KẾT LUẬN
Nhìn chung các bà mẹ có sự hiểu biết
tương đối đầy đủ về bệnh SXH như sự nguy
hiểm của bệnh; con vật trung gian truyền
bệnh; triệu chứng của bệnh; thời điểm muỗi
chích; mùa dịch SXH thường xảy ra nhiều nhất
trong năm; và các biện pháp phòng bệnh như
VSMT, phun thuốc, dùng nhang trừ muỗi, diệt
lăng quăng. Điều này phản ánh phần nào hiệu
quả của công tác tuyên truyền kết hợp với
chiến dịch PCSXH mà địa phương đã thực
hiện hàng năm, tuy nhiên vẫn còn có những
thông tin chưa đúng như thời điểm muỗi
chích, nơi đẻ trứng của muỗi và vaccin phòng
bệnh có thể là do thông tin tuyên truyền chưa
đầy đủ hoặc các bà mẹ không nghe được hết
các thông tin tuyên truyền hoặc nghe thông tin
không chính xác. Hầu hết các bà mẹ có kiến
thức về bệnh SXH có sự khác biệt về nơi ở và
trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê với
P<0,05.
Phần lớn các bà mẹ áp dụng biện pháp dọn
dẹp nhà cửa và môi trường xung quanh để diệt
muỗi - lăng quăng phòng bệnh SXH và họ biết
được các thông tin thực hành PCSXH này thông
qua mạng lưới NVYT/CTV là chủ yếu, kế đến là
các phương tiện truyền thông như ti vi, radio.
Các bà mẹ cho rằng phun thuốc là biện pháp địa
phương thường áp dụng mỗi khi có dịch SXH
xảy ra trên địa bàn và là phương pháp thích hợp,
kế đến là VSMT. Hầu hết thực hành của các bà
mẹ có sự khác biệt về nơi ở, tuổi và nghề nghiệp.
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả điều tra và bàn luận trình bày ở
trên, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị với
mong muốn góp phần nâng cao chất lượng công
tác phòng chống bệnh SXH:
Tăng cường giáo dục truyền thông nâng cao
hơn nữa vai trò y tế cơ sở nhất là mạng lưới cộng
tác viên và nhân viên y tế(3)
Thực hiện chương trình giáo dục sức khoẻ
cho các bà mẹ nói riêng và mọi người nói chung
với nội dung ngắn gọn dễ hiểu; có hình ảnh trực
quan sinh động để người dân dễ nhớ(1); cần nhấn
mạnh muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền
bệnh, thời gian muỗi đốt; nơi muỗi sống và đẻ
trứng.
NVYT nên tổ chức các buổi hướng dẫn định
kỳ hàng tháng cách xử trí khi có trẻ hay người
nhà bị bệnh(1), khuyến khích bà mẹ thực hành các
biện pháp triệt nguồn sinh sản của muỗi vì đây
là biện pháp diệt tận gốc muỗi, ít tốn kém và
không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Phối hợp với các ban nghành đoàn thể, hội
phụ nữ, hội chữ thập đỏ.tại địa phương vận
động các bà mẹ cho trẻ ngủ mùng kể cả ban
ngày và ban đêm(1) và dọn dẹp môi trường xung
quanh nhà và các vật chứa nước.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức và thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống sốt xuất huyết tại quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI
VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
TẠI QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Hồng Hoa*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết (SXH) là một trong những bệnh mắc hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, là bệnh dễ lây
lan trong cộng đồng và hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa. Mặc dù địa phương hàng năm thường tổ chức các
đợt tuyên truyền kết hợp với các chiến dịch nhưng số ca mắc SXH vẫn gia tăng, đặc biệt là vào các chu kỳ dịch
(1). Chính vì vậy việc khảo sát kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống SXH trên
địa bàn Quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 là cần thiết nhằm đề xuất các biện pháp thích hợp cho
địa phương giúp công tác phòng chống SXH được tốt hơn, nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống
SXH tại Quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu số liệu thứ cấp của cuộc khảo sát cắt ngang tháng 3 năm 2008 để tìm
hiểu các thông tin về kiến thức và thực hành của các bà mẹ. Nhập liệu bằng Epi data 3.0. Phân tích và xử lý số
liệu bằng phần mềm stata 10.0.
