số quốc gia nâng cao hàng rào bảo hộ thuế quan
và phi thuế quan, cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị
trường xuất khẩu nhằm tránh các cú sốc có thể xảy
ra khi có sự thay đổi chính sách xuất nhập khẩu,
thay đổi chính sách thuế quan và phi thuế quan ở
các thị trường mục tiêu. Việc đẩy mạnh nhập khẩu
các máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu từ các
quốc gia phát triển, các thị trường mục tiêu xuất
khẩu như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản để vừa
có được nguồn linh phụ kiện, nguyên vật liệu đầu
vào đảm bảo chất lượng, có thể đáp ứng nhu cầu
sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cao cấp, vừa nâng
cao được trình độ công nghệ sản xuất và tăng năng
suất lao động, vừa giúp cân bằng cán cân thương
mại, giảm thặng dư thương mại để tránh các xung
đột cũng cần được các doanh nghiệp và các nhà
quản lý quan tâm.
- Trong điều kiện một số quốc gia nâng cao
hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan, các
doanh nghiệp trong nước cần nâng cao ý thức tự
bảo vệ, đồng thời tích cực đấu tranh chống hiện
tượng hàng giả, hàng nhái, hàng gian lận thương
mại, hàng đội lốt thương hiệu, giả mạo xuất xứ
Việt Nam để xuất khẩu vào các quốc gia đã ký
kết các Hiệp định tự do thương mại hoặc đã dành
cho hàng Việt Nam các ưu đãi. Việc Hoa Kỳ đánh
thuế rất cao (456,23%) vào một số nhóm mặt hàng
thép không rỉ có nguồn gốc Đài Loan, Hàn Quốc
và điều tra về mặt hàng nhôm đã đặt hàng loạt
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị
trường Hoa Kỳ trước sự kiểm tra ngặt nghèo và
các cảnh báo nghiêm trọng.
Năm 2020 là năm bản lề để nền kinh tế bước
vào thời kỳ mới 2021-2025 và cho cả giai đoạn
2021-2030. Với những thắng lợi toàn diện trong
năm 2019 và những bài học kinh nghiệm được rút
ra trong điều hành và quản lý, với sự nỗ lực của
các doanh nghiệp và sự quyết tâm của cả hệ thống
chính trị, tin rằng, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm
2020 sẽ được hoàn thành toàn diện và vượt mức./.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế Việt Nam năm 2019 và biện pháp thực hiện các chỉ tiêu năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
TAØI CHÍNH VÓ MOÂSoá 01 (198) - 2020
1. Những thành tựu kinh tế năm 2019
Mặc dù nền kinh tế thế giới có xu hướng tăng
trưởng chậm lại bởi cuộc chiến thương mại Mỹ
- Trung, các bất đồng và căng thẳng thương mại
Nhật Bản - Hàn Quốc, căng thẳng thương mại giữa
Mỹ và một số quốc gia trong EU, Thổ Nhĩ Kỳ,
Theo số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê,
nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP
khoảng 7,02%, vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra và
là mức tăng trưởng cao trong những năm qua.
Tăng trưởng kinh tế cao, nhưng quan trọng
không kém là kinh tế vĩ mô vẫn ổn định, chỉ số
giá tiêu dùng CPI khoảng 2,79%, chỉ số lạm phát
cơ bản được kiểm soát ở mức khoảng 2,01%. Thu
NSNN dự tính vượt so với kế hoạch là 3,4%, trong
đó thu nội địa tăng 5,8%, thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu gần như năm 2018, còn thu từ dầu thô
và thu từ viện trợ chỉ đạt khoảng 80% so với năm
2018. Đáng chú ý, trong cơ cấu nguồn thu đã có sự
chuyển biến tích cực khi thu từ nội địa đã chiếm
trên 84% tổng thu NSNN. Thâm hụt ngân sách nhà
nước ở mức thấp so với các năm trước, chỉ khoảng
3,4% GDP. Nợ công của Việt Nam năm 2019 theo
báo cáo của Bộ Tài chính trước Quốc hội giảm
bằng 56,1% GDP, nợ Chính phủ ở mức 49,2%
GDP, nợ nước ngoài khoảng 45,8% GDP, đảm bảo
trong giới hạn Quốc hội cho phép và thấp hơn dự
kiến trong kế hoạch tài chính trung hạn. Tổng kết
năm 2019, tỉ giá VND/USD tăng dưới 2,0%.
Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển toàn diện
hơn. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế,
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng
2,01% (năm 2018 tăng 3,76%), đóng góp 4,6%
vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp
và xây dựng tăng 8,9%, đóng góp 50,4%; khu vực
dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%. Khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng thấp
do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng
suất và sản lượng cây trồng. Ngành chăn nuôi thiệt
hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi. Các hàng hóa
nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá
xuất khẩu sụt giảm. Trong đó, ngành nông nghiệp
tăng 0,61%, thấp nhất trong giai đoạn 2012-2019,
đóng góp 0,07% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng
thêm của toàn nền kinh tế. Điểm sáng của khu vực
này là ngành thủy sản đạt kết quả khá với mức tăng
6,3%, đóng góp 0,21%; ngành lâm nghiệp tăng
4,98% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng
góp 0,04%.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng,
ngành công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá
8,86%, đóng góp 2,91% vào tốc độ tăng tổng giá
trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Công nghiệp
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2019 VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
CÁC CHỈ TIÊU NĂM 2020
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh*
Ngày nhận bài: 4/12/2019
Ngày chuyển phản biện: 6/12/2019
Ngày nhận phản biện: 19/12/2019
Ngày chấp nhận đăng: 23/12/2019
Kinh tế Việt Nam năm 2019 tương đối khởi sắc theo chiều hướng phát triển mạnh mẽ ở tất cả các phương
diện. Về cơ bản, Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi toàn diện và vượt mức các mục tiêu kế hoạch năm 2019
do Quốc hội đề ra. Để thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2020 cần có những biện pháp kiên
quyết và sát thực với nền kinh tế.
• Từ khóa: thành tựu kinh tế 2019, biện pháp thực hiện các chỉ tiêu kinh tế 2020.
Vietnam’s economy in 2019 is relatively
prosperous in the direction of robust development
in all aspects. Basically, Vietnam has achieved a
comprehensive victory and exceeded the 2019
plan targets set by the National Assembly. In order
to realize the planned targets in year 2020, it is
necessary to have resolute and realistic measures
to the economy.
• Keywords: economic achievements in 2019,
measures to implement economic targets 2020.
* Học viện Tài chính
18 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng
của khu vực này, là động lực chính của tăng trưởng
toàn nền kinh tế với mức tăng cao 11,29%, đóng
góp 2,33%. Ngành công nghiệp khai khoáng tăng
1,29%, đóng góp 0,09%. Ngành xây dựng duy trì
mức tăng trưởng khá với tốc độ 9,1%, đóng góp
0,66%.
Khu vực dịch vụ năm nay tăng khoảng 7,3%,
cao hơn mức tăng 6,75% của cùng kỳ năm 2018.
Dịch vụ du lịch tăng trưởng mạnh mẽ. Trong năm
2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt
18,008 triệu lượt người, tăng 16,2% so với 2018.
Doanh thu từ hoạt động du lịch tăng khoảng 12,2%
so với cùng kỳ năm 2018 do một số địa phương có
thế mạnh về du lịch đã triển khai các chương trình
quảng bá thu hút khách trong và ngoài nước. Trong
khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch
vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá
trị tăng thêm như: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,82%
so với 2018 là ngành có tốc độ tăng trưởng cao thứ
2 trong khu vực dịch vụ, nhưng là ngành trong khu
vực dịch vụ có đóng góp lớn nhất vào mức tăng
tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,96%);
hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng
8,62%, đóng góp 0,56%; dịch vụ lưu trú và ăn
uống tăng 6,71%, đóng góp 0,28%; ngành vận tải,
kho bãi tăng cao nhất với mức 9,12%, đóng góp
0,3%.
Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,06% GDP;
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%;
khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% (cơ cấu tương
ứng của cùng kỳ năm 2018 là: 14,68%; 34,23%;
41,12%; 9,97%).
Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện rõ
nét. Năm 2019, đóng góp của năng suất các nhân tố
tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 46,11%,
bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 44,46%, cao
hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai
đoạn 2011-2015. Năng suất lao động của toàn nền
kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ước tính đạt
110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4.791
USD/lao động, tăng 272 USD so với năm 2018);
theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 6,2% do
lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có
việc làm năm 2019 tăng cao.
Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng
lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế. Chỉ số
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm
từ mức 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,97
năm 2018; năm 2019 ước tính đạt 6,07. Bình quân
giai đoạn 2016-2019 hệ số ICOR đạt 6,14, thấp
hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015.
Trong năm qua, nền kinh tế đã lấy xuất khẩu
làm động lực với mức tăng trưởng xuất khẩu tương
đối ấn tượng với mức tăng cao khoảng 8,1% (vượt
chỉ tiêu tăng trưởng 7-8% do Quốc hội đề ra) và
kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng khoảng 7,0%
(trong đó nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất chiếm
hơn 91%).
Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 đã vượt
mức 517 tỷ USD. Trong kim ngạch xuất khẩu năm
2019, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên
1 tỷ USD, chiếm tới 91,6% tổng kim ngạch xuất
khẩu; trong đó có 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên
10 tỷ USD (chiếm 59,6%) là: điện thoại và linh
kiện đạt 48,7 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh
kiện đạt 32,4 tỷ USD; hàng dệt may đạt 29,9 tỷ
USD; giày dép đạt 16,5 tỷ USD; máy móc thiết
bị, dụng cụ phụ tùng đạt 16,5 tỷ USD. Đây là đặc
điểm rất đáng chú ý của xuất khẩu năm 2019, đó là
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chủ yếu là các mặt
hàng thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo và hàng
hóa công nghệ cao.
Năm 2019 cũng ghi nhận một kỷ lục khi xuất
siêu xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức cao khoảng
9,9 tỷ USD. Cán cân vãng lai thương mại, dịch vụ
tiếp tục thặng dư ước khoảng 5,2 tỷ USD, cao hơn
nhiều năm 2018. Đặc biệt xuất khẩu thủy sản và
rau, củ, quả đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Xuất
khẩu nông, lâm sản vẫn đạt mức ấn tượng trên 41,5
tỉ USD.
Năm 2019, khu vực kinh tế trong nước chuyển
biến tích cực khi đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu 17,7%, cao hơn nhiều so với khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài (chỉ tăng trưởng 4,2%), với
tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên
so với năm 2018, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của
khu vực kinh tế trong nước mới đạt xấp xỉ 45% so
với khu vực FDI (tức kim ngạch xuất khẩu của các
DN trong nước chỉ chiếm khoảng 31,2% tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước).
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư), năm 2019, vốn đầu tư nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với
cùng kỳ năm 2018. Trong đó, giải ngân vốn đầu tư
đạt về vốn đăng ký góp mới, cả nước có 3.883 dự
TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Soá 01 (198) - 2020
19Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
TAØI CHÍNH VÓ MOÂSoá 01 (198) - 2020
án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với
16,75 tỷ USD, bằng 93,2% so với cùng kỳ năm
2018. Bên cạnh đó, có 1.381 lượt dự án đăng ký
điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 18,1% so với cùng kỳ
năm 2018. Tổng vốn đăng ký điều chỉnh là 5,8 tỷ
USD, bằng 76,4% so với cùng kỳ năm 2018. Về
vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt
15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm
2018 và chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký.
Vốn FDI thực hiện trong năm 2019 cao kỷ lục
với mức giải ngân hơn 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so
với cùng kỳ năm 2018.
