KẾT LUẬN
Phẫu thuật ung thư rốn gan phức tạp, đòi
hỏi nắm vững giải phẫu vùng rốn gan, và các
hình thái giải phẫu bệnh của ung thư đường mật
vùng rốn gan.
Chẩn đoán, phân loại trước mổ là quan
trọng. Phẫu thuật có tai biến và biến chứng, tử
vong cao, do đó phải giải thích kỹ trước khi phẫu
thuật cho thân nhân và bệnh nhân hiểu rõ.
Tỷ lệ sống còn cải thiện rõ rệt so với các
phương pháp điều trị tạm bợ trước đây.
Kinh nghiệm qua 46 trường hợp theo dõi
trong thời gian hơn 5 năm, mặc dù kết quả sau
phẫu thuật còn hạn chế so với các tác giả trên
thế giới. Chúng tôi cho rằng để có kết quả tốt
hơn trong tương lai cần có số liệu nhiều hơn
và thời gian theo dõi lâu hơn nữa. Tuy nhiên,
so với những kết quả nghiên cứu trong nước
trước đây thì kết quả này là đáng khích lệ góp
phần cải thiện tỷ lệ sống còn cho bệnh
nhân.Chúng tôi cho rằng phương pháp này
khả thi và cần tiếp tục thực hiện và nghiên
cứu sâu hơn trong tương lai.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm 5 năm điều trị phẫu thuật triệt để ung thư đường mật vùng rốn gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 256
KINH NGHIỆM 5 NĂM ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TRIỆT ĐỂ
UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT VÙNG RỐN GAN
Đỗ Hữu Liệt*, Nguyễn Tấn Cường**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ung thư đường mật vùng rốn gan- u Klatskin- là một loại ung thư hiếm gặp, tiên lượng xấu,
điều trị triệt để là một thách thức lớn .Tỉ lệ có thể phẫu thuật triệt để tại châu Âu và Mỹ từ 5-18%, trong khi tại
Việt Nam, hầu hết chỉ có thể điều trị tạm bợ. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi bắt đầu tiến hành phẫu thuật triệt
để ung thư đường mật vùng rốn gan từ tháng 8/2008. Hiện tại, chúng tôi muốn báo cáo kinh nghiệm của mình
sau 5 năm thực hiện nghiên cứu.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu can thiệp loạt ca, đánh giá mức độ xâm lấn và phân loại u theo
Bismuth- Corlette dựa trên hình ảnh cộng hưởng từ. Trong mổ, cắt u khỏi tĩnh mạch cửa và động mạch gan với
dao CUSA và dao siêu âm (Harmonic scaple), cắt ống mật chủ, cắt khối u đến khi 2 đầu phẫu thuật không còn tế
bào ác tính (sinh thiết tức thì). Tùy theo loại tổn thương, chúng tôi có thể cắt kèm theo cắt gan trái, cắt gan phải
hoặc cắt gan trung tâm và cắt thùy đuôi của gan cộng với nạo hạch vùng rốn gan. Nối ống gan (P)-(T) hoặc cả 2
ống gan - hỗng tràng theo Roux-en-Y. Theo dõi thời gian sống sau mổ
Kết quả: Từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2013, chúng tôi thực hiện 46 trường hợp (TH) gồm 32 nam
(69,6%), 14 nữ (30,4%); tuổi trung bình 51,1±9,9 (35-74), đã được mổ triệt để điều trị ung thư đường mật vùng
rốn gan. Về đại thể, có 31 trường hợp(TH) dạng thâm nhiễm chiếm 67,4%, 12 TH dạng khối (26,1%), 3 TH dạng
polyp (6,5%).Tai biến trong mổ gồm rách tĩnh mạch cửa 10 TH (21,7%), rách động mạch gan 5 TH (10,9%),
rách động mạch gan và tĩnh mạch cửa 5 TH (10,9%), rò mật sau mổ điều trị bảo tồn thành công 17 TH (37%).
Có 4 TH tử vong sau mổ do nhiễm trùng huyết và suy gan. Các tai biến, biến chứng này hầu hết ở dạng thâm
nhiễm. Trong số bệnh nhân theo dõi có 2 TH mất liên lạc sau 3 tháng. Có 1 TH dạng nhú sống sau 5 năm.
Kết luận: Mặc dù phẫu thuật triệt để u Klatskin có gặp nhiều thách thức, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao
nhưng đây là hy vong duy nhất giúp bệnh nhân có đời sống dài hơn và chất lượng sống tốt hơn so với những
phương pháp can thiệp tạm nợ khác.
Từ khoá: U Klatskin, cắt đường mật rộng rãi, cắt gan, dao CUSA, dao siêu âm
ABSTRACT
RADICAL RESECTION OF HILAR CHOLANGIOCARCINOMA: FIVE-YEAR EXPERIENCE FROM
2008 TO 2013
Do Huu Liet, Nguyen Tan Cuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 256 - 266
Background: Hilar cholangiocarcinoma- Klatskin’s tumor- is a rare type of bile duct cancer with poor
prognosis and challenging radical treatment. Radical resection rate in Europe and America is around 5-18%,
while most of hospitals in Vietnam can only perform palliative treatment. At Cho Ray hospital, we were able to
provide radical operation for the disease since June 2008 to now we would like to evaluate our experiences about
this procedure and its effectiveness for 5 years.
Methods: Prospective analysis of the invasiveness according to Bismuth-Corlette classification of hilar
cholangiocarcinoma based on MRC images, dynamic CTScan. In operation, CUSA and Harmonic scaple were
* Khoa Ngoại Gan Mật Tụy, Bệnh viện Chợ Rẫy ** Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Hữu Liệt ĐT: 0913 849 434 E-mail: dohuuliet73@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 257
used to dissect the tumor off the portal vein and hepatic artery. CBD was resected together with the tumor and R0
resection confirmed with frozen section. Left or right lobe, or central part of the liver plus the caudate lobe were
removed, completed by regional lymph nodes dissection. Left or right, or both hepatic duct-jejunostomy Roux-en-
Y was performed. Survival rate was followed-up..
