Vân môi của người Việt Nam vùng đồng bằng sông Cửu Long

Vân môi và giới tính Theo bảng 3.4, tỉ lệ vân môi ở nam và nữ gần tương đương nhau, có sự chênh lệch nhưng không nhiều. Ở nam thứ tự xuất hiện các dạng giống như thứ tự xuất hiện chung các dạng vân môi, dạng I chiếm cao nhất, đến dạng VIII, rồi dạng II, dạng IV, dạng V, dạng III, dạng VII, dạng VI. Nhưng ở nữ thì thứ tự này có thay đổi, bốn dạng đầu giống mẫu chung, nhưng tiếp theo là dạng III rồi mới dạng V, dạng VI và VII không ghi nhận xuất hiện ở nữ. Tuy nhiên sự khác nhau về tỉ lệ và thứ tự xuất hiện các dạng rãnh không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05. Khi so sánh riêng dạng vân môi của nam và nữ với các tác giả, theo bảng 4.2 thì kết quả của chúng tôi là dạng rãnh thẳng phổ biến nhất ở cả hai giới, điều này giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Văn Cường trên người Việt Nam. Còn trên người Nhật, theo Tsuchihashi thì giao rãnh là dạng phổ biến nhất, dạng rãnh thẳng chỉ xếp thứ 2. Nghiên cứu của chúng tôi thì ghi nhận dạng giao rãnh và dạng lưới rãnh xuất hiện với tỉ lệ rất thấp, chưa tới 1% ở cả hai giới. Xác định vân môi mang tính đặc trưng duy nhất của cá thể Để có thể kết luận không có vân môi của người nào giống người nào trong 1364 người Nhật mà mình nghiên cứu, Tsuchihasshi đã xây dựng sơ đồ cho các rãnh vân môi dựa theo qui ước ghi sơ đồ răng với bốn vùng: 1/4 trên (P); 1/4 trên (T); 1/4 dưới (P); 1/4 dưới (T); các rãnh vân môi sẽ được bà ghi nhận theo 6 dạng phân loại của bà lên 4 vùng trên. Tsuchihashi gọi đây là mô hình vân môi. Từ đó bà đã kết luận: không có vân môi nào có cùng mô hình trong nghiên cứu của mình. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân vân môi thành 12 khu vực như trên đã mô tả, 8 dạng vân mơi sẽ được ghi nhận trên 12 khu vực này. Vì vân môi rất đa dạng và phong phú, nên tuy cùng một dạng rãnh nhưng chúng có thể khác nhau về chiều dài, độ rộng, độ nông sâu, nên để chi tiết thêm các dạng rãnh, 4/8 dạng lớn này được phân thành các dạng nhỏ hơn, và ký kiệu dấu “'” hay “a” hoặc “b” để phân biệt vài đặc điểm khác nhau trong dạng đó. Với cách phân chia này chúng tôi có 16 dạng nhỏvà được mã hóa từ số 1 đến 16 khi nhập vào bảng tính Excel. Khi xây dựng mô hình vân môi, chúng tôi ghi nhận 1 đến 2 dạng rãnh trên một khu vực. Khi tạo bảng tính Excel thì với một khu vực vân môi chúng tôi có hai cột ghi nhận hai dạng rãnh này, nên với 12 khu vực môi, chúng tôi có 24 cột dạng rãnh vân môi. Mỗi cấu trúc củ môi, xoắn môi, nốt vàng cũng được xây dựng thành cột. Tổng cộng chúng tôi có 25 cột và1618 dòng trong bảng tính Excel. Với việc sử dụng hàm tìm kiếm theo dòng, chúng tôi có kết quả không dòng nào giống dòng nào tức là không có mô hình vân môi nào giống mô hình vân môi nào. Điều này chứng minh trong 1618 người Việt Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long không có vân môi của người nào giống người nào.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vân môi của người Việt Nam vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
