Biến chứng đáng sợ nhất của PCNL là chảy
máu. Tỷ lệ chảy máu trong PCNL thay đổi từ
0.8% đến 17% và tỷ lệ chảy máu nặng chiếm
2.3%(15). Lượng hemoglobin mất trung bình trong
một lần PCNL khoảng 2.8g/dl(16). Lượng máu
mất trong mổ tăng khi thời gian mổ kéo dài, sử
dụng cùng lúc nhiều đường hầm vào thận và khi
sỏi kích thước lớn(8). Đa số máu mất trong mổ
liên quan đến các thao tác tán sỏi và gắp sỏi hoặc
do chảy máu từ đường hầm vào thận. Đa số
những trường hợp này, máu sẽ tự cầm sau khi
đặt dẫn lưu thận kích thước lớn(8).
Chảy máu sau mổ có thể xảy ra sớm hoặc
muộn. Nếu xảy ra sớm với mức độ nhiều ảnh
hưởng đến huyết động: cần chụp mạch máu và
làm thuyên tắc mạch; nếu máu chảy ít, có thể tự
cầm. Các trường hợp chảy máu muộn trên 7
ngày thường do túi phình giả động mạch hoặc
rò động – tĩnh mạch. Cách điều trị hiệu quả nhất
là thuyên tắc mạch chọn lọc(8).
Chúng tôi có 5 trường hợp chảy máu nhiều
trong mổ phải ngưng thủ thuật và đặt thông dẫn
lưu thận kích thước lớn. Sau mổ tình trạng chảy
máu tự cầm. Hai trường hợp sau mổ chảy máu
ảnh hưởng đến huyết động, phải mổ lại để khâu
nhu mô thận. Năm trường hợp chảy máu muộn
của chúng tôi đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa
bảo tồn, không có trường hợp nào chần chụp mạch
máu để thuyên tắc mạch. Tỷ lệ truyền máu của
chúng tôi khoảng 4%, tương tự như kết quả của
Segura thực hiện trên 1000 bệnh nhân(17).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm cá nhân qua 200 trường hợp lấy sỏi thận qua da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 1
KINH NGHIỆM CÁ NHÂN QUA 200 TRƯỜNG HỢP
LẤY SỎI THẬN QUA DA
Nguyễn Hoàng Đức*, Trần Lê Linh Phương*, Nguyễn Tân Cương*
TÓM TẮT
Mục đích: tổng kết kinh nghiệm cá nhân qua 200 trường hợp lấy sỏi thận qua da
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: từ tháng 4/2004 đến tháng 4/2007, tại khoa Ngoại bệnh viện Đại
học Y Dược TPHCM và Bệnh viện Hoàn Mỹ, 201 bệnh nhân được lấy sỏi thận qua da. Phẫu thuật do một phẫu
thuật viên thực hiện. Một trường hợp chuyển mổ mở do sỏi di chuyển lên đài trên không tiếp cận được sỏi.
