Áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm
giúp cho DNNVV có khả năng, cơ hội tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu: Chuỗi giá trị
toàn cầu là một dây chuyền sản xuất kinh
doanh theo phương thức toàn cầu hóa, trong
đó có nhiều nước tham gia, chủ yếu là các
doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn
khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến
phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng. Thực
tế cho thấy, các DNNVV Việt Nam bắt đầu
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mới ở
giai đoạn gia công hoặc nhập nguyên liệu,
linh kiện về lắp ráp nhằm tận dụng nhân
công giá rẻ. Đây là giai đoạn có giá trị thấp
nhất. DNNVV Việt Nam chưa đủ sức cạnh
tranh với các DNNVV ở nhiều quốc gia phát
triển trên thế giới nên chưa thể tham gia vào
các giai đoạn phức tạp hơn ở chuỗi giá trị
toàn cầu. Do vậy, Nhà nước và Chính phủ
cần thực hiện các giải pháp như: gia tăng
thương hiệu và chất lượng của DNNVV
trong từng lĩnh vực cụ thể, giải quyết các
nhu cầu về nguồn lực của doanh nghiệp, hỗ
trợ đàm phán, thương thảo quốc tế, hỗ trợ
xúc tiến hợp tác đầu tư Một vài biện pháp
có thể thực hiện để góp phần gia tăng sức
ảnh hưởng của DNNVV của Việt Nam khi
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có thể áp
dụng đó là: tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu
tư, thương mại quốc tế; tổ chức triển lãm sản
phẩm quốc tế; tăng cường ngoại giao, liên
kết, hợp tác với các quỹ đầu tư, khu công
nghệ đặc biệt của nhiều nước phát triển; tạo
điều kiện cho doanh nghiệp tham quan, học
hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm các nước về thực thi pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Trên thế giới, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được
thực hiện từ những thập niên năm mươi của thế kỷ XX. Nhiều
quốc gia đã xem hoạt động này như một trong những giải pháp
quan trọng nhằm giải quyết các khó khăn luôn tồn tại thường trực
của doanh nghiệp nhỏ và vừa như khó khăn về vốn, trình độ, mặt
bằng sản xuất kinh doanh, công nghệ khoa học ứng dụng, quản trị
doanh nghiệp, pháp lý doanh nghiệp, nguồn nhân lực của doanh
nghiệp, Một số quốc gia đi đầu trong định hướng hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa và thực thi tốt chính sách pháp luật về hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,
Hoa Kỳ, Trung Quốc Việc nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của
các nước này trong hoạch định, thực thi chính sách, pháp luật hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ góp phàn nâng cao hiệu quả thực
thi Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 của nước ta.
Nguyễn Sỹ Anh*
* Công ty TNHH Tư vấn L&P, Học viên cao học Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Abstract
The support policies for small and medium enterprises in the
world have been carried out since the fifties of the 20th Century. A
number of countries have considered these activities as one of the
important solutions for the ever-present obstacles by the small and
medium enterprises such as the difficulties of financial resources,
business capacity, production sites, corporate administration, legal
environment, human resources of enterprises, etc. Some leading
countries in the orientation of supporting the small and medium
enterprises and implementing good policies on supports such as
Japan, Singapore, the United States, China ... It is required the
reviews and studies of and lessons learnt from the experience of
these countries in the planning, implementation of policies and
laws supporting the small and medium enterprises will improve the
effectiveness of the enforcement of the Law of Small and Medium
Enterprises of 2017 in Vietnam.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa, kinh nghiệm các nước.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 04/01/2018
Biên tập : 03/03/2018
Duyệt bài : 09/03/2018
Article Infomation:
Keywords: supports for small and
medium enterprises; experience of
countries.