169 VÂN MÔI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Võ Huỳnh Trang*, Lê Văn Cường** TÓM TẮT Ngày nay “vân môi” đãtrở thành dữ liệu sinh trắc học quan trọng để xác định đó chỉ duy nhất là bạn mà thôi. Tuy nhiên việc sử dụng nó chỉ có ở một số quốc gia mà chưa được phổ biến rộng rãi. Do đó vân môi cần được nghiên cứu rộng và sâu hơn nữa nhất là ở Việt Nam. Mục tiêu: (1) Phân loại và tính tỉ lệ các dạng vân môi của người Việt Nam ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (2) So sánh vân môi ở nam giới và nữ giới. (3) Xác định vân môi mang tính đặc trưng duy nhất của cá thể. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu vân môi của 1618 người dân gồm ba dân tộc Kinh, Khmer, Chăm; từ 5 – 82 tuổi; sinh sống ở 8/13 tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng máy chụp hình kỹ thuật số. Kết quả: Chúng tôi phân được 8 dạng vân môi. Trong đó, dạng I rãnh thẳng chiếm tỉ lệ cao nhất. Vân môi ở nam và nữ nhìn chung không khác nhau. Và chúng tôi không tìm được mẫu vân môi nào giống mẫu vân môi nào. Kết luận: Vân môi khác nhau ở các cá thể khác nhau nên có thể ứng dụng để nhận dạng cá thể hay xác định tội phạm. Từ khóa: Vân môi ABSTRACT LIP PRINTS OF THE VIETNAMESE RESIDENTS IN THE MEKONG DELTA Vo Huynh Trang, Le Van Cuong 169 - 175 Lip prints has become a important data in biometry to identify the unique of an individual. However, use of this biometric data has been rare – not common, only made in a few countries. Therefore, there should be more comprehensive research in lip prints, especially in Viet Nam. Objectives: (1) Classify and calculate the proportion of types of the lip prints of the Vietnamese residents in the Mekong delta. (2) Compare types of lip prints between male group and female group. (3) Confirm that a lip print is unique of an individual. Research methods and subjects: 1618 people of 3 races: Kinh, Khmer and Cham aged from 5 to 82 in 8/13 cities and provinces in the Mekong delta were taken photograph by a digital camera. Results: 8 types of lip prints were classified. The highest proportion among them is the type I with straight furrows. Lip prints are generally not different between women and men groups. No identical lip prints were identified. Conclusion: Lip prints are different in different individuals. Therefore, they are used for personal recognition or crime investigation. Keyword: lip print * BM Giải phẫu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ** Bộ môn Giải phẫu - Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh Địa chỉ liên hệ: ThS. Võ Huỳnh Trang Điện thoại: 0989576785 Email: vhtrang@ctump.edu.vn 170 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong khoa học hình sự, để xác định cá thể, người ta dựa vào các chỉ số và đặc điểm do nhân trắc học cung cấp như: vân tay, nhóm máu, mô hình răng... Tuy nhiên trong một số trường hợp không còn đầy đủ các bộ phận như nạn nhân bị cắt mất tay, bỏng vân tay hay không có hồ sơ về răng.... thì việc xác định cá thể gặp nhiều khó khăn (2), (3). Chính vì thế mà gần 20 năm qua các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu để tìm ra nhiều phương pháp khác nhau giúp phân biệt người này với người khác, “ngũ vân’’ ra đời từ đây. Một trong ngũ vân là: vân môi. Năm 1902, Fischer đã mô tả vân môi. Năm 1930, ngành nhân chủng học đề cập đến sự tồn tại của các nếp nhăn này, nhưng không đề ra ứng dụng nào cho thực tiễn (4). Mãi đến năm 1950 lần đầu tiên vân môi được Snyder (3) sử dụng để xác định cá thể người. Santos (2) 1967 đề nghị phân các nếp nhăn ở môi người làm hai loại: đơn và kép. Trong một nghiên cứu về mối quan hệ nha - pháp y giữa son môi và môi nữ giới ở 107 