Các NPO tại Mỹ phải hoạt động không
vì mục địch làm giàu cho các cá nhân, tài sản
của các NPO phải được sử dụng cho các mục
đích phục vụ cộng đồng mãi mãi, thu nhập ròng
không được phép chuyển lại cho chủ sở hữu
hay chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức.
Vì thế, chính phủ Mỹ luôn có những hình thức
hỗ trợ gián tiếp cho các NPO tại quốc gia này
đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và y tế.
3. Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội
Từ nghiên cứu thực tế quản lý và vận hành
của các NPO cung cấp DVXH tại một số quốc
gia trong khu vực và trên thế giới, bài viết rút
ra một số kinh nghiệm như sau:
- Thứ nhất, chính quyền trung ương và
chính quyền địa phương cần tạo điều kiện
thông qua việc xây dựng hệ thống văn bản rõ
ràng và minh bách để khuyến khích sự tham gia
của các NPO vào cung ứng DVXH. Tăng
cường sự giám sát và quản lý để tránh những tổ
chức lợi dụng danh nghĩa phi lợi nhuận để
hưởng các ưu đãi hoặc thực hiện các hoạt động
đi ngược lại với luật pháp.
- Thứ hai, thực hiện đúng chức năng
của nhà nước là người giám sát các hoạt động
cung ứng DVXH, sử dụng hoạt động hỗ trợ
trực tiếp hoặc gián tiếp đối với từng DVXH có
chọn lọc phù hợp với thực tế tại địa phương.
Cho phép các NPO tham gia vào cung cấp tất
cả các DVXH mà pháp luật quy định.
- Thứ ba, trong trường hợp các NPO
thực hiện cung ứng DVXH hiệu quả hơn khu
vực khác, thì cần khuyến khích để dịch chuyển
nguồn lực của xã hội sang cho khu vực này, có
thể thực hiện theo mô hình quản lý công hiên
đại với xu hướng “Nhà nước nhỏ - Xã hội lớn”.
Các quốc gia nêu trên đã từng bước tách hoạt
động sản xuất, kinh doanh ra khỏi hoạt động
quản lý nhà nước, chuyển giao các hoạt động
cung ứng DVXH cho các chủ thể ngoài khu
vực công, nhà nước chỉ làm một số nhiệm vụ
nhất định như: quốc phòng, bảo vệ an ninh
quốc gia, ngoại giao và một số hoạt động mà tư
nhân không thể thực hiện được.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm quốc tế phát triển các tổ chức phi lợi nhuận cung ứng dịch vụ xã hội cho Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
70 Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 53 (03/2019) 70-75
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI
NHUẬN CUNG ỨNG DỊCH VỤ XÃ HỘI CHO HÀ NỘI
INTERNATIONAL EXPERIENCE FOR DEVELOPING NON-
PROFESSIONAL ORGANIZATIONS PROVIDING SOCIAL SERVICES FOR
HANOI
Nguyễn Vũ Hoàng*§§§§§§§§
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 6/9/2018
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 6/3/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 29/3/2019
Tóm tắt: Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế – xã hội, và văn hóa của cả nước, chính vì thế
nhu cầu về DVXH tại đây cũng khác biệt so với các địa phương khác. Lượng người di cư đến làm việc
tại Hà Nội lớn nhất khu vực phía Bắc, nơi đây cũng tập trung một số lượng lớn trụ sở các tổ chức phi
chính phủ quốc tế. Bài viết phân tích kinh nghiệm phát triển các tổ chức phi lợi nhuận cung ứng
DVXH tại một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học cho Hà Nội.
Từ khóa: Dịch vụ xã hội; Tổ chức phi lợi nhuận; Hà Nội.
Abstract: Hanoi is the political, economic - social, and cultural center ò Vietnam, so the
demand for social services here is also different from other localities. The number of migrants who
come to work in Hanoi is the largest in the North, where there is also a large number of international
NGOs headquarters. The article analyzes the experience of developing non-profit organizations that
provide social services in some countries around the world and draws lessons for Hanoi.