Kinh tế tư nhân đã thực sự trở thành một động
lực tăng trưởng của nền kinh tế. Với sự quan tâm
của Chính phủ và các cơ quan hữu quan, khu vực
kinh tế tư nhân đã ngày càng được đối xử bình
đẳng, được tạo môi trường kinh doanh năng động
và có đóng góp ngày càng lớn trong GDP, giải
quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Khu vực đầu tư tư nhân trong năm 2019 đã
có bước phát triển mạnh mẽ, chiếm đến 46% tổng
đầu tư xã hội. Về cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội,
đầu tư của khu vực tư nhân năm 2019 chiếm 46%,
của khu vực nhà nước đạt 31% và khu vực FDI
đạt 23%. Năm 2019 có 138.100 doanh nghiệp mới
thành lập (tăng 5,2% so với năm 2018) với tổng số
vốn đăng ký là 1.730,2 nghìn tỷ đồng (tăng 17,1%
so với 2018), bình quân 1 doanh nghiệp là 12,5 tỷ
đồng (tăng 15,9% so với 2018), tạo việc làm cho
1.254,2 nghìn lao động; có 39.400 doanh nghiệp
tạm dừng hoạt động quay lại kinh doanh, tăng
15,9% so với 2018; có 28.700 DN tạm ngừng hoạt
động (tăng 5,9% so với 2018) và 16,8 nghìn DN
giải thể (tăng 3,2% so với 2018).
Trong năm 2019, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định.
Dưới sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Bộ
Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, giá trị đồng
tiền Việt Nam đã có mức ổn định cao trong điều
kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, tỷ
giá các đồng tiền trong khu vực và trên thế giới
có những thời gian có sự tăng giảm đột biến. Việc
điều hành tỷ giá của NHNN Việt Nam đã có nhiều
chuyển biến. Tỷ giá của đồng Việt Nam tương
đối độc lập so với các đồng tiền nhờ tỷ trọng của
một nhóm các đồng tiền trong việc xác định tỷ giá
trung tâm. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD
biến động năm 2019 tăng dưới 2%. Mức độ lạm
phát CPI thấp, cả năm chỉ là 2,79%, chỉ số lạm
phát cơ bản được kiểm soát ở mức khoảng 2,01%.
Theo WB, lượng kiều hối về Việt Nam năm
2019 ước đạt 16,7 tỷ USD, tương đương 6,4%
GDP và thuộc nhóm 10 quốc gia nhận kiều hối
nhiều trong năm 2019. Đặc biệt dự trữ ngoại hối
được củng cố và tăng cao kỷ lục ở mức hơn 73 tỉ
USD (tương đương 15 tuần nhập khẩu). Đây là sự
ổn định cần thiết của thị trường tài chính - tiền tệ
và được các nhà đầu tư trong nước và trên thế giới
đánh giá cao, giúp thu hút lượng vốn đầu tư nước
ngoài đáng kể trong điều kiện có sự giảm sút của
dòng vốn này trên thế giới.
Tính cả năm 2019, tín dụng ngân hàng cho nền
kinh tế đã tăng khoảng 12,1% so với cuối năm
2018 (năm 2018 tăng trưởng tín dụng là 13,3%).
Điểm khác biệt là tín dụng tăng ngay từ đầu năm,
trải đều qua các tháng thay vì dồn toa vào cuối năm
như trước đây. Quan trọng hơn, hiệu quả tín dụng
đối với tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng cải
thiện. Tính toán cho thấy, tốc độ tăng tín dụng cần
thiết cho 1% tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống
nhanh chóng từ trên 2,2% năm 2017 xuống mức
bình quân 1,72% năm 2019. Ngày càng có nhiều
ngân hàng và doanh nghiệp mở rộng huy động vốn
cho sản xuất, kinh doanh từ việc huy động vốn trên
thị trường tài chính - tiền tệ. Tăng trưởng vốn huy
động từ thị trường chứng khoán thông qua phát
hành trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu bổ sung
vốn đạt mức tăng trưởng ấn tượng với hơn 33%.