Kết quả nghiên cứu: Nhìn chung các bà mẹ có sự hiểu biết tương đối đầy đủ về bệnh SXH như sự nguy
hiểm của bệnh; con vật trung gian truyền bệnh; triệu chứng của bệnh; thời điểm muỗi chích; mùa dịch SXH
thường xảy ra nhiều nhất trong năm; và các biện pháp phòng bệnh như Vệ sinh môi trường(VSMT), phun thuốc,
dùng nhang trừ muỗi, diệt lăng quăng. Điều này phản ánh phần nào hiệu quả của công tác tuyên truyền kết hợp
với chiến dịch PCSXH mà địa phương đã thực hiện hàng năm, tuy nhiên vẫn còn có những thông tin chưa đúng
như thời điểm muỗi chích, nơi đẻ trứng của muỗi và vaccin phòng bệnh có thể là do thông tin tuyên truyền chưa
đầy đủ hoặc các bà mẹ không nghe được hết các thông tin tuyên truyền hoặc nghe thông tin không chính xác.
Hầu hết các bà mẹ có kiến thức về bệnh SXH có sự khác biệt về nơi ở và trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê với
P<0.05. Phần lớn các bà mẹ áp dụng biện pháp dọn dẹp nhà cửa và môi trường xung quanh để diệt muỗi – lăng
quăng phòng bệnh SXH và họ biết được các thông tin thực hành Phòng chống sốt xuất huyết (PCSXH) này
thông qua mạng lưới NVYT/CTV là chủ yếu, kế đến là các phương tiện truyền thông như ti vi, radio. Các bà mẹ
cho rằng phun thuốc là biện pháp địa phương thường áp dụng mỗi khi có dịch SXH xảy ra trên địa bàn và là
phương pháp thích hợp, kế đến là VSMT. Hầu hết thực hành của các bà mẹ có sự khác biệt về nơi ở, tuổi và nghề
nghiệp.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp địa phương khảo sát kiến thức và
thực hành của các bà mẹ nói riêng và người dân nói chung trong việc PCSXH, từ đó giúp công tác phòng chống
SXH đạt hiệu quả hơn.
ABSTRACT
KNOWLEDGE AND PRACTICE OF WOMEN WHO HAVE CHILDREN UNDER 5 YEARS OLD
ABOUT THE PREVENTION OF DENGUE FEVER IN THU DUC DISTRICT, HO CHI MINH CITY
Nguyen Hong Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 50 - 57
Background: Dengue Fever is the one of the highest morbidity diseases in children under five years old and
an epidemic affection in community and we have not got vaccine to creat antibody today. Although local
* Khoa Y Tế Công Cộng - Đại học Y Dược TPHCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
organizes propaganda combining campaign annually but the prevalence of sickness continues increasing
especially in the epidemical cycle. So identifying knowledge and practice of mother who have children under five
years old about the prevention of Dengue Fever in Thu Duc District of Ho Chi Minh City in 2008 is a necessary
work to show appropriate method for government in order to improve the preventable task of Dengue Fever and
the health care for people.
Objectives: Identifying knowledge and practice of mother who have children under five years old about the
prevention of Dengue Fever in Thu Duc District of Ho Chi Minh City
Method: Retrospective available data of the cross- sectional study in June 2008 in order to explore all of
information about knowledge and practice of mother. Enter data by Epi data 3.0 and analyse data by stata 10.0.
Results: In general, women have enough information about Dengue Fever such as the danger of disease,
factor risk, symptom, the special time which usually has epidemic and the prevention methods which are clear
environment, burning incense, spraying chemical, deleting larva of mosquitoes. This issue demonstrates that the
effectiveness of educational program combining campaign which are performed every year. However, some of
news is not really for example the time mosquitoes stung and the place they lay an egg and vaccine. Maybe the
information is not detail or mother does not spend on almost their time to listening or they listen not carefully.
Almost knowledge of Dengue Fever disease of women differentiate about place, education and it has statistical
meaning with P value <0.05. Almost mother clean house and environment in order to delete mosquitoes and larva
to prevent Dengue Fever. They know this information by the health worker and staff of health station, radio, and
television. They think that spraying chemical is the best solution for their country when the epidemic occurs and
following this is clean environment. Practice of women about the prevention disease concern place, age and
occupation.