Keywords: social servic; non-profit organization; Hanoi.
1. Khái quát về dịch vụ xã hội và tổ
chức phi lợi nhuận
Nhu cầu của con người về các dịch vụ
là không ngừng thay đổi và phát triển, trong đó
có những nhu cầu tối thiểu mà xã hội phải cung
ứng đầy đủ và kịp thời cho họ. Đây là điều được
cộng đồng quốc tế cam kết công nhận thực hiện
mà Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ngày
*§§§§§§§§Tạp chí Cộng sản
10/12/1948 đã ghi nhận. Dịch vụ xã hội là
những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cộng đồng
và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò
đảm bảo phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao
giá trị đạo lý, nhân văn, vì con người, là hoạt
động mang bản chất kinh tế - xã hội, do nhà
nước, thị trường hoặc xã hội dân sự cung ứng,
tùy theo tính chất thuần công, không thuần
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 71
công hay tư của từng loại hình dịch vụ, bao
gồm các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, y tế, khoa
học - công nghệ, văn hóa - thông tin, thể dục -
thể thao và các trợ giúp xã hội khác.
Tổ chức phi lợi nhuận (NPO) không
phải là một khái niệm mới trên thế giới, có
nhiều NPO đã được thành lập cách đây hàng
trăm năm tại một số quốc gia trên thế giới.
Nhưng hoạt động của các NPO thực sự lớn
mạnh từ giữa thế kỷ XX, vì sau chiến tranh Thế
giới thứ II, rất nhiều quốc gia bị kiệt quệ về
ngân sách, cần đến sự hỗ trợ tự nguyện từ các
tổ chức ngoài khu vực công. Tại Việt Nam, các
tổ chức phi lợi nhuận đã bắt đầu được quan tâm
từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước.
Có thể thấy, tại các quốc gia trên thế
giới NPO được hiểu là những tổ chức không
phân phối các quỹ thặng dư của nó cho các chủ
nhân hay cổ đông mà sử dụng các quỹ này để
tài trợ cho các mục tiêu đã được xác định trong
sứ mệnh của tổ chức. Điển hình của các NPO
này là các quỹ từ thiện, tổ chức nghệ thuật cộng
đồng, các hiệp hội, tổ chức bảo trợ xã hội
Ngoài ra, có thể hiểu tổ chức phi lợi
nhuận (non-profit organization - NPO) là tổ
chức cung ứng các dịch vụ công và giải quyết
các vấn đề xã hội, có tư cách pháp nhân, tự chủ
với cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động không
vì mục tiêu lợi nhuận, mà vì lợi ích chung thiết
yếu của cộng đồng và các mục tiêu xã hội -
hướng tới sự phát triển, công bằng và tiến bộ
của xã hội.
Tại Việt Nam, khái niệm “không vì lợi
nhuận” được định nghĩa tại 02 văn bản pháp
luật, thứ nhất: Theo Khoản 5 Điều 3 Luật về
hội năm 2016 ghi rõ “Không lợi nhuận là
không có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, nếu có
lợi nhuận thì không chia cho hội viên mà để sử
dụng cho các hoạt động của hội theo điều lệ
hội”. Thứ hai: tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số
30/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày
12/4/2012 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã
hội, quỹ từ thiện: “không vì lợi nhuận là không
tìm kiếm lợi nhuận để phân chia, lợi nhuận có
được trong quá trình hoạt động được dành cho
các hoạt động của quỹ theo điều lệ đã được
công nhận”.
Từ các quy định trên, NPO được hiểu
theo Luật về hội (2016); Nghị định
30/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện; theo Nghị định số
12/2012/NĐ-CP đối với các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài.
Với những cách tiếp cận trên, có thể
thấy rằng “Tổ chức phi lợi nhuận cung ứng
dịch vụ xã hội là tổ chức có tư cách pháp nhân,
tự chủ và độc lập với cơ quan quản lý nhà
nước, hoạt động không vì mục địch lợi nhuận
nhằm cung ứng cho xã hội một loại hàng hóa
công cộng, phục vụ các lợi ích chung thiết yếu,
các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức
và công dân”.
