Kiến thức và thái độ của người bệnh trong phòng ngừa tai biến mạch máu não thứ phát

Liên quan giữa kiến thức về phòng ngừa TBMMN thứ phát với một số đặc tính của mẫu Chúng tôi tìm thấy có mối liên quan giữa nhóm người bệnh bị TBMMN lần 2 có kiến thức đúng cao hơn nhóm bị TBMMN lần 1 với p = 0,002. Theo Sullivan và cộng sự những người bệnh sống sốt sau TBMMN họ thường có kiến thức về bệnh tốt hơn vì họ đã nhận được một số thông tin về bệnh từ NVYT đồng thời họ cũng tự tìm hiểu về bệnh, thay đổi lối sống nhằm giảm nguy cơ tái phát. Nhóm người bệnh nhận thông tin về TBMMN từ các kênh thông tin truyền thông có kiến thức cao hơn nhóm không được nhận thông tin về TBMMN trước đó với p < 0,001. Theo Denby(5), Haghighi B.A(8) thì tình hình thực tế tại các bệnh viện luôn trong tình trạng qúa tải và NVYT cũng ít chú trọng vào việc GDSK cho người bệnh, vì vậy hầu hết những thông tin người bệnh có được chủ yếu từ các nguồn truyền thông như tivi, sách, báo, nhờ vào phương tiện này đã làm tăng nhận thức của người bệnh. Điều này cho thấy tác dụng của phương tiện truyền thông, do đó chúng ta cần tăng cường truyền thông qua các hình thức này khi mà các chương trình giáo dục cho người bệnh từ NVYT còn rất hạn chế

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức và thái độ của người bệnh trong phòng ngừa tai biến mạch máu não thứ phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học 71 KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI BỆNH TRONG PHÒNG NGỪA TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO THỨ PHÁT Nguyễn Thị Thanh Tình*, Lê Văn Tuấn**, Norwood Susan*** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người bệnh có kiến thức và thái độ phòng ngừa TBMMN thứ phát tại khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 150 người bệnh TBMMN tại khoa Bệnh lý mạch máu não bệnh viện Nhân Dân 115. Các yếu tố khảo sát gồm yếu tố nguy cơ, kiến thức và thái độ phòng ngừa TBMMN thứ phát. Kết quả: 18% người bệnh biết béo phì là YTNC, 44,7% người bệnh biết tiền căn TBMMN là YTNC, 70,7% người bệnh biết THA là YTNC gây TBMMN thứ phát. 23,3% người bệnh biết TBMMN là do tắc hay vỡ mạch máu, 55,3% người bệnh có thể nhận biết được một trong các triệu chứng của TBMMN. Thái độ thuận lợi khi phòng ngừa TBMMN thứ phát chiếm tỷ lệ là 54,7%. Thái độ về những khó khăn khi phòng ngừa TBMMN chiếm tỷ lệ là 98%. Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về kiến thức với số lần bị TBMMN với p<0,001 <0,05, nhóm người bệnh nhận được thông tin về bệnh từ NVYT có thái độ tốt hơn nhóm không nhận được (p=0,008<0,05). Nhóm người bệnh sống chung với gia đình có thái độ tốt hơn nhóm sống một mình (p=0,01<0,05). Kết luận: Kiến thức và thái độ về những thuận lợi khi phòng ngừa TBMMN thứ phát của người bệnh còn thấp. Điều này đòi hỏi cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục tại cộng đồng cũng như tại bệnh viện để người bệnh chủ động trong việc phòng ngừa TBMMN thứ phát. Từ khóa: TBMMN, yếu tố nguy cơ, kiến thức và thái độ về phòng ngừa TBMMN ABSTRACT KNOWLEDGE AND ATTITUDE OF PATIENTS RELATED TO SECONDARY PREVENTION OF STROKE Nguyen Thi Thanh Tinh, Le Van Tuan, Norwood Susan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 2 - 2014: 71 - 76 Objectives: Determining the rate of patients who have knowledge and attitude for the secondary