Lạm phát cơ bản

Khi đó có 3 nhóm phương pháp thống kê để tính lạm phát cơ bản đó là: - Nhóm các ước lượng trung bình cắt cụt: thông qua các độ đo xu hướng trung tâm sử dụng họ các trung bình cắt cụt để tính chỉ tiêu lạm phát cơ bản từ tập hợp N giá cả các loại hàng hoá và dịch vụ. - Nhóm các phương pháp tính số trung bình gia quyền với quyền số được lựa chọn khác nhau. - Nhóm các phương pháp san phẳng. Dưới đây là nội dung chính của một số phương pháp. a. Họ các ước lượng trung bình cắt cụt Trung bình cắt cụt được đặc trưng bởi 2 tham số: - Độ lớn cắt bỏ tính theo tỷ lệ phần trăm cho biết tỷ lệ cắt bỏ toàn phần từ phân bố. - Độ bất đối xứng cần cắt bỏ tính theo tỷ lệ phần trăm có nghĩa là tỷ lệ cắt bỏ toàn phần phía trái hoặc phía bên phải của phân bố

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lạm phát cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin Khoa học Thống kê số 3/2005 - Trang 19 Lạm phát cơ bản TS. Nguyễn Trọng Hậu Viện Nghiên cứu Châu Âu 1. Khái niệm lạm phát cơ bản và các ph−ơng pháp tính Chỉ số giá tiêu dùng th−ờng đ−ợc dùng để đánh giá lạm phát, nh−ng trong việc điều hành chính sách tiền tệ mà vai trò này thuộc về các ngân hàng trung −ơng thì chỉ số này có một số nh−ợc điểm nh− rất nhạy cảm với các cú sốc của cung hay những áp lực do tăng cầu điều này gây khó khăn cho việc đánh giá chính xác tác dụng của chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô, chính vì vậy vào các thập kỷ 80, 90 của thế kỷ tr−ớc ngân hàng Trung −ơng của nhiều n−ớc nh− Mỹ, Canada, New Zealand đã nghiên cứu và tính toán lạm phát cơ bản (core inflation) nhằm phục vụ cho việc đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế. Vậy thì lạm phát cơ bản là gì? Theo định nghĩa của nhà kinh tế Eckstein đ−ợc xem nh− là ng−ời đầu tiên đ−a ra khái niệm này thì lạm phát cơ bản là lạm phát xuất hiện trên quỹ đạo tăng tr−ởng dài hạn của nền kinh tế với điều kiện là quỹ đạo này không bị ảnh h−ởng của các cú sốc và các thị tr−ờng (hàng hoá, tiền tệ, lao động) ở trạng thái cân bằng dài hạn (Eckstein, tr.8). Khác với Eckstein, Quah và Vahey (1995) trong bài báo phân tích lạm phát cơ bản đã định nghĩa lạm phát cơ bản là thành phần của lạm phát đo l−ờng đ−ợc mà không có ảnh h−ởng trung hạn và dài hạn đến sản xuất. Họ nói đến ở đây đ−ờng Phillips thẳng đứng trong dài hạn. Laider (1990) cho rằng lạm phát cơ bản là tốc độ tăng giá trung bình dài hạn. Còn Bryan và Cecchetti (1994) định nghĩa rõ hơn: nói chung khi ng−ời ta sử dụng thuật ngữ lạm phát cơ bản thì ng−ời ta muốn nói đến thành phần ổn định trong dài hạn của chỉ số giá mà nó gắn liền với việc tăng khối l−ợng tiền. Nh− vậy từ các định nghĩa trên chúng ta cần phải hiểu lạm phát cơ bản là lạm phát trong dài hạn mà đã loại bỏ các nhiễu loạn ngẫu nhiên (nh− các cú sốc cung) và nó phản ánh xu h−ớng cơ bản, ổn định mức tăng giá chung của các loại hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế trong dài