Results: From August 2008 to December 2013, 46 patients (32 males-69.6%, and 14 females – 30.4%);
median age 51.1±9.9 (range, 35-74) with Klatskin’s tumor were radically operated, By gross morphology, 31
(67.4%) had infiltrative type and 12 (26.1%) had nodular type, 3 (6.5%) papillary type has been noted. There
were incidental laceration of portal vein in 10 patients (21.7%), hepatic artery laceration in 5 patients (10.9%),
portal vein and hepatic artery laceration in 5 patients (10.9%). 17 patients (43.5%) had bile leakage which were
treated conservatively. There were 4 patients (8.7%) for post-op mortality due to septicemia and acute liver
failure. The morbidities and mortalities were almost occured in infiltrative group. One patient in papillary group
was living for 5 years. Two patients dropped of from follow-up after 3 months
Conclusion: Although Extensive resection of the bile ducts combined with liver resection had high morbility
and mortality, this procedure is the only hope for Klatskin’s tumor patients in order to acquire better survival and
quality of life than another palliative procedures.
Key words: Klatskin’s tumor, extensive resection of the bile ducts, liver resection, CUSA, Harmonic Scaple
MỞ ĐẦU
Ung thư đường mật là bệnh lý hiếm, chiếm ít
hơn 2% ung thư ở người. Trong đó ung thư
đường mật vùng rốn gan hay còn gọi là u
Klatskin, chiếm từ 40-60% trường hợp(19). Việc
điều trị phẫu thuật triệt để ung thư vùng rốn gan
hiện nay vẫn là thách thức rất lớn với phẫu thuật
viên gan mật do đặc tính giải phẫu học và tính
chất đặc biệt của khối u vùng này. Tỷ lệ phẫu
thuật triệt để cho ung thư đường mật vùng rốn
gan thay đổi tùy theo tác giả khoảng 30-80% ở
những phẫu thuật viên có kinh nghiệm(9,13). Tỷ lệ
biến chứng và tử vong sau mổ còn cao. Biến
chứng lớn khoảng 50% và tỷ lệ tử vong 5-18%.
Thời gian sống còn của bệnh nhân sau phẫu
thuật tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân,
giai đoạn của bệnh và phương pháp điều trị
thích hợp.
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu của
các tác giả đều mô tả chung cho ung thư đường
mật ngoài gan và hầu hết kết quả đều là điều trị
tạm bợ. Tại bệnh viện Bình Dân, từ năm 1985-
1990 Dương Văn Hải báo cáo 37 trường hợp và
từ năm 1994-1996 báo cáo 54 trường hợp ung thư
đường mật ngoài gan, không có trường hợp nào
phẫu thuật triệt để(11). Tại bệnh viện Việt Đức,
Nguyễn Tiến Quyết và cộng sự trong 4 năm từ
2001-2005 báo cáo 200 trường hợp ung thư
đường mật ngoài gan trong đó 29 trường hợp
(14,5%) phẫu thuật triệt để nhưng tỷ lệ tử vong
và nặng xin về 12 trường hợp (41,37%)(12). Từ
năm 1994-1995 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Tôn Thất
Quỳnh Ái và cộng sự báo cáo 26 trường hợp ung
thư đường mật ngoài gan không trường hợp nào
phẫu thuật triệt để tử vong sau phẫu thuật tạm
bợ 6. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, Nguyễn Thanh Bảo
tổng kết 3 năm từ 2004-2006 148 trường hợp ung
thư đường mật ngoài gan trong đó ung thư
đường mật rốn gan 62 trường hợp, phẫu thuật
triệt để 1 trường hợp ung thư rốn gan týp IIIB
nhưng bệnh nhân tử vong sau 13 ngày vì suy
gan sau mổ.
Hiện nay, điều trị chủ yếu ung thư đường
mật vùng rốn gan chủ yếu vẫn là tạm bợ như
dẫn lưu mật ra da, nội soi mật tụy ngược dòng
đặt stent (ERCP) nhằm cải thiện chất lượng cuộc
sống hơn là kéo dài thời gian sống còn(4).
Chính vì thế, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này nhằm đánh giá, tổng kết kinh nghiệm phẫu
thuật triệt để ung thư đường mật vùng rốn gan
qua 5 năm triển khai phẫu thuật này (2008-2013).
Từ đó rút ra những kinh nghiệm trong điều trị
nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng sống cũng
như thời gian sống còn cho bệnh nhân.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 258
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu loạt ca có can thiệp
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Lâm sàng
Bệnh nhân khỏe mạnh với phân loại ASA 1
và ASA 2 theo hiệp hội gây mê Hoa Kỳ
Đồng ý phẫu thuật triệt để với những nguy
cơ được giải thích có thể xảy ra
Không có chống chỉ định liên quan đến phẫu
thuật
Cận lâm sàng
MRCP: u đường mật vùng rốn gan theo
phân loại Bismuth-Corlette
Giải phẫu bệnh trong mổ là ung thư đường
mật
Bilirubin toàn phần < 20mg%
Albumin máu ≥3,5mg
INR <1,5
AST, ALT ≤ 2 lần giá trị bình thường
Điện di đạm máu với Albumin/globulin>1
Tiêu chuẩn loại trừ
Yếu tố bệnh nhân
Bệnh nhân không thể chịu đựng được cuộc
mổ lớn và kéo dài
Bệnh nhân xơ gan, phân độ Child B,C
Yếu tố liên quan đến u: dựa trên hình ảnh
MRCP và CT đa lát cắt dựng hình
U lan rộng qua chỗ chia đôi của đường mật
cả 2 bên
U xâm nhiễm hoặc tắc tĩnh mạch cửa chính
gần chỗ chia đôi
Teo 1 thùy gan với nhánh tĩnh mạch cửa bên
đối diện bị xâm nhiễm hoặc bị tắc
Teo 1 thùy gan với u xâm lấn qua chỗ chia
đôi thứ 2 đường mật của bên đối diện
U xâm lấn qua chỗ chia đôi thứ 2 đường mật
cùng bên và xâm nhiễm hoặc làm tắc tĩnh mạch
cửa bên đối diện
Yếu tố di căn
Di căn nhóm hạch N2 ( hạch quanh tụy, tá
tràng, thân tạng, mạc treo tràng trên, sau tụy)
Di căn xa
Yếu tố bệnh lý
Ung thư đường mật từ chỗ đổ của ống túi
mật đến nhú Vater
Ung thư túi mật xâm lấn
Ung thư nơi khác di căn đường mật
Ung thư đường mật trong gan
Cỡ mẫu
Vì đây là bệnh lý hiếm nên chúng tôi chọn
tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn bệnh
vào nghiên cứu, không tính cỡ mẫu
Phương pháp tiến hành
Phương pháp nghiên cứu can thiệp không
nhóm chứng. Các bệnh nhân hội đủ tiêu chuẩn
chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu, điều chỉnh
rối loạn đông máu nếu có, dẫn lưu đường mật
nếu bilirubin và men gan cao hơn mức ấn định.
