KẾT LUẬN
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh viêm
phổi là 57,1%. Trong đó có 67,1% bà mẹ có kiến
thức đúng về khái niệm bệnh viêm phổi, 57,6%
bà mẹ có kiến thức đúng về nguyên nhân bệnh
viêm phổi, 54,8% bà mẹ có kiến thức đúng về các
yếu tố nguy cơ gây viêm phổi, 71,9% bà mẹ có
kiến thức đúng về tác hại của viêm phổi, 63,8%
bà mẹ có kiến thức đúng về phòng ngừa viêm
phổi, 54,8% bà mẹ có kiến thức đúng về xử lý
khi trẻ bệnh viêm phổi.
Về mối liên quan giữa kiến thức đúng với
các đặc điểm của trẻ và bà mẹ, kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, bà mẹ có con sinh thiếu tháng
hay nhẹ cân có kiến thức về bệnh viêm phổi tốt
hơn các bà mẹ có con sinh đủ tháng hay đủ cân.
Bên cạnh đó nơi sống, nghề nghiệp, trình độ học
vấn và thu nhập hàng tháng của bà mẹ điều có
liên quan đến kiến thức đúng về bệnh viêm phổi
(p < 0,05).
Tỷ lệ bà mẹ có sự nhận biết đúng các dấu
hiệu về bệnh viêm phổi là 65,7%.
KIẾN NGHỊ
Cần tăng cường công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe cho bệnh nhi bị viêm phổi và thân
nhân về kiến thức của bệnh viêm phổi, đặc biệt
cách nhận biết và xử trí đúng khi trẻ bị viêm
phổi. Chương trình phòng chống bệnh viêm
phổi tại cộng đồng nói chung và tại bệnh viện
Nhi Đồng 1 TPHCM nói riêng cần phải quan
tâm hơn đến đối tượng bà mẹ có từ 2 con trở lên,
bà mẹ có nghề nghiệp là nông dân và nội trợ,
đặc biệt các bà mẹ sống tại các tỉnh thành khác.
Các cấp quản lý cần cân nhắc trong hoạt động
phòng chống bệnh viêm phổi đến các bà mẹ có
hai yếu tố kinh tế gia đình thấp và trình độ học
vấn thấp.
Cần có thêm nhiều nghiên cứu về can thiệp
để xây dựng chương trình giáo dục và giáo dục
sức khỏe cho người chăm sóc chính của bệnh nhi
về bệnh viêm phổi.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, sự nhận biết của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh viêm phổi và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 142
KIẾN THỨC, SỰ NHẬN BIẾT CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI
VỀ BỆNH VIÊM PHỔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Xuân Lành *, Kathy Fitzsimmons **, Quang Văn Trí *
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định được tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng, sự nhận biết đúng đối với bệnh viêm phổi, các
yếu tố liên quan đến bệnh viêm phổi ở trẻ em. Xác định được các mối liên quan giữa kiến thức với các đặc
điểm về nhân khẩu học.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang và chọn mẫu thuận tiện.
Kết quả: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh viêm phổi là 57,1%. Trong đó bà mẹ có kiến thức đúng
về khái niệm bệnh viêm phổi chiếm 67,1%, nguyên nhân viêm phổi chiếm 57,6%, các yếu tố nguy cơ gây
bệnh viêm phổi chiếm 54,8%, tác hại của viêm phổi được bà mẹ biết đến với tỷ lệ cao nhất 71,9%, phòng
ngừa bệnh viêm phổi chiếm 63,8%, xử lý khi trẻ bệnh viêm phổi chiếm 54,8%. Bà mẹ có con sinh thiếu tháng
hay nhẹ cân có kiến thức về bệnh viêm phổi tốt hơn các bà mẹ có con sinh đủ tháng hay đủ cân (p<0.05). Nơi
sinh sống,nghề nghiệp, trình độ học vấn và kinh tế gia đình có liên quan đến kiến thức đúng của bà mẹ
(p<0,05). Tỷ lệ bà mẹ có có nhận biết đúng về các dấu hiệu của bệnh viêm phổi là 65,7%.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu sẽ xác định tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng và sự nhận biết đúng về bệnh
viêm phổi ở trẻ em và các yếu tố liên quan. Từ kết quả này sẽ cung cấp thông tin cần thiết và phù hợp về
bệnh viêm phổi cho các bà mẹ.