Conclusion: The result has important role to help local investigating knowledge and practice of mother in
specific and people in general about the prevention of Dengue Fever, from that enhancing this work more effective.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều thập kỷ nay SXH Dengue là một
trong những bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng
đến sức khỏe, cuộc sống của con người gây ra
số mắc và tỉ lệ tử vong cao trên thế giới(1). Tại
Việt Nam, bệnh SXH được biết từ những năm
60, những trường hợp đầu tiên được ghi nhận
tại đồng bằng sông Cửu Long, lan nhanh
thành dịch tại nhiều vùng dọc theo hai bên bờ
sông(3). Hiện nay, đa số các tỉnh thành trong cả
nước đều ghi nhận bệnh SXH Dengue là một
vấn đề y tế công cộng quan trọng, thông
thường bệnh xảy ra quanh năm, cao điểm vào
các tháng 6 -10 trong năm(1). Bệnh thường gặp
ở các vùng đông dân cư, vệ sinh môi trường
kém và đối tượng mắc bệnh thường là trẻ dưới
5 tuổi, đặc biệt là trẻ bụ bẫm(3).
Hiện nay chưa có vaccin để phòng nhiễm
virus Dengue và cũng chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu(3). Vì vậy, phòng chống SXH chủ yếu
dựa vào phòng chống Aedes aegypti với đặc
điểm con muỗi này thích sống gần người, sinh
sản chủ yếu trong các dụng cụ chứa nước do
con người tạo nên, do đó con người là nhân tố
chính trong phòng chống bệnh SXH(1). Ở nước
ta một số cuộc điều tra về kiến thức - thái độ -
hành vi tại các tỉnh/thành khác nhau, trong đó
qua khảo sát của bệnh viện Nhi Đồng I trên
đối tượng bà mẹ có 24% các bà mẹ hiểu biện
pháp phòng chống SXH và 26,3% không biết
các dấu hiệu trở nặng của bệnh(3).
Quận Thủ Đức là quận vùng ven của thành
phố Hồ Chí Minh, diện tích 4700 ha và 346000
dân, tình hình SXH theo thống kê 9 tháng đầu
năm 2007 của quận tiếp tục gia tăng mặc dù
quận đã triển khai các công tác tuyên truyền
kết hợp các chiến dịch phun thuốc.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Tháng Số ca mắc bệnh
mới Tháng
Số ca mắc bệnh
mới
1 41 6 33
2 24 7 129
3 16 8 170
4 24 9 57
5 13
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là trẻ em,
do đó việc khảo sát kiến thức và thực hành của
các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống
SXH là cần thiết nhằm giúp công tác phòng
chống SXH được tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định kiến thức của các bà mẹ về phòng
chống SXH.
Xác định thực hành của các bà mẹ về phòng
chống SXH.
Xác định mối liên quan giữa kiến thức và
thực hành phòng chống SXH với các đặc điểm
dân số (tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn,
nơi ở).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Phiếu điều tra có sẵn.
Phương pháp thu thập dữ kiện
Hồi cứu số liệu thứ cấp.
Cỡ mẫu
1724 phiếu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Tất cả các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang
sinh sống tại địa phương.
- Những người đồng ý tham gia phỏng vấn.
- Phiếu điền đầy đủ thông tin chi tiết.
Tiêu chuẩn loại ra
- Các hộ gia đình đi vắng trong thời gian
phỏng vấn.
- Những hộ gia đình cư ngụ dưới 3 tháng.
- Những hộ gia đình ngừng cuộc phỏng vấn.
Kiểm soát sai lệch
Đây là nghiên cứu hồi cứu mô tả, thu thập
dữ liệu bằng phương pháp hồi cứu số liệu thứ
cấp. Do đó một số thông tin dữ kiện không đủ
để thu thập là điều tất yếu. Đây cũng là mặt hạn
chế của nghiên cứu.
Phân tích xử lý số liệu
Nhập liệu bằng Epidata 3.0. Phân tích và xử
lý số liệu bằng phần mềm Stata 10.0
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (N=1724)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Trình độ học vấn Nơi ở
- Mù chữ 8 0,46 - Linh Trung 262 15,20
- Cấp 1 318 18,45 - Linh Xuân 350 20,30
- Cấp 2 819 47,51 - Linh Đông 326 18,91
- Cấp 3 520 30,16 - Bình Chiểu 298 17,29
- Trên cấp 3 59 3,42 - Trường Thọ 488 28,31
Nghề nghiệp Tuổi
- CNVC 123 7,13 - 16 – 25 261 15,14
- Buôn bán 219 12,70 - 26 – 35 566 32,83
- Nông dân 11 0,64 - 36 – 55 666 38,63
- Nội trợ 385 22,33 - > 56 231 13,40
- Hưu trí 48 2,78 Hộ khẩu
- Sinh viên 42 2,44 - Thường trú 1136 65,89
- Khác 896 51,97 - Tạm trú 588 34,11
Qua khảo sát 1724 bà mẹ trình độ học vấn
cấp 2 và 3 với 47,51% và 30,16%; nghề nghiệp
chủ yếu là công nhân và dịch vụ 51,97% kế đến
là nội trợ 22,33%; đa số là lứa tuổi lao động (36-
55: 38,63% và 26-35: 32,83%); hộ khẩu thường trú
chiếm tỉ lệ cao 65,89%; Phường Trường Thọ đối
tượng được khảo sát cao nhất 28,31%, kế đến là
Linh Xuân 20,30%, các phường khác xấp xỉ như
nhau trên 15%.
