Kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con của bà mẹ có trẻ ởcác trường mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm học 2013 – 2014

Theo dõi cân nặng của trẻ là việc làm cần thiết. Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo cần được theo dõi cân nặng mỗi 3 tháng để sớm phát hiện các dấu hiệu đứng cân hoặc sụt cân, từ đó điều chỉnh dinh dưỡng cho hợp lý. Trẻ học ở các trường mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho được nhà trường theo dõi cân nặng mỗi 3 tháng. Tuy nhiên kết quả khảo sát có đến 12,2% các bà mẹ không biết được cân nặng của con mình trong 3 tháng qua. Nghiên cứu trước đó của tác giả Đoàn Thị Kim Ngân cũng có kết quả tương tự (17,3% các bà mẹ không theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên)(2). Điều này cho thấy cũng có không ít các bà mẹ không hiểu đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của việc theo dõi cân nặng của trẻ. Ảnh hưởng của SDD đối với trẻ Theo kết quả khảo sát thì tỉ lệ các bà mẹ không biết SDD làm cho trẻ dễ bệnh tật là 15,1%, không biết SDD ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ là 9,3% và 0,8% các bà mẹ cho rằng SDD không ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Tính chung, tỉ lệ các bà mẹ không biết được những ảnh hưởng của SDD đối với trẻ là 19,2%. Điều này cho thấy cũng không ít các bà mẹ không quan tâm đến SDD ở trẻ em. Do đó phải tăng cường tuyên truyền kiến thức về SDD cho các bà mẹ để họ biết được và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt hơn, phòng tránh được tình trạng SDD.

pdf9 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con của bà mẹ có trẻ ởcác trường mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm học 2013 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 43 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH NUÔI CON CỦA BÀ MẸ CÓ TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG NĂM HỌC 2013 – 2014 Tạ Văn Trầm*, Trần Quang Dư* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con không đúng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Tỉ lệ các bà mẹ có kiến thức chung không đúng là 29,8%, có thái độ chung không đúng là 41,4%, có thực hành chung không đúng là 27,3%. Kết luận: Kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con của bà mẹ vẫn chưa cao. Từ khóa: Suy dinh dưỡng, kiến thức, thái độ, thực hành. ABSTRACT KNOWLEDGE, ATTITUDE, PRACTICE OF MOTHER WITH CHILD IN NURSERY SCHOOL IN MY THO CITY, TIEN GIANG PROVINCE IN 2013 – 2014 Tran Quang Du, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015: 42 - 50 Objectives: Determining the rate of mothers with incorrect knowledge, attitude, practice. Methods: Cross-sectional descriptive. Results: Percentage of mothers with incorrect knowledge was 29.8%, the general incorrect attitude is 41.4%, the common incorrect practice is 27.3%. Conclusion: Knowledge, attitudes and practices of mothers in raising children is not high Key words: Malnutrition, knowledge, attitude, practice. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự triển khai có hiệu quả của nhiều chương trình phòng chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em, sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành của các bậc cha mẹ trong vấn đề nuôi dưỡng con trẻ, tỉ lệ trẻ SDD đã giảm nhiều nhưng vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện nay SDD vẫn là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Năm 2011 theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (QNĐLHQ), số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là 165 triệu, SDD thể nhẹ cân là 101 triệu và trong khoảng 3 triệu trẻ tử vong trên toàn thế giới thì hơn một phần ba số trường hợp liên quan đến SDD. Do đó TCYTTG đã đưa ra mục tiêu giảm tỉ lệ SDD trẻ em xuống dưới 15% vào năm 2015. Tuy nhiên, mục tiêu này khó có thể đạt được một cách dễ dàng vì giảm tỉ lệ SDD không chỉ phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế, giảm bớt đói nghèo mà còn phụ thuộc nhiều vào những nỗ lực làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng. Theo nhiều y văn, một trong những nguyên nhân hàng đầu của SDD là do kiến thức và phương pháp nuôi con của các bà mẹ chưa đúng(12). Mục tiêu của “Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020” là nâng cao * Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm ĐT: 0913771779, Email: tavantram@gmail.com. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Chuyên Đề Nhi Khoa 44 hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý, trong đó nâng cao tỉ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ đạt 60% vào năm 2015. Vì vậy trong những năm qua, kế hoạch dinh dưỡng quốc gia tập trung nhiều vào việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức, thực hành về dinh dưỡng mà người dân có thể thực hiện được bằng khả năng và phương tiện sẵn có tại gia đình. Mỹ Tho là thành phố trung tâm của tỉnh Tiền Giang, có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển và được tập trung đầu tư nhiều nhất của tỉnh. Năm 2013, thành phố Mỹ Tho hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục mầm non. Đây là một điều kiện rất tốt để thành phố triển khai các chương trình giáo dục, chăm sóc sức khỏe trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo có hiệu quả hơn. Đồng thời đó cũng là điều kiện thuận lợi để việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về y tế cho các bà mẹ được tốt hơn. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi của tỉnh Tiền Giang năm 2012 là 13,9%, thể thấp còi là 26,4%. Mặc dù SDD trẻ em vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng cần can thiệp tích cực nhưng từ trước đến nay, tại Tiền Giang nói chung và thành phố Mỹ Tho nói riêng, chưa có công trình nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con của các bà mẹ. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con không đúng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dân số chọn mẫu Trẻ đang học ở các trường mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm học 2013 - 2014 và bà mẹ của những trẻ này. Tiêu chí chọn mẫu Trẻ đang học ở các lớp được chọn trong các trường mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2014 và các bà mẹ có con được chọn. Tiêu chí loại trừ Trẻ có tên trong các lớp được chọn nhưng không đi học vào thời điểm thực hiện nghiên cứu; Bà mẹ không biết chữ; Bà mẹ không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Xử lý và phân tích dữ liệu Phần mềm SPSS 16.0. KẾT QUẢ Đặc điểm kiến thức nuôi con của bà mẹ Bảng 1: Kiến thức nuôi con của bà mẹ qua từng nội dung khảo sát (n = 1063) Kiến thức Tần số Tỉ lệ (%) Loại thức ăn tốt nhất đối với trẻ Sữa mẹ 1003 94,4 Sữa hộp 20 1,9 Bột 7 0,6 Thức ăn khác 24 2,3 Không biết 9 0,8 Thời gian cho trẻ bú mẹ sau sinh Trong giờ đầu 887 83,4 Từ 2 – 24 giờ 140 13,2 Sau 24 giờ 31 2,9 Không biết 5 0,5 Thức ăn bổ sung trong 6 tháng đầu Cần thiết 266 25,0 Không cần thiết 790 74,3 Không biết 7 0,7 Thời điểm cho trẻ ăn dặm Trước 6 tháng 64 6,0 Từ 6 tháng 641 60,3 Sau 6 tháng 357 33,6 Không biết 1 0,1 Thời điểm cai sữa mẹ Trước 12 tháng tuổi 83 7,8 Từ 12 – 24 tháng tuổi 608 57,2 Sau 24 tháng tuổi 369 34,7 Không biết 3 0,3 Nhóm thức ăn trong bữa ăn (nhiều lựa chọn) Đường, bột 887 83,4 Đạm 1006 94,6 Béo 750 70,6 Xơ, vitamin, khoáng chất 978 92,0 Không biết 6 0,6 Bổ sung vitamin A cho trẻ Cần thiết 1028 96,7 Không cần thiết 20 1,9 Không biết 15 1,4 Cách tẩy giun cho trẻ 1 lần duy nhất 7 0,7 3 tháng một lần 79 7,4 6 tháng một lần 867 81,6 1 năm một lần 105 9,9 Không biết 5 0,4 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 45 Kiến thức Tần số Tỉ lệ (%) Ảnh hưởng của SDD (nhiều lựa chọn) Làm trẻ dễ bệnh tật 902 84,9 Ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể 1022 96,1 Ảnh hưởng sự phát triển trí thông minh 964 90,7 Không ảnh hưởng nghiêm trọng 9 0,8 Không biết 8 0,7 Bảng 2: Tỉ lệ kiến thức nuôi con không đúng của bà mẹ (n = 1063) Nội dung Tần số Tỉ lệ % Không biết thời điểm cho trẻ cai sữa mẹ 694 65,3 Không biết thời điểm cho trẻ ăn dặm 422 39,7 Không biết bữa ăn của trẻ có đủ 4 nhóm thức ăn 328 30,9 Không biết chế độ dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu 273 25,7 Không biết ảnh hưởng của SDD đối với trẻ 204 19,2 Không biết cách tẩy giun cho trẻ 196 18,4 Không biết thời gian cho trẻ bú sau sinh 176 16,6 Không biết sữa mẹ là tốt nhất đối với trẻ 60 5,6 Không biết trẻ dưới 5 tuổi cần bổ sung vitamin A 35 3,3 Bảng 3: Kiến thức chung về cách nuôi con của bà mẹ (n = 1063) Biến số Tần số Tỉ lệ % Kiến thức chung đúng (7 - 9 điểm) 746 70,2 Kiến thức chung không đúng (0 - 6 điểm) 317 29,8 Đặc điểm thái độ nuôi con của bà mẹ Bảng 4: Thái độ của bà mẹ qua từng nội dung khảo sát (n = 1063) Thái độ Tần số Tỉ lệ (%) Trẻ dưới 6 tháng chỉ cần bú mẹ Đồng ý 786 73,9 Không đồng ý 225 21,2 Không ý kiến 52 4,9 Cho trẻ bú mẹ ít nhất đến 24 tháng Đồng ý 780 73,4 Không đồng ý 222 20,9 Không ý kiến 61 5,7 Cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ Đồng ý 1059 99,6 Không đồng ý 1 0,1 Không ý kiến 3 0,3 Bảng 5: Thái độ chung của bà mẹ (n = 1063) Biến số Tần số Tỉ lệ (%) Thái độ chung đúng (3 điểm) 623 58,6 Thái độ chung không đúng (0 - 2 điểm) 440 41,4 Đặc điểm thực hành nuôi con của bà mẹ Bảng 6: Thực hành của bà mẹ qua từng nội dung khảo sát (n = 1063) Thực hành Tần số Tỉ lệ (%) Nuôi con bằng sữa mẹ Có 1033 97,2 Không 30 2,8 Thời điểm cai sữa cho trẻ Trước 24 tháng 678 63,8 Sau 24 tháng 333 31,3 Không nhớ 52 4,9 Thêm dầu vào bữa ăn ngày hôm qua của trẻ Có 823 77,4 Không 206 19,4 Không nhớ 34 3,2 Cho trẻ ăn rau trong ngày hôm qua Có 1022 96,1 Không 33 3,1 Không nhớ 8 0,8 Đưa trẻ đi tiêm ngừa Đầy đủ 1040 97,8 Không đầy đủ 23 2,2 Tẩy giun cho trẻ trong 6 tháng qua Có 929 87,4 Không 118 11,1 Không nhớ 16 1,5 Theo dõi cân nặng của trẻ Khoảng 3 tháng 899 84,6 3 tháng - 1 năm 92 8,6 Hơn 1 năm 33 3,1 Không nhớ 39 3,7 Bảng 7: Tỉ lệ bà mẹ thực hành nuôi con không đúng Thực hành không đúng N Tần số Tỉ lệ (%) Cai sữa mẹ trước 24 tháng tuổi 1011 678 67,1 Không bổ sung dầu ăn 1029 206 20,0 Không theo dõi cân nặng của trẻ 1024 125 12,2 Không tẩy giun cho trẻ 1047 118 11,3 Không cho trẻ ăn rau 1055 33 3,1 Không nuôi con bằng sữa mẹ 1063 30 2,8 - Không tiêm ngừa cho trẻ 1063 23 2,2 : không tính những trường hợp bà mẹ có câu trả lời là không nhớ. Bảng 8: Thực hành chung về cách nuôi con của bà mẹ (n = 952) Biến số Tần số Tỉ lệ % Thực hành chung đúng (6 - 7 điểm) 692 72,7 Thực hành chung không đúng (0 - 5 điểm) 260 27,3 BÀN LUẬN Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ qua các nội dung khảo sát. Sữa mẹ Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và phù hợp nhất đối với trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đầy đủ chất Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Chuyên Đề Nhi Khoa 46 dinh dưỡng cần thiết cho trẻ với một tỉ lệ cân đối, dễ hấp thu nhất là Protein, Lipid, vitamin A và nhiều tố chất sinh học mà thức ăn khác không thể có như kháng thể, Enzym sinh học, bạch cầu giúp cơ thể trẻ chống nhiễm khuẩn trong thời kỳ đầu khi sức đề kháng của trẻ chưa hoàn chỉnh. Mặt khác cho trẻ bú sữa mẹ còn mang lại những tiện lợi về kinh tế, gắn bó tình cảm mẹ con. Trong những năm gần đây, ít có vấn đề trong dinh dưỡng trẻ em được quan tâm nhiều bằng nuôi con bằng sữa mẹ. TCYTTG và QNĐLHQ đã coi nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em(3,12). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có đến 94,4% các bà mẹ biết sữa mẹ là thức ăn phù hợp, tốt nhất cho trẻ và trong thực hành đã có đến 97,2% các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. So với các nghiên cứu trước đây thì tỉ lệ các này đã tăng lên đáng kể. Điều đó cho thấy các bà mẹ ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ và tỉ lệ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ cũng tăng lên. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi có 5,6% các bà mẹ không có kiến thức đúng về vấn đề này. Trong đó, tỉ lệ các bà mẹ cho rằng thức ăn tốt và phù hợp nhất với trẻ là thức ăn khác là 2,3%, sữa hộp là 1,9% và không biết thức nào tốt nhất cho trẻ là 0,8%. Vì vậy vai trò của sữa mẹ đối với trẻ vẫn là vấn đề cần quan tâm tại địa phương, cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến hơn nữa để nâng cao kiến thức cho bà mẹ và qua đó nâng cao tỉ lệ trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Thời điểm cho trẻ bú mẹ lần đầu sau sinh Hiện nay theo khuyến cáo của TCYTTG nên cho trẻ bú mẹ ngay trong vòng giờ đầu sau sinh và càng sớm càng tốt(12). Bởi vì như vậy trẻ sẽ sử dụng được sữa non, là loại sữa rất tốt, hoàn hảo về dinh dưỡng và các chất sinh học thích ứng với cơ thể trẻ. Hơn nữa, động tác bú của trẻ sẽ kích thích sự tiết sữa của người mẹ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 16,6% bà mẹ không có kiến thức đúng về vấn đề này. Cụ thể có 13,2% các bà mẹ cho rằng thời điểm trẻ bú mẹ lần đầu là 2 - 24 giờ sau sinh và đặc biệt có 2,9% các bà mẹ cho rằng thời điểm đó là vào ngày hôm sau (sau 24 giờ sau sinh). Các nghiên cứu trước đây cũng cho kết quả tương tự. Kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Sơn (năm 2004, cỡ mẫu 600) thì 8,8% các bà mẹ không biết được trẻ cần bú mẹ trong vòng giờ đầu sau sinh(4). Tỉ lệ này trong nghiên cứu của tác giả Thái Kim Yến (năm 2008, cỡ mẫu 802) là 18%(13) và nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Như Hoa (năm 2011, cỡ mẫu 404) là 10,5%(10). Nghiên cứu của tác giả Mohammed E. S. và cộng sự về kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con của 307 bà mẹ ở vùng nông thôn El-Minia, Governorate, Ai Cập thì có 16% các bà mẹ không đồng ý cho con bú sữa mẹ ngay sau sinh và trong thực hành có đến 25,8% các bà mẹ không cho trẻ bú sữa non(7). Điều này cho thấy vẫn còn một phần lớn các bà mẹ không có kiến thức đúng về việc cho trẻ bú mẹ sớm sau sinh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, kiến thức cho trẻ bú mẹ sớm sau sinh của bà mẹ có liên quan với tình trạng SDD của trẻ. Kết quả phân tích cho thấy con của những bà mẹ có kiến thức không đúng sẽ có tỉ lệ SDD thấp còi cao hơn so với con của bà mẹ có kiến thức đúng (p = 0,021). Đây là cơ sở thực tiễn để tăng cường phổ biến kiến thức này nâng cao hiểu biết cho bà mẹ và góp phần giảm tỉ lệ SDD ở trẻ. Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của TCYTTG và QNĐLHQ đã đưa ra bằng chứng khoa học về tính ưu việt của thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và khuyến nghị trẻ cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thay vì 4 tháng như trước đây(12). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 25,7% các bà mẹ có kiến thức không đúng về việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 47 tác giả Nguyễn Thị Như Hoa (20,4% bà mẹ có kiến thức không đúng)(10) và tác giả Nguyễn Lê Thành (25,1%)(8). Nghiên cứu của tác giả Oche M. O. và các cộng sự tại thị trấn Kware, bang Sokoto, Nigeria năm 2011 thì có 31% trong tổng số 179 bà mẹ có kiến thức đúng về bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu(11). Kiến thức của các bà mẹ về vấn đề này là chưa tốt. Do đó trong công tác tuyên truyền cần đặc biệt chú trọng đến kiến thức cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để nâng cao kiến thức đúng cho các bà mẹ. Kết quả phân tích cho thấy kiến thức về bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có liên quan với tình trạng SDD của trẻ. Con của những bà mẹ có kiến thức không đúng có tỉ lệ SDD nhẹ cân cao hơn so với con của bà mẹ có kiến thức đúng (p = 0,007). Do đó việc nâng cao kiến thức này cho các bà mẹ có ý nghĩa quan trọng tại địa phương. Tỉ lệ các bà mẹ có thái độ đúng về việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 73,9% và phù hợp với sự hiểu biết của họ (74,3%). Tuy nhiên cũng có 25,0% bà mẹ cho rằng trẻ cần được ăn thêm thức ăn khác và do đó cũng có 21,2% bà mẹ có thái độ không đồng ý với việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Có thể thấy các bà mẹ chưa thật sự hiểu đúng và tin tưởng vào việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà không cần cho thêm bất cứ thức ăn nào khác. Theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Sơn thì lý do các bà mẹ thường đưa ra là sợ trẻ sẽ khát nếu không cho trẻ uống nước, uống nước để rửa sạch miệng cho trẻ hoặc bú sữa mẹ đơn thuần sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng trẻ sẽ đói. Do đó cần phải có một chương trình truyền thông liên tục, lâu dài, giải thích thật khoa học, dễ hiểu về vấn đề này để các bà mẹ hiểu và thực hiện đúng. Một trong những nguyên nhân khác thường gặp khác của vấn đề này là do tính chất, yêu cầu của công việc đòi hỏi bà mẹ phải đi làm sớm nên không có thời gian để cho trẻ bú mẹ được đầy đủ. Hiện nay ở nước ta đã có chính sách tăng thời gian nghỉ hậu sản cho các bà mẹ lên 6 tháng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà mẹ chăm sóc con được tốt hơn và sẽ tăng được tỉ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nghiên cứu của tác giả Oche M. O. và các cộng sự tại thị trấn Kware, bang Sokoto, Nigeria năm 2011 thì có 31% trong tổng số 179 bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu(11), còn nghiên cứu của tác giả Wong H. J. và cộng sự thực hiện trên 274 trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo tại bang Terenggaru, Malaysia năm 2012 thì tỉ lệ này là 40,1%(15). Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2010 thì tỉ lệ trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn là rất thấp (19,6%)(1). Do đó Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 đã đặt ra mục tiêu nâng tỉ lệ này lên 27% vào năm 2015 và tiếp tục phấn đấu đạt 35% vào năm 2020. Đây thực sự là một thách thức đối với nước ta nói chung và với Tiền Giang nói riêng bởi nó đòi hỏi nhiều yếu tố và sự phối hợp của nhiều ban ngành. Thời điểm cho trẻ ăn dặm Thời điểm ăn dặm rất quan trọng đối với tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Cho trẻ ăn dặm sớm không có lợi cho sức khỏe của trẻ vì trước 6 tháng tuổi trẻ chưa cần đến thức ăn ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn khiến trẻ bú ít đi, sữa mẹ cũng sẽ tiết ra ít và trẻ mất nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Ngược lại nếu cho trẻ ăn dặm quá trễ sẽ không đáp ứng được nhu cầu phát triển của cơ thể trẻ và thiếu dinh dưỡng sẽ xảy ra. Khuyến cáo hiện nay của TCYTTG là bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6(12). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bà mẹ có kiến thức không đúng về thời điểm cho trẻ ăn dặm là 39,7%. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lương Ngọc Trương (năm 2013)(5) và của chúng tôi (năm 2014) thì tỉ lệ các bà mẹ có kiến thức không đúng về thời điểm cho trẻ ăn dặm là gần 40%, đều cao hơn kết quả của những nghiên cứu trước đó (trước năm 2008). Sự khác biệt này có thể giải thích do tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Trước đây những khuyến cáo về thời điểm cho trẻ ăn dặm là 4 - 6 tháng tuổi nhưng từ năm 2008 TCYTTG đưa ra khuyến cáo về thời điểm cho trẻ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Chuyên Đề Nhi Khoa 48 ăn dặm đúng là từ 6 tháng tuổi(12). Do đó những nghiên cứu đánh giá kiến thức không đúng của người mẹ theo tiêu chí này sẽ gặp khó khăn và sẽ có kết quả cao hơn. Nghiên cứu của tác giả Vyas S. và cộng sự thực hiện từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010 với 500 bà mẹ có con dưới 3 tuổi ở Hilly Terrain, Ấn Độ. Kết quả, tỉ lệ bà mẹ cho trẻ ăn dặm vào thời điểm trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi là 48,5%(14). Trong nghiên cứu của chúng tôi 6,0% các bà mẹ cho rằng thời điểm cho trẻ ăn dặm là trước 6 tháng tuổi và có khoảng một phần ba (33,6%) các bà mẹ cho rằng thời điểm này là sau 6 tháng tuổi. Do đó có thể thấy dù đánh giá theo tiêu chí nào thì kiến thức của các bà mẹ về vấn đề này là chưa tốt. Vì vậy cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thời điểm cho trẻ ăn dặm nhiều hơn nữa để các bà mẹ biết được và thực hành đúng. Thời điểm cai sữa mẹ TCYTTG khuyến cáo cho trẻ bú sữa mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi(3). Tuy nhiên trong thực tế đây còn là vấn đề khó thực hiện đối với các bà mẹ. Theo các nghiên cứu trước đây tỉ lệ các bà mẹ cho trẻ cai sữa mẹ đúng thời điểm là rất thấp. Nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Kim Ngân năm 2004 thì có đến 80% trong tổng số 600 bà mẹ cho con cai sữa mẹ trước 12 tháng tuổi(2). Kết quả nghiên cứu của tác giả Lương Thị Thu Hà năm 2008 thì tỉ lệ bà mẹ cho trẻ cai sữa mẹ trước 24 tháng là 86,3% và những trẻ được cai sữa mẹ trước 18 tháng tuổi có nguy cơ bị SDD nhẹ cân cao gấp 2,55 lần(6). Nghiên cứu của tác giả Lương Ngọc Trương năm 2013 trên 850 bà mẹ thì tỉ lệ này là 86%(5). Tuy nhiên theo nghiên cứu của tác giả Oche M. và các cộng sự tại thị trấn Kware, bang Sokoto, Nigeria năm 2011 thì có đến 70,4% trong 179 bà mẹ cho trẻ bú mẹ đến hơn 20 tháng tuổi(11). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ các bà mẹ cho rằng thời điểm cai sữa mẹ cho trẻ trước 12 tháng tuổi là 7,8%, từ 12 - 24 tháng tuổi là 57,2% và sau 24 tháng tuổi là 34,7%. Vì vậy trong thực hành thì đa số các bà mẹ cho trẻ cai sữa mẹ trước 24 tháng (67,1%) và chỉ có 32,9% các bà mẹ cho trẻ cai sữa mẹ sau 24 tháng. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức không đúng và thực hành cai sữa mẹ cho trẻ không đúng khá cao. Việc các bà mẹ cho con cai sữa sớm hơn khuyến cáo có thể vì chưa có kiến thức đúng, không nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề này hoặc do những khó khăn, tính chất công việc nên không thể duy trì cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi. Do đó cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thời điểm cho trẻ cai sữa mẹ, đồng thời có những giải pháp, chế độ hỗ trợ nhằm giúp đỡ các bà mẹ trong việc kéo dài thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Thành phần bữa ăn của trẻ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 30,9% các bà mẹ không biết bữa ăn hằng ngày của trẻ phải có đủ 4 nhóm thức ăn. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phước Hưng năm 2003 thì 73% trong tổng số 384 bà mẹ không có kiến thức đúng về vấn đề này(9). Nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Kim Ngân năm 2004 trên 600 bà mẹ thì tỉ lệ này là 62%(2). Khi xét mối liên quan giữa kiến thức về thành phần các nhóm thức ăn trong bữa ăn với tình trạng SDD của trẻ cho thấy những bà mẹ không biết bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thức ăn thì tỉ lệ SDD nhẹ cân của trẻ sẽ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với những bà mẹ có kiến thức đúng (p < 0,001). Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Kim Ngân, những bà mẹ không biết về vấn đề này thì nguy cơ SDD nhẹ cân của trẻ tăng 3,18 lần(2). Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phước Hưng thì những bà mẹ không biết thành phần bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thức ăn thì mức độ SDD thể nhẹ cân của trẻ sẽ nặng hơn(9). Khi chúng tôi khảo sát về bữa ăn trong ngày hôm qua của trẻ thì có 3,1% các bà mẹ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 49 không cho trẻ ăn rau và 20,0% các bà mẹ không thêm dầu hoặc mỡ vào trong các bữa ăn của trẻ. Kết quả này phù hợp với phần kiến thức của bà mẹ khi có 8,0% các bà mẹ không biết trong mỗi bữa ăn của trẻ cần có chất xơ, vitamin và 29,4% không biết cần có chất béo trong bữa ăn hằng ngày của trẻ. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phước Hưng về bữa ăn hằng ngày của trẻ thì tỉ lệ bà mẹ không cho trẻ ăn rau xanh là 15,0%, không cho ăn dầu, mỡ là 34,2%(9). Có thể thấy đa số các bà mẹ có kiến thức và thực hành tốt về việc cho trẻ ăn rau xanh nhưng kiến thức và thực hành về việc cho trẻ ăn dầu, mỡ thì chưa tốt. Kết quả phân tích cho thấy những bà mẹ thực hành không đúng về vấn đề này thì tỉ lệ SDD nhẹ cân của trẻ sẽ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với những bà mẹ có thực hành đúng (p < 0,001). Kết quả nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Kim Ngân thì những trẻ không được bổ sung dầu ăn hoặc mỡ vào các bữa ăn thì nguy cơ SDD nhẹ cân tăng 1,48 lần(2). Điều này cho thấy việc cho trẻ ăn thức ăn thuộc nhóm chất béo hằng ngày là rất quan trọng. Hiện nay nhiều người cho rằng các thức ăn thuộc nhóm chất béo như dầu thực vật, mỡ động vật là một trong những nguy cơ của bệnh tim mạch, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên họ không cho rằng đó là nhóm thức ăn cần thiết và rất hạn chế sử dụng. Tuy nhiên