Thực hành phòng chống HIV/AIDS
Chỉ có 5% đối tượng nghiên cứu khai báo đã từng quan hệ tình dục, nhưng chưa đến 3/4 có sử dụng bao cao su.
Đặc biệt tỉ lệ sử dụng bao cao su đúng cách là rất thấp, hầu như tất cả chỉ làm được một bước là kiểm tra hạn sử dụng
(64%). Điều này cho thấy truyền thông về phương pháp sử dụng bao cao su đúng cách chưa đạt được hiệu quả. Thực
ra, những thông tin hướng dẫn sử dụng bao cao su rất hiếm có trong những chương trình truyền thông giáo dục đại
chúng. Những thông tin tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS chỉ mới nhấn mạnh về việc sử dụng bao cao su để có
quan hệ tình dục an toàn, nhưng chưa có những hướng dẫn về cách sử dụng bao cao su. Hậu quả là thực hành khiếm
khuyết. Những nghiên cứu về thực hành tình dục an toàn có thể cho một kết quả rất cao, nhưng nếu chỉ đơn thuần dựa
vào tiêu chí có sử dụng bao cao su thì sẽ không chính xác. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong nghiên cứu nhưng không phải
không đáng lo ngại là có 6 đối tượng (2%) đã từng tiêm chích ma túy, và có đến 50% sử dụng bơm kim tiêm chung.
Việc sử dụng bơm kim tiêm chung có thể do các em chưa ý thức, hoặc có thể không sẵn có.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy cần có những chương trình truyền thông giáo dục về phòng chống HIV/AIDS
dành riêng cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt. Nội dung của giáo dục về kiến thức cần tập trung vào các đường
lây, đặc biệt là những cách lây khác nhau trong quan hệ tình dục, và cách sử dụng bao cao su. Cán bộ chương trình cần
chủ động tiếp cận với các em nhiều hơn nữa, và chú ý phát triển nguồn thông tin qua internet.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ, và thực hành về phòng chống HIV/AIDS của thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt tại phường 19 và 22, Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 105
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS CỦA THANH
THIẾU NIÊN CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
TẠI PHƯỜNG 19 VÀ 22, BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Kính**, Nguyễn Văn Lơ**, Nguyễn Đỗ Nguyên*
TÓM TẮT
Đặt vấn ñề Quận Bình Thạnh có một tỉ lệ cao các thanh thiếu niên có hoàn cảnh ñặc biệt, là những ñối tượng sinh sống và làm
việc trên ñường phố, nhóm thuộc hộ gia ñình nghèo, nhóm mồ côi, bị bỏ rơi, lao ñộng trẻ em, và ñối tượng sử dụng ma túy. Đây là
những ñối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS. Hội Bảo Trợ Trẻ Em thành phố Hồ Chí Minh cùng Hội Hữu nghị Đan Mạch–
Việt Nam ñã triển khai dự án “Vì sự sống còn trẻ em tại các tỉnh phía Nam Việt Nam” với nhiều mục tiêu và hoạt ñộng, trong ñó có
các chương trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS.
Mục tiêu Để có cơ sở cho việc tiến hành các hoạt ñộng can thiệp tại ñịa phương, nghiên cứu này ñược thực hiện với mục ñích
xác ñịnh tỷ lệ các mức ñộ kiến thức, thái ñộ, và thực hành về phòng chống HIV/AIDS của thanh thiếu niên có hoàn cảnh ñặc biệt.
Phương pháp Một nghiên cứu cắt ngang mô tả với 320 ñối tượng từ 12 ñến 19 tuổi, ñược chọn ngẫu nhiên tại 6 khu phố trong
hai phường 19 và 22. Đối tượng nghiên cứu ñược phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi soạn sẵn về các nguồn thông tin tiếp cận, kiến
thức, thái ñộ, và thực hành về phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Kết quả nghiên cứu ñược trình bày với tần số và tỉ lệ phần trăm.