Bệnh nhân được giải thích kỹ về phương pháp
mổ và các tai biến, biến chứng có thể xảy ra.
Chuẩn bị dao CUSA, dao siêu âm chuẩn bị ê kíp
phẫu thuật và dự trù máu trước mổ. Đường mổ
thường sử dụng là đường dưới sườn 2 bên kết
hợp với đường giữa trên rốn (đường mổ
Mercedes). Phẫu tích khối u đường mật vùng
rốn gan, cắt ống mật chủ đến sát bờ trên tá tràng.
Sử dụng dao CUSA và dao siêu âm phẫu tích
ống gan chung ra khỏi tĩnh mạch cửa và động
mạch gan, phẫu tích đến chỗ phân chia ống mật
gan phải hoặc gan trái. Cắt ống mật gan phải
hoặc trái đến chỗ mềm mại, gửi mặt cắt thử giải
phẫu bệnh (sinh thiêt tức thì). Cắt kèm gan phải
nếu u týp IIIa, cắt gan trái nếu u týp IIIb, hoặc cắt
gan trung tâm (phân thùy 4-5) nếu u lan đến chỗ
phân đôi ống gan phải và trái, kèm cắt thùy
đuôi, nạo hạch rốn gan (nhóm 8,12) và quanh
tụy (nhóm 13). Nối các ống mật với hỗng tràng
theo kiểu Roux-en-Y. Ghi nhận những tai biến
trong mổ và biến chứng sau mổ, theo dõi thời
gian sống còn sau mổ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 259
KẾT QUẢ
Từ tháng 8.2008 đến tháng 12.2013, chúng tôi
thực hiện cắt đường mật rộng rãi, triệt để trên 46
trường hợp ung thư đường mật vùng rốn gan.
Có 32 nam (69,6%) và 14 nữ (30,4%), tuổi trung
bình 51,1±9,9 (35-74). Thời gian phát hiện bệnh
trung bình 1,3±0,7 tháng (1-3 tháng). Lý do nhập
viện: 93,5% vàng da, Bilirubin trước mổ trung
bình 8,9±4,6 mg/dL (từ 1,1-19,5mg/dL). Có 22 TH
(47,8%) phải dẫn lưu mật qua da trước mổ do
bilirubin quá cao.
Bảng1. Phân loại theo Bismuth-Corlette
Phân loại Trước mổ Sau mổ
N % N %
Loại I 5 10,9 5 10,9
Loại II 8 17,3 7 15,2
Loại IIIA 5 10,9 4 8,7
Loại IIIB 27 58,7 27 58,7
Loại IV 1 2,2 3 6,5
Bảng 2. Kích thước u
Kích thước (cm) N %
≤2 8 17,4
2-4
≥4
29
9
63
19,6
Bảng 3. Phân giai đoạn theo AJCC/UICC lần 7
Giai đoạn N %
II 31 67,4
IIIA 1 2,2
IIIB 14 30,4
Bảng 4. Hình thái - Phân loại theo LCSGJ-Nhật
Bản(2000): có 3 dạng và độ biệt hóa
-Hình thái u N %
Dạng thâm nhiễm 31 67,4
Dạng khối 12 26,1
Dạng polyp 3 6,5
Bảng 5. Phương tiện chuyên biệt hỗ trợ phẫu thuật
Sử dụng dao mổ N %
CUSA 19 41,3
Cắt đốt siêu âm (harmonic
scalpel)
21 45,6
Cả hai 6 13,4
Bảng 6. Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp mổ N %
Cắt đường mật ngoài gan kèm u + nạo hạch(*) 9 19,6
Cắt đường mật ngoài gan kèm u + cắt thùy đuôi + nạo hạch(*) 3 6,5
Cắt đường mật ngoài gan kèm u + cắt gan (P) + cắt thùy đuôi + nạo hạch(*) 2 4,3
Cắt đường mật ngoài gan kèm u + cắt gan (T) + cắt thùy đuôi + nạo hạch(*) 24 52,3
Cắt đường mật ngoài gan kèm u + cắt gan (T) + nạo hạch(*) 3 6,5
Cắt gan trung tâm + cắt thùy đuôi +nạo hạch(*) 3 6,5
Cắt gan trung tâm+ nạo hạch(*) 2 4,3
(*) Tất cả các trường hợp đều được nối ống gan với hỗng tràng theo kiểu Roux-en-Y kèm dẫn lưu mật ra da (kiểu mật- ruột-
da)
Bảng 7. Cắt nối tĩnh mạch cửa
Cắt nối tĩnh mạch cửa N %
Tĩnh mạch cửa gốc 1 2,2
Tĩnh mạch cửa (P) 1 2,2
Bảng 8. Kết quả phẫu thuật
Tỷ lệ phẫu thuật N Thành công Thất bại
N % N %
Dạng thâm nhiễm 31 25 80,6 6 19,4
Dạng khối 12 11 91,7 1 8,3
Dạng polyp 3 3 100 0 0
Tổng số 46 39 84,8 7 15,2
