Các kết quả phân tích cho thấy nếu nền đất không
được gia cố công trình sẽ có biến dạng lún lớn gây ra
rủi ro trong quá trình sử dụng. Biện pháp gia cố tường
bằng neo chỉ có tác dụng tăng tính ổn định của công
trình và giảm chuyển vị ngang của đỉnh tường cừ chứ
hầu như không có tác dụng giảm độ lún. Vì vậy, biện
pháp gia cố nền để giảm lún là cần thiết đối với
trường hợp nền đất yếu. Sau khi nền đất được gia cố
giảm lún thì cọc ván cừ chỉ cần dài 9,0m (cắm vào đất
6,5m) là thỏa mãn các yêu cầu về ổn định và biến
dạng của công trình
8 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến trúc xây dựng - Cọc ván cừ bê tông cốt thép dự ứng lực, khả năng ứng dụng vào công trình kè trên nền đất yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tap chí KHCN Xây dựng - số 1/2015 44
CỌC VÁN CỪ BÊ TÔNG CỐT THÉP DỰ ỨNG LỰC, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
VÀO CÔNG TRÌNH KÈ TRÊN NỀN ĐẤT YẾU
TS. NGUYỄN BẢO VIỆT
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Tóm tắt: Khả năng ứng dụng của cọc ván cừ bê
tông cốt thép dự ứng lực, cọc ván PC, vào công trình
kè trên nền đất yếu được nghiên cứu trong bài báo
này. Các phân tích được thực hiện cho công trình kè
sông Trà Nóc, Tp. Cần Thơ, nơi có nền đất yếu khá
đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long. Bài báo đã
đưa ra 3 phương án thiết kế cho kè dùng cọc ván PC
là: Không gia cố; Gia cố tường bằng neo và Gia cố
nền bằng gia tải trước. Các giả thiết về chiều dài cọc
và độ dốc lòng sông khác nhau đã được nghiên cứu.
Kết quả tính toán cho thấy, nếu không gia cố nền,
công trình sẽ có biến dạng lún lớn trên 60cm, mặc dù
chuyển vị đỉnh kè của phương án có neo khá nhỏ.
Trong tất cả các trường hợp nghiên cứu, công trình
đều đảm bảo độ ổn định với hệ số an toàn khá cao,
FS>1,7 và khả năng chịu uốn nứt khi nội lực của
tường cừ nhỏ hơn nhiều so với khả năng chịu uốn nứt
của cọc ván PC. Việc phân tích điều kiện kinh tế cho
thấy phương án kè sử dụng cọc ván PC với phương
án thiết kế và chiều dài hợp lý có thể giảm đến gần
60% giá thành so với phương án truyền thống.
Từ khóa: Cọc ván PC, hệ số an toàn ổn định;
chuyển vị tổng, chuyển vị đỉnh kè; mô men uốn.
1. Giới thiệu
Cọc ván cừ bê tông cốt thép (BTCT) đúc sẵn dự
ứng lực, cọc ván PC, được chế tạo lần đầu bởi công
ty P.S. Mitsubishi (Nhật Bản) cách đây hơn 50 năm.
Cọc được thiết kế với nhiều hình dạng mặt cắt khác
nhau như dạng phẳng; dạng sóng, có khớp liên kết
để khi hạ cọc xuống liên tiếp chúng có thể kết nối
thành một kết cấu tường chắn. Trong vòng 20 năm
qua, kết cấu tường chắn sử dụng cọc ván PC đã
được áp dụng khá nhiều ở các nước Đông Nam Á
trong đó có Việt Nam để bảo vệ các công trình ven
sông kết hợp với việc chống xói lở bờ sông, công
trình hố đào sâu, hệ thống kè các đường giao thông
có địa hình bất lợi, hệ thống các đê, cống, đập và các
cảng sông, biển,
Cọc ván PC được ứng dụng vào Việt Nam từ năm
1999 tại cụm công trình nhiệt điện Phú Mỹ ở các hạng
mục hệ thống các kênh dẫn chính và các kênh nhánh
với tổng chiều dài cừ 42.000m chiều rộng 45m, chiều
sâu 8,7m đưa nước từ sông Thị Vải vào để giải nhiệt
cho các Turbin khí. Các công trình lấn biển ở tỉnh
Kiên Giang, Quảng Ninh, kè bờ sông Đồng Nai khi sử
dụng cọc ván PC này cũng cho kết quả tốt.