Chúng tôi hồi cứu hồi sơ của 200 trường hợp lấy sỏi thận qua da để đánh giá các yếu tố: thời gian mổ, tỷ lệ sạch
sỏi ở thời điểm xuất viện và 3 tháng sau mổ, các tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ. Thống kê y sinh học
bằng phần mềm SPSS 12.0
Kết quả: tuổi trung bình của bệnh nhân 49 ± 11 (thay đổi từ 18 đến 76 tuổi). Trung bình kích thước sỏi 29.4
mm ± 6.4 (thay đổi từ 16 mm đến 38 mm). Hình thái của sỏi: bể thận 45%; bể thận kèm đài dưới 23%; bể thận
kèm đài giữa 4.5%; bể thận kèm đài trên 3.5%; sỏi san hô 13% và sỏi đài dưới đơn thuần 11%. Về kỹ thuật mổ:
91.5% đường vào thận đầu tiên xuất phát từ đài dưới; 93.5% chỉ sử dụng một đường vào thận. Chúng tôi tán
sỏi bằng máy tán xung hơi trong 81% trường hợp và máy tán siêu âm trong 19% trường hợp. Trung bình thời
gian mổ 75 phút ± 25 (thay đổi từ 30 phút đến 150 phút). Thời gian mổ giữa các loại sỏi khác nhau có ý nghĩa
thống kê (p=0.001): lâu nhất đối với sỏi san hô; ngắn nhất đối với sỏi bể thận đơn thuần. Thời gian nằm viện sau
mổ trung bình 3.5 ngày ± 0.8 (thay đổi từ 3 ngày đến 6 ngày). Tỷ lệ sạch sỏi tại thời điểm xuất viện là 86.5%
(n=173). Tỷ lệ sạch sỏi khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm hình thái sỏi (p=0.001): cao nhất đối với sỏi
bể thận đơn thuần và thấp nhất đối với sỏi bể thận kèm sỏi đài trên. Sau 3 tháng, tỷ lệ sạch sỏi lên đến 96%
(n=192). Các tai biến và biến chứng của lấy sỏi thận qua da đều không đáng kể.
Kết luận: lấy sỏi thận qua da là biện pháp điều trị an toàn với tỷ lệ sạch sỏi tương đương mổ mở. Các
trường hợp sỏi bể thận hoặc sỏi bể thận kèm sỏi đài dưới là những chỉ định tốt nhất để lấy sỏi qua da.
ABSTRACT
PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY: PERSONAL EXPERIENCE OF 200 CASES
Nguyen Hoang Duc, Tran Le Linh Phuong, Nguyen Tan Cuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 266 - 271
Objectives: the aim of this paper is to evaluate a three-year experience of PCNL of a single surgeon.
Materials and methods: between April 2004 and April 2007, 200 cases of PCNL were performed by one
surgeon. We retrospective reviewed case notes of these patients with end-points: time of operation, rate of stone
free on discharge, intra-operative and post-operative complications. Statistics was done by SPSS 12.0.
Results: mean age of patient is 49 ± 11 (range from 18 to 76 years old). Morphology of kidney calculi: pelvic
45%; pelvic and lower pole 23%; pelvic and mid-pole 4.5%; pelvic and upper pole 3.5%; staghorn 13%;; lower
pole calculi 11%. Lower pole access was used in 91.5% cases and one single singular tract was used in 93.5%
cases. Mean operative time was 75 minutes ± 25 (range from 30 minutes to 150 minutes). Time of operation
between various types of stones was statistically different. Mean pos-op stay was 3.5 days ± 0.8 (range from 3
days to 6 days). Stone-free rate on discharge was 86.5% and on three-month later was 96%. Stone-free rate
* Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 2
between various types of stones was statistically different. Complications were minimal.
Conclusion: PCNL is safe and effective in the treatment of kidney calculi with stone-free rate that is similar
to open nephrolithotomy. The best indication of PCNL is pelvic calculi or pelvic and lower pole calculi.
MỞ ĐẦU
Năm 1941, Rupel và Brown lần đầu tiên dùng
máy soi bàng quang đưa qua lổ mở thông thận để
gắp sỏi sót sau mổ mở(1). Sau đó phẫu thuật này bị
quên lãng. Đến năm 1976, Fernstrom và
Johansson(2) công bố ba trường hợp chủ động tạo
đường hầm vào thận lấy sỏi thận tái phát. Vào cuối
thập niên 80, phẫu thuật lấy sỏi thận qua da
(PCNL) đã dần thay thế mổ mở lấy sỏi, với tỷ lệ
thành công từ 88% đến 95%(3,4). Với sự phát triển
của công nghệ chế tạo dụng cụ nội soi, dụng cụ tán
sỏi nội soi và hệ thống định vị X quang, PCNL đã
mở ra một cuộc cách mạng trong điều trị sỏi thận.
Hiện nay tại các nước phát triển, tỷ lệ mổ mở sỏi
thận chỉ còn dưới 5%(5).