Từ khóa: Kiến thức, Viêm phổi, Trẻ em.
ABSTRACT
KNOWLEDGE AND RECOGNITION OF PNEUMONIA OF MOTHERS HAVING CHILDREN UNDER
5 YEARS OLD AND RELATED FACTORS
Nguyen Xuan Lanh, Kathy Fitzsimmons, Quang Van Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 142 ‐ 148
Objective: Identify the rate of mothers with under 5‐year pneumonia children who have right
knowledge and right recognition of pneumonia, related factors to the pneumonia. Identify the relations
between knowledge and demographics.
Methods: A cross‐ sectional and convenient sampling.
Results: The population’s rate has right knowledge about the pneumonia is 57.1%. There were 67.1% of
mothers had sufficient knowledge of pneumonia definition, 57.6% of mothers had sufficient knowledge of
causes of pneumonia, 54.8% of mothers had sufficient knowledge of risk factors of pneumonia, 71.9% of
mothers had sufficient knowledge of pneumonia harmful influences, 63.8% of mother had sufficient
knowledge of preventing pneumonia, 54.8% of mothers had sufficient knowledge of giving interventions
when children had pneumonia. The population’s rate has right recognition about the pneumonia is 65.7%.
Conclusion: The result of this study will identify the rate of mothers with under 5‐years pneumonia
children who have right knowledge and right recognition of pneumonia. Findings from this study might
contribute to providing more valuable evidence and information for future educational programs in Nhi
Dong hospital and Vietnamese society.
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ** Friendship Bridge Group‐ USA
Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Xuân Lành ĐT: 0903172820 Email: nxlanh1978@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 143
Keywords: Knowledge, Pneumonia, Children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là gánh nặng bệnh tật và là
nguyên nhân hàng đầu đưa đến nhập viện và tử
vong cho trẻ em trên toàn thế giới. Đặc biệt là trẻ
dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do
viêm phổi cao nhất. Việt Nam xếp thứ 15 với 2
triệu ca mới mắc/năm và 12% trẻ dưới 5 tuổi tử
vong do viêm phổi(9,10,13,14,16,17).
Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, viêm phổi có tỷ lệ
nhập viện cao đứng thứ hai sau tiêu chảy, mỗi
năm có khoảng 4.000 trẻ nhập viện vì viêm phổi
và không ngừng gia tăng, cao điểm trong các
tháng mùa lạnh. Năm 2004, viêm phổi chiếm tỷ
lệ 45%, cao nhất trong tổng số bệnh lý hô hấp
nằm viện. Tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ
01/03/2001 – 28/02/2002 có 3221 trẻ dưới 2 tuổi
nhập Khoa hô hấp vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính, trong đó 1092 trường hợp viêm phế quản
phổi và 42 trường hợp viêm phổi thùy, chiếm tỷ
lệ chung 35%(7,8).
Để phòng tránh tốt biến chứng và để giảm tử
vong do viêm phổi, một trong những điều khả
thi nhất, dễ thực hiện và ít tốn kém là cải thiện
kiến thức và sự nhận biết về bệnh viêm phổi cho
bà mẹ qua truyền thông. Muốn thực hiện được
điều này chúng ta phải xác định được kiến thức
và sự nhận biết về bệnh viêm phổi của bà mẹ
thực tại như thế nào. Hiện tại chưa có nghiên
cứu về kiến thức, sự nhận biết về bệnh viêm
phổi của bà mẹ và các yếu tố liên quan. Từ thực
tế trên, người nghiên cứu tiến hành khảo sát
kiến thức và sự nhận biết về bệnh viêm phổi của
bà mẹ có con dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan
tại bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM. Nghiên cứu
này nhằm giúp điều dưỡng định hướng tốt hơn
trong việc soạn thảo những kiến thức cần thiết
bổ sung vào chương trình giáo dục sức khỏe cho
bệnh nhi và gia đình(1,12, 13).