Mặc dù cọc ván PC đã được ứng dụng vào Việt
Nam khá lâu nhưng khả năng áp dụng của nó chưa
được nghiên cứu một cách đầy đủ, đặc biệt là tại các
vùng đất yếu và rất yếu như khu vực đồng bằng sông
Cửu Long. Hiện tại, một số công trình ven bờ như
công trình kè sông Cần Thơ, sông Trà Nóc vẫn áp
dụng kết cấu cổ điển là tường chắn trên nền cọc
BTCT (tường cao, đất yếu) hay cọc cừ tràm (tường
thấp, đất tốt) để gia cố và bảo vệ bờ cho dù phương
pháp này có nhiều nhược điểm như khối lượng vật
liệu lớn, khả năng chống đẩy ngang thấp, thời gian thi
công kéo dài.
Cọc ván PC đã được sử dụng khá hiệu quả trong
các kết cấu kè bờ sông. Một số dạng kè, tường sử
dụng cọc ván PC có thể thấy trong hình 1. Trong
phạm vi của mình, bài báo tập trung nghiên cứu khả
năng áp dụng kết cấu cọc ván PC vào dự án kè sông
Trà Nóc với nền đất yếu đặc trưng của vùng đồng
bằng sông Cửu Long với chiều cao tường thông dụng
2,5m.
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2015 45
Hình 1. Một số dạng kết cấu kè bằng cọc ván PC, [2]
2. Cọc ván cừ Bê tông cốt thép đúc sẵn dự ứng
lực (cọc ván PC)
2.1 Cấu tạo cọc ván PC
Cọc ván PC có nhiều dạng khác nhau như dạng
sóng; dạng phẳng tuy nhiên dạng sóng W là loại
thường gặp nhất. Hình 2 thể hiện cấu tạo cừ PC
SW600B với mặt cắt dạng W và chiều dài 12m. Trong
thực tế cọc ván PC dạng W có nhiều loại với chiều
cao khác nhau từ W120 (cao 120mm) đến W600 (cao
600mm) và chiều dài từ 6m đến 28m. Bề rộng của
cọc được chế tạo định hình với kích thước 996mm.
Cọc ván PC có cốt chủ thường là cốt thép dự ứng lực
loại tao cáp 12,7mm, số lượng tao cáp tuỳ theo chiều
dài của cọc.
Hình 2. Cấu tạo cừ PC dạng chữ W điển hình [2]
Với cấu tạo như vậy cọc ván PC có nhiều ưu điểm:
- Khả năng chống chịu lực tốt theo thời gian;
- Độ cứng chống uốn lớn do có hình dạng (W) tối
ưu về kết cấu so với cọc vuông BTCT thường, do
đó chịu được mômen lớn hơn, chuyển vị ngang ít
hơn;
- Cọc ván PC với tiết diện W có thể làm tăng lực
ma sát đất-cọc từ 1,5~3 lần so với loại cọc đặc có
cùng diện tích tiết diện ngang (khả năng chịu tải
của cọc theo đất nền tăng);
- Sử dụng vật liệu cường độ cao (bê tông, cốt thép)
nên tiết kiệm vật liệu giảm giá thành sản xuất.
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tap chí KHCN Xây dựng - số 1/2015 46
Cường độ chịu lực cao nên khi thi công hiện
tượng vỡ đầu cọc được hạn chế;
- Việc chế tạo trong nhà máy nên chất lượng cọc
được kiểm soát tốt;
- Thi công nhanh với xà lan và cẩu vừa chuyên chở
vừa thi công hạ cọc. Không cần làm tường chắn
tạm để ngăn nước tạo mặt bằng thi công;
- Đoạn cọc chế tạo có thể có chiều dài lớn đến 28m
nên hạn chế được số lượng mối nối;
- Công trình sau khi hoàn thành có dạng 1 bức
tường bê tông kín nhẵn nên có khả năng chống
xói cao đồng thời có mỹ quan đẹp;
- Có thể ứng dụng trong nhiều điều kiện địa chất
khác nhau;
- Giá thành dễ chấp nhận so với ứng dụng công
nghệ truyền thống.
