Tần suất vi khuẩn gây VPCĐ theo mức độ
nặng nhẹ
Với VPCĐ nhẹ, tác nhân gây bệnh thường là
VKGA (20,5%), thường gặp nhất là H. influenza
(9%), sau đó là M. catarrhalis (7,5%). VKGD
thường gặp là S. pneumoniae (5%).
Với VPCĐ trung bình, tác nhân gây bệnh
thường là VKGA (42%), thường gặp nhất là P.
aeruginosa (9,5%) và K. pneumonia (9%), sau đó là
H. influenza (8%). VKGD chiếm tỉ lệ 11,5%,
thường gặp là S. pneumoniae (9%).
Với VPCĐ nặng, tác nhân gây bệnh thường
là VKGA (19%), thường gặp nhất là K. pneumonia
(6%), sau đó là P. aeruginosa (4%). VKGD thường
gặp là S. aureus (1,5%).
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, nhóm nguy cơ IV
chiếm tỉ lệ cao nhất (53,5%), sau đó là nhóm
nguy cơ V (21%). Như vậy đa số bệnh nhân ở
nhóm nguy cơ trung bình và nặng.
VKGA chiếm đa số (81,5 %) so với VKGD
(18,5%).
Trong các tác nhân gây viêm phổi cộng
đồng, thường gặp nhất là H. influenza (19%), sau
đó là các chủng Klebsiella spp. (18%), M. catarrhalis
(10%), E. coli (8%). Ngoài ra, Pseudomonas spp.
chiếm tỉ lệ khá cao (14%). Các vi khuẩn gram
dương cũng chiếm tỉ lệ khá cao (18,5%), với
Streptococcus pneumonia (15%) và Staphylococcus
aureus (3,5%).
Theo mức độ nặng nhẹ VPCĐ, tác nhân gây
bệnh thường là VKGA, thường gặp nhất là H.
influenza (9%), P. aeruginosa (9,5%) và K.
pneumonia (6%). VKGD thường gặp là S.
pneumoniae.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 77
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG 2010-2011
Lê Tiến Dũng
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 2010-
2011.
Phương pháp: Các bệnh nhân người lớn viêm phổi cấp tính điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thời
gian 6/2010 đến 12/2011, có kết quả cấy đàm hay dịch rửa phế quản dương tính, gồm 228 bệnh nhân với 146 nam
và 82 nữ.
Kết quả: Đa số bệnh nhân ở nhóm nguy cơ trung bình và nặng. Vi khuẩn gram âm (VKGA) chiếm đa số
(81,5 %) so với Vi khuẩn gram dương (VKGD) (18,5%). Trong các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng (VPCĐ),
thường gặp nhất là H. influenza (19%), sau đó là các chủng Klebsiella spp. (18%), M. catarrhalis (10%), E.coli
(8%), Pseudomonas spp. (14%). Các vi khuẩn gram dương cũng chiếm tỉ lệ khá cao (18,5%), với Streptococcus
pneumonia (15%) và Staphylococcus aureus (3,5%). Theo mức độ nặng nhẹ VPCĐ, tác nhân gây bệnh thường là
VKGA, thường gặp nhất là H. influenza (9%), P. aeruginosa (9,5%) và K. pneumonia (6%). VKGD thường gặp
là S. pneumoniae.
Kết luận: Vi khuẩn gram âm chiếm đa số so với vi khuẩn gram dương.Thường gặp nhất là chủng H.
influenza (19%), Klebsiella spp.(18%) và Pseudomonas spp.(14%). Vi khuẩn gram dương thường gặp là
Streptococcus pneumonia (15%).
Từ khóa: viêm phổi cộng đồng; vi khuẩn gram dương; vi khuẩn gram âm
ABSTRACT
INVESTIGATING CHARACTERISTICS OF BACTERIA CAUSING COMMUNITY- ACQUIRED
PNEUMONIA IN NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL 2010- 2011.
Le Tien Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 77 - 81
Objective: Investigating characteristics of bacteria causing community- acquired pneumonia in Nguyen Tri
Phuong Hospital 2010-2011.
Methods: Adult community- acquired pneumonia patients admitted Nguyen Tri Phuong Hospital from
June 2010 to December 2011, having positive sputum or BAL culture, including 228 patients with 146 males and
82 females.