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có
kiến thức đúng về bệnh viêm phổi.
Xác định tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có sự
nhận biết đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi.
Xác định các yếu tố liên quan đến kiến
thức đúng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về
bệnh viêm phổi.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang được sử dụng để
khảo sát về kiến thức của bà mẹ về bệnh viêm
phổi và các yếu tố liên quan.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám tại
khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ
Chí Minh.
Bà mẹ có khả năng hiểu và nói tiếng Việt,
tình nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có một trong các tiêu chuẩn sau
Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Bà mẹ không thể trả lời phỏng vấn như: câm,
điếc, tâm thần.
Bà mẹ không trả lời hoàn chỉnh bộ câu hỏi
phỏng vấn.
Bà mẹ có con trong tình trạng bệnh nặng cần
can thiệp cấp cứu.
Tiến hành nghiên cứu
Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn gồm 3 phần:
kiến thức, các nguồn thông tin để khảo sát kiến
thức và các yếu tố liên quan đến bệnh viêm phổi.
Xử lý và phân tích số liệu
Sau khi phỏng vấn người điều tra phải kiểm
tra lại đầy đủ các nội dung trong bộ câu hỏi, sau
đó nhập dữ liệu bằng chương trình EpiData 3.1
và phân tích dữ kiện bằng phần mềm Stata 12.
Y đức
Nghiên cứu được duyệt về phương pháp
tiến hành và y đức tại Hội đồng phê duyệt đề
cương của Đại học Y dược TPHCM và Hội đồng
nghiên cứu của bệnh viện. Công cụ nghiên cứu
là bộ câu hỏi nên không có bất kỳ xét nghiệm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 144
xâm lấn có hại nào cho bệnh nhi. Tất cả thông tin
của đối tượng được nhập và lưu trữ bảo mật.
Ngoài ra, nghiên cứu chỉ tiến hành khi có sự
đồng ý tham gia của đối tượng, sự tham gia của
đối tượng là hoàn toàn tự nguyện.
Khái quát hóa và tính ứng dụng của đề tài
Nghiên cứu khảo sát kiến thức, sự nhận
biết các dấu hiệu của bệnh viêm phổi của các
bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị viêm phổi và các
yếu tố liên quan. Kết quả của nghiên cứu này
sẽ giúp cho điều dưỡng bổ sung một số nội
dung cần thiết vào chương trình giáo dục sức
khỏe cho bệnh nhi bị viêm phổi và gia đình tại
bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM nói riêng, cũng
như cho cộng đồng nói chung. Đây cũng là
bước đầu cho những nghiên cứu can thiệp tiếp
theo của điều dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả
phòng tránh các biến chứng và giảm tỷ lệ tử
vong do viêm phổi gây ra. Nghiên cứu thật sự
có ích cho bệnh nhi bị viêm phổi và gia đình,
giúp họ nhận ra những hạn chế về kiến thức
và sự nhận biết về bệnh viêm phổi, giúp họ
thay đổi hành vi nhằm nâng cao sức khỏe.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ kiến thức đúng về bệnh viêm phổi
Bảng 1: Tỷ lệ kiến thức đúng của bà mẹ về bệnh viêm
phổi
Kiến thức về bệnh viêm phổi Tần số n(%)
Kiến thức của bà mẹ về khái niệm bệnh viêm
phổi
141 (67,1)
Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây bệnh
viêm phổi
121 (57,6)
Kiến thức của bà mẹ về những yếu tố nguy cơ
gây bệnh viêm phổi
115 (54,8)
Kiến thức của bà mẹ về những tác hại do bệnh
viêm phổi
151 (71,9)
Kiến thức của bà mẹ về cách phòng ngừa bệnh
viêm phổi
134 (63,8)
Kiến thức của bà mẹ về cách xử lý khi trẻ bệnh
viêm phổi
115 (54,8)
Kiến thức chung đúng về bệnh viêm phổi 120 (57,1)
Kết quả khảo sát cho thấy trong 210 đối
tượng nghiên cứu: 57,1% bà mẹ có kiến thức
đúng về bệnh viêm phổi và 42,9% bà mẹ chưa
có kiến thức đúng về bệnh viêm phổi. Trong
đó kiến thức về những tác hại do bệnh viêm
phổi gây ra được bà mẹ biết đến nhiều nhất
71,9 %, khái niệm bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ
khá cao 67,1%, cách phòng ngừa bệnh là
63,8%. Tuy nhiên kiến thức về nguyên nhân
gây bệnh chiếm tỷ lệ tương đối thấp 57,6%,
những yếu tố nguy cơ gây bệnh và cách xử lý
khi trẻ bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ như nhau
54,8%.
