Kỹ thuật nuôi lươn

Lươn là một loài thủy sản dễ nuôi. Ta nuôi nhiều hay nuôi ít đều được. Ở đâu cũng có thể tổ chức nuôi lươn. Trẻ em, người già, người tàn tật cũng có thể tham gia nuôi lươn. Với điều kiện mạt bằng rất hạn chế cũng nuôi được lươn. Công nuôi lươn không đáng kể. Làm việc gì cũng có thể kết hợp nuôi lươn. Lươn lại là một mặt hàng rất hấp dẫn cả ở thị trường trong nước và ngoài nước. Nó lại là thực phẩm bổ dưỡng, ngon miệng và chế biến được rất nhiều món ăn. Khi tiếp thượng khách hay trong bữa ăn gia đình, món lươn luôn luôn được coi trọng. Việc chế biến nó lại nhanh và dễ dàng hơn gà, vịt rất nhiều. Bà con ta nên quan tâm tới việc nuôi lươn. Nếu tổ chức tốt, đó sẽ là một nghề đầy triển vọng. Nếu nuôi được 1 tạ lươn là ta đã có một món tiền kha khá. Vậy, tại sao lại không nuôi lấy vài tạ Thu xếp để có chỗ nuôi lươn không khó. Cái chính là ta có quyết tâm hay không. Nắm chắc kỹ thuật nuôi, ai cũng có thể vươn lên bằng việc nuôi lươn.

pdf12 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi lươn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn “Kỹ thuật nuôi lươn” (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình nuôi trong bể có đất. Mô hình đó giống với điều kiện tự nhiên. Nhưng tới nay, cách nuôi đó chỉ thích hợp với việc nuôi lươn sinh sản và nuôi kiểu vượt qua mùa đông đối với các tỉnh phía Bắc. Để nuôi thương phẩm thì nuôi cách đó cũng được nhưng hiệu quả chưa tối ưu. Ta nên áp dụng phương pháp nuôi trong bể không đất thì hiệu quả cao hơn. Nhưng để các bạn rộng đường lựa chọn, chúng tôi xin nêu ra các hình thức nuôi khác nhau.Mỗi gia đình nên chọn lấy một hình thức để tổ chức nuôi. Nuôi có ụ đất Nuôi có ụ đất là cách nuôi trong ao hoặc trong bể nhưng có chỗ để lươn đào hang làm tổ. Cách nuôi này tạo ra điều kiện giống như trong tự nhiên. Lươn mau chóng thích nghi với chỗ ở mới. Nó cũng lo việc làm tổ ngay vào ụ đất trong ao nuôi. Khu vực nuôi có thể là ao hay là bể. Nuôi trong ao Để nuôi lươn, ta nên đào ao mới. Thậm chí, đó là một hố đất rộng từ 10 – 50 m2. Ta nên chọn chỗ đất cao ráo, không bị ngập nước. Tốt nhất là vùng đất sét pha thịt nặng. Tuy nhiên, nếu nó gần nguồn nước, gần kênh rạch thì tốt hơn. Ta cũng phải thường xuyên thay, tháo nước và cho nước mới vào ao nuôi. Không nên làm ao quá lớn, ta khó quản lí. Nếu muốn nuôi qui mô lớn thì ta làm nhiều ao sát nhau. Ao nuôi nên được đào sâu xuống từ 40 – 60cm. số đất dưới ao ta đưa lên và đắp thành bờ xung quanh. Đắp tới đâu cần nện chặt tới đó. Bờ ao càng cao càng tốt. Bờ vững chắc và có độ dốc thẳng đứng là tốt nhất. Kỹ thuật nuôi lươn 1/12 Nếu có điều kiện, xung quanh bờ nên xây thành tường hoặc xếp các tấm phiprô xi măng xít nhau để tránh lươn lách vào bờ đất đào hang hoặc leo ra, tẩu thoát. Trong điều kiện khó khăn bà con có thể dùng các tẩm ni lông để quây xung quanh bờ. Phải hết sức coi trọng việc ngăn cản lũ lươn tìm cách tẩu thoát ra khỏi ao nuôi. Chính giữa ao nuôi, ta đắp một ụ đất cao hơn ngưỡng nước dự kiến của ao từ 40 – 60 cm. diện tích ụ đất tùy thuộc vào diện tích ao và số lượng lươn định nuôi. Đó sẽ là nơi lươn đào hang để ở. Nếu bố trí ụ đất quá hẹp, lươn không thể đủ chỗ đào hang, nó sẽ tìm cách vượt ra bên ngoài. Vì vậy, cần tính toán để ụ đất đó chứa toàn bộ số lươn mà chúng ta định nuôi. Để ụ đất khỏi bị sụt lở, ta có thể xây bờ xung