Article History:
Received : 04 Jan. 2018
Edited : 03 Mar. 2018
Approved : 09 Mar. 2018
KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC
VỀ THỰC THI PHÁP LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
58 Số 14(366) T6/2018
1. Kinh nghiệm thực thi pháp luật hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ được coi là một quốc gia
tiên phong về luật hóa các chính sách pháp
luật nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNNVV). Luật DNNVV (The Small
Business Act) của Hoa Kỳ được ban hành
từ năm 1953 với mục đích bảo hộ quyền lợi
cho các DNNVV, đảm bảo cộng đồng doanh
nghiệp này được đối xử công bằng với các
doanh nghiệp lớn hơn trong việc tiếp cận
nguồn lực của Nhà nước1. Năm 1958, Luật
này được sửa đổi với mục đích tập trung hơn
nữa nhằm “trợ giúp, tư vấn, hỗ trợ và bảo
vệ, trong phạm vi có thể, lợi ích của các mối
quan tâm kinh doanh nhỏ”2. Đặc biệt, trong
nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, một số
đạo luật mới được thông qua như: Luật Phục
hồi và Đầu tư lại của Hoa Kỳ năm 2009 (The
American Recovery and Reinvestment Act
of 2009)3, Luật Việc làm của doanh nghiệp
nhỏ năm 2010 (The Small Business Jobs
Act of 2010)4 Đã góp phần vào sự tăng
trưởng mạnh mẽ trong phát triển cộng đồng
DNNVV ở Hoa Kỳ.
DNNVV của Hoa Kỳ không những
đóng vai trò xương sống của nền kinh tế mà
còn góp phần quan trọng vào việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của các thành viên
khác trong khu vực cũng như quốc tế. Hiện
nay, Hoa Kỳ có khoảng 7 triệu DNNVV,
chiếm tới hơn 99% tổng số doanh nghiệp và
đóng góp cho nước này tới gần 70% việc
làm mới mỗi năm5. Trong đó, DNNVV hoạt
động trong lĩnh vực xuất khẩu có xu hướng
tăng trưởng nhanh hơn, tạo thêm nhiều việc
làm và trả lương cao hơn so với các doanh
1 https://www.sba.gov/about-sba/what-we-do/history
2 https://www.sba.gov/about-sba/what-we-do/history
3 https://www.sba.gov
4 https://www.sba.gov
5 Theo số liệu của Cục Quản lý kinh doanh nhỏ (SBA) của Hoa Kỳ
nghiệp tương tự mà không hoạt động trong
lĩnh vực thương mại quốc tế.
Ngoài ra, để hỗ trợ thực thi tốt chính
sách pháp luật đã được luật hóa bởi các quy
định pháp luật, Chính phủ Hoa Kỳ còn áp
dụng các biện pháp trong hoạt động thi hành
pháp luật, trợ giúp quản lý, trợ giúp về đổi
mới, sáng tạo và trợ giúp về xuất khẩu sản
phẩm sang thị trường khu vực, quốc tế. Các
biện pháp này song song kết hợp với biện
pháp trợ giúp tài chính đã trở thành những
trụ cột quan trọng góp phần thực thi hiệu
quả các quy định pháp luật.
- Trong lĩnh vực thi hành pháp luật
thực định: Kể từ khi khung pháp luật về hỗ
trợ DNNVV được hình thành, Chính phủ
Hoa Kỳ đã giúp đỡ cộng đồng doanh nghiệp
này thông qua giải pháp tinh giản hóa thủ
tục hành chính đối với DNNVV. Hoa Kỳ,
đặc biệt là Cơ quản quản lý đăng ký kinh
doanh của nước này đã thực hiện việc đơn
giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh (thời
gian đăng ký kinh doanh giảm xuống còn
vài giờ với chi phí chỉ là vài đô la, thông
qua mạng điện tử), quy trình đăng ký kinh
doanh đơn giản, không rườm rà, không có
lobby, không có hối lộ để xử lý việc và đặc
biệt là mọi thứ đều làm trên cơ sở quy định
có sẵn của pháp luật. Bên cạnh đó, Chính
phủ Hoa Kỳ còn tích cực trong việc loại bỏ
giấy phép bắt buộc và điều kiện làm thủ tục
nhập cảnh, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
ở một số lĩnh vực trọng điểm (như ngân
hàng, tài chính, viễn thông, điện lực) và cải
thiện các biện pháp hỗ trợ an sinh xã hội (tổ
chức các mô hình doanh nghiệp xã hội, các
doanh nghiệp hoạt động vì cộng đồng, nâng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
59Số 14(366) T6/2018
cao vị thế của doanh nghiệp trong việc phát
triển môi trường sống cộng đồng). Ngoài
ra, Chính phủ Hoa Kỳ cũng quan tâm và áp
dụng thực thi tốt các chính sách pháp luật
như Luật Cạnh tranh, Luật Chống bán phá
giá, Luật Chống độc quyền, Luật Sở hữu trí
tuệ6 để bảo đảm tối đa quyền lợi cho các
DNNVV của quốc gia và các DNNVV của
nước ngoài hoạt động trong nước.
