Kỹ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc cây trám trắng
Kỹ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc cây trám trắng
Tên khoa học: Canarium Album Racusch. Họ trám (Burseraceae). Trám trắng là cây gỗ lớn, cao từ 20- 30m đường kính 1,3 từ 50-70cm, thân thẳng tròn đều, tán lá hình ô rộng, xanh quanh năm. Vỏ nhẵn hay bong vảy nhỏ màu xám trắng có nhựa đặc, màu trắng, thơm dịu. Lá kép lông chim một lần với 3-6 đôi lá chét, khi non có lá kèm, lá hình trái xoan hoặc ovan, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Hoa đơn tính mọc đầu cành, ra hoa tháng 12, quả chín vào tháng 6-7.
Quả hạch hình trứng dài 3-4cm rộng 2-2,5cm thuôn hai đầu, thường có 6 múi hai đầu nhọn non có màu xanh, già chuyển sang màu xanh vàng. Cây ưa sáng mọc nhanh.
Tái sinh chồi và hạt mạnh trong rừng thứ sinh có độ tàn che 0,3-0,4, thường chiếm tầng trên với lim, giẻ, re, táu . Cây con 1-2 tháng, ưa bóng về sau ưa sáng nên thời gian đầu có thể trồng hổn giao với các loài cây phù trở khác. Trám có khả năng chịu được đất chua, nghèo lân nhưng mùn phải khá tầng đất sâu.
8 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc cây trám trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc cây trám trắng
Tên khoa học: Canarium Album Racusch. Họ trám
(Burseraceae). Trám trắng là cây gỗ lớn, cao từ 20-
30m đường kính 1,3 từ 50-70cm, thân thẳng tròn đều,
tán lá hình ô rộng, xanh quanh năm. Vỏ nhẵn hay
bong vảy nhỏ màu xám trắng có nhựa đặc, màu trắng,
thơm dịu. Lá kép lông chim một lần với 3-6 đôi lá
chét, khi non có lá kèm, lá hình trái xoan hoặc ovan,
mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Hoa đơn
tính mọc đầu cành, ra hoa tháng 12, quả chín vào
tháng 6-7.
Quả hạch hình trứng dài 3-4cm rộng 2-2,5cm thuôn
hai đầu, thường có 6 múi hai đầu nhọn non có màu
xanh, già chuyển sang màu xanh vàng. Cây ưa sáng
mọc nhanh. Tái sinh chồi và hạt mạnh trong rừng thứ
sinh có độ tàn che 0,3-0,4, thường chiếm tầng trên
với lim, giẻ, re, táu... Cây con 1-2 tháng, ưa bóng về
sau ưa sáng nên thời gian đầu có thể trồng hổn giao
với các loài cây phù trở khác. Trám có khả năng chịu
được đất chua, nghèo lân nhưng mùn phải khá tầng
đất sâu.
Phân bố
Trám trắng thường phân bố trong rừng nguyên sinh
và thứ sinh đất còn nguyên dạng có độ cao từ 10-
900m, với nhiệt độ trung bình hằng năm 21-240C,
lượng mưa từ 1.500 - 2.500mm/năm chủ yếu có ở các
tỉnh miền Bắc, ở tỉnh An Giang phát hiện có loài
Trám trắng mọc ở núi Dài độ cao 640m, thông qua đề
tài “Điều tra thảm thực vật rừng An Giang năm
2003”. Trong thời gian gần đây cây trám trắng đang
được gây trồng ở nhiều nơi.
Công dụng
Gỗ màu xám vàng nhạt nhẹ mềm mịn, tỷ trọng 0.65
được sử dụng trong xây dựng và dân dụng đồ mộc
thông thường và bột giấy. Nhựa dùng trong y học,
công nghiệp thực phẩm, sơn, nuớc hoa, hương. Quả
dùng để làm mứt, bánh, nước giải khát, thực phẩm...
Kỹ thuật thu hái giống
Cây trồng từ 5-6 năm bắt đầu ra hoa, thường thu hái
giống ở lâm phần giống từ 8 tuổi trở lên. Chỉ thị độ
chín: Khi quả chín vỏ thường chuyển từ màu xanh
sang màu vàng mơ, có vị hơi chua ngọt, hạt có nhân
màu trắng. Thu hái dùng dụng cụ để móc giật từng
chùm, không được bẻ chặt cành.
Chế biến hạt giống
Quả sau khi mang về phân loại, loại bỏ những quả
nhỏ, xấu, ngâm vô nước nóng 50-600C, để nguội dần
sau 2-3 giờ vớt ra tách lấy hạt, phơi hạt trong bóng
râm hay ngoài nắng nhẹ cho ráo nước phía ngoài hạt
đưa vào bảo quản.