Kết quả Gần 70% các em biết và tiếp xúc dễ dàng với ñiểm tư vấn về HIV/AIDS, và gần 50% các em tiếp cận và thu nhận
thông tin từ internet. Chỉ khoảng phân nửa các ñối tượng biết xét nghiệm HIV là miễn phí. Tỉ lệ có kiến thức ñúng về các ñường lây
truyền HIV/AIDS là cao, nhưng vẫn còn 10% ñến 30% có những kiến thức sai. Có 72% biết sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
ñể phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS, và còn khoảng 20% có những kiến thức sai như uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc ngừa thai trước
khi quan hệ tình dục, và rửa cơ quan sinh dục sau khi quan hệ. Thái ñộ ñồng ý tiếp tục sử dụng bao cao su hoặc xét nghiệm khi nghi
nhiễm là rất cao, và có 52% cho rằng người mang theo bao cao su là người không ñàng hoàng. Tỉ lệ có sử dụng bao cao su trong
quan hệ tình dục là 69%, nhưng tỉ lệ sử dụng ñúng cách là rất thấp. Có 6 ñối tượng có tiêm chích ma túy, và 3 trong số ñó có sử
dụng chung bơm kim tiêm.
Kết luận Cần có những chương trình truyền thông giáo dục về phòng chống HIV/AIDS dành riêng cho thanh thiếu niên có
hoàn cảnh ñặc biệt. Nội dung của giáo dục về kiến thức cần tập trung vào các ñường lây, ñặc biệt là những cách lây khác nhau
trong quan hệ tình dục, và cách sử dụng bao cao su. Cán bộ chương trình cần chủ ñộng tiếp cận với các em nhiều hơn nữa, và chú ý
phát triển nguồn thông tin qua internet.
Từ khoá thanh thiếu niên có hoàn cảnh ñặc biệt, kiến thức thái ñộ thực hành, phòng chống HIV/AIDS.
*
BM.Dịch tễ, Khoa YTCC ** BM.Dân số, Thống kê Y học và Tin học, Khoa YTCC, ĐHYD TPHCM
Địa chỉ liên lạc: CN.Nguyễn Văn Kính -ĐT: 0168 68 96 959 -Email: admin@ytecongcong.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 106
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE, AND PRACTICES CONCERNING HIV/AIDS PREVENTION AMONG
SPECIAL CIRCUMSTANCES ADOLESCENTS
AT WARDS 19 AND 22, BINH THANH DISTRICT, HO CHI MINH CITY IN 2009
Nguyen Van Kinh, Nguyen Van Lo, Nguyen Do Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 105 - 111
Background Binh Thanh district has a high proportion of special circumstances adolescents who are orphans or uncared-for
children, of low social economic status, living and working in the streets, child laborers, and drug addicts. These subjects are at high
risk of HIV/AIDS infection. Ho Chi Minh City Child Welfare Foundation and Danish-Vietnamese Association have carried out the
project “For children survival at southern Vietnam provinces” with many objectives and activities including HIV/AIDS prevention
programs.
Objectives To provide background data for the implementation of intervention programs, this study was conducted aiming at
identifying the proportions of special circumstances adolescents having correct knowledge, attitude, and practices concerning
HIV/AIDS prevention.
Methods A descriptive cross-sectional study was carried out with 320 subjects aged 12 to 19 years old randomly selected at 6
blocks of wards 19 and 22. A well-constructed questionnaire was used to directly interview the study subjects about their
accessibility to information sources, and knowledge, attitude, and practices concerning HIV/AIDS prevention. Results are described
in frequencies and percentages.
Results Nearly 70% of the subjects knew and were easily accessible to the places of HIV/AIDS counseling, and 50% could
access the internet. Only half knew HIV/AIDS test was free of charge. The proportion of correct knowledge of HIV/AIDS modes of
transmission was high, but there were still 10% to 30% had incorrect knowledge. To prevent infection, 72% percents of the subjects
said condoms prevented infection, and around 20% gave wrong answers as using antibiotics or oral contraceptives before
intercourse, or cleaning the genital organs after intercourse. Almost all agreed to continue using condoms, undergoing detection
testing if suspected, and 52% claimed that having a condom in pocket was an indicator of a bad person. The proportion of using
condom was 69%, but most had improper use. Six subjects used drugs and 3 of them have shared syringes and needles.