- Trong lĩnh vực tài chính: Để việc
thực thi luật có hiệu quả, Chính phủ Hoa
Kỳ đã thành lập Cơ quan hỗ trợ DNNVV
(Small Business Administration - SBA) trực
tiếp hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp này.
Hoạt động chủ yếu của SBA là thực hiện các
chương trình hỗ trợ tài chính, cung cấp các
khoản vay7. SBA không cung cấp các khoản
vay trực tiếp cho DNNVV mà thông qua cơ
chế bảo lãnh một phần các khoản vay thông
qua hệ thống ngân hàng theo quy định.
Ngoài ra, các khoản vay của DNNVV có
thể được SBA gia hạn theo chương trình hỗ
trợ cho vay dài hạn. SBA còn thực hiện các
chương trình cho vay mua tài sản cố định,
cho vay tài chính vi mô, chương trình hỗ trợ
tài chính do thảm họa... SBA cũng thực hiện
các chương trình phát triển DNNVV như:
tạo kênh thông tin tương tác DNNVV và
Chính phủ, thông qua mạng lưới 900 trung
tâm hỗ trợ phát triển DNNVV để kết nối
khách hàng có nhu cầu tiếp cận hỗ trợ tài
chính.
Chương trình hỗ trợ tài chính gồm 3
tiểu chương trình cơ bản sau: (i) Chương
trình cho vay 7(a); (ii) Chương trình cho
vay 504; và (iii) các khoản vay nhỏ khác.
Chương trình cho vay 7(a) cung cấp mức
tín dụng cao nhất cho các doanh nghiệp với
mức bảo lãnh lên tới 5 triệu USD. Khoảng
6 https://www.sba.gov/sites/default/files/files/Small%20Business%20Act.pdf
7 https://www.sba.gov/funding-programs
50.000 việc đảm bảo lên đến hàng chục tỷ
đô la được thực hiện thông qua chương trình
này mỗi năm. Chương trình bảo lãnh chính
tiếp theo là Chương trình 504, cung cấp cho
các doanh nghiệp hỗ trợ tín dụng tối đa lên
đến 5 triệu đô la để mua tài sản. Ngoài ra, để
hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, Hoa Kỳ đã hợp tác với Chính phủ
Canada. Theo đó, các khoản vay cho các
doanh nghiệp sẽ được cung cấp bởi Chính
phủ Canada thông qua Ngân hàng Phát triển
kinh doanh - một cơ quan tài trợ của Hoa
Kỳ (BDB). Khi tham gia vào thị trường, các
doanh nghiệp có đủ điều kiện cho một khoản
vay tối đa là $ 25,000 CAD, và $ 50,000
CAD cho các doanh nghiệp hoạt động có
kỳ hạn 7 năm. Lãi suất có thể được cố định
hoặc thay đổi.
Để có nguồn lực tài chính, SBA huy
động sự đầu tư và tài trợ của gần 5.000
ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp tài
chính, 170 tổ chức phi chính phủ, tổ chức
Tài chính phát triển cộng đồng và khoảng
300 tài chính tư nhân doanh nghiệp.
- Trong lĩnh vực trợ giúp quản lý: Để
các DNNVV phát huy được chức năng lãnh
đạo và quản lý doanh nghiệp, Chính phủ
Hoa Kỳ cho rằng, cách thức tốt nhất là đào
tạo ngay từ đầu khi doanh nghiệp mới ra đời
hoặc các chủ doanh nghiệp đang có ý định
khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp mới.
Cơ quan quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp tại
Hoa Kỳ nhận thức được rằng, đào tạo giúp
cho doanh nghiệp hiểu được cách thức quản
lý hiệu quả nhân lực, marketing, kinh doanh,
sản phẩm và khả năng đổi mới, sáng tạo
Với các chương trình học được thiết kế như
chương trình tại các Trường đại học, Viện
nghiên cứu kinh doanh tên tuổi đã mang lại
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
60 Số 14(366) T6/2018
nhiều kiến thức kinh doanh cũng như quản
lý hữu ích cho cộng đồng DNNVV nước
này. Ngoài ra, Chính phủ Hoa Kỳ cũng tập
trung vào việc tư vấn, hỗ trợ gián tiếp khi
DNNVV gặp khó khăn khi tham gia hoạt
động kinh doanh.
