Kỹ năng trình bày ý kiến của điều tra viên khi tham dự phiên tòa xét xử vụ án hình sự

Đối với trường hợp thừa nhận bị cáo phạm tội theo đúng tội danh, điều khoản của VKS đã truy tố nhưng quá trình điều tra, truy tố, xét xử có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên đề nghị HĐXX tạm hoãn phiên tòa, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung: Về nguyên tắc, toàn bộ quá trình điều tra đều đặt dưới sự kiểm sát của VKS nên nếu các vi phạm được nêu ra trước tiên trách nhiệm tranh luận vẫn thuộc về KSV trực tiếp thực hành quyền công tố tại phiên tòa. Nếu được hỏi, ĐTV phải tranh luận rõ xem những vi phạm đó là những vi phạm gì (lưu ý chỉ trả lời nếu vi phạm thủ tục tố tụng nêu ra thuộc giai đoạn điều tra). ĐTV phân tích những quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản dưới luật (đặc biệt nghiên cứu kỹ Thông tư liên tịch 02/2017/TTLTVKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung) để xác định xem những vấn đề đó có phải là vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay không? ĐTV làm rõ vấn đề này sẽ giúp KSV và HĐXX đánh giá mức độ, tính chất vi phạm đó để xác định đây có phải là căn cứ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung hay không, hay có thể khắc phục được tại phiên tòa. Tóm lại, có thể nói, kỹ năng của ĐTV khi tham gia phiên tòa hình sự rất đa dạng, các kỹ năng này có một giá trị rất lớn giúp cho ĐTV tham gia trình bày ý kiến tại tòa có hiệu quả. Tuy nhiên, để các kỹ năng được bộc lộ, áp dụng một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên thì ĐTV phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện. Mặt khác, cần triển khai các giải pháp tích cực góp phần hoàn thiện kỹ năng tham gia phiên tòa cho ĐTV như thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, tổng kết nhận xét, đánh giá những mặt được và chưa được của việc tham gia phiên tòa, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng. để góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian tới./.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng trình bày ý kiến của điều tra viên khi tham dự phiên tòa xét xử vụ án hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 KỸ NĂNG TRÌNH BÀY Ý KIẾN CỦA ĐIỀU TRA VIÊN KHI THAM DỰ... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 Trong tiến trình cải cách tư pháp, để tăng cường tranh tụng tại phiên tòa nhằm đạt được mục đích của tố tụng hình sự là phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, đòi hỏi các bên khi tham gia tranh tụng và các chủ thể có liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự ở tất cả các giai đoạn tố tụng, trong trường hợp cần thiết, đều phải thể hiện được trách nhiệm và vai trò của mình ngay tại phiên tòa. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/01/2005 đã nêu rõ “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.1 Hiện thực hóa chủ trương này, lần đầu tiên trong lịch sử 1 Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 KỸ NĂNG TRÌNH BÀY Ý KIẾN CỦA ĐIỀU TRA VIÊN KHI THAM DỰ PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ NGUYỄN XUÂN HƯỞNG* * Tiến sĩ, Trưởng khoa Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Kiểm sát, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Điều tra viên (ĐTV) là người trực tiếp thực hiện hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án ngay từ giai đoạn đầu của quá trình điều tra nên nắm rõ nhất các tình tiết của vụ án. Bởi vậy, sự có mặt của ĐTV tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm để làm rõ các tình tiết của vụ án một cách khách quan, đầy đủ và thuyết phục ngay tại phiên tòa. Tuy nhiên, đây là điểm mới lần đầu tiên được quy định trong Tố tụng hình sự nên khi thực hiện các ĐTV còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Bài viết tập trung phân tích, luận giải và cung cấp những kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất giúp các ĐTV tham khảo, vận dụng trong