KẾT LUẬN
Học sinh khối 10, 11 tại Trường THPT
Hưng Đạo có tỷ lệ hút thuốc là 6,3% và kiến
thức bề tác hại của việc về hút thuốc lá chưa
sâu. Rất ít học sinh chỉ ra ảnh hưởng xấu của
thuốc lá như các bệnh về tim mạch (13,7%),
giảm khả năng tình dục (0,7%), gầy yếu và suy
nhược (13,2%). Điều này rất cần thiết trong việc
cung cấp thêm kiến thức từ cơ bản cho đến
chuyên sâu về phòng chống thuốc lá cho các em
học sinh. Hơn nữa, nhà trường đều có học sinh
mới hàng năm, do vậy họ cần được giới thiệu
và cập nhận các vấn đề về phòng chống thuốc
lá.
Ngôi trường không khói thuốc sẽ tạo điều
kiện cho học sinh và giáo viên được học tập và
làm việc trong một môi trường tốt nhất để
phòng tránh các tác hại của hút thuốc và xa hơn
phòng tránh việc hút thuốc sau này khi em là
người trưởng thành, và giảm đáng kế nguy cơ
mắc một số bệnh ung thư có liên quan đến
thuốc lá đặc biệt là ung thư phổi. Trường THPT
Hưng Đạo hoàn toàn có khả năng trong việc
nâng cao sức khỏe cho học sinh của trường.
KHUYẾN NGHỊ
1/ Đưa ra bản cam kết toàn trường quy
định cấm hút thuốc. Tất cả học sinh và giáo viên
nhà trường cùng kí vào bản cam kết.
2/ Thành lập ban chỉ đạo phòng chống
thuốc lá trong trường.
3/ Thành lập câu lạc bộ “Nói không với
thuốc lá” tại trường với các thành viên khác
nhau.
4/ Phát triển các tài liệu truyền thông như
áp phích, tờ rơi cho cả học sinh nam và nữ. và
băng rôn khẩu hiệu “THPT Hưng Đạo – Ngôi
trường không khói thuốc”.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành đối với việc hút thuốc tại trường Trung học Phổ thông Hưng Đạo tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 83
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH ĐỐI VỚI VIỆC HÚT THUỐC TẠI
TRƯỜNG THPT HƯNG ĐẠO TỈNH HẢI DƯƠNG
Đỗ Minh Sơn*, Trần Quỳnh Anh*, Nguyễn Ngọc Bích*, Trần Văn Thuấn**, Bùi Diệu**, Nguyễn Hoài Thị
Nga**
TÓM TẮT
Thuốc lá ñược xác ñịnh là nguyên nhân gây tử vong hàng ñầu của các bệnh như ung thư phổi, ung thư
miệng, ung thư thực quản, ung thư vú và các bệnh tim mạch
Mục tiêu: Xác ñịnh tình trạng kiến thức, thái ñộ và thực hành của học sinh và sinh viên trường THPT
Hưng Đạo về vấn ñề hút thuốc. Đưa ra các khuyến nghị và phương thức phù hợp trong việc xây dựng trường
THPT Hưng Đạo thành mô hình ngôi trường không khói thuốc.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả kết hợp nghiên cứu ñịnh tính và nghiên cứu ñịnh lượng;
ñối tượng là thầy và trò (lớp 10, 11) Trường THPT Hưng Đạo Hải Dương.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ hút thuốc của học sinh khối 10, 11 là 6,3%. Tỷ lệ hút thuốc ở nam học sinh là
9,7%. Hầu hết ñều cho rằng, học sinh thường hút thuốc bên ngoài khuôn viên trường học. 85,7% học sinh
hút thuốc từng hút thuốc tại nhà của họ ñồng thời 42,9% học sinh hút thuốc trên ñường ñến trường. Một số
học sinh thì thường hút thuốc vào những lúc rảnh rỗi như giờ nghỉ sau các tiết học (42,9%) hoặc lúc ñi chơi
cùng với bạn bè (42,9%). Tụ tập hút thuốc cùng nhau dường như rất phổ biến trong những học sinh ñang hút
thuốc (85,7%). Các bạn nữ lên tiếng phản ñối nhiều hơn các bạn nam. Các bạn học sinh ít lên tiếng phản ñối
thầy giáo hút thuốc hơn. Lý do cho việc không bỏ thuốc lá ña phần cũng là do áp lực của bạn bè (57,1%) và do
thói quen (42,9%).
