Kỹ thuật đo và theo dõi áp lực bàng quang trong sốc sốt xuất huyết dengue kèm suy hô hấp do tràn dịch màng bụng

Nghiên cứu cho thấy có 19 (35,2%) trường hợp phải chọc dò ổ bụng giải áp(4,10). Tất cả đều được thực hiện trong vòng 12 giờ đầu sau khi bắt đầu đo áp lực bàng quang. Điều này giải thích được diễn tiến các thay đổi trị số áp lực bàng quang trong 12 giờ đầu (bảng 3). Sự thay đổi trị số áp lực bàng quang theo chiều hướng giảm ở 12 giờ kế cho thấy tình trạng sốc sốt xuất huyết cải thiện, bước sang giai đoạn phục hồi, tái hấp thu dịch ổ bụng làm giảm dần áp lực ổ bụng, tức là giảm áp lực bàng quang. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận một số biến chứng khi đo áp lực bàng quang như tiểu máu đại thể (5,5%), vi thể (20,3%), tuột thông tiểu (3,7%), nghẹt thông tiểu (3,7%), sưng nề lỗ tiểu (5,5%). Đây là những biến chứng liên đến kỹ thuật đặt thông tiểu cũng như bơm bóng chèn cố định thông tiểu nên cần thao tác nhẹ nhàng, thông tiểu được bôi trơn để tránh xây xát niêm mạc đường tiểu. Chúng tôi không ghi nhận nhiễm trùng tiểu với thời gian đo và theo dõi áp lực bàng quang trung bình 34,5 giờ và thời gian lưu thông tiểu trung bình là 3,4 ngày. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 54 trường hợp đo và theo dõi áp lực bàng quang ở trẻ sốc sốt xuất huyết kéo dài kèm suy hô hấp, chúng tôi nhận thấy đây là kỹ thuật mới, đơn giản điều dưỡng có thể thực hiện được nếu được huấn luyện tốt. Vai trò của người điều dưỡng ở đây là nắm vững kỹ thuật đo và theo dõi áp lực bàng quang, biết cách theo dõi và nhận định kết quả đo của hệ thống theo dõi áp lực bàng quang, biết cách chăm sóc để cho hệ thống theo dõi áp lực bàng quang hoạt động hiệu quả, chính xác. Đo và theo dõi áp lực bàng quang là công cụ hữu ích trong xử trí suy hô hấp do tràn dịch màng bụng lượng nhiều biến chứng của sốc sốt xuất huyết kéo dài, giúp các bác sĩ có thêm một trợ thủ tin cậy để quyết định xử trí đúng và kịp thời, cứu sống bệnh nhân sốc sốt xuất huyết nặng kèm suy hô hấp.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật đo và theo dõi áp lực bàng quang trong sốc sốt xuất huyết dengue kèm suy hô hấp do tràn dịch màng bụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 133 KỸ THUẬT ĐO VÀ THEO DÕI ÁP LỰC BÀNG QUANG TRONG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE KÈM SUY HÔ HẤP DO TRÀN DỊCH MÀNG BỤNG Nguyễn Việt Trường*, Nguyễn Minh Tiến* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát kỹ thuật đo và theo dõi áp lực bàng quang trong sốc sốt xuất huyết kéo dài kèm suy hô hấp. Thiết kế: Mô tả tiến cứu loạt ca. Kết quả chính: 54 trẻ sốc sốt xuất huyết kéo dài kèm suy hô hấp do tràn dịch màng bụng lượng nhiều, xác định bằng huyết thanh chẩn đoán Mac ELISA IgM dương tính, có chỉ định đo áp lực bàng quang được đưa vào lô nghiên cứu với tuổi trung bình là 6,6 tuổi, nhỏ nhất là 3 tuổi, sốc sốt xuất huyết Dengue (độ III) (77,8%), sốc sốt xuất huyết Dengue nặng (độ IV) (22,2%). Định vị trí zero của thước đo áp lực bàng quang và bơm đúng thể tích nước muối sinh lý là hai yếu tố quyết định tính chính xác và tin cậy của trị số áp lực bàng quang. Biến chứng của kỹ thuật đo áp lực bàng quang bao gồm tiểu máu