2. Kinh nghiệm phát triển tổ chức
phi lợi nhuận trên thế giới
Kinh nghiệm của Bắc Kinh - Trung
Quốc
Theo khảo sát của 104 tổ chức phi
chính phủ và phi lợi nhuận tại Bắc Kinh do
Trung tâm Nghiên cứu tổ chức phi chính phủ
và tổ chức phi lợi nhuận tại Đại học Tsinghua,
32% hoạt động như hiệp hội thương mại và
thương mại, 11% cung cấp dịch vụ xã hội hoặc
giảm nghèo, 7% là các viện nghiên cứu, 6% là
các tổ chức phi chính phủ và tổ chức phi lợi
nhuận môi trường, 4% tham gia giao lưu quốc
tế, 27% thuộc các nhóm khác, và 13% không
trả lời khảo sát. Mặc dù khảo sát này không thể
được coi là đại diện cho tất cả các tổ chức phi
72 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
chính phủ và phi lợi nhuận tại Trung Quốc,
nhưng nó đưa ra một bức tranh về các vấn đề
khác nhau mà họ tập trung vào.
Là quốc gia đông dân nhất thế giới,
những năm gần đây, thu nhập tăng, dân số già
hóa và những sáng kiến của chính phủ đã khiến
thị trường chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc
tăng trưởng một cách nhanh chóng. Dự kiến chi
tiêu hàng năm cho chăm sóc sức khỏe sẽ đạt
896,7 tỉ đô vào năm 2019.
Bên cạnh việc bảo vệ môi trường, cung
cấp phúc lợi xã hội là một trong những vấn đề
mà nhiều tổ chức phi lợi nhuận độc lập ở Trung
Quốc đã và đang tập trung vào những năm gần
đây. Sự xuất hiện của các tổ chức phi lợi nhuận
cung ứng DVXH là kết quả của những thay đổi
xã hội nhanh chóng và sâu sắc ở Trung Quốc
kể từ khi bắt đầu quá trình cải cách kinh tế.
Chính phủ Trung Quốc thiếu phương tiện để
phản ứng đầy đủ với những vấn đề xã hội mới
này, vì vậy nó đã chuyển sang lĩnh vực tổ chức
phi chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận để được
giúp đỡ. Các tổ chức tình nguyện, các tổ chức
phi lợi nhuận tư nhân và tất cả các loại tổ chức
phúc lợi xã hội là một phản ứng trực tiếp với
những thách thức xã hội mới ở Trung Quốc.
Để giải quyết các vấn đề xã hội, chính
phủ Trung Quốc đã khuyến khích thành lập các
tổ chức từ thiện. Từ cuối những năm 1980, các
quỹ này đã tổ chức hoặc giúp thiết lập khoảng
70 quỹ khởi nghiệp tao ra nền tảng với hy vọng
rằng sẽ thu hút tiền từ xã hội Trung Quốc và từ
các tổ chức phi chính phủ quốc tế vào các quỹ
khởi nghiệp này. Trên thực tế, hầu hết các tổ
chức phi lợi nhuận được thành lập trong những
năm gần đây trong lĩnh vực cung cấp phúc lợi
xã hội là những sáng kiến từ dưới lên do những
người và cộng đồng bị ảnh hưởng đưa ra. Ví
dụ, Các tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ những
người thất nghiệp trong việc tìm kiếm một công
việc mới bằng cách cung cấp các khóa đào tạo
lại và tư vấn pháp lý.