Tại Việt Nam, PCNL bắt đầu thực hiện từ
năm 2000 tại một số trung tâm Tiết Niệu. Bài viết
này tổng kết kinh nghiệm của một phẫu thuật
viên sau 3 năm điều trị sỏi thận bằng PCNL.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ tháng 4/2004 đến tháng 4/2007, tại khoa
Ngoại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM và
Bệnh viện Hoàn Mỹ, 201 bệnh nhân được lấy sỏi
thận qua da. Phẫu thuật do một phẫu thuật viên
thực hiện. Một trường hợp phải chuyển mổ mở
do không tiếp cận được sỏi nằm ở đài trên; 200
trường hợp (111 nam và 89 nữ) lấy sỏi thận qua
da thành công. Chúng tôi hồi cứu hồ sơ của các
bệnh nhân này để đánh giá các yếu tố: thời gian
mổ, tỷ lệ sạch sỏi ở thời điểm xuất viện, các tai
biến trong mổ và biến chứng sau mổ. Thống kê y
sinh học bằng phần mềm SPSS 12.0
Chỉ định PCNL gồm: (1) trên hình KUB, sỏi
thận có kích thước lớn nhất ≥ 1.5cm; (2) sỏi thận
đã thất bại với tán sỏi ngoài cơ thể. Chúng tôi
không thực hiện lấy sỏi thận qua da trong các
trường hợp: (1) bệnh nhân yêu cầu mổ mở lấy
sỏi; (2) nhiễm trùng niệu đang tiến triển; (3) bệnh
nhân có rối loạn đông máu chưa điều chỉnh
được; (3) tổng trạng bệnh nhân thuộc nhóm 3
hoặc 4 theo phân loại ASA của Hội gây mê Hoa
Kỳ; (4) creatinine huyết thanh ≥ 2mg/dL; (5) sỏi
thận hai bên.
Quy trình lấy sỏi thận qua da
Trước mổ bệnh nhân được làm các xét
nghiệm: tổng phân tích nước tiểu, công thức
máu, định lượng ure và creatinine máu, chụp
hình KUB và UIV.
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản và
nằm ở tư thế sản phụ khoa. Đặt thông niệu quản
7Fr, đầu trên của thông nằm ở khúc nối bể thận
– niệu quản. Sau đó cho bệnh nhân nằm sấp.
Qua thông niệu quản, bơm thuốc cản quang pha
loãng 50% vào hệ thống đài bể thận. Tiến hành
chọc kim 18G vào thận và luồn dây dẫn 0.035
inches vào hệ thống đài bể thận. Nong đường
hầm vào thận đến kích thước 24Fr. Đặt ống
Amplatz 26Fr và soi thận với máy soi 24Fr (Karl
Storz). Trong mổ, tưới rửa liên tục bằng nước
muối sinh lý với máy bơm nước. Tán sỏi bằng
xung hơi hoặc siêu âm. Gắp sỏi vụn bằng kềm 3
mấu. Kiểm tra tình trạng sạch sỏi trên C-arm.
Kết thúc cuộc mổ, đặt thông mở thận ra da bằng
ống Foley 16Fr – 18Fr và rút thông niệu quản.
Ngày hậu phẫu thứ 2, bệnh nhân được chụp
hình KUB kiểm tra
Nếu sót sỏi kích thước ≥ 5 mm hoặc sót ≥ 2
mảnh vụn sỏi: tiến hành gắp sỏi lần hai qua
đường hầm mở thận ra da hoặc cho xuất viện để
tán sỏi ngoài cơ thể.
Nếu chỉ sót 1 mảnh vụn sỏi kích thước <
5mm: không can thiệp gì thêm, cho bệnh nhân
xuất viện.
Dẫn lưu thận được rút khi bệnh nhân không
bị đau thắt lưng hoặc sốt sau khi kẹp ống dẫn
lưu liên tục 12 giờ. Tái khám sau 3 tháng, bệnh
nhân được chụp KUB kiểm tra.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 3
KẾT QUẢ
Tuổi trung bình của bệnh nhân 49 ± 11 (nhỏ
nhất 18 tuổi; lớn nhất 76 tuổi).