thực tiễn khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Từ khóa: Điều tra viên, kỹ năng trình bày ý kiến, phiên tòa hình sự. Ngày nhận bài: 26/5/2019; Ngày biên tập xong: 24/12/2019; Ngày duyệt đăng: 24/12/2019. Investigators who directly investigate, collect evidence and documents from the first stages of investigation understand all criminal cases’ facts. Therefore, their appearance at criminal trials plays an improtant role to shed light on the facts objectively, comprehensively and persuasively. However, that new point first prescribed in criminal proceedings also causes difficulties in implementation for investigators. The article focuses on analyzing and providing foundamental skills to support them when attending to criminal trials. Keywords: Investigators, presentation skill, criminal trials. 21Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 NGUYỄN XUÂN HƯỞNG lập pháp về tố tụng hình sự, ĐTV được quy định phải có mặt tại phiên tòa để trình bày ý kiến của mình liên quan đến phần công việc đã trực tiếp thực hiện trước đó khi cần thiết và có triệu tập của Hội đồng xét xử (HĐXX). Với chức năng, nhiệm vụ của mình, ĐTV là người đã thực hiện nhiệm vụ điều tra, thu thập chứng cứ, làm rõ các tình tiết của vụ án ở những giai đoạn đầu của quá trình giải quyết vụ án, làm căn cứ để Viện kiểm sát (VKS) truy tố và Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Điều đó đồng nghĩa với việc ĐTV cũng chính là người nắm rõ nhất các tình tiết, các sự kiện xảy ra trong giai đoạn điều tra. Sự có mặt của ĐTV tại phiên tòa được quy định tại Điều 296 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó, “Trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án”. Quy định mới này góp phần khẳng định quyền và nguyên tắc tranh tụng được đảm bảo phát huy trên thực tiễn. Có thể nói, kể từ thời điểm vụ án được đưa ra xét xử, nhiệm vụ điều tra của ĐTV về cơ bản đã tạm thời kết thúc. Nhưng khi vụ án được đưa ra xét xử cũng đồng nghĩa với việc hoạt động buộc tội của Cơ quan điều tra (CQĐT) tiếp tục được duy trì, không bị gián đoạn (do không bị đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án) và VKS là cơ quan đóng vai trò chính trong việc tiếp tục thực hiện hoạt động buộc tội đó tại phiên tòa. Do đó, BLTTHS chỉ quy định trong trường hợp xét thấy sự có mặt của ĐTV là cần thiết cho hoạt động xét xử, giải quyết vụ án thì HĐXX mới triệu tập ĐTV đến phiên tòa để làm rõ các vấn đề của vụ án. Mục đích sự có mặt của ĐTV tại phiên tòa hình sự, theo Điều 317 BLTTHS thì “Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng yêu cầu Điều tra viên trình bày ý kiến để làm rõ những quyết định, hành vi tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử”. Như vậy, việc tham gia phiên tòa của ĐTV khác với Kiểm sát viên (KSV), bởi trong tranh tụng, KSV có vị trí, vai trò rất quan trọng, là bên buộc tội, đại diện cho Nhà nước giữ quyền công tố trước Tòa án để tranh luận, đối đáp với bị cáo, người bào chữa. Nói cách khác, KSV là chủ thể trực tiếp thực hiện việc tranh tụng để bảo vệ quan điểm buộc tội của mình, trên cơ sở các tình tiết của vụ án đã được làm rõ trong giai đoạn điều tra, truy tố. Ngoài việc thực hiện vai trò công tố, KSV còn là người đại diện Nhà nước kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của HĐXX, góp phần giúp cho Tòa án ra bản án, quyết định đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Còn ĐTV, chỉ khi cần thiết được triệu tập tham gia phiên tòa nhằm trình bày, trả lời các câu hỏi khi có yêu cầu, không đặt nặng vấn đề buộc tội, đối đáp như đối với KSV và chủ yếu để xác định lại một sự kiện, hành vi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tố tụng mà chưa rõ hoặc có xuất hiện những mâu thuẫn tại tòa. Việc triệu tập ĐTV đến phiên tòa có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình giải quyết vụ án, bởi khi phiên tòa được xét xử công khai, tinh thần tranh tụng được đề cao thì bất kỳ một tình tiết, tài liệu, nội dung nào của vụ án cũng cần được làm rõ và thể hiện công khai. Đặc biệt, khi bị cáo phản cung hoặc luật sư bào chữa cho bị cáo phản đối kết luận của CQĐT là không có căn cứ thì 22 KỸ NĂNG TRÌNH BÀY Ý KIẾN CỦA ĐIỀU TRA VIÊN KHI THAM DỰ... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 ĐTV cần phải có mặt để làm rõ về những nội dung kết luận của CQĐT. Trên thực tế, việc có mặt ĐTV tại phiên tòa thông thường do bị cáo, luật sư của bị cáo yêu cầu HĐXX triệu tập. Các nội dung liên quan phổ biến là do bên bị buộc tội nêu ý kiến có sự bất lợi từ quá trình điều tra của ĐTV cho bị cáo hoặc thân chủ trong trường hợp bị cáo phản cung khi xét hỏi; trường hợp bị cáo kêu oan vì bị bức cung, dùng nhục hình, mớm cung; các biên bản lấy lời khai, hỏi cung và biên bản tố tụng của ĐTV không khách quan, vô tư nên yêu cầu làm rõ; các thông tin khác liên quan đến việc thu giữ các vật chứng và chứng cứ trong quá trình điều tra... Ví dụ như trong vụ án “chạy thận” xét xử bị cáo Hoàng Công Lương và các bị cáo tại Hòa Bình, ĐTV được triệu tập để HĐXX hỏi rõ về tình tiết thu giữ sổ giao ban của ca trực, bởi thời điểm thu giữ có những mâu thuẫn với lời khai của các bên liên quan. Đây là tình tiết vô cùng quan trọng để chứng minh lỗi của bị cáo Hoàng Công Lương. Hơn nữa, nếu trường hợp ĐTV không có mặt theo triệu tập của HĐXX, có mặt nhưng không giải thích hoặc giải thích nhưng không làm rõ và không thể khẳng định được những nội dung trong kết luận thì HĐXX có quyền coi đó như là một tài liệu để xem xét; đồng thời việc đưa ra phán quyết trên tinh thần đề cao pháp luật nhằm tránh sai sót hoặc gây bất lợi cho bị cáo. Việc triệu tập ĐTV có mặt tại phiên tòa để trình bày ý kiến khi cần thiết sẽ giúp HĐXX hiểu rõ và nhận định đúng bản chất khách quan của sự việc; đưa ra quyết định được chính xác, tránh những sai sót; đồng thời có thể giúp cơ quan tố tụng khắc phục, sửa đổi, bổ sung kịp thời các vấn đề còn thiếu sót liên quan đến vụ án ngay tại phiên tòa. Điều này là hết sức cần thiết bởi giai đoạn khởi tố, điều tra là những hoạt động đầu tiên của quá trình tố tụng, yếu tố tranh tụng chưa thực sự hiện hữu nên vẫn có khả năng tiềm ẩn những sai sót và nguy cơ lạm quyền, xâm phạm quyền con người, quyền công dân... Vì vậy, ngay sau khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành, rất nhiều vụ án khi đưa ra xét xử, HĐXX đã đồng ý với yêu cầu của người tham gia tố tụng tiến hành triệu tập ĐTV tới trình bày ý kiến. Điển hình là vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”, HĐXX Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã triệu tập ĐTV đến phiên tòa để làm rõ một số vấn đề của vụ án trong giai đoạn điều tra. Trong vụ án này, việc có mặt của ĐTV đã làm rõ được vì sao ở trang 25 bản cáo trạng và trong nội dung của bản kết luận điều tra có đoạn: “Quá trình điều tra bị can khai báo không thành khẩn, quanh co chối tội. Sau khi phạm tội bị can đã bỏ trốn gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra là những tình tiết cần xem xét để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc”. Hay trong vụ xét xử vụ án xảy ra tại Ngân hàng Agribank, Chi nhánh Mạc Thị Bưởi (nay là Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn), Thành phố Hồ Chí Minh với 9 bị cáo bị xét xử hai tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong các tổ chức tín dụng”, HĐXX đã chấp nhận yêu cầu của luật sư và triệu tập các ĐTV Trịnh Quang Thái, Hà Hồng Hoa đến phiên tòa để trình bày về sự thật của Biên bản ghi lời khai ngày 28/7/2015.2 2 Xem: https://dantri.com.vn/phap-luat/tra-ho-so- 23Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 NGUYỄN XUÂN HƯỞNG Chính bởi ý nghĩa quan trọng như vậy nên khi tham gia hoạt động này, đòi hỏi ĐTV phải có kinh nghiệm, có trình độ, năng lực về chuyên môn; có phong cách bản lĩnh, có khả năng diễn đạt và phản ứng nhanh nhạy đối với các tình huống phát sinh tại phiên tòa để giải