Mối liên quan giữa kiến thức với đặc điểm
của trẻ và đặc điểm của bà mẹ
Mối liên quan giữa kiến thức với đặc điểm
của trẻ
Bảng 2: Mối liên quan giữa kiến thức đúng với đặc
điểm của trẻ
Đặc điểm
của trẻ
Kiến thức
p PR (KTC 95%) Chưa đúng Đúng
Sinh thiếu tháng
Không 77 (46,4) 89 (53,6) 0,045 1,31
(1,04 – 1,67) Có 13 (29,5) 31 (70,5)
Cân nặng lúc sinh
Đủ cân 85 (45,5) 102 (54,5) 0,030 1,43
(1,11 – 1,85)Nhẹ cân 5 (21,7) 18 (78,3)
Những bà mẹ có con sinh thiếu tháng có tỷ
lệ kiến thức đúng cao gấp 1,3 lần so với những
bà mẹ có con sinh đủ tháng với (p < 0,05) và
(KTC 95%: 1,04 – 1,67). Những bà mẹ có con
sinh nhẹ cân có tỷ lệ kiến thức đúng cao gấp
1,4 lần so với những bà mẹ có con sinh đủ cân
với (p<0,05) và (KTC 95%: 1,11 – 1,85).
Mối liên quan giữa kiến thức với đặc điểm của
bà mẹ
Bảng 3: Mối liên quan giữa kiến thức đúng với đặc
điểm của bà mẹ
Đặc điểm
của bà mẹ
Kiến thức
p PR (KTC 95%)Chưa đúng Đúng
Nơi sống
Các tỉnh khác 53 (50,0) 53 (50,0)
0,035 1,29 (1,02– 1,63)Thành phố
HCM 37 (35,6) 67 (64,4)
Trình độ học vấn
< cấp 3 86 (71,1) 35 (28,9)
<0,001 3,30 (2,48 – 4,38)≥ cấp 3 4 (4,5) 85 (95,5)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 145
Đặc điểm
của bà mẹ
Kiến thức
p PR (KTC 95%)Chưa đúng Đúng
Nghề nghiệp
Công nhân
viên 3 (11,1) 24 (88,9) 1
Buôn bán/
kinh doanh 7 (36,8) 12 (63,2) 0,007
0,62
(0,44 – 0,88)
Nông dân 12 (60,0) 8 (40,0) < 0,001 0,39 (0,23 – 0,68)
Nội trợ 37 (48,7) 39 (51,3) < 0,001 0,51 (0,41– 0,63)
Công nhân
nhà máy 28 (47,5) 31 (52,5) < 0,001
0,52
(0,41- 0,66 )
Nghề khác 3 (33,3) 6 (66,7) 0,076 0,66 (0,41 – 1,05)
Thu nhập hàng tháng
< 5 triệu 66 (49,6) 67 (50,4)
0,009 1,36 (1,09 – 1,71)≥ 5 triệu 24 (31,2) 53 (68,8)
Nghiên cứu tìm thấy nơi sinh sống, nghề
nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập hàng
tháng của bà mẹ có liên quan đến kiến thức của
bà mẹ về bệnh viêm phổi.