hạn, chứ không phải chỉ là một khoảng thời gian ngắn. Việc tính lạm phát cơ bản nhằm mục đích nghiên cứu khác và vì vậy không nên đối lập nó với chỉ số lạm phát ghi nhận tính theo chỉ số giá tiêu dùng CPI mà chỉ nên xem nó nh− là một th−ớc đo khác bổ sung cho chỉ số CPI phục vụ cho việc hoạch định chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung −ơng. Có 2 cách tiếp cận đối với lạm phát cơ bản đó là: cách tiếp cận lý thuyết mô hình và cách tiếp cận thực nghiệm thống kê. 2. Mô hình lạm phát cơ bản của Eckstein Khi nghiên cứu lạm phát Eckstein chú ý đến 3 tác động: cung, cầu và bản thân lạm phát cơ bản, theo Eckstein thì lạm phát bao gồm 3 thành phần: sdc PPPP   Trang 20 - Thông tin Khoa học Thống kê số 3/2005 Trong đó: P - lạm phát; cP - lạm phát cơ bản; dP sP - lạm phát cầu kéo và chi phí đẩy. Nh− vậy, lạm phát cơ bản là mức lạm phát đ−ợc ghi nhận khi trong nền kinh tế không xuất hiện các biến động mạnh về cầu và các cú sốc về cung. Theo ông thì mức lạm phát cơ bản phản ánh sự tăng giá do tác động chỉ bởi sự tăng các chi phí sản xuất mà yếu tố cơ bản ảnh h−ởng đến sự tăng chi phí này là lạm phát kỳ vọng hình thành trên các giá trị trong quá khứ của lạm phát do các cú sốc về cung và các biến động về cầu gây ra. Và đã có sự san phẳng theo thời gian. Mô hình lạm phát cơ bản của Eckstein có thể biểu diễn qua sơ đồ sau: Mô hình lạm phát cơ bản của Eckstein Các tác giả nh− Blinder, Parkin đã cho rằng lạm phát cơ bản do Eckstein nêu ra thực chất là lạm phát kỳ vọng đ−ợc thể hiện trên thực tế. Lạm phát kỳ vọng Lao động toàn dụng Tỷ lệ thất nghiệp Lãi suất, lạm phát kỳ vọng, Chi phí đầu t− Cơ cấu thuế Quan hệ tỷ lệ giữa cổ tức và giá cả Sản l−ợng tiềm năng Sức lao động Thuế Giá năng l−ợng Chênh lệch GDP thực tế và tiềm năng Nhu cầu đầu t− Chi phí 1 đơn vị lao động Xu h−ớng chi phí vốn Chi phí vốn Xu h−ớng năng suất của các yếu tố sản xuất Giá bán buôn năng l−ợng Giá bán buôn thực phẩm Tỷ giá hối đoái Tiền l−ơng tối thiểu Tỷ lệ thuế của bảo hiểm xã hội Tỷ lệ thất nghiệp Khả năng tận dụng năng lực sản xuất Tiền l−ơng tại trạng thái cân bằng Lạm phát cơ bản Lạm phát do chi phí đẩy (sốc cung) Lạm phát do cầu kéo Lạm phát ghi nhận Thông tin Khoa học Thống kê số 3/2005 - Trang 21 3. Mô hình lạm phát cơ bản của Quah- vahey Theo Quah và Vahey thì lạm phát cơ bản là một thành phần của lạm phát đ−ợc ghi nhận có tính chất trung tính đối với sản xuất trong khoảng thời gian trung và dài hạn. Về mặt mô phỏng hình thức thì lạm phát cơ bản theo Quah và Vahey gồm 2 đồng nhất thức sau:       0j 212 0j 111 )j(d)j(dY       0j 222 0j 121 )j(d)j(d Trong đó Y và  là mức tăng sản l−ợng và lạm phát, 1, 2 là hai loại nhiễu còn dii(j) là các hệ số t−ơng ứng. Trong mô hình Quah ta thấy có 2 loại nhiễu ảnh h−ởng đến sản l−ợng và lạm phát. Hai loại nhiễu này khác nhau về cách thức ảnh h−ởng đến sản l−ợng. Kiểu thứ nhất là các nhiễu ngẫu nhiên, chúng sẽ không có ảnh h−ởng đến nền kinh tế