chất béo là nhóm thức ăn cung cấp năng lượng, giúp hấp thụ các vitamin tan trong dầu. Trong mỗi bữa ăn của trẻ cần phải có đủ 4 nhóm chất cơ bản thì mới cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho sự phát triển của cơ thể. Do đó cần tăng cường tuyên truyền phổ biến hơn nữa vai trò của chất béo đối với cơ thể cũng như việc sử dụng nhóm thức ăn chất béo cùng các nhóm thức ăn khác với một tỉ lệ hài hòa trong mỗi bữa ăn của trẻ là điều rất cần thiết. Tiêm ngừa cho trẻ Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết các bà mẹ đều đồng ý với việc cho trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ theo lịch tiêm chủng (99,6%), chỉ có 0,4% các bà mẹ không có thái độ đúng đối với vấn đề này. Trong phần thực hành chỉ có 2,2% các bà mẹ không đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ. Nghiên cứu của tác giả Thái Kim Yến thực hiện năm 2007 cũng cho kết quả tương tự khi chỉ có 2,0% trong tổng số 802 bà mẹ không đưa con đi tiêm ngừa đầy đủ(13). Có thể thấy hầu hết các bà mẹ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm ngừa cho trẻ và đã thực hiện rất tốt. Bổ sung vitamin A cho trẻ Vitamin A là một thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chất béo cần thiết cho sự hấp thu vitamin A, chất đạm cần thiết cho việc sử dụng vitamin A. Do đó có thể xem thiếu vitamin A là chỉ số đánh giá chung thiếu dinh dưỡng. Hiện nay nước ta đang triển khai chương trình cho trẻ dưới 5 tuổi uống vitamin A liều cao mỗi năm 2 lần để đề phòng thiếu vitamin A. Đây là biện pháp hữu hiệu đang được áp dụng ở nhiều nước, nhưng cần xem đây là một biện pháp ngắn hạn còn biện pháp chính vẫn là hướng dẫn cách nuôi con hợp lý với việc nuôi con bằng sữa mẹ và cung cấp các thực phẩm giàu vitamin A và Caroten. Kết quả nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Kim Ngân thì có đến 43,2% các bà mẹ không biết được lợi ích của vitamin A và 14,7% các bà mẹ không cho trẻ uống vitamin A mỗi 6 tháng(2). Theo nghiên cứu của tác giả Thái Kim Yến thì tỉ lệ này chỉ là 7,0%(13). Trong nghiên cứu của chúng tôi 3,3% các bà mẹ không có kiến thức đúng về việc bổ sung vitamin A cho trẻ. Tẩy giun cho trẻ Nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra SDD, thiếu vi chất dinh dưỡng. Đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển do điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo. Nhiễm giun làm cho trẻ chán ăn, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, thiếu máu và gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Ở nước ta, chương Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Chuyên Đề Nhi Khoa 50 trình tẩy giun mỗi 6 tháng được áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi. Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn bổ sung vitamin A cho trẻ 6 - 60 tháng tuổi kết hợp với tẩy giun cho trẻ 12 - 60 tháng tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 18,4% các bà mẹ không biết được cách tẩy giun cho trẻ và trong thực hành có 11,3% các bà mẹ không tẩy giun cho trẻ trong 6 tháng qua. Đây là một kết quả đáng mừng, cho thấy các bà mẹ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tẩy giun cho trẻ và đã thực hành khá tốt. Kết quả phân tích cho thấy những trẻ không tẩy giun trong 6 tháng qua có tỉ lệ SDD nhẹ cân và SDD thấp còi đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với những trẻ được tẩy giun (p < 0,001 và p = 0,001). Điều này cho thấy tẩy giun cho trẻ là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực tại địa phương và cần được chú trọng phổ biến, triển khai. Theo dõi cân nặng của trẻ Theo dõi cân nặng của trẻ là việc làm cần thiết. Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo cần được theo dõi cân nặng mỗi 3 tháng để sớm phát hiện các dấu hiệu đứng cân hoặc sụt cân, từ đó điều chỉnh dinh dưỡng cho hợp lý. Trẻ học ở các trường mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho được nhà trường theo dõi cân nặng mỗi 3 tháng. Tuy nhiên kết quả khảo sát có đến 12,2% các bà mẹ không biết được cân nặng của con mình trong 3 tháng qua. Nghiên cứu trước đó của tác giả Đoàn Thị Kim Ngân cũng có kết quả tương tự (17,3% các bà mẹ không theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên)(2). Điều này cho thấy cũng có không ít các bà mẹ không hiểu đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của việc theo dõi cân nặng của trẻ. Ảnh hưởng của SDD đối với trẻ Theo kết quả khảo sát thì tỉ lệ các bà mẹ không biết SDD làm cho trẻ dễ bệnh tật là 15,1%, không biết SDD ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ là 9,3% và 0,8% các bà mẹ cho rằng SDD không ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Tính chung, tỉ lệ các bà mẹ không biết được những ảnh hưởng của SDD đối với trẻ là 19,2%. Điều này cho thấy cũng không ít các bà mẹ không quan tâm đến SDD ở trẻ em. Do đó phải tăng cường tuyên truyền kiến thức về SDD cho các bà mẹ để họ biết được và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt hơn, phòng tránh được tình trạng SDD. KẾT LUẬN Tỉ lệ các bà mẹ có kiến thức chung không đúng là 29,8%. Tỉ lệ các bà mẹ có thái độ chung không đúng là 41,4%. Tỉ lệ các bà mẹ có thực hành chung không đúng là 27,3%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế, Viện Dinh Dưỡng, UNICEF (2010), Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Đoàn Thị Kim Ngân (2004), Tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ về cách nuôi con tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh năm 2003, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 3. Hà Huy Khôi, Từ Giấy (2005), Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.84 - 307. 4. Huỳnh Văn Sơn (2004), Kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam năm 2003, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh 5. Lương Ngọc Trương (2013), "Nghiên cứu kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi tại 3 huyện Cẩm Thủy, Tĩnh Gia, Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa năm 2011", Tạp chí Phụ sản, tập 11(số 3), tr.96-100. 6. Lương Thị Thu Hà (2008), Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ dưới 5 tuổi tại hai xã của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Y học Dự phòng, Đại học Y khoa Thái Nguyên. 7. Mohammed ES, Ghazawy ER, Hassan EE (2014), "Knowledge, Attitude, and Practices of Breastfeeding and Weaning Among Mothers of Children up to 2 Years Old in a Rural Area in El-Minia Governorate, Egypt", J Family Med Prim Care, 3(2), pp. 136-140. 8. Nguyễn Lê Thành (2005), Tỉ lệ suy dinh dưỡng và mối liên quan giữa kiến thức dinh dưỡng của người mẹ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Phước Hưng (2003), Kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi dưỡng của bà mẹ có con suy dinh dưỡng tại bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2002, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Thị Như Hoa (2011), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 5 tuổi huyện Yên Thủy tỉnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 51 Hòa Bình năm 2011, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội. 11. Oche MO, Umar AS, Ahmed H (2011), "Knowledge and practice of exclusive breastfeeding in Kware, Nigeria", Afr Health Sci, 11(3), pp. 518-523. 12. Saadeh R. J., Labbok M. H., Cooney K. A. et al. (1993), Breast- feeding: The technical basis and recommendations for action, WHO, Geneva, Switzerland, pp.1-14. 13. Thái Kim Yến (2008), Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ năm 2007, Luận án Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 14. Vyas S, Kandpal SD, Semwal J, et al. (2014), "Trends in Weaning Practices among Infants and Toddlers in a Hilly Terrain of a Newly Formed State of India", Int J Prev Med, 5(6), pp. 741-748. 15. Wong H. J., Moy F. M., Nair S. (2014), "Risk factors of malnutrition among preschool children in Terengganu, Malaysia: a case control study", BMC Public Health, 14, pp. 785. Ngày nhận bài báo: 12/01/15. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 23/01/15. Ngày bài báo được đăng: 22/06/15.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_thai_do_thuc_hanh_nuoi_con_cua_ba_me_co_tre_ocac_t.pdf
Tài liệu liên quan