- Trong lĩnh vực trợ giúp đổi mới, sáng
tạo: Hoa Kỳ đã thiết lập Chương trình chuyển
đổi công nghệ DNNVV (Small Business
Business Transfer Program), Chương trình
nghiên cứu sáng kiến DNNVV (Small
Business Innovation Research Program -
SBIR) và Quỹ hợp tác mở rộng sản xuất.
Các chương trình này cung cấp nguồn vốn
đáng kể cho nghiên cứu công nghệ thông tin
và ứng dụng công nghệ thông tin trong các
hoạt động kinh doanh của DNNVV8. Ngoài
ra, Hoa Kỳ cũng áp dụng thành công với mô
hình Vườn ươm doanh nghiệp và công nghệ
(có trụ sở tại các trường đại học và các viện
nghiên cứu khoa học) với mục đích đưa các
dự án nghiên cứu khoa học vào sản xuất.
Hiện nay, ở Việt Nam, mô hình Vườn ươm
doanh nghiệp và công nghệ cũng đang manh
nha phát triển ở Đại học Ngoại thương, Đại
học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa,
Đại học FPT
- Trong lĩnh vực thúc đẩy xuất khẩu:
Nhằm áp dụng tốt các luật hỗ trợ DNNVV,
Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã tập trung vào
hoạt động xuất khẩu sản phẩm của các
DNNVV sang các nước khác nhau. Uỷ ban
Điều phối xúc tiến xuất khẩu của Hoa Kỳ là
cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc
cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài
thông qua các cuộc điều tra, nghiên cứu thị
trường chuyên nghiệp. Ủy ban này có đội
ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản bằng
nhiều chương trình khác nhau, trong đó có
8 Theo đánh giá của Cục Quản lý kinh doanh nhỏ (SBA) của Hoa Kỳ
9
chương trình về quản trị kinh doanh, nên họ
rất am hiểu và có khả năng trong việc phân
tích, phán đoán và đưa ra các bằng chứng
khách quan về nhu cầu của thị trường quốc
tế. Các báo cáo của Ủy ban là nguồn tài liệu
tham khảo quan trọng cho các quyết định
đầu tư, xuất khẩu của cộng đồng DNNVV
trước khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang
nước ngoài. Để bảo đảm được tính sâu sát ở
các bang và toàn liên bang, Chính phủ Hoa
Kỳ đã thành lập hơn 100 chi nhánh, văn
phòng đại diện của Ủy ban Điều phối xúc
tiến xuất khẩu của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ trực
tiếp các DNNVV. Ngoài ra, các biện pháp
hỗ trợ DNNVV như tăng cường trao đổi trên
mạng Internet, thương mại điện tử, Internet
vạn vật, trí tuệ nhân tạo cũng được Chính
phủ Hoa Kỳ kết hợp.
2. Kinh nghiệm thực thi pháp luật hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước
Châu Âu
- Ở Anh: Từ những năm 1980, nước
Anh đã tập trung vào việc phát triển các
chương trình hỗ trợ DNNVV9. Trong suốt
thời kỳ này, Chính phủ Anh luôn tin tưởng
rằng, nếu được thực hiện tốt, các chính sách
hỗ trợ DNNVV sẽ là giải pháp phù hợp nhất
cho vấn đề thất nghiệp đang diễn ra triền
miên trong nước. Hệ thống thực thi các
chính sách hỗ trợ DNNVV của Anh được
chia thành 6 nhiệm vụ chính yếu, bao gồm:
(1) Hỗ trợ nhỏ cho các doanh nghiệp khi
cho vay để giảm lãi suất và cải thiện chi phí
tối đa cho việc nộp thuế; (2) Bãi bỏ các quy
định, thủ tục hành chính rườm rà, đơn giản
hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh, thay
đổi kinh doanh; (3) Hỗ trợ nghiên cứu công
nghệ thông qua chương trình áp dụng đối
với doanh nghiệp công nghệ cao (Chương
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
61Số 14(366) T6/2018
trình SMART), Chương trình trợ cấp cho các
doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh
cụ thể với những gói trợ cấp thực chất và
khác nhau (Chương trình RSA) và Chương
trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp nằm trong
các vùng dân tộc thiểu số, khó khăn, ít người;
(4) Hỗ trợ tài chính thông qua các Chương
trình bảo lãnh khoản vay cho các DNNVV.