Các thông số cơ bản: Đường kính quả 1,8-2cm, chiều
dài hạt 3-4cm, số lượng quả trong một kg: 200-250,
số lượng hạt trong một kg: 500-600, tỷ lệ nẩy mầm
50-60%
Bảo quản hạt giống
- Bảo quản trong cát ẩm: Hạt được trộn với cát ẩm
theo tỷ lệ 1 phần hạt + 2 phần cát (theo thể tích).
- Bảo quản khô: Để nơi thoáng mát trong thời gian
ngắn dưới 2 tháng.
- Bảo quản ở nhiệt độ thấp: Cho vào túi PE hàn kín
và giữ nhiệt độ ổn định 5-100C phưong thức này duy
trì sức sống của hạt từ 5-6 tháng.
Kỹ thuật gieo ươm
Trước khi gieo ngâm hạt trong nước 2 sôi + 3 lạnh từ
2-3 giờ vớt ra để ráo nước rồi cho vào túi vải ủ trong
bao tải mỗi ngày rửa chua lại một lần đền khi hạt nứt
nanh đem gieo vô bầu hoặc liếp gieo, quy cách túi
bầu 15x20cm, hoặc 18 x 25cm, thành phần ruột bầu
60% đất pha cát, 20% xác hữu cơ (xơ dừa, rơm mục,
tro trấu) 20% phân chuồng hoai. Hạt gieo độ sâu từ
0,5-1cm trên phụ lớp đất mặt mỏng, thời gian nuôi
cây trong vườn ươm từ 6-12 tháng tuổi mới xuất.
Chăm sóc cây con
Luôn đảm bảo độ ẩm cho cây mỗi ngày tưới từ 1-2
lần buổi sáng và chiều, che bóng cho cây trong 2
tháng đầu từ khi nẩy mầm, độ che thích hợp khoảng
50% ánh sáng tự nhiên, phòng trừ sâu bệnh như thối
cổ rể, sâu ăn lá.
Kỹ thuật trồng cây
a. Phương thức trồng
- Trồng thuần loại theo rạch nơi có cây tái sinh: Phát
băng rộng 2m băng chừa 4m, trồng cây giữa băng
theo hình nanh sấu, cự ly 3-4m.
- Trồng hỗn giao với các loài cây bản địa khác: Tùy
điều kiện thực tế mà quyết định xử lý thực bì nhưng
tối thiểu trên 4m2 cho một cây.
- Trồng có cây phù trợ (keo, cốt khí, sắn...) trồng hổn
giao theo hàng, cứ 1 hàng cây trám trắng thì 2 hàng
cây phù trợ, trồng theo nanh sấu.
b. Mật độ trồng
Tùy thực tế mà áp dụng như sau: Trồng 550cây/ha,
cự ly 6 x 3m hoặc 500cây/ha, cự ly 5 x 4m.
c. Thời vụ trồng
Thông thường đầu mùa mưa từ tháng 6-8 hằng năm
là kết thúc. Không nên trồng quá trể, mùa khô đến,
cây không sống được.
d. Làm đất
- Xử lý thực bì: Phát dọn sạch thực bì hạn chế sâu
bệnh, thuận lợi đào hố.
- Cuốc hố: Hố được đào theo quy cách 40x40x40cm
bố trí theo hình nanh sấu, tầng đất mặt bỏ riêng về
một bên, cuốc hố xong trước thời điểm trồng tối thiểu
60 ngày
- Lấp hố: Lấp phần đất mặt và đất tốt xuống trước,
lấp hố xong trước khi trồng cây 30 ngày.
e. Trồng cây
Chọn thời tiết râm mát để trồng, dùng cuốc xới đều
lớp đất giữa hố và bới lỗ sâu hơn chiều cao của bầu
cây, xé bỏ vỏ bầu và đặt cây thẳng đứng ngay trung
tâm hố đào, lấp hố ém nhẹ cho cây đứng tùy theo địa
hình mà quyết định lấp hố theo hình nón úp hay nón
ngược để cây không bị úng hay thiếu nước khi mùa
mưa và mùa khô.
Chăm sóc bảo vệ rừng trồng
Rừng trồng được chăm sóc 4 năm. Năm thứ nhất:
Trồng dặm những cây bị chết, phát dọn dây leo, xới
cỏ gốc, vun gốc trung bình đường kính 1m. Các năm
sau, nội dung chăm sóc chủ yếu phát dọn thực bì, xới
gốc mỗi năm một lần, theo dõi sâu bệnh hại, không
cho trâu bò vào rừng trồng, bảo vệ phòng cháy rừng,
chặt tỉa phát quang các cây khác chèn ép, đến thời
gian khép tán mới tỉa thưa.
Nguyễn Đức Thắng - Phó Chi cục trưởng Chi cục
Kiểm lâm An Giang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 142_6333.pdf