phụ nữ Nhật năm 1967, K. Suzuki (5) bất ngờ phát hiện rãnh chứ không phải là nếp nhăn ở vùng môi đỏ như từ trước tới giờ vẫn nghĩ. Cấu trúc rãnh môi chưa có trong thuật ngữ giải phẫu, nên ông đặt tên cho nó là “rãnh hay khe môi” (“sulci labiorum rubrorum”), và thuật ngữ “vân môi” (“figura linearum labiorum rubrorum”) là mô hình các rãnh này trên môi người. Công trình lớn nhất là của Suzuki và Tsuchihashi vào những năm 1970 - 1974, các ông sử dụng máy in vân tay để lấy dấu vân môi của 1364 người Nhật, kết luận của các ông là vân môi mang tính đặt trưng riêng biệt của từng cá thể và có thể sử dụng vân môi để nhận dạng trong pháp y(5,6). Các ông cũng là những người đầu tiên đưa ra cách phân loại vân môi mà được các nhà vân môi học sau nay sử dụng nhiều nhất, có 5 loại vân môi: Loại 1: Rãnh thằng hết bề dày môi Loại 1’: Rãnh thẳng không hết bề dày môi Loại 2: Rãnh phân nhánh Loại 3: Rãnh giao nhau Loại 4: rãnh lưới Loại 5: Các dạng khác Những năm sau này vân môi được nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau như: Đức, Nga, Ba Lan, Tây Ban Nha, Sivapathasundharam(4) 2001 ở Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc, Nhật. Các kết quả nghiên cứu đều xác nhận: giống như vân tay, vân môi ở mỗi người mang tính đặt trưng riêng biệt. Nó củng cố cho việc sử dụng vân môi để xác định tội phạm, nhưng lại chưa được công nhận như một bằng chứng khoa học trên tòa án. Cần có nhiều nghiên cứu về vân môi hơn nữa nhằm tập hợp, giải thích, và chứng minh tính duy nhất của vân môi. Ở Việt Nam có một số nghiên cứu về môi, nhưng chủ yếu là kích thước môi. Chỉ có một vài nghiên cứu của Lê Văn Cường, Võ Huỳnh Trang(1) để phân loại vân môi, nhưng chỉ tập trung trên đối tượng sinh viên. Với mong muốn bổ sung về đặc điểm vân môi của người Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Vân môi người Việt Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Mục tiêu nghiên cứu - Phân loại và tính tỉ lệ các dạng vân môi. - So sánh vân môi ở nam giới và nữ giới. - Xác định vân môi mang tính đặc trưng duy nhất của cá thể. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Công trình nghiên cứu trên 1618 người dân được chọn ngẫu nhiên ở 8/13 tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ 5 - 82 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: - Chụp hình vân môi bằng máy chụp hình 171 kỹ thuật số Olympus C 60 6.1MP. - Sau đó quan sát vân môi chụp được phóng đại trên màn hình máy vi tính. - Ghi nhận hình dạng các rãnh vân môi ở vùng 1/3 giữa môi dưới, phân loại các dạng rãnh ghi nhận được và tính tỉ lệ của chúng - So sánh vân môi ở nam và nữ. - Phân 12 khu vực vân môi đểxây dựng mô hình vân môi - Mã hóa các dạng vân môi để nhập dữ liệu vào chương trình Excel 2007, sử dụng hàm tìm kiếm theo dòng (Hlookup horizontal lookup) đểxác định mẫu vân môi giống nhau. - Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0. Phân vùng và khu vực môi ñỏ Mô hình vân môi KẾT QUẢ Qua khảo sát vân môi của 1618 người dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi có kết quả như sau: Số liệu chung Bảng 1: Giới tính trong mẫu nghiên cứu Giới Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Nam 734 45,4 Nữ 884 54,6 Tổng cộng 1618 100 Bảng 2: Dân tộc trong mẫu nghiên cứu Dân tộc Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Kinh 1013 62,6 Khmer 305 18,9 Chăm 300 18,5 Tổng cộng 1618 