Kinh nghiệm ứng dụng thống kê y sinh học của học viên cao học và nội trú trường Đại học Y Hà Nội

KẾT LUẬN Kinh nghiệm và khả năng ứng dụng thống kê trong nghiên cứu khoa học của học viên nội trú và cao học trường Đại học Y Hà Nội vẫn còn hạn chế.Tỷ lệ các học viên có thể hoàn toàn tự tin trong phiên giải giá trị; trong khả năng tự tin tiến hành phân tích xử lý số liệu áp dụng các thuật toán thống kê; trong khả năng phiên giải một số test thống kê cơ bản và trong khả năng đánh giá đúng sai việc ứng dụng thống kê trong các nghiên cứu rất thấp (tất cả đều dưới 10%). Một số yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm liên quan đến thống kê và khả năng hiểu về thống kê của các học viên sau đại học Có mối liên quan giữa đối tượng học viên cao học và nội trú với khả năng phiên giải các kết quả thống kê mô tả (p < 0,05); Những học viên có đọc, tham khảo các bài báo trong nước và quốc tế và các báo cáo khoa học có khả năng ứng dụng thống kê tốt hơn những học viên chưa từng đọc, tham khảo. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01); Chưa tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, giới, đối tượng (cao học hay nội trú), đã được đào tạo về thống kê hay dịch tễ đến khả năng ứng dụng thống kê của các học viên.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 67 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm ứng dụng thống kê y sinh học của học viên cao học và nội trú trường Đại học Y Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 226  KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THỐNG KÊ Y SINH HỌC   CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC VÀ NỘI TRÚ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI  Hoàng Thị Hải Vân*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Ứng dụng thống kê trong các nghiên cứu y học ngày càng được chú trọng và phát triển. Tuy  nhiên, chất lượng của các ứng dụng này vẫn là vấn đề cần được quan tâm. Điều này liên quan với kiến thức và  kinh nghiệm ứng dụng thống kê của các nhà nghiên cứu.  Mục tiêu: Mô tả kinh nghiệm và khả năng ứng dụng thống kê y sinh học của học viên cao học và nội trú  trường Đại học Y Hà Nội khóa học 2012‐2013.   Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang toàn bộ các học viên cao học khoá 20 và nội trú  khoá 35 của trường Đại học Y Hà Nội.  Kết quả: Có 270 học viên tham gia nghiên cứu, trong đó 80,7% là học viên cao học và 19,3% là học viên nội  trú. Hơn 50% số học viên đã được đào tạo về dịch tễ và thống kê. Đa số các học viên đều cho rằng thống kê rất  quan trọng trong việc ra quyết định, tham khảo tài liệu cũng như y học dựa vào bằng chứng với tỷ lệ trên 90%.  Tuy nhiên, chỉ 1,1 % hoàn toàn tự tin phiên giải các kết quả thống kê mô tả; 6,0% tự tin phiên giải giá trị p,  3,7% tự tin phiên giải test thống kê; 2,2% tự tin tự xử lý số liệu và 0,7% tự tin đánh giá đúng sai của ứng dụng  thống kê.   Kết luận: Khả năng ứng dụng thống kê của các học viên cao học và nội trú của trường Đại học Y Hà Nội  còn hạn chế. Có mối liên quan giữa kinh nghiệm đọc, tham khảo các bài báo với khả năng ứng dụng thống kê của  các học viên (p <0,05).  Từ khóa: ứng dụng thống kê, học viên cao học và nội trú.  