Kiến nghị hoàn thiện dự thảo luật sửa đổi, bổ sung - Một số điều của luật các tổ chức tín dụng năm 2010

Khoản 1 Điều 8 Luật Các TCTD quy định: “Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan được NHNN cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam”. Điều này có nghĩa NHNN là cơ quan duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam cấp phép hoạt động ngân hàng cho các tổ chức có đủ điều kiện muốn hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, theo quy định trong Thông tư số 203/2015/ TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 21/12/2015 Hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán thì: “Hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ đồng thời là hợp đồng tín dụng cho các khoản vay trên tài khoản giao dịch ký quỹ” (khoản 3 Điều 9). Như vậy, giao dịch ký quỹ là hoạt động cấp tín dụng do công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng này không do NHNN cấp phép mà là do Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp phép. Điều này không đúng với Luật Các TCTD nhưng đã tồn tại và thực hiện như một hoạt động kinh doanh hợp pháp của công ty chứng khoán. Do vậy, chúng tôi kiến nghị sửa khoản 1 Điều 8 Luật Các TCTD như sau: “Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan được NHNN cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, trừ hoạt động giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán”. Đồng thời, bổ sung khoản 3 Điều 8 Luật Các TCTD năm 2010 như sau: “Hoạt động giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán”. Quy định này vừa đảm bảo sự chính xác phạm vi quản lý của NHNN, vừa đảm bảo sự hợp lý trong phân quyền quản lý giữa các cơ quan quản lý trong lĩnh vực tài chính.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến nghị hoàn thiện dự thảo luật sửa đổi, bổ sung - Một số điều của luật các tổ chức tín dụng năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Bài viết đánh giá một số nội dụng trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (Dự thảo Luật lần 3) và đưa ra các kiến nghị sửa đổi tập trung vào các vấn đề như: xác định tình trạng kiểm soát đặc biệt; các phương án xử lý khi tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, sự phù hợp giữa Luật Các tổ chức tín dụng với các luật liên quan. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NĂM 2010 Phan Phương Nam* Abstract: This article provides the reviews of a number of contents in the draft law on the amendments and supplements of a number of articles of the Law on Credit Institutions of 2010 (draft version #3) and recommendations for proposed amendments focusing on issues such as: determination of the status of special control; resolvement solutions for the credit institution falls into the special control by the government, the consistence between the Law on Credit Institutions and other relevant laws. Thông tin bài viết: Từ khóa: tổ chức tín dụng, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, kiểm soát đặc biệt, công ty tài chính Lịch sử bài viết: Nhận bài: 19/10/2017 Biên tập: 25/10/2017 Duyệt bài: 01/11/2017 Article Infomation: Keywords:credit institutions, banks, non-banking credit institution, special control, financial company. Article History: Received: 19 Oct. 2017 Edited: 25 Oct. 2017 Appproved: 01 Nov. 2017 * ThS. GV. Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 1. Những điểm mới của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng Thứ nhất, Dự thảo Luật lần 3 đã đưa ra một số quy định mới nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành, xử lý tình trạng sở hữu chéo, ngăn ngừa nợ xấu mới, tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém mới phát sinh, cụ thể như: Một là, nhằm minh bạch nguồn vốn góp của cổ đông, góp phần ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo, tăng vốn ảo của các TCTD, Dự thảo Luật lần 3 đã sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 29 về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận, theo đó bổ sung “mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 29Số 21(349) T11/2017 của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; trường hợp mua bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn thành cổ đông thường và ngược lại” phải được NHNN chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện; sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 126 về các trường hợp không được cấp tín dụng, theo