quanh theo kiểu tổ ông (có nghĩa là : viên gạch này cách viên gạch kia khoảng 3 – 4 cm. Nó sẽ thành bức tường nhưng có những lỗ hổng để lươn chui qua). Trên mặt ụ đất, ta trồng cỏ hoặc khoai lang để giữ mát. Nó làm thành các cái mũ cho ụ đất. Ao nên có cống thoát nước và cống xả tràn. Miệng cống phải được che bằng lưới thép để ngăn lươn chui ra theo. Cần bố trí cống ở cự li phù hợp với nhiệm vụ xả tràn hoặc thoát nước. Đáy ao nên nghiêng 3o về phía bố trí cống thoát nước. Giữ ở đáy một lớp bùn dày 10 – 15 cm. Số bùn này cần được xử lí sạch bệnh trước khi đưa vào . Cũng có thể tháo cạn nước để xử lí bùn rồi lại cho tiếp nước vào. Nếu có điều kiện, ta giăng giây thép ngang ao và đan thành lưới. Ta trồng mướp, bầu, bí, gấcở quanh ao và cho bò lao lên dàn lưới. Nó sẽ tạo thành một dàn cây xanh để ngăn bớt nắng cho ao. Mặt khác, nó cũng góp phần làm cho ao kín đáo hơn, đỡ chống trải. Lươn rất nhát. Vì vậy, nơi nuôi chúng càng kín đáo, càng tĩnh lặng càng tốt. Trên mặt ao nên thả bèo lục bình. Bèo vừa giữ mát cho nước về mùa hè, vừa giữ ấm cho nước về mùa đông, nhưng còn có tác dụng làm sạch nước. Rễ bèo lục bình sẽ hút hết các kim loại nặng và các chất bẩn trong nước. Nó làm cho nước trong hơn, sạch hơn. Chúng tôi quan sát, vào mùa hè, lươn hay trèo lên thân bèo và nằm ngủ ngay ở đó. Những con không chui vào tổ thì thường dựa vào gốc bèo, nghếch mõm lên trên và ngủ ngon lành. Lươn thường hoạt động vào ban đêm. Nhưng nếu có lớp bèo lên trên, nó hoạt động cả vào ban ngày. Tuy nhiên, không nên thả kín bèo cả ao, ta nên ngăn bằng sào để bèo chỉ che 1/2 - 2/3 mặt ao. Cũng cần có chỗ để ánh sáng mặt trời rọi xuống đáy ao. Kỹ thuật nuôi lươn 2/12 Nuôi trong bể Về nguyên tắc, bể nuôi lươn giống như ao nuôi lươn, chỉ có khác là, ta xây bể hoặc tận dụng các bể có sẵn để nuôi. Bể có thể xây nửa chìm hoặc nửa nổi hoặc nổi hoàn toàn. Diện tích bể cũng dựa vào điều kiện của từng gia đình. Nó không nên quá rộng, cũng không nên quá hẹp. Tối thiểu bể cũng nên rộng từ 5 – 10m2. Tối đa nên khoảng từ 20 – 30m2. Bể có thể xây theo hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn. Có người còn cải tạo hòn non bộ để thành bể nuôi lươn. Hình dáng bể không quan trọng nhưng cần lưu ý tới kích thước để thuận tiện cho việc chăm sóc ( ví dụ : bề ngang quá rộng sẽ khó chăm sóc cho lươn). Bể nên có chiều cao tối thiếu 80 cm. Trong bể ta đổ 1 lớp bùn khoảng 10 cm và 1 lớp nước khoảng 20 cm ở một góc (hay giữa bể) phải có ụ đất để cho lươn vào làm tổ. Nếu bố trí ụ đất ở một góc bể thì phần tường chỗ đó phải cao hơn ụ đất 50 cm. Con lươn cũng như con rắn, nó có thể dựa người vào thành bể để ngoi lên. Tuy nhiên, nó chỉ có thể dựng tối đa là 2/3 chiều cao của nó mà thôi. Cao hơn nữa là nó sẽ bị đổ sụp. Do đó, thành tường cao hơn mặt đất 50 cm thì lươn không đủ sức ngoi ra. Cũng giống như trong ao nuôi, ụ đất nên được xây xung quanh theo kiểu tổ ong để còn có chỗ thừa cho lươn chui vào làm tổ. Ta cũng giăng lưới làm để làm dàn cho cây leo lên và cũng thả bèo vào trong bể như ở ao. Điều kiện nuôi ở bể thuận lợi cho thay tháo nước. Nước càng sạch, lươn càng ít mắc bệnh. Việc nuôi trong ao hoặc trong bể có ụ đất thuận lợi cho việc nuôi sinh sản. Lươn đực sẽ đào hang, làm tổ để đón lươn cái vào. Vì vậy, khi thả giống nhớ cho cả lươn đực và lươn cái cùng vào. Tới mùa sinh sản, ta