Bảng 2: Kiến thức của các bà mẹ về phòng chống
SXH (N=1724)
Nội dung Tần số Tỷ lệ %
Nguy hiểm có thể gây chết
người 1670 96,87
Không nguy hiểm 23 1,33
Không biết 29 1,68
SXH là bệnh
Khác 2 0,12
Muỗi vằn 1695 98,32 Con vật trung
gian truyền Con dán 17 0,99
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Nội dung Tần số Tỷ lệ %
Ruồi dấm 9 0,52 bệnh SXH
Khác 3 0,17
Sáng sớm lúc mặc trời
mọc và lúc trời bắt đầu tối 140 8,12
Chỉ hút máu vào ban ngày 122 7,08
Chỉ hút máu vào ban đêm 1444 83,76
Muỗi truyền
SXH hút máu
người vào lúc
Khác 18 1,04
Chén nước chống kiến
chân tủ thức ăn, lọ hoa,
bể chứa nước không đậy
nắp, vỏ chai
165 9,57
Máng xối, vỏ xe, thuyền
nhỏ bị đọng nước và vật
chứa nước trên 7 ngày
106 6,15
Cả 2 câu trên 1446 83,87
Những nơi muỗi
đẻ trứng
Khác 7 0,41
Đồng ý 1657 96,11
Không đồng ý 40 2,32
Không biết 25 1,45
Diệt muỗi là
phương pháp
phòng
chốngSXH Khác 2 0,12
Đã có 528 30,63
Chưa có 954 55,34
Không biết 240 13,92
Vaccin phòng
bệnh SXH
Khác 2 0,12
Mùa mưa 51 2,96
Mùa nắng 1605 93,10
Mùa xuân 67 3,89
Mùa nào trong
năm bệnh SXH
nhiều nhất
Khác 1 0,06
Hô hấp 43 2,49
Ăn uống 20 1,16
Muỗi chích 1659 96,23
Bệnh SXH lây
truyền qua
Khác 2 0,12
Sốt cao đột ngột 2-7 ngày,
đổ mồ hôi liên tục 270 15,66
Nỗi mẩn đỏ như sởi ở
ngực và 2 tay, có nôn 76 4,41
Tất cả đều đúng 1368 79,35
Triệu chứng
bệnh SXH
Khác 10 0,58
Đồng ý 1633 94,72
Không đồng ý 66 38,3
Không biết 24 1,39
Diệt lăng quăng
có phải là cách
phòng chống
SXH Khác 1 0,06
Dầy đặc 430 24,94
Ít 955 55,39
Rất ít 331 19,20
Mật độ muỗi tại
nơi gia đình chị
sinh sống
Khác 8 0,46
Khi được hỏi về tầm quan trọng của bệnh
SXH có 96,87% bà mẹ cho rằng bệnh nguy hiểm
có thể gây chết người; triệu chứng bệnh thường
sốt cao đột ngột và nổi mẩn đỏ (79,35%); hiện
nay chưa có vaccin phòng bệnh 55,34%; và trên
94% người đồng ý diệt muỗi - lăng quăng là hai
biện pháp phòng chống SXH.
Theo số liệu thống kê có 98,32% bà mẹ trả lời
muỗi vằn là con vật trung gian truyền bệnh
trong đó 96,23% cho rằng muỗi chích là đường
lây truyền bệnh; muỗi thường hút máu vào ban
đêm (83,76%); nơi muỗi đẻ trứng ở dụng cụ
chứa nước (83,87%); mùa nắng là mùa dễ bị SXH
nhất với 93,10% phiếu đồng ý và mật độ muỗi
nơi gia đình họ sinh sống ít 55,39%.