Results: Most patients are in moderate and severve risk group. Gram- negative bacteria (81.5%) are
majority to gram- positive bacteria (18.5%). The most popular strains are H. influenza (19%) ; after that are
Klebsiella spp. (18%), M. catarrhalis (10%), E.coli (8%), Pseudomonas spp.(14%). Gram positive bacteria are
also rather high (18.5%), Streptococcus pneumonia (15%) and Staphylococcus aureus (3.5%). According to
severity, the majority are Gram-negative bacteria, most are H. influenza (9%), P. aeruginosa (9.5%) and K.
pneumonia (6%). Most Gram positive bacteria are S.pneumoniae
Conclusion: Gram- negative bacteria are majority to gram- positive bacteria. The most popular strains are
* Khoa Nội Hô hấp, BV Nguyễn Tri Phương, TPHCM
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Tiến Dũng ĐT: 0913723129 Email: ledungcuc@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 78
H. influenza (19%), Klebsiella spp.(18%) và Pseudomonas spp.(14%). The most popular Gram positve bacteria
are S.pneumonia (15%).
Keywords: community- acquired pneumonia; gram positive bacteria; gram negative bacteria
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình hình vi khuẩn gia tăng đề kháng kháng
sinh đang trở thành một vấn đề toàn cầu và làm
cho việc điều trị các bệnh nhiễm trùng ngày càng
khó khăn và tốn kém. Chỉ riêng tại Hoa kỳ, việc
vi khuẩn gia tăng đề kháng kháng sinh đã khiến
chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm phải tăng ít
nhất 100 triệu Mỹ kim(2,5). Tác nhân gây bệnh của
viêm phổi cộng đồng, theo các nghiên cứu nước
ngoài thường là S. pneumonia, H. influenza, M.
catarrhalis; nhưng các báo cáo trong nước cho
thấy thường gặp hơn là các vi khuẩn gram âm
như K. pneumonia, H. influenza, M. catarrhalis
bên cạnh S. pneumonia(3,4,6,7,8,9,10,12). Theo nghiên
cứu 2005 -2006 của ANSORP, vùng Châu Á (Việt
Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hồng
Kông) có tỉ lệ phế cầu kháng thuốc rất
cao(13,14).Báo cáo của các nghiên cứu Alexander
project (1998-2000) và PROTEK project (1999 -
2000) cũng cho thấy phế cầu kháng Penicillin và
Macrolide ở vùng Châu Á cao hơn rất nhiều so
với khu vực Châu Mỹ Latin(1,11).
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích
khảo sát đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi cộng
đồng (VPCĐ) tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
2010-2011.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân người lớn viêm phổi cấp tính
điều trị nội trú tại khoa nội hô hấp Bệnh viện
(BV) Nguyễn Tri Phương thời gian 6/2010 đến
12/2011, có kết quả cấy đàm hay dịch rửa phế
quản (BAL) tìm thấy vi khuẩn gây bệnh, gồm
228 bệnh nhân với 146 nam và 82 nữ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Viêm phổi mắc phải trong bệnh viện: viêm
phổi xuất hiện > 72 giờ sau khi bệnh nhân
nhập viện.
Có bằng chứng hay nghi ngờ lao phổi tiến
triển.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang.
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Phân độ nặng của Viêm phổi cộng đồng
Chúng tôi phân độ nặng của Viêm phổi cộng
đồng theo PORT (tiêu chuẩn FINE):
Mức độ Nguy cơ Nhóm nguy cơ Điểm
Nhẹ Thấp I Sơ đồ
II 70
II 71 – 90
Trung bình Trung bình IV 91 – 130
Nặng Cao V > 130
Xử lý mẫu bệnh phẩm
Bệnh phẩm là mẫu đàm được lấy bằng cách
vỗ lưng và hướng dẫn bệnh nhân khạc đàm, có
khi phải hỗ trợ bằng cách cho bệnh nhân xông
khí dung với NaCl 0,9% trước khạc đàm hay soi
phế quản và cấy dịch rửa phế quản (BAL). Bệnh
phẩm được đựng ở lọ nhựa trong và gởi đến
ngay phòng xét nghiệm vi sinh do TS.BS Phạm
Hùng Vân phụ trách. Mẫu đàm được chọn cấy
khi đủ độ tin cậy: 25 bạch
cầu/quang trường 100. Chúng tôi không tiến
hành xét nghiệm vi khuẩn không điển hình.