Tuy nhiên cọc ván PC cũng có một số nhược điểm
như:
- Đòi hỏi thiết bị thi công chuyên nghiệp như búa
rung, búa thuỷ lực, máy phun nước áp lực,...;
- Không phù hợp với công trình có dạng gấp khúc,
đường cong có bán kính nhỏ;
- Chi tiết nối phức tạp có thể làm hạn chế độ sâu hạ
cọc.
2.2 Phương pháp hạ cọc ván PC
Cọc ván PC có thể được thi công hạ xuống đất
theo một số phương pháp như:
- Thi công bằng búa rung kết hợp xói nước;
- Đóng bằng búa diezel kiểu ống, búa rung va đập
hay búa thủy lực.
Trong các phương pháp thi công trên thì việc hạ
cọc bằng búa rung kết hợp với xói nước thường được
dùng nhất vì nó có thể giúp việc hạ cọc dễ dàng
xuống tới độ sâu thiết kế với lực tác động thi công lên
cọc nhỏ. Việc phun nước áp lực cao xuống đáy cừ để
xói đất giúp cọc đi xuống được thực hiện qua các ống
đặt sẵn thông từ đầu cừ đến đáy cừ (cỡ D15-D17).
Phương pháp thi công bằng búa rung kết hợp xói
nước gồm có các bước chính sau:
- Chuẩn bị hệ thống thiết bị bao gồm cần cẩu và
búa rung cùng máy bơm áp tạo tia nước áp lực
cao (12MPa);
- Lắp đặt và định vị khung dẫn hướng, dùng cẩu
móc vào phía đỉnh cọc để di chuyển đến vị trí
cần hạ cọc. Dưới trọng lượng của bản thân cọc
và sự xói đất do tia nước áp lực cao mà cọc sẽ
được hạ xuống với chiều sâu ban đầu;
- Lắp búa rung vào đầu cọc kết hợp với tia nước
để hạ cọc đến cao độ thiết kế;
- Đổ dầm bê tông liên kết cố định đỉnh cọc.
2.3 Phương pháp tính toán, phân tích kết cấu kè
sử dụng cọc ván PC
Trong nghiên cứu này, phần mềm Plaxis 8.2
chuyên dụng của ngành địa kỹ thuật với nhiều mô
hình nền tiên tiến được sử dụng để phân tích độ ổn
định, chuyển vị tổng của kết cấu cũng như chuyển vị
ngang và nội lực trong cọc ván PC.
- Mô hình nền Mohr-Coulomb được sử dụng để mô
phỏng đất, đất đắp;
- Phần tử neo (Anchor) dùng để mô tả phần tử neo;
- Phần tử bản (Plate) được dùng để mô phỏng kết
cấu cọc ván PC.
3. Tuyến kè sông Trà Nóc
3.1 Giới thiệu công trình
Công trình kè sông Trà Nóc được xây dựng nhằm
bảo vệ và ngăn chặn tình trạng sạt lở bờ sông, phòng
tránh những thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân
dân đồng thời góp phần tạo cảnh quan đô thị thông
thoáng, khang trang cho quận Bình Thủy. Tuyến kè
có tổng chiều dài 488m. Cao độ đỉnh kè từ 2,5~3,0m
và cao độ chân kè là 0,5m theo mốc chuẩn Hòn Dấu.
Phần sau kè được tôn cao lên đến cốt + 2,3 m để làm
vỉa hè và đường giao thông cho xe thô sơ với chiều
rộng 10~12m. Mặt cắt kè điển hình được thể hiện
trong hình 3.
3.2 Điều kiện địa chất, thủy văn
Địa tầng trong khu vực khảo sát tương đối ổn
định, biến đổi nhỏ. Kết hợp kết quả khảo sát hiện
trường và kết quả thí nghiệm trong phòng có thể chia
địa tầng trong phạm vi khảo sát đến 38m thành 3 lớp
chính như sau (bảng 1).
Các phân tích được tiến hành với mực nước sông
thấp ở mức - 0,8m. Do sông có chế độ thủy triều thấp
nên việc phân tích ổn định cho trường hợp nước sông
rút nhanh có thể bỏ qua.