thấy hầu hết các cửa hang trên ụ đất đều có bọt trắng trào ra. Trứng được thụ tinh sẽ nở dần thành lươn con. Ta hớt lươn con ra các bể riêng để ương. Việc này phải làm thường xuyên. Nuôi không có đất Đây là hình thức nuôi lươn thương phẩm. Mật độ lươn có thể thả rất dày. Số lươn này nuôi để lấy thịt. Ta có thể xây bể xi măng hoặc nuôi trong các bồn ni lông. Kỹ thuật nuôi lươn 3/12 Rất nhiều gia đình đã tận dụng các chuồng lợn cũ để sửa lại làm chỗ nuôi lươn. Như vậy, cũng đủ để thành một bể nuôi lươn. Nhưng, nếu muốn nuôi thành nghề hẳn hoi, ta nên xây dựng thành một khu riêng biệt. Nơi xây bể nên thuận lợi cho việc cấp và thoát nước. Nó nên gần hồ, ao, kênh, mương và khu vực ta quản lí được. Nên xây thành một hệ thống bể liền kề nhau, mỗi bể cách nhau khoảng 60cm. Kích thước của từng bể không nên lớn quá hoặc bé quá. Ta có thể xây bể theo công thức : rộng từ 1,2 – 2m, dài từ 2 – 5m; chiều cao của bể nên từ 1- 1,2m. Đáy bể cần láng nhắn và nghiêng một góc 3o để dễ thoát nước. Ở góc đó, ta có một lỗ thoát nước nhưng được gắn với một ống nhựa. Ống nhựa nên có đường kính từ 4 – 6cm và dài khoảng 40 – 60 cm. Ống nhựa được lắp khít vào lỗ thoát nước. Chiều dài của ống nhựa nằm gọn trong phía trong bể. Phía đầu bên trong của ống nhựa ta hàn kín. Trên ống nhựa, đục nhiều ống nhỏ để nước có thể đi qua nhưng lươn không thể qua được; còn đầu bên ngoài ta phải có nút đậy. Khi cần thay, tháo nước trong bể ta mở nút bên ngoài. Nước trong bể sẽ đi qua các lỗ nhỏ trên ống nhựa để đi ra. Lươn và rác rưởi không đi qua được. Nếu không có ống nhựa mà chỉ có một màng ngăn ở lỗ thoát thì rất rễ bị tắc nghẹn do rác đọng vào. Ta bắc ngang qua bể một cây đòn. Cây đòn cần vững chắc. Chuẩn bị khoảng vài chục đến vài trăm đoạn dây ni lông, nên dùng loại dây ni lông tái sinh. Nó có bản rộng 0,6 – 1cm và dài từ 1,2 – 1,5 m. Một đầu sợi dây buộc chặt trên cây đòn, đầu kia thả tự do vào bể. Ta buộc thành từng bó trên cây đòn. Những búi sợi ni lông ấy sẽ thành chỗ dựa cho lươn. Lươn sẽ coi đó như tổ. Con lươn cần một chỗ dựa khi ngủ mà có thể ngóc đầu lên trên mặt nước. Búi dây ni lông sẽ thỏa mãn điều đó đối với lươn. Lươn sẽ chui tất vào trong ấy. Đó cũng đủ là “ khách sạn 5 sao” đối với lươn rồi. Trong bể hoàn toàn chỉ có nước. Ta cho nước vào với cỡ 30 – 40cm. không còn cho nhiều. Nước đó sẽ được thay thường xuyên. Tùy mức độ ô nhiễm do số lượng lươn nhiều hay ít gây ra mà ta thay nước hàng ngày hoặc 3 – 4 ngày /1 lần. Nếu không tiện bơm nước từ hồ,ao vào bể thì ta phải bể chứa. Bể chứa phải đặt cao hơn bể nuôi. Tùy diện tích nuôi mà ta thiết kế bể chưa to hay nhỏ. Nguồn nước phải sạch và trung tính. Ta không dùng các nguồn nước bẩn. Tốt nhất là nguồn nước của ao, hồ, kênh, rạch nơi mà lươn vẫn thường sống. Không nên dùng nước máy hoặc nước từ các giếng quá sâu. Kỹ thuật nuôi lươn 4/12 Hệ thống bảo vệ Kể cả nuôi trong ao hay trong bể, trong bồn thì công tác bảo vệ cũng hết sức cần thiết. Quanh khu vực nuôi lươn phải có hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt. Mèo, chuột, rắn, chim ác đều là những kẻ thù nguy hiểm của lươn. Ta phải tìm cách ngăn ngừa chúng. Buổi tối, lươn hay trườn lên trên bờ, trên các cụm bèo để nằm. Đối với bọn ăn thịt thì đó là những miếng mồi béo bở. Chúng luôn rình rập để bắt lươn. Do đó, ta phải hết sức cảnh giác. Tùy từng điều kiện mà