Conclusions It is necessary to set up a special program of education in HIV/AIDS prevention for the special circumstances
adolescents. Information should be focused on modes of transmission and how to use condom properly. Project officers should
actively approach their target subjects, and internet is a promising source of information.
Key words: special circumstances adolescents, knowledge attitude and practices, HIV/AIDS prevention.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 107
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam ñang là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm HIV tăng nhanh nhất ở Châu Á hiện nay(6), trong ñó thành
phố Hồ Chí Minh là một trong những ñịa phương có số người nhiễm và mắc HIV/AIDS cao nhất nước. Quận Bình
Thạnh nằm ở phía bắc thành phố Hồ Chí Minh với dân số khoảng 410.000 người, nhiều dân nhập cư nghèo và trình ñộ
học vấn thấp. Phường 19 và 22 của quận Bình Thạnh có dân số là 35.600 người, ñối tượng thanh thiếu niên có hoàn
cảnh ñặc biệt chiếm tỉ lệ cao và là nhóm dễ bị xâm hại dẫn ñến nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Trên cơ sở ñó, Hội Bảo
Trợ Trẻ Em thành phố Hồ Chí Minh (HCWF) cùng Hội Hữu nghị Đan Mạch – Việt Nam (DVA) ñã triển khai dự án
“Vì sự sống còn trẻ em tại các tỉnh phía Nam Việt Nam” với nhiều mục tiêu và hoạt ñộng, trong ñó có triển khai các
chương trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh ñặc biệt tại những phường này.
Thanh thiếu niên có hoàn cảnh ñặc biệt là những ñối tượng sinh sống và làm việc trên ñường phố, nhóm thuộc hộ gia
ñình nghèo, nhóm mồ côi, bị bỏ rơi, lao ñộng trẻ em, và ñối tượng sử dụng ma túy. Để có cơ sở cho việc tiến hành các
hoạt ñộng can thiệp tại ñịa phương, nghiên cứu này ñược thực hiện với mục ñích xác ñịnh tỷ lệ các mức ñộ kiến thức,
thái ñộ, và thực hành về phòng chống HIV/AIDS của thanh thiếu niên có hoàn cảnh ñặc biệt. Kết quả của nghiên cứu là
những thông tin nền giúp cho việc thực hiện dự án tại ñịa phương ñạt hiệu quả tốt hơn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu ñược ước lượng là 384 người ở mức ý nghĩa 0,05, với sai số
tuyệt ñối là 0,05, với tỷ lệ của kiến thức, thái ñộ, và thực hành ñược giả ñịnh là 0,50 (do chưa có nghiên cứu trước).
Con số này chiếm hơn 10% dân số chọn mẫu (khoảng 1560) nên ñược hiệu chỉnh còn 308. Đối tượng ñược ñưa vào
nghiên cứu có ñộ tuổi từ 12 ñến 19 ñang sinh sống tại ñịa phương và ñồng ý tham gia nghiên cứu. Mẫu ñược chọn ngẫu
nhiên ñơn theo hai bước, buớc một chọn ngẫu nhiên ñơn 6 khu phố trong hai phường, bước hai chọn ngẫu nhiên ñơn
53 ñối tượng trong mỗi khu phố. Đối tượng nghiên cứu ñược phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi soạn sẵn. Những ñối
tượng câm, ñiếc, thiểu năng, hoặc những trường hợp không trả lời ñầy ñủ bảng câu hỏi phỏng vấn bị loại ra khỏi
nghiên cứu.