Xử lý số liệu và tính toán thống kê
Tất cả bệnh nhân nghiên cứu được thu thập
số liệu theo một biểu mẫu thống nhất có sẵn đã
được lập trình. Các số liệu, tỉ lệ phần trăm đựợc
thể hiện ở các bảng.
KẾT QUẢ
Phân độ nặng của Viêm phổi cộng đồng
Mức độ Nguy cơ Nhóm nguy cơ n %
Nhẹ Thấp I 11 4,8
II 15 6,6
III 32 14
Trung bình Trung bình IV 122 53,5
Nặng Cao V 48 21
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 79
Tần suất vi khuẩn gây Viêm phổi cộng
đồng (n = 228)
Vi khuẩn n %
VI KHUẨN GRAM ÂM
Pseudomonas spp 32 14
Acinetobacter spp 9 4
Providencia spp. 12 5
E. coli 18 8
Klebsiella spp. 41 18
Proteus mirabilis 8 3,5
M.catarrhalis 23 10
H. influenza 43 19
Tổng VKGA 186 81,5
VI KHUẨN GRAM DƯƠNG
S. pneumonia 34 15
S. aureus 8 3.5
Tổng VKGD 42 18,5
Tổng cộng 228 100
Tần suất vi khuẩn gây Viêm phổi cộng
đồng theo mức độ nặng nhẹ.
Vi Khuẩn VPCĐ nhẹ VPCĐ trung
bình
VPCĐ
nặng
n % n % n %
Vi khuẩn gram âm
Pseudomonas spp 0 0 22 9,5 10 4
Acinetobacter spp 0 0 7 3 2 1
Providencia spp. 0 0 12 5 0 0
E. coli 0 0 12 5 6 2,5
Klebsiella spp. 6 2,5 21 9 14 6
Proteus mirabilis 4 2 2 1 2 1
M.catarrhalis 17 7,5 1 0,5 5 2
H. influenza 20 9 19 8 4 2
Tổng VKGA 47 20,5 96 42 43 19
vi khuẩn gram dương
S. pneumonia 11 5 21 9 2 1
S. aureus 0 0 5 2 3 1,5
Tổng VKGD 11 5 26 11,5 5 2
Tổng cộng 58 25 122 54 48 21
BÀN LUẬN
Phân độ nặng của VPCĐ
Trong nghiên cứu này từ 06/2010 đến
12/2011, chúng tôi ghi nhận có 228 cas viêm phổi
cộng đồng. Trong đó, nhóm nguy cơ IV chiếm tỉ
lệ cao nhất (53,5%), sau đó là nhóm nguy cơ V
(21%), nhóm nguy cơ III (14%); nhóm nguy cơ II
(6,6%); và nhóm nguy cơ I (4,8%). Như vậy đa số
bệnh nhân ở nhóm nguy cơ trung bình và nặng.
Nghiên cứu tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
năm 2007 trên 160 bệnh nhân viêm phổi cộng
đồng ghi nhận nhóm nguy cơ II chiếm tỉ lệ nhiều
nhất (32%), kế đến là nhóm nguy cơ I (29%),
nhóm nguy cơ III (21%), nhóm nguy cơ IV (16%),
và ít gặp nhất là nhóm nguy cơ V(2,5%)(12).
Tần suất vi khuẩn gây VPCĐ (n = 228)
Vi khuẩn gram âm (VKGA) chiếm đa số
(81,5%) so với vi khuẩn gram dương (VKGD)
(18,5%).
Trong các tác nhân gây viêm phổi cộng
đồng, thường gặp nhất là H. influenza (19%), sau
đó là các chủng Klebsiella spp. (18%), M. catarrhalis
(10%), E. coli (8%). Ít gặp hơn là các chủng
Providencia, Proteus spp. Ngoài ra, Pseudomonas
spp. chiếm tỉ lệ khá cao (14%), và nếu kết hợp với
Acinetobacter spp. (4%) thì tỉ lệ này cao (18%). Các
vi khuẩn gram dương cũng chiếm tỉ lệ khá cao
(18,5%), trong đó Streptococcus pneumonia (15%)
và Staphylococcus aureus (3,5%).