đại thể (5,5%), vi thể (20,3%), tuột thông tiểu (3,7%), nghẹt thông tiểu (3,7%) sưng nề lỗ tiểu (5,5%). Kết luận: Người điều dưỡng nắm vững kỹ thuật đo và theo dõi áp lực bàng quang, biết cách theo dõi và nhận định kết quả đo của hệ thống theo dõi áp lực bàng quang, biết cách chăm sóc để cho hệ thống theo dõi áp lực bàng quang hoạt động hiệu quả, chính xác, giúp các bác sĩ trong xử trí suy hô hấp do tràn dịch màng bụng lượng nhiều biến chứng của sốc sốt xuất huyết kéo dài. Từ khóa: sốc sốt xuất huyết Dengue, tràn dịch màng bụng. ABSTRACT TECHNIQUE AND MONITOR OF INTRABLADDER PRESSURE IN PROLONGED DENGUE SHOCK SYNDROME COMPLICATED WITH ACUTE RESPIRATORY FAILURE DUE TO ABDOMINAL ASCITES Nguyen Viet Truong, Nguyen Minh Tien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 133 - 139 Objectives: To explore technique and monitor of intrabladder pressure (IBP) in prolonged Dengue shock syndrome (DSS) complicated with acute respiratory failure due to abdominal ascites. Design: Prospective case series study. Main results: 54 prolonged DDS children complicated with acute respiratory failure due to abdominal ascites who were determined by MacELISA positive for Dengue, indicated intrabladder pressure (IBP) monitor, consisted of DSS (grade III) (77.8%), severe DSS (grade IV) (22.2%), mean age 6.6 years old, youngest age of 3 years. Localizing zero of water column and bladder instillation volume were two key technical factors determining accuracy and reliability of IBP value. Complications of IBP monitoring included macroscopic hematuria (5.5%), microscopic hematuria (20.3%), Foley catheter dropout (3.7%), Foley catheter clogging (3.7%) meatus swelling (5.5%). * Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1 Tác giả liên lạc: ĐD Nguyễn Việt Trường ĐT: 0903353840, Email: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 134 Conclusion: Nurses should make perfect of technique and monitor of IBP, know how to follow up and recognize IBP measurements, how to make IBP system operate effectively and accurately, helping clinicians giving right decision making in management of prolonged dengue shock syndrome (DSS) complicated with acute respiratory failure due to abdominal ascites. Key words: DSS dengue shock syndrome, IBP intrabladder pressure. ĐẶT VẤN ĐỀ Khoa Hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện nhi đồng 1 hàng năm nhận điều trị từ 200 - 300 các trường hợp sốc sốt xuất huyết Dengue, đa số là sốc kéo dài được chuyển từ tuyến trước, với nhiều biến chứng như suy hô hấp, rối loạn đông máu xuất huyết tiêu hóa, rối loạn kiềm toan, tổn thương các cơ quan... Suy hô hấp là một biến chứng thường gặp trong sốc sốt xuất huyết Dengue kéo dài mà phần lớn là do tràn dịch màng bụng lượng nhiều gây tăng áp lực ổ bụng, chèn ép cơ hoành, phổi, cũng như các cơ quan trong ổ bụng có thể đưa đến hội chứng chèn ép khoang ổ bụng, tổn thương, suy các cơ quan, đòi hỏi phải can thiệp kịp thời. Để giải quyết vấn đề này trong những năm gần đây các bác sĩ thường đặt ống thông tiểu để đo áp lực bàng quang gián tiếp phản ánh áp lực ổ bụng, giúp đánh giá khách quan mức độ căng cứng thành bụng, cũng như giúp quyết định xử trí thích