Đặc điểm của sỏi được trình bày trong bảng
1. Chúng tôi có 21 trường hợp đã mổ sỏi thận
cùng bên (tỷ lệ 10.5%): thời điểm mổ ngắn nhất
cách 2 năm; dài nhất cách 10 năm. Trung bình
kích thước sỏi bể thận là 29.4 mm ± 6.4 (thay đổi
từ 20 mm đến 38 mm) và sỏi đài dưới là 13.5mm
± 4.2 (thay đổi từ 10 mm đến 17 mm).
Bảng 1 – Đặc điểm của sỏi
Số lượng
(n) Tỷ lệ %
Sỏi bên phải 108 54 Vị trí sỏi
Sỏi bên trái 92 46
Sỏi bể thận 90 45
Sỏi bể thận kèm sỏi đài
dưới 46 23
Sỏi bể thận kèm sỏi đài
giữa 9 4.5
Sỏi bể thận kèm sỏi đài
trên 7 3.5
Sỏi san hô 26 13
Hình thái của
sỏi
Sỏi đài dưới 22 11
Thận không ứ nước 3 1.5
Thận ứ nước độ 1 75 37.5
Thận ứ nước độ 2 88 44
Mức độ ứ
nước của
thận
Thận ứ nước độ 3 34 17
Một số đặc điểm liên quan đến kỹ thuật mổ
được trình bày ở bảng 2
Bảng 2 – Một số đặc điểm liên quan kỹ thuật mổ
Số lượng (n) Tỷ lệ %
Đài dưới 183 91.5
Đài giữa 9 4.5 Đường vào thận đầu tiên
Đài trên 8 4
Một đường 187 93.5 Số đường
vào thận Hai đường 13 6.5
Bộ nong Alken 147 73.5 Dụng cụ
nong thận Bộ nong Webb 53 26.5
Tán xung hơi 162 81 Dụng cụ tán
sỏi Tán siêu âm 38 19
Trung bình thời gian phát tia X của màn hình
tăng sáng trong lúc mổ là 2,6 phút ± 1,4 (thay đổi
từ 1 phút đến 7 phút). Trung bình thời gian mổ
75 phút ± 25 (thay đổi từ 30 phút đến 150 phút).
Bảng 3 – Thời gian mổ của từng loại sỏi
Hình thái
sỏi
Thời gian
mổ trung
bình (phút)
Độ lệch
chuẩn
Thời gian
ngắn
nhất
(phút)
Thời gian
dài nhất
(phút)
Bể thận 63 15 30 120
Bể thận
kèm đài
dưới
68 23 30 120
Bể thận
kèm đài
giữa
73 14 60 100
Bề thận
kèm đài
trên
83 29 40 120
San hô 94 35 40 150
Đài dưới 67 23 40 120
Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 3.5
ngày ± 0.8 (thay đổi từ 3 ngày đến 6 ngày).
Tỷ lệ sạch sỏi tại thời điểm xuất viện là 86.5%
(n=173). Ba tháng sau mổ, tỷ lệ sạch sỏi lên đạt 96
% (n=192).
