Làng nghề và thống kê làng nghề

Một số khuyến nghị về đẩy mạnh thống kê làng nghề Như trên đã trình bày thống kê làng nghề là vấn đề mới phức tạp nhưng lại rất cấp thiết vì vậy trong thời gian tới ngành thống kê cần: 1. Tổ chức nghiên cứu hoàn thiện các vấn đề lý luận làm cơ sở để xây dựng thống kê làng nghề ở Việt Nam nhất là làm sáng tỏ khái niệm “làng nghề” 2. Viện Khoa học Thống kê cần phối hợp chặt chẽ với vụ Phương pháp Chế độ Thống kê và các vụ chuyên ngành tiến hành khảo sát đúc rút kinh nghiệm ở các địa phương có tiến hành thống kê làng nghề để giải quyết những vấn đề phương pháp luận và phương pháp tính về làng nghề 3. Các kết quả nghiên cứu thống kê làng nghề cần được trao đổi trên tờ Thông tin Khoa học Thống kê hoặc tổ chức các cuộc hội thảo để trưng cầu ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học và cán bộ thực tế 4. Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu thống kê làng nghề đảm bảo tính khoa học và thực tiễn 5. Nghiên cứu lựa chọn các hình thức thu thập thông tin phù hợp với làng nghề

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làng nghề và thống kê làng nghề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin Khoa học Thống kê số 2/2004 - Trang 11 Làng nghề và thống kê Làng nghề Phạm Sơn Viện Khoa học Thống kê Trong những năm gần đây, khi n−ớc ta chuyển đổi cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa, mọi lĩnh vực hoạt động đ−ợc khơi dậy và có đóng góp tích cực vào mức tăng tr−ởng của nền kinh tế. Trong dòng chảy chung đó có sự phát triển của hoạt động ngành nghề ở khu vực nông thôn, nơi có gần 80% dân số đang sinh sống. Chính vì sự phát triển nhanh và sinh động của các ngành nghề, nên nhiều cấp chính quyền và quản lý có đầu t− nghiên cứu làng nghề. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên nhiều vấn đề về ph−ơng pháp luận ch−a đ−ợc thống nhất dẫn đến nguồn số liệu mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số liệu làng nghề năm 2001 nhiều gấp 3-4 lần số liệu cuộc Tổng điều tra Nông nghiệp và Nông thôn năm 1999 do Tổng cục Thống kê tiến hành. Để góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh trong quá trình nghiên cứu làng nghề, trong bài viết này sẽ tập trung vào các nội dung sau: I. Khái niệm làng nghề Khái niệm Làng nghề th−ờng đ−ợc xuất hiện khá nhiều trên sách báo địa ph−ơng và trung −ơng, nh−ng cho đến nay vẫn ch−a có một định nghĩa thống nhất mà “chấp nhận” nh− một phạm trù trong văn hoá. Nên chúng ta th−ờng gặp những câu “tình làng, nghĩa xóm”, “sau luỹ tre làng”, hay “trai khôn chọn vợ cùng làng”Song để nhận dạng làng nh− vậy không thể thống kê đ−ợc. D−ới đây chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề có liên quan đến khái niệm làng. 1. Lμng trong hệ thống hμnh chính tr−ớc đây vμ ngμy nay Theo nhiều tài liệu lịch sử để lại, hệ thống hành chính của các triều đại phong kiến n−ớc ta gồm: - Chính quyền phong kiến trung −ơng, gọi là triều đình, đứng đầu là Vua (chúa) và d−ới vua chúa có triều đại có tể t−ớng, có triều đại không và lục bộ (bộ binh, bộ lĩnh, bộ hình, bộ hộ, bộ công và bộ lễ) - Chính quyền địa ph−ơng có tỉnh (hoặc châu). Đứng đầu tỉnh là quan tuần phủ - D−ới tỉnh có phủ và huyện. Đứng đầu phủ có quan tri phủ và đứng đầu huyện có quan tri huyện. Sở dĩ d−ới tỉnh có đặt ra các phủ vì do điều kiện giao thông vận tải khó khăn, nên trong một tỉnh chia ra một số phủ, ng−ời đứng đầu huyện (tri huyện) ở địa ph−ơng đ−ợc chọn gọi là tri phủ có trách nhiệm giúp tuần phủ, theo dõi và giám sát một số phủ, cũng nh− chuyển công văn giấy tờ từ tỉnh về huyện và ng−ợc lại. - D−ới huyện có các làng, đứng đầu làng có chức lý tr−ởng làm chức năng quản lý nhà n−ớc trong làng (quản lý đinh, điền, thu thuế, trật tự an ninh). Đặc tr−ng cho