sau một khoảng thời gian ngắn. Còn loại thứ hai là các nhiễu hệ thống có thể ảnh h−ởng đến nền kinh tế sau một khoảng thời gian dài. Vậy thì lạm phát cơ bản là một bộ phận của lạm phát đ−ợc ghi nhận do kiểu nhiễu thứ nhất gây ra. Mô hình lạm phát cơ bản của Eckstein và Quah có điểm khác nhau cơ bản: trong mô hình của Eckstein thì lạm phát do cầu kéo không đ−ợc tính vào thành phần của lạm phát cơ bản, còn trong Quah thì đ−ợc tính vào. Kết quả là những thay đổi về giá có tính chu kỳ đ−ợc xem là thành phần của lạm phát cơ bản trong mô hình của Quah còn trong mô hình của Eckstein thì không tính vào. Các công trình nghiên cứu của Eckstein và Quah đều liên quan đến khái niệm lạm phát kỳ vọng, các tác giả đều cho rằng lạm phát cơ bản đều là lạm phát kỳ vọng nh−ng đ−ợc thể hiện trên thực tế Tuy nhiên cả hai công trình đều không đề cập đến cách tính chỉ số lạm phát cơ bản có giá trị vận dụng trong thực tế. Để có thể đ−a khái niệm lạm phát cơ bản vào vận hành trong thực tế chúng ta phải sử dụng đến cách tiếp cận thống kê. 4. Các ph−ơng pháp thống kê tính lạm phát cơ bản 4.1. Lạm phát cơ bản tính trên cơ sở chỉ số CPI sau khi loại bỏ một số nhóm hμng hoá vμ dịch vụ Đây là ph−ơng pháp tính phổ biến đang sử dụng hiện nay tại nhiều n−ớc khi tính lạm phát cơ bản ta phải loại bỏ các loại hàng hoá mà giá cả của chúng phản ánh sai lệch sự biến động chân thực, các tiêu chí loại bỏ các hàng hoá là: - Các hàng hoá có sự biến động lớn về giá cả; - Các hàng hoá mà giá cả hình thành chủ yếu do các nhân tố cung; - Các loại hàng hoá mà giá cả hình thành do các quy định hành chính; - Những thay đổi giá cả gây nhiễu cho ngân hàng trung −ơng. Sau đây sẽ nêu ra kinh nghiệm tính lạm phát cơ bản theo ph−ơng pháp này ở một số n−ớc sau khi đã loại bỏ khỏi chỉ số CPI một số loại hàng hoá và dịch vụ mà sự biến động giá của chúng xem nh− là các tác động nhiễu loạn ngẫu nhiên Trang 22 - Thông tin Khoa học Thống kê số 3/2005 N−ớc Các hàng hoá và dịch vụ bị loại bỏ khi tính lạm phát cơ bản úc Các khoản vay tín dụng mua nhà, các loại hàng hoá và dịch vụ do nhà n−ớc kiểm soát nh− điện, ga Czech Các hàng hoá và dịch vụ do nhà n−ớc kiểm soát - nh− tiền thuê nhà, tiền điện, sởi ấm, n−ớc nóng, lạnh, thuốc, các khoản lệ phí hành chính, dịch vụ b−u điện, một số các dịch vụ viễn thông Nhật Thực phẩm không chế biến Canada L−ơng thực, thực phẩm, năng l−ợng, 8 loại hàng hóa và dịch vụ hay biến động nhất: hoa quả, rau, xăng dầu, chất đốt, ga, các khoản trả lãi vay tín dụng mua nhà, vận tải trong thành phố, thuốc lá các loại Nauy Năng l−ợng New Zealand Các khoản trả lãi vay tín dụng ngân hàng mua nhà và các chi phí nhà ở khác Ba lan Các hàng hóa và dịch vụ mà giá cả do nhà n−ớc điều tiết, l−ơng thực thực phẩm và chất đốt Cộng hoà Nam phi Thực phẩm không chế biến, các chi phí nhà ở và trả lãi vay tín dụng mua nhà Slovackia L−ơng thực, thực phẩm và các hàng hoá mà giá cả do nhà n−ớc khống chế Thụy điển Các khoản vay