bà con nên có cách phòng tránh và tiêu diệt địch hại của lươn. Cần bó trí bẫy, bả và lưới ngăn quanh khu vực nuôi. Nen thường xuyên theo dõi để kịp phát hiện những thất thoát do địch hại gây ra. Ở những nơi mà tình hình trị an không tốt thì phải cảnh giác cả với kẻ gian. Đã có gia đình bị kẻ gian đến tháo nước và thu hết lươn trong các bể trong 1 đêm. Thiệt hại tới hàng chục triệu đồng. Vì vậy, nếu có điều kiện, ta nên xây thành 1 khu vực riêng, có hàng rào hoặc tường cao che chắn để đảm bảo cho việc nuôi lươn. Giống lươn Giống lươn có thể bắt trong tự nhiên hoặc có thể nhân giống nhân tạo. Hiện nay, ở mỗi miền Nam, Bắc chỉ có một giống lươn nên không sợ bị lẫn giống. Tuy nhiên, cũng cần tuyển chọn những con tốt để làm giống. Lươn tốt là những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, màu da sặc sỡ, không bị bệnh tật, không có thương tích, không bị mất nhớt. Nó khong phải là những con ăn phải mồi thuốc hoặc bị câu. Ta nên chọn đàn lươn cho đồng cỡ. Nếu chọn lươn bố, mẹ để nuôi sinh sản thì phải biết phân biệt đực, cái. Lươn cũng giống như các loài rắn, trăn có thể nhìn vào đuôi của chúng để xác định đực cái: • Phần đuôi con đực vót nhọn dần, trông như vừa dài ra. • Phần đuôi con cái lại nở to, trông như ngắn lại. Thân mình nó bầu bĩnh hơn. Nhiều tài liệu đã phân biệt đực, cái ở lươn theo nhiều chỉ số khác nhau: • Lươn đực thường có đuôi dài hơn, bụng nhở và rắn, đầu thon, mõm nhọn, đanh con, ,năng hoạt động hơn lươn cái. Những con lươn dài từ 54cm trở lên hầu hết là lươn đực. Kỹ thuật nuôi lươn 5/12 • Lươn cái có bụng to và mềm, da mỏng, đầu to, lỗ hậu môn rộng và hơi đỏ hồng. Những lươn có chiều dài từ 22 – 26cm chủ yếu là lươn cái. Khai thác giống lươn trong tự nhiên Cách đơn giản nhất là bắt lươn. Ta có thể bắt bằng tay hoặc bằng bẫy. Người đi bắt lươn thường men theo bờ ruộng, bờ mương, bờ ao để tìm tổ lươn. Cũng có khi họ đi soi đèn để bắt lươn lúc chúng đi kiếm ăn vào ban đêm. Ở những đường cống có nhiều lươn, người ta dùng vui để dồn lươn. Họ giăng lưới ở hố cống phía dưới và rải vôi ở hố cống phía trên. Lươn, cá trê bị sặc vôi sẽ bỏ chạy theo dòng nước và bị mắc lưới ở hố sau. Bắt lươn bằng tay thường thu được những con lươn lớn. Lươn nhỏ không bắt đường bằng tay. Ta có thể bắt lươn bằng ống trúm. Chiều tối ta đưa các ống trúm đã có mồi tới những chỗ lươn hay tới kiếm ăn.Sáng hôm sau ta đi thu. Khi thu sẽ được cả lươn lớn lẫn lươn bé. Lươn lớn mang đi bán, còn lươn nhỏ giữ lại để nuôi. Vào mùa sinh sản của lươn, ta có thể đi hớt trứng hoặc hớt lươn con về nuôi. Ta tìm những hang có bọt trắng trào ra và quan sát kỹ. Tại đây ta rát dễ bắt gặp trứng lươn hoặc hàng đàn lươn con. Dùng vợt mềm có thể thu được chúng. Trứng cần đưa ngay vào thùng hoặc chậu để ương. Với nhiệt độ hoảng từ 25 – 30oC thì chỉ 1 tuần là chúng nở. Lươn con mới nở ít hoạt động. Chúng thường nằm chìm dưới đáy sống nhờ vào bọc noãn hoàng mà mẹ đã để cho con. Ít hôm sau nó mới bơi đi kiếm ăn. Lươn con cần được ương vào mọt chỗ riêng. Ta cho chúng ăn giun nước, bọ gậy và cá con luộc kỹ. Nguồn giống này rất sẵn trong tự nhiên nhưng không phải ai cũng kiếm được. Vì vậy, các cơ sở nuôi qui mô lớn nên tỏ chức cho lươn đẻ nhân tạo. Tạo giống lươn bằng phương pháp sinh sản nhân tạo Để cho lươn có thể sinh sản nhân tạo, ta áp dụng các biện pháp như đã làm với cá. Lươn