Bảng 9. Thời gian mổ
Thời gian(phút) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình
Thời gian mổ 150
(2,5 giờ)
530
(8 giờ 50 phút)
353,7±82,47
(5giờ 53 phút)
Bảng 10. Kết quả sinh thiết tức thì
Kết quả sinh thiết tức thì N %
R0 40 87
R1 6 13
Carcinoma tuyến 45 97,8
Nghịch sản nặng 1 2,2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 260
Bảng 11. Mức độ xâm nhiễm
Sang Thương Dạng thâm nhiễm (31 TH) Dạng khối (12 TH) Dạng polyp (3 TH) Cả 3 dạng (46 TH)
N %
Dính tĩnh mạch cửa 22 3 0 25 54,3
Dính động mạch gan 20 0 0 20 43,5
Di căn hạch 14 5 0 19 41,3
Di căn gan 7 1 1 9 26,5
Xâm nhiễm thùy đuôi 2 3 1 6 23,1
Xâm nhiễm thần kinh 1 2 0 3 6,5
Bảng 12. Truyền máu trong và sau mổ
Truyền máu
trong mổ(ml)
N % Truyền máu
sau mổ(ml)
N %
Không truyền
350
700
1150
1400
1750
Tổng số(46
TH)
7
8
26
3
1
1
39
15,2
17,4
56,5
6,5
2,2
2,2
84,8
Không truyền
350
700
1400
Tổng số(46
TH)
32
8
5
1
14
69,6
17,4
10,9
2,2
30,4
Việc đánh giá lượng máu mất trong lúc mổ
khó chính xác được. Bởi vì trong mổ, chúng tôi
thực hiện bơm nước tưới rửa nhiều lần, cho nên
chúng tôi đánh giá một cách tương đối lượng
máu mất dựa vào khối lượng máu truyền vào
cho bệnh nhân trong và sau mổ.
Bảng 13. Tai biến trong mổ
Sang Thương N TT động
mạch gan
TT tĩnh
mạch cửa
TT
cả 2
Tổng số
Dạng thâm
nhiễm
31 3 7 5 15(48,4%)
Dạng khối 12 2 1 0 3(25%)
Dạng polyp 3 0 2 0 2(66,7%)
Cả 3 dạng 46 5 10 5 20(43,5%)
Bảng 14. Biến chứng sau mổ
Sang Thương
Dạng thâm nhiễm
(31 TH)
Dạng khối
(12 TH)
Dạng polyp
(3 TH)
Cả 3 dạng
(46 TH)
Xử trí
Rò mật 12 4 1 17(37%) Nội khoa
Áp xe tồn lưu 2 0 0 2(4,3%) Chọc hút
Viêm phúc mạc 1 0 0 1(2,2%) Phẫu thuật
Nhiễm trùng vết mổ 2 2 0 4(8,7%) Chăm sóc tại chỗ
Tử vong 4 0 0 4(8,7%) Hồi sức
Bảng 15. Tần suất thời gian sống còn của từng dạng
Sang thương N Số trường hợp tử vong
Số trường hợp còn sống
N %
Dạng thâm nhiễm 31 23 6 20,7
Dạng khối 12 3 9 75
Dạng polyp 3 0 3 100
Tổng số 46 26 18 40,9
Bảng 16. Thời gian sống còn của từng dạng
Sang thương N Thời gian bệnh nhân sống thêm Thời gian bệnh nhân còn sống
N Ngày N Ngày
Dạng thâm nhiễm 29 23 603,5 (3-1368) 6 686 (68-1239)
Dạng khối 12 3 812,7 (83-1276) 9 636 (87-714)
Dạng polyp 3 0 3 613 (280-1885)
Tổng số: 44. Thời gian sống TB 574,5±474,1 ngày (3-1885 ngày)
Trong thời gian theo dõi, chúng tôi bị mất
liên lạc 2 trường hợp dạng thâm nhiễm sau 3
tháng, vì thế chúng tôi không ghi nhận 2 trường
hợp này vào thời gian sống còn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 261
Biểu đồ 1. Đường biểu diễn thời gian sống còn
Kaplan- Meier
BÀN LUẬN
Trong thời gian từ tháng 6/2008-12/2013, tại
khoa Ngoại gan- mật- tụy Bệnh viện Chợ Rẫy
chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật triệt để cho 46
trường hợp ung thư đường mật vùng rốn gan.
Hầu hết BN đến khám có vàng da (u ở giai đoạn
tiến triển). Cộng hưởng từ đường mật (MRC) là
phương tiện chủ lực để chẩn đoán vì không xâm
lấn, có khả năng tái tạo đường mật trong không
gian 3 chiều, trong khi CT-scan thường, siêu âm,
PTC,ERCP khó chẩn đoán ở giai đọan sớm và
không thể thấy trọn hình ảnh cây đường mật
như MRC.