Kết luận: Tỷ lệ hút thuốc ở nam học sinh khối 10,11 Trường THPT Hưng Đạo Hải Dương là 9,7%
Nguyên nhân chính của hành vi hút thuốc là do ñua theo bạn. Sự phản ñối của người không hút thuốc với
người hút thuốc chưa mạnh.
Từ khóa: Kiến thức, thái ñộ và thực hành; hút thuốc.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE, PRACTICE ON SMOKING OF STUDENTS AND STAFF OF HUNG DAO HIGH
SCHOOL, TU KY DISTRICT, HAI DUONG PROVINCE
Do Minh Son, Tran Quynh Anh, Nguyen Ngoc Bich, Tran Van Thuan, Bui Dieu,
Nguyen Thi Hoai Nga * Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010 : 83 - 91
Background: Tobacco is the leading cause of death in cancer patients, such as: lung cancer, oral cancer,
lasopharynx, oesophagus, breast and cardiovascular disease
Objective: Identify the knowledge, attitude and practice of students and staff in the high school on
smoking. Provide recommendations to build smoke-free Hung Dao high school. Subject and methodology: A
mixed methods design including qualitative method (in-depth interview and focus group discussion) and cross-
sectional survey were employed; subjects were teacher and student (grade 10.11) of Hung Dao High School.
Results: The rate of student smoking (grade 10.11) was 6.3%. The rate of male student smoking was 9.7%.
It is almost likely that student preferred to smoke outside of school. 85.7% of them get used to smoke at their
house while 42.9% smoke on the road to school. Some students smoked in their free time such as after their
learning hours (42.9%) or at the time going out with friends (42.9%). Enjoying smoking with other peers was
likely to be popular among students (85.7%). The female students had better opposition than their male
counterparts. Students had a litter opposition with teacher smoking. The reasons of not stop smoking were
Tổng quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 84
mostly due to the peer pressure (57.1%) and the habit (42.9%).
Conclusion: The rate of male student smoking in Hung Dao High School was 9.7%. The main cause of
smoking was peer pressure. The opposition of none smoking was not strong.
Key words: Knowledge, attitude, practice; smoking.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, hàng năm có khoảng 5 triệu
người chết sớm bởi thuốc lá, và tỷ lệ này được
chỉ ra sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Tỷ lệ hút
thuốc ở các nước phát triển có xu hướng giảm
và tăng dần ở các nước đang phát triển. Hầu hết
những người trẻ tuổi bắt đầu hút thuốc trong
độ tuổi vị thành niên đều tiếp tục hút thuốc cho
đến khi họ trưởng thành. Ở những nước có nền
thu nhập cao, trong 10 người hút thuốc thì có 8
người bắt đầu hút thuốc từ tuổi vị thành niên.
Đồng thời, độ tuổi bắt đầu hút thuốc đang giảm
xuống tại các nước đang và chậm phát triển.
Theo nghiên cứu SAVY năm 2003, tỷ lệ thanh
thiếu niên hút thuốc xấp xỉ 24%. Chính vì vậy,
chúng ta rất cần sự phối hợp của các chương
trình, tổ chức tại Việt Nam trong công tác
phòng chống tác hại thuốc lá nhằm giảm tỷ lệ
hút thuốc góp phần giảm tỷ lệ mắc và chết của
các bệnh có liên quan đến thuốc lá.
Việc xây dựng một mô hình dự phòng ung
thư tại cấp cộng động là cần thiết trong đó hoạt
động phòng chống tác hại thuốc lá. Bệnh viện
K, Hội Y tế Công cộng Việt Nam, Hội Y tế Công
cộng tỉnh Hải Dương phối hợp thực hiện
Nghiên cứu này với mục tiêu:
- Xác định tình trạng kiến thức, thái độ và
thực hành của học sinh và sinh viên trường
THPT Hưng Đạo về vấn đề hút thuốc.
- Đưa ra các khuyến nghị và phương thức
phù hợp trong việc xây dựng trường THPT
Hưng Đạo thành mô hình ngôi trường không
khói thuốc.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả phối hợp phương pháp
định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập
trung) và điều tra định lượng cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Học sinh nam học từ lớp 10 đến lớp 11 của
trường THPT Hưng Đạo được chọn vào nghiên
cứu để xác định thực trạng hút thuốc; tìm hiểu
kiến thức, thái độ và phản ứng đối với sự lên
tiếng phản đối hút thuốc của các bạn nữ.