Nghiên cứu tại bệnh viện Nguyễn Tri
Phương (2008)(8), VKGA chiếm đa số (94,6%)
so với VKGD (5,4%). Trong các tác nhân gây
viêm phổi cộng đồng, thường gặp nhất là
chủng Pseudomonas spp. (36,5%) và nếu kết hợp
với chủng Acinetobacter spp. (4,3%) thì tỉ lệ này
rất cao (41%); Klebsiella spp. (29%); sau đó là
các chủng Providencia spp. (8,6%), M. catarrhalis
(6,5%). Ít gặp hơn là các chủng P. mirabilis, E.
coli, H. influenza. Các vi khuẩn gram (+) chiếm
tỉ lệ rất thấp (5,4%), với S. aureus (2,2%) và S.
pneumonia (3,2%).
Theo Đinh Ngọc Sỹ và cs, nghiên cứu tại
Viện Lao và Bệnh phổi TW, vi khuẩn gây bệnh
chủ yếu thuộc nhóm Enterobacteriacae (72%), sau
đó là M. catarrhalis (14%), S. aureus (7%), S.
pneumoniae và H. influenzae chiếm tỉ lệ thấp (6%
và 2%)(4). Theo Ngô Quý Châu và cs, nghiên cứu
tại BV Bạch Mai, Hà Nội, cho thấy K.pneumoniae
là nguyên nhân gặp nhiều nhất (42,1%), các
nguyên nhân khác ít gặp hơn là P. aeruginosae
(13,2%); H. influenzae (10,5%); S. pneumoniae
(10,5%)(9). Theo PH Vân, TV Ngọc và cs (2003-
2005), tác nhân gây VPCĐ như sau: S.pneumoniae
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 80
10,8%; S. viridans 21,6%; S. aureus 5,4%; E. coli
5,4%; M. catarrhalis 19%; P. cepacie 5,4%; P.
aeruginosae 5,4%; Acinetobacter 8%; khác 19%; cấy
âm tính 56,5%(12). Theo Song JH (2005), tác nhân
gây VPCĐ ở Châu Á như sau: S. pneumoniae
29,2%; K. pneumonia 15,4%; H. influenzae 15,1%; P.
aeruginosae 6,7%; S. aureus 4,9%; M. catarrhalis
3,1%; M. tuberculosis 3%; không rõ 36,5%, vi
khuẩn không điển hình 25%; nhiễm trùng phối
hợp 15-20%(13).
Các nghiên cứu gần đây về Viêm phổi cộng
đồng tại Thái lan, Malaysia, Singapore cũng cho
thấy tác nhân thường gặp là các vi khuẩn gram
âm, trong đó thường gặp nhất là K. pneumoniae.
Tần suất vi khuẩn gây VPCĐ theo mức độ
nặng nhẹ
Với VPCĐ nhẹ, tác nhân gây bệnh thường là
VKGA (20,5%), thường gặp nhất là H. influenza
(9%), sau đó là M. catarrhalis (7,5%). VKGD
thường gặp là S. pneumoniae (5%).
Với VPCĐ trung bình, tác nhân gây bệnh
thường là VKGA (42%), thường gặp nhất là P.
aeruginosa (9,5%) và K. pneumonia (9%), sau đó là
H. influenza (8%). VKGD chiếm tỉ lệ 11,5%,
thường gặp là S. pneumoniae (9%).
Với VPCĐ nặng, tác nhân gây bệnh thường
là VKGA (19%), thường gặp nhất là K. pneumonia
(6%), sau đó là P. aeruginosa (4%). VKGD thường
gặp là S. aureus (1,5%).
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, nhóm nguy cơ IV
chiếm tỉ lệ cao nhất (53,5%), sau đó là nhóm
nguy cơ V (21%). Như vậy đa số bệnh nhân ở
nhóm nguy cơ trung bình và nặng.
VKGA chiếm đa số (81,5 %) so với VKGD
(18,5%).
Trong các tác nhân gây viêm phổi cộng
đồng, thường gặp nhất là H. influenza (19%), sau
đó là các chủng Klebsiella spp. (18%), M. catarrhalis
(10%), E. coli (8%). Ngoài ra, Pseudomonas spp.
chiếm tỉ lệ khá cao (14%). Các vi khuẩn gram
dương cũng chiếm tỉ lệ khá cao (18,5%), với
Streptococcus pneumonia (15%) và Staphylococcus
aureus (3,5%).