tín dụng mua nhà và các hàng hoá nhập khẩu Thái lan Thực phẩm ch−a chế biến, năng l−ợng Anh Các khoản vay tín dụng mua nhà Mỹ L−ơng thực, thực phẩm, năng l−ợng Hung ga ry Các loại thực phẩm có tính thời vụ (rau, trứng, hoa quả), các loại chất đốt, xăng dầu Nguồn: các trang internet của ngân hμng trung −ơng các n−ớc Ph−ơng pháp này có một số nh−ợc điểm sau đây: Thứ nhất mang nặng yếu tố chủ quan, tuỳ tiện, bởi vì phải quyết định cụ thể chi tiết loại hàng hoá và dịch vụ nào bị loại bỏ, loại nào giữ lại. Trên bảng đã nêu ta thấy có sự khác biệt khá lớn giữa các n−ớc và tỷ lệ rổ hàng hoá bị loại bỏ chẳng hạn thấp nhất nh− Thông tin Khoa học Thống kê số 3/2005 - Trang 23 Nhật (8%) và cao nhất là úc: 49%. Chính vì vậy kết quả nhận đ−ợc cũng sẽ rất khác nhau tuỳ theo sự lựa chọn chủ quan. Thứ hai ngay cả trong số các hàng hoá và dịch vụ bị loại bỏ vẫn chứa đựng những thông tin có ích về xu thế cơ bản của lạm phát mà nếu ta loại bỏ chúng sẽ dẫn đến việc đánh giá lạm phát cơ bản bị sai lệch đáng kể. Chính vì vậy mà hiện nay ng−ời ta tìm các ph−ơng pháp khác để xây dựng các th−ớc đo lạm phát cơ bản dựa trên cơ sở lý thuyết vững chắc hơn và tối −u hơn. 4.2. Lạm phát cơ bản theo cách tiếp cận ngẫu nhiên Xuất phát điểm của việc tính lạm phát cơ bản theo cách tiếp cận ngẫu nhiên là xem giá cả của hàng hoá và dịch vụ chịu sự tác động của nhiều nhân tố ngẫu nhiên và là một quá trình ngẫu nhiên với mức giá ghi nhận đ−ợc xem nh− là một trong các giá trị có thể có và nh− vậy thì chỉ số CPI là một thống kê của phép thử gồm N phần tử. Nghiên cứu quy luật phân bố của sự thay đổi giá cả t−ơng đối, tức là mức lạm phát của từng loại hàng hoá và dịch vụ đ−ợc thực hiện trên số liệu thống kê của nhiều n−ớc ng−ời ta thấy có những tham số đặc tr−ng khác so với phân bố chuẩn. Phân bố của sự thay đổi giá cả t−ơng đối th−ờng có độ nhọn v−ợt quá 3 (là độ nhọn của phân bố chuẩn) điều này phản ánh mức độ tập trung cao quanh trục phân bố và đồng thời các phân bố này có độ bất đối xứng khác 0 (phân bố chuẩn có độ bất đối xứng bằng 0) và thông th−ờng độ bất đối xứng của các phân bố này là d−ơng, tức là các giá trị quan sát nằm lệch về bên phải của trục phân bố. Từ đó cho chúng ta 2 kết luận quan trọng sau đây: thứ nhất về ph−ơng diện thuần tuý thống kê thì các chỉ số xây dựng trên cơ sở số trung bình gia quyền th−ờng không phải là các −ớc l−ợng hiệu quả của xu h−ớng trung tâm trong tổng thể khác với phân bố chuẩn. Thứ hai nguyên nhân gây ra sự sai lệch này th−ờng là sự biến động giá cả của các mặt hàng nh− l−ơng thực, thực phẩm, năng l−ợng cũng nh− các loại hàng hoá mà giá cả bị điều chỉnh bằng hành chính, nh−ng danh sách các hàng hoá này không phải là đã đầy đủ và bất biến theo thời gian. Đôi khi sự biến động lớn bất hợp lý của giá cả nằm ở các khu vực khác, còn năng l−ợng và chất đốt lại t−ơng đối ổn định trong thời gian dài. Từ đó ta có thể rút ra nhận xét là những sự đột biến về giá cả gây ra