Bảng 3: Thực hành của các bà mẹ về phòng chống
SXH (N=1724)
Có Không
Nội dung Tần
số
Tỷ lệ
%
Tần
số
Tỷ lệ
%
Dùng nhang trừ muỗi,
bình xịt muỗi, ngủ
mùng, kem thoa chống
muỗi
986 57,19 738 42,81
Tuyên truyền kiến thức
và biện pháp phòng
chống bệnh SXH
895 51,91 829 48,09
Biện pháp
PC SXH hiện
nay
Vệ sinh nhà cửa và
môi trường xung
quanh nhà
1218 70,65 506 29,35
Phun thuốc 1136 65,89 588 34,11
Thông tin trên loa phát
thanh, phát tờ bướm 756 43,85 968 56,15
Địa phương
chị đã tiến
hành những
biện pháp Tổ chức VSMT, diệt
lăng quăng 952 55,22 772 44,78
Tivi, radio 1160 67,29 564 32,71
NVYT/cộng tác viên 1257 72,91 467 27,09
Nguồn thông
tin các biện
pháp PC
- Bạn bè 304 17,63 1420 82,37
Dùng nhang muỗi,
bình xịt 879 50,99 845 49,01
Vệ sinh nhà cửa, diệt
lăng quăng 1424 82,60 300 17,40
Hiện nay gia
đình chị áp
dụng
Ngủ mùng, thoa kem
chống nắng 678 39,33 1046 60,67
Phun thuốc 1283 74,42 441 25,58
Tuyên truyền trước
mùa mưa 690 40,02 1034 59,98
Theo chị biện
pháp PC
SXH thích
hợp với địa
phương
Tổ chức VSMT thường
xuyên 998 57,89 726 42,11
Hài lòng 1411 81,84
Không hài lòng 179 10,38
Chị có hài
lòng PC SXH
ở địa phương Không biết 134 7,77
Có 1524 88,40
Không 89 5,16
Chị có nghe
CTV nói về
PC SXH Không biết 111 6,43
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Qua số liệu nghiên cứu cho thấy 70,65% bà
mẹ cho rằng vệ sinh nhà cửa và môi trường
xung quanh là biện pháp PCSXH hiện nay và
có 82,60% gia đình áp dụng biện pháp này; địa
phương sử dụng biện pháp phun thuốc là chủ
yếu (65,89%) và điều này làm hài lòng 81,84%
phụ nữ vì họ cho rằng phun thuốc là biện
pháp PCSXH thích hợp nhất cho địa phương
(74,42%), kế đến là VSMT (57,89%). Đa số họ
nhận được các nguồn thông tin về phòng
chống bệnh nhờ NVYT/mạng lưới CTV với
72,91% trong đó thông tin họ nghe được từ
CTV là 88,40%, ti vi và radio cũng là nguồn
cung cấp thông tin thiết yếu (67,29%).
Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng chống SXH với các đặc điểm dân số
(tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi ở)
Bảng 4: Mối liên quan giữa kiến thức với các đặc điểm dân số
P value Câu hỏi Trả lời (N = 1724)
Nơi ở Tuổi Học vấn Nghề
Nguy hiểm có thể gây chết người
Không nguy hiểm SXH là bệnh
Không biết
0,000 0,237 0,000 0,049
Muỗi vằn
Con gián
Ruồi dấm
Con vật trung gian
truyền bệnh SXH
Khác
0,026 0,441 0,000 0,002
Mùa mưa
Mùa nắng
Mùa xuân
Mùa nào trong năm
bệnh SXH nhiều nhất
Khác
0,000 0,098 0,000 0,395
Hô hấp
Ăn uống
Muỗi chích
Bệnh SXH lây truyền
qua
Khác
0,036 0,667 0,003 0,922
Sáng sớm lúc mặc trời mọc và lúc trời bắt đầu tối
Chỉ hút máu vào ban ngày
Chỉ hút máu vào ban đêm
Muỗi truyền SXH hút
máu người vào lúc
Khác
0,000 0,108 0,007 0,004
Sốt cao đột ngột 2-7 ngày, đổ mồ hôi liên tục
Nỗi mẩn đỏ như sởi ở ngực và 2 tay, có nôn
Tất cả đều đúng Triệu chứng bệnh SXH
Khác
0,000 0,009 0,001 0,022
Chén nước chống kiến chân tủ thức ăn, lọ hoa, bể
chứa nước không đậy nắp, vỏ chai
Máng xối, vỏ xe, thuyền nhỏ bị đọng nước và vật
chứa nước trên 7 ngày
Cả 2 câu trên