mỗi làng đều có đình làng, với mấy chức năng sau: + Thờ cúng thần hoàng làng là ng−ời có công xây dựng làng hoặc ng−ời có nhiều công với n−ớc; Trang 12 - Thông tin Khoa học Thống kê số 2/2004 + Trụ sở hành chính của làng - Đây là nơi hội họp xem xét những vấn đề trọng đại của làng. Đặc biệt đây là nơi làng xem xét luận tội những ng−ời vi phạm lệ làng (nhiều nơi gọi là h−ơng −ớc hoặc hiện nay gọi chung là luật −ớc). Tổ chức hội hè đình đám, Tuỳ thuộc vào quy mô của làng, d−ới làng có thể chia ra một số thôn xóm. Để giúp cho tri phủ hoặc tri huyện quản lý đội ngũ lý tr−ởng tại từng vùng, có thành lập chức danh chánh tổng và những làng chịu sự “giám sát” của một vị chánh tổng gọi là Tổng. Nh− vậy, Tổng không phải là một đơn vị hành chính mà chỉ là một cấp trung gian “thừa phái viên toàn quyền của chi phủ” Theo cuốn Việt Nam sử l−ợc của học giả Trần Trọng Kim do NXB Đà Nẵng ấn hành năm 2001, trang 195 có ghi “Trong thời kỳ Minh thuộc (1418-1427) phép hộ thiếp và hoàng sách nh− sau: “Việc điều hộ ở An Nam bấy giờ phải theo nh− lệ bên tàu,... việc cai trị trong n−ớc thì chia ra làm lý và giáp. ở chỗ thành phố gọi là ph−ờng, ở chung quang thành phố gọi là t−ơng, ở nhà quê gọi là lý. Lý lại chia ra giáp. Cứ 110 hộ làm một lý và 10 hộ làm một giáp, lý có lý tr−ởng, giáp có giáp thủ,... “.... một lý, một ph−ờng hay một t−ơng có một cuốn sách để biên tất cả số đinh và điền vào đây,... khi nào cuốn sổ ấy xong rồi, thì biên ra 4 bản, một có bìa, cho nên gọi là hoàng sách để gửi về bộ Hộ. Phép hộ thiếp và hoàng sách đ−ợc trình bày trên đ−ợc tồn tại ở n−ớc ta cho đến cuối thế kỷ XIX. Sau khi thực dân Pháp xâm l−ợc n−ớc ta, bộ máy chính quyền vẫn duy trì nh− d−ới chế độ phong kiến. Từ năm 1945, khi n−ớc ta giành độc lập, theo hiến pháp 1946, 1959, 1980 và đặc biệt là Hiến pháp 1992 đã qui định rõ hệ thống chính quyền 4 cấp: Trung −ơng, tỉnh, huyện, xã. D−ới xã tổ chức thành các thôn/ xóm/ bản hoặc ph−ờng và “khái niệm” làng để chỉ địa danh của một cụm dân c− gồm nhiều thôn/ xóm/ bản hợp thành chẳng hạn xã Thành Kinh, Thạch Hà, Hà Tĩnh gồm 4 làng: Tri lệ (có 4 xóm), Tri nang (3 xóm), Th−ợng Nguyên (3 xóm), và Chi l−u (4 xóm). Từ những điều phân tích trên đây có thể rút ra một kết luận khái niệm “làng” là một phạm trù lịch sử và văn hoá có sự thay đổi từ thời đại này sang thời đại khác. Do vậy khi thống kê có liên quan đến khái niệm “làng” phải hết sức chú ý nếu không sẽ gây ra sự tranh luận về số liệu. 2. Nghề Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, hầu hết dân c− sống ở vùng nông thôn đều có hoạt động thêm một số nghề thủ công với mục đích ban đầu sản xuất ra một số hàng gia dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của hộ gia đình mang tính chất tự cung tự cấp trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có. Nh−ng qua một quá trình dài phát triển do có sự khác nhau về tay nghề và kinh nghiệm tích luỹ đ−ợc ở từng địa ph−ơng nhất định đã có sự chuyên môn hoá và các sản phẩm làm ra bắt đầu đ−a ra thị tr−ờng trao đổi nh− những loại hàng hoá. Đó là quá trình chuyên môn hoá lâu đời và các sản phẩm của địa ph−ơng đó không những bền đẹp mà có giá thành rẻ nên đ−ợc xã hội chấp nhận. Chẳng hạn quê lụa Hà Tây có làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng cả trong và ngoài n−ớc, hoặc nghề rèn ở Đa Sỹvà Hà Tây nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng nên Thông tin Khoa học Thống kê số 2/2004 - Trang 13 đ−ợc thiên hạ đặt tên là “đất của trăm nghề”. Không riêng Hà Tây mà hầu hết các địa ph−ơng trên cả n−ớc ở làng quê nào ngoài sản xuất nông nghiệp đều có làm thêm một vài nghề phụ. Song vấn đề quan tâm ở đây là những hoạt động ngành nghề nào đ−ợc gọi là nghề. Theo quan điểm chung, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở địa ph−ơng nào đó đ−ợc gọi là nghề khi nào phải tạo ra đ−ợc một khối l−ợng sản phẩm chiếm lĩnh thị tr−ờng th−ờng xuyên và những ng−ời sản xuất, hoặc hộ sản xuất đó lấy nghề đang hành làm nguồn thu chủ yếu thì mới đ−ợc xem là có nghề nh− cha ông th−ờng nói “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” 3. Lμng nghề Từ khái niệm làng và nghề trình bày trên đây, chúng ta sẽ đi vào việc nhận dạng khái niệm làng nghề. Khái niệm này có từ lâu đời nó nhằm phân biệt với khái niệm ph−ờng hội ở khu vực đô thị mà đặc điểm nổi bật nhất là trình độ và công nghệ làng nghề ở khu vực nông thôn vẫn mang nặng hoạt động thủ công và gắn với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để có một khái niệm đầy đủ về làng nghề cần thống nhất một số quan điểm sau: Một làng đ−ợc gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau: - Có một số l−ợng t−ơng đối các hộ cùng sản xuất một nghề; - Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng. Nh− vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng gọi là làng nghề mà cần có qui định một số tiêu chuẩn nhất định. Vấn đề này Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và thuỷ sản có qui định trong ph−ơng án Tổng điều tra Nông nghiệp năm 2001 và uỷ ban ND tỉnh Hà Tây cũng có ban hành qui định tạm thời về làng nghề theo 4 tiêu chí. Theo Tôi đây là vấn đề cần có sự nghiên cứu trao đổi và tìm hiểu rõ hơn. II. Thống kê làng nghề Thống kê làng nghề ở n−ớc ta là vấn đề đang đ−ợc nhiều ngành quan tâm và một số địa ph−ơng đã tiến hành điều tra thu thập số liệu. Nh−ng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhất là một số vấn đề ph−ơng pháp luận ch−a giải quyết đ−ợc, nên còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 1. Nên lấy đơn vị hμnh chính nμo lμm lμng nghề Nh− phân tích trên khi “làng” là một phạm trù lịch sử có nhiều thay đổi về không gian và thời gian. Do vậy không thể lấy khái niệm làng nh− tr−ớc đây mà phải gắn với đơn vị hành chính hiện tại để định nghĩa làng nghề. Vấn đề này hiện tồn tại 2 loại ý kiến. Thứ nhất lấy đơn vị xã làm đơn vị cơ bản để tính làng nghề, ý kiến này xuất phát từ thực tế sau: Là đơn vị hành chính hoàn chỉnh quản lý toàn dân, toàn diện mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội. Bộ máy của xã có ng−ời theo dõi ghi chép thông qua đăng ký sản xuất kinh doanh về ngành nghề nên có nguồn số liệu. Tuy nhiên việc xem một xã nh− một làng cũng có phần ch−a ổn vì qui mô của xã khá lớn và trong một xã có thể có nhiều nghề, mà theo các tiêu chí nhận dạng hiện hành thì rất ít xã đạt đ−ợc. Điều đó dẫn đến bỏ sót các hoạt động sản xuất làng nghề. Loại ý kiến thứ hai, lấy làng tr−ớc đây để làm đơn vị làng nghề. Nh−ợc điểm lớn nhất Trang 14 - Thông tin Khoa học Thống kê số 2/2004 của loại ý kiến này là ở chỗ không thống kê đ−ợc chính xác số l−ợng làng trong một đơn vị hành chính. Do vậy không thể tính toán các chỉ tiêu nh− tỷ lệ huyện, xã có làng nghề chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số làng của huyện, xã. Hơn nữa, khái niệm “làng” chỉ là tên gọi theo lệ cũ chứ không phải một đơn vị cấp d−ới của xã do đó khó thu thập thông tin về hoạt động nghề. Do vậy, trong thống kê làng nghề theo Tôi lấy thôn/xóm/bản làm đơn vị thống kê làng nghề là hợp lý nhất. Nếu theo quan điểm này, thì việc thống kê làng nghề sẽ có nhiều thuận lợi hơn. 2. Phải xác định rõ các tiêu chí công nhận lμng nghề Qui định của TCTK trong Tổng điều tra Nông nghiệp và Nông thôn, cũng nh− qui định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây về tiêu chuẩn làng nghề nhìn chung là khoa học, nh−ng theo Tôi về mức độ về số lao động và thu nhập có từ 50% trở lên là ch−a hợp lý. Bởi lẽ chúng ta xem xét hoạt động ngành nghề trong tổ hợp các