Kinh phí cho các tổ chức phi lợi nhuận
thường đến từ các quỹ tư nhân của Trung Quốc
và từ các nguồn quốc tế. Chính phủ Trung
Quốc áp dụng chính sách miễn giảm các loại
thuế sau cho tổ chức phi lợi nhuận đó là: thuế
thu nhập, thuế kinh doanh, thuế VAT, thuế nhà
đất. Theo đó, miến giảm thuế thu nhập cho
khoản tiền quyên góp , trợ cấp của nhà nước và
một số khoản từ hình thức huy động quyên góp
khác; miễn thuế kinh doanh cho các tổ chức phi
lợi nhuận trong lĩnh vực điều dưỡng, y tế, giáo
dục, văn hóa và các hoạt động tôn giáo hoặc
các hoạt động do người tàn tật; miễn thuế VAT
và thuế hải quan cho các sản phẩm, dịch vụ
nhập khẩu do quyên góp từ các tổ chức, cá nhân
nước ngoài. Miễn thuế nhà đất, thuế sử dụng
đất đô thị, và mua nhà đất cho các tổ chức NPO
còn được miễn thuế trước bạ.
Hiện nay, chính phủ Trung Quốc vẫn là
người tài trợ chính cho một số tổ chức phi lợi
nhuận thông qua hai phương pháp:
- Trợ cấp trực tiếp là hình thức chính
phủ hỗ trợ cho các hoạt động và các chương
trình cung ứng DVXH của tổ chức phi lợi
nhuận
- Trợ cấp gián tiếp là thông qua việc chính
phủ giảm thuế cho các cá nhân và công ty đóng
góp và có chính sách ưu đãi thuế cho các tổ
chức phi lợi nhuận.
Hoạt động hỗ trợ này được chính phủ
Trung Quốc thực hiện bằng cách huy động sự
ủng hộ của các cá nhân và tổ chức, từ sau cải
cách kinh tế và mở cửa phát triển, số lượng
người sẵn lòng đống góp cho phúc lợi xã hội,
các quỹ của hoa kiều trên khắp thế giới đã tăng
lên rất nhiều. Chính phủ Trung Quốc khuyến
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 73
khích các khoản đóng góp từ các cá nhân và tổ
chức cho các tổ chức phi lợi nhuận cung ứng
DVXH. Nhưng chu trương của chính phủ
Trung Quốc là sẽ giảm dùng ngân sách nhà
nước để hỗ trợ các tổ chức công và tổ chức phi
lợi nhuận.1*********
Kinh nghiệm từ Singapore
Từ đầu những năm 2000 đến nay số
lượng các NPO cung ứng DVXH tại Singapore
đã tăng lên rất nhanh so với giai đoạn trước đó.
Hiện nay, tại Singapore có hơn 600 tổ chức phi
lợi nhuận, số tình nguyện viên tính đến năm
2015 là hơn 50.000 người tăng gấp 3 lần so với
năm 2000, lý giải cho hiện tượng này, các nhà
nghiên cứu tại đây cho rằng:
- Thứ nhất, người dân Singapore đang ngày
càng gia đi, nhu cầu của nhóm dân số cao tuổi
này về DVXH đã vượt khả năng cung ứng
hiện nay.
- Thứ hai, sự bất bình đẳng về thu nhập tạo
ra khoảng cách giàu nghèo quá lớn tại
Singapore (hệ số GINI về chênh lệch thu nhập
là 0,463 vào năm 2013), nhiều hộ gia định có
thu nhập thấp cần được cung cấp các DVXH
để đảm bảo công bằng xã hội.
- Thứ ba, nhận thức của xã hội đang thay đổi
mạnh mẽ đối với hoạt động tình nguyện và
quyên góp cho cộng đồng. Chính phủ
Singapore đã khuyến khích bằng cách khấu
trừ thuế đối với những cá nhân và tổ chức thực
hiện các khoản quyên góp cho các tổ chức
cung ứng DVXH phi lợi nhuận.
Các nhà lãnh đạo tại các NPO đều cho
rằng từ năm 2010 đến nay, chính phủ
Singapore đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để
1
*********Zhao LiQing, Institute of International Strategie
Studies, Beijing, China (The Nature of Partnerships
with NPOs that contribute to the Balanced and
thúc đẩy phát triển các NPO tại quốc gia này.
Đội ngũ nhân sự tại các NPO ngày càng được
nâng cao chất lượng, họ cho rằng năng suất và
thu nhập của họ tăng lên nhờ tính minh bạch và
công khai theo các quy định của pháp luật tại
Singapore.