sự bất đối xứng trong phân bố những thay đổi của giá cả t−ơng đối th−ờng mang đặc tr−ng cung và chúng trái ng−ợc với xu thế chung, nh− vậy việc loại bỏ sự biến động giá của các loại hàng hoá và dịch vụ này sẽ làm tăng mức độ chính xác của các chỉ số giá và tăng tính hữu ích của các chỉ số này trong chính sách tiền tệ. Các ph−ơng pháp thống kê −ớc l−ợng lạm phát cơ bản cố gắng cực tiểu hoá ảnh h−ởng của những quan sát ngoại lai và vạch ra xu thế thực sự của sự thay đổi giá cả. Nội dung kinh tế ẩn chứa đằng sau cách tiếp cận thống kê là nh− sau: nếu trong nền kinh tế không có các cú sốc của cung thì các hãng sẽ nâng giá các sản phẩm của mình trên cơ sở dự đoán sự tăng mức giá chung. Vì rằng những kỳ vọng tăng giá và những −ớc l−ợng tăng giá sẽ khác nhau giữa các hãng, nên sự tăng giá không thể đồng loạt nh− nhau, điều này cho thấy chúng ta không có lý do gì để khẳng định có sai số hệ thống nào đó hay đúng hơn là không có lý do để khẳng định phân bố của sự thay đổi Trang 24 - Thông tin Khoa học Thống kê số 3/2005 giá t−ơng đối là bất đối xứng. Chính những cú sốc của bên cung dẫn đến tính chất bất đối xứng của phân bố. Sự thay đổi giá một cách bất th−ờng là hậu quả của những cú sốc về mặt cung, chứ không phải do sự biến động của l−ợng tiền, vì thế một độ đo cho phép lọc ra các thay đổi bất th−ờng này càng nhiều thì chúng ta sẽ thu đ−ợc một chỉ số càng gần với lạm phát do tiền tệ gây ra và đó cũng chính là lạm phát cơ bản. Phân tích lôgíc nội dung kinh tế trên đây gợi ý cho chúng ta cách xây dựng chỉ số phản ánh gần đúng lạm phát cơ bản; chúng ta sẽ loại bỏ một tỷ lệ nhất định các quan sát phía trái và phía phải của đuôi bên trái và bên phải của phân bố và nh− vậy chúng ta thu đ−ợc −ớc l−ợng xấp xỉ tốt hơn đối với lạm phát cơ bản. Khi đó có 3 nhóm ph−ơng pháp thống kê để tính lạm phát cơ bản đó là: - Nhóm các −ớc l−ợng trung bình cắt cụt: thông qua các độ đo xu h−ớng trung tâm sử dụng họ các trung bình cắt cụt để tính chỉ tiêu lạm phát cơ bản từ tập hợp N giá cả các loại hàng hoá và dịch vụ. - Nhóm các ph−ơng pháp tính số trung bình gia quyền với quyền số đ−ợc lựa chọn khác nhau. - Nhóm các ph−ơng pháp san phẳng. D−ới đây là nội dung chính của một số ph−ơng pháp. a. Họ các −ớc l−ợng trung bình cắt cụt Trung bình cắt cụt đ−ợc đặc tr−ng bởi 2 tham số: - Độ lớn cắt bỏ tính theo tỷ lệ phần trăm cho biết tỷ lệ cắt bỏ toàn phần từ phân bố. - Độ bất đối xứng cần cắt bỏ tính theo tỷ lệ phần trăm có nghĩa là tỷ lệ cắt bỏ toàn phần phía trái hoặc phía bên phải của phân bố. b. Trung bình gia quyền với quyền số lμ ph−ơng sai Có rất nhiều ph−ơng pháp xác định quyền số khác nhau trong tính chỉ số giá tiêu dùng, các ph−ơng pháp này đều dựa trên nguyên tắc chung là gắn quyền số lớn hơn đối với các thành phần t−ơng đối ổn định và quyền số nhỏ hơn đối với thành phần biến động nhiều, chẳng hạn Diewert (1995) lần đầu tiên đề xuất ph−ơng pháp xây dựng hệ thống quyền số, với chỉ số gồm N