100 Phân loại và tỉ lệ vân môi Qua khảo sát 1618 mẫu vân môi của ba dân tộc Kinh, Khmer, Chăm ở các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi phân được thành 8 dạng rãnh vân môi, các dạng rãnh này được ký hiệu bằng các số la mã từ I đến VIII. Vùng 1/3 giữa của môi dưới là vùng chính được chúng tôi chọn để tính tỉ lệ các dạng vân môi. Bảng 2: Các dạng và tỉ lệ vân môi Vân môi Kết quả N 1342 Dạng I: Rãnh thẳng (Đi hết bề dầy môi hoặc không) Tỉ lệ (%) 82.9 N 84 Dạng II: Rãnh phân nhánh (Đi hết bề dầy môi hoặc không) Tỉ lệ (%) 5,2 N 8 Dạng III: Giao rãnh Tỉ lệ (%) 0,5 N 16 Dạng IV: Lưới rãnh Tỉ lệ (%) 1,0 N 9 Dạng V: Rãnh hình sao Tỉ lệ (%) 0,58 N 1 Dạng VI: Có rãnh ngang Tỉ lệ (%) 0,06 N 1 Dạng VII: Không qui tắc Tỉ lệ (%) 0,06 N 157 Dạng VIII: Không có rãnh (hoặc chỉ có 1 rãnh thẳng ở giữa) Tỉ lệ (%) 9,7 Bảng 3: Tỉ lệ các cấu trúc khác đi kèm với vân môi Kết quả Cấu trúc ñi kèm N Tỉ lệ (%) 172 Củ môi (Chỉ có ở môi trên) 354 21,9 Xoắn môi 66 4,1 Nốt vàng 81 5,1 Vân môi và giới tính Bảng 4: Tỉ vân môi theo giới tính Khu vực 1/3 giữa môi dưới Dạng vân môi Nam Nữ P N 620 722 Dạng I Tỉ lệ (%) 84,5 81,7 N 33 51 Dạng II Tỉ lệ (%) 4,5 5,8 N 5 3 Dạng III Tỉ lệ (%) 0,7 0,3 N 7 9 Dạng IV Tỉ lệ (%) 0,9 1,0 N 7 2 Dạng V Tỉ lệ (%) 0,9 0,2 N 00 1 Dạng VI Tỉ lệ (%) 0,0 0,1 N 1 00 Dạng VII Tỉ lệ (%) 0,2 0,0 N 61 96 Dạng VIII Tỉ lệ (%) 8,3 10,9 > 0,05 Xác định vân môi mang tính đặc trưng duy nhất của cá thể Hàm tìm kiếm theo dòng trong bảng tinh Excel 2007 cho kết quả không có mô hình vân môi nào giống mô hình vân môi nào. BÀN LUẬN Số liệu chung Do mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nên tỉ lệ giữa nam là 45,4% (734 người) và nữ là 54,6% (884 người); chệnh lệch nhau hơn 9%. Dân tộc Kinh chiếm nhiều nhất 62,6%. Dân tộc Khmer 18,9%, dân tộc Chăm 18,5%. Phân loại và tỉ lệ vân môi Khu vực giữa môi dưới được xem là nơi có thể nhìn thấy trong bất cứ tình huống nào, đồng thời cũng là nơi dễ dàng để lại dấu vân môi nhiều nhất, nên vùng này được các nhà nghiên cứu vân môi trên thế giới chọn làm vùng quyết định ghi nhận dấu vân môi. Theo y văn, chúng tôi cũng chọn khu vực 1/3 giữa môi dưới là khu vực quyết định để đọc rãnh khi tính tỉ lệ rãnh, và mẫu rãnh tùy thuộc vào tính vượt trội có thể đếm được của các dạng rãnh tại khu vực này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 8 dạng vân môi. Trong đó dạng I rãnh thẳng chiếm cao nhất và vượt trội 82,9%; các dạng khác có tỉ lệ giảm dần theo thứ tự: dạng VIII không rãnh 9,7%; dạng II rãnh phân nhánh 5,2%; dạng IV lưới rãnh 1%; dạng V rãnh sao 0,58%; dạng III lưới rãnh 0,5%; dạng VI rãnh ngang và dạng VII rãnh không qui tắc là thấp nhất với 0,06%. Cách phân dạng này giống với Suzuki và Tsuchihasshi bốn dạng đầu: rãnh thẳng, rãnh phân nhánh, giao rãnh và lưới rãnh. Dạng V của các tác giả này bao gồm những dạng rãnh còn lại khác với bốn dạng trước. Nhưng ở đây chúng tôi đã phân thành bốn dạng khác là rãnh sao, rãnh ngang, rãnh không qui tắc và không rãnh, vì các dạng rãnh này khác nhau và có thể phân biệt dễ dàng, đồng thời một số dạng rãnh lại mang tính đặc trưng của dân tộc hay lứa tuổi. Bảng 5: So sánh dạng vân môi với các tác giả khác Dạng vân môi Chúng tôi (%) Lê V. Cường (%) Tsuchihasshi (%) Sivapatha sundharam (%) Rãnh thẳng 82,9 58,1 26,75 27,04 Phân nhánh 5,2 13,2 21,0 12,76 Giao rãnh 0,5 9,0 32,55 41,33 Lưới rãnh 1,0 