Hình 1. Phân loại u rốn gan theo Bismuth- Corlette(15)
Hình 2. U týp IIIb, được cắt bỏ cùng với gan (T) - túi
mật-OMC và thùy đuôi
Bảng 17. Kết quả điều trị u đường mật (nói chung) tại 3 BV Chợ Rẫy, Bình Dân và Việt Đức (BVVĐ)
Bệnh viện Năm Điều trị nâng
đỡ
Điều trị tạm (PTBD, ERCP
đặt stent, PT tạm bợ)
PT triệt để Tử vong Sống còn
Chợ Rẫy
(18)
53 TH
Chợ Rẫy
(11)
148 TH
1994-95
2004-06
27
28 (18,9%)
26
119 (40,5%)
0
1 (0,6%)
9 (34,6%)
1 (0,6%)
Không ghi nhận
1-8 tháng
BVBD
37 TH
1985-90 13 thám sát&ST
24 PT tạm
0 Không ghi nhận
64 TH 1994-96 0 9-11 tuần
BVVĐ
(265)
200 TH
2001-04 64
(32%)
104
(85,5%)
29 (14,5%) 41,4% sau
PT triệt để
Không ghi nhận
Điều trị ung thư đường mật nói chung tại
Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hầu hết các bệnh
viện trong nước chỉ điều trị nội nâng đỡ thể
trạng, dẫn lưu mật ra ngoài (PTBD), đặt stent
xuyên khối u (ERCP) hoặc phẫu thuật tạm bợ
(thám sát, sinh thiết hoặc mở ống mật chủ, đặt
ống Kehr xuyên u). Kết quả sống thêm chỉ từ 1-8
tháng (Bệnh viện Chợ Rẫy). Trong giai đọan
2004-2006 tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ có 1 trường
hợp duy nhất phẫu thuật triệt để cắt u rốn gan
(0,6%) và bệnh nhân tử vong sau mổ. Tại bệnh
viện Việt Đức, có 14,5% trường hợp ung thư
đường mật –nói chung- được mổ triệt để, tử
vong sau mổ cũng nhiều nhất (41,4%). Không có
bệnh viện nào có nghiên cứu riêng về u Klatskin
(Bảng 1).
Trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết các
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 262
trường hợp là týp III phù hợp với các nghiên cứu
của các tác giả khác(13, 15, 3). Điều này chứng tỏ ung
thư đường mật vùng rốn gan đa phần phát hiện
muộn, cùng với việc khó khăn và phức tạp về
mặt giải phẫu học vùng này việc ung thư phát
hiện muộn gây rất nhiều khó khăn trong việc
phẫu thuật triệt để nhằm đạt được bờ phẫu thuật
không còn tế bào ác tính trên vi thể (R0). Nghiên
cứu của chúng tôi có 6 trường hợp (13%) bờ
phẫu thuật vẫn còn tế bào ác tính(R1), mặc dù
trong mổ chúng tôi cố gắng cắt rộng đến mức có
thể và tiến hành sinh thiết lạnh trong mổ nhiều
lần nhưng vẫn không hết được tế bào ung thư.
Thêm vào đó, ung thư dạng thâm nhiễm chiếm
tỷ lệ cao 31 trường hợp (67,4%) làm cho phẫu
thuật u vùng này càng gặp nhiều khó khăn.
Theo phân loại mới của nhóm nghiên cứu
ung thư gan của Nhật Bản (LCSGJ) năm 2000
ung thư vùng rốn gan có 3 dạng:
Ung thư đường mật dạng thâm nhiễm: khối
u thâm nhiễm và phì đại quanh đường mật gây
ra dầy thành đường mật. U xâm lấn vào khoảng
cửa làm vùng này dầy lên, hầu hết các trường
hợp có xâm nhiễm nhu mô gan dưới dạng hình
cành cây và có tiên lượng xấu nhất. Không may
ung thư đường mật vùng rốn gan đa phần ở
dạng thâm nhiễm. Trong nghiên cứu của chúng
tôi hầu hết là dạng thâm nhiễm 31 trường hợp
(67,4%). Có 22 trường hợp (71%) u dính vào tĩnh
mạch cửa và 20 trường hợp (64,5%) u dính vào
động mạch gan. Mặc dù giải phẫu bệnh sau mổ
chỉ phát hiện 1 trường hợp xâm nhiễm mạch
máu, nhưng tính chất dính gây viêm xơ hóa bao
quanh đường mật sẽ gây rất nhiều khó khăn cho
phẫu thuật viên trong việc phẫu tích và cắt bỏ
u.Với đặc tính xâm nhiễm mạnh theo chiều
ngang sang các cơ quan lân cận cho nên việc
phẫu thuật triệt để ung thư đường mật vùng rốn
gan chứa nhiều nguy cơ, tỷ lệ biến chứng là (37-
85%) và tử vong cao (10-20%)(1) (tính chung cho 3
dạng). Chúng tôi có 10 trường hợp (21,7%) bị
rách tĩnh mạch cửa, 5 trường hợp (10,9%) rách
động mạch gan và 5 trường hợp (10,9%) tổn
thương cả động tĩnh mạch trong khi cố gắng
tách khối u khỏi các mạch máu lớn này. Nếu tính
chung cho cả 3 trường hợp như trên thì có 20
trường hợp (43,5%) tỷ lệ này khá cao và phù hợp
với các tác giả khác như Hasegawa 46,8%,
Neuhaus 59%(3).
Có 4 trường hợp tử vong, tất cả đều ở dạng
thâm nhiễm, mặc dù chúng tôi đã cố gắng cắt
xa khối u đến mức có thể nhưng cuối cùng
mặt cắt vẫn tồn tại tế bào ung thư (R1). Điều
này càng chứng tỏ việc ung thư dạng thâm
nhiễm không những xâm lấn mạnh ra các cơ
quan lân cận mà còn phát triển theo chiều dọc.
U dạng thâm nhiễm ăn lan chủ yếu dưới
niệm mạc, chiều dài trung bình 6mm
U dạng nhú và dạng khối ăn lan chủ yếu lớp
niêm mạc, chiều dài trung bình 20mm
Ebata(2) khảo sát 80 bệnh phẩm có mặt cắt vi
thể (+) R1:
Thâm nhiễm dưới niêm mạc trong phạm vi
10mm: 100%
Ăn lan theo niêm mạc trong phạm vi 20mm:
90%
Như vậy, với u dạng xâm nhiễm: về đại thể
nên cắt quá giới hạn u >10mm
Ung thư đường mật dạng khối: một khối
kích thước thường từ 1-2cm dạng nốt màu trắng
ngà. U xuất phát từ trong niêm mạc, phát triển
dọc theo lòng ống mật xâm nhiễm vào thành ống
và ra ngoài thành ống thành một khối. Chính vì
thế u dạng này dễ gây hẹp và tắc lòng ống dẫn
đến vàng da tắc mật. Chúng tôi gặp 12 trường
hợp dạng này (26,1%), cả 12 trường hợp bệnh
nhân đều có tắc mật. Tuy nhiên, việc phẫu tích
vùng rốn gan không gặp nhiều trở ngại vì khối
ung thư không hoặc ít xâm nhiễm với cơ quan
xung quanh (quan trong nhất là tĩnh mạch cửa
và động mạch gan riêng hay động mạch gan
phải). Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 3
trường hợp dính vào tĩnh mạch cửa và không
trường hợp nào dính vào động mạch gan. Tuy
vậy, trong quá trình phẫu tích u, có 1 trường hợp
(2,2%) bị tổn thương tĩnh mạch cửa và 2 trường
hợp (4,3%) tổn thương động mạch gan. Các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 263
trường hợp đều được khâu lại dễ dàng và xảy ra
trong 15 trường hợp phẫu thuật triệt để đầu tiên
khi chúng tôi chưa có kinh nghiệm trong phẫu
tích vùng này.