Những nơi muỗi đẻ
trứng
Khác
0,000 0,028 0,000 0,056
Đồng ý
Không đồng ý
Không biết
Diệt lăng quăng có
phải là cách phòng
chống SXH
Khác
0,000 0,127 0,515 0,014
Đồng ý
Không đồng ý
Không biết
Diệt muỗi là phương
pháp phòng chống
SXH
Khác
0,000 0,799 0,256 0,593
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
P value Câu hỏi Trả lời (N = 1724)
Nơi ở Tuổi Học vấn Nghề
Dày đặc
Ít
Rất ít
Mật độ muỗi tại nơi gia
đình chị sinh sống
Khác
0,000 0,011 0,037 0,010
Đã có
Chưa có
Không biết
Vaccin phòng bệnh
SXH
Khác
0,000 0,000 0,000 0,000
Theo kết quả trình bày ở bảng 4 cho thấy bà
mẹ sinh sống ở những khu vực khác nhau có
kiến thức về bệnh SXH khác nhau và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với tất cả các giá trị
P<0,05. Hầu hết kiến thức của các bà mẹ có trình
độ học vấn khác nhau có sự khác biệt với P<0.05,
ngoại trừ kiến thức về diệt lăng quăng và diệt
muỗi. Tương tự như vậy, đa số kiến thức của các
bà mẹ có nghề nghiệp khác nhau có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ các kiến thức về
thời điểm bệnh xuất hiện nhiều nhất trong năm,
đường lây truyền, nơi muỗi đẻ, và diệt muỗi.
Riêng các bà mẹ có độ tuổi khác nhau thì chỉ
khác biệt ở các kiến thức về triệu chứng, nơi
muỗi đẻ, mật độ muỗi và vaccin phòng bệnh.
Bảng 5: Mối liên quan giữa thực hành với các đặc điểm dân số
P value Câu hỏi Trả lời (N = 1724)
Nơi ở Tuổi Học vấn Nghề
Dùng nhang trừ muỗi, bình xịt muỗi, ngủ mùng, kem thoa
chống muỗi 0,000 0,000 0,000 0,000
Tuyên truyền kiến thức và biện pháp phòng chống bệnh
SXH 0,000 0,001 0,000 0,000
Biện pháp PC
SXH hiện nay
Vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh nhà 0,000 0,046 0,013 0,000
Tivi, radio 0,000 0,010 0,022 0,000
NVYT/cộng tác viên 0,000 0,000 0,040 0,141
Nguồn thông
tin các biện pháp
phòng chống Bạn bè 0,000 0,007 0 0,000
Dùng nhang muỗi, bình xịt 0,000 0,000 0,000 0,000
Vệ sinh nhà cửa, diệt lăng quăng 0,000 0,009 0,845 0,206 Hiện nay gia đình chị áp dụng
Ngủ mùng, thoa kem chống nắng 0,009 0,008 0,000 0,000
Phun thuốc 0,000 0,291 0,289 0,018
Thông tin trên loa phát thanh, phát tờ bướm 0,000 0,457 0,011 0,000
Địa phương chị đã
tiến hành những
biện pháp Tổ chức VSMT, diệt lăng quăng 0,000 0,012 0,020 0,000
Hài lòng
Không hài lòng Chị có hài lòng PC SXH ở địa phương
Không biết
0,000 0,000 0,711 0,017
Có
Không
Chị có nghe CTV
tuyên truyền về
PC SXH Không biết
0,000 0,000 0,209 0,001
Phun thuốc 0,000 0,000 0,367 0,014
Tuyên truyền trước mùa mưa 0,000 0,000 0,000 0,000
Theo chị BPPC
SXH thích hợp địa
phương Tổ chức VSMT thường xuyên 0,000 0,004 0,007 0,000
Theo kết quả bảng 5, tất cả các bà mẹ sinh
sống ở những khu vực khác nhau có thực hành
PC SXH khác nhau và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với tất cả các giá trị P<0,05. Hầu
hết các bà mẹ khác nhau về tuổi có sự khác biệt
về thực hành PC SXH với P<0.05, ngoại trừ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
thông tin về địa phương tiến hành phun thuốc
và thông tin trên loa phát thanh hay tờ bướm.