thích làm rõ các tình tiết của vụ án một cách khách quan và thuyết phục ngay tại phiên tòa. Hay nói cách khác, ĐTV cần có những kỹ năng trình bày ý kiến khi tham dự phiên tòa để việc giải quyết vụ án đạt hiệu quả và có tính thuyết phục. Hơn nữa, kỹ năng trình bày ý kiến của ĐTV tại phiên tòa xét xử hình sự là những cách thức, phương pháp thể hiện khả năng sử dụng những tri thức, kinh nghiệm nhuần nhuyễn của mình để diễn đạt, đưa ra các ý kiến biện luận xác thực, có căn cứ và khách quan về các quyết định, hành vi tố tụng mà ĐTV đó đã thực hiện khi tiến hành hoạt động điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên, để có được kỹ năng trình bày ý kiến tốt nhất tại phiên tòa hình sự thì trước tiên, ĐTV cần phải có sự chuẩn bị kỹ những nội dung trước khi tham gia phiên tòa. Sự chuẩn bị khi được triệu tập đến phiên tòa có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quan điểm tiến hành tố tụng, thể hiện sự chủ động, góp phần gây dựng sự vững vàng về niềm tin và vượt qua những thách thức tại phiên tòa, đặc biệt các phiên tòa có sự tham gia của luật sư bên bị buộc tội. Vì vậy, trước phiên tòa ĐTV cần chuẩn bị kỹ những nội dung sau: Một là, về mặt tâm lý, luôn xác định việc tham gia phiên tòa là một nhiệm vụ của ĐTV phải thực hiện trong giải quyết vụ án hình sự để tư tưởng được thoái mái, tránh vu-agribank-mac-thi-buoi-20180614143508951. htm truy cập ngày 13/02/2019 bị áp lực, căng thẳng dẫn đến khi ra tòa bối rối, mất bình tĩnh, ảnh hưởng đến tính chủ động của mình. Đồng thời, khi được phân công thụ lý giải quyết bất cứ vụ nào, ĐTV cũng luôn xác định tư tưởng cho mình rằng sẽ được triệu tập đến phiên tòa để trình bày ý kiến, làm rõ về các tình tiết của vụ án, có như vậy việc điều tra sẽ cẩn trọng, tỉ mỉ và chi tiết hơn. Hơn nữa, đây cũng chính là cơ hội để ĐTV thể hiện khả năng của mình, qua trình bày ý kiến tại phiên tòa đã làm rõ hơn các tình tiết về vụ án và giải thích pháp luật, nhằm bảo vệ các quan điểm buộc tội, phản bác lại những luận điểm sai trái, thiếu khách quan, thậm chí hành vi vu khống của người tham gia tố tụng khác (nếu có) và để chứng minh hoạt động điều tra của mình là vô tư, khách quan, chính xác đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. Hai là, ĐTV cần chuẩn bị kỹ một số nội dung cơ bản sau: - Tìm hiểu kỹ về đặc điểm người đề nghị HĐXX triệu tập mình đến phiên tòa để dự kiến tình huống phù hợp; - Chuẩn bị dự kiến các câu trả lời có thể gặp phải trong quá trình HĐXX hỏi; - Chú ý ghi chép lại các nội dung còn những băn khoăn, vướng mắc, chưa thực sự chắc chắn và giải pháp khắc phục; - Tìm các văn bản pháp luật áp dụng; - Trình bày các nhận định và kết luận dưới dạng đơn giản; - Chuẩn bị các luận cứ để phản bác lại ý kiến của người tham gia tố tụng; - Sẵn sàng khả năng thuyết phục, tạo sự tự tin, chủ động, mưu trí, năng động, sáng tạo, có thái độ khách quan, tính quyết đoán. 24 KỸ NĂNG TRÌNH BÀY Ý KIẾN CỦA ĐIỀU TRA VIÊN KHI THAM DỰ... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 Thứ hai, ngoài việc chuẩn bị những nội dung trước phiên tòa như nêu trên, tại phiên tòa, ĐTV cần phải có những kỹ năng như sau: * Lắng nghe và ghi chép những nội dung liên quan Tại phiên tòa xét xử, ĐTV phải chú ý lắng nghe HĐXX đặt câu hỏi đối với chính mình và cả đối với bị cáo, những người tham gia tố tụng khác, đồng thời chú ý lắng nghe lời trình bày của họ nhằm giúp ĐTV phát hiện những vấn đề có liên quan đến hoạt động mình sẽ phải trình bày; lắng nghe sự điều hành của chủ tọa phiên tòa để đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ của mình một cách chuẩn xác, kịp thời. Lắng nghe bị cáo và những người tham gia tố tụng trình bày tại phiên tòa sẽ giúp ĐTV thấy được sự khác biệt, thay đổi giữa hồ sơ vụ án đã được thu thập khi tiến hành điều tra và diễn biến thực tế tại phiên tòa có gì giống nhau và khác nhau để khi trả lời câu hỏi hay tham gia đối đáp, ĐTV có những khẳng định được xác thực và toàn