3,6 12,75 10,71 Rãnh sao 0,58 Rãnh ngang 0,06 Rãnh không qui tắc 0,06 Không rãnh 9,7 10,4 16,6 6,95 8,16 Tác giả Lê Văn Cường(1) nghiên cứu trên 220 173 sinh viên Đại học Y Dược TP HCM ghi nhận dạng rãnh thẳng chiếm cao nhất giống với chúng tôi. Còn Tsuchihasshi nghiên cứu trên 64 người Nhật và Sivapathasundharam nghiên cứu trên 200 người Aán Độ thì dạng giao rãnh là phổ biến nhất, sau đó mới tới rãnh thẳng, trong khi kết quả của chúng tôi thì giao rãnh xuất hiện rất thấp. Hai tác giả này có dạng V là dạng các rãnh khác, chiếm 8,16%. Nhưng chúng tôi và tác giả Lê Văn Cường đã chia thêm 4 dạng nữa. Dạng II của tác giả Lê Văn Cường là rãnh thẳng và có củ môi trên, nhưng qua khảo sát chúng tôi ghi nhận củ môi trên có thể xuất hiện cùng với các dạng rãnh khác như giao rãnh, rãnh phân nhánh, nên chúng tôi không xếp vào phân loại dạng rãnh mà chúng tôi tách chúng vào nhóm các cấu trúc đi kèm với vân môi. Tỉ lệ xuất hiện củ môi trong nghiên cứu của chúng tôi là 21,9% cao hơn ghi nhận tỉ lệ củ môi của tác giả là 15,9% Tác giả Ludwig Hirth(4) nghiên cứu trên 500 người Đức, ông ghi nhận 31,2% vân môi có hình xoắn ốc, và có 3 dạng: 1 xoắn ốc ở giữa môi trên, 2 xoắn ốc ở môi dưới, 3 xoắn ốc: 1 ở môi trên, 2 ở môi dưới. Kết qua ûcủa chúng tôi, chỉ có 4,1% vân môi có xoắn ốc, và 4 dạng: 2 xoắn ở môi dưới, 2 xoắn ở môi trên, 1 xoắn nằm một bên ở môi dưới, 1 xoắn ở môi trên. Một cấu trúc mới mà chúng tôi ghi nhận được là môi có nốt vàng, các nốt có thể chiếm gần hết diện tích phần môi đỏ, hoặc rải rác vài nốt; có thể xếp thành chuỗi hoặc hợp lại thành đám nằm hai bên môi đỏ; có thể thấy ở môi trên hoặc môi dưới hoặc cả hai môi. Tỉ lệ xuất hiện nốt vàng chiếm 5,1% trong mẫu. Vân môi và giới tính Theo bảng 3.4, tỉ lệ vân môi ở nam và nữ gần tương đương nhau, có sự chênh lệch nhưng không nhiều. Ở nam thứ tự xuất hiện các dạng giống như thứ tự xuất hiện chung các dạng vân môi, dạng I chiếm cao nhất, đến dạng VIII, rồi dạng II, dạng IV, dạng V, dạng III, dạng VII, dạng VI. Nhưng ở nữ thì thứ tự này có thay đổi, bốn dạng đầu giống mẫu chung, nhưng tiếp theo là dạng III rồi mới dạng V, dạng VI và VII không ghi nhận xuất hiện ở nữ. Tuy nhiên sự khác nhau về tỉ lệ và thứ tự xuất hiện các dạng rãnh không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05. Khi so sánh riêng dạng vân môi của nam và nữ với các tác giả, theo bảng 4.2 thì kết quả của chúng tôi là dạng rãnh thẳng phổ biến nhất ở cả hai giới, điều này giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Văn Cường trên người Việt Nam. Còn trên người Nhật, theo Tsuchihashi thì giao rãnh là dạng phổ biến nhất, dạng rãnh thẳng chỉ xếp thứ 2. Nghiên cứu của chúng tôi thì ghi nhận dạng giao rãnh và dạng lưới rãnh xuất hiện với tỉ lệ rất thấp, chưa tới 1% ở cả hai giới. Bảng 6: So sánh dạng vân môi với các tác giả khác ở nam và nữ Chúng tôi Lê Văn Cường Tsuchihashi Dạng vân môi Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Rãnh thẳng 84,5 81,7 58,6% 57,7% 27,3% 26,2% Phân nhánh 4,5 5,8 13,4% 12,9% 18,2% 23,8% Giao rãnh 0,7 0,3 9,6% 8,6% 31,3% 33,3% Lưới rãnh 0,9 1,0 4,8% 2,5% 13,6% 11,9% Rãnh sao 0,9 0,2 Rãnh ngang 0,0 0,1 10,5% 13,6% Không qui tắc 0,2 0,0 Không rãnh 8,3 10,9 9,1% 4,8% Củ môi 19,8 23,6 14,4% 17,2% Xác định vân môi mang tính đặc trưng duy nhất của cá thể Để có thể kết luận không có vân môi của người nào giống người nào trong 1364 người Nhật mà mình nghiên cứu, Tsuchihasshi đã xây dựng sơ đồ cho các rãnh vân môi dựa theo qui ước ghi sơ đồ răng với bốn vùng: 1/4 trên (P); 1/4 trên (T); 1/4 dưới (P); 1/4 dưới (T); các rãnh vân môi sẽ được bà ghi nhận theo 6 dạng phân loại của bà lên 4 vùng trên. Tsuchihashi gọi đây là mô hình vân môi. Từ đó bà đã kết luận: không có vân môi nào có cùng mô hình trong nghiên cứu của mình. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân vân môi thành 12 khu vực như trên đã mô tả, 8 dạng vân mơi sẽ được ghi nhận trên 12 khu vực này. Vì vân môi rất đa dạng và phong phú, nên tuy cùng một dạng rãnh nhưng chúng có thể khác nhau về chiều 174 dài, độ rộng, độ nông sâu, nên để chi tiết thêm các dạng rãnh, 4/8 dạng lớn này được phân thành các dạng nhỏ hơn, và ký kiệu dấu “'” hay “a” hoặc “b” để phân biệt vài đặc điểm khác nhau trong dạng đó. Với cách phân chia này chúng tôi có 16 dạng nhỏvà được mã hóa từ số 1 đến 16 khi nhập vào bảng tính Excel. Khi xây dựng mô hình vân môi, chúng tôi ghi nhận 1 đến 2 dạng rãnh trên một khu vực. Khi tạo bảng tính Excel thì với một khu vực vân môi chúng tôi có hai cột ghi nhận hai dạng rãnh này, nên với 12 khu vực môi, chúng tôi có 24 cột dạng rãnh vân môi. Mỗi cấu trúc củ môi, xoắn môi, nốt vàng cũng được xây dựng thành cột. Tổng cộng chúng tôi có 25 cột và1618 dòng trong bảng tính Excel. Với việc sử dụng hàm tìm kiếm theo dòng, chúng tôi có kết quả không dòng nào giống dòng nào tức là không có mô hình vân môi nào giống mô hình vân môi nào. Điều này chứng minh trong 1618 người Việt Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long không có vân môi của người nào giống người nào. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu vân môi của 1618 người Việt Nam ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi ghi nhận: Có 8 dạng vân môi - Dạng I rãnh thẳng phổ biến nhất chiếm 82,9%%. - Củ môi có thể kết hợp với các dạng khác, và xuất hiện với tỉ lệ21,9%. - Xoắn môi xuất hiện 4,1% và gặp bốn dạng: 1 xoắn ở môi trên, 1 xoắn ở một bên môi dưới, 2 xoắn ở môi trên, 2 xoắn ở môi dưới. Không có sự khác nhau về vân môi giữa nam và nữ: dạng I phổ biến nhất ở cả hai giới. Vân môi khác nhau giữa các cá thể khác nhau hay nói cách khác là vân môi mang tính đặc trưng duy nhất của cá thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Cường.(2005). Hình thái vân môi của 220 sinh viên Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Y Học TP. Hồ Chí Minh, Hội nghị Khoa học Kỹ thuật lần thứ 22, chuyên đề Y học cơ sở. Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh. Phụ bản số 1, tập 9, tr: 1 - 5. 2. Santos M.(1967). A supplementary stomatological means of identification, Int. Microform. J. Leg. Med, 2. 3. Snyder L.(1950).Homicide Investigation. Thomas Springfield, III, pp: 65. 4. Sivapathasundharam B. and Prakash P.A.(2001).Lip prints (Cheiloscopy). Indian Journal of Dental Research, 12 (4), pp: 234 - 237. 5. Suzuki K., Suzuki H., and Tsuchihashi Y.(1970). New attempt of personal identification by means of lip print. Journal of the Indian Dental Association, 42 (1), 1970, pp: 8 - 9. 6. Tsuchihashi Y.(1974).Studies on personal identification by means of lip prints. Forensic Science, 3 (3), pp: 233 - 248. 175

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_moi_cua_nguoi_viet_nam_vung_dong_bang_song_cuu_long.pdf
Tài liệu liên quan