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2015 47
Bảng 1. Cấu tạo địa tầng khu vực sông Trà Nóc
Tên lớp đất Trọng lượng riêng ()
Góc ma sát
trong (’)
Lực dính
(c’)
Mô đun
biến dạng (E0)
Chiều dày
lớp (h)
Lớp 1b: Bùn sét, xám nâu,
chảy 15,3kN/m
3 16,33o 17,2kPa 706kPa. 12m
Lớp 2a: Sét pha, xám nâu,
chảy 17,53kN/m
3 19,47o 22,32kPa 1304kPa 18m
Lớp 2b: Sét pha, xám nâu,
dẻo chảy 18kN/m
3 7o 15,6kPa 1687kPa 8m
3.3 Thiết kế công trình hiện trạng
Hiện tại kè đã được xây dựng xong với kết cấu
móng sử dụng cọc BTCT thường hoặc cọc ly tâm đúc
sẵn và bản đáy kè và tường kè làm bằng BTCT đổ tại
chỗ. Bản chống tường kè bằng BTCT với khoảng
cách 3 m. Việc chống xói lở chân kè được thực hiện
bằng xây đá hộc dày 40cm. Ưu điểm của thiết kế này
là phương pháp thi công quen thuộc tận dụng được
các thiết bị thi công, sản xuất sẵn có, nhiều nhà thầu
có khả năng làm được tăng tính cạnh tranh. Tuy
nhiên nó có nhiều nhược điểm như: Việc thi công
tương đối phức tạp do phải làm tường chắn tạm để
ngăn nước tạo mặt bằng thi công; Khả năng chống
xói lở thấp; Kinh phí duy tu bảo dưỡng nhiều.
+2.50
MNCTK+1.95
+0.50
2.
5m
MNTTK-0.80
Hình 3. Cấu tạo kè sông Trà Nóc hiện trạng
Hình 4. Phương án đề xuất kè sông Trà Nóc
sử dụng cọc ván PC
3.4 Các phương án sử dụng cọc ván PC
Tính khả thi của việc sử dụng cọc ván PC cho kết
cấu kè được nghiên cứu với việc sử dụng cọc ván PC
SW600B (hình 2) có các thông số tính toán
EA=3’734’400 kN/m; EI=42’436 kNm^2/m. Do nền đất
yếu nên phương án gia cố nền đất, tường cũng được
xét đến với 3 trường hợp nghiên cứu: Không gia cố,
gia cố tường bằng neo và gia cố nền bằng gia tải
trước.
Với 3 phương án đề xuất, việc thi công kè sử dụng
cọc ván PC được chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 0: Gia tải trước phần đất nền sẽ đắp đất
với tải trọng đúng bằng trọng lượng của đất đắp. Giai
đoạn này chỉ áp dụng cho phương án gia cố nền bằng
cách gia tải trước;
- Giai đoạn 1: Thi công hạ cọc ván PC; Nếu là
phương án 2, neo thép sẽ được thi công ở bước này
với thiết kế 1 tao cáp 12,7mm dài 10m, khoảng cách
giữa các neo là 3m, 1 đầu được cố định có EA=8’433
kN/m;
- Giai đoạn 2: Thi công tôn nền sau lưng tường kè
đất cao độ thiết kế;
- Giai đoạn 3: Kè hoàn thành chịu các tải trọng, tác
động trong quá trình sử dụng.
4. Tính toán phương án cọc ván PC cho tuyến kè
sông Trà Nóc bằng phần mềm Plaxis
Tác giả sử dụng phần mềm Plaxis 8.2 để tính
toán phân tích cả 3 phương án đề xuất với một số
yếu tố ảnh hưởng bao gồm độ dốc lòng sông với 4
trường hợp m = 1:2; 1:3; 1:4; 1:5 cùng với 4 trường
hợp chiều dài cọc ván PC thay đổi L= 9m; 12m, 15m,
20m.
Hình 5 thể hiện mô hình tính toán trong Plaxis.
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tap chí KHCN Xây dựng - số 1/2015 48
Hình 5. Mô hình tính toán kè bằng phần mềm Plaxis
5. Kết quả và nhận xét
Kết quả phân tích chuyển vị tổng và hệ số an toàn
tổng thể của công trình thể hiện trong hình 6, hình 7
và hình 8 trong các trường hợp lòng sông có độ dốc
thay đổi m = 1:2; 1:3; 1:4; 1:5 cùng với chiều dài cọc
ván PC thay đổi với L = 9m; 12m, 15m, 20m.