thành phần, thì phần tử thứ i có quyền số xác định nh− sau:     N 1i 2 i 2 i /1 /1 W Trong đó: 2i là ph−ơng sai của sự thay đổi giá t−ơng đối của hàng hoá thứ i Johnson và Hogan (2001) đ−a ra hệ thống quyền số nh− sau:       N 1i i),( i i),( i i i i W 1 W W Trong đó i),( i  là độ lệch tiêu chuẩn của sự thay đổi giá t−ơng đối của hàng hoá thứ i và lạm phát . c. Ph−ơng pháp san phẳng Việc sử dụng ph−ơng pháp san phẳng đ−ợc xem nh− là một ph−ơng pháp khác nhằm loại bỏ các sai số ngẫu nhiên (nhiễu) từ số liệu lạm phát, khác với hai ph−ơng pháp trên ph−ơng pháp này sử dụng các kỹ Thông tin Khoa học Thống kê số 3/2005 - Trang 25 thuật xử lý đối với chuỗi thời gian, một trong các ph−ơng pháp khá quen thuộc là kỹ thuật trung bình tr−ợt. Đây là ph−ơng pháp −ớc l−ợng xấp xỉ lạm phát cơ bản và ít đ−ợc sử dụng trong công tác nghiên cứu lạm phát cơ bản ở các n−ớc. Nói chung việc sử dụng các ph−ơng pháp tuỳ thuộc vào cơ sở số liệu và phân tích tính chất của chuỗi số liệu về lạm phát ghi nhận của từng n−ớc Tμi liệu tham khảo 1. Bryan, Michael F, Stephen G. Cecchetti (1994), Measuring Core Inflation, NBER Studies in Business Cycles, Volume 29, tr. 195-215 2. Diewert, E. W.(2000), The Consumer Price Index and Index Number Purpose Discussion Paper, The University of British Columbia. 3. Eckstein, Otto (1981), Core Inflation, Prentice Hall Inc, Englewood Cliffs, New Jersey 4. Pollok, Artur (1998), Inflacja w teorii ekonomicznej (tiếng Ba Lan), Wydawnictwo Akademii Ekonomicznej w Krakowie, Krakow 5. Quah, D. and S.P. Vahey (1995), Measuring Core Inflation, The Economic Joumal No.105 (September), tr. 1130-1144. 6. Hogan S, M.Johnson (2001), Core Inflation, Bank of Canada Technical Report No.89. Thống kê trong hoạt động Thị tr−ờng. (tiếp theo trang 18) một dung l−ợng lớn của nghiên cứu thống kê. Theo sự thừa nhận chung của các nhà ngân hàng, các công ty môi giới chứng khoán, hoạt động của họ không chỉ tái phân phối nguồn lực tài chính và sự rủi ro mà còn tái phân phối thông tin tài chính trên cơ sở các chỉ tiêu thống kê. Chính vì vậy tăng c−ờng vai trò của thống kê cũng nh− nâng cao trình độ phân tích thống kê cho các nhà quản lý và đầu t− trên TTCK là việc làm quan trọng và cần thiết hiện nay Tμi liệu tham khảo 1. Đại học KTQD, Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, NXB thống kê - 2002 2. Đại học KTQD, Giáo trình thị tr−ờng chứng khoán, NXB tài chính - 2002 3. Đại học KTQD, Giáo trình thống kê kinh tế, NXB giáo dục - 2002 4. Đại học KTQD, Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ NXB thống kê - 2002 5. Đại học KTQD, Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB giáo dục - 1998 6. Bernad J. Foley, thị tr−ờng chứng khoán, NXB tài chính - 1995 7. PGS.TS. Nguyễn Văn Nam - Những vấn đề cơ bản về phân tích và đầu t− chứng khoán - sách chuyên khảo, NXB Tài chính - 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflam_phat_co_ban.pdf
Tài liệu liên quan