prevention of stroke at the Department of Cerebral vascular diseases of People hospital 115. Materials and methods: A cross-sectional descriptive design, 150 stroke patients at People hospital 115. The factors including risk factors, the knowledge and attitude in relation to the secondary prevention of stroke. Results: Only 18% patients is aware of overweight as the risk factor, while the previous stroke accounting for 44,7% of patients who have the knowledge is another risk factor, 70.7% patients is aware of hypertension as the high risk factor for the secondary of stroke. A mere of 23.3% patients knows mechanism of stroke, 55,3% patients recognizes warning signs of stroke. Regarding to the secondary prevention of stroke, the percentage of patients having the helpful attitude about benefits amounts to 54.7% and the helpful attitude about barriers is 98%. There is statistically significant difference between the knowledge of stroke and the number of times of stroke (p<0.05). Similarly, the group of patients receiving the information from healthcare providers and those living with their family as well has the helpful attitude (p<0.05). *Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ** Bộ môn nội Thần kinh – Đại học Y Dược TP.HCM *** Friendship Bridge – Group - USA Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn T. Thanh Tình ĐT:01684 01 76 77 Email: ntttinh2009@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 72 Conclusion: The knowledge and the attitude about benefits of the secondary prevention of stroke are rather low. It is required to have the educational programs in hospitals and community to promote the knowledge and the attitude of the secondary prevention of stroke. Keywords: stroke, risk factor, knowledge and attitude of the secondary prevention of stroke. ĐẶT VẤN ĐỀ Tai biến mạch máu não (TBMMN) hay đột quỵ não là một tình trạng bệnh lý thần kinh thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về thần kinh trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong những năm gần đây. TBMMN đứng hàng thứ hai trong các nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu, sau các bệnh lý về tim mạch, đồng thời cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật mãn tính(8,17). Mặt khác, TBMMN có tỷ lệ tái phát cao từ 25% - 35% trong vòng 5 năm và khoảng 49,7% trong vòng 10 năm theo một số nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới (1,2,5,9) . Do đó, việc phòng ngừa thứ phát sau TBMMN rất quan trọng và ngày càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt về mặt nhận thức, thái độ của người bệnh TBMMN để tự phòng ngừa cho bản thân là rất quan trọng. Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến việc phòng ngừa thứ phát sau TBMMN còn ít, rải rác và ít được chú ý. Do tỷ lệ tái phát và mức độ di chứng của bệnh này là rất cao, tái phát lần sau thường nặng nề và nguy hiểm hơn lần đầu. Nên việc nghiên cứu đánh giá nhận thức, thái độ của người bệnh TBMMN trở nên cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trên lâm sàng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn chọn bệnh Người bệnh bị TBMMN được nhập khoa Bệnh lý mạch máu não bệnh viện Nhân Dân 115, tiếp xúc tốt (Glasgow 15 điểm), ≥ 18 tuổi, có khả năng hiểu và trả lời được các câu hỏi phỏng vấn, đồng ý tham gia cuộc phỏng vấn. Tiêu chuẩn loại trừ Người bệnh có Glasgow <15 điểm, người bệnh không có khả năng hiểu và trả lời được các câu hỏi phỏng vấn, người bệnh không đồng ý tham gia cuộc phỏng vấn. Cách chọn mẫu Thu thập số liệu từ tháng 12/2012 đến tháng 04/2013 tại khoa Bệnh lý mạch máu não bệnh viện Nhân Dân 115, chọn mẫu thuận tiện không xác suất. Đối tượng đạt tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được mời trả lời phỏng vấn trực tiếp trên bộ câu hỏi soạn sẵn. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu được mã hóa và nhập bằng phần mềm Epidata 3.1. Xử lý bằng phần mềm thống kê Stata 12. Khảo sát mối liên hệ giữa các biến số bằng phép kiểm chi bình phương, được hiệu chỉnh bằng phép kiểm Fisher Exact’s. Mọi sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p<0,05; với khoảng tin cậy 95%. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua phỏng vấn 150 người bệnh về kiến thức, thái độ và YTNC phòng ngừa TBMMN thứ phát chúng tôi có kết quả nghiên cứu được trình bày qua các bảng sau. Bảng 1: Mô tả phân bố đặc điểm dân số học Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nữ 65 43,3 Nam 85 56,7 Tuổi <60 56 37,3 60-69 46 30,7 >=70 48 32 Trình độ học vấn ≤ Cấp 1 68 45,3 Cấp 2 40 26,7 ≥ Cấp 3 42 28 Nghề nghiệp CC - VC 19 12,7 Kinh doanh, buôn bán 36 24 Nội trợ 23 15,3 * Trung bình ± độ lệch chuẩn Về giới: Số người bệnh nam nhiều hơn người bệnh nữ, nam chiếm 56,7% và nữ chiếm 43,3%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học 73 Tuổi trung bình của người bệnh TBMMN trong nhóm nghiên cứu là 62±11 và dao động từ 21 - 78 tuổi, nhóm tuổi ≥ 60 chiếm 62,7% và nhóm tuổi ≤ 60 chiếm 37,3%. Về trình độ học vấn: nhóm người bệnh có trình độ học vấn ≤ cấp 1 chiếm 45,3%, kế đến là nhóm có trình độ học vấn cấp 2 chiếm 26,7% và nhóm người bệnh có trình độ ≥ cấp 3 chiếm 28%. Bảng 2: Mô tả tiền sử gia đình và số lần bị TBMMN Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Tiền sử gia đình có TBMMN Có 32 21,3 Không 118 78,7 Số lần người bệnh bị TBMMN Lần 1 132 88 Lần 2 16 10,7 Lần 3 2 1,3 Nhóm người bệnh có tiền sử gia đình về TBMMN chiếm 21,3%. Số lần người bệnh bị TBMMN lần đầu chiếm 88%, người bệnh bị TBMMN lần 2 chiếm 10,7% và người bệnh bị TBMMN lần 3 chiếm 1,3%. Bảng 3: Kiến thức về các YTNC Kiến thức về các YTNC Tần số Tỷ lệ (%) Biết các YTNC 120 80 Béo phì 27 18 Không tuân thủ điều trị 29 19,3 Uống rượu bia 37 24,7 Lớn tuổi 38 25,3 Bệnh tim 45 30 ĐTĐ 52 34,7 Hút thuốc lá 56 37,3 Tăng cholesterol 56 37,3 Tiền căn TBMMN hoặc TIA 67 44,7 THA 106 70,7 Tỷ lệ người bệnh biết một trong các YTNC chiếm 80%, trong đó 70,7% người bệnh nhận thức được THA là YTNC chính, 44,7% người bệnh biết rằng tiền căn TBMMN là YTNC. Tỷ lệ người bệnh biết không tuân thủ điều trị là YTNC chiếm tỷ lệ thấp 19,3%, chỉ có 18% người bệnh biết béo phì là YTNC gây TBMMN. Ngoài ra, 20% người bệnh không biết bất kỳ một YTNC nào. Tỷ lệ người bệnh biết về thời gian cơn thiếu máu não thoáng qua thấp, chỉ có 12,7% người bệnh trả lời đúng. 23,3% người bệnh trả lời TBMMN do tắc hay vỡ mạch máu. Có 55,3% người bệnh biết một trong các dấu hiệu về TBMMN. Có 60,7% người bệnh biết vị trí xảy ra TBMMN là ở não. Tỷ lệ người bệnh biết gọi xe cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay khi bị TBMMN chiếm 78%. Bảng 4: Kiến thức về TBMMN Kiến thức về