Các tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ
được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4 – Tỷ lệ sạch sỏi dựa trên hình thái sỏi, mức độ
ứ nước và loại dụng cụ tán sỏi
Tỷ lệ sạch
sỏi (%) p
sỏi bể thận 95,8
sỏi đài dưới 93,3
sỏi bể thận kèm sỏi đài
dưới 91,7
sỏi san hô 60
sỏi bể thận kèm sỏi đài giữa 57,1
Hình thái
sỏi
sỏi bể thận kèm sỏi đài trên 50
0,001
Không ứ nước 100
Ứ nước độ 1 80,4
Ứ nước độ 2 94,4
Mức độ ứ
nước
Ứ nước độ 3 75
0,081
xung hơi 83,2 Dụng cụ
tán sỏi siêu âm 94,7
0,057
Bảng 5 – Tai biến và biến chứng của phẫu thuật lấy
sỏi thận qua da
Tai biến và biến chứng Số lượng (n) Tỷ lệ %
Thủng đại tràng 1 0.5%
Thủng ruột non 1 0.5%
Chảy máu trong mổ phải ngưng
thủ thuật 5 2.5%
Thủng bể thận khi tán sỏi 7 3.5%
Truyền máu trong hoặc sau mổ 8 4%
Chảy máu phải mổ lại cầm máu 2 1%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 4
Tai biến và biến chứng Số lượng (n) Tỷ lệ %
Choáng nhiễm trùng sau mổ 5 2.5%
Xì nước tiểu sau rút dẫn lưu
thận 9 4.5%
Chảy máu muộn sau mổ, điều
trị nội khoa 5 2.5%
BÀN LUẬN
Hiện nay, tán sỏi ngoài cơ thể và PCNL là
hai phương tiện chủ yếu điều trị sỏi thận tại các
nước đã phát triển. Mặc dù tán sỏi ngoài cơ thể
là phương tiện điều trị thật sự ít xâm hại nhưng
hiệu quả điều trị bị hạn chế đáng kể khi sỏi lớn
hoặc khi có tắc nghẽn đường tiết niệu dưới sỏi.
Vì vậy, PCNL vẫn đóng một vai trò nhất định
trong điều trị sỏi thận, đặc biệt là sỏi thận phức
tạp. Năm 2000, tại Hoa Kỳ có tất cả 2678 trường
hợp PCNL(6).
Chỉ định lấy sỏi thận qua da
Theo Segura(7) các chỉ định của PCNL gồm:
(1) sỏi kích thước trên 20 mm, sỏi san hô hoặc
bán san hô; (2) sỏi cứng (sỏi cystine, sỏi calcium
oxalate monohydrate); (3) sỏi đài dưới; (4) sỏi
kèm theo tắc nghẽn đường tiết niệu dưới sỏi; (5)
sỏi thất bại với tán ngoài cơ thể và (6) sỏi ở thận
móng ngựa, thận lạc chỗ vùng chậu, thận ghép.
Chỉ định PCNL của chúng tôi chủ yếu là sỏi
bể thận kích thước lớn ≥ 20mm (76%); kế đến là
sỏi san hô (13%) và sỏi đài dưới (11%).
Đường vào thận
Đường vào thận an toàn phải đảm bảo các
yếu tố: song song với trục đài thận sau, không đi
xuyên qua cổ đài thận và khoảng cách từ đường
rạch da đến đài thận phải ngắn nhất(8). Chúng tôi
vào thận chủ yếu từ đài dưới (91.6% trường
hợp). Tỷ lệ vào thận từ đài giữa và đài trên rất
thấp (8.4% trường hợp), chỉ thực hiện trong 9
trường hợp có sỏi đài giữa và 8 trường hợp sỏi
san hô.
Vào thận từ đài dưới có ưu điểm: dễ thực
hiện, chắc chắn lấy hết sỏi bể thận và trong một
số trường hợp có thể tiếp cận được sỏi đài trên.
Tuy nhiên khả năng tiếp cận sỏi ở đài giữa, sỏi
ở khúc nối bể thận niệu quản và ở một số đài
thận chung quanh đài dưới rất khó(8). Vì vậy,
nhiều tác giả ưu tiên vào thận từ đài trên.
Trong 300 trường hợp PCNL của Wong(9), tỷ lệ
vào thận từ đài trên lên đến 42%. Bất lợi của
đường vào đài trên là tai biến thủng màng
phổi, có thể gặp trong 2% đến 9.8% khi vào
thận từ trên xương sườn 12(10).