Học sinh nữ học từ lớp 10 đến lớp 11 của
trường THPT Hưng Đạo được chọn vào nghiên
cứu để xác định kiến thức về tác hại của hút
thuốc lá thụ động và thái độ và thực hành đối
với việc lên tiếng phản đối bạn trai hút thuốc
trước mặt.
Thảo luận nhóm: 8 học sinh nam (6 người
không hút thuốc và 2 người hút thuốc) và 8 Học
sinh nữ.
Phỏng vấn sâu: Hiệu trưởng; Bí thư đoàn
thanh niên của trường.
Thông qua thảo luận nhóm tập trung,
nhóm nghiên cứu sẽ xác định được những
thông điệp và nội dung truyền thông thích hợp,
và đề ra các định hướng can thiệp sau khi tiến
hành điều tra ban đầu.
Cỡ mẫu: Học sinh nữ
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên
cứu can thiệp so sánh tỷ lệ trước và sau can thiệp.
* Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, Hội Y tế CC; ** Bệnh viện K
Địa chỉ liên lạc: BS. Nguyễn Hoài Thị Nga. Email: nguyenhoainga@yahoo.com
Tổng quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 85
{ }21 / 2 1 1 1 2 2
2
1 2
2 (1 ) (1 ) (1 )
( )
z P P z P P P P
n
P P
α β− −− + − + −
=
−
Trong đó:
Mức ý nghĩa α = 5% Lực mẫu: β = 95%
Ứớc tính tỷ lệ học sinh nữ lên tiếng phản
đối bạn trai hút thuốc trước mặt mình trước can
thiệp: P1=40%.
Ứớc tính tỷ lệ học nữ lên tiếng phản đối
bạn trai hút thuốc trước mặt mình sau can
thiệp: P2=70%.
P = (P1 + P2)/2
K = 2
Ước tính tỷ lệ không tham gia trả lời phỏng
vấn 15%.
Cỡ mẫu cần thiết : n = 160.
Học sinh nam: Cỡ mẫu cũng được tính theo
công thức trên.
Trong đó:
Mức ý nghĩa α = 5% Lực mẫu: β = 95%
Ứớc tính tỷ lệ nam giới hút thuốc trước mặt
người khác trước can thiệp: P1=20%.
Ứớc tính tỷ lệ nam giới hút thuốc trước mặt
người khác sau can thiệp: P2=5%.
P = (P1 + P2)/2
Ước tính tỷ lệ không trả lời phỏng vấn:
15%.
K= 2
Cỡ mẫu cần thiết: n = 280.
Học sinh nữ
Trong danh sách của học sinh nữ mỗi cấp
(10,11) của trường PTTH Hưng Đạo, chọn lấy 80
học sinh theo phương pháp ngẫu nhiên hệ
thống.
Học sinh nam
Chọn mẫu học sinh nam cũng tương tự
như chọn mẫu ở học sinh nữ. Trong danh sách
học sinh nam mỗi cấp (10, 11), chọn lấy 140 học
sinh theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Thu thập số liệu
Số liệu định lượng: thông qua bộ câu hỏi.
Nghiên cứu định tính: Tất cả các cuộc
phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung sẽ
được ghi âm và nghiên cứu viên cũng ghi lại
các ý chính.
Xử lý và phân tích số liệu: Được tiến hành
trên phần mềm SPSS 13.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên các học
sinh khối 10 và 11 của trường THPT Hưng Đạo.
Số lượng học sinh khối 10 xấp xỉ với số lượng
học sinh khối 11. Độ tuổi trung bình là 16,59
(SD = 0,614).
Có sự khác biệt rõ ràng giữa học sinh nam
và nữ trong việc hút thuốc. 100% học sinh nữ
trả lời rằng họ chưa từng hút thuốc, trong khi
đó tỷ lệ này là 90,2%, Một vài học sinh nam hiện
tại đang sử dụng thuốc lá (2,4%) và một số khác
đã bỏ hẳn việc sử dụng thuốc lá (7,3%).
Bảng 1. Tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh
Chung Nam Nữ
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ
lệ
%
Tình hình sử dụng thuốc lá
Đang
hút
7 1.6 7 2.4 0 0
Đã cai 21 4.7 21 7.3 0 0
Chưa
từng
hút
416 93.7 258 90.2 158 100
Tổng 444 100 286 100 158 100
P<0,001 χ2 = 16,51
Hầu hết đều cho rằng, học sinh thường hút
thuốc bên ngoài khuôn viên trường học. 85,7%
học sinh hút thuốc từng hút thuốc tại nhà của
họ đồng thời 42,9% học sinh hút thuốc trên
đường đến trường. Một số học sinh thì thường
Tổng quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 86
1
hút thuốc vào những lúc rảnh rỗi như giờ nghỉ
sau các tiết học (42,9%) hoặc lúc đi chơi cùng
với bạn bè (42,9%). Tụ tập hút thuốc cùng nhau
dường như rất phổ biến trong những học sinh
đang hút thuốc (85,7%).