Vốn vay cho các Chương trình đào tạo nhỏ
của các doanh nghiệp có khối lượng nhân sự
từ 50 trở lên và Chương trình ưu đãi đầu tư
cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu
tư vào các doanh nghiệp do Chính phủ Anh
chỉ định; (5) Áp dụng các biện pháp hỗ trợ
gián tiếp thông qua các Chương trình tư vấn,
đào tạo, kiểm định chất lượng kinh doanh,
cung cấp thông tin thị trường cho DNNVV;
và (6) Nâng cao mối quan hệ thân thiết giữa
Chính phủ và DNNVV thông qua thành lập
các cơ quan, tổ chức kết nối doanh nghiệp
để hỗ trợ, giúp đỡ nhau, đồng thời, các cơ
quan này cũng là trung gian kết nối giữa
Chính phủ và DNNVV.
- Ở Pháp: Thông qua các ngân hàng
chuyên cấp tín dụng cho DNNVV, Chính
phủ Pháp thực thi có hiệu quả chính sách
hỗ trợ DNNVV. Ngoài ra, thông qua việc
cho vay, hỗ trợ tư vấn, tạo thêm việc làm,
Chính phủ Pháp cũng tập trung sự quan
tâm đến doanh nghiệp khởi nghiệp. Một
chương trình đặc biệt của Chính phủ Pháp
được áp dụng và thực thi có chiều sâu, mang
lại nhiều hiệu quả là Chương trình Hỗ trợ
khởi động dành cho DNNVV trong nước và
DNNVV của Pháp ở nước ngoài. Chương
trình này bao gồm các hoạt động sau: (1)
Cung cấp thông tin, APEC (Agence Pour la
Creation d'Entreprise) cung cấp thông tin về
10
11 https://www.kfw.de
12 https://www.kfw.de
thị trường, hệ thống an sinh xã hội, hệ thống
thuế và pháp luật ở Pháp; (2) Đào tạo và tư
vấn doanh nghiệp. Pháp có hệ thống các tổ
chức quốc gia cung cấp các chương trình
đào tạo, lập kế hoạch kinh doanh cho tư vấn
quản lý sau khi doanh nghiệp thành lập, (3)
Hỗ trợ tài chính. Chính phủ Pháp đã thực
hiện 3 mô hình bảo lãnh tín dụng: bảo lãnh
tài chính từ cơ quan tài chính của Chính phủ,
bảo lãnh tài chính của các tổ chức phi chính
phủ và các chương trình cho vay của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội Pháp10.
- Ở Đức: Chính phủ nước này quan
niệm rằng, hỗ trợ DNNVV là hỗ trợ về
chính sách, pháp luật và thực thi hiệu quả
về nguồn tài chính cho doanh nghiệp. Do
vậy, các chính sách hỗ trợ DNNVV cũng
như thực tế áp dụng hầu hết xoay quanh các
gói hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp11.
Nhằm hướng tới sự bảo đảm về nguồn vốn,
Chính phủ Đức đã cho DNNVV vay nhiều
gói tín dụng khác nhau. Hai ngân hàng được
Chính phủ Đức chỉ định bảo đảm tín dụng
cho DVNVV là Ngân hàng Equalization và
Ngân hàng Deutsche Ausgleichsbank (DtA).
Các ngân hàng này cung cấp các khoản đầu
tư vốn cho các công ty mới thành lập. Bên
cạnh đó, Viện Tín dụng tái thiết (KfW) cung
cấp tài chính cho các doanh nghiệp đang
hoạt động12. Các doanh nghiệp được cung
cấp vốn vay và đầu tư từ hai ngân hàng thông
qua một hệ thống tài chính gián tiếp gọi là
“House Bank” - là đơn vị trung gian để xem
xét các đơn xin cho vay của doanh nghiệp.