Những kiến thức ñược khảo sát gồm những kiến thức tổng quát về HIV/AIDS, các ñường lây truyền, các cách
thức lây qua quan hệ tình dục, và các phương pháp phòng ngừa. Thái ñộ ñược ño lường về sự ñồng ý tiếp tục sử dụng
bao cao su, xét nghiệm khi nghi nhiễm, tham gia hoạt ñộng phòng chống HIV/AIDS, thái ñộ ñối với người mang theo
bao cao su trong người, khả năng bị nhiễm của bản thân, và sống chung với người nhiễm. Những thực hành ñược khảo
sát bao gồm quan hệ tình dục an toàn; sử dụng bao cao su; sử dụng riêng bàn chải ñánh răng, bấm móng, dao cạo; tiêm
chích ma túy và sử dụng bơm kim tiêm khi chích ma túy. Đối tượng nghiên cứu cũng ñược hỏi về mức ñộ tiếp cận với
nguồn thông tin, và các nguồn thông tin phổ biến. Những ñặc tính nền của ñối tượng gồm có giới, trình ñộ học vấn,
hoàn cảnh sinh sống, và có người yêu. Dữ kiện ñược nhập bằng phần mềm EpiData 3.1 và phân tích bằng phần mềm
Stata 10.0. Kết quả nghiên cứu ñược trình bày với tần số và tỉ lệ phần trăm.
Nghiên cứu tiến hành trên cơ sở tự nguyện và ñồng ý tham gia của thanh thiếu niên, nghiên cứu không thu thập
những chi tiết nhân thân, những câu hỏi không xúc phạm. Nghiên cứu viên có văn bản chấp nhận quyền ñứng tên báo
cáo nghiên cứu của mình từ nhà tài trợ là Hội Bảo Trợ Trẻ Em Thành phố Hồ Chí Minh.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Những ñặc ñiểm của mẫu nghiên cứu (N=320)
Đặc tính Tần số (%)
12 – <16 206 (64)
16 – 19 114 (36) Tuổi
Nam 161 (50)
≤ Cấp 1 60 (19)
Cấp 2 194 (61) Trình ñộ học
vấn
Cấp 3 66 (20)
Ở với cha, mẹ 256 (80)
Ở với người thân 46 (14)
Ở với bạn bè 9 (03)
Không cố ñịnh (lang thang) 9 (03)
Hoàn cảnh
sinh sống
Có người yêu 62 (19)
Bảng 2. Mức ñộ tiếp cận với nguồn thông tin (N=320)
Tần số (%)
Biết ít nhất một ñiểm tư vấn về HIV 208 (65)
Tiếp xúc dễ dàng ñiểm tư vấn 144 (69)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 108
Từng tham gia buổi nói chuyện về HIV/AIDS 103 (32)
Cần thêm thông tin về phòng chống HIV/AIDS 280 (87)
Bảng 3. Các nguồn thông tin phổ biến (N=320)
Tần số (%)
Tivi 268 (84)
Sách báo 180 (56)
Internet 149 (47)
Gia ñình 110 (34)
Radio 96 (30)
Bạn bè 98 (30)
Áp phích, tờ rơi, pano 73 (23)
Nhân viên xã hội 81 (25)
Nhà trường 38 (12)
Bảng 4. Kiến thức tổng quát về HIV/AIDS (N=320)
Tần số (%)
HIV là vi rút gây bệnh AIDS 243 (76)
AIDS là giai ñoạn phát bệnh của HIV 242 (76)
Xét nghiệm HIV là miễn phí 168 (52)
Người nhiễm HIV có thể sống khỏe mạnh
bình thường 154 (48)
HIV/AIDS chỉ lây qua ñường máu, mẹ sang
con, quan hệ tình dục 138 (43)
Không thể chữa trị khỏi hoàn toàn
HIV/AIDS 118 (37)
Tất cả mọi người ñều có thể bị nhiễm HIV 116 (36)
Bệnh nhận AIDS lở loét, sụt cân, tiêu chảy
kéo dài 104 (32)
Mọi hình thức quan hệ tình dục không an
toàn ñều có thể lây truyền HIV/AIDS
94 (29)
Sử dụng riêng bơm kim tiêm, dụng cụ vệ
sinh cá nhân, sử dụng bao cao su ñể phòng
ngừa lây nhiễm HIV/AIDS
79 (25)
Đường lây từ mẹ sang con 48 (15)
Bảng 5. Kiến thức về các ñường lây truyền HIV (N=320)
HIV có thể lây qua Tần số (%)