Theo mức độ nặng nhẹ VPCĐ, tác nhân gây
bệnh thường là VKGA, thường gặp nhất là H.
influenza (9%), P. aeruginosa (9,5%) và K.
pneumonia (6%). VKGD thường gặp là S.
pneumoniae.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alexander (2001). Project, S. pneumoniae resist to penicillin
and macrolide, 1998-2000.
2. Barlett JG (1999). Pneumonia, Management of Respiratory
tract infections, Lippincott Williams & Wilkins, 2nd edition, p
42-45.
3. Đặng Văn Ninh (2005). Khảo sát đặc điểm lâm sàng và vi sinh
học của viêm phổi mắc phải trong cộng đồng do vi khuẩn
gram âm, luận văn thạc sĩ y học.
4. Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Văn Hưng, Trần Bích Thủy (2005).
Tìm hiểu độ nhạy cảm với kháng sinh của một số lồi vi khuẩn
có khả năng gây nhiễm trùng hô hấp phân lập tại Bệnh viện
Lao và bệnh phổi trung ương (2000 – 2004), Tạp chí Y học
thực hành, Công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị bệnh
phổi toàn quốc, Cần Thơ 6-2005, Bộ Y Tế, số 513/2005, trang
112-116.
5. Guidelines for the management of adults with community-
acquired pneumonia, Am J Respir Crit Care Med, Vol
163,2010, p 1730-1754.
6. Hà Mai Dung, Võ Thị Chi Mai (2000). Staphylococcus aureus
kháng Methicillin (MRSA) tại bệnh viện Chợ Rẫy, Y học TP
Hồ Chí Minh, Số đặc biệt hội nghị khoa học kỹ thuật trường
ĐH YD TPHCM lần thứ XVIII, phụ bản số 1, tập 4-2000, trang
97-100.
7. Lê Tiến Dũng (2007). Khảo sát đặc điểm và sự đề kháng im-
vitro vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Nguyễn Tri Phương
2005-2006. Y học TPHCM, Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ
24. Chuyên đề nội khoa. Trường ĐHYD TPHCM, tập 11:phụ
bản số của số 1,năm 2007, 193 -197.
8. Lê Tiến Dũng (2010). Khảo sát đặc điểm và sự đề kháng im-
vitro vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Nguyễn Tri Phương 2008.
Y học TPHCM, hội nghị khoa học kỹ thuật BV Nguyễn Tri
Phương, trường ĐH YD TPHCM, tập 2, phụ bản của tập 14,
năm 2010, trang 47-54.
9. Ngô Quý Châu, Nguyễn Thanh Hồi, Trần Thu Thủy (2005).
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng viêm phổi mắc phải cộng
đồng điều trị tại khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Y
học thực hành, Công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị
bệnh phổi toàn quốc, Cần Thơ 6-2005, Bộ Y Tế, số 513/2005,
trang 126-131.
10. Nguyễn Văn Thành (2005). Kháng sinh trị liệu trong viêm
phổi cộng đồng người lớn nhập viện: Một số phân tích từ góc
độ vi trùng học, Tạp chí Y học thực hành, Công trình nghiên
cứu khoa học Hội nghị bệnh phổi toàn quốc, Cần Thơ 6-2005,
Bộ Y Tế, số 513/2005, trang 103-108.
11. PROTEK Project, S. pneumoniae resist to penicillin and
macrolide, 1999-2000.
12. Quang Văn Trí, Ngô Thanh Bình (2008). Phân tích đặc điểm
và mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với mức độ nặng
của viêm phổi mắc phải cộng đồng. Y học thành phố Hồ Chí
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 81
Minh, tập 12, số 2, 2008, trang 112 – 117.
13. Song JH et al (2005). Spread of drug-resistant Streptococcus
pneumoniae in Asian countries: Asian Network for
Surveillance of Resistant Pathogens (ANSORP) Study. Clin.
Infec. Disea, 1206-1211.
14. Song JH (2006). Global crisis of Pneumococcal resistance:
alarm calls from the East, Drug Resistance in the 21st Century,
3rd International Symposium on Antimicrobial Agents and
Resistance, p 53 – 67.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dac_diem_vi_khuan_gay_viem_phoi_cong_dong_tai_benh.pdf