Chúng tôi sử dụng một đường vào thận
trong 187 trường hợp. Mười ba trường hợp phải
sử dụng hai đường hầm vào thận cùng lúc để
đảm bảo lấy hết sỏi. Đây là các trường hợp sỏi
san hô toàn bộ. Tỷ lệ sử dụng hai đường hầm
cùng lúc của một số tác giả khác khoảng 12% các
trường hợp lấy sỏi qua da(9).
Kỹ thuật nong đường hầm vào thận
Có 3 cách nong đường hầm vào thận: nong
bằng bộ nong sắt Alken, bộ nong nhựa
Amplatz hoặc nong bằng bóng. Cho đến nay,
chưa có nghiên cứu ngẫu nhiên nào so sánh
hiệu quả của các kiểu nong thận nói trên(8).
Tuy nhiên, nong đường hầm vào thận bằng
bóng ít gây chảy máu nhất(11).
Chúng tôi sử dụng bộ nong Alken trong
73.5% trường hợp đầu. Về sau chúng tôi áp
dụng bộ nong Webb, có nguyên lý nong
đường hầm vào thận tương tự kiểu nong bằng
bóng. Bộ nong Webb và bộ nong bằng bóng có
ưu điểm chỉ cần nong một thì duy nhất và do
ống nong tạo nên lực xuyên tâm qua chủ mô
(không phải là lực xé rách chủ mô thận) nên ít
chảy máu hơn(12).
Phương tiện tán sỏi nội soi
Trong 162 trường hợp đầu, chúng tôi tán sỏi
bằng máy tán xung hơi. Về sau chúng tôi chỉ sử
dụng máy tán siêu âm (LUS-2 của Olympus).
Chúng tôi nhận thấy: dùng máy tán sỏi siêu âm
hoặc xung hơi đều không ảnh hưởng đến tỷ lệ
sạch sỏi và thời gian nằm viện sau mổ. Để rút
ngắn thời gian mổ, nên dùng máy tán sỏi siêu
âm cho sỏi san hô và máy tán xung hơi cho sỏi
bể thận, sỏi đài thận hoặc sỏi thận phức tạp(13).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 5
Thời gian mổ trung bình của chúng tôi là 75
phút. Thời gian mổ giữa các loại sỏi khác nhau
có ý nghĩa thống kê (p=0.001): lâu nhất đối với
sỏi san hô; ngắn nhất đối với sỏi bể thận đơn
thuần. Kết quả này tương tự với kết quả của các
tác giả khác(9,14).
Tỷ lệ sạch sỏi
Tỷ lệ sạch sỏi khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0.001) giữa các hình thái sỏi: cao nhất đối với
sỏi bể thận đơn thuần (95.8%), thấp nhất đối với
sỏi bể thận kèm theo sỏi đài trên (50%). Tỷ lệ
sạch sỏi của sỏi san hô đạt 60%, của sỏi đài dưới
đơn thuần đạt 93.9%. Đối với các trường hợp
thận không ứ nước, tỷ lệ sạch sỏi đạt 100%. Tỷ lệ
sạch sỏi giảm dần trong trường hợp thận ứ nước
độ hai (94.4%), ứ nước độ một (80.4%) và thấp
nhất khi thận ứ nước độ ba (75%).
Tỷ lệ sạch sỏi tại thời điểm xuất viện là 86.5%
(n=173) trong đó: 167 trường hợp sạch sỏi ngay
trong lần mổ đầu tiên và 6 trường hợp phải soi
thận lần thứ 2 để gắp sỏi sót.
Chúng tôi có 27 trường hợp sót sỏi: 13
trường hợp nhìn thấy sỏi nhưng không thể tiếp
cận được vị trí có sỏi (48.1%); 9 trường hợp trên
C-arm thấy sỏi nhưng soi thận không tìm thấy
(33.3%); 5 trường hơp chảy máu nhiều không
thấy rõ quan trường soi phải ngưng cuộc mổ
(18.6%). Xử trí sỏi sót như sau:
19 trường hợp mảnh vụn sỏi kích thước <
5mm: chúng tôi không can thiệp gì thêm
8 trường hợp mảnh vụn sỏi kích thước ≥
5mm: bệnh nhân không đồng ý soi thận gắp sỏi
lần thứ hai nên được tán sỏi ngoài cơ thể sau khi
xuất viện
Tái khám ở thời điểm 3 tháng sau mổ:
Đối với 19 trường hợp sót sỏi mà không can
thiệp gì thêm: 11 bệnh nhân tự tiểu ra sỏi vụn.