Quan hệ tình dục 270 (84)
Tiêm chích 247 (77)
Mẹ sang con 238 (74)
Ăn uống chung 92 (29)
Ho, hắt hơi 54 (17)
Muỗi, rận chích 54 (17)
Bắt tay, ôm hôn 33 (10)
Đi vệ sinh chung 26 (08)
Không biết 12 (04)
Bảng 6. Kiến thức về ñường lây qua quan hệ tình dục (N=320)
Các cách thức lây qua quan hệ tình dục Tần số (%)
Lây nếu không dùng bao cao su 178 (56)
Chỉ lây truyền từ nam sang nữ 112 (35)
Không lây khi quan hệ tình dục qua hậu môn 41 (13)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 109
Không lây khi quan hệ tình dục qua miệng 34 (11)
Không lây khi quan hệ tình dục ñồng giới 30 (09)
Không biết 73 (23)
Bảng 7. Kiến thức về phương pháp phòng ngừa HIV (N=320)
Các cách phòng ngừa lây nhiễm HIV Tần số (%)
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục 231 (72)
Sử dụng bơm kim tiêm riêng 154 (48)
Dùng riêng ñồ vệ sinh cá nhân 106 (33)
Uống kháng sinh trước khi quan hệ tình dục 73 (23)
Uống thuốc ngừa thai trước khi quan hệ tình dục 69 (22)
Rửa cơ quan sinh dục sau khi quan hệ tình dục 58 (18)
Không biết 43 (13)
Bảng 8. Thái ñộ về phòng chống HIV/AIDS (N=320)
Thái ñộ ñồng ý Tần số (%)
Tiếp tục sử dụng bao cao su (N=11) 11 (100)
Xét nghiệm HIV khi nghi ngờ 312 (97)
Tham gia phòng chống HIV 291 (91)
Mang theo bao cao su là người không ñàng hoàng 168 (52)
Bản thân có thể nhiễm HIV 116 (36)
Cách ly người nhiễm HIV/AIDS 212 (66)
Bảng 9. Thực hành quan hệ tình dục an toàn và sử dụng bao cao su
Tần số(%)
Có quan hệ tình dục (N=320) 16 (05)
Có sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
(N=16)
11 (69)
Các bước sử dụng bao cao su (N=11)
Có kiểm tra hạn sử dụng 7 (64)
Có kiểm tra toàn vẹn 1 (09)
Sử dụng 1 lần 2 (18)
Mang suốt khi QHTD 0 (00)
Xé vỏ bao ñúng cách 3 (27)
Bóp xẹp ñầu bao 1 (09)
Trùm sát gốc dương vật 1 (09)
Giữ bao khi rút dương vật 2 (18)
Bảng 10. Những thực hành khác về phòng ngừa HIV/AIDS (N=320)
Tần số (%)
Không tiêm chích ma túy 314 (98)
Dùng riêng bơm kim tiêm (N=6) 3 (50)
Dùng riêng bàn chải ñánh răng (N=320) 305 (95)
Dùng riêng bấm móng tay (N=320) 176 (55)
Dùng riêng dao cạo (N=113) 92 (81)
Đa số thanh thiếu niên có hoàn cảnh ñặc biệt là trẻ em dưới 16 tuổi, ở với cha mẹ, có trình ñộ học vấn cấp 2, và
khoảng 20% có người yêu (bảng 1). Gần 70% các em biết và tiếp xúc dễ dàng với ñiểm tư vấn về HIV/AIDS, và hầu
hết cần thêm thông tin về HIV/AIDS (bảng 2). Tivi và sách báo là nguồn thông tin phổ biến của các em (bảng 3), và
gần 50% các em tiếp cận và thu nhận thông tin từ internet. Chỉ có 25% có thông tin từ nhân viên xã hội. Các kiến thức
quan trọng trong phòng ngừa HIV/AIDS như ñường lây và cách phòng ngừa có tỷ lệ thấp, có 29% biết mọi hình thức
quan hệ tình dục không an toàn ñều có thể lây truyền HIV/AIDS và chỉ có 25% biết chỉ có ba phương pháp phòng
ngừa HIV/AIDS là sử dụng riêng bơm kim tiêm, dụng cụ vệ sinh cá nhân, sử dụng bao cao su (bảng 4). Chỉ khoảng
phân nữa các ñối tượng biết xét nghiệm HIV là miễn phí. Tỉ lệ có kiến thức ñúng về các ñường lây truyền HIV/AIDS