“Trong trường cũng có 1 số bạn nam hút
khi ra chơi đi vệ sinh. Một số thầy hút khi tan
trường, hút ở ngoài.” (HS5_NU_HD)
Tại khu vực nhà vệ sinh, cửa hàng internet,
và các địa điểm khác ngoài khuôn viên trường
là nơi các em học sinh thường hút thuốc.
“Tình hình hút thuốc lá ở trường mình diễn
ra rất nhiều nhất là ở các em học sinh trong giờ
ra chơi tập trung tại nhà vệ sinh nam, còn thầy
cô giáo thì đôi khi chắc cũng có 1 vài thầy hút”
(HS1_NAM_HD).
“ Một số bạn nam trong khi ra chơi thì
còn tập trung ở khu vực nhà vệ sinh nam hút
thuốc và trên đường đi học về tạI các quán
internet” (HS8_NAM_HD)
“Các bạn nam đôi khi hút thuốc trong nhà
vệ sinh, và em thấy nhiều bạn còn hút thuốc
trước cổng trường, tại các hàng quán xung
quanh trường” (HS4_NU_HD).
Một số học sinh mới bắt đầu hút thuốc
trong khoảng thời gian một tháng (42,9%). Có
14,2% học sinh sử dụng thuốc lá trên 2 năm.
Hầu hết những học sinh hút thuốc đều rất
muốn và cho rằng có thể bỏ thuốc lá (85,5% cho
rằng có thể bỏ với 14,3% cho rằng không thể bỏ
thuốc lá). Tuy nhiên, hầu hết những học sinh
này đều nhận thức được rằng việc ngừng hút
thuốc là không hề dễ, thậm chí 67,2% cho rằng
khó hay rất khó.
Lý do hút thuốc được đưa ra nhiều nhất
chính là do việc các học sinh này hút theo bạn
bè (57,1%). 14,3% cho rằng do áp lực việc học
hành ở trường. Những người còn lại cho rằng lý
do khiến họ hút thuốc là do quan hệ căng thẳng
với gia đình và bạn bè. Cùng với kết quả trên, lý
do cho việc không bỏ thuốc lá đa phần cũng là
do áp lực của bạn bè (57,1%) và do thói quen
(42,9%).
Học sinh trung học phổ thông có hiểu biết
rất rõ về việc thuốc lá gây nghiện.
Biểu ñồ 4: Bệnh gây ra bởi hút thuốc lá
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Bệnh
Pe
rc
e
n
ta
ge
Ung thư phổi
Lao phổi
Bệnh tim mạch
Giảm khả năng tình dục
Gày yếu suy nhược
Tổng quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 87
Biểu ñồ 1. Bệnh gây ra bởi hút thuốc lá
Tất cả học sinh được hỏi đều nhận thức
được rằng hút thuốc lá có hại rất nhiều tới sức
khỏe con người. Hút thuốc lá cũng là một trong
những nguyên nhân gây ra một số bệnh của
đường hô hấp, viêm phổi, ung thư phổi ung
thư phổi được chọn nhiều nhất trong các ảnh
hưởng của hút thuốc lá.
“Hút thuốc lá rất có hại cho cơ thể. Những
người hút thuốc lá rất dễ mắc các bệnh đường
hô hấp, ngoài ra còn ảnh hưởng cả tới sự phát
triển của trẻ em sau này nữa” (HS1_NAM
_HD).
“Nó rất có hại. Đặc biệt, nó là nguyên nhân
gây ra cách bệnh về phổi ở trẻ em”
(HS7_M_HD).
“Hút thuốc rất có hại cho sức khỏe. Nhưng
đôi khi nó giúp chúng ta tỉnh táo hơn trong lúc
làm việc ban đêm. Hút thuốc đặc biệt còn ảnh
hưởng tới sức khỏe của những người xung
quanh” (HS4_F_HD).