diện hơn. Khi lắng nghe các ý kiến trình bày tại phiên tòa, ĐTV có thể thu thập thêm những thông tin quan trọng, đưa ra lập luận thuyết phục, có giá trị cao để giải thích, phản bác lại những nội dung, tình tiết chưa rõ về vụ án, những luận điểm sai trái, vu khống hoặc phát hiện những sơ hở, thiếu sót, sự thiếu logic, thiếu thống nhất trong lời khai của bị cáo... để phản bác một cách hiệu quả trước những lời khai đó và thuyết phục HĐXX cùng những người tham dự phiên tòa. Trong quá trình nghe các bên trình bày, đặc biệt từ phía người trực tiếp đề nghị HĐXX triệu tập mình, ĐTV khẩn trương tập hợp các ý kiến có những nội dung giống nhau và ý kiến có nội dung khác nhau để phân loại, chủ động đưa ra phương án đối đáp, chọn phương án trả lời ngắn gọn, dứt khoát, sử dụng ngôn từ sắc bén, chính xác và có căn cứ. Hơn nữa, để tập hợp được đầy đủ, không bỏ sót các nội dung liên quan đến việc mình phải trình bày, trả lời, giải thích, ĐTV phải chú ý lắng nghe và ghi chép lại cẩn thận tất cả những gì diễn ra tại phiên tòa mà mình được chứng kiến, ghi chép các câu hỏi của HĐXX, của đại diện VKS, Luật sư của bị cáo, của những người tham gia tố tụng khác. Trong đó, cần chú ý đến các câu hỏi và câu trả lời có liên quan đến hoạt động điều tra của mình. Để tiện theo dõi, ĐTV nên chia thông tin thành các cột, mỗi cột chứa một nội dung của một người tham gia tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng. Những người này nếu có quan hệ với nhau hoặc các hành vi của họ có thể ảnh hưởng đến nhau thì nên xếp họ gần nhau. Các ghi chép này phải được lưu giữ một cách có hệ thống để sử dụng cho cả quá trình phát biểu ý kiến. Chú ý những mâu thuẫn trong lời khai, lời trình bày của những người tham gia tố tụng, ngoài ra cần chú ý đặc biệt cả những lập luận của KSV (thông thường sẽ mang tính tương đồng với nhận định và các kết luận trong quá trình điều tra của chính mình) để có luận cứ chắc chắn hơn trong việc lập luận và trả lời các câu hỏi của HĐXX. * Quan sát kỹ những diễn biến của phiên tòa và những người tham gia ĐTV cần phải có kỹ năng quan sát tại phiên tòa tốt trong suốt quá trình các bên tranh tụng. Điều này giúp cho ĐTV phát hiện được sự đồng tình của HĐXX và những người tham gia phiên tòa để tiếp tục phát huy và ngược lại, phát hiện sự phản 25Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 NGUYỄN XUÂN HƯỞNG đối, không đồng tình với mình để nhanh chóng điều chỉnh cách thức, biện pháp trả lời sao cho phù hợp và có lý lẽ để thuyết phục. Việc quan sát này giúp cho ĐTV nắm bắt được về tâm lý của các chủ thể tham gia và nắm rõ hơn các tài liệu, chứng cứ mà các bên đưa ra trong quá trình xét xử nhằm làm tăng thêm sự tự tin trong các thông tin mình sẽ đưa ra và làm chủ được “trận đấu”, giúp phần trình bày của mình được tự tin, đúng trọng tâm, trọng điểm. Bằng việc quan sát kỹ diễn biến phiên tòa, ĐTV còn có thể phát hiện sự bất thường trên khuôn mặt, cử chỉ, hành động của những người được thẩm vấn tại phiên tòa, nhất là đối với những người tham gia tố tụng đang có nhu cầu yêu cầu HĐXX làm rõ các nhận định, các hành vi tố tụng của mình ở giai đoạn điều tra. Ví dụ những biểu hiện như khuôn mặt có sự thay đổi từ bình thường sang tái nhợt, vã mồ hôi, hay đảo mắt, chân tay run rẩy... là dấu hiệu thường thấy ở những đối tượng có sự khai báo gian dối, che giấu sự thật. Quan sát phát hiện được những biểu hiện như vậy sẽ giúp ĐTV có thêm những phương pháp, chiến thuật thích hợp để vạch trần sự không trung thực. * Sử dụng ngôn ngữ trong trình bày ý kiến Khi phát biểu, trình bày ý kiến tại phiên tòa, ĐTV cần phải sử dụng những ngôn ngữ “đơn giản, tự nhiên, trong sáng, lưu loát, dễ hiểu, có cách hành văn rõ ràng, mạch lạc với những câu văn khúc chiết, tường minh, đồng thời khi sử dụng những từ ngữ nước ngoài phải chính xác, thống nhất trong viết và phát âm”3 để người nghe dễ hiểu, đồng thời tăng 3 Xem: Nguyễn Đức Hạnh, “Kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự” tại