Hình KUB kiểm tra hoàn toàn sạch sỏi
Đối với 8 bệnh nhân được tán sỏi ngoài cơ
thể: sạch sỏi sau 1 lần tán.
Như vậy, 3 tháng sau lấy sỏi thận qua da, tỷ
lệ sạch sỏi đạt 96% (n=192).
Biến chứng của lấy sỏi qua da
Biến chứng đáng sợ nhất của PCNL là chảy
máu. Tỷ lệ chảy máu trong PCNL thay đổi từ
0.8% đến 17% và tỷ lệ chảy máu nặng chiếm
2.3%(15). Lượng hemoglobin mất trung bình trong
một lần PCNL khoảng 2.8g/dl(16). Lượng máu
mất trong mổ tăng khi thời gian mổ kéo dài, sử
dụng cùng lúc nhiều đường hầm vào thận và khi
sỏi kích thước lớn(8). Đa số máu mất trong mổ
liên quan đến các thao tác tán sỏi và gắp sỏi hoặc
do chảy máu từ đường hầm vào thận. Đa số
những trường hợp này, máu sẽ tự cầm sau khi
đặt dẫn lưu thận kích thước lớn(8).
Chảy máu sau mổ có thể xảy ra sớm hoặc
muộn. Nếu xảy ra sớm với mức độ nhiều ảnh
hưởng đến huyết động: cần chụp mạch máu và
làm thuyên tắc mạch; nếu máu chảy ít, có thể tự
cầm. Các trường hợp chảy máu muộn trên 7
ngày thường do túi phình giả động mạch hoặc
rò động – tĩnh mạch. Cách điều trị hiệu quả nhất
là thuyên tắc mạch chọn lọc(8).
Chúng tôi có 5 trường hợp chảy máu nhiều
trong mổ phải ngưng thủ thuật và đặt thông dẫn
lưu thận kích thước lớn. Sau mổ tình trạng chảy
máu tự cầm. Hai trường hợp sau mổ chảy máu
ảnh hưởng đến huyết động, phải mổ lại để khâu
nhu mô thận. Năm trường hợp chảy máu muộn
của chúng tôi đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa
bảo tồn, không có trường hợp nào chần chụp mạch
máu để thuyên tắc mạch. Tỷ lệ truyền máu của
chúng tôi khoảng 4%, tương tự như kết quả của
Segura thực hiện trên 1000 bệnh nhân(17).
Một biến chứng ít gặp nhưng rất nguy hiểm
là thủng đường tiêu hóa. Chúng tôi có một
trường hợp thủng đại tràng trái phát hiện được
trong mổ và một trường hợp thủng hỗng tràng
phát hiện muộn sau mổ khi bệnh nhân có dấu
hiệu viêm phúc mạc. Theo El-nahas(18), thủng đại
tràng gặp trong 0.3% phẫu thuật lấy sỏi thận qua
da và 67% xảy ra khi lấy sỏi thận trái. Cũng theo
tác giả, đa số các trường hợp có thể điều trị bảo
tồn vì lổ thủng nằm ngoài phúc mạc. Năm 2005,
Al-assiri(19) lần đầu tiên công bố một trường hợp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 6
thủng hỗng tràng khi lấy sỏi bể thận qua da bên
trái ở một bệnh nhân nam 83 tuổi.
KẾT LUẬN
Điều trị sỏi thận bằng lấy sỏi qua da có tỷ lệ
sạch sỏi 96%. Tỷ lệ biến chứng nặng không đáng
kể, chủ yếu là chảy máu gặp ở 7.5% trường hợp.