Bảng 2. Kiến thức của học sinh về ảnh hưởng tới
diện mạo do hút thuốc
Ảnh hưởng Chung Nam Nữ
Hôi tóc, quần áo, cơ
thể
37,6 37,5 38
Đen răng 83,5 83,5 83,8
Hơi thở hôi 79,6 78,3 82,0
Ngón tay bị vàng 34,5 33,0 37,3
Môi khô, nhiệt lưỡi 9,6 9,7 9,3
Làm khô, xấu da 25,7 25,1 26,7
Khác 2,6 1,9 4,0
Không biết 0.7 1.1 0
Cả học sinh nam và nữ đều trả lời ảnh
hưởng đến hơi thở là ảnh hưởng lớn nhất tới
diện mạo với 79,6%. Còn lại các ảnh hưởng
khác, tỷ lệ nam và nữ học sinh lựa chọn đều
dưới 40%.
“Theo như em hiểu, nếu những bạn nghiện
thuốc lá không có đủ tiền để mua thuốc, rất có
thể họ sẽ làm những điều không tốt để có tiền.
Hút thuốc lá không chỉ có ảnh hưởng đến sức
khỏe mà còn là nguyên nhân gây ra sút cân, hay
khiến da bị vàng, xấu.” (HS2_M_HD).
Có khá nhiều học sinh cho rằng hút thuốc
gây ra mùi hôi trên cơ thể hay bị đen ngón tay
vởi tỷ lệ lần lượt là 37,6% và 34,5%.
Nhìn chung, thái độ của học sinh trường
THPT Hưng Đạo với việc hút thuốc là tốt (gần
70% được đánh giá có thái độ tốt). Học sinh nữ
có thái độ tích cực hơn trong việc phòng chống
tác hại thuốc lá so với học sinh nam. Tuy nhiên
sự khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê
(p>= 0,05).
Bảng 3. Thái ñộ của những học sinh hút thuốc với
việc hút thuốc trước mặt người khác
Hút thuốc trước mặt người
khác giới
Tỷ lệ
(%)
Luôn luôn 0
Thỉnh thoảng 71,4
Không bao giờ 28,6
Tổng 100
Cảm nhận sự khó chịu của người trước
mặt
Rất khó chịu 42,9
Khó chịu 57,1
Bình thường 0
Tổng 100
Phản ứng của những người ñó
Yêu cầu không hút 100
Đi ra chỗ khác 60
Phản ứng khi bạn nữ yêu cầu dừng hút
thuốc
Tiếp tục hút 20
Đi ra chỗ khác 20
Hút nôt vài hơi rồi dập
thuốc
20
Tổng quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 88
Tắt thuốc ngay 20
Tổng 100
Gần ba phần tư học sinh nam hút thuốc
(71,4%) thỉnh thoảng có hút thuốc trước mặt các
bạn nữ. Tất cả họ đều gặp sự phản đối của các
bạn nữ trong trường. Hầu hết các bạn nữ đều
lên tiếng yêu cầu bạn nam dừng việc hút thuốc
ngay lập tức khi họ bắt gặp và thể hiện sự khó
chịu lúc bỏ đi chỗ khác. Lúc đó tuy một số bạn
có dừng ngay việc hút thuốc nhưng vẫn còn
những bạn tiếp tục hút.
Với việc khuyên bạn bỏ thuốc lá, 66,7% là
các bạn học sinh nữ và chỉ có một phần ba
(33,3%) là học sinh nam. Số học sinh được giáo
viên trong trường khuyên bỏ thuốc khá ít,
chiếm khoảng một phần năm (16,7%).
Hầu hết các học sinh (98,6%) không hút thuốc
cho biết họ cảm thấy rất khó chịu khi gặp một người
hút thuốc hay phải đứng trước một người hút thuốc
tại nơi công cộng cũng như trong trường học. Các
học sinh nữ thường cảm thấy khó chịu hơn so với
các bạn nam (p<0,05, χ2 = 9,483).
“Em cảm thấy khó chịu. Em muốn bạn hút
thuốc tránh ra xa. Nếu bạn ý không đi thì em sẽ
đi ra xa bạn ý. Em muốn tránh xa những bạn
hút thuốc.” (HS1_M_HD).
“Em cảm thấy rất khó chịu, em không thể
chịu nổi mùi khói thuốc.” (HS7_F_HD).
Nhìn chung, hầu hết những học sinh được
hỏi cho biết thỉnh thoảng họ có lên tiếng phản
đối những người hút thuốc. Các bạn nữ lên
tiếng phản đối nhiều hơn các bạn nam, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,0001 và χ2
= 18,530. Tuy nhiên, các bạn học sinh ít lên tiếng
phản đối thầy giáo hút thuốc hơn. Đối với việc
lên tiếng phản đối thầy giáo thì không có sự
khác biệt giữa học sinh nam và nữ (p>0,05).