địa chỉ thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/143 truy cập ngày 13/02/2019 khả năng thuyết phục người nghe. Ngoài ra, cần tránh sử dụng lời lẽ đao to, búa lớn hay lời lẽ mang tính mạt sát, miệt thị bởi điều này dễ tạo ra phản ứng tiêu cực cho người tham gia phiên tòa. Khi đối đáp, ĐTV nên chọn và nêu lên những nội dung của luật sư và bị cáo đưa ra không liên quan đến việc điều tra của mình để loại trừ; ĐTV khẳng định các nội dung luật sư, bị cáo nêu không liên quan đến vụ án hoặc hoạt động điều tra của mình và theo quy định của pháp luật thì ĐTV không có trách nhiệm đối đáp, trả lời. Mục đích của câu khẳng định là loại trừ một số nội dung không liên quan đến vụ án mà luật sư, bị cáo đưa ra để những người có mặt trong phiên tòa thấy khả năng hiểu biết, kiến thức pháp luật của ĐTV và tạo nên sự chủ động của ĐTV trong việc đối đáp. Trong trường hợp bên yêu cầu triệu tập ĐTV nêu ra những câu hỏi không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ĐTV trong vụ án, đưa ra những yêu cầu một cách không đúng mức với ĐTV thì cần phát hiện những nội dung không thuộc nghĩa vụ giao tiếp của mình để từ chối giao tiếp, trả lời câu hỏi, cũng như đối đáp đảm bảo lịch sự, văn minh. Song song với đó, cần phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể nhằm tạo lên sự tôn nghiêm hoặc ngược lại. Đối với ĐTV, khi tham gia phát biểu ý kiến tại phiên tòa đòi hỏi phải có tác phong đĩnh đạc, tự tin, nghiêm túc, sự dứt khoát, chủ động và hiểu biết... Những ngôn ngữ cơ thể này có thể tạo ra cho ĐTV uy thế khi giao tiếp tại phiên tòa. Ngược lại, nếu ĐTV thể hiện sự bối rối, mất tự tin sẽ làm mất uy thế của mình khi tham gia tại phiên tòa. 26 KỸ NĂNG TRÌNH BÀY Ý KIẾN CỦA ĐIỀU TRA VIÊN KHI THAM DỰ... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 * Xử lý, giải quyết các tình huống phát sinh tại phiên tòa - Trường hợp có những yếu tố bất ngờ: Quá trình tranh tụng sẽ không tránh khỏi những tình huống bất ngờ có thể xảy ra mà ĐTV chưa lường hết như xuất hiện những tình tiết, vấn đề mới tại phiên tòa mà trước đó hồ sơ vụ án chưa có, chưa thể hiện hay mặc dù đã có thể hiện nhưng ĐTV, KSV hiểu không đúng; chưa dự liệu hết hoặc có sự cổ vũ, phản đối thái quá của những người tham dự phiên tòa hay có sự tấn công... Những tình huống này đòi hỏi ĐTV phải hết sức bình tĩnh, tìm phương án tối ưu đề nghị HĐXX kịp thời có biện pháp đảm bảo việc tranh tụng được dân chủ, đầy đủ, khách quan và đúng pháp luật. Trước những tình huống bất ngờ, ĐTV không nên vội vàng mà ngược lại, cần bình tĩnh để đối đáp, giải thích đầy đủ với từng luận điểm mà luật sư, người bào chữa, bị cáo nêu ra với mục đích bảo vệ kết luận điều tra. - Trường hợp bị cáo phản cung vì lấy lý do trước đó bị bức cung, dùng nhục hình, mớm cung, dụ cung, cho ký khống văn bản tố tụng... hoặc có hành vi vu khống, xuyên tạc quá trình điều tra của Điều tra viên Nếu bị cáo khai không đúng sự thật, cố tình làm sai lệch nội dung quá trình điều tra hoặc bịa đặt các tình tiết bất lợi cho ĐTV khi khai báo về các hoạt động điều tra thì ĐTV cần sử dụng những chứng cứ khách quan như dấu vết, vật chứng và những ý kiến của người tham gia tố tụng đã đồng tình với quan điểm đã nêu ở kết luận điều tra, các văn bản tố tụng trong giai đoạn này, các quy định của pháp luật để phản bác. Đồng thời, ĐTV đưa ra các chứng cứ có trong vụ án để vạch trần ý đồ không tôn trọng sự thật của bị cáo, những nội dung đưa ra được lập luận chặt chẽ để bác bỏ ý kiến của bị cáo khai không đúng sự thật. Trong trường hợp này, nếu không bình tĩnh, chủ động thì ĐTV rất dễ rơi vào trạng thái bực dọc làm ảnh hưởng đến quá trình đối đáp, do đó cần rèn luyện để tăng khả năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân bằng cách biết tự chủ hành vi, biết kiềm chế xúc cảm và tình cảm của mình khi cần thiết, biết hướng phản ứng, hành vi của mình theo mục đích, nội dung, nhiệm vụ giao tiếp. Nếu bị cáo