Hình 6, hình 7 cho thấy chuyển vị tổng của công
trình rất lớn khoảng 64~66cm (do nền đất có tính biến
dạng lớn) nếu không được gia cố nền. Trong phạm vi
nghiên cứu này, phương pháp gia cố nền bằng gia tải
trước đã được tính toán với kết quả tốt khi chuyển vị
tổng giảm xuống chỉ còn khoảng 11~12cm (hình 8).
Về mặt chuyển vị tổng có thể thấy rằng độ dốc của
lòng sông và chiều dài của cừ có ảnh hưởng rất ít
(dưới 10%).
Mặt khác, kết quả tính toán cũng chỉ ra rằng hệ số
an toàn tổng thể của công trình tăng khi độ dốc lòng
sông giảm. Độ tăng đến khoảng 25%, khi độ dốc thay
đổi từ m=1:2 xuống m=1:5 cho cả 3 trường hợp
nghiên cứu là không gia cố, gia cố tường bằng neo và
gia cố nền bằng gia tải trước. Khi chiều dài cọc ván
PC thay đổi từ 9 lên 20m thì hệ số an toàn tăng
khoảng 15% với trường hợp không gia cố; 40% với
trường hợp gia cố tường bằng neo và 25% với trường
hợp gia cố nền bằng gia tải trước. Tuy nhiên có thể
thấy rằng trong tất cả các trường hợp xem xét, hệ số
an toàn đều cao (FS > 1,7) thỏa mãn yêu cầu về ổn
định của công trình (FS = 1,4).
Hình 6. Chuyển vị tổng và hệ số an toàn ổn định - Không gia cố (L = chiều dài cừ)
Đất tôn nền
Lớp 1b
Lớp 2a
Lớp 2b
Tải trọng 3kPa
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2015 49
Hình 7. Chuyển vị tổng và hệ số an toàn ổn định - Gia cố tường bằng neo (L = chiều dài cừ)
Hình 8. Chuyển vị tổng và hệ số an toàn ổn định - Gia cố nền bằng gia tải trước
Hình 9, hình 10, hình 11 thể hiện chuyển vị đỉnh
kè và mô men lớn nhất trong tường tương ứng với
các trường hợp lòng sông có độ dốc thay đổi m = 1:2;
1:3; 1:4; 1:5 cùng với chiều dài cọc ván PC thay đổi
với L = 9m; 12m, 15m, 20m.
Kết quả phân tích cho thấy chuyển vị đỉnh kè là
khá lớn từ 8~15cm nếu không được gia cố. Hai biện
pháp gia cố neo cho tường và gia tải trước cho nền
có hiệu quả khá lớn làm giảm chuyển vị đỉnh kè
xuống lần lượt chỉ còn 2,0~3,5cm và 1,1~2,4cm.
Một điều thú vị là chiều dài cọc cừ càng lớn thì
chuyển vị đỉnh kè cũng lớn theo, độ tăng có thể tới
gần 30%. Hiện tượng này có thể được giải thích là do
khi tường có chiều dài lớn hơn nó sẽ phải chịu nhiều
áp lực đất hơn nên chuyển vị lớn hơn. Chính vì vậy
mà lực tác dụng vào đất nền được giảm bớt phần nào
dẫn đến hiện tượng chuyển vị tổng giảm xuống như
trên đã phân tích.
Mô men trong tường có giá trị khá nhỏ
18~28kN.m/m với trường hợp không gia cố;
12~50kN.m/m với trường hợp gia cố tường bằng neo
và 13~17kN.m/m với trường hợp gia cố nền bằng gia
tải trước. Mặc dù giá trị mô men chịu ảnh hưởng
nhiều khi chiều dài cọc cừ thay đổi đặc biệt khi sử
dụng biện pháp gia cố tường bằng neo, giá trị tăng
khá nhiều. Tuy nhiên với khả năng chịu uốn nứt của
cọc ván PC SW600 là 600kN.m/m thì loại cọc cừ này
hoàn toàn đủ khả năng chịu mô men uốn trong tường.