Các học sinh rất lo lắng về sức khỏe của
bản thân (85,1%) và của những người xung
quanh (94,4%) khi phải tiếp xúc với các học sinh
khác hút thuốc trong trường. Họ cảm thấy khó
chịu với mùi thuốc lá và việc hút thuốc trong
trường.
Trong tuần qua, phản ứng của các bạn học
sinh khi gặp bạn bè hay thầy giáo hút thuốc
thường là gợi ý không hút thuốc nữa (81,2% và
45%). Một số bạn khác chọn cách đi ra xa người
hút thuốc (45,6% và 34,2%).
Bảng 4. Phản ứng ñối với người hút thuốc trong
trường
Chung Nam Nữ
Phản ứng
N (%) N (%) N (%)
Học sinh
hút thuốc
Gặp học
sinh hút
thuốc trong
trường
tuần vừa
qua
217 49,1 143 50,4 74 46,8
Không
phản ứng
12 5,5 12 8,4 0 0
Yêu cầu
không hút
177 81,2 109 75,7 68 91,9
Đi ra chỗ
khác
99 45,6 64 44,8 35 47,3
Mở cửa sổ 1 0,5 1 0,7 0 0
Khác 1 0,5 1 0,7 0 0
Học sinh
hút thuốc
Gặp giáo
viên hút
thuốc trong
tuần qua
120 27,1 72 25,4 48 30,4
Không
phản ứng
28 23,5 18 25,4 10 20,8
Yêu cầu
không hút
54 45 34 47,2 20 41,7
Đi ra chỗ
khác
41 34,2 22 30,6 19 39,6
Mở cửa sổ 13 10,8 7 9,7 6 12,5
Khác 3 2,5 3 4,2 0 0
Tổng quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 89
Các học sinh cho rằng nên cấm hút thuốc
trong trường (99,5%) và theo ý kiến của nhiều
em, học sinh cấp 3 thì không nên hút thuốc.
“Quy ñịnh cấm hút thuốc trong trường là rất
ñúng. Em nghĩ các bạn học cùng lớp em sẽ ủng hộ
và tuân thủ quy ñịnh này” (HS3_F_HD).
“Mặc dù em là một người ñang sử dụng thuốc
lá, em cũng ủng hộ quy ñịnh này. Em ra suy nghĩ
thật kĩ về việc bỏ thói quen hút thuốc lá.”
(HS2_M_HD).
64.4
36.9
58.1
35.1
6.8
1.6
0
10
20
30
40
50
60
70
%
Tờ rơi, pano
Phim, kịch
Quảng cáo TV
Loa phát thanh
Nói chuyện với chuyên gia
Khác
Biểu ñồ 2. Các hình thức truyền thông học sinh thích nhất
“Em thích các cách thức tuyên truyền như
quảng cáo nhân sự kiện trong trường học. Trường
của em không có nhiều hoạt ñộng cho các bạn học
sinh ngoại trừ các chương trình ca nhạc vào ngày
Giáo Viên Việt Nam hay ngày lập Đoàn Thanh Niên
Việt Nam. Cần có thêm nhiều hoạt ñộng khác nữa.”
(HS4_F_HD).
Không chỉ các quy định của nhà trường mà
cả thái độ của những bạn học sinh không hút
thuốc (cả nam và nữ) cũng góp phần quan
trọng giúp cho các bạn hút thuốc từ bỏ thuốc lá.
77,2% học sinh cảm thấy họ có thể lên tiếng yêu
cầu và khuyên các bạn của họ dừng việc hút
thuốc khi có mặt nhiều người khác. Các bạn
nam hút thuốc không muốn các bạn nữ tức giận
vì chuyện hút thuốc của họ. Họ muốn nghe
những lời khuyên, chia sẽ hơn là bị phê bình
hay nói xấu từ các bạn khác.
“Em muốn các bạn nữ khuyên nhủ nhẹ nhàng.
Em rất ngại các bạn ý giận em.” (HS1_M_HD).
Thầy hiệu trưởng, đại diện của phía nhà
trường thể hiện sự cam kết trong việc xây dựng
mô hình ngôi trường không khói thuốc.