cũng là một loài cá. Trước hết, cần chọn ra những cá thẻ đực và cá thể cái tốt. Chúng phải là những con đã trưởng thành và khỏe mạnh. Lươn đực phải là những con lớn ( khoảng vài ba năm tuổi) để có nhiều tinh dịch. Lươn cái phải chọn những con khỏe mạnh, bụng căng đầy trứng. Kỹ thuật nuôi lươn 6/12 Ta lấy não thùy ở cá chép và nghiền nát, sau đó trộn với kích thích tố sinh dục HCG. Dùng hỗn hợp này tiêm cho cả lươn đực và lươn cái. Được kích thích, lươn sẽ sớm chín sinh dục. Khi thấy lươn cái có biểu hiện của sự rụng trứng thì ta bắt chúng ra. Ta vuốt nhẹ dọc bụng để dồn trứng ra ngoài. Hứng trứng vào 1 bát lớn. Sau đó, ta bắt lươn đực ra, cũng vuốt nhẹ để dồn tinh dịch ra và rưới lên trứng lươn. Lưu ý, cân rưới cho đều. Ta dùng đũa thủy tinh hoặc thìa nhựa để trộn cho trứng và tinh trùng gặp được nhau. Quá trình thụ tinh sẽ diễn ra. Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Sau đó, đưa trứng đã được thụ tinh vào ấp trong các dụng cụ đựng nước như các châu, thùng, bể xây v.v.. Mức nước chỉ nên để ở ngưỡng 10 – 20cm. Ta giữ nhiệt độ ở mức từ 25 – 30oC. Cần lưu ý tới việc giữ nhiệt độ ổn định và thay nước thường xuyên để giữ cho nguồn nước luôn luôn được sạch. Việc thay nước cần làm từ từ, không gây xáo trộn. Ta để nguồn nước trữ lên cao. Dùng 1 ống cao su dẫn vào thành chậu hoặc thành bể. Ta dùng 1 ống cao su khác có màng lưới mỏng bọc ở đeầu và cho nước cũ ra ngoài. Định kỳ 1 – 2 ngày ta thay nước 1 lần. Sau khoảng 1 tuần thì trứng lươn bắt đầu nở. Nó không nở đồng loạt mà nở dần dần. Lươn con sinh ra nhỏ như sợi chỉ. Nó hạ mình xuống đáy và nằm im tại đó. Dưới bụng nó có 1 bọc noãn hoàng. Đấy là chất dinh dưỡng dự trữ để lươn con sống trong những ngày đầu. Tiếu hết bọc noãn hoàng, lươn bắt đầu mò đi kiếm ăn. Ta nên chuẩn bị sẵn các nguồn thức ăn cho chúng. Tốt nhất là các loài động vật phù du hoặc lòng đỏ trứng gà đã luộc. Khi lươn con đạt cỡ 5 – 6cm, ta cho chúng ăn cá con luộc nát. Chúng sẽ rỉa rất khỏe. Không nên cho nhiều một lúc, cho ăn dần dần, khi hết lại cho thêm. Nếu có giun chỉ hoặc cung quăng của muỗi cho chúng ăn thì rất tốt. Đủ thức ăn, lươn lớn rất nhanh. Khi lươn đạt cỡ 15cm, ta có thể cung cấp cho các cơ sở nuôi. Thả lươn giống Trước khi thả lươn giống, ta cần kiểm tra kỹ. Cần phát hiện những con mang bệnh, những con yếu, hoạt động lờ đờ, những con bị sây sát, nát đuôi để loại ra. Không nên đưa lươn bệnh vào bể nuôi. Nó sẽ lây lan rất nhanh. Tuy nhiên, có những bệnh ta không thể phát hiện được bằng mắt thường. Vì vậy, cần tẩy trùng cho chúng trước khi thả. Có nhiều cách để tẩy trùng: Kỹ thuật nuôi lươn 7/12 1. Có thể dùng dung dịch muối ăn 3 – 4% để tắm cho lươn trong vòng 5 phút. Sau đó cho chúng vào bể nuôi. 2. Có thẻ dùng dung dịch thuốc tím 0,5 % để tắm cho lươn. Ở Thái Lan đã áp dụng cách này để khử trùng cho nhiều loại thủy đặc sản như ba ba, ếch. 3. Ta có thể dùng lá cây cỏ Lào 9 hay còn gọi là cây cỏ cộng sản, cây phân xanh) để khử trùng. Ta lấy lá về và vò cho nát ra trong nước. Nước sẽ có màu xanh lá cây. Nước này có khả năng sát trùng rất tốt; té nước này vào bể nuôi lươn con; để lươn con sống trong nước đó khoảng 1 ngày đêm, sau đó, vớt ra và đưa đi thả. Mật độ lươn thả hiện nay còn là vấn đề tranh cãi. Nhiều người cho rằng, lươn cỡ 10 – 15cm nên thả 50 – 100 con/ m2. Tuy nhiên, có gia đình khẳng định với