Tương tự như vậy, các bà mẹ có nghề nghiệp
khác nhau hầu hết có sự khác biệt về thực hành
PC SXH, ngoại trừ nguồn tin cung cấp từ
CTV/NVYT và biện pháp vệ sinh nhà cửa/diệt
LQ trong gia đình. Riêng về các bà mẹ có trình
độ học vấn khác nhau chỉ có sự khác biệt về thực
hành các BP PCSXH hiện nay và các nguồn
thông tin, gia đình thường dùng nhang muỗi
hay ngủ mùng hay thoa kem, địa phương tổ
chức diệt LQ hay thông tin qua loa, và biện pháp
thích hợp cho địa phương như tuyên truyền
trước mùa mưa và VSMT thường xuyên.
BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Qua khảo sát hầu hết 1724 bà mẹ trình độ
phổ thông cơ sở và phổ thông trung học; nghề
nghiệp chủ yếu là công nhân, nội trợ và dịch vụ
phù hợp với nền kinh tế của quận chủ yếu là
công nghiệp và dịch vụ. Các bà mẹ trong nghiên
cứu lứa tuổi lao động chiếm ưu thế, phần lớn là
dân hộ khẩu thường trú chỉ có một số ít là dân
nhập cư từ các tỉnh khác đến làm việc tại các khu
công nghiệp; các đối tượng được khảo sát tương
đối gần bằng nhau ở 5 phường cao điểm bệnh
SXH của quận Thủ Đức.
Kiến thức của các bà mẹ về PCSXH
Phần lớn trên 90% các bà mẹ hiểu rõ sự
nguy hiểm của bệnh SXH, tác nhân lây bệnh,
đường lây truyền, các biện pháp phòng chống
SXH, thời điểm xảy ra dịch SXH nhiều nhất
trong năm và khoảng 83% bà mẹ biết được nơi
muỗi đẻ trứng. Điều này chứng tỏ mạng lưới
cung cấp thông tin và tuyên truyền rộng khắp
thông qua đội ngũ NVYT/CTV, các phương
tiện truyền thông như loa phát thanh, ti vi -
radio(3) và hiệu quả của các chiến dịch tuyên
truyền vận động mọi người tham gia PCSXH
trong cộng đồng.
Tuy nhiên có 83,76% người cho rằng muỗi
thường chích vào ban đêm, có 55,34% người trả
lời đúng là hiện nay bệnh SXH chưa có thuốc
chủng ngừa và mật độ muỗi nơi gia đình họ sinh
sống ít 55,39%. Chứng tỏ mặc dù thông tin về
bệnh SXH và các biện pháp phòng ngừa bệnh
được phổ biến rộng khắp nhưng vẫn còn một số
bất cập về thông tin có thể là do thông tin tuyên
truyền chỉ nói sơ lược về dấu hiệu bệnh, tác
nhân gây bệnh, đường lây truyền và biện pháp
dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, môi trường xung
quanh mà không nói cụ thể thời điểm muỗi
chích cũng như hiện tại chưa có vaccin phòng
bệnh(3). Hoặc có thể do các đối tượng không có
thời gian nghe hết thông tin truyền thông hoặc
nghe thông tin không chính xác(1).
Thực hành của các bà mẹ trong PCSXH
Về các biện pháp thực hành PCSXH đa số
80% các bà mẹ dọn dẹp nhà cửa và môi trường
xung quanh vì họ cho rằng đây là biện pháp phổ
biến hiện nay(3), địa phương thường phun thuốc
khi có dịch SXH xảy ra trên địa bàn và điều này
đúng với thực tế quận Thủ Đức. Do vậy khi có
dịch xảy ra mọi người cho rằng phun thuốc là
biện pháp thích hợp nhất cho địa phương, kế
đến là các biện pháp VSMT.
Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành
phòng chống SXH với các đặc điểm dân số
Hầu hết các bà mẹ có kiến thức về bệnh SXH
có sự khác biệt về nơi ở và trình độ học vấn có ý
nghĩa thống kê với P<0.05. Riêng nghề nghiệp và
tuổi chỉ có sự khác biệt ở một số kiến thức chủ
yếu như triệu chứng, mật độ muỗi và vaccin
phòng bệnh. Điều này có thể do ở những vùng
khác nhau kênh thông tin tuyên truyền đến hộ
gia đình có thể khác nhau(1) hoặc những người có
trình độ học vấn khác nhau thì việc tìm hiểu các
thông tin liên quan đến sức khỏe cũng khác
nhau tùy theo nhu cầu dẫn đến kiến thức của các
bà mẹ khác nhau.