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tap chí KHCN Xây dựng - số 1/2015 50
Hình 9. Chuyển vị đỉnh và mô men uốn trong kè cao H=2,5m – Không gia cố
Hình 10. Chuyển vị đỉnh và mô men uốn trong kè cao H=2,5m – Gia cố tường bằng neo
Hình 11. Chuyển vị đỉnh và mô men uốn trong kè cao H=2,5m - Gia cố nền bằng gia tải trước
Các kết quả phân tích cho thấy nếu nền đất không
được gia cố công trình sẽ có biến dạng lún lớn gây ra
rủi ro trong quá trình sử dụng. Biện pháp gia cố tường
bằng neo chỉ có tác dụng tăng tính ổn định của công
trình và giảm chuyển vị ngang của đỉnh tường cừ chứ
hầu như không có tác dụng giảm độ lún. Vì vậy, biện
pháp gia cố nền để giảm lún là cần thiết đối với
trường hợp nền đất yếu. Sau khi nền đất được gia cố
giảm lún thì cọc ván cừ chỉ cần dài 9,0m (cắm vào đất
6,5m) là thỏa mãn các yêu cầu về ổn định và biến
dạng của công trình.
Để so sánh điều kiện kinh tế, các công trình
được lập dự toán tính giá trị (khối lượng xây lắp,
biện pháp thi công,) theo các quy định hiện hành.
Hình 13 cho thấy đối với trường hợp nghiên cứu kè
sông Trà Nóc, phương án kè sử dụng cọc ván PC
tốt hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống,
công trình hiện trạng, (theo [1]). Với phương án cọc
ván PC dài 9,0m, giá thành công trình đã giảm so
với giá trị công trình theo phương pháp truyền
thống tới gần 60%.
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2015 51
Hình 12. Giá trị công trình tính cho 1m dài kè
6. Kết luận
Tính khả thi của công trình kè sử dụng cọc ván
PC cho sông Trà Nóc, thành phố Cần Thơ nơi có nền
đất yếu đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu
Long đã được nghiên cứu với 4 trường hợp độ dốc
của lòng sông m= 1:2; 1:3; 1:4; 1:5 cùng với 4 chiều
dài cọc ván PC L= 9m; 12m, 15m, 20m trong 3
phương án thiết kế 1) Không gia cố; 2) Gia cố tường
bằng neo 3) Gia cố nền bằng phương pháp gia tải
trước (48 trường hợp tính toán).
Dựa trên các kết quả phân tích tính toán, một số
kết luận có thể rút ra trong nghiên cứu này như sau:
- Với nền đất yếu, việc gia cố nền đất nhằm giảm
biến dạng lún là cần thiết để giảm thiểu sự rủi ro cho
công trình trong quá trình sử dụng;
- Chiều tường tăng, chuyển vị công trình giảm
không đáng kể (dưới 10%) nhưng chuyển vị của
tường lại tăng khá có thể tới gần 30%. Ngoài ra, hệ
số an toàn cũng tăng đáng kể từ 15% ~40% tùy thuộc
vào các phương án thiết kế nhưng trong tất cả các
trường hợp, điều kiện về ổn định đều được thỏa mãn
(FS> 1,4);
- Mô men uốn trong tường cừ có thay đổi tùy thuộc
vào phương án thiết kế, đặc biệt là phương pháp gia
cố tường bằng neo nhưng đều rất nhỏ, khoảng 10%,
so với khả năng chịu uốn nứt của cấu kiện cọc ván
PC.
- Phương án kè sử dụng cọc ván PC với chiều dài
hợp lý có thể đem lại hiệu quả kinh tế lớn, giá thành
có thể giảm đến gần 60% so với phương án truyền
thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TRƯƠNG THANH NHÃ (2014), “Đánh giá khả năng áp
dụng cọc ván BTCT dự ứng lực cho kết cấu kè sông
khu vực Tp. Cần Thơ”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Xây
dựng.
2. “Cọc ván Bê tông dự ứng lực, chỉ dẫn kỹ thuật”, Công ty
Cổ phần Beton 6, 2014.
3. “Báo cáo kết quả khảo sát địa kỹ thuật xây dựng công
trình: Kè sông chợ Trà Nóc, địa điểm: Khu vực 2,
phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ”, Công
ty TNHH Tư vấn – Kiểm định xây dựng và môi trường
GCE, 2012.
4. “Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công Công trình: Kè sông
chợ Trà Nóc, địa điểm: Khu vực 2, phường Trà Nóc,
quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ”, Viện kiến trúc quy
hoạch Tp. Cần Thơ, 2013.
Ngày nhận bài: 5/03/2015
Ngày nhận bài sửa lần cuối: 23/03/2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyenbaoviet_1_2015_7398.pdf