ABSTRACT  EXPERIENCE IN APPLIED BIOMEDICAL STATISTICS OF POSTGRADUATE AND RESIDENT  STUDENTS IN HANOI MEDICAL UNIVERSITY  Hoang Thi Hai Van * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 226 ‐ 232  Background: The application of statistics in biomedical studies is increasing and developing. However, the  quality of the application is still a problem that needs to pay attention. It involves knowledge and experience of  researchers in applied biomedical statistics.  Objectives: Describe the experience and the ability in applied biomedical statistics of graduate students and  resident students in Hanoi Medical University school year 2012‐2013.   Methods: A  cross‐sectional  study was  conducted with  all  graduate  students  of  course  20thand  resident  students of course 35thin Hanoi Medical University.   Result: There were 270 students participated in the study, of whom 80.7% werepost‐graduated students and  19.3% were  resident  students. Over  50%  of  students  had  been  trained  in  epidemiology  and  statistics.  The  majority of participants agreed that statistics is important in making decisions, referencing articles as well as in  medicine  based  on  evidences with  over  90%. However,  only  1.1% was  confident  to  interpret  the  results  of  descriptive statistics, 6.0% could interpret p value, 3.7% was able to interpret test statistics, 2.2% could analyze  data themselves and 0.7% could evaluate the statistical results.  * Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội  Tác giả liên lạc:Ths. Hoàng Thị Hải Vân    ĐT:0912693335  Email: hoangthihaivan@hmu.edu.vn  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  227 Conclusion: The ability  in applied biomedical statistics of post graduated and resident students  in Hanoi  Medical University was  limited. There was an association between  their  reading  experience,  reference articles  with the ability in applied statistics of the students (p < 0.05).  Key words: Applied statistics, graduate students and resident students.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Thống  kê  có  một  vai  trò  vô  cùng  quan  trọng  trong  nghiên  cứu  khoa  học.  Theo  Campbel và Machin(2),  ứng dụng  thống kê  có  mặt  trong phần  lớn  các bài báo  đăng  tải  trên  các tạp chí y học: 70% các bài báo đăng tải trên  tạp  chí New England  Journal  of Medicine  và  một tỷ lệ tương tự trên tạp chí Bristish Medical  Journal  và  tạp  chí  Lancet(3).  Bên  cạnh  đó,  nguyên  lý “y học dựa vào bằng chứng” ngày  càng  được cộng  đồng các nhà khoa học quan  tâm và áp dụng rộng rãi do đó chất lượng các  nghiên cứu y học đăng  tải  trên các  tạp chí hy  vọng ngày càng được cải  thiện. Nhiều  tạp chí  y học  ở  các  chuyên ngành khác nhau  đã  tiến  hành các nghiên cứu tổng quan có hệ thống về  các phương pháp thống kê và chất lượng ứng  dụng thống kê trong các bài báo được đăng tải  trên  tạp  chí như  tạp  chí American  Journal  of  Tropical  Medicine,  New  England  Journal  of  Medicine,  Infection  and  Immunity,  Journal of  Infectious Diseases(7)  từ  năm  1966  đến  nay  và  kết  quả  cho  thấy  các  lỗi  khi  áp  dụng  các  phương pháp thống kê vẫn còn phổ biến và là  một  vấn  đề  đáng  quan  tâm  bất  chấp  những  sáng kiến và nỗ  lực được thực hiện trong quá  trình phản biện và xét duyệt bản  thảo các bài  báo(10).  