có quyền điều
động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch
UBND cấp tỉnh. Do đó, có thể xem Thủ
tướng Chính phủ là “cấp trên trực tiếp trong
quan hệ hành chính” của Chủ tịch UBND
cấp tỉnh. Vì vậy, Chủ tịch UBND cấp tỉnh
phải xin phép Thủ tướng Chính phủ. Tương
tự, Bộ trưởng là người bổ nhiệm Chánh
thanh tra Bộ26 và cũng là người bổ nhiệm
Tổng cục trưởng27, Cục trưởng28. Do đó,
Chánh thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng, Cục
trưởng nếu muốn gia hạn phải xin phép “cấp
trên trực tiếp trong quan hệ hành chính” là
Bộ trưởng. Tuy nhiên, trong thẩm quyền của
Thủ tướng Chính phủ29, Bộ trưởng30 lại
không quy định về việc gia hạn thời hạn ra
quyết định xử phạt VPHC. Luật năm 2012
cũng không quy định cho Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng có quyền xử phạt hành chính.
Vậy, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng có
quyền gia hạn về thời hạn xử phạt vi phạm
hành chính hay không? Câu hỏi này vẫn chưa
được trả lời rõ ràng trong Luật năm 2012 lẫn
các văn bản hướng dẫn về xử phạt VPHC.
Trên cơ sở nhận thức được bất cập này,
Dự thảo Luật đã bổ sung quy định: “đối với
trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết
định xử phạt thì UBND cấp tỉnh đó xem xét,
quyết định việc gia hạn”. Tuy nhiên, ngay cả
khi như vậy thì Dự thảo Luật chỉ giải quyết
được một trường hợp thẩm quyền gia hạn về
thời hạn xử phạt VPHC đối với vụ việc thuộc
thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp
tỉnh. Những vi phạm khác thuộc thẩm quyền
xử phạt của Chánh thanh tra Bộ, Tổng cục
trưởng, Cục trưởng cũng không thể xác định
chính xác chủ thể có thẩm quyền gia hạn về
thời hạn xử phạt VPHC.
Khác với pháp luật một số quốc gia
trên thế giới quy định cho cả cấp phó có
quyền xử phạt vi phạm hành chính31, pháp
luật về xử phạt VPHC hiện hành ở nước ta
đề cao vai trò và trao quyền xử phạt cho
người đứng đầu. Việc trao quyền xử phạt cho
người đứng đầu không chỉ đáp ứng nhu cầu
kịp thời, nhanh chóng xử phạt các vi phạm
mà còn phát huy tính chịu trách nhiệm trong
công tác xử phạt VPHC. Do đó, các công
đoạn trong quá trình xử phạt VPHC cũng
nên được trao cho cá nhân người đứng đầu
quyết định. Theo chúng tôi, đối với các chức
danh có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong
một lĩnh vực như Chủ tịch UBND cấp tỉnh,
Chánh thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục
trưởng thì Dự thảo Luật nên giao cho chính
các chủ thể này quyền tự quyết định việc gia
hạn thời hạn ra quyết định xử phạt VPHC.
26 Khoản 2 Điều 17 Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ”.
27 Khoản 7 Điều 24 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/9/2016 về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định: “Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Tổng cục trưởng sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính
phủ”.
28 Khoản 8 Điều 24 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định: “Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu: vụ, cục, thanh tra, văn phòng”.
29 Điều 98 Hiến pháp năm 2013 và Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 không quy định quyền gia
hạn thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
30 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ không quy định quyền gia
hạn thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính của Bộ trưởng.
31 Nguyễn Thanh Hà, “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong dự án Luật xử lý vi phạm hành chính”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20, năm 2011.
Số 1(401) - T1/202026 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
Quy định theo cách thức trên là hợp lý và
không “dồn việc” lên cho Thủ tướng, Bộ
trưởng vì đây là những chính khách, phải
quyết định công việc thuộc tầm chính sách
chứ không thể sa đà vào công việc sự vụ.