Bên cạnh đó, việc xử lý các yếu điểm của nền
kinh tế trong thời gian trước đây còn tồn đọng đã
được đẩy mạnh, đặc biệt là công tác xử lý các dự
án lớn không có hiệu quả hoặc là dây dưa kéo dài
đã được thực hiện một cách quyết liệt và bước
đầu đã cho kết quả khả quan. Việc siết chặt đầu tư
công, thực hiện khoán xe công, tiết kiệm chi tiêu
NSNN đã được thúc đẩy. Cơ cấu chi NSNN cũng
có những thay đổi tích cực. Chi thường xuyên đã
có xu hướng giảm còn 60,5% tổng chi NSNN; chi
đầu tư phát triển hiện chiếm 25,9%; chi trả nợ gốc
chiếm 11,85%; chi trả lãi vay chiếm 7,62% chi
NSNN.
Công cuộc đấu tranh chống tham nhũng cũng
đã trở thành một trong những vấn đề lớn, góp phần
thúc đẩy hoạt động kinh tế đi vào đúng quỹ đạo
của nền kinh tế thị trường.
Trong năm 2019, môi trường đầu tư, sản xuất
kinh doanh đã có những chuyển biến lớn. Thêm
nhiều điều kiện kinh doanh bất hợp lý đã được các
Bộ, ngành xem xét, tiếp tục xóa bỏ. Đặc biệt, theo
20 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Bộ NN&PTNT, lĩnh vực nông nghiệp hiện có 272
điều kiện kinh doanh; đã bãi bỏ, sửa đổi theo hướng
đơn giản hóa 251 điều kiện kinh doanh, trong đó
bãi bỏ 115 điều kiện kinh doanh; 136 điều kiện
kinh doanh đã được đơn giản hóa, tỷ lệ cắt giảm đạt
72,7%. Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng năng
lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam tăng
10 bậc, lên thứ 67/141 nền kinh tế được xếp hạng.
2. Những chỉ tiêu tăng trưởng và biện pháp
chủ yếu cho nền kinh tế năm 2020
Để hoàn thành kế hoạch năm cuối cùng của
giai đoạn 2016-2020 và chuẩn bị bước vào giai
đoạn mới 2021-2025 và tạo tiền đề cho cả giai
đoạn 2021-2030, dựa trên dự báo tình hình biến
động của nền kinh tế thế giới, sự biến động của
thị trường tài chính - tiền tệ thế giới, dựa trên khả
năng và các điều kiện của nền kinh tế Việt Nam,
Quốc hội đã thông qua 12 chỉ tiêu cơ bản cho năm
2020. Trong đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP)
tăng khoảng 6,8%; Tốc độ tăng giá bình quân
(CPI) dưới 4%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng
khoảng 7%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch
xuất khẩu dưới 3%; Tổng vốn đầu tư phát triển
toàn xã hội khoảng 33-34% GDP Đây được cho
là những chỉ tiêu tương đối cao và khá thách thức
của nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và
nền kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều khó
khăn, rủi ro lớn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm nỗ
lực của mọi người dân, mọi chủ thể kinh tế, sự chỉ
đạo kiên quyết của Chính phủ và những bài học
kinh nghiệm trong những năm gần đây, có thể tin
tưởng rằng các chỉ tiêu này sẽ được hoàn thành và
hoàn thành vượt mức trong năm 2020.
Để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền
vững nhằm đạt được các chỉ tiêu đã được đề ra
trong năm 2020 cần thực hiện đồng bộ hàng loạt
các biện pháp, trong đó cần nhấn mạnh các biện
pháp cơ bản là:
- Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo
nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững. Đặc
biệt, cần theo dõi sát tình hình biến động của nền
kinh tế thế giới và thị trường tài chính - tiền tệ,
chủ động, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá
hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của
nền kinh tế, từng bước ổn định và nâng cao giá trị
đồng Việt Nam. Theo dõi, quản lý và giám sát các
biến động trên thị trường BĐS và thị trường chứng
khoán để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời,
tránh để xảy ra các biến động bất thường tác động
xấu đến nền kinh tế. Tăng cường kiểm tra, giám sát
hoạt động giá cả, thị trường, đảm bảo ổn định mặt
bằng giá cả. Cần tích cực cơ cấu lại thu chi NSNN,
giảm tới mức thấp nhất thâm hụt ngân sách, đẩy
mạnh cải cách chính sách thuế, tái cấu trúc và tăng
cường hiệu quả chi tiêu công, tích cực giảm thiểu
thâm hụt NSNN, giảm bền vững tỷ trọng nợ công
và nợ nước ngoài trên GDP.