Nguyên nhân chính dẫn đến các lỗi thống kê  trong các nghiên cứu y học là do các nhà nghiên  cứu  thiếu  kiến  thức  hoặc  có  những  cách  hiểu  chưa  đúng  về  các phương pháp  thống  kê dẫn  đến những ứng dụng sai  trong các nghiên cứu  của mình(1,6,8). Mặc dù thực tế ngày càng đòi hỏi  các nhà lâm sàng phải có kiến thức về dịch tễ học  và thống kê(9). Tuy nhiên các kiến thức về thống  kê của các nhà lâm sàng vẫn còn nhiều hạn chế(5)  và các số liệu nghiên cứu trong những năm gần  đây  cho  thấy không  có nhiều  thay  đổi về kiến  thức  thống  kê  của  các  nhà  lâm  sàng(9). Vì  vậy  chúng  tôi  tiến hành nghiên  cứu  “Kinh nghiệm  ứng dụng thống kê của học viên cao học và nội  trú Trường Đại học Y Hà Nội” với mục tiêu: Mô  tả kinh nghiệm và khả năng ứng dụng  thống  kê y sinh học của các học viên cao học, nội trú  và một số yếu tố ảnh hưởng.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Học viên cao học khóa 20 và nội trú năm học  2012 – 2013 trường Đại học Y Hà Nội.  Phương pháp nghiên cứu  Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.  Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho nghiên cứu  Chúng  tôi  áp  dụng  kỹ  thuật  chọn mẫu  có  mục đích, nhằm tìm hiểu về kinh nghiệm và khả  năng ứng dụng thống kê của học viên cao học và  nội trú. Do đó, chúng tôi chọn toàn bộ học viên  cao học khóa 20 (326 người) và toàn bộ học viên  nội  trú  khóa  35  (98  người);  tổng  cộng  là:  424  người; tuy vậy chỉ có 270 học viên phản hồi. Do  đó, cỡ mẫu thu được là 270.  Phương pháp thu thập số liệu  Sử dụng bộ câu hỏi  tự điền  thiết kế sẵn để  thu  thập  số  liệu. Việc  thu  thập  số  liệu  được  tổ  chức bằng cách tập trung tất cả các học viên sau  đại học do Phòng Đào tạo Sau đại học và nghiên  cứu  viên  trực  tiếp  tổ  chức. Các học  viên  được  giải  thích rõ mục đích của nghiên cứu và  tham  gia trên tinh thần tự nguyện. Các học viên được  hướng dẫn cụ  thể cách điền phiếu, sau đó  tiến  hành điền phiếu, phiếu được kiểm tra và thu lại  ngay  tại  chỗ. Mọi  thắc mắc  liên  quan  đến  nội  dung  và  cách  điền  phiếu  được Phòng  Sau  đại  học và nghiên cứu viên giải thích ngay tại chỗ.   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 228  Xử lý số liệu  Thông tin chung của cá nhân được nhập vào  Excel và phần mềm EPI Data, xử lý số liệu bằng  phần mềm Excel và STATA 10.0.  KẾT QUẢ  Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (n=270)  Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Giới Nam 134 49,6 Nữ 136 50,4 Tuổi 24 – 29 101 37,4 30 – 35 129 47,7 36 – 41 40 14,9 Chương trình Cao học 218 80,7 Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % đang theo học Nội trú 52 19,3 Đã từng được đào tạo về dịch tễ học Có 163 60,4 Không 107 39,6 Đã từng được đào tạo về thống kê Có 155 57,4 Không 115 42,6 Nhận xét: Không có sự khác biệt về tỷ lệ giữa  hai  giới. Trong  các  nhóm  tuổi  thì  chủ  yếu  tập  trung  ở nhóm  tuổi  từ 30 – 34  tuổi với 129 học  viên, chiếm 47,7%. Tỷ lệ học viên cao học chiếm  80,7%, học viên nội  trú chiếm 19,3%. Trên 50%  học viên  đã  từng  được  đào  tạo về dịch  tễ học  cũng như thống kê.  Hình 1: Kinh nghiệm đọc, tham khảo các nghiên cứu  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  229 Nhận  xét:  Nhóm  đối  tượng  cao  học  kinh  nghiệm đọc kết quả nghiên cứu chủ yếu  là các  báo cáo khoa học hoặc các bài báo  trong nước.  Còn đối tượng nội trú, mức độ tham khảo nhiều  hơn ở các bài báo quốc tế, tỷ lệ chưa từng đọc ở  nhóm này cũng ít hơn nhóm học viên cao học.  