tôi, họ đã thả tới 200 con/ m2 mà hiệu quả nuôi vẫn tốt. Tùy vào điều kiện nguồn nước và nguồn thức ăn mà chúng ta có thể căn nhắc mật độ lươn cần thả cho hợp lý. Không bao giờ thả lươn lớn với lươn nhỏ lẫn lộn. Ta phải đề phòng, khi thiếu thức ăn, lươn lớn có thể ăn lươn con. Mặt khác, sau một thời gian nuôi, ta nên tháo cạn nước để phân loại. Các lươn lớn hơn nên đưa sang nuôi ở một bể khác. Cho lươn ăn Thức ăn của lươn chủ yếu là các thức ăn có nguồn gốc động vật. Chúng thích ăn các loại động vật đã chết và bắt đầu thối rữa : chó chết, mèo chết, gà chếtKhi ta vùi các xác chết đó vào bùn thì 2 ngày sau lươn đã bu tới và ăn cho đến hết. Ở Thái Lan, người ta làm các hố nhỏ và bỏ lươn vào đó. Mỗi hố họ cho vào đó 1 cái da trâu mới lột. Họ nói đó là cách cho ăn 1 lần! Lũ lươn trong hố thi nhau xơi cái da trâu. Ăn hết tấm da đó thì cũng là lúc chúng đạt tiêu chuẩn ra chợ! Khi tới thăm gia đình bác Trần Văn Lượm ở xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang, chúng tôi rất mừng vì bác nuôi lươn rất tốt. Bác cho lươn ăn chủ yếu là ốc bươu vàng. Chú bé trong nhà chỉ chạy ra đồng khoảng nửa tiếng là đã bưng về lưng sọt ốc bươu vàng. Nó cho vào cái máy tự tạo và quay để nghiền nát ốc ra. Ốc ấy cho kênh rạch ở các nơi đều rất sẵn ốc bươu vàng. Đó là nguồn thức ăn quí đối với lươn. Ngoài ra, các phụ phẩm của lò mổ, lá sách của trâu, da động vật loại bò, cua cá, ốc đập nhỏ v.v.. đều được lươn ăn ngon lành. Giống với nhiều loại thủy sản khác, lươn rất thích ăn giun đất. Trẻ em đi câu lươn vẫn thường dùng mồi là giun. Viì ậy, khi nuôi lươn nên két hợp nuôi giun đất. Giun đất dễ nuôi và tăng đàn rất nhanh. Nếu bạn muốn nuôi giun đất, xin bạn tham khảo cuốn “Hướng dẫn nuôi giun đất” (NXB Nông nghiệp, 2008. Tái bản lần thứ 7) do chúng tôi viết. Ta có thể nuôi giun đất với diện tích chỉ vài mét vuông. Có rất nhiều người đã nuôi với qui mô rát lớn để lấy giun nuôi gà, vịt và thủy sản, ví dụ : Chị Mỹ Ánh ở Đà Nẵng Kỹ thuật nuôi lươn 8/12 (ĐT: 0913.403.056) nuôi 1.500m2; ông Lê Hải Đăng ở Long An (ĐT : 0909. 670. 479) nuôi 6.000m2, ông Sáu Tâm ở TP Hồ Chí Minh ( ĐT : 0982. 121. 214) nuôi 20.000m2 Nếu có nhiều giun thì ta tha hồ nuôi lươn. Giống giun nuôi là giống giun đỏ hay còn gọi là giun quế. Nó có hàm lượng đạm rất cao và sinh sản rất nhanh. Ngoài ra, các giống giun trong tự nhiên cũng có thể thu bắt để cho lươn ăn. Ta có thể đào hoặc làm bẫy để bắt giun. Bẫy giun là hình thức nhử chúng vào những hố nông có chứa dầy các loại phân hữu cơ hoai mục – loại thức ăn hấp dẫn của chúng. Phía dưới hố có lót một tấm ni lông. Hố chỉ cần sâu 20 – 30 cm. Sau 2 – 3 này, giun sẽ kéo đến đông đặc để ăn phân. Lúc đó, ta nhấc ni lông lên theo kiểu kéo vó. Mỗi mẻ như vậy, ta thu được rất nhiều giun. Một số thí nghiệm cho thấy, có thể độn thêm bột và rau vào thức ăn của lươn. Người ta ủ chua rau, bèo bới bã đậu, cám, bột cá. Sau đó, trộn đều lên. Nếu có thêm thức ăn động vật ( như tôm, tép, cua, lòng cá) thì trộn thêm vào và vắt thành bánh để cho lươn ăn. Lươn vẫn ăn tốt. Tuy nhiên, thức ăn ưa thích và chủ yếu của lươn vẫn là thức ăn động vật. Lươn hoạt động chủ yếu vào ban đêm nên ta cho chúng ăn vào lúc chập choạng tối, khoảng 6 – 7 giờ tối. Đơn giản nhất là ta đổ thức ăn vào 1 cái mẹt có buộc dây và treo lơ lửng dưới mặt nước. Lươn sẽ mò ra ăn. Sáng hôm sau, nhấc