2.6. Vấn đề giao quyền xử phạt vi
phạm hành chính
Luật năm 2012 quy định người có
thẩm quyền xử phạt có thể giao cho cấp phó
thực hiện thẩm quyền xử phạt VPHC. Việc
giao quyền xử phạt VPHC được thực hiện
thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải
được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác
định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao
quyền. Cấp phó được giao quyền xử phạt
VPHC phải chịu trách nhiệm về quyết định
xử phạt VPHC của mình trước cấp trưởng và
trước pháp luật. Người được giao quyền
không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ
người nào khác. Vấn đề có tính pháp lý đặt
ra là trong trường hợp cấp trưởng đã giao
quyền cho cấp phó thì cấp trưởng có được
quyền ký quyết định xử phạt vi phạm hành
chính nữa hay không? Hiện nay, câu hỏi này
đang bị “bỏ ngỏ” trong Luật năm 2012 và
các văn bản hướng dẫn thi hành. Do đó, có
nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau trong
việc áp dụng pháp luật về vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất: trường hợp cấp
trưởng đã giao quyền cho cấp phó xử phạt
VPHC thì trong thời gian đó, cấp trưởng sẽ
không được ký bất kỳ quyết định xử phạt
VPHC nào thuộc thẩm quyền giải quyết của
mình vì quyền này đã được giao cho cấp
phó. Văn bản giao quyền đã thể hiện rõ trong
thời hạn giao quyền thì cấp phó được quyền
xử phạt VPHC thuộc quyền của cấp trưởng,
chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước
pháp luật, đặc biệt không được giao quyền
cho người khác. Như vậy, một khi quyền xử
phạt VPHC đã được chuyển giao cho cấp
phó thì quyền đó hoàn toàn thuộc về cấp
phó. Nếu cấp trưởng muốn ký quyết định xử
phạt VPHC thì phải có văn bản hủy bỏ việc
giao quyền, lúc đó quyền xử phạt mới thuộc
về cấp trưởng32.
Quan điểm thứ hai: mặc dù cấp trưởng
đã giao quyền xử phạt VPHC cho cấp phó
nhưng trong thời gian thực hiện giao quyền,
cấp trưởng vẫn có quyền ký các quyết định
xử phạt VPHC thuộc thẩm quyền giải quyết
của mình33.
Chúng tôi chia sẻ quan điểm thứ hai và
cho rằng, trong trường hợp đã giao quyền xử
phạt VPHC cho cấp phó thì thẩm quyền do
pháp luật quy định vẫn thuộc về cấp trưởng.
Thẩm quyền xử phạt VPHC được pháp luật
quy định cho cấp trưởng. Do đó, một khi vẫn
là cấp trưởng thì thẩm quyền này không thể
mất đi ngay cả khi giao quyền cho cấp phó.
Nói cách khác, giao quyền không đồng
nghĩa với việc từ bỏ quyền xử phạt VPHC.
Do đó, mặc dù đã giao quyền cho cấp phó
xử phạt VPHC nhưng cấp trưởng vẫn có
quyền yêu cầu bộ phận tham mưu, giúp việc
trình hồ sơ trực tiếp cho mình để xem xét và
ký các quyết định xử phạt VPHC. Do đây là
thẩm quyền đương nhiên của cấp trưởng nên
việc giao quyền xử phạt VPHC không làm
mất đi thẩm quyền của cấp trưởng đã được
pháp luật quy định. Tuy nhiên, để tạo sự
thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, Dự
thảo Luật cần có những điều khoản rõ ràng
quy định về trách nhiệm của cấp trưởng
(người giao quyền) và cấp phó (người được
giao quyền) trong trường hợp giao quyền xử
phạt VPHC. Theo đó, Dự thảo Luật có thể
minh định nguyên tắc việc giao quyền xử
phạt không làm mất đi thẩm quyền xử phạt
VPHC của cấp trưởng. Điều đó có nghĩa
trong thời hạn giao quyền thì cấp trưởng vẫn
có quyền xử phạt VPHC n
32 Báo cáo số 248/BC-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính năm 2017 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, ngày 23/10/2017.
33 Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc
Trăng theo Quyết định số 582/QĐ-BTP ngày 25/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch
tổng kết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_nghi_hoan_thien_cac_quy_dinh_cua_phap_luat_ve_tham_quye.pdf