Ung thư đường mật dạng nhú:Những khối u
chứa nhiều chất nhầy nằm ở đường mật trong và
ngoài gan được ghi nhận như là những u đường
mật tiết nhầy (MPBT). Hầu hết những khối u
phát xuất từ ống mật trong và ngoài gan đều có
khả năng tiết nhầy, các chất nhầy này nằm trong
tế bào u ở hầu hết các trường hợp. MPBT gây ra
viêm đường mật tái phát, vàng da tắc mật cũng
như gây dãn đường mật. Đặc điểm nổi bật của
MPBT là ít xâm lấn. Ohtsuka báo cáo 10 trường
hợp MPBT, tất cả đều ung thư tại chỗ và là
những sang thương tối thiểu khu trú trong lòng
ống mật. Chính vì thế tác giả cho rằng MPBT có
thể phát hiện ở giai đoạn sớm do u tiết chất nhầy
nhiều gây viêm đường mật và vàng da tắc
mật(17). Tuy nhiên, những bệnh nhân u thư
đường mật tiết nhầy tại chỗ được báo cáo
thường có triệu chứng viêm đường mật trong
thời gian dài trước khi chẩn đoán, có nhiều
trường hợp tái phát hơn 5 năm phẫu thuật triệt
để cũng được ghi nhận. Điều này cho thấy
MPBT có thể là u phát triển chậm.Trong nghiên
cứu của chúng tôi có 3 trường hợp, bệnh nhân
sau mổ khỏe mạnh. Hiện tại tất cả đều còn sống
với thời gian sống trung bình là 613 ngày (280-
1885 ngày). Đặc biệt trường hợp duy nhất sống
hơn 5 năm cũng nằm ở dạng này. Điều này có
thể nhận thấy MPBT có tiên lượng tốt. Tuy
nhiên, số liệu MPBT còn ít cần có số liệu lớn hơn
để khẳng định điều này.
Phương pháp phẫu thuật chúng tôi lựa chọn:
Tùy theo phân loại Bismuth-Corlette: nhiều tác
giả đồng ý:
Týp I : cắt u + nạo hạch
Týp II: Cắt u ± cắt thùy đuôi + nạo hạch
Týp IIIa: Cắt u + cắt gan P + Cắt thùy đuôi +
nạo hạch
Týp IIIb: Cắt u + cắt gan T + cắt thùy đuôi +
nạo hạch
Týp IV: Cắt gan trung tâm hoặc cắt gan mở
rộng + nạo hạch ± ghép gan
Kinh nghiệm qua 46 trường hợp, chúng tôi
nhận thấy rằng việc cắt thùy đuôi kèm cắt gan
(T) hoặc gan (P), nạo hạch rốn gan và quanh đầu
tụy đối với u rốn gan týp III là phẫu thuật khả
thi. Dao CUSA rất cần thiết để tách khối u ra
khỏi động mạch gan và tĩnh mạch cửa mà không
làm tổn thương các mạch máu này. Dù vậy, do
tính chất xâm lấn của khối u nên trong mổ vẫn
có 24 trường hợp bị rách tĩnh mạch cửa và động
mạch gan cần phải khâu lại. Các tác giả Nhật,
như Nimura (1990) đầu tiên nêu sự cần thiết cắt
thùy đuôi điều trị u rốn gan; Sugiura (1994) so
sánh tỉ lệ sống 5 năm giữa bệnh nhân có cắt thùy
đuôi (46%) và không cắt thùy đuôi (12%). Trong
nghiên cứu, có 2 trường hợp u týp IIIa, lẽ ra chỉ
định cắt gan phải cộng với cắt u rộng rãi, tuy
nhiên vì chức năng gan bệnh nhân không được
tốt, phần gan trái còn lại khá nhỏ nên chúng tôi e
ngại bệnh nhân sẽ bị suy gan sau mổ. Vì vậy
chúng tôi chọn cách cắt nhu mô gan trung tâm
theo kiểu Taj Mahal mà Kawarada và cs(7) đã mô
tả. Phương pháp này dựa trên các kết quả
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ suy gan đáng kễ sau cắt
gan rộng rãi, kễ cả sau khi đã gây thuyên tắc tĩnh
mạch cửa để gây phì đại phần gan còn để lại(16,10).
Phẫu thuật Taj Mahal (cắt phần dưới của hạ
phân thùy IV-S4a, hạ phân thùy V- S5 và thùy
đuôi- S1) nhằm giảm thiểu phần nhu mô gan bị
cắt bỏ nhưng vẫn đảm bảo cắt đủ triệt để, mục
đích là giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong sau cắt
bỏ quá nhiều nhu mô gan. Phẫu thuật này
thường được chỉ định cho ung thư đường mật
vùng rốn gan, ung thư túi mật hoặc nang đường
mật týp IVa, vì người ta thấy ung thư thường lan
vào nhu mô vùng rốn gan hoặc thùy đuôi thông
qua nhánh rốn gan của tĩnh mạch cửa. Đối với
trường hợp ung thư đường mật vùng rốn gan
týp IIIa mà chúng tôi đề cập đến, chúng tôi đã
không cắt thêm thùy đuôi vì sau khi cắt rời đến 2
nhánh phân thùy bên (S2-S3) và 2 nhánh phân
thùy sau (S6-S7) cũng như 2 nhánh phân thùy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 264
trước (S5-S8) thì sinh thiết tức thì cho thấy các
mặt cắt đều không còn tế bào ung thư (R0).