Về thực hành PC SXH, hầu hết thực hành
của các bà mẹ có sự khác biệt về nơi ở, tuổi và
nghề nghiệp. Riêng về các bà mẹ có trình độ học
vấn khác nhau có sự khác biệt về thực hành chủ
yếu ở các BP PCSXH hiện nay và các nguồn
thông tin. Điều này có thể do kiến thức của các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
bà mẹ ở những vùng sinh sống khác nhau thu
nhận khác nhau dẫn đến thực hành PC khác
nhau(3), thêm vào đó nghề nghiệp và tuổi tác
khác nhau cũng dẫn đến thực hành khác nhau
tùy thuộc vào sự hiểu biết thông tin về PC SXH
của từng đối tượng
KẾT LUẬN
Nhìn chung các bà mẹ có sự hiểu biết
tương đối đầy đủ về bệnh SXH như sự nguy
hiểm của bệnh; con vật trung gian truyền
bệnh; triệu chứng của bệnh; thời điểm muỗi
chích; mùa dịch SXH thường xảy ra nhiều nhất
trong năm; và các biện pháp phòng bệnh như
VSMT, phun thuốc, dùng nhang trừ muỗi, diệt
lăng quăng. Điều này phản ánh phần nào hiệu
quả của công tác tuyên truyền kết hợp với
chiến dịch PCSXH mà địa phương đã thực
hiện hàng năm, tuy nhiên vẫn còn có những
thông tin chưa đúng như thời điểm muỗi
chích, nơi đẻ trứng của muỗi và vaccin phòng
bệnh có thể là do thông tin tuyên truyền chưa
đầy đủ hoặc các bà mẹ không nghe được hết
các thông tin tuyên truyền hoặc nghe thông tin
không chính xác. Hầu hết các bà mẹ có kiến
thức về bệnh SXH có sự khác biệt về nơi ở và
trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê với
P<0,05.
Phần lớn các bà mẹ áp dụng biện pháp dọn
dẹp nhà cửa và môi trường xung quanh để diệt
muỗi - lăng quăng phòng bệnh SXH và họ biết
được các thông tin thực hành PCSXH này thông
qua mạng lưới NVYT/CTV là chủ yếu, kế đến là
các phương tiện truyền thông như ti vi, radio.
Các bà mẹ cho rằng phun thuốc là biện pháp địa
phương thường áp dụng mỗi khi có dịch SXH
xảy ra trên địa bàn và là phương pháp thích hợp,
kế đến là VSMT. Hầu hết thực hành của các bà
mẹ có sự khác biệt về nơi ở, tuổi và nghề nghiệp.
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả điều tra và bàn luận trình bày ở
trên, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị với
mong muốn góp phần nâng cao chất lượng công
tác phòng chống bệnh SXH:
Tăng cường giáo dục truyền thông nâng cao
hơn nữa vai trò y tế cơ sở nhất là mạng lưới cộng
tác viên và nhân viên y tế(3)
Thực hiện chương trình giáo dục sức khoẻ
cho các bà mẹ nói riêng và mọi người nói chung
với nội dung ngắn gọn dễ hiểu; có hình ảnh trực
quan sinh động để người dân dễ nhớ(1); cần nhấn
mạnh muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền
bệnh, thời gian muỗi đốt; nơi muỗi sống và đẻ
trứng.
NVYT nên tổ chức các buổi hướng dẫn định
kỳ hàng tháng cách xử trí khi có trẻ hay người
nhà bị bệnh(1), khuyến khích bà mẹ thực hành các
biện pháp triệt nguồn sinh sản của muỗi vì đây
là biện pháp diệt tận gốc muỗi, ít tốn kém và
không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Phối hợp với các ban nghành đoàn thể, hội
phụ nữ, hội chữ thập đỏ...tại địa phương vận
động các bà mẹ cho trẻ ngủ mùng kể cả ban
ngày và ban đêm(1) và dọn dẹp môi trường xung
quanh nhà và các vật chứa nước.
TAI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Văn Thắng (2007), Kiến thức-thái độ-thực hành về
phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở những phụ nữ đã lập gia
đình tại xã Vĩnh Tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai.
2. Hứa Hồng Vinh (2004), Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng tuýp vi
rút Dengue 2 trong vụ dịch SXH năm 2004 tại khu vực phía
Nam
3. Phạm Đình Du (2006), KAP về phòng chống SXH tại xã
Thạnh Đức, Bến Lức, Long An.
4. Phạm Thị Thúy Hoa (1999), Kiến thức-thái độ-thực hành về
phòng chống SXH
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_va_thuc_hanh_cua_ba_me_co_con_duoi_5_tuoi_ve_phong.pdf