hợp khi tình trạng suy hô hấp diễn tiến nặng. Đo và theo dõi áp lực bàng quang là kỹ thuật mới đòi hỏi điều dưỡng tiếp cận một cách thành thạo, có kỹ năng trong động tác kỹ thuật để thu thập trị số áp lực bàng quang tin cậy, giúp cho bác sĩ đưa ra quyết định lâm sàng thích hợp, cứu sống bệnh nhân. Chính vì thế chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Khảo sát kỹ thuật đo và theo dõi áp lực bàng quang trong sốc sốt xuất huyết Dengue kéo dài kèm suy hô hấp do tràn dịch màng bụng” nhằm rút ra một số nhận xét, kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân sốc sốt xuất huyết kèm suy hô hấp ngày càng hiệu quả và an toàn. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát kỹ thuật đo và theo dõi áp lực bàng quang trong sốc sốt xuất huyết Dengue kéo dài kèm suy hô hấp do tràn dịch màng bụng, tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện Nhi đồng 1 từ 01/06 – 31/12/2010. Mục tiêu chuyên biệt Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh nhân sốc sốt xuất huyết Dengue kéo dài kèm suy hô hấp. Xác định tỉ lệ các đặc điểm trong kỹ thuật đo: định mốc zero, mồi dịch hệ thống, đợi cân bằng dịch mồi hệ thống, đo tri số áp lực bàng quang, xả thông nước tiểu. Xác định trị số trung bình áp lực bàng quang trong vòng 24 giờ. Xác định tỉ lệ biến chứng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả tiến cứu loạt ca. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chí chọn bệnh Bệnh nhân ≤ 15 tuổi, sốc sốt xuất huyết Dengue kéo dài kèm suy hô hấp do tràn dịch màng bụng, xác định bằng huyết thanh chẩn đoán Mac ELISA IgM dương tính, được đo áp lực bàng quang theo chỉ định của bác sĩ. Sốc kéo dài: Sốc không ổn định  6 giờ; tổng lượng dịch  60ml/kg. Suy hô hấp: một trong các dấu hiệu: nhịp thở  50 l/ph trẻ < 12 tháng,  40 l/ph trẻ 1 - 5 tuổi,  30l/ph trẻ  5 tuổi, co lõm ngực, tím tái, co kéo cơ ức đòn chũm, phập phồng cánh mũi, SpO2 < 92%. Tràn dịch màng bụng lượng nhiều: bụng phình căng, vòng bụng tăng dần, siêu âm bụng: tràn dịch màng bụng lượng nhiều: dịch quanh vùng gan, dưới cơ hoành, dịch tự do nhiều ở hố Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 135 chậu, ổ bụng.. Tiêu chí loại trừ - Bệnh nhân được chẩn đoán là sốc SXH theo tiêu chuẩn của TCYTTG nhưng huyết thanh học âm tính. - Có bất thường bệnh lý khác đi kèm như bệnh tim, phổi. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 01/06 – 31/12/2010, tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện Nhi đồng 1. Kỹ thuật đo áp lực bàng quang Dụng cụ: Ống thông tiểu Foley: . Nhũ nhi: 6-8 F . Trẻ em: 8-12 F Ba chia: 1 ba chia có dây và 2 ba chia không dây. 1 chai Normal Saline 500ml và 2 dây truyền dịch loại 20 giọt/ml. 1 ống tiêm 20ml. Bộ đặt ống thông tiểu và găng tay vô trùng. Thước thăng bằng, thước đo áp lực bàng (giống thước đo CVP). Túi dẫn lưu nước tiểu. Trụ treo. Lắp ráp hệ thống đo áp lực bàng quang(1,2). Định vị trí zero: mốc zero giao điểm đường nách giữa và mào chậu, lấy vị trí zero thước đo áp lực bàng quang tương ứng mốc zero bằng cách dùng thước thợ. Rửa tay thủ thuật. Mang găng vô trùng. Tiến hành đặt ống thông tiểu Foley cho bệnh nhi (thường do bác sĩ thực hiện). Thiết lập hệ thống đo áp lực