Hình 3. Đường rạch Taj Mahal cắt nhu mô gan. GB=
túi mật; IVC=tĩnh mạch chủ dưới; LHV=tĩnh mạch gan
trái; MHV=tĩnh mạch gan giữa; RHV=tĩnh mạch gan
phải
Hình 4. Hoàn tất việc cắt phân thùy S5+ S4a và thùy
đuôi. GB= túi mật; MHV= tĩnh mạch gan giữa
Bảng 18. So sánh Tỷ lệ biến chứng và tử vong giữa
các tác giả
Tác giả Năm Số bệnh
nhân
Biến
chứng(%)
Tử vong(%)
Tabata 2000 75 38 12
Seyama 2002 67 43 0
Kawasaki 2003 79 14 1,3
Jarnagin 2005 106 62 7,5
Sano 2006 102 50 0
Baton
2007 59 42 5
Ito 2008 38 32 0
Igami 2010 298 43 2
Nagino 2012 574 57,3 4,7
Chúng tôi 2013 46 45,7 8,3
Có 4 trường hợp tử vong (8,3%) sau mổ, tỷ
lệ này cao hơn các tác giả khác: Hiện nay với
nhiều thiết bị có thể chẩn đoán sớm bệnh nên
gần đây tỷ lệ tử vong có khuynh hướng giảm
dần, tuy nhiên biến chứng vẫn cao. Điều đó
chứng tỏ phẫu thuật triệt để ung thư đường
mật vùng rốn gan vẫn là một thách thức lớn
đối với phẫu thuật viên gan mật. Biến chứng
sau mổ chung của chúng tôi gặp 21 trường
hợp (45,7%) không khác so với các tác giả trên.
Tuy nhiên, trong đó biến chứng rò mật sau mổ
cao nhất với 17 trường hợp (37%) cao hơn các
tác giả, Qua thời gian vừa thực hành vừa rút
kinh nghiệm, đến nay chúng tôi đã có kinh
nghiệm nhiều hơn trong việc phẫu tích, khâu
nối và tạo hình đường mật trong mổ cho nên
trong 11 trường hợp gần đây nhất chúng tôi
không bị rò mật trường hợp nào. Phương
pháp mà chúng tôi lựa chọn trong thời gian
sau này, đó là thực hiện nối mật ruột với mũi
rời khi đường mật có kích thước nhỏ hơn 1cm
(đường mật lớn hơn 1cm có thể nối liên tục)
cùng với giải áp các ống mật ra da (theo kiểu
mật-ruột-da) chúng tôi nhận thấy rằng với
phương pháp này kết quả đầu tiên mà chúng
tôi nhận được đó là chưa có trường hợp nào rò
mật sau mổ, điểm lợi thứ hai là qua ống dẫn
lưu mật ra da chúng tôi có thể chụp hình
đường mật kiểm tra miệng nối dễ dàng. Tuy
nhiên, chúng tôi cần thực hiện nhiều trường
hợp hơn để đánh giá chính xác hơn.
Bảng 19. So sánh Tỷ lệ cắt R0 (%) và tỷ lệ sống 5 năm
Tác giả Năm Số bệnh
nhân
Cắt R0 (%) Sống 5 năm
(%)
Neuhaus 1999 95 61 22
Jarnagin 2001 80 78 39
Seyama 2002 67 64 40
Kawasaki 2003 79 68 40
Nishio 2005 301 77 22
Chúng tôi 2013 46 84,8 2,2
Tỷ lệ sống còn trung bình của 3 dạng sang
thương là 574,5 ± 474,1 ngày (3-1885 ngày) hay
19,2±15,8 tháng, trong đó thời gian sống thêm
trung bình (26 trường hợp) là 627,6 ± 453,8 ngày
(3-1368) hay 20,9 ± 15,8 tháng và thời gian sống
thêm trung bình (18 trường hợp) 551,2 ± 509,9
ngày (27-1885) ngày hay 18,4 ± 17 tháng. Thời
gian sống còn của nghiên cứu chúng tôi thấp
hơn các báo cáo của các tác giả, thời gian sống 5
năm chỉ 2,2% là quá thấp. Tuy nhiên, trong
nghiên cứu của chúng tôi có 18 trường hợp bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 265
nhân vẫn còn sống, trong số này có hơn 10
trường hợp sống hơn 3 năm. Chúng tôi đang
tiếp tục theo dõi. Với kết quả theo dõi đến thời
điểm hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng việc
phẫu thuật triệt để cải thiện đáng kể tỷ lệ sống
còn so với phương pháp điều trị tạm bợ. Chúng
tôi có 6 trường hợp R1 trong đó 3 trường hợp tử
vong sau mổ, 1 trường hợp sống 463 ngày (15,4
tháng) và 1 trường hợp mổ được 68 ngày (2,3
tháng) cả 2 còn đang tiếp tục theo dõi. Tác giả
Neuhaus báo cáo tỷ lệ sống sau 5 năm ở bệnh
nhân R0 là 39%, trong khi ở bệnh nhân R1 là 9%
và R2 (đại thể còn tế bào ung thư) là 0%.
Theo Seyama & Makuuchi(14):
Phẫu thuật triệt để cắt u + cắt gan mở rộng
và/ hoặc thuyên tắc tĩnh mạch cửa hoặc nối các
mạch máu vùng rốn gan: 40% sống 5 năm.
Phẫu thuật cắt gan mở rộng + cắt khối tá tụy
với số u lan rộng tử vong sau mổ đến 35%.Tỷ lệ
sống 5 năm chỉ 6%.