mẹt lên và dọn sạch những phần lươn không ăn (như xương xẩu, rác rưởi). Tuy nhiên, bằng cách này sẽ gây ô nhiễm cho nước của bể nuôi. Ở Hậu Giang, người ta có sáng kiến làm máng nồi cho lươn. Họ lấy 1 thùng xốp và cắt bỏ đáy đi. Thay cho đấy, họ lấy các que sắt hoặc que tre (to bằng chiếc đũa) xuyên qua hộp xốp và làm thành 1 cái đáy mới. Câc que này xếp song song và cách nhau 0,7cm. Như vậy là 2 đáy có các kẽ thủng. Xung quanh họp xếp, người ta buộc các chai nhựa bịt kín đầu để làm phao. Hệ thống phao sẽ làm cho cái hộp đó nổi cách mặt nước khoảng 1cm. Ta cho thức ăn đã băm nhỏ hoặc nghiền nhỏ vào trong hộp. Hộp nổi trên mặt nước. Lươn sẽ ngoi lên rìa thức ăn qua các kẽ hở giữa các then tre. Cách cho ăn theo kiểu này giúp ta giữ cho nước được sạch và theo dõi được tốc độ ăn của lươn. Nếu nó ăn hết ngay thì cần cho thêm vào; còn nếu ăn còn thừa lại thì hôm sau ta rút bớt đi. Lượng thức ăn cho lươn khoảng từ 3 – 5% trọng lượng của khối lượng lươn nuôi. Đó chỉ là con số ước chừng. Ta nên quan sát tốc độ ăn của lươn để điều chỉnh lượng thức ăn cho chúng. Kỹ thuật nuôi lươn 9/12 Sau giống, thức ăn là yếu tố quyết định đối với vật nuôi, vì vậy, cần hết sức quan tâm tới nguồn thức ăn cho lươn. Đảm bảo đủ thức ăn và thành phần thức ăn tốt là đã nhìn thấy thắng lợi. Chăm sóc Lươn là loài hoang dã. Vì vậy, nó có khả năng thích ứng cao với các biến đổi của môi trường. Tuy nhiên, khi chúng ta nuôi với mật độ dày, điều kiện môi trường rất dễ bị ô nhiễm thì lươn cũng dễ mắc một số bệnh. Khi đã mắc bệnh thì khả năng lây lan là rất nhanh. Do đó, việc giữ vệ sinh cho khu vực nuôi, đặc biệt là nguồn nước phải hết sức chú ý. Nếu nuôi mật độ lớn, ta nên thay nước mỗi ngày một lần; còn ở mật độ thưa hơn thì 3 – 5 ngày thay nước 1 lần. Làm tốt công tác chống nóng và chống rét cho lươn. Tạo môi trường thích hợp nhất để đàn lươn sinh sôi và phát triển. Một số bệnh thường gặp ở lươn Bệnh sốt ở lươn Nó bị bệnh là do sốc với môi trường. Khi môi trường quá bẩn, lươn sẽ bị mất cân bằng về sinh lý, cơ thể tiết ra quá nhiều dịch nhầy. Lúc này, các vi sinh vật gây hại bùng phát lên. Lươn cuốn nhau thành búi và làm cho nhiệt độ từng phần tăng cao, đâu lươn sưng phồng to. Lúc này lươn rất dễ chết. Cách phòng trị đầu tiên là phải giữ cho môi trường nuôi của chúng được sạch. Ta nên giảm bớt mật độ nuôi và tiến hành ngay việc thay nước. Phải lưu ysw giữ cho nồng độ ô xy luôn đảm bảo. Ta dùng sun phát đồng để xử lý nước với nồng độ 0,7g/m3. Cần loại bỏ những con bị bệnh ra khỏi chỗ nuôi. Bệnh nát đuôi Ta quan sát thấy những chú lươn có đuôi bị sây sát, dập nát, tụ huyết, nhiễm trùng nặng. Có con tuột cả thịt để lòi xương sống. Đó là bệnh nát đuôi. Nguyên nhân dẫn đến bệnh có lẽ do lươn đã bị thương hoặc bị con khác cắn; chỗ vết thương bị vi khuẩn xâm nhập ( mà chủ yếu là do nguồn nước bị nhiễm bẩn). Bệnh rất dễ lan rộng, gây chết hàng loạt. Kỹ thuật nuôi lươn 10/12 Cách điều trị chủ yếu là sát trùng. Ta có thể cho lươn tắm trong dung dịch thuốc tím (0,5g/m3) trong vòng 5 phút. Chỗ nuôi sau khi rút cạn nước, ta rắc bột Furazolidone. Nếu được, nên trộn thêm Sunphamit vào thức ăn của lươn để góp phần trị bệnh. Loại bỏ những con bị bệnh ra khỏi chỗ nuôi và làm vệ sinh liên tục Bệnh xuất huyết Lươn bị bệnh có hiện tượng tụ máu, tấy đỏ trên vùng than, đặc biệt là ở vùng bụng. Miệng của