Bảng 2: Quan điểm của các học viên về các vấn đề liên quan đến thống kê  Câu hỏi n (%) Rất đồng ý hoặc đồng ý Có thể Rất không đồng ý/ không đồng ý Anh/ chị có thể hiểu phần lớn các thuật ngữ thống kê được đưa ra trong các bài báo 116 (43,0) 61 (22,6) 93 (34,4) Các kết quả thống kê trong các NC đưa ra đôi khi không đáng tin cậy 133 (49,2) 113 (41,9) 24 (8,9) Thường sử dụng các thông tin về thống kê trong việc đưa ra các quyết định trong công việc 165 (61,1) 79 (29,3) 26 (9,6) Để đọc và tham khảo tài liệu rất cần thiết phải có kiến thức nhất định về thống kê 251 (92,9) 15 (5,6) 4 (1,5) Thống kê là một phần rất quan trọng trong NC 267 (98,8) 3 (1,2) 0 Thống kê là một phần rất quan trọng của y học dựa vào bằng chứng 268 (99,3) 2 (0,7) 0 Nhận xét: Hầu hết các học viên đều đồng ý  hoặc rất đồng ý với các quan điểm đưa ra về tầm  quan trọng của thống kê đối với nghiên cứu và y  học dựa  vào  bằng  chứng. Tuy nhiên,  tỷ  lệ  các  học  viên  hiểu  được  phần  lớn  các  thuật  ngữ  thống kê trong các báo cáo là chưa cao (43%). Tỷ  lệ học viên  sử dụng  các  thông  tin về  thống kê  trong việc đưa ra các quyết định là 61,1%.   Bảng 3: Khả năng hiểu biết về thống kê và phương pháp NCKH của các học viên  Câu hỏi n (%) Không biết Một chút Tương đối tốt Phần lớn Hoàn toàn tự tin Có khả năng phiên giải các số liệu TK mô tả được sử dụng trong NC 12 (4,4) 150 (55,6) 83 (30,7) 22 (8,2) 3 (1,1) Có khả năng phiên giải giá trị p 7 (2,6) 120 (44,4) 97 (35,9) 30 (11,1) 16 (6,0) Có khả năng phiên giải một số test TK cơ bản 5 (1,9) 145 (53,7) 88 (32,6) 22 (8,1) 10 (3,7) Có khả năng thiết kế được một nghiên cứu hoàn chỉnh 20 (7,4) 166 (61,5) 73 (27) 4 (1,5) 7 (2,6) Có khả năng tự tiến hành phân tích sử lý số liệu áp dụng các thuật toán TK 19 (7) 143 (53) 85 (31,5) 17 (6,3) 6 (2,2) Có khả năng đánh giá đúng sai việc ứng dụng TK vào các NC 17 (6,3) 165 (61,1) 79 (29,3) 7 (2,7) 2 (0,7) Nhận xét: Trên 50%  số học viên  chỉ  có khả  năng hiểu biết một  chút và khoảng 30%  tương  đối  tốt về  thống kê mô  tả, phiên giải giá  trị p,  phiên giải test thống kê, tự tiến hành phân tích,  xử  lý  số  liệu  và  đánh  giá  đúng  sai  ứng  dụng  thống kê trong các nghiên cứu và phương pháp  nghiên cứu khoa học; khả năng các học viên có  thể hoàn  toàn  tự  tin  là  rất  thấp  chưa vượt quá  6%, trong khi các học viên không biết chiếm tỷ lệ  từ 1,9% đến 7,4%.  Bảng 4: Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng thống kê của các học viên sau đại học  Các yếu tố Có khả năng phiên giải các số liệu TK mô tả được sử dụng trong NC Có khả năng phiên giải giá trị p Có khả năng phiên giải một số test TK cơ bản Có khả năng tự tiến hành phân tích, xử lý số liệu áp dụng các thuật toán TK Đánh giá được đúng sai việc ứng dụng TK vào các NC n (%) p n (%) p n (%) p n (%) p n (%) p Giới Nam 16 (61,5) 0,16 28 (60,9) 0,06 20 (64,5) 0,06 11 (63,6) 0,13 6 (66,7) 0,26 Nữ 10 (38,5) 18 (39,1) 11 (35,5) 8 (36,4) 3 (33,3) Tuổi 24-29 18 (69,2) 0,35 28 (62,2) 0,52 19 (63,3) 0,63 13 (59,1) 0,69 5 (55,6) 0,99 30-35 6 (23,1) 11 9 (30) 8 (36,4) 3 (33,3) Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 230  Các yếu tố Có khả năng phiên giải các số liệu TK mô tả được sử dụng trong NC Có khả năng phiên giải giá trị p Có khả năng phiên giải một số test TK cơ bản Có khả năng tự tiến hành phân tích, xử lý số liệu áp dụng các thuật toán TK Đánh giá được đúng sai việc ứng dụng TK vào các NC n (%) p n (%) p n (%) p n (%) p n (%) p (31,1) 36-41 2 (7,7) 3 (6,7) 2 (6,7) 1 (4,5) 1 (11,1) Đối tượng