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 110
là cao (bảng 5), nhưng vẫn còn 10% ñến 30% có những kiến thức sai. Kiến thức về các cách thức lây qua quan hệ tình
dục là chưa tốt (bảng 6). Có 72% biết sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục ñể phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS (bảng
7), và còn khoảng 20% có những kiến thức sai như uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc ngừa thai trước khi quan hệ tình
dục, và rửa cơ quan sinh dục sau khi quan hệ.
Thái ñộ ñồng ý tiếp tục sử dụng bao cao su hoặc xét nghiệm khi nghi nhiễm là rất cao (bảng 8), và có 52%
cho rằng người mang theo bao cao su là người không ñàng hoàng. Nhưng thái ñộ ñồng ý cách ly người nhiễm
vẫn còn cao, 66%; và chỉ có 36% ñồng ý bản thân có thể nhiễm. Có 5% ñối tượng ñã từng quan hệ tình dục,
nhưng chỉ có 16 người trả lời câu hỏi về sử dụng bao cao su (bảng 9), với tỉ lệ có sử dụng bao cao su là 69%. Đa
số có kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng, nhưng tỉ lệ sử dụng ñúng cách là rất thấp. Có 6 ñối tượng có tiêm
chích ma túy, và 3 trong số ñó có sử dụng chung bơm kim tiêm (bảng 10). Tỉ lệ sử dụng chung bàn chải răng,
dao cạo là thấp, nhưng gần 50% sử dụng chung bấm móng tay.
BÀN LUẬN
Mẫu nghiên cứu là ñủ lớn, tuy nhiên, kỹ thuật chọn ngẫu nhiên ñơn 6 khu phố trong hai phường có thể không bảo
ñảm tính ñại diện của mẫu. Tương tự như những nghiên cứu trước, sai lệch thông tin có thể xảy ra với những câu hỏi
về quan hệ tình dục và tiêm chích ma tuý. Tỉ lệ sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ñược ñánh giá không chỉ với
trả lời có không mà còn dựa vào những tiêu chí sử dụng ñúng trong từng bước của quá trình giao hợp, do ñó, có tính
giá trị cao.
Tiếp cận nguồn thông tin về HIV/AIDS
Cho dù hầu hết thanh thiếu niên có hoàn cảnh ñặc biệt ở chung với cha mẹ, nhưng ña số là trẻ em dưới 16 tuổi là
lứa tuổi rất dễ bị cám dỗ và lợi dụng. Với 20% có người yêu, khả năng quan hệ tình dục của các em là lớn, và nếu thiếu
kiến thức về phòng ngừa thì nguy cơ nhiễm HIV/AIDS sẽ rất cao. Gần 70% các em biết và tiếp xúc dễ dàng với các
ñiểm tư vấn về HIV/AIDS, tuy nhiên, chỉ có 25% có thông tin từ nhân viên xã hội. Có thể bản thân các em chưa mạnh
dạn ñến với các chương trình, hoặc cán bộ chương trình chưa chủ ñộng ñến với các em. Những thông tin về phòng
chống HIV/AIDS mà các em có ñược hầu hết là từ tivi, vì ñây là phương tiện truyền thông phổ biến nhất hiện nay
trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt gần 50% các em tiếp cận và thu nhận thông tin từ internet. Việc tiếp cận internet tại thành
phố Hồ Chí Minh ngày nay ñã trở nên dễ dàng, và trao ñổi thông tin qua internet là nhanh và sinh ñộng hơn. Đây là
một ñiểm thuận lợi mà những dự án phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh ñặc biệt có thể khai
thác. Bên cạnh ñó, có 87% các em có nhu cầu ñược cung cấp thêm thông tin về phòng chống HIV/AIDS, và ñây cũng
là một thuận lợi cho việc triển khai các dự án truyền thông giáo dục.