đó nêu rõ “TCTD không được cấp tín dụng cho khách hàng để góp vốn, mua cổ phần của TCTD”... Hai là, xem xét can thiệp sớm vào TCTD khi các TCTD có những dấu hiệu nguy cơ cao trong hoạt động. Theo đó, Điều 130 a Dự thảo Luật quy định: “NHNN xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lâm vào một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt (KSĐB) theo quy định tại Điều 145 của Luật này: - Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục; - Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả trong thời gian 3 tháng liên tục; - Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của NHNN về xếp hạng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Quy định này sẽ giúp NHNN can thiệp sớm vào các TCTD trước khi các TCTD rơi vào tình trạng xấu hơn và ảnh hưởng đến an toàn của cả hệ thống TCTD. Ba là, để nâng cao năng lực quản trị các TCTD, ngăn ngừa những nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến các TCTD xuất phát từ hoạt động quản trị, Dự thảo Luật lần 3 đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 4 Điều 50 về tiêu chuẩn, điều kiện đối với các chức danh thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của các TCTD. Quy định này đã thêm yêu cầu về năng lực quản trị điều hành cho nhân sự quản lý, điều hành của TCTD; bổ sung khoản 4 vào Điều 75 về nội dung liên quan đến chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến của quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã;... Thứ hai, Dự thảo Luật lần 3 rất quan tâm đến việc phát hiện và xây dựng các phương án xử lý khi TCTD rơi vào tình trạng KSĐB có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Do vậy, Dự thảo Luật lần 3 đã gần như sửa đổi một cách toàn diện về nội dung này bao gồm: - Xác định các căn cứ để NHNN xem xét quyết định đặt TCTD vào tình trạng KSĐB cho chính xác và phù hợp hơn. - Đưa ra các phương án xử lý khi TCTD rơi vào tình trạng KSĐB với những phương thức đa dạng và phù hợp hơn so với quy định của Luật Các TCTD hiện hành. - Quy định rõ ràng thẩm quyền và nguồn tài chính được sử dụng để hỗ trợ các TCTD khi các TCTD rơi vào tình trạng KSĐB. 2. Một số hạn chế trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và kiến nghị sửa đổi Thứ nhất, quy định về việc NHNN xem xét, quyết định đặt TCTD vào tình trạng KSĐB còn những bất cập: Một là, quy định về các trường hợp TCTD bị đặt vào tình trạng KSĐB còn chưa hợp lý. Trong Dự thảo Luật lần 3 đã bổ sung Điều 130a để áp dụng can thiệp sớm đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ban đầu là TCTD tự xây dựng các biện pháp khắc phục trong thời gian tối đa là 01 năm. Tuy nhiên, nếu TCTD không xây dựng được phương án khắc phục theo quy định hoặc sau thời hạn thực hiện phương án mà không khắc phục tình trạng can thiệp sớm thì tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, NHNN sẽ áp dụng một hoặc một số biện pháp quy định. Vấn đề đặt ra là nếu sau khi bị NHNN BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 30 Số 21(349) T11/2017 áp dụng các biện pháp quy định mà TCTD vẫn không thoát khỏi tình trạng trên, nhưng cũng chưa có các dấu hiệu rơi vào tình trạng KSĐB được xác định tại khoản 1 Điều 145 của Dự thảo Luật lần 3 thì TCTD đó sẽ bị xử lý như thế nào? Chúng tôi kiến nghị: khi xảy ra tình trạng đó, TCTD cần phải bị đặt vào tình trạng KSĐB, vì pháp luật không thể để tình trạng TCTD bị áp dụng can thiệp sớm trong thời gian dài mà không xử lý tiếp khi TCTD đó không có dấu hiệu bị đặt vào tình trạng KSĐB. Do đó cần bổ sung vào khoản 1 Điều 145 của Dự thảo Luật lần 3 trường hợp TCTD được vào tình trạng KSĐB là: "TCTD sau khi hết thời gian bị can thiệp sớm hoặc sau khi bị NHNN áp dụng các biện pháp quy định khi bị can thiệp sớm mà TCTD vẫn không thoát khỏi tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 130 a Luật này”. Việc làm này để TCTD, những người lãnh đạo, điều hành của TCTD nỗ lực giúp TCTD vượt qua tình trạng bị can thiệp sớm nhằm giảm sự ảnh hưởng đến chính họ. Đồng thời cũng tạo nên hệ thống phân tầng các TCTD khi có những dấu hiệu khác nhau thì có những phương án khác nhau để xử lý hiệu quả. Hai là, Dự thảo Luật lần 3 chưa xác định trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong việc phát hiện các TCTD rơi vào tính trạng KSĐB. Điều 145 Dự thảo Luật có điểm thụt lùi so với Dự thảo Luật lần 1, bởi Dự thảo Luật lần 1 đã xác định những nguồn cơ bản mà NHNN có thể dựa vào đó để phát 1 Xem thêm khoản 2 Điều 145 Dự thảo Luật lần 1. View_Detail.aspx?ItemID=1359&TabIndex=1&LanID=1360 2 Xem khoản 1 Điều 149 Luật NHNN năm 2010, khoản 1 Điều 7 Nghị định 26/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07/04/2014 Về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng. 3 Khoản 8 Điều 9 của Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ) quy định Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ: “Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng”. 