Đồng thời, đây cũng là tổ chức quyết định
khoản tín dụng nào sẽ được Ngân hàng Liên
bang chấp nhận. House Bank có trách nhiệm
bảo lãnh và thanh toán cho Ngân hàng Liên
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
62 Số 14(366) T6/2018
bang, bất kể doanh nghiệp có trả lại tiền
vay hay không. Lợi nhuận của House Bank
là do sự khác biệt giữa lãi suất cho vay từ
House Bank cho doanh nghiệp và mức lãi
suất mà House Bank trả cho Ngân hàng Liên
bang13 Hiện nay, hai chương trình DtA và
KfW đã được Chính phủ Đức sáp nhập vào
một ngân hàng KfW mới có nhiệm vụ chính
là tiếp tục hỗ trợ tài chính cho DNNVV. Sau
khi sáp nhập, hệ thống “House Bank” vẫn
hoạt động bình thường và tiếp tục hỗ trợ tài
chính theo chức năng trước đây của nó.
3. Những tham chiếu khi Việt Nam thực
thi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Từ kinh nghiệm của các nước nêu
trên, chúng tôi rút ra một số nội dung cần
tham chiếu khi Việt Nam thực thi Luật Hỗ
trợ DNNVV sau:
Cần ban hành văn bản hướng dẫn luật
kịp thời và cụ thể: Ở Việt Nam, nhiều nội
dung của Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017
cần được quy định chi tiết và có hướng dẫn
thi hành. Do vậy, việc ban hành các văn bản
hướng dẫn luật là cần thiết để góp phần thực
thi luật một cách toàn diện. Các văn bản
hướng dẫn đó bao gồm: Nghị định về Quỹ
Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp, Nghị định
về Quỹ Hỗ trợ DNNVV, Nghị định Hướng
dẫn dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp,
doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; Ngoài
ra, cần áp dụng ngay các biện pháp nhằm
làm giảm thiểu sự rườm rà của quản lý hành
chính nhà nước trong hỗ trợ DNNVV, cắt
bớt các khâu, giai đoạn không cần thiết, giải
quyết triệt để tình trạng vòi vĩnh, tham nhũng
trong việc thực hiện thủ tục hành chính,
13 House Bank là đơn vị trung gian chịu trách nhiệm kiểm duyệt hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp. House Bank là đơn vị
quyết định việc lựa chọn hồ sơ vay vốn nào được chấp nhận vay vốn từ các Ngân hàng Liên bang. Tuy nhiên, không
phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có hoàn trả các khoản vay hay không, House Bank phải chịu trách nhiệm hoàn trả các
khoản vay cho các Ngân hàng Liên bang. Lợi nhuận mà House Bank thu được chính là khoản chênh lệch giữa lãi suất
mà House Bank cho doanh nghiệp vay và lãi suất mà House Bank phải trả cho các Ngân hàng Liên bang.
không để xảy ra tình trạng lobby chính sách
nhằm xử lý việc cho nhanh Kinh nghiệm
ở nhiều nước cho thấy, muốn thúc đẩy và
hỗ trợ doanh nghiệp được tốt phải xuất phát
từ nhận thức về sự cần thiết, vai trò của bộ
phận doanh nghiệp này trong nền kinh tế
quốc dân. Bên cạnh đó, người thực thi phải
ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền
lợi của mình và cách áp dụng phải linh hoạt,
có nhiều các biện pháp hỗ trợ trên thực tế.
Xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ doanh
nghiệp chuyên trách: Kinh nghiệm của
nhiều quốc gia cho thấy, song song với các
cơ quan nhà nước, các tổ chức chuyên trách
hỗ trợ khác cũng phát huy vai trò quan trọng
trong hỗ trợ doanh nghiệp như: Ngân hàng,
Quỹ tín dụng, Đơn vị tư vấn chuyên ngành,
Viện nghiên cứu tại các Trường Đại học,
cơ sở giáo dục; Tổ chức phi chính phủ, các
tổ chức xã hội khác Những tổ chức này
khi chuyên biệt những chức năng phù hợp
sẽ góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp trên
nhiều lĩnh vực khác nhau (phù hợp với nhu
cầu của doanh nghiệp) và giải quyết, tháo
gỡ được những khó khăn, vướng mắc của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nếu Nhà nước
thực hiện tốt chính sách ưu đãi, khuyến khích
sự ra đời của các tổ chức này sẽ góp phần xã
hội hóa hoạt động này của Nhà nước. Điều
đó cũng có nghĩa rằng, hỗ trợ DNNVV sẽ là
câu chuyện chung lưng đấu cật của không
chỉ Nhà nước, Chính phủ mà còn là câu
chuyện chung tay góp sức của toàn xã hội,
đặc biệt là các đơn vị, tổ chức có đủ năng
lực cung cấp tài chính, công nghệ, nhân lực,
sản phẩm, đổi mới sáng tạo, môi trường kinh
doanh cho các doanh nghiệp.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
63Số 14(366) T6/2018
Tăng cường các hoạt động phổ biến,
giáo dục pháp luật, đào tạo, tư vấn cho
DNNVV nhằm giúp cho các DNNVV nhận
thức được quyền lợi, trách nhiệm và những
ưu đãi của mình do Nhà nước, Chính phủ quy
định. Các doanh nghiệp cần hiểu được các
chính sách hỗ trợ đặc thù phù hợp với doanh
nghiệp. Muốn vậy, hoạt động phổ biến, giáo
dục luật, đặc biệt phổ biến, giáo dục Luật
Hỗ trợ DNNVV cần phải được khẩn trương
thực hiện. Song song với đó, các hoạt động
tư vấn định hướng, tư vấn chuyên sâu, tư
vấn theo ngành nghề, sản phẩm cũng cần
được gấp rút thực hiện theo nhu cầu thực tế
của doanh nghiệp để doanh nghiệp thay đổi,
phát triển tích cực hơn nữa ngay khi Luật
Hỗ trợ DNNVV có hiệu lực. Các chương
trình giảng dạy, đào tạo về khởi nghiệp, về
đổi mới sáng tạo, về kinh doanh - quản trị,
về đầu tư cũng phải được xem xét thiết kế
phù hợp cho các doanh nghiệp học tập, bồi
dưỡng, bổ sung kiến thức ở các Trường Đại
học, Học viện, Viện nghiên cứu.
Áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm
giúp cho DNNVV có khả năng, cơ hội tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu: Chuỗi giá trị
toàn cầu là một dây chuyền sản xuất kinh
doanh theo phương thức toàn cầu hóa, trong
đó có nhiều nước tham gia, chủ yếu là các
doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn
khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến
phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng. Thực
tế cho thấy, các DNNVV Việt Nam bắt đầu
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mới ở
giai đoạn gia công hoặc nhập nguyên liệu,
linh kiện về lắp ráp nhằm tận dụng nhân
công giá rẻ. Đây là giai đoạn có giá trị thấp
nhất. DNNVV Việt Nam chưa đủ sức cạnh
tranh với các DNNVV ở nhiều quốc gia phát
triển trên thế giới nên chưa thể tham gia vào
các giai đoạn phức tạp hơn ở chuỗi giá trị
toàn cầu. Do vậy, Nhà nước và Chính phủ
cần thực hiện các giải pháp như: gia tăng
thương hiệu và chất lượng của DNNVV
trong từng lĩnh vực cụ thể, giải quyết các
nhu cầu về nguồn lực của doanh nghiệp, hỗ
trợ đàm phán, thương thảo quốc tế, hỗ trợ
xúc tiến hợp tác đầu tư Một vài biện pháp
có thể thực hiện để góp phần gia tăng sức
ảnh hưởng của DNNVV của Việt Nam khi
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có thể áp
dụng đó là: tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu
tư, thương mại quốc tế; tổ chức triển lãm sản
phẩm quốc tế; tăng cường ngoại giao, liên
kết, hợp tác với các quỹ đầu tư, khu công
nghệ đặc biệt của nhiều nước phát triển; tạo
điều kiện cho doanh nghiệp tham quan, học
hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://en.wikipedia.org/wiki/Small_Business_Administration#History
2. (United State of America).
3. https://www.kfw.de (Germany).
4. (French).
5. (Britain).
6. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam).
7. Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Sách trắng DNNVV Việt Nam năm 2014”, Hà Nội.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
64 Số 14(366) T6/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_nghiem_cac_nuoc_ve_thuc_thi_phap_luat_ho_tro_doanh_nghi.pdf