Cao học 17 (65,4) 0,04 34 (73,9) 0,23 22 (71) 0,16 16 (72,7) 0,35 8 (88,9) 0,51 Nội trú 9 (34,6) 12 (26,1) 9 (29) 6 (27,3) 1 (11,1) Đã từng được đào tạo về dịch tễ học Có 14 (54) 0,51 26 (56,5) 0,58 21 (65,6) 0,51 14 (63,6) 0,71 5 (62,5) 0.87 Chưa 12 (46) 20 (43,5) 11 (34,4) 8 (36,4) 3 (37,5) Đã từng được đào tạo về TK y sinh học Có 15 (60) 0,74 27 (60) 0,64 20 (62,5) 0,50 14 (60,9) 0,69 7 (77,8) 0,19 Chưa 10 (40) 18 (40) 12 (37,5) 9 (39,1) 2 (22,2) Thường xuyên đọc các bài báo tham khảo Có 108 (42,9) 0,002 143 (56,7) 0,007 120 (47,6) 0,009 108 (42,9) 0,003 88 (34,9) 0,0002 Chưa từng 0 3(6,5) 0 0 0 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa  thống kê giữa  các nhóm  yếu  tố  về  giới, nhóm  tuổi, thời gian công tác, việc đã từng học dịch tễ  rồi hay chưa, đã từng học thống kê rồi hay chưa  đối với khả năng ứng dụng thống kê của các học  viên. Giữa nhóm ngành cao học và nội trú có sự  khác  biệt  về  khả  năng  phiên  giải  các  số  liệu  thống kê mô  tả. Ngoài  ra, kinh nghiệm đọc  tài  liệu tham khảo có ảnh hưởng đến khả năng ứng  dụng thống kê của các học viên.  BÀN LUẬN  Đặc điểm đối tượng nghiên cứu  Tỷ  lệ  đối  tượng  tham  gia  nghiên  cứu  trên  tổng  số mẫu  dự  kiến  chỉ  là  63,7%.  Tuy  nhiên  trong nghiên cứu này, cỡ mẫu được chọn là toàn  bộ học viên cao học và nội trú của một khóa chứ  không chọn mẫu nên tỷ lệ đáp ứng này là chấp  nhận được. Mặt khác, sau khi kiểm  tra  thấy số  lượng mẫu  bị mất  phân  bố  đều  ở  các  chuyên  ngành nên không ảnh hưởng đến kết quả phân  tích số liệu của nghiên cứu.  Đối  tượng cao học của  trường chiếm 80,7%  gấp  4  lần  so  với  đối  tượng nội  trú  (19,3%),  sự  khác biệt này  là do nhu cầu đào  tạo và chỉ tiêu  tuyển  sinh  của  nhà  trường. Không  có  sự  khác  biệt giữa tỷ lệ giới nam và nữ (49,6% và 50,4%).  Các chuyên ngành của bậc học cao học và nội trú  chủ yếu tập trung vào các ngành Nội, Ngoại và  chuyên khoa lẻ. Nhóm tuổi từ 30–35 tuổi chiếm  tỷ lệ cao nhất với 47,7%.  Thực  trạng về kinh nghiệm và khả năng  ứng  dụng thống kê của các học viên  Dịch  tễ và  thống kê  là hai môn học  có  liên  quan chặt chẽ với kiến thức và ứng dụng trong  nghiên cứu khoa học, trong đó bao gồm cả thiết  kế,  tiến  hành  nghiên  cứu,  viết  báo  cáo,  tham  khảo  và  đánh  giá  các  bài  báo  khoa  học.  Tuy  nhiên,  có  39,6%  và  42,6%  học  viên  chưa  được  đào tạo về dịch tễ và thống kê. Điều này có thể  ảnh  hưởng  đến  khả  năng  ứng  dụng  thống  kê  của  các  học  viên.  Các  học  viên  nội  trú  có  xu  hướng đọc và tham khảo các bài báo nhiều hơn  và tìm hiểu nhiều các tài liệu quốc tế hơn các học  viên cao học, nhưng nhìn chung  tỷ  lệ  tìm kiếm  tài  liệu  quốc  tế  còn  chưa  cao;  trong  khi  đó  nghiên cứu của McColl A và cộng sự cho  thấy  các học viên có một mức độ thấp nhận  thức về  giải thích các tạp chí, ấn phẩm đánh giá và cơ sở  dữ  liệu  (chỉ  có  40%  biết  về  cơ  sở  dữ  liệu  Cochrane về các tổng quan hệ thống), và ngay cả  khi biết, nhiều người đã không sử dụng chúng(4).  Lý do có thể  là do các học viên nội trú đa số  là  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  231 các bác sĩ lâm sàng và việc tham khảo tài liệu rất  quan trọng cho công việc lâm sàng của họ trong  việc  cập  nhật  các  phương  pháp  điều  trị  mới  trong nước cũng như quốc tế.   