phản cung vì lấy lý do trước đó bị bức cung, dùng nhục hình, mớm cung, dụ cung, ĐTV cần lưu ý: Trong quá trình điều tra, có KSV trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và chịu trách nhiệm về tính pháp lý và khách quan của vụ án. Nếu bị người tham gia tố tụng bịa đặt và viện vào lý do bị bức cung, dùng nhục hình, mớm cung, dụ cung để phản cung, ký khống văn bản tố tụng... ĐTV cần lập luận chặt chẽ để phản bác sự xuyên tạc, cố tình khai sai sự thật của bị cáo. Trong đó, cần đặc biệt chú ý sử dụng những thông tin như nội dung phúc cung của VKS không thể hiện bị cáo bị vi phạm trong quá trình hỏi cung trước đó, các biên bản tố tụng đều có đầy đủ chữ ký của các thành phần theo quy định của BLTTHS. Ngoài ra, ĐTV còn có thể trình bày với HĐXX về việc hầu hết các hoạt động điều tra đều có sự tham gia của KSV, vậy tại sao các vi phạm mà bị cáo nói lại không được phản ánh ngay thời điểm đó với KSV? Bên cạnh đó, ĐTV cần phát huy khả năng ghi nhớ các thông tin khai báo của đồng phạm, của bị hại, người làm chứng trong vụ án... để đấu tranh. Nếu bị cáo đưa ra các thông tin về thương tích của mình để vu khống cho ĐTV bức cung, 27Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 NGUYỄN XUÂN HƯỞNG dùng nhục hình, ĐTV cần bình tĩnh phân tích cho HĐXX về sự thật khách quan của quá trình hỏi cung, cần nắm đặc điểm và quy luật hình thành dấu vết, thương tích đó như vết thương do vật có đặc điểm gì gây ra, vết thương tồn tại từ thời điểm nào (nhất là những vết thương đã hình thành lâu ngày, trước khi bị cáo bị điều tra) để đối đáp và chỉ ra sự mâu thuẫn trong lời vu khống của bị cáo... - Trường hợp có tình tiết mới phát sinh: Kết thúc quá trình điều tra của mình trước đó, ĐTV đã xây dựng nội dung buộc tội trong kết luận điều tra. Tuy nhiên, kết luận điều tra cũng được xây dựng trên cơ sở những chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa. Do nhận thức về vụ án là một quá trình nên tất yếu sẽ có những trường hợp tại phiên tòa phát sinh những tình tiết mới làm thay đổi nội dung so với khi tiến hành điều tra. Trong trường hợp này, đòi hỏi ĐTV phải kịp thời phát hiện những kết luận nào không có cơ sở khẳng định thì đề nghị, trao đổi với KSV rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố cho phù hợp với diễn biến thực tế nhằm phát huy tính dân chủ, bình đẳng trong tranh tụng tại phiên tòa. Khả năng ghi nhớ và rà soát lại những nội dung buộc tội trong kết luận điều tra cũng đồng nghĩa với việc tại phiên tòa, ĐTV phát hiện được từng vấn đề cần phải giải quyết của vụ án đã có những chứng cứ nào chứng minh trong hồ sơ vụ án, những chứng cứ nào mới được bổ sung tại phiên tòa và những chứng cứ nào mất giá trị sử dụng qua điều tra công khai tại phiên tòa để từ đó giúp ĐTV trả lời, đối đáp một cách thuyết phục khi thực hiện nhiệm vụ tại phiên tòa. Trong trường hợp tài liệu mới phát sinh thì cũng phải là tài liệu có liên quan đến vụ án và phải kiểm tra nguồn gốc, tính hợp pháp của tài liệu đó để có lập luận đối đáp. ĐTV cần chú ý những mâu thuẫn trong tranh luận của người bào chữa và giữa những người bào chữa với nhau, giữa người bào chữa với người bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại, đương sự để đối đáp, phản bác lại nếu có yêu cầu. Việc tranh luận, đối đáp không nên dài dòng, ĐTV cần đi thẳng vào trọng tâm, nội dung của vấn đề cần tranh luận, đối đáp. Đặc biệt, ĐTV cần nhận thức rõ vấn đề gì mình trả lời, còn vấn đề gì thuộc chức năng của KSV để tránh sự chồng chéo. Thông thường, ĐTV chỉ trả lời nếu nội dung yêu cầu liên quan trực tiếp tới hoạt động điều tra. Trong trường hợp nếu người làm chứng thay đổi lời khai hoặc bị hại thay đổi lời khai do động cơ thổi phồng thiệt hại, ĐTV cần lập luận rõ lời khai của người tham gia tố tụng nói chung chỉ được coi là chứng cứ khi được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định. Lời khai tại phiên tòa chỉ trở thành chứng cứ khi và chỉ khi nó đã được chứng minh bằng sự thật. Việc chứng minh một lời khai có phải là sự thật hay không, nhất thiết phải qua hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS. Nếu chỉ có lời khai, ngoài ra không có các chứng cứ khác hoặc lời khai đó không phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác thì đó chưa phải là chứng cứ. - Trường hợp bên yêu cầu triệu tập đưa ra lập luận không đồng ý với các nhận định về đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra Nếu phát sinh trường hợp này, ĐTV có 28 KỸ NĂNG TRÌNH BÀY Ý KIẾN CỦA ĐIỀU TRA VIÊN KHI THAM DỰ... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 thể trao đổi để KSV chủ động tranh luận, một mặt đây vừa là chức năng của KSV, mặt khác khi vụ án đã đến giai đoạn xét xử, đồng nghĩa quan điểm của CQĐT và VKS là thống nhất về đánh giá chứng cứ để buộc tội. Phổ biến hơn cả là bị cáo, luật sư của bị cáo không thừa nhận bị cáo phạm tội theo kết luận điều tra, cáo trạng, kết luận trong luận tội; bị cáo, người bào chữa thừa nhận bị cáo phạm tội nhưng phạm tội khác nhẹ hơn so với tội mà VKS truy tố, kết luận, đề nghị thay đổi tội danh; bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại không đồng ý với tội danh mà VKS đã truy tố, kết luận, cho rằng bị cáo phạm vào tội khác nặng hơn, đề nghị thay đổi tội danh; thừa nhận bị cáo phạm tội theo đúng điều luật mà VKS đã truy tố nhưng phạm vào khoản khác nhẹ hơn so với khoản VKS đã truy tố; không đồng ý với các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đề nghị loại bỏ hoặc tăng thêm tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Vì vậy, ĐTV cần chú ý không nên “lấn sân” nhiệm vụ của KSV. Nếu được hỏi, ĐTV chỉ cần mô tả lại hành vi của bị cáo, động cơ, mục đích, hậu quả thiệt hại đã gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; viện dẫn các bút lục chứa đựng các chứng cứ xác đáng thu thập được trong quá trình điều tra để giúp KSV tranh luận được thuận lợi. Đối với trường hợp thừa nhận bị cáo phạm tội theo đúng tội danh, điều khoản của VKS đã truy tố nhưng quá trình điều tra, truy tố, xét xử có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên đề nghị HĐXX tạm hoãn phiên tòa, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung: Về nguyên tắc, toàn bộ quá trình điều tra đều đặt dưới sự kiểm sát của VKS nên nếu các vi phạm được nêu ra trước tiên trách nhiệm tranh luận vẫn thuộc về KSV trực tiếp thực hành quyền công tố tại phiên tòa. Nếu được hỏi, ĐTV phải tranh luận rõ xem những vi phạm đó là những vi phạm gì (lưu ý chỉ trả lời nếu vi phạm thủ tục tố tụng nêu ra thuộc giai đoạn điều tra). ĐTV phân tích những quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản dưới luật (đặc biệt nghiên cứu kỹ Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung) để xác định xem những vấn đề đó có phải là vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay không? ĐTV làm rõ vấn đề này sẽ giúp KSV và HĐXX đánh giá mức độ, tính chất vi phạm đó để xác định đây có phải là căn cứ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung hay không, hay có thể khắc phục được tại phiên tòa. Tóm lại, có thể nói, kỹ năng của ĐTV khi tham gia phiên tòa hình sự rất đa dạng, các kỹ năng này có một giá trị rất lớn giúp cho ĐTV tham gia trình bày ý kiến tại tòa có hiệu quả. Tuy nhiên, để các kỹ năng được bộc lộ, áp dụng một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên thì ĐTV phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện. Mặt khác, cần triển khai các giải pháp tích cực góp phần hoàn thiện kỹ năng tham gia phiên tòa cho ĐTV như thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, tổng kết nhận xét, đánh giá những mặt được và chưa được của việc tham gia phiên tòa, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng... để góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian tới./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_nang_trinh_bay_y_kien_cua_dieu_tra_vien_khi_tham_du_phien.pdf