- Đẩy mạnh cải cách cơ cấu nền kinh tế thực
chất hơn, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình
tăng trưởng dựa vào ứng dụng khoa học công
nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả
quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn
lực của nền kinh tế. Cần phải coi việc ứng dụng
công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất, kinh
doanh, nâng cao năng suất và chất lượng lao động
là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
trong năm 2020 để tạo bàn đạp cho việc đẩy mạnh
thực hiện đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi mô hình
sản xuất kinh doanh của nền kinh tế cho cả giai
đoạn 2020-2030.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tích
cực thực hiện chuyển đổi số đồng bộ trong các
hoạt động quản lý nhà nước, thực hiện Chính phủ
điện tử và chế độ “một cửa”, tiếp tục hoàn thiện
môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, giảm tới
mức tối đa các chi phí chính thức và phi chính
thức trong đăng ký hoạt động kinh doanh, trong
các hoạt động tiếp cận thị trường, tạo môi trường
phát triển công bằng, minh bạch giữa các khu vực
kinh tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và nền kinh tế.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân được coi
như một động lực mới giúp thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển bền vững nền kinh tế trong giai đoạn
tăng tốc của nền kinh tế để vượt qua bẫy thu nhập
trung bình. Trong thời gian vừa qua, khu vực kinh
tế tư nhân đã có sự tăng trưởng bứt phá trên nhiều
lĩnh vực, đóng góp khoảng 33% tổng nguồn vốn
đầu tư toàn xã hội, tạo ra trên 42% GDP của đất
nước, nhưng vẫn còn nhiều rào cản và sự đối xử
chưa hợp lý để khu vực này được phát triển bình
đẳng. Cần tập trung vào các DN tư nhân lớn, kích
họ lên thành những đầu tàu, dẫn dắt kết nối được
các DN vừa và nhỏ hình thành mạng lưới, dây
chuyền sản xuất kinh doanh, đặc biệt phát triển các
DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Từ
các DN đầu tàu này, chính các DN nhỏ và vừa sẽ
TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Soá 01 (198) - 2020
21Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
TAØI CHÍNH VÓ MOÂSoá 01 (198) - 2020
có động lực để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đủ
tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu trong nước và
xuất khẩu. Việc tạo cơ hội để DN vừa và nhỏ trong
nước tham gia vào chuỗi cung ứng đã từng được
kỳ vọng vào khối FDI, nhưng đã không thành
công. Nay nếu các DNTN trong nước có thể trở
thành các đầu tàu như vậy, thì cần có các chính
sách hỗ trợ đặc biệt để họ lớn mạnh.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các
DNNN theo cơ chế thị trường với những DN mà
nhà nước cần nắm giữ với vai trò quản lý và điều
tiết nền kinh tế; tích cực, chủ động phân loại và
đẩy mạnh cổ phần hóa những doanh nghiệp mà
nhà nước không cần nắm giữ, trao cơ hội để các
DN tư nhân có thể tham gia bình đẳng, công khai,
minh bạch trong một số lĩnh vực như xây dựng cơ
sở hạ tầng, cung cấp điện, nước, xăng dầu theo
cơ chế thị trường. Nâng cao hiệu quả đầu tư công
và hiệu quả chi NSNN, nhằm tạo cơ sở hạ tầng tốt
nhất, phù hợp nhất cho sự phát triển của nền kinh
tế trong giai đoạn 2020 2030.