trong bàng quang bằng cột nước bằng cách nối các ba chia như hình: Sơ đồ 1:. Hệ thống đo áp lực bàng quang (Ba chia có dây số 1; Ba chia không dây số 2 và 3) Thiết lập cột nước đo áp lực bằng cách nối 1 dây dịch truyền vào ba chia có dây số 1, sau đó gắn dây vào thước đo áp lực bàng quang. Cắm 1 dây dịch truyền vào chai Normal saline, đuổi khí và gắn vào ba chia không dây số 2. Thiết lập cột nước bằng cách truyền dịch từ chai Normal salin qua ba chia số 2, 1 sao H ệ th ốn g tr uy ền d ịc h C ột n ư ớc đ o áp lự c Ống thông tiểu 3 1 2 Ố ng ti m 2 0m l Túi chứa nước tiểu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 136 cho cột nước dừng ở mức Zéro trên thước đo áp lực bàng quang. Khóa ba chia số 1 lại để giữ cột nước. Chú ý không để có bọt khí trên cột nước đo áp lực. Sau đó tiếp tục truyền dịch đuổi khí đến đầu dây của ba chia số 1 (nơi nối vào ống thông tiểu) và ba chia số 3 (nơi nối vào túi chứa nước tiểu). Nối ống thông tiểu vào 1 đầu của ba chia có dây số 1. Tiến hành đo áp lực áp lực trong bàng quang bằng cột nước. Dẫn lưu hết nước tiểu ra túi chứa nước tiểu. Dùng ống chích 20ml hút Normal saline với thể tích bằng 1 ml/kg (tối đa 25ml), khóa ba chia số 2 vào hệ thống truyền dịch và sau đó bơm nhẹ nhàng vào bàng quang qua ống thông tiểu. Đợi khoảng 1 phút sau khi bơm nước vào bàng quang thì mở ba chia số 1 thông vào cột nước để đo áp lực bàng quang như sơ đồ 1. Quan sát cột nước và đọc kết quả (nếu cột nước dao động theo nhịp thở, đọc kết quả ở mức thấp nhất, tương ứng cuối kỳ thở ra). Sau đó vặn 3 chia để khóa cột nước, mở thông dẫn lưu nước tiểu ra túi chứa nước tiểu. Theo dõi Ghi nhận trị số áp lực bàng quang theo thời gian. Định vị trí zero lại trước mỗi tua trực hoặc khi thấy trị số không thích hợp (quá cao hoặc quá thấp) so với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Theo dõi thông tiểu: tuột, chảy máu, gập tắc. Cách tiến hành Thu thập dữ liệu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và quan sát điều dưỡng thực hiện kỹ thuật đo theo biểu mẫu soạn sẵn với những điểm quan trọng là định vị trí zero, bơm vào bàng quang nước muối thể tích 1ml/kg (tối đa 25ml), đợi 1 phút, đọc trị số áp lực bàng quang, mở thông cho cột nước từ bàng quang qua cột nước để đo trị số áp lực bàng quang, không để khí cột nước đo áp lực bàng quang. Xét nghiệm 10 chỉ số nước tiểu: hồng cầu nước tiểu (+) và nước tiểu không có màu đỏ: tiểu máu vi thể, nước tiểu màu đỏ: tiểu máu đại thể. Siêu âm bụng: tràn dịch màng bụng lượng nhiều: dịch quanh vùng gan, dưới cơ hoành, dịch tự do nhiều ở hố chậu, ổ bụng; trung bình: dịch tự do ổ bụng ít, vừa; ít: dịch túi Morison, túi cùng Douglas. Xử lý dữ liệu Bằng phần mềm thống kê SPSS 18.0 for window, với số trung bình, độ lệch chuẩn. KẾT QUẢ Trong thời gian 6 tháng từ 01/06 – 31/12/2010 có 54 trẻ sốc sốt xuất huyết Dengue (SXHD) kéo dài, xác định bằng huyết thanh chẩn đoán Mac ELISA IgM dương tính, có chỉ định đo áp lực bàng quang được đưa vào lô nghiên cứu. Đặc điểm dịch tễ học Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng Đặc điểm Kết quả Tuổi trung bình (tuổi), giới hạn 6,6  2,3 (3 - 12 tuổi) Giới: Nam/nữ 26 (48,1%)/ 28 (51,9%) Địa phương: Thành phố/tỉnh 