Tỷ lệ sự nhận biết đúng về các dấu hiệu
của bệnh viêm phổi
Bảng 4. Tỷ lệ sự nhận biết đúng của bà mẹ về bệnh
viêm phổi
Sự nhận biết Tần số Tỷ lệ %
Đúng 138 65,7
Chưa đúng 72 34,3
Tổng cộng 210 100
Kết quả khảo sát cho thấy trong 210 đối
tượng nghiên cứu có 65,7% bà mẹ có sự nhận
biết đúng về các dấu hiệu của bệnh viêm phổi và
34,3% bà mẹ chưa có sự nhận biết đúng về dấu
hiệu của bệnh viêm phổi.
BÀN LUẬN
Kiến thức đúng của bà mẹ về bệnh viêm
phổi
Kết quả nghiên cứu có 57,1% bà mẹ có kiến
thức đúng về bệnh viêm phổi. Trong đó kiến
thức về khái niệm bệnh viêm phổi của các bà mẹ
trong nghiên cứu này khá cao (67,1%). Tuy
nhiên vẫn còn 33% người mẹ không biết khái
niệm về bệnh viêm phổi, chính vì thế, cần quan
tâm hơn nữa đến việc giáo dục nâng cao kiến
thức về bệnh viêm phổi cho bà mẹ có con dưới 5
tuổi. Điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là
khi so sánh với các nghiên cứu trong nước khác,
tỷ lệ biết về khái niệm bệnh viêm phổi vẫn còn
cao hơn nhiều so với tỷ lệ các bà mẹ có con dưới
5 tuổi có kiến thức về bệnh viêm phổi khá thấp
(49,0%), theo kết quả nghiên cứu của Đinh Thị
Hồng Gấm(4). Hơn thế nữa, khi so sánh với
nghiên cứu của Rebbeca King tại Pakistan, tỷ lệ
bà mẹ có con dưới 5 tuổi nghe biết về bệnh viêm
phổi ở trẻ chỉ chiếm 11,6%, thấp hơn rất nhiều so
với nghiên cứu này (67,1%)(6). Ngoài ra, khi hỏi
về nguyên nhân gây bệnh viêm phổi, chỉ có một
phần ít các bà mẹ có kiến thức chính xác (57,6%).
Vì vậy, cần phải nâng cao kiến thức của các bà
mẹ về nguyên nhân gây viêm phổi cho trẻ. Tỷ lệ
khá cao bà mẹ nhận biết các yếu tố yếu tố nguy
cơ gây viêm phổi như không được bú sữa mẹ,
sinh non, nhẹ cân và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Điều
này tương tự với kết quả nghiên cứu tại
Zambia(5), Thái Lan(11).
Đối với tác hại của viêm phổi, đa số các bà
mẹ có kiến thức tốt về những tác hại do bệnh
viêm phổi gây ra (chiếm 71,9%). Điều này lại trái
ngược với nghiên cứu tại ở Peru khi phỏng vấn
501 bà mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy 58,7 %
bà mẹ cho rằng viêm phổi là do thiếu sự quan
tâm của bố mẹ, mặc dù tỷ lệ các bà mẹ tin rằng
họ có thể nhận biết bệnh viêm phổi nhưng vẫn
còn một tỷ lệ không nhỏ các bà mẹ không biết về
bệnh viêm phổi và sự nguy hiểm của nó. Nghiên
cứu cũng kiến nghị rằng cần nỗ lực giáo dục cho
bà mẹ về kiến thức và cách nhận biết bệnh viêm
phổi(3). Tương tự như nghiên cứu trên các bà mẹ
Pakistan, hầu hết đối tượng đều biết về bệnh
viêm phổi, nguyên nhân, nhưng lại không thấy
trước được những hệ lụy nghiêm trọng do viêm
phổi gây ra(5). Điều này chứng tỏ rằng hiệu quả
của chương trình giáo dục sức khỏe ở Việt Nam
tương đối tốt hơn các nước đang phát triển khác.
Ngoài ra, tỷ lệ kiến thức về phòng ngừa
bệnh viêm phổi của các bà mẹ tham gia vào
nghiên cứu này chiếm (63,8%), Tỷ lệ này cao hơn
so với bà mẹ tại Peru khi chỉ có 58% bà mẹ trả lời
đúng các câu hỏi về phòng ngừa bệnh(3). Tuy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 146
nhiên tỷ lệ 63,8% không phải cao, chính vì thế,
chương trình phòng chống bệnh viêm phổi vẫn
cần phải được quan tâm hơn nữa.