TBMMN Tần số Tỷ lệ (%) Kiến thức về thời gian cơn thiếu máu não thoáng qua 19 12,7 Kiến thức về TBMMN do tắc hay vỡ mạch máu 35 23,3 Kiến thức về phương pháp điều trị TBMMN 35 23,3 Kiến thức về PHCN trong TBMMN 64 42,7 Kiến thức về quá trình phục hồi TBMMN 65 43,3 Kiến thức về dấu hiệu cảnh báo TBMMN 83 55,3 Kiến thức về vị trí xảy ra TBMMN 91 60,7 Kiến thức về những khuyết tật do TBMMN 98 65,3 Kiến thức về xử lý khi bị TBMMN 117 78 Bảng 5: Kiến thức về các yếu tố làm giảm TBMMN thứ phát Kiến thức về các yếu tố làm giảm TBMMN thứ phát Tần số Tỷ lệ (%) Kiểm soát cholesterol máu 73 48,7 Kiểm soát đường huyết 76 50,7 Ngưng hút thuốc lá 92 61,3 Giảm căng thẳng 106 70,7 Tập thể dục 115 76,7 Chế độ ăn uống 116 77,3 Kiểm soát huyết áp 130 86,7 Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về các yếu tố làm giảm TBMMN thứ phát; trong đó người bệnh cho rằng cần phải kiểm soát tốt huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 86,7%, kế đến có 77,3% người bệnh cho rằng cần phải có chế độ ăn uống hợp lý và 48,7% người bệnh cho rằng cần phải kiểm soát cholesterol để ngừa TBMMN thứ phát. Bảng 6: Nguồn nhận thông tin về TBMMN Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ Báo chí/sách Có 80 53,3 Không 70 46,7 Tivi Có 72 48 Không 78 52 Bạn bè Có 49 32,7 Không 101 67,3 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 74 Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ NVYT Có 8 5,3 Không 142 94,7 Trong các nguồn cung cấp thông tin về TBMMN mà người bệnh nhận được, chủ yếu nhất là các thông tin từ truyền thông như sách/báo chiếm 53,3%, các chương trình từ tivi chiếm 48%, chỉ có 5,3% người bệnh nhận thông tin về TBMMN từ NVYT. Thái độ của người bệnh đối với việc phòng ngừa TBMMN thứ phát Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người bệnh có thái độ tốt về những thuận lợi khi phòng ngừa TBMMN chiếm 54,7% và thái độ tốt về những khó khăn khi thực hiện phòng ngừa TBMMN thứ phát chiếm 98%. Bảng 7: Mối liên quan giữa kiến thức đúng với đặc điểm dân số học Nội dung Có kiến thức Thiếu kiến thức p Chi – square Nơi ở 0,0036 8,451 TP.HCM 35(59,3) 24(40,7) Tỉnh thành khác 32 (35,2) 59 (64,8) Trình độ học vấn < 0,001 27,187 ≤ cấp 1 22 (32,3) 46 (67,7) Cấp 2 12 (30) 28 (70) ≥ cấp 3 33 (78,6) 9 (21,4) Nghề nghiệp < 0,001 22,613 CC - VC 18 (94,7) 1 (5,3) Buôn bán/Kinh doanh 12 (33,3) 24 (66,7) Nội trợ 8 (34,8) 15 (65,2) Khác 29 (40,3) 43 (59,7) Kết quả phân tích khi xét mối liên quan giữa kiến thức đúng với đặc điểm dân số học cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nơi ở với kiến thức đúng với p = 0,0036 < 0,05, giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp với kiến thức đúng với p < 0,0001< 0,05. Bảng 8: Mối liên quan giữa kiến thức đúng với số lần bị TBMMN Nội dung Có kiến thức Thiếu kiến thức p Chi - square Số lần TBMMN Lần 1 52 (39,4) 80 (60,6) 0,002 12,626 Lần 2 13 (81,3) 3(18,7) Lần 3 2 (100) 0 Thông tin Có 62(52,5) 56(47,5) < 0,001 13,881 Nội dung Có kiến thức Thiếu kiến thức p Chi - square về TBMMN Không 5 (15,6) 27(84,4) Thông tin từ sách báo Có 51(63,8) 29(36,2) < 0,001 25,259 Không 16 (22,9) 54(77,1) Thông tin từ tivi Có 50(69,4) 22(30,6) < 0,001 34,394 Không 17 (21,8) 61(78,2) Kết quả phân tích khi xét mối liên quan giữa kiến thức đúng với số lần bị TBMMN cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số lần bị TBMMN với kiến thức đúng (p = 0,002 < 0,05), giữa những người bệnh có nhận thông tin về TBMMN từ sách/báo và tivi với kiến thức đúng (p < 0,001< 0,05). Thái độ Kết quả phân tích khi xét mối liên quan giữa thái độ thuận lợi về phòng ngừa TBMMN thứ phát với nguồn thông tin cho thấy có mối liên quan giữa thái độ thuận lợi với nhóm người bệnh nhận được thông tin về TBMMN từ NVYT, nhóm này có thái độ tốt hơn so với nhóm không nhận được. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,008 < 0,05. Có mối liên quan giữa thái độ về những khó khăn khi phòng ngừa TBMMN thứ phát với tình trạng hôn nhân, nhóm người bệnh sống chung với gia đình có thái độ tốt hơn so với nhóm sống một mình. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,01< 0,05. BÀN LUẬN Giới tính Nghiên cứu trên 150 người bệnh trong đó có 85 nam chiếm tỷ lệ 56,7% và 65 nữ chiếm tỷ lệ 43,3%, tỷ lệ nam cao hơn nữ, kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước như Mai Nhật Quang(12) tỷ lệ nam là 55,27% và nữ là 44,73%, Bùi Châu Tuệ(2) tỷ lệ nam là 58,6% và nữ là 41,4% , Croquelois A. và Bogousslavsky J.(4) tỷ lệ nam là 57,9% và nữ là 42,1%.... Như vậy, qua các nghiên cứu đều có cùng nhận xét về TBMMN xảy ra ở nam chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học 75 Tuổi Tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu này là 62±11 và dao động từ 21 – 78 tuổi. Số người bệnh có xu hướng tăng dần theo tuổi, ở độ tuổi ≥ 60 chiếm tỷ lệ 62,7%. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của một số tác giả như tác giả Cao Phi Phong(3), Mai Nhật Quang(12), Jeyarai Durai Pandian(10). Tuổi là một yếu tố không thể thay đổi được, tuổi càng cao thì sự thích nghi với sự thay đổi của môi trường và các biến đổi càng kém do sự lão hóa của nhiều cơ quan trong cơ thể. Do đó, tuổi càng cao thì có nhiều YTNC làm tăng tỷ lệ mắc TBMMN. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ (YTNC) gây TBMMN thứ phát, qua khảo sát của chúng tôi có 80% người bệnh biết một hoặc nhiều hơn những YTNC, 20% người bệnh không biết bất kỳ một YTNC nào gây TBMMN. Kết quả này gần tương tự trong nghiên cứu Kris L. Koenig(11) là 17%, tác giả Croquelois A.(4) là 13,4% không biết bất kỳ một yếu tố nguy cơ nào về TBMMN. Trong đó người bệnh biết về THA là YTNC gây ra TBMMN nhiều nhất với 70,7%, tiếp đến là tiền căn về TBMMN với 44,7%, chỉ có 18% biết béo phì và 19,3% biết không tuân thủ điều trị là YTNC gây TBMMN tái phát. Kiến thức về TBMMN Kiến thức về cơ chế của TBMMN, hầu hết người bệnh chưa có kiến thức đúng về cơ chế của TBMMN, chỉ có 23,3% người bệnh biết TBMMN là do tắc hay vỡ mạch máu. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của tác giả Vũ Anh Nhị(17) là 22,2%. Sự hiểu biết về cơ chế của TBMMN mà người bệnh có được thường do NVYT cung cấp, tuy nhiên hiện nay do sự quá tải cũng như NVYT chưa có thói quen giải thích nhiều về bệnh cho người bệnh. Kiến thức về dấu hiệu cảnh báo TBMMN, số người bệnh biết các triệu chứng TBMMN còn thấp chỉ có 55,3%. Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu(6,16) và một số nghiên cứu ở nước ngoài như tác giả Sullivan K(14) là 53,8%, tác giả Jeyaraj Durai Pandian(10). Kiến thức về vị trí xảy ra TBMMN, có 60,7% người bệnh biết TBMMN xảy ra ở não, 16,7% người bệnh cho rằng TBMMN xảy ra ở tay/chân và có tới 18% người bệnh không biết vị trí TBMMN xảy ra ở đâu. Kết quả này gần tương tự trong nghiên cứu của Dương Đình Chỉnh(6) là 69,1% nhưng thấp hơn trong nghiên cứu của tác giả Vũ Anh Nhị(16) và cộng sự là 71,4% người bệnh biết TBMMN xảy ra ở não, trong nghiên cứu của tác giả Falavigna A(7) là 70,5% . Kiến thức xử lý khi bị TBMMN, hầu hết người bệnh cho biết khi nhận biết được các triệu chứng đó là TBMMN thì gọi xe cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay chiếm tỷ lệ 78%. Kết quả này trong nghiên cứu của Vũ Anh Nhị(16) là 82%, nhưng thấp hơn nghiên cứu của tác giả Sullivan K(14) là 97,4%. Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng có tới 22,1% người bệnh chờ cho những triệu chứng mất đi, hoặc chỉ đi khám khi có thể, do người bệnh nghĩ rằng những triệu chứng đó không nguy hiểm, không biết rằng đó chính là các dấu hiệu của TBMMN và đây chính là lý do làm họ đến bệnh viện muộn(7). Do vậy, chúng ta cần có nhiều chương trình giáo dục hơn để giúp người bệnh nhận thức đúng về TBMMN và đến bệnh viện ngay khi có triệu chứng của TBMMN xảy ra. Kiến thức về giảm các yếu tố nguy cơ gây TBMMN thứ phát Theo nghiên cứu của chúng tôi có tới 86,7% cho rằng cần phải kiểm soát tăng huyết áp, 77,3% người bệnh cho rằng cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, 76,7% cho biết cần có chế độ luyện tập phù hợp, 48,7% cho rằng cần phải kiểm soát tốt tăng cholesterol để giảm YTNC gây TBMMN thứ phát. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của tác giả Sullivan K(14) và tác giả Haghighi BA(8). Tỷ lệ của người bệnh có kiến thức về giảm các yếu tố nguy cơ khá cao do nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện nên ý thức của họ tốt hơn sau khi bị TBMMN. Theo tác giả Sullivan K(14) và cộng sự người bệnh sống sót sau TBMMN thì kiến thức của họ tốt hơn. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 76 Liên quan giữa kiến thức về phòng ngừa TBMMN thứ phát với một số đặc tính của mẫu Chúng tôi tìm thấy có mối liên quan giữa nhóm người bệnh bị TBMMN lần 2 có kiến thức đúng cao hơn nhóm bị TBMMN lần 1 với p = 0,002. Theo Sullivan và cộng sự những người bệnh sống sốt sau TBMMN họ thường có kiến thức về bệnh tốt hơn vì họ đã nhận được một số thông tin về bệnh từ NVYT đồng thời họ cũng tự tìm hiểu về bệnh, thay đổi lối sống nhằm giảm nguy cơ tái phát. Nhóm người bệnh nhận thông tin về TBMMN từ các kênh thông tin truyền thông có kiến thức cao hơn nhóm không được nhận thông tin về TBMMN trước đó với p < 0,001. Theo Denby(5), Haghighi B.A(8) thì tình hình thực tế tại các bệnh viện luôn trong tình trạng qúa tải và NVYT cũng ít chú trọng vào việc GDSK cho người bệnh, vì vậy hầu hết những thông tin người bệnh có được chủ yếu từ các nguồn truyền thông như tivi, sách, báo, nhờ vào phương tiện này đã làm tăng nhận thức của người bệnh. Điều này cho thấy tác dụng của phương tiện truyền thông, do đó chúng ta cần tăng cường truyền thông qua các hình thức này khi mà các chương trình giáo dục cho người bệnh từ NVYT còn rất hạn chế. KẾT LUẬN Từ kết quả trên cho thấy chúng ta cần phải có nhiều chương trình giáo dục hiệu quả hơn tại bệnh viện cũng như tại công đồng nhằm nâng cao sự hiểu biết của người bệnh về TBMMN, từ đó giúp người bệnh chủ động trong việc phòng ngừa TBMMN thứ phát. Đặc biệt ở những người bệnh có nguy cơ cao về TBMMN thứ phát giúp họ biết được các YTNC của chính họ cũng như có chế độ tập luyện và thay đổi lối sống cho phù hợp để giảm các yếu tố nguy cơ gây TBMMN thứ phát. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brown DL, Lisabeth LD et al (2005). Recurrent Stroke Risk Is Higher Than Cardiac Event Risk After Initial Stroke/Transient Ischemic Attack Stroke, 36: 1285-1287. 2. Bùi Châu Tuệ (2009). Tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não tái phát bằng bảng điểm nguy cơ đột quỵ ESSEN. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh 3. Cao Phi Phong (2009). Tần suất yếu tố nguy cơ và tỷ lệ tử vong đột quỵ não tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận. Y học TP.Hồ Chí Minh, 13 (1): 399-405 4. Croquelois A., Bogousslavsky J. (2006). Risk awareness and knowledge of patients with stroke: results of a questionnaire survey 3 months after stroke. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 77: 726-728. 5. Denby F et al (2003). An Educational Intervention for Stroke Rehabilitation Patients and Their Families: Healthy Living After Stroke. Top Stroke Rehabil 9(4): 34-45. 6. Dương Đình Chỉnh (2011) Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ não tại cộng đồng tỉnh Nghệ An. Y học Thực hành, 763 (5) 7. Falavigna A et al (2009) Awareness fo stroke risk factors and warning signs in Southern Brazil. Arq Neuropsiquiatr 67 (4): 1076-1081. 8. Haghighi BA et al (2010). Knowledge and Attitude towards StrokeRisk Factors, Warning Symptoms and Treatment in an Iranian Population. Med Princ Pract 19: 468–472. 9. Hata J, Tanizaki Y, Kiyohara Y et al (2005). Ten year recurrence after first ever stroke in a Japanese community: the Hisayama study. J. Neurol. Neurosurg. Psychiatry, 76: 368 - 372. 10. Pandian JD, Kalra G, Jaison A, Deepak SS, Shamsher S, Singh Y, Abraham G (2006). Knowledge of stroke among stroke patients and their relatives in Northwest India. Neurology India 54 (2) 11. Kris LK, Ellen MW et al (2007). Stroke-Related Knowledge and Health Behaviors Among Poststroke Patients in Inpatient Rehabilitation. Arch Phys Med Rehabil 88 (9): 1214-1216 12. Mai Nhật Quang (2008). Tần suất các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ tử vong tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh 13. Sullivan K, et al (2007). Toward the Development of the Cerebrovascular attitudes and Beliefs Scale: a measure of Stroke – related Health beliefs. Top Stroke Rehabi, 14 (3): 41-51. 14. Sullivan K et al (2005). Stroke Knowledge and Misconceptions Among Survivors of Stroke and a Non-Stroke Survivor Sample. Top Stroke Rehabil, 12 (2): 72-81. 15. Sullivan K et al (2006). The nature and predictors of stroke knowledge amongst at risk elderly persons in Brisbane, Australia. Disability and Rehabilitation 28 (21): 1339-1348. 16. Vũ Anh Nhị, Lê Văn Tuấn, Trần Ngọc Tài, Trần Thanh Hùng (2003). Nghiên cứu sự hiểu biết về tai biến mạch máu não trên thân nhân và bệnh nhân tai biến mạch máu não. Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 7 (1): 81-85. 17. World Health Organization (2011). Cause of death 10 the top. Ngày nhận bài báo: 10/12/2013 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/01/2014 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_va_thai_do_cua_nguoi_benh_trong_phong_ngua_tai_bie.pdf
Tài liệu liên quan