12 (22,2%)/ 42 (77,8%) Ngày vào sốc 4-5 (66,7%) Độ III (sốc SXHD)/IV (sốc SXHD nặng) 42 (77,8%)/12 (22,2%) Điều trị tuyến trước 52 (96,3%) Đặc điểm kỹ thuật đo áp lực bàng quang Bảng 2: Đặc điểm kỹ thuật đo áp lực bàng quang Đặc điểm Kết quả thực hiện Kích thước ống thông tiểu Foley 8F10F 12F 16 (29,6%) 28 (51,9%) 10(18,5%) Định vị trí zero trước mỗi tua trực 54 (100%) Định lại vị trí zero khi bệnh nhân thay đổi tư thế hoặc trị số không thích hợp 12 (22,2%) Bơm vào bàng quang normal saline thể tích 1ml/kg (tối đa 25ml) 51 (94,4%) Đợi 1 phút sau bơm normal saline 54 (100%) Đọc kết quả trị số áp lực bàng quang trên cột nước 54 (100%) Mở thông nước tiểu vào túi chứa 48 (88,9%) Có bọt khí cột nước đo áp lực bàng quang 4 (7,4%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 137 Diễn tiến thay đổi áp lực bàng trong vòng 24 giờ sau đo áp lực bàng quang Bảng 3: Diễn tiến thay đổi áp lực bàng trong vòng 24 giờ sau đo áp lực bàng quang Thời điểm T0 T1 T2 T4 T6 T8 T10 T12 T14 T16 T18 T20 T22 T24 ALBQ(TB) cmH2O 29,7 29,2 32,4 30,5 31,3 29,6 31,3 34,1 32,8 31,1 30,2 27,6 25,1 22,7 (SD) 6,5 5,1 6,9 6,9 6,2 8,4 11,9 10,1 14,6 4,2 4,7 4,8 4,3 3,6 Trị thấp nhất – cao nhất cmH2O 20-40 20-38 24-42 32-44 18-42 14-42 15-44 20-44 17-44 24-44 25-42 16-36 14-34 14-32 ALBQ ≥ 27cmH2O 46/54 (85,2%) ALBQ (áp lực bàng quang) Biến chứng kỹ thuật đo áp lực bàng quang Bảng 4: Biến chứng kỹ thuật đo áp lực bàng quang Biến chứng Kết quả Tiểu máu đại thể 3 (5,5%) Tiểu máu vi thể 11 (20,3%) Tuột thông tiểu 2 (3,7%) Nghẹt thông tiểu 2 (3,7%) Sưng nề lỗ tiểu 3 (5,6%) Nhiễm trùng 0 (0%) Thời gian đo và theo dõi áp lực bàng quang (giờ) 34,5  13,6 (24-48) Thời gian lưu thông tiểu (ngày) 3,4 ± 1,2 (2-5) Kết quả điều trị Bảng 5: Kết quả điều trị Điều trị Kết quả Chọc dò ổ bụng giải áp 19 (35,2%) Sống 52 (96,3%) Thời gian nằm hồi sức 6,7 ± 1,5 (3-12) BÀN LUẬN Trong thời gian 6 tháng từ 01/06 – 31/12/2010 có 54 trẻ sốc sốt xuất huyết kéo dài, xác định bằng huyết thanh chẩn đoán Mac ELISA IgM dương tính, có chỉ định đo áp lực bàng quang được đưa vào lô nghiên cứu với tuổi trung bình là 6,6 tuổi, nhỏ nhất là 3 tháng, lớn nhất là 12 tuổi, không có sự khác biệt về giới tính. Đa số trẻ vào sốc ngày 4-5 (66,7%), sốc sốt xuất huyết Dengue (độ III) (77,8%), sốc sốt xuất huyết Dengue nặng (độ IV) (22,2%) và đã được điều trị tuyến trước (96,3%). Đây là những trường hợp sốc kéo dài, tràn dịch màng bụng lượng nhiều gây suy hô hấp, được các bác sĩ điều trị chỉ định đo áp lực bàng quang. Phần lớn các trường hợp được đặt thông tiểu số 8F, 10F (81,5%) do đa số các trẻ dưới 10 tuổi. Hệ thống đo áp lực bàng quang qua cột nước được bác sĩ lắp đặt đơn giản gồm 3 bộ 3 chia nối liên tiếp nhau, trong đó 1 bộ 3 chia có dây nối trực tiếp với ống thông tiểu, còn 2 bộ còn là 3 chia không dây nối với túi chứa nước tiểu vô trùng qua một ống tiêm 3ml (bỏ phần piston). Các 3 chia nối với dây dịch truyền làm cột nước đo áp lực bàng quang, dây dịch truyền gắn chai nước muối sinh lý làm dịch mồi, và cuối cùng là gắn với một ống tiêm 20ml. Nghiên cứu khảo sát cách đo áp lực bàng quang của điều dưỡng đã được huấn luyện, cho thấy 100% các trường hợp đều có định vị mức zero trước mỗi tua