Kiến thức về phòng chống HIV/AIDS
Nhìn chung, kiến thức của các em về HIV/AIDS là tương ñối tốt, thí dụ, những kiến thức về tác nhân, về các
ñường lây qua quan hệ tình dục, tiêm chích, mẹ sang con. Đây là những kiến thức mà các em có thể dễ dàng có ñược
trong những chương trình truyền thông ñại chúng. Những chương trình này thường cung cấp những thông tin rất phổ
thông, chung cho mọi ñối tượng. Tuy nhiên, khi hỏi về những kiến thức tương ñối cụ thể hơn về những biện pháp
phòng chống thì kiến thức của các em còn nhiều khiếm khuyết. Đặc biệt những kiến thức về các cách thức lây qua
quan hệ tình dục, rất nhiều em chưa biết những ñiều kiện có thể lây nhiễm rất cao như quan hệ ñồng tính, quan hệ qua
hậu môn, miệng. Dư luận ñã nói rất nhiều về những lạm dụng tình dục ở trẻ em ñường phố, trong ñó, quan hệ ñồng tính
là không hiếm. Các em sẽ có nguy cơ nhiễm rất cao nếu thiếu kiến thức về những tình huống có thể lây khi quan hệ
ngoài ñường sinh dục. Những kiến thức này thường rất ít ñược trình bày trong những chương trình phòng chống
HIV/AIDS qua thông tin ñại chúng. Có lẽ trong tương lai những chương trình can thiệp của các dự án cần quan tâm
ñến những kiến thức này, và lưu ý những thông tin cần theo từng loại ñối tượng can thiệp cụ thể. Những kiến thức sai
khác cũng cần ñược quan tâm là những cách phòng ngừa như uống kháng sinh hoặc thuốc ngừa thai trước khi quan hệ,
hoặc rửa cơ quan sinh dục sau khi quan hệ. Ngoài những kiến thức thuộc lĩnh vực giáo dục sức khỏe, những dự án,
chương trình can thiệp cũng cần phổ biến những lợi ích mà các em thể có. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 52% biết
rằng xét nghiệm HIV/AIDS là miễn phí.
Thái ñộ về phòng chống HIV/AIDS
Tỉ lệ có thái ñộ tích cực về phòng chống HIV/AIDS là tương ñối phù hợp với các nghiên cứu trước ñây về phòng
chống HIV/AIDS trên ñộ tuổi thanh thiếu niên ở Việt Nam, trong ñó kết quả tỷ lệ có thái ñộ tích cực dao ñộng trong
khoảng từ 50% ñến 77%(4,6). Đa số ñều ñồng ý sẵn sàng tham gia vào các chương trình phòng chống HIV/AIDS, ñiều
này giúp có một nhận xét khả quan trong việc thu hút các ñối tượng tham gia thực hiện các chương trình can thiệp sau
này. Đáng chú ý là có ñến 2/3 ñối tượng ñược hỏi ñồng ý rằng nên ñưa người nhiễm ra khỏi cộng ñồng vào các trung
tâm riêng, nghĩa là chỉ có 34% có thái ñộ ñúng về vấn ñề ñối xử với người nhiễm. Điều này có thể ñược xem là hậu quả
của việc truyền thông trước ñây ñã gắn HIV/AIDS với những hành vi xấu, với những hình ảnh truyền thông gây sự ngộ
nhận về hình ảnh người có H ñưa ñến sự lo sợ quá mức trong cộng ñồng ñối với căn bệnh này. Kết quả cho thấy có
52% ñối tượng ñược hỏi cho rằng người mang theo bao cao su là người không ñàng hoàng. Cách nhìn này có thể sẽ
dẫn ñến việc các ñối tượng xấu hổ, mặc cảm khi cần mua hay mang theo bao cao su và ñưa ñến việc không sử dụng
bao cao su. Các nghiên cứu trước ñây không ñề cập vấn ñề này.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 111
Thực hành phòng chống HIV/AIDS
Chỉ có 5% ñối tượng nghiên cứu khai báo ñã từng quan hệ tình dục, nhưng chưa ñến 3/4 có sử dụng bao cao su.