4 Bao gồm những chủ thể có thể biết được các thông tin về tình hình tài chính của TCTD như: tổ chức kiểm toán độc lập cho TCTD, văn bản của các cơ quan nhà nước khác hoặc cơ quan giám sát nước ngoài có liên quan, những chủ thể thực hiện công tác quản trị TCTD. hiện TCTD có dấu hiệu rơi vào tình trạng KSĐB, đó là TCTD tự báo cáo, thông qua hoạt động giám sát, hoạt động thanh tra của NHNN; báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập; ý kiến bằng văn bản của các cơ quan nhà nước khác hoặc cơ quan giám sát nước ngoài có liên quan1. Quy định trong Dự thảo Luật lần 3 đã làm hạn chế khả năng tiếp cận thông tin của NHNN để nhận biết TCTD nào có thể được KSĐB. Theo chúng tôi, ở đây Dự thảo Luật lần 3 cần bổ sung thêm các chủ thể có liên quan nếu phát hiện TCTD có một trong các dấu hiệu mà pháp luật quy định rơi vào tình trạng KSĐB thì các chủ thể này phải có trách nhiệm báo cáo cho NHNN. Cụ thể là các cơ quan: Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng2, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam3 và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan4 có trách nhiệm báo cáo cho NHNN khi phát hiện TCTD có những dấu hiệu bị KSĐB trong quy định tại Điều 145 Dự thảo Luật. Thứ hai, quy định trong Dự thảo Luật còn thiếu sót khi không đề cập đến công ty cho thuê tài chính: Công ty cho thuê tài chính là một loại hình TCTD phi ngân hàng theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Các TCTD năm 2010. Tuy nhiên, trong Dự thảo Luật lần 3 quy định về KSĐB và xử lý đối với các TCTD được đặt vào tình trạng KSĐB lại không đề cập đến việc xử lý như thế nào đối với công ty cho thuê tài chính nếu công ty được KSĐB. Có thể Dự BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 31Số 21(349) T11/2017 thảo Luật tư duy theo hướng là trong khoản 4 Điều 4 Luật Các TCTD năm 2010 đã xác định “công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật này” nên cho rằng chỉ cần quy định công ty tài chính là đủ. Tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, không phải lúc nào hoạt động công ty tài chính cũng bao trùm lên hoạt động của công ty cho thuê tài chính vì: i) công ty tài chính chỉ cho thuê tài chính khi được NHNN chấp thuận5; ii) trong Luật Các TCTD năm 2010 có quy định hai mục riêng về hoạt động của hai loại hình công ty này6. Để đảm bảo tính bao quát, theo chúng tôi, cần phải thay đổi cụm từ: “công ty tài chính” trong Dự thảo Luật lần 3 thành cụm từ "TCTD phi ngân hàng”, bởi TCTD phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Thứ ba, thay đổi lại tên phương án thứ hai trong các phương án xử lý TCTD được kiểm soát đặc biệt: Theo quy định của Dự thảo Luật lần 3, TCTD được KSĐB có thể bị xử lý theo các phương án sau: i) phương án phục hồi; 5 Xem khoản 1 Điều 108 Luật Các TCTD năm 2010. 6 Xem Mục 3, 4 Chương IV hoạt động của TCTD trong Luật Các TCTD năm 2010. Trong đó, mục 3 quy định về công ty tài chính, mục 4 quy định về Công ty cho thuê tài chính. 7 Trong Dự thảo Luật lần 1 thì có 3 phương án xử lý TCTD được KSĐB là: i) phương án phục hồi; ii) phương án xử lý pháp nhân (bao gồm thức sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, giải thể, phá sản); iii) phương án chuyển giao bắt buộc. Quy định trên sẽ dễ bị hiểu nhầm rằng các phương án có thể tiến hành theo đúng thứ tự i, ii và iii. Tuy nhiên, Dự thảo Luật lần 1 không có ý định trên. Theo Dự thảo Luật lần 1, khi áp dụng các biện pháp sáp nhập, hợp nhất trong phương án xử lý pháp nhân không được có thể chuyển sang phương án chuyển giao bắt buộc. Sau khi phương án chuyển giao bắt buộc không áp dụng được thì sẽ quay lại phương án xử lý pháp nhân theo hình thức giải thể hoặc phá sản. Trong khi đó, Dự thảo Luật lần 2 xác định rằng có 4 phương án cơ cấu lại TCTD được KSĐB - là một trong các phương án sau đây: a) Phương án phục hồi; b) Phương án giải thể; c) Phương án chuyển giao bắt buộc; và d) Phương án phá sản. Trong đó, phương án phục hồi là phương án