“Tôi và các giáo viên rất hoan nghênh và ủng
hộ chương trình phòng chống thuốc lá và các
chương trình nâng cáo sức khỏe cộng ñồng khác. Và
chúng tôi hứa sẽ tham gia hoạt ñộng ñó. Chúng
không quá khó nhưng rất cần sự nghiêm túc và
nhiệt tình.” (HT_HD)
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của
học sinh cấp ba về tác hại của thuốc lá còn chưa
sâu. Học sinh khối 10, 11 tại Trường THPT
Hưng Đạo có tỷ lệ hút thuốc là 6,3% , riêng học
sinh nam tỷ lệ hút thuốc là 9,7%. Tất cả đối
tượng đều biết về tác hại của thuốc lá với sức
khỏe con người, nhưng lại không biết những
bệnh phổ biến do thuốc lá gây ra và các thành
phần độc hại trong thuốc lá. < 18% học sinh
chọn các bệnh tim mạch là hậu quả của việc hút
thuốc, và những ảnh hưởng khác như làm giảm
Tổng quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 90
khả năng tình dục, giảm cân, trầm cảm không
được nhiều đối tượng biết đến. Hầu như không
học sinh nào thấy được ảnh hưởng của thuốc lá
với diện mạo trừ việc hút thuốc có thể làm hơi
thở có mùi khó chịu. So sánh với báo cáo của
Trần Thị Kiều Thanh Hà và cộng sự, những kết
quả này cũng lặp lại trên nhóm đối tượng nữ
học sinh cấp ba và sinh viên.
Nguyên nhân chính của việc hút thuốc ở
những học sinh đã hút thuốc là bắt chước bạn
bè (57.1%). Tỷ lệ này cao hơn một chút so với
kết quả của SAVY (54%).
Hiên tượng hút thuốc lá ở học sinh nam
xảy ra theo nhóm. Học sinh thường tập trung
hút thuốc theo nhóm váo giờ nghỉ. Vì vậy, áp
lực nhóm có thể là một yếu tố thúc đẩy đối
tượng thực hiện hành vi. Những học sinh hút
thuốc cũng cho biết họ từng bị bạn bè phản đối
việc hút thuốc. Họ nhấn mạnh vào thái độ phản
đối của các bạn nữ, cụ thể là yêu cầu không hút
(28.8%) hoặc tránh xa và không nói gì (71.2%).
Khoảng một phần năm những học sinh này
dừng hút thuốc khi bị bạn bè phản đối. Điều tra
SAVY vào cuối năm 2003 nghiên cứu trên 7584
vị thành niên tuổi 14-25 ở 42 tỉnh, thành trên đất
nước để tìm hiểu đời sống xã hội, thái độ và
khát vọng của vị thành niên Việt Nam, bao gồm
cả thực trạng hút thuốc lá của vị thành niên Việt
Nam. Theo SAVY, 24.3% vị thành niên nam vấp
phải sự phản đối khi hút thuốc. Nhìn chung, vị
thành niên nam (77%) cho biết bạn bè khuyến
khích họ không hút thuốc.
Học sinh nữ và những học sinh nam không
hút thuốc thường phản đối việc hút thuốc bằng
việc tránh xa và lên tiếng. Tuy nhiên, chỉ 18%
lên tiếng phản đối những người hút thuốc trong
trường học. Lý do chính của việc không lên
tiếng phản đối là sợ ảnh hưởng đến mối quan
hệ. Những học sinh hút thuốc có thể dừng hút
hoặc tránh ra xa để không ảnh hưởng đến
người khác nếu các bạn nữ thể hiện thái độ
phản đối.
Ở trường cấp ba Hưng Đạo, học sinh không
nhận được đầy đủ thông tin về thuốc lá dù họ
được tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin.
Điều này thể hiện sự thiếu chất lượng và hiệu
quả của các tài liệu thông tin, giáo dục, truyền
thông cho học sinh. Chúng tôi khuyến nghị nên
xây dựng các tài liệu thông tin, giáo dục, truyền
thông phòng chống hút thuốc lá thân thiện bao
gồm giáo trình giảng dạy tác hại thuốc lá và các
kĩ năng sống, áp phích và tờ rơi cho cả học sinh
nam và nữ. Tờ rơi cho học sinh nam nên tập
trung vào những tác hại của việc hút thuốc,
trong khi tờ rơi cho học sinh nữ không chỉ tập
nhấn mạnh tác hại của hút thuốc chủ động và
thụ động mà còn vào ý nghĩa của tiếng nói của
họ trong việc phòng chống hút thuốc lá tại
trường học của mình.