Sỏi bể thận đơn thuần, sỏi bể thận kèm theo sỏi
đài dưới hoặc sỏi đài dưới đơn thuần, thận
không ứ nước hoặc ứ nước độ hai là những chỉ
định tốt nhất của lấy sỏi thận qua da
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Rupel, E. and R. Brown, Nephroscopy with removal of
stone following nephrostomy for obstructive calculous
anuria. J Urol, 1941. 46: p. 177-182.
2 Fernstrom, I. and B. Johansson, Percutaneous
pyelolithotomy. A new extraction technique. Scand J Urol
Nephrol, 1976. 10(3): p. 257-9.
3 Clayman, R.V., et al., Percutaneous nephrolithotomy:
extraction of renal and ureteral calculi from 100 patients. J
Urol, 1984. 131(5): p. 868-71.
4 White, E.C. and A.D. Smith, Percutaneous stone extraction
from 200 patients. J Urol, 1984. 132(3): p. 437-8.
5 Paik, M.L. and M.I. Resnick, The role of open stone
surgery in the management of urolithiasis. Tech Urol,
1997. 3(2): p. 96-9.
6 Kerbl, K., et al., Current management of urolithiasis:
progress or regress? J Endourol, 2002. 16(5): p. 281-8.
7 Ramakumar, S. and J.W. Segura, Renal calculi.
Percutaneous management. Urol Clin North Am, 2000.
27(4): p. 617-22.
8 Sandhu, C., K.M. Anson, and U. Patel, Urinary tract
stones--Part II: current status of treatment. Clin Radiol,
2003. 58(6): p. 422-33.
9 Nguyen, H.D., Y.H. Tan, and M.Y. Wong, Percutaneous
nephrolithotomy in the management of complex upper
urinary tract calculi: the Singapore General Hospital
experience. Ann Acad Med Singapore, 2002. 31(4): p. 516-9.
10 Kekre, N.S., et al., Supracostal approach in percutaneous
nephrolithotomy: experience with 102 cases. J Endourol,
2001. 15(8): p. 789-91.
11 Davidoff, R. and G.C. Bellman, Influence of technique of
percutaneous tract creation on incidence of renal
hemorrhage. J Urol, 1997. 157(4): p. 1229-31.
12 Cương, N.T., N.H. Đức, and T.L.L. Phương, Sử dụng bộ
nong Webb trong lấy sỏi thận qua da. Y học thực hành,
2007(568): p. 347 - 351.
13 Nguyễn, H.Đ., N.T. Cương, and P.N. Việt, So sánh giữa
tán sỏi siêu âm và xung hơi trong lấy sỏi qua da. Y học TP
HCM, 2006. 10(4): p. 216 - 220.
14 Jones, D.J., et al., The changing practice of percutaneous
stone surgery. Review of 1000 cases 1981-1988. Br J Urol,
1990. 66(1): p. 1-5.
15 Dore, B., (Complications of percutaneous
nephrolithotomy: risk factors and management). Ann Urol
(Paris), 2006. 40(3): p. 149-60.
16 Stoller, M.L., J.S. Wolf, Jr., and M.A. St Lezin, Estimated blood
loss and transfusion rates associated with percutaneous
nephrolithotomy. J Urol, 1994. 152(6 Pt 1): p. 1977-81.
17 Segura, J.W., et al., Percutaneous removal of kidney stones:
review of 1,000 cases. J Urol, 1985. 134(6): p. 1077-81.
18 El-Nahas, A.R., et al., Colonic perforation during
percutaneous nephrolithotomy: study of risk factors.
Urology, 2006. 67(5): p. 937-41.
19 Al-Assiri, M., et al., Jejunal perforation during
percutaneous nephrolithotrypsy. ScientificWorldJournal,
2005. 5: p. 496-9.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Niệu Khoa 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_nghiem_ca_nhan_qua_200_truong_hop_lay_soi_than_qua_da.pdf