Đặc biệt tỉ lệ sử dụng bao cao su ñúng cách là rất thấp, hầu như tất cả chỉ làm ñược một bước là kiểm tra hạn sử dụng
(64%). Điều này cho thấy truyền thông về phương pháp sử dụng bao cao su ñúng cách chưa ñạt ñược hiệu quả. Thực
ra, những thông tin hướng dẫn sử dụng bao cao su rất hiếm có trong những chương trình truyền thông giáo dục ñại
chúng. Những thông tin tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS chỉ mới nhấn mạnh về việc sử dụng bao cao su ñể có
quan hệ tình dục an toàn, nhưng chưa có những hướng dẫn về cách sử dụng bao cao su. Hậu quả là thực hành khiếm
khuyết. Những nghiên cứu về thực hành tình dục an toàn có thể cho một kết quả rất cao, nhưng nếu chỉ ñơn thuần dựa
vào tiêu chí có sử dụng bao cao su thì sẽ không chính xác. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong nghiên cứu nhưng không phải
không ñáng lo ngại là có 6 ñối tượng (2%) ñã từng tiêm chích ma túy, và có ñến 50% sử dụng bơm kim tiêm chung.
Việc sử dụng bơm kim tiêm chung có thể do các em chưa ý thức, hoặc có thể không sẵn có.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy cần có những chương trình truyền thông giáo dục về phòng chống HIV/AIDS
dành riêng cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh ñặc biệt. Nội dung của giáo dục về kiến thức cần tập trung vào các ñường
lây, ñặc biệt là những cách lây khác nhau trong quan hệ tình dục, và cách sử dụng bao cao su. Cán bộ chương trình cần
chủ ñộng tiếp cận với các em nhiều hơn nữa, và chú ý phát triển nguồn thông tin qua internet.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hunter SS. (2005), The situation of families and children affected by HIV/AIDS in Viet Nam, MOLISA &
UNICEF:5–26.
2. Institute of Sociology Hanoi & LaTrobe Uni. Melbourne (2001), HIV/AIDS-related KAB, and the sexual health
of secondary students in Ha Noi, 2001: results of a pilot study. (Truy cập 09/05/2005)
3. Kuruvila M, Venugopalan PP, Sridhar KS et al. (1997) KAP study on HIV/AIDS among first year MBBS
students.
Kuruvila;type=0 (Truy cập 19/04/2005)
4. Nguyễn Đỗ Nguyên, Lê Trọng Lưu (2005), KAP về phòng chống HIV/AIDS của học sinh PTTH tỉnh Ninh
Thuận năm 2004. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 9, phụ bản của số 1, 2005:100-104.
5. Nguyễn Thành Công, Bùi Huy Nhanh (2004), Thực trạng và các yếu tố liên quan ñến KAP phòng chống
HIV/AIDS của học sinh PTTH tỉnh Hải Dương năm 2004. (Truy cập 25/04/2005)
6. Piot P, 2008 Report on the global AIDS epidemic, UNAIDS, 2008. (Truy cập 09/05/2005)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_ve_phong_chong_hivaids_cua_th.pdf