áp dụng các biện pháp để TCTD được KSĐB khắc phục tình trạng dẫn đến đặt vào KSĐB thông qua hình thức tự khắc phục hoặc sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp. Quy định này không ổn khi phương án phục hồi phải hiểu là sau khi phục hồi xong thì TCTD vẫn còn tồn tại. Nhưng nếu theo quy định này thì trong phương án phục hồi bao gồm cả phương án sáp nhập, hợp nhất mà nếu áp dụng phương án sáp nhập, hợp nhất thì TCTD mới sẽ không phải là TCTD cũ nên không đúng với tên phương án phục hồi. h t t p : / / d u t h a o o n l i n e . q u o c h o i . v n / D u T h a o / L i s t s / D T _ D U T H A O _ L U AT / V i e w _ D e t a i l . aspx?ItemID=1359&TabIndex=1&LanID=1360 ii) phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; iii) phương án giải thể; iv) phương án chuyển giao bắt buộc và v) phương án phá sản. Những quy định trong lần Dự thảo Luật này tương đối logic và đảm bảo tính rõ ràng hơn so với các phương án xử lý trong Dự thảo Luật lần 1, lần 27. Theo đó, tinh thần của Dự thảo Luật lần 3 xác định là, khi TCTD được đặt vào tình trạng KSĐB có thể bị xử lý theo thứ tự các hình thức trên. Theo chúng tôi quy định này còn có điểm chưa hợp lý, đó là phương án thứ hai bao gồm các nội dung: sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp. Trong đó, sáp nhập, hợp nhất chính là tổ chức lại TCTD, còn việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp chính là thay đổi chủ sở hữu TCTD. Do vậy, nên chăng tên phương án hai nên đặt lại là phương án tổ chức lại và cơ cấu lại vốn của TCTD. Thứ tư, bất cập trong việc xác định loại hình TCTD được áp dụng hình thức chuyển giao bắt buộc: Điều 146 Dự thảo Luật lần 3 quy định: “Chính phủ quyết định chủ trương và phê BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 32 Số 21(349) T11/2017 duyệt phương án chuyển giao bắt buộc TCTD được KSĐB theo đề nghị của NHNN”. Theo quy định này, các TCTD đều có thể bị áp dụng phương án chuyển giao bắt buộc. Tuy nhiên, toàn bộ nội dung Mục 1đ của Dự thảo lần 3 lại xác định rằng chỉ có ngân hàng thương mại mới có khả năng bị áp dụng phương án này. Vậy các loại hình TCTD khác thì sao? Ở góc độ lý luận, có thể cho rằng quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô khó có thể áp dụng phương án này vì tính đặc thù trong hoạt động của nó. Tuy nhiên, đối với TCTD phi ngân hàng thì vẫn có thể áp dụng phương án chuyển giao bắt buộc. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị cần bổ sung TCTD phi ngân hàng vào trong quy định về chuyển giao bắt buộc. Thứ năm, mục tiêu của Dự thảo Luật lần 3 còn hạn chế: Dự thảo Luật lần 3 chỉ hướng đến vấn đề nợ xấu và đảm bảo cho sự ổn định trong hoạt động của các TCTD mà chưa chú trọng đến những vấn đề bất cập khác đang tồn tại trong Luật Các TCTD hiện hành như: một số khái niệm trong Luật Các TCTD hiện hành chưa thật sự chính xác, sự chưa thống nhất của Luật Các TCTD với các văn bản liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán. Theo giải trình của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì: “Việc sửa đổi toàn diện các quy định tại Luật Các TCTD cần tiến hành đồng thời với việc sửa đổi Luật NHNN Việt Nam và tổng kết, đánh giá việc thực hiện Đề án cơ cấu lại TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, đòi hỏi có thời gian nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng tác động theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính hiệu quả, khả thi”8. Theo chúng tôi, nếu có điều kiện, Dự thảo Luật lần này nên sửa đổi luôn những bất cập trong Luật Các TCTD hiện hành, cụ thể: 8 Xem Báo cáo số 656/BC-UBKT14 của Uỷ ban Kinh tế ban hành ngày 15/09/2017 về một số vấn đề lớn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD. Một là, Dự thảo Luật cần sửa đổi một số khái niệm được sử dụng trong Luật Các TCTD cho chính xác như: - Khái niệm “tổ chức tín dụng”: Khoản 1 Điều 4 Luật Các TCTD năm 2010 quy định: “TCTD là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng”. Tuy nhiên, dùng cụm từ “doanh nghiệp” ở đây là chưa chính xác. Bởi lẽ, trong các loại hình TCTD có những TCTD tồn tại dưới hình thức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như: quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng hợp tác xã. Trong khi khoản 1, 2 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 cũng chỉ xác định hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể mà không xác định đây là doanh nghiệp. Vì vậy, nên chăng thay đổi