Thiết lập các địa điểm không hút thuốc đã
được chứng minh là một trong những biện
pháp kiểm soát thuốc lá tốt nhất trong nhiều tài
liệu và nghiên cứu. Bằng việc thiết lập mô hình
ngôi trường không khói thuốc và nhân rộng ra
toàn quốc thông qua Dự án phòng chống ung
thư sẽ đóng góp đáng kể vào việc giảm tỷ lệ hút
thuốc ở học sinh cấp ba, vì thế làm giảm tỷ lệ
hút thuốc ở thanh niên trong tương lai, cũng
như làm giảm tỷ lệ một số bệnh ung thư có liên
quan đến thuốc là đặc biệt là ung thư phổi ở
Việt Nam. Ý kiến thu được từ các cán bộ và học
sinh trường cấp ba Hưng Đạo sẽ là những
thông tin quý báu cho quá trình xây dựng một
chương trình hành động và một mô hình ngôi
trường không khói thuốc cũng như đánh giá
mô hình này.
Nghiên cứu này không tránh khỏi có một
số hạn chế. Theo kết quả nghiên cứu định
lượng, tỷ lệ hút thuốc là 6,3% Bảng 1. Tuy
nhiên, theo kết quả của thảo luận nhóm và
phỏng vấn sâu thì tỷ lệ hút thuốc thực tế có thể
cao hơn. Không những vậy, bộ câu hỏi không
thể khai khác hết được tình trạng hút thuốc vì
một số bạn hút thuốc cảm thấy xấu hổ, ngại khi
phải nói ra điều này.
Tổng quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 91
KẾT LUẬN
Học sinh khối 10, 11 tại Trường THPT
Hưng Đạo có tỷ lệ hút thuốc là 6,3% và kiến
thức bề tác hại của việc về hút thuốc lá chưa
sâu. Rất ít học sinh chỉ ra ảnh hưởng xấu của
thuốc lá như các bệnh về tim mạch (13,7%),
giảm khả năng tình dục (0,7%), gầy yếu và suy
nhược (13,2%). Điều này rất cần thiết trong việc
cung cấp thêm kiến thức từ cơ bản cho đến
chuyên sâu về phòng chống thuốc lá cho các em
học sinh. Hơn nữa, nhà trường đều có học sinh
mới hàng năm, do vậy họ cần được giới thiệu
và cập nhận các vấn đề về phòng chống thuốc
lá.
Ngôi trường không khói thuốc sẽ tạo điều
kiện cho học sinh và giáo viên được học tập và
làm việc trong một môi trường tốt nhất để
phòng tránh các tác hại của hút thuốc và xa hơn
phòng tránh việc hút thuốc sau này khi em là
người trưởng thành, và giảm đáng kế nguy cơ
mắc một số bệnh ung thư có liên quan đến
thuốc lá đặc biệt là ung thư phổi. Trường THPT
Hưng Đạo hoàn toàn có khả năng trong việc
nâng cao sức khỏe cho học sinh của trường.
KHUYẾN NGHỊ
1/ Đưa ra bản cam kết toàn trường quy
định cấm hút thuốc. Tất cả học sinh và giáo viên
nhà trường cùng kí vào bản cam kết.
2/ Thành lập ban chỉ đạo phòng chống
thuốc lá trong trường.
3/ Thành lập câu lạc bộ “Nói không với
thuốc lá” tại trường với các thành viên khác
nhau.
4/ Phát triển các tài liệu truyền thông như
áp phích, tờ rơi cho cả học sinh nam và nữ. và
băng rôn khẩu hiệu “THPT Hưng Đạo – Ngôi
trường không khói thuốc”.g
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế Việt Nam. Survey Assessment of
Vietnamese Youth (SAVY), 2005.
2. Substance Abuse and Mental Health
Services Administration (SAMHSA), HHS:
(2001) Calculated based on Data in National
Household Survey on Drug Abuse.
3. Tổ chức y tế thê giới (WHO): (2007)Cancer
Control Knowledge into Action. Who guide
for effective programmes.
4. Tổ chức y tế thê giới (WHO): (2010).
Globocan 2008
5. Tổ chức y tế thê giới (WHO):(2008) WHO
report on the Global Tobacco Epidemic. The
MPOWER Package.
6. Tran Thi Kieu Thanh Ha và cộng sự: (2007)
Nghiên cứu về hút thuốc ở nữ thanh thiếu
niên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_doi_voi_viec_hut_thuoc_tai_tr.pdf