Chỉ có 43% các học viên có  thể hiểu được  phần  lớn thống kê trong các nghiên cứu, tỷ  lệ  này  cao  hơn  so  với  nghiên  cứu  của West  và  cộng sự với 23,3% số người được hỏi  (70/300)  cho  biết  họ  có  thể  xác  định  chính  xác  các  phương pháp thống kê(9). Có đến 49,3% các học  viên  cho  rằng  các kết quả  thống kê  trong  các  nghiên cứu đưa ra đôi khi không đáng tin cậy,  cho thấy việc tin tưởng vào thống kê trong các  nghiên cứu còn hạn chế. Tỷ lệ các học viên cho  rằng thống kê là một phần rất quan trọng của  y  học  dựa  vào  bằng  chứng  là  rất  cao  chiếm  99,2%; tương đương với nghiên cứu của West  (92,7%)(9); kết quả này cho thấy y học dựa vào  bằng chứng ngày càng trở thành xu hướng tất  yếu trong lĩnh vực y học. Tỷ lệ các học viên có  khả năng  tự  tiến hành phân  tích xử  lý số  liệu  áp dụng các thuật toán thống kê hoàn toàn tự  tin chỉ  là 2,2%, so với nghiên cứu của West  là  14,6% cho  thấy kinh nghiệm của các học viên  Việt Nam còn quá thấp so với nước ngoài nói  chung và nghiên cứu của West nói riêng.  Khả năng đánh giá đúng sai trong ứng dụng  thống kê trong các nghiên cứu là rất quan trọng  đối với người làm công tác nghiên cứu khoa học  mặc dù đây  là công việc rất khó khăn. Kết quả  nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng chỉ có 0,7%  các  học  viên  có  thể  hoàn  toàn  tự  tin  đánh  giá  đúng  sai  các  ứng  dụng  thống  kê.  Khả  năng  phiên  giải  giá  trị p  có  được  kết  quả  khả  quan  nhất; số học viên biết và có khả năng phiên giải  là khá cao với 44,4%, 11,1% người có khả năng  phiên giải phần lớn giá trị p và có 5,9% người có  thể hoàn toàn tự tin phiên giải giá trị p, trong khi  đó  chỉ  có 2,6%  số người không biết phiên giải.  Việc phiên giải giá trị p cho đến nay vẫn còn là  vấn đề đáng quan tâm trong giới khoa học. Theo  các  nhà  nghiên  cứu  vẫn  còn  có  sự  nhầm  lẫn  trong việc phiên giải giá trị này của những người  làm khoa học. Tỷ  lệ  các học viên  có khả năng  phiên  giải một  số  test  thống  kê  cơ  bản  cũng  tương tự như giá trị p với 32,6% và số học viên  không biết thấp hơn với 1,9%.  Một  số yếu  tố  ảnh hưởng  đến khả năng  ứng  dụng thống kê của các học viên sau đại học  Có sự khác biệt giữa nhóm học viên cao học  và  nội  trú  về  khả  năng  phiên  giải  các  số  liệu  thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu,  sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).  Ngoài  ra  yếu  tố  thường  đọc  các  bài  báo  trong  nước, quốc  tế và các báo cáo khoa học cũng có  ảnh  hưởng  đến  khả  năng  ứng  dụng  thống  kê  của  học  viên  ở  tất  cả  các mặt  từ  có  khả  năng  phiên giải các kết quả thống kê mô tả, phiên giải  giá trị p, phiên giải một số test thống kê đến khả  năng tự tiến hành xử lý, phân tính số liệu có áp  dụng các thuật toán thống kê và khả năng đánh  giá kết quả thống kê trong các bài báo, báo cáo.  Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có  sự khác biệt  lớn giữa nhóm  thường  đọc,  tham  khảo các bài báo và báo cáo với nhóm chưa từng  đọc,  tham  khảo.  Nhóm  chưa  từng  đọc,  tham  khảo các bài báo hầu như chưa có khả năng ứng  dụng  thống  kê,  chỉ một  số  rất  ít  có  khả  năng  phiên  giải  giá  trị  p. Và  sự  khác  biệt  này  có  ý  nghĩa thống kê (bảng 4). Chưa tìm thấy mối liên  quan giữa  các yếu  tố giới,  đối  tượng học viên,  tuổi, đã được đào tạo về dịch tễ hay thống kê với  khả năng phiên giải p, khả năng phiên giải các  test thống kê, khả năng xử lý số liệu và khả năng  đánh giá các thuật toán thống kê sử dụng trong  các bài báo. Như vậy rõ ràng thông qua việc đọc,  tham khảo các bài báo khoa học  trong nước và  quốc tế hoặc các báo cáo khoa học, các học viên  có  thể  tự nâng  cao kiến  thức và khả năng  ứng  dụng thống kê của mình dù họ đã được đào tạo  về thống kê hay dịch tễ hay chưa được đào tạo  về hai môn học này.  