hoạt động ở nông thôn gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Do vậy, mức độ theo tôi nên hạ xuống từ 35% trở lên là đ−ợc. Nếu qui định quá cao sẽ bỏ sót phạm vi và nếu qui định quá thấp sẽ khó thu thập hết số liệu. 3. Phải xây dựng đ−ợc hệ thống chỉ tiêu thống kê thu thập số liệu lμng nghề Cũng nh− đối với các lĩnh vực sản xuất khác, hệ thống chỉ tiêu về hoạt động làng nghề gồm: - Yếu tố sản xuất (lao động, vốn, nguyên liệu, nhiên liệu, trang bị công nghệ); - Kết quả sản xuất; - Bảo vệ môi tr−ờng sinh thái; - Tác động của ngành nghề đối với các ngành sản xuất khác. Những nội dung thông tin trên đây sẽ đ−ợc cụ thể hoá trong các phiếu điều tra, hoặc báo cáo thống kê để thu thập thông tin về hoạt động làng nghề giúp cho các cấp quản lý có đ−ợc những thông tin cần thiết về làng nghề (hệ thống chỉ tiêu làng nghề xem bài của Nguyễn Tuấn Nghĩa đăng trong Thông tin Khoa học Thống kê số 2/2004). 4. Phải nghiên cứu lựa chọn các ph−ơng pháp thu thập thông tin thích hợp Hiện nay hoạt động ngành nghề ở nông thôn đang phát triển và có tác dụng giải quyết công ăn việc làm tạo ra nguồn thu nhập cho nhiều tầng lớp dân c−. Song việc thu thập đầy đủ các thông tin phản ánh hoạt động làng nghề cũng là việc không dễ. Do vậy phải nghiên cứu kết hợp hài hoà giữa hai hình thức báo cáo và thống kê. Về Báo cáo Thống kê cứ 6 tháng một lần thu thập các chỉ tiêu về số l−ợng làng nghề phân theo đơn vị hành chính và loại nghề, số l−ợng lao động và số hộ tham gia ngành nghề có chia theo loại lao động (chính, phụ) và giới tính. Về điều tra thống kê, có thể tiến hành theo một số cách sau: - Một là kết hợp với điều tra mức sống chủ yếu thu thập các thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của các hộ sản xuất ngành nghề - Hai là tổ chức điều tra chọn mẫu theo quy mô huyện để thu thập một cách chi tiết các thông tin về làng nghề Thông tin Khoa học Thống kê số 2/2004 - Trang 15 - Ba là: tổ chức điều tra kết hợp với một số cuộc điều tra trong nông nghiệp nh− điều tra năng suất lúa, năng suất cây trồng, chăn nuôi, Đây là vấn đề phức tạp cần nghiên cứu để lựa chọn hình thức và ph−ơng pháp thích hợp. III. Một số khuyến nghị về đẩy mạnh thống kê làng nghề Nh− trên đã trình bày thống kê làng nghề là vấn đề mới phức tạp nh−ng lại rất cấp thiết vì vậy trong thời gian tới ngành thống kê cần: 1. Tổ chức nghiên cứu hoàn thiện các vấn đề lý luận làm cơ sở để xây dựng thống kê làng nghề ở Việt Nam nhất là làm sáng tỏ khái niệm “làng nghề” 2. Viện Khoa học Thống kê cần phối hợp chặt chẽ với vụ Ph−ơng pháp Chế độ Thống kê và các vụ chuyên ngành tiến hành khảo sát đúc rút kinh nghiệm ở các địa ph−ơng có tiến hành thống kê làng nghề để giải quyết những vấn đề ph−ơng pháp luận và ph−ơng pháp tính về làng nghề 3. Các kết quả nghiên cứu thống kê làng nghề cần đ−ợc trao đổi trên tờ Thông tin Khoa học Thống kê hoặc tổ chức các cuộc hội thảo để tr−ng cầu ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học và cán bộ thực tế 4. Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu thống kê làng nghề đảm bảo tính khoa học và thực tiễn 5. Nghiên cứu lựa chọn các hình thức thu thập thông tin phù hợp với làng nghề Mô hình I-O liên vùng cho thμnh phố Hồ Chí Minh ứng dụng trong phân tích kinh tế vμ môi tr−ờng TS. Nguyễn Trần D−ơng, Bùi Trinh, Nguyễn Thị Thuỳ D−ơng 1. Mô hình Input-output tổng quát Một mô hình I-O có thể biểu diễn d−ới dạng đơn giản nhất nh− sau: F Tiêu dùng trung gian Ô I Y Ô II X Tổng đầu ra VA Ô III X Tổng đầu vào Ô I thể hiện chi phí trung gian của các ngành, bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất và các ngành sản xuất ra sản phẩm dịch vụ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflang_nghe_va_thong_ke_lang_nghe.pdf
Tài liệu liên quan