Kiến thức của bà mẹ về cách xử trí khi trẻ
bệnh viêm phổi nhìn chung vẫn còn bị hạn chế
(54,8%), hầu hết đều cho biết sẽ đưa trẻ đến cơ
sở khi bệnh trở nặng. Vì vậy, cần phải nâng cao
kiến thức của các bà mẹ về cách xử trí khi trẻ bị
viêm phổi.
Mối liên quan giữa kiến thức đúng với đặc
điểm của trẻ và đặc điểm của bà mẹ
Khi xét mối liên quan giữa kiến thức về bệnh
viêm phổi của bà mẹ với các yếu tố dịch tễ, kết
quả cho thấy bà mẹ có con nhẹ cân có tỷ lệ kiến
thức đúng cao gấp 1,4 lần bà mẹ có con sinh đủ
cân, bà mẹ có con sinh thiếu tháng có tỷ lệ kiến
thức đúng cao gấp 1,3 lần bà mẹ có con sinh đủ
tháng. Điều này cho thấy khi trẻ được sinh ra
thiếu tháng hay nhẹ cân so với các trẻ bình
thường khác, các bà mẹ này có khuynh hướng sẽ
cẩn thận hơn và có những tìm hiểu sâu hơn về
những bệnh thường gặp cho trẻ bị nhẹ cân hoặc
thiếu tháng, đặc biệt là các bệnh về hô hấp, là
loại bệnh mà trẻ nhẹ cân hoặc thiếu tháng
thường gặp hơn. Ngoài ra, khi xét đến kiến thức
đúng và chưa đúng đối với bà mẹ có đứa con
đầu lòng thì tỷ lệ kiến thức đúng gấp 2 lần so với
tỷ lệ kiến thức chưa đúng. Tuy nhiên, bà mẹ có 2
con trở lên, thì tỷ lệ này lại ngang nhau. Điều
này cho thấy, khi càng có nhiều con hơn, thì bà
mẹ có khuynh hướng chủ quan hơn trong việc
chăm sóc con hơn, mà không tiếp tục tìm hiểu
các thông tin về chăm sóc trẻ, đặc biệt là bệnh
viêm phổi thường hay xảy ra ở trẻ. Chính vì thế,
chương trình phòng chống bệnh viêm phổi tại
cộng đồng nói chung và tại bệnh viện Nhi Đồng
1 TPHCM nói riêng cần phải quan tâm hơn đến
đối tượng bà mẹ có từ 2 con trở lên.
Kết quả cũng cho thấy rằng bà mẹ sống ở
thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ kiến thức đúng
cao gấp 1,29 lần so với các bà mẹ sống ở tỉnh
khác. Điều này cho thấy các bà mẹ tại các tỉnh
thành khác khó có cơ hội tiếp cận đến nguồn
thông tin, và các phương tiện thông tin về sức
khỏe, đặc biệt thông tin về sức khỏe của trẻ em.
Hơn thế nữa, khi xét đến trình độ học vấn với
kiến thức đúng về bệnh viêm phổi, kết quả cho
thấy tỷ lệ bà mẹ có trình độ từ cấp 3 trở lên có
kiến thức đúng gấp 3,3 lần so với tỷ lệ bà mẹ có
trình độ dưới cấp 3 (95,5% so với 28,9%). Ngoài
ra, nghề nghiệp cũng liên quan đến tỷ lệ kiến
thức đúng và chưa đúng. Cụ thể, khi bà mẹ là
công nhân viên, có thể trình độ học vấn và điều
kiện tiếp cận đến các nguồn thông tin tốt hơn so
với các nghề nghiệp khác. Chính vì thế mà tỷ lệ
có kiến thức đúng ở các bà mẹ là công nhân viên
cao nhất so với các nghề nghiệp khác như buôn
bán, kinh doanh, nông dân, nội trợ, công nhân
nhà máy. Đặc biệt khi bà mẹ là nông dân và nội
trợ, thì tỷ lệ có kiến thức đúng thấp hơn nhiều so
với nhiều ngành nghề khác. Kết quả cho thấy
rằng, để chương trình phòng chống bệnh viêm
phổi ngày càng hiệu quả hơn, thì các đối tượng
sống ở tỉnh khác, có nghề nghiệp là nông dân và
nội trợ nên được quan sâu sát hơn.