khái niệm TCTD cho đúng và chính xác hơn là: “TCTD là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng”. - Khái niệm “ngân hàng”: Theo khoản 2 Điều 4 Luật Các TCTD năm 2010 thì “Ngân hàng là loại hình TCTD có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này”. Theo quy định này, có thể hiểu ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động như: nhận tiền gửi, cấp tín dụng (bao gồm: cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng) và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Tuy nhiên, trong điểm b khoản 2 Điều 103 Luật Các TCTD quy định, nếu ngân hàng thương mại muốn tiến hành hoạt động cho thuê tài chính thì phải thành lập công ty con, công ty liên kết hoặc mua lại công ty. Điều này sẽ ngăn cản, không cho phép ngân hàng thương mại có thể tiến hành hoạt động cho thuê tài chính trực tiếp. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 33Số 21(349) T11/2017 Nên khái niệm “ngân hàng được tiến hành tất cả hoạt động ngân hàng” là thiếu chính xác. Chúng tôi kiến nghị cần điều chỉnh khái niệm này như sau: “Ngân hàng là loại hình TCTD có thể được thực hiện các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ hoạt động cho thuê tài chính”. - Xem xét bổ sung khái niệm “cho thuê tài chính”: Điều 4 Luật Các TCTD có giải thích từ ngữ nhưng không có phần giải thích từ ngữ về “cho thuê tài chính”. Trong khi đó, khái niệm cho thuê tài chính lại được Luật Các TCTD nêu ra trong Điều 113. Điều này làm thiếu tính logic trong các quy định của Luật Các TCTD. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị cần chuyển quy định tại Điều 113 Luật Các TCTD thành một khoản trong Điều 4 Luật Các TCTD để đảm bảo tính logic trong các quy định của Luật Các TCTD. Hai là, sửa đổi khoản 1 Điều 8 Luật Các TCTD: Khoản 1 Điều 8 Luật Các TCTD quy định: “Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan được NHNN cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam”. Điều này có nghĩa NHNN là cơ quan duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam cấp phép hoạt động ngân hàng cho các tổ chức có đủ điều kiện muốn hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, theo quy định trong Thông tư số 203/2015/ TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 21/12/2015 Hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán thì: “Hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ đồng thời là hợp đồng tín dụng cho các khoản vay trên tài khoản giao dịch ký quỹ” (khoản 3 Điều 9). Như vậy, giao dịch ký quỹ là hoạt động cấp tín dụng do công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng này không do NHNN cấp phép mà là do Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp phép. Điều này không đúng với Luật Các TCTD nhưng đã tồn tại và thực hiện như một hoạt động kinh doanh hợp pháp của công ty chứng khoán. Do vậy, chúng tôi kiến nghị sửa khoản 1 Điều 8 Luật Các TCTD như sau: “Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan được NHNN cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, trừ hoạt động giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán”. Đồng thời, bổ sung khoản 3 Điều 8 Luật Các TCTD năm 2010 như sau: “Hoạt động giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán”. Quy định này vừa đảm bảo sự chính xác phạm vi quản lý của NHNN, vừa đảm bảo sự hợp lý trong phân quyền quản lý giữa các cơ quan quản lý trong lĩnh vực tài chính. Ba là, chỉnh sửa khoản 4 Điều 111 Luật Các TCTD: Theo khoản 4 Điều 111 Luật Các TCTD năm 2010 thì công ty tài chính cũng có thể tiến hành hoạt động bảo lãnh phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 14 Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2006 thì công ty chứng khoán hoặc ngân hàng thương mại mới là chủ thể được phép có thể tiến hành hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán. Xuất phát từ đặc thù của hoạt động bảo lãnh phát hành là rất cần khả năng tài chính của chủ thể bảo lãnh nhằm đảm bảo thực hiện cam kết bảo lãnh phát hành nên chúng tôi cho rằng, quy định trong Luật Chứng khoán hợp lý hơn. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị bỏ quy định hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là trái phiếu trong khoản 4 Điều 111 Luật Các TCTD cho phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 34 Số 21(349) T11/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_nghi_hoan_thien_du_thao_luat_sua_doi_bo_sung_mot_so_die.pdf
Tài liệu liên quan