Chính phủ yêu cầu các NPO phải
thường xuyên cập nhật thông tin về nhà tài trợ
và các khoản tài trợ. Ngoài ra, các khoản tài trợ
này cần được đánh giá về hiệu quả sử dụng
thông qua các báo cáo định kỳ. Trên thực tế,
đến nay mới chỉ 40% các NPO ở Singapore làm
tốt điều này. Chính phủ cho rằng, nếu các NPO
làm tố hơn nữa trong việc quản lý và minh bạch
thông tin, thì họ sẽ còn nhận được những khoản
tài trợ lớn hơn từ cộng đồng.
Ví dụ điển hình là hai NPO Tổ chức
Ung thư Trẻ em (CCF) và Thực phẩm từ Trái
tim (Food from the Heart ) thường xuyên liên
lạc với các nhà tài trợ của họ và công cấp thông
tin tài chính định kỳ. Tại CCF, các đối tác gây
quỹ thường xuyên được thông báo về các chính
sách gây quỹ và quỹ hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước tất cả các nhà tài trợ về phương
thức điều hay và quản lý tài chính minh bạch.
Những điều này đã giúp thúc đẩy sự tham gia
của nhà tài trợ mạnh hơn vào hai NPO này.
Kinh nghiệm từ Mỹ
Mỹ là quốc gia có số lượng NPO lớn
nhất thế giới, các NPO tại Mỹ hiện diện trong
hầu hết các lĩnh vực cung ứng DVXH như y tế,
giáo dục, văn hóa, khoa học và bảo vệ môi
trường. Các phương pháp quản lý để thúc đẩy
các NPO phát triển tại Mỹ có hiệu quả hơn so
với các quốc gia khác, đa phần các trường đại
Sustainable Social, Economic and Environmental
Development in China)
74 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
học và bệnh viện nổi tiếng tại Mỹ đều là các
NPO.
Các trường tư phi lợi nhuận là các cơ sở
giáo dục hoạt động không vì mục đích làm giàu
cho các nhân, các tài sản của trường phải được
dành cho các mục đích từ thiện mãi mãi, và thu
nhập ròng không được phép trả lại cho chủ sở
hữu hay chia cho các cổ đông dưới hình thức
cổ tức. Các trường tư phát triển mạnh mẽ ở Mỹ,
được cho là nhờ một chính sách thuế rất chiến
lược của Mỹ: khuyến khích những người giàu
hiến tặng cho các công trình nhân đạo, phi lợi
nhuận bằng cách giảm hay miễn thuế trên
thu nhập hay trên lợi nhuận của họ. Một công
hai việc: thay vì trả thuế cao cho chính phủ, họ
được quyền chọn lựa đổ tiền vào cơ sở hay dự
án họ thích, và còn được tôn vinh mãi mãi,
Ngoài ra, chính phủ Mỹ cho phép các
trường phi lợi nhuận được phép tiến hành các
hoạt động tạo lợi nhuận, tuy nhiên những hoạt
động này không thể trở thành các hoạt động
chính của tổ chức và sẽ phải chịu thuế. Nếu như
bị phát hiện các hoạt động kinh doanh vì lợi
nhuận nhiều hơn các hoạt động phi lợi nhuận,
thì NPO này có thể bị tước đi sự công nhận là
tổ chức phi lợi nhuận. Do đó, để không làm ảnh
hưởng đến pháp nhân phi lợi nhuận của tổ chức
mẹ, các NPO thường sẽ thành lập những pháp
nhân vì lợi nhuận, chịu thuế và trực thuộc tổ
chức mẹ phi lợi nhuận.
Các NPO tại Mỹ phải hoạt động không
vì mục địch làm giàu cho các cá nhân, tài sản
của các NPO phải được sử dụng cho các mục
đích phục vụ cộng đồng mãi mãi, thu nhập ròng
không được phép chuyển lại cho chủ sở hữu
hay chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức.