Sự nhận biết đúng của các bà về các dấu
hiệu của bệnh viêm phổi
Phần lớn các bà mẹ đều nhận biết đúng các
dấu hiệu của bệnh viêm phổi (65,7%). Trong các
dấu hiệu của bệnh viêm phổi, dấu hiệu thở
nhanh được các bà mẹ biết đến chiếm tỷ lệ
(90,0%), dấu hiệu này cũng được các bà mẹ
trong nghiên cứu của Uwaezuoke tại Đông
Nigeria và nghiên cứu của Naomi tại Peru trả lời
là những dấu hiệu thường xảy ra đối với trẻ bị
viêm phổi(2,3). Tuy nhiên, khi so sánh nghiên
cứu này tại Việt Nam với hai nghiên cứu Đông
Nigeria và Peru, kết quả cho thấy bà mẹ tại Việt
Nam có những nhận biết về dấu hiệu bệnh viêm
phổi ở trẻ tốt hơn các bà mẹ tại các nước đang
phát triển. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ không
nhỏ 34,3% bà mẹ chưa có sự nhận biết đúng về
các dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Vì vậy cần
phải nâng cao sự nhận biết về các dấu hiệu khi
trẻ bị viêm phổi cho các bà mẹ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 147
KẾT LUẬN
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh viêm
phổi là 57,1%. Trong đó có 67,1% bà mẹ có kiến
thức đúng về khái niệm bệnh viêm phổi, 57,6%
bà mẹ có kiến thức đúng về nguyên nhân bệnh
viêm phổi, 54,8% bà mẹ có kiến thức đúng về các
yếu tố nguy cơ gây viêm phổi, 71,9% bà mẹ có
kiến thức đúng về tác hại của viêm phổi, 63,8%
bà mẹ có kiến thức đúng về phòng ngừa viêm
phổi, 54,8% bà mẹ có kiến thức đúng về xử lý
khi trẻ bệnh viêm phổi.
Về mối liên quan giữa kiến thức đúng với
các đặc điểm của trẻ và bà mẹ, kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, bà mẹ có con sinh thiếu tháng
hay nhẹ cân có kiến thức về bệnh viêm phổi tốt
hơn các bà mẹ có con sinh đủ tháng hay đủ cân.
Bên cạnh đó nơi sống, nghề nghiệp, trình độ học
vấn và thu nhập hàng tháng của bà mẹ điều có
liên quan đến kiến thức đúng về bệnh viêm phổi
(p < 0,05).
Tỷ lệ bà mẹ có sự nhận biết đúng các dấu
hiệu về bệnh viêm phổi là 65,7%.
KIẾN NGHỊ
Cần tăng cường công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe cho bệnh nhi bị viêm phổi và thân
nhân về kiến thức của bệnh viêm phổi, đặc biệt
cách nhận biết và xử trí đúng khi trẻ bị viêm
phổi. Chương trình phòng chống bệnh viêm
phổi tại cộng đồng nói chung và tại bệnh viện
Nhi Đồng 1 TPHCM nói riêng cần phải quan
tâm hơn đến đối tượng bà mẹ có từ 2 con trở lên,
bà mẹ có nghề nghiệp là nông dân và nội trợ,
đặc biệt các bà mẹ sống tại các tỉnh thành khác.
Các cấp quản lý cần cân nhắc trong hoạt động
phòng chống bệnh viêm phổi đến các bà mẹ có
hai yếu tố kinh tế gia đình thấp và trình độ học
vấn thấp.