KẾT LUẬN  Kinh nghiệm và khả năng ứng dụng  thống  kê  trong nghiên cứu khoa học của học viên nội  trú và cao học trường Đại học Y Hà Nội vẫn còn  hạn chế.Tỷ lệ các học viên có thể hoàn toàn tự tin  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 232  trong phiên giải giá trị; trong khả năng tự tin tiến  hành phân  tích xử  lý số  liệu áp dụng các  thuật  toán thống kê; trong khả năng phiên giải một số  test thống kê cơ bản và trong khả năng đánh giá  đúng  sai  việc  ứng  dụng  thống  kê  trong  các  nghiên cứu rất thấp (tất cả đều dưới 10%).  Một số yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm liên  quan đến thống kê và khả năng hiểu về thống  kê của các học viên sau đại học  Có mối  liên quan giữa đối  tượng học viên  cao học và nội trú với khả năng phiên giải các  kết quả thống kê mô tả (p < 0,05); Những học  viên có đọc, tham khảo các bài báo trong nước  và  quốc  tế  và  các  báo  cáo  khoa  học  có  khả  năng  ứng dụng  thống  kê  tốt  hơn  những  học  viên  chưa  từng  đọc,  tham khảo. Sự khác biệt  này  có ý nghĩa  thống kê  (p < 0,01); Chưa  tìm  thấy mối  liên quan giữa các yếu  tố  tuổi, giới,  đối  tượng  (cao học hay nội  trú), đã được đào  tạo về thống kê hay dịch tễ đến khả năng ứng  dụng thống kê của các học viên.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Altman  DG  (1998).  Statistical  reviewing  for  medical  journals.  Statistics in Medicine..17. 2661‐2674.  2. Campbel  MJ,  Machin  D  (1999).  Medical  Statistics  ‐  A  commonsense approach. Third ed. West Sussex, England.  John  Wiley & Sons. Ltd. Pp.3‐5.  3. Emeson JD (1983). Use of statistical analysis in the New England  Journal of Medicine. New England Journal of Medicine. 309(12).  709‐713.  4. McColl A.  et  al  (1998).General  practitionerʹs  perceptions  of  the  route to evidence based medicine: a questionnaire survey. BMJ. 316.  361‐365.  5. O’Donnell CA  (2004). Attitudes and knowledge of primary  care  professionals  towards  evidence‐based  practice:  a  postal  survey.  Journal Eval Clinical Practice.10. 197‐205.  6. Okeh.  UM  (2008).  Statistical  problems  in  medical  research.  African Journal of Biotechnology. 7(25). 4819‐4826.  7. Olsen  CH  (2003).  Review  of  use  of  statistics  in  infection  and  immunity. Infection and Immunity. 71. (12) 6689‐6692.  8. Viện Đào tạo Y học dự phòng và Trường Đại học Y Hà Nội  (2011).Một  số  bất  cập  khi  ứng  dụng  thống  kê  và  tin  học  trong  nghiên cứu y học. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. Tr. 134‐143.  9. West  CP.  Ficalora  RD  (2007).  Clinician  attitudes  towards  biostatistics. Mayo Clinic Proceeding. 82 (8) 939‐943.  10. Young  J  (2007).  Statistical  errors  in medical  reseach  ‐  a  chronic  disease? Swiss Medical Weekly. 137. 41‐43.  Ngày nhận bài báo:       7/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   14/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_nghiem_ung_dung_thong_ke_y_sinh_hoc_cua_hoc_vien_cao_ho.pdf
Tài liệu liên quan