Vì thế, chính phủ Mỹ luôn có những hình thức
hỗ trợ gián tiếp cho các NPO tại quốc gia này
đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và y tế.
3. Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội
Từ nghiên cứu thực tế quản lý và vận hành
của các NPO cung cấp DVXH tại một số quốc
gia trong khu vực và trên thế giới, bài viết rút
ra một số kinh nghiệm như sau:
- Thứ nhất, chính quyền trung ương và
chính quyền địa phương cần tạo điều kiện
thông qua việc xây dựng hệ thống văn bản rõ
ràng và minh bách để khuyến khích sự tham gia
của các NPO vào cung ứng DVXH. Tăng
cường sự giám sát và quản lý để tránh những tổ
chức lợi dụng danh nghĩa phi lợi nhuận để
hưởng các ưu đãi hoặc thực hiện các hoạt động
đi ngược lại với luật pháp.
- Thứ hai, thực hiện đúng chức năng
của nhà nước là người giám sát các hoạt động
cung ứng DVXH, sử dụng hoạt động hỗ trợ
trực tiếp hoặc gián tiếp đối với từng DVXH có
chọn lọc phù hợp với thực tế tại địa phương.
Cho phép các NPO tham gia vào cung cấp tất
cả các DVXH mà pháp luật quy định.
- Thứ ba, trong trường hợp các NPO
thực hiện cung ứng DVXH hiệu quả hơn khu
vực khác, thì cần khuyến khích để dịch chuyển
nguồn lực của xã hội sang cho khu vực này, có
thể thực hiện theo mô hình quản lý công hiên
đại với xu hướng “Nhà nước nhỏ - Xã hội lớn”.
Các quốc gia nêu trên đã từng bước tách hoạt
động sản xuất, kinh doanh ra khỏi hoạt động
quản lý nhà nước, chuyển giao các hoạt động
cung ứng DVXH cho các chủ thể ngoài khu
vực công, nhà nước chỉ làm một số nhiệm vụ
nhất định như: quốc phòng, bảo vệ an ninh
quốc gia, ngoại giao và một số hoạt động mà tư
nhân không thể thực hiện được.
- Các NPO cần xây dựng kế hoạch về
nhân sự cho hoạt động cung ứng DVXH của
mình, vì đã phân các NPO chưa thu hút được
các nguồn lực chất lượng cao do gặp khó khăn
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 75
về tài chính và môi trường làm việc còn nhiều
khó khăn.
Các NPO cần chủ động trong việc công
khai và minh bạch các thông tin về nguồn tài
trợ và việc sử dụng các nguồn tài trợ đó. Tốt
nhất là các NPO nên có báo cáo đánh giá hiệu
quả của việc sử dụng các nguồn tài trợ từ các
cá nhân và tổ chức trong hoạt động phục vụ
cộng đồng.
Tài liệu tham khảo:
1. Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người;Báo
cáo phát triển con người năm 2011, UNDP, 2012
2. Phát triển dịch vụ xã hội ở nước ta đến năm 2020
- một số vấn đề lý luận và thực tiễn; Trần Hậu,
Đoàn Minh Huấn, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2012.
3. Đảm bảo dịch vụ xã hội cơ bản của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Đỗ Thị Hải Hà,
ĐH Kinh tế quốc dân, 2016
4. Public service reforms in Singapore, Janet Tay,
Singapore, 2001
5. Private Education in China, Yu Zang, Issues and
Prospects, Perspectives, Volum 4, No.4,
December, 2003
6. Non-profit organizations: real issues for public
administrators, Valcik, Benavides và
Scruton, ASPA Series in Public Administration
and Public Policy, 2015.
7. Impact of Vision, Strategy, and Human Resource
on Nonprofit Organization Service Performance,
Liao và Huang, Procedia - Social and Behavioral
Sciences Volume 224, 15 June 2016, Pages 20–27,
2016.
Địa chỉ tác giả: Tạp chí Cộng sản
Email: nvuhoang2010@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_nghiem_quoc_te_phat_trien_cac_to_chuc_phi_loi_nhuan_cun.pdf