trực để đảm bảo mức zero của thước đo áp lực bàng quang tương ứng với điểm cắt đường nách giữa với mào chậu (lưu ý bệnh nhân nằm ngửa). Có 12 trường hợp (22,2%) phải định vị lại vị trí zero vì kết quả đo tri số áp lực bàng quang quá cao hoặc quá thấp so với trước đó do bệnh nhân thay đổi tư thế đưa đến mức zero của thước đo áp lực bang quang ở vị trí thấp hơn hoặc cao hơn so với thực tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì giúp đem lại trị số áp lực bàng quang thực chính xác của bệnh nhân cho các bác sĩ điều trị dựa vào đó để có thái độ xử trí thích hợp(9). Có 51 (94,4%) trường hợp bơm đúng thể tích nước muối sinh lý vào bàng quang để đo, như vậy có 3 trường hợp bơm sai thể tích do các trẻ đều trên 25kg, thay vì chỉ bơm 25ml, điều dưỡng lại bơm theo 1ml/kg của bệnh nhân. Davis(5) và Souminen(11) ghi nhận thể tích nước muối sinh lý bơm vào bàng quang để đo áp lực bàng quang ở trẻ em tối ưu là Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 138 1ml/kg, tối đa là 25ml(6). Tất cả các trường hợp đều được chờ 1 phút sau khi bơm nước muối sinh lý vào bàng quang. Đây là bước quan trọng để áp lực trong bàng quang ổn định và bàng quang không bị co thắt đột ngột gây tăng áp lực giả tạo. Trị số áp lực bàng quang được đọc ở mức trên cột nước sau 1-2 phút ổn định áp lực, thường dao động theo nhịp thở, ghi nhận kết quả ở cuối thì thở ra. 48 (88,9%) trường hợp được mở thông nước tiểu vào túi chứa sau khi đo áp lực bàng quang do đó có 6 trường hợp trẻ không được mở thông nước tiểu vào túi chứa. Điều này điều dưỡng cần lưu ý vì động tác dẫn lưu nước tiểu vào túi chứa, giúp theo dõi lượng nước tiểu bệnh nhân, đánh giá hiệu quả chống sốc, cũng như tránh nhiễm trùng tiểu ngược dòng do không được dẫn lưu tốt. Có 4 (7,4%) trường hợp có bọt khí vào cột nước đo áp lực bàng quang vì chỗ nối các 3 chia bị hở, gây ảnh hưởng đến kết quả đọc trị số áp lực bàng quang. Các trường hợp này được khắc phục bằng cách thay dây cột nước mới. Diễn tiến thay đổi áp lực bàng quang trong vòng 24 giờ sau đo áp lực bàng quang (bảng 3) cho thấy áp lực bàng quang trung bình tại các thời điểm dao động thay đổi và ở mức cao trong 12 giờ đầu, và khuynh hướng giảm dần trong 12 giờ kế. 85,2% các trường hợp đều có trị số áp lực bàng quang ở một thời điểm nhất định trên 27cmH2O. Đây là ngưỡng áp lực xem xét chọc dò giải áp ổ bụng nhất là khi bệnh nhân thất bại với thở áp lực dương liên tục. Do đó điều dưỡng cần báo bác sĩ ngay khi ghi nhận trị số bất thường áp lực bàng quang trên 27cmH2O(1,3,4). Nghiên cứu cho thấy có 19 (35,2%) trường hợp phải chọc dò ổ bụng giải áp(4,10). Tất cả đều được thực hiện trong vòng 12 giờ đầu sau khi bắt đầu đo áp lực bàng quang. Điều này giải thích được diễn tiến các thay đổi trị số áp lực bàng quang trong 12 giờ đầu (bảng 3). Sự thay đổi trị số áp lực bàng quang theo chiều hướng giảm ở 12 giờ kế cho thấy tình trạng sốc sốt xuất huyết cải thiện, bước sang giai đoạn phục hồi, tái hấp thu dịch ổ bụng làm giảm dần áp lực ổ bụng, tức là giảm áp lực bàng quang. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận một số biến chứng khi đo áp lực bàng quang như tiểu máu đại thể (5,5%), vi thể (20,3%), tuột thông tiểu (3,7%), nghẹt thông tiểu (3,7%), sưng nề lỗ tiểu (5,5%). Đây là những biến chứng liên đến kỹ thuật đặt thông tiểu cũng như bơm bóng chèn cố định thông tiểu nên cần thao tác nhẹ nhàng, thông tiểu được bôi trơn để tránh xây xát niêm mạc đường tiểu. Chúng tôi không ghi nhận nhiễm trùng tiểu với thời gian đo và theo dõi áp lực bàng quang trung bình 34,5 giờ và thời gian lưu thông tiểu trung bình là 3,4 ngày. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 54 trường hợp đo và theo dõi áp lực bàng quang ở trẻ sốc sốt xuất huyết kéo dài kèm suy hô hấp, chúng tôi nhận thấy đây là kỹ thuật mới, đơn giản điều dưỡng có thể thực hiện được nếu được huấn luyện tốt. Vai trò của người điều dưỡng ở đây là nắm vững kỹ thuật đo và theo dõi áp lực bàng quang, biết cách theo dõi và nhận định kết quả đo của hệ thống theo dõi áp lực bàng quang, biết cách chăm sóc để cho hệ thống theo dõi áp lực bàng quang hoạt động hiệu quả, chính xác. Đo và theo dõi áp lực bàng quang là công cụ hữu ích trong xử trí suy hô hấp do tràn dịch màng bụng lượng nhiều biến chứng của sốc sốt xuất huyết kéo dài, giúp các bác sĩ có thêm một trợ thủ tin cậy để quyết định xử trí đúng và kịp thời, cứu sống bệnh nhân sốc sốt xuất huyết nặng kèm suy hô hấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cheatham ML, Malbrain MLNG (2007). Results from the International Conference of Experts on Intra-abdominal Hypertension and Abdominal Comparment Syndrome, Recommendations. Intensive Care Med, 33: 951-962. 2. Cheatham ML, Safcsak K (1998). Intra-abdominal pressure: a revised method for measurement. J Am Coll Surg, 186: 594-595. 3. Cheatham ML, Sagraves SG (2006). Intravascular pressure monitoring does not cause urinary tract infection. Intensive Care Med, 32: 1640-1643. 4. Corcos AC, Sherman HF (2001). Percutanous treament of secondary abdominal compartment syndrome. J Trauma, 51: 1062-1064. 5. Davis PJ, Koottayi S (2005). Comparision of indirect methods of measuring intra-abdominal pressure in children. Intensive care Med, 31: 471-475. 6. De Waele J, Pletinckx P (2006). Saline volume in transvesical Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 139 intra-abdominal pressure measurement: enough is enough. Intensive care Med, 32: 455-459. 7. Malbrain MLNG (2004). Different techniques to measure intra- abdominal pressure (IAP): time for a critical re-appraisal. Intensive Care Med, 30: 357-371. 8. Malbrain MLNG (2006). Effect of bladder volume on measured intravesical pressure: a prospective cohort study. Critical Care, 10, No4. 9. Malbrain MLNG, Cheatham ML (2006). Results from the International Conference of Experts on Intra-abdominal Hypertension and Abdominal Comparment Syndrome. Intensive Care Med, 32: 1722-1732. 10. Sugrue M, Bauman A (2002). Clinical of examination is an inaccurate predictor of intra-abdominal pressure. World J. Surg, 26: 1428-1431. 11. Suominen PK., Pakarinen MP (2006). Comparison of direct and intravesical measurement of intraabdominal pressure in children. Journal of Pediatric Surgery, 41: 1381-1385.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_thuat_do_va_theo_doi_ap_luc_bang_quang_trong_soc_sot_xuat.pdf
Tài liệu liên quan