Cần có thêm nhiều nghiên cứu về can thiệp
để xây dựng chương trình giáo dục và giáo dục
sức khỏe cho người chăm sóc chính của bệnh nhi
về bệnh viêm phổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội (2003). “Bài giảng nhi khoa”.
Tập I, tái xuất bản lần thứ 3. Nhà xuất bản Y học, tr. 294‐298.
2. Bandyopadhyay Dr Debasis, Ahemed Dr T. (2013), “A study
of knowledge, attitude and practice among mothers towards
acute respiratory infection in urban and rural communities of
Burdwan District, West Bengal, India”, Original Article ,Vol ‐
1, Issue ‐ 8, June 19 2013.
3. Cesar Augusto Gálvez, Naomi Modeste, Jerry W. Lee, Hector
Betancourt and Robert L. Wilkins. (2002), “Peruvian mothers’
knowledge and recognition of pneumonia in children under 5
years of age”. Rev Panam Salud Publica/Pan Am J Public Health
11(2).
4. Đinh Thị Hồng Gấm (2012). Kiến thức, thái độ, thực hành về
bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp của những bà mẹ có con đưới 5 tuổi
tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM”. Khóa luận tốt
nghiệp cử nhân xét nghiệm y học dự phòng‐ Đại học y dược
Tp Hồ Chí Minh.
5. J.Stekelenburg, E. Kashumba, I. Wolffers. (2002), “Factors
contributing to high mortality due to pneumonia among
under‐fives in Kalabo District, Zambia” . Tropical Medicine and
International Health , Volume 7 no 10 pp 886–893.
6. King R, Mann V, Boone P D. (2010), “ Knowledge and
reported practices of man and women on maternal and child
health in rural. Guinea Bissau: a cross sectional survey”. King
et al. BMC Public Health 2010, 10:319
‐2458/10/319.
7. Nguyễn Đình Hường (1994). “Dịch tễ học nhiễm khuẩn hô
hấp cấp trẻ em”. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em. Chương
trình ARI Bộ Y Tế. NXB Giao Thông Vận Tải. Hà Nội, tái bản
lần 3, tr. 7‐14.
8. Phạm Thị Minh Hồng (2007), “ Viêm Phổi”, Nhi khoa tập I,
Nxb Y học, Bộ Môn Nhi, Đại học y dược Tp Hồ Chí Minh , tr.
271‐289.
9. Sacarlal J (2009), “A 10 year study of the cause of death in
children under 15 years in Manhica, Mozambique”, BMC
Public Health, 9(1), pp. 67.
10. Scott J Anthony G et al (2008), “ The global epideminology of
childhood pneumonia 20 years on”, Bulletin of the World Health
Organization, 86(6), pp. 494 – 496.
11. Siswanto E, Bhuiyan S.U, Chompikul J. (2007), “Knowledge
and Perception of Pneumonai Disease among Mothers of
Children under Five Years attending Nakhon Pathom
General Hospital, Thailand”. Journal of Public Health and
Development Vol. 5 No. 2
12. Trường đại học điều dưỡng Nam Định. Điều dưỡng nhi khoa.
Nhà xuất bản y học; 2010. Tr. 239‐241.
13. World Health Organization. (2009), “Programme for
Reducing child deaths from pneumonia. US$ 39 bilion needed
to prevent and control the world’s leading killer of young
children”. Geneva, WHO. Available
at:www.who.int/mediacentre/news/releases/2009/child_pneu
monia_gapp 20091102 /en/index.html.
14. World Health Organization. Pneumonia. Fact sheet N0331.
Geneva, WHO, 2009. Available at:
15. www.who.int/mediacentre/factsheets/fs331/en/.
16. World Health Organization. (2006), “The United Nations
Children’s Fund. Pneumonia: The forgotten killer of
children”.UNICEF/WHO.Availableat:
640489/en/.59
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 148
17. World Health Organization. (2009), “Global burden of disease
due to indoor air pollution” .WHO.Available
at:www.who.int/indoorair/health_impacts/burden_global/en/
.
Ngày nhận bài báo: 05/9/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/9/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_su_nhan_biet_cua_cac_ba_me_co_con_duoi_5_tuoi_ve_b.pdf