chúng cũng bị sưng và đỏ tím. Đôi khi thấy máu chảy ra ở miệng. Ta thấy chúng bơi không bình thường, chao đảo điên cuồng và ngóc lên mặt nước quẫy mạnh. Sau một thời gian là chết. Việc phòng trị chủ yếu vẫn là giữ cho nguồn nước nuôi được sạch, đủ ô xy. Ta thay nước sạch vào. Có thể dùng nước Clo mạnh (nồng độ 0,3 – 0,5g/m3) để xử lý nước. Cũng nên dùng thuốc tím (0,5g/m3) để sát trùng cho lươn trong vòng 5 phút. Ta cũng nen trộn Sunphamit vào thức ăn để trị bệnh cho lươn. Loại bỏ những con lươn bị bệnh nặng hoặc đã chết. Tăng cường thay nước cho khu nuôi. Bệnh đường ruột Lươn sống trong môi trường nước và ăn thức ăn trong nước nên không tránh khỏi các ký sinh trùng lọt vào đường ruột. Giống như giun đũa ở nguồi, nó sẽ tranh giành thức ăn với lươn. Vì vậy, cần tẩy ký sinh trùng ra khỏi đường ruột của lươn. Tốt nhất ta nghiền Abendazon ra và trộn vào thức an cho ăn liên tục trong 6 ngày. Ngoài ra, môi trường nuôi phải được tẩy uế. Ta dùng vôi sống để làm vệ sinh ao và thay tháo nước liên tục. Bệnh đỉa cắn Đỉa là 1 loài động vật ký sinh rất nguy hiểm. Chúng hút máu của ký chủ. Lươn rất dễ bị đỉa tấn công. Nó thường bám giác vào đầu lươn và bắt đầu hút máu.Lươn không những bị mất máu mà còn hoảng loạn vì đỉa bám ngay trên đầu. Để phòng chống đỉa, ta nên dùng vôi sống để làm vệ sinh cho khu nuôi. Rắc vôi để giết chết đỉa. Sau đó thay nước mới vào và xử lý tiếp bằng sun phát đồng nồng độ cao (10g/ m3). Nếu đỉa vẫn chưa chịu nhả thì tăng thêm nồng độ. Tới khi đỉa ngoi lên mặt nước, ta vớt bỏ chúng và thay nước ngay cho lươn. Kỹ thuật nuôi lươn 11/12 Cũng có chuyên gia khuyến cáo, nên dùng phương pháp nhử: ta lấy xơ mướp già đã phơi khô nhúng vào tiết lợn. Chờ tiết đông đặc lại trong xơ, ta thả nó vào chỗ nuôi. Đỉa sẽ bâu vào đó. Ta vớt ra và tiêu diệt đỉa. Bệnh nấm thủy mi Nấm thùy mi có sợi màu trắng như bong. Nó thường ký sinh trên mình lươn hoặc trứng lươn. Ta nên phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh khu nuôi trước khi thả lươn: tẩy trùng sạch sẽ, ngâm lươn vào dung dịch nước muối 3 – 5% trước khi thả. Nếu thấy bệnh xuất hiện trên đàn lươn thì có thể xwrlys bằng Bicabonat natri 4o/oo hoặc xanh- methylen 0,2% cho toàn bộ khu nuôi trong vòng 15 phút. Sau đó thay nước mới. Ta lặp lại việc này trong 2 ngày. Kết luận Lươn là một loài thủy sản dễ nuôi. Ta nuôi nhiều hay nuôi ít đều được. Ở đâu cũng có thể tổ chức nuôi lươn. Trẻ em, người già, người tàn tật cũng có thể tham gia nuôi lươn. Với điều kiện mạt bằng rất hạn chế cũng nuôi được lươn. Công nuôi lươn không đáng kể. Làm việc gì cũng có thể kết hợp nuôi lươn. Lươn lại là một mặt hàng rất hấp dẫn cả ở thị trường trong nước và ngoài nước. Nó lại là thực phẩm bổ dưỡng, ngon miệng và chế biến được rất nhiều món ăn. Khi tiếp thượng khách hay trong bữa ăn gia đình, món lươn luôn luôn được coi trọng. Việc chế biến nó lại nhanh và dễ dàng hơn gà, vịt rất nhiều. Bà con ta nên quan tâm tới việc nuôi lươn. Nếu tổ chức tốt, đó sẽ là một nghề đầy triển vọng. Nếu nuôi được 1 tạ lươn là ta đã có một món tiền kha khá. Vậy, tại sao lại không nuôi lấy vài tạ Thu xếp để có chỗ nuôi lươn không khó. Cái chính là ta có quyết tâm hay không. Nắm chắc kỹ thuật nuôi, ai cũng có thể vươn lên bằng việc nuôi lươn. Kỹ thuật nuôi lươn 12/12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_thuat_nuoi_luon.pdf