- Trong năm 2020, theo dự đoán của IMF, WB
và nhiều nhà kinh tế, nền kinh tế thế giới sẽ gặp
nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có xu
hướng chậm lại, giao thương hàng hóa, dịch vụ có
thể sụt giảm. Để thực hiện được các mục tiêu đã đề
ra, các doanh nghiệp cần tích cực, chủ động nâng
cao năng lực cạnh tranh, đổi mới máy móc thiết bị
và dây chuyền công nghệ, tăng cường ứng dụng
tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng
sản phẩm hàng hóa. Đồng thời, các doanh nghiệp
cần đẩy mạnh liên kết để tạo ra chuỗi sản xuất,
chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, đáp
ứng các đòi hỏi của các đối tác trong các FTA để
được hưởng các ưu đãi do các Hiệp định này đem
lại. Việc xem xét, thích ứng và tận dụng các cơ hội
để tăng trưởng theo các cam kết của các FTA cần
được các doanh nghiệp, các ngành nghề của nền
kinh tế Việt Nam quan tâm nhiều hơn nữa.
- Với khả năng tăng trưởng ngoại thương toàn
cầu có xu hướng giảm sút, trong điều kiện một
số quốc gia nâng cao hàng rào bảo hộ thuế quan
và phi thuế quan, cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị
trường xuất khẩu nhằm tránh các cú sốc có thể xảy
ra khi có sự thay đổi chính sách xuất nhập khẩu,
thay đổi chính sách thuế quan và phi thuế quan ở
các thị trường mục tiêu. Việc đẩy mạnh nhập khẩu
các máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu từ các
quốc gia phát triển, các thị trường mục tiêu xuất
khẩu như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản để vừa
có được nguồn linh phụ kiện, nguyên vật liệu đầu
vào đảm bảo chất lượng, có thể đáp ứng nhu cầu
sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cao cấp, vừa nâng
cao được trình độ công nghệ sản xuất và tăng năng
suất lao động, vừa giúp cân bằng cán cân thương
mại, giảm thặng dư thương mại để tránh các xung
đột cũng cần được các doanh nghiệp và các nhà
quản lý quan tâm.
- Trong điều kiện một số quốc gia nâng cao
hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan, các
doanh nghiệp trong nước cần nâng cao ý thức tự
bảo vệ, đồng thời tích cực đấu tranh chống hiện
tượng hàng giả, hàng nhái, hàng gian lận thương
mại, hàng đội lốt thương hiệu, giả mạo xuất xứ
Việt Nam để xuất khẩu vào các quốc gia đã ký
kết các Hiệp định tự do thương mại hoặc đã dành
cho hàng Việt Nam các ưu đãi. Việc Hoa Kỳ đánh
thuế rất cao (456,23%) vào một số nhóm mặt hàng
thép không rỉ có nguồn gốc Đài Loan, Hàn Quốc
và điều tra về mặt hàng nhôm đã đặt hàng loạt
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị
trường Hoa Kỳ trước sự kiểm tra ngặt nghèo và
các cảnh báo nghiêm trọng.
Năm 2020 là năm bản lề để nền kinh tế bước
vào thời kỳ mới 2021-2025 và cho cả giai đoạn
2021-2030. Với những thắng lợi toàn diện trong
năm 2019 và những bài học kinh nghiệm được rút
ra trong điều hành và quản lý, với sự nỗ lực của
các doanh nghiệp và sự quyết tâm của cả hệ thống
chính trị, tin rằng, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm
2020 sẽ được hoàn thành toàn diện và vượt mức./.
Tài liệu tham khảo:
Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và
năm 2019.
h t t p s : / / w w w. g s o . g o v. v n / d e f a u l t . a s p x ? t a b i d =
621&ItemID=19454
Báo cáo tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020
của Bộ Tài chính.
Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 tháng
năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Pages/tinbai.aspx?idTin=44665&idcm=208
Xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 - Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
44686&idcm=54
Thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê về số liệu thống
kê quý IV và năm 2019 - Hà Nội, 27/12/2019.
h t t p s : / / w w w . g s o . g o v . v n / D e f a u l t .
aspx?tabid=382&idmid=&ItemID=19453
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_te_viet_nam_nam_2019_va_bien_phap_thuc_hien_cac_chi_tie.pdf