Các yếu tố tiên lượng tốt sau cắt u rốn gan:
Khối u nhỏ hơn 2 cm.
Mặt cắt không còn tế bào ác tính (R0).
Chưa bị di căn hạch.
Giải phẫu bệnh biệt hóa tốt và giai đoạn sớm.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật ung thư rốn gan phức tạp, đòi
hỏi nắm vững giải phẫu vùng rốn gan, và các
hình thái giải phẫu bệnh của ung thư đường mật
vùng rốn gan.
Chẩn đoán, phân loại trước mổ là quan
trọng. Phẫu thuật có tai biến và biến chứng, tử
vong cao, do đó phải giải thích kỹ trước khi phẫu
thuật cho thân nhân và bệnh nhân hiểu rõ.
Tỷ lệ sống còn cải thiện rõ rệt so với các
phương pháp điều trị tạm bợ trước đây.
Kinh nghiệm qua 46 trường hợp theo dõi
trong thời gian hơn 5 năm, mặc dù kết quả sau
phẫu thuật còn hạn chế so với các tác giả trên
thế giới. Chúng tôi cho rằng để có kết quả tốt
hơn trong tương lai cần có số liệu nhiều hơn
và thời gian theo dõi lâu hơn nữa. Tuy nhiên,
so với những kết quả nghiên cứu trong nước
trước đây thì kết quả này là đáng khích lệ góp
phần cải thiện tỷ lệ sống còn cho bệnh
nhân.Chúng tôi cho rằng phương pháp này
khả thi và cần tiếp tục thực hiện và nghiên
cứu sâu hơn trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diant S, Gerhards MF, Rauws EAJ, et al(2006). “Improved
outcome of resection of hilar cholangiocarcinoma(Klatskin
tumor)”. Annals of surgical oncology, 13(6), pp 872-880
2. Ebata T, Watanabe H, Ajioka Y, Oda K, Nimura Y(2002).
“Pathological appraisal of lines of resection for bile duct
carcinoma”. Br J Surg, 89, pp1260-1267
3. Guglielmi A (2008). “Surgical treatment of hilar and
intrahepatic cholangiocarcinoma”, Springer- Verlag Italia, pp 3-
236
4. Gulik Van TM, Dinant S, Busch O.R.C et al(2007). “Original
article: new surgical approaches to the Klatskin tumor”.
Aliment Pharmacol Ther 26(suppl), pp 127-132
5. Ito F, Agni R, Rettammel RJ, Been MJ, et al (2008). “Resection
of hilar cholangiocarcinoma: concomitant liver resection
decreases hepatic recurrence”. Ann Surg, 248, pp 273–79
6. Jarnagin WR, Bowne W, Klimstra DS, et al (2005). “Papillary
phenotype confers improved survival after resection of hilar
cholangiocarcinoma”. Ann Surg, 241(5), pp 703–712;
discussion 712–714
7. Kawarada Y, Isaji S, Taoka H, Tabata M, Das BC, Yokoi H
(1999). “S4a+S5 with caudal lobe (S1) resection using the Taj
Mahal liver parenchyma resection for carcinoma of the biliary
tract”. J. Gastrointest Surg, 3(4), pp 369-373
8. Kawasaki S, Imamura H, Kobayashi A, et al (2003). “Results of
surgical resection for patients with hilar bile duct cancer:
application of extended hepatectomy after biliary drainage
and hemihepatic portal vein embolization”. Ann Surg, 238(1),
pp 84–92
9. Lim JH, Park C K(2004). “Pathology of cholangiocarcinoma”.
Abdom Imaging, 29, pp 540-547
10. Nagino M, Nimura Y, Hayakawa N(1993). “Percutaneous
transhepatic portal embolization using newly devised
catheters: Preliminary report”. World J Surg , 17, pp 520-524.
11. Nguyễn Thanh Bảo (2007). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
và cận lâm sàng của ung thư đường mật. Luận án chuyên khoa
II”, Đai học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Tiến Quyết (2005), “Kết quả điều trị ung thư đường
mật ngoài gan”, Y học Việt nam, tập 310, tr. 138-143. .
13. Ohkubo M, Nagino M, Kamiya J et al (2004). “Surgical
anatomy of the bile ducts at the hepatic hilum as applied to
living donor liver transplantation”. Ann Surg, 239(1), pp 82–86
14. Seyama Y, Makuuchi M, Sano K, et al (2002). “Intermittent
total vascular exclusion in removing caudate lobe tumour
with tumour thrombus in the vena cava”. Surgery, 131(5), pp
574–576
15. SeyamaY, Makuuchi M(2007). “Current surgical treatment for
bile duct cancer”. World J Gastroenterol, 13(10), pp1505-1515
16. Tanaka H, Kinoshita H, Hirohashi K, et al (1992).
“Preoperative percutaneous transhepatic portal vein
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 266
embolization to extend theindications for hepatectomy and to
increase the safety of extended hepatectomy for hepatocellular
carcinoma (in Japanese)”.Nippon Geka Gakkai Zasshi, 93, pp
1317-1323.
17. Taoka H, Suzuki H, Kawarada Y(1997). “Histopathological
studies of mucin-producing carcinoma of the bile duct”. J
Hepaticobiliary Pancreat Surg, 4, 173-179
18. Tôn Thất Quỳnh Ái, Phạm Hữu Thiện Chí, Nguyễn Hoàng
Định và cộng sự (1996), “Sơ bộ về ung thư đường dẫn mật tại
Khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện Chợ Rẫy”, Hội thảo chuyên
đề bệnh lý tiêu hóa, tr. 15-22.
19. Tsao JI, Nimura Y, Kamiya J et al(2000). “Management of hilar
cholangiocarcinoma:comparison of an American and a
Japanese experience”. Ann Surg, 232(2), 166-174
Ngày nhận bài báo: 07/11/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_nghiem_5_nam_dieu_tri_phau_thuat_triet_de_ung_thu_duong.pdf