Điển hình như hiện nay ASEAN có MRA (thỏa thuận công nhận lẫn nhau) cho phép 8
ngành nghề được lao động di chuyển trong khu vực, bao gồm: kỹ thuật, dịch vụ điều dưỡng,
kiến trúc, dịch vụ khảo sát, hành nghề y khoa, nha khoa, kế toán, du lịch. Ngoài ra ASEAN
còn có khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF), tạo điều kiện, so sánh, đối chiếu các
trình độ xuyên quốc gia, hỗ trợ công nhận trình độ, hợp thức kết quả học tập. Tuy nhiên,
AEC chỉ chú trọng vào lao động nhập cư trình độ cao, mà không quan tâm đến đa số người
di trú ở ASEAN là những lao động trình độ thấp và thường là người nhập cư không có giấy
tờ (ILO, 2014), chẳng hạn như luồng di cư lao động Việt tại Thái mà tác giả phân tích trên.
AEC chưa có kế hoạch nới lỏng quy định nhập cư lao động tay nghề thấp dù đã có một số
đối thoại trong khu vực. Trong tuyên bố bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di trú 2007
(Tuyên bố Cebu), các quốc gia thành viên ASEAN đã nhất trí đề cao nhân phẩm của người
lao động nhập cư, kể cả những người không có giấy tờ, cũng như quy định về nghĩa vụ của
các quốc gia tiếp nhận, xuất xứ và chính bản thân ASEAN. Tuy nhiên, Tuyên bố Cebu không
phải là văn bản ràng buộc, trong khi công cụ để bảo vệ lao động nhập cư nêu trong văn kiện
chưa được thông qua (Vũ Ngọc Dương, Nguyễn Quỳnh Anh, 2014: 25).
Lao động di cư tự do và làm việc bất hợp pháp không chỉ là vấn nạn của riêng ASEAN
mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, các nước chưa có cách thức giải quyết triệt để
tình trạng di cư lao động bất hợp pháp nhưng chúng ta có thể hạn chế nó bằng cách điều
chỉnh các thoả thuận theo hướng quy mô nhỏ để dễ thực hiện và kiểm soát:
Thứ nhất, ở những nơi chưa có thoả thuận song phương chính thức như Việt và Thái thì
cần có cơ chế hỗ trợ tại chỗ phù hợp, thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ của Trung tâm MRC
(Trung tâm hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài) để giảm bớt tình trạng bóc lột
lao động và đảm bảo lao động (nhất là loại hình làm việc theo hợp đồng cá nhân hoặc thông
qua các kênh không hợp pháp) được tiếp cận thông tin về các dịch vụ hỗ trợ của nhà nước.
Thứ hai, nhận diện 5 quốc gia láng giềng có sự dịch chuyển lao động qua biên giới
thường xuyên bao gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan (gọi tắt là
CLMTV). Các quốc gia này không chỉ là thành viên của Cộng đồng ASEAN mà còn được
kết nối bởi dòng sông Mê Kông nên có sự gần gũi về địa lý và có nhiều nét tương đồng về
văn hóa. Vì vậy, việc thiết lập mạng lưới chung để chia sẻ thông tin về thị trường lao động,
tiêu chuẩn tuyển dụng, mức tiền lương, điều kiện sinh hoạt và những thay đổi về pháp luật,
chính sách lao động là điều cần thiết.
Thứ ba, trực tiếp giúp đỡ các đối tượng lao động tự do này bằng cách nâng cao tay nghề.
Việc công nhận lẫn nhau về các ngành nghề và khung tham chiếu trình độ của ASEAN đã có
từ lâu nhưng hiện nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn chung nào để đánh giá tay nghề của lao
động. Cần phải hình thành hệ thống các trung tâm hoặc công ty liên kết có trách nhiệm đào
tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ hành nghề đạt tiêu chuẩn của các quốc gia tiếp nhận lao động
nhằm tạo điều kiện cho lao động Việt Nam tham gia vào thị trường quốc tế.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lao động di cư tự do trong khu vực Asean: nghiên cứu trường hợp lao động Việt Nam tại Thái Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
231
LAO ĐỘNG DI CƢ TỰ DO TRONG KHU VỰC ASEAN: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG
HỢP LAO ĐỘNG VIỆT NAM TẠI THÁI LAN
ThS. Nguyễn Xuân Anh
Khoa Xã hội học
Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. HCM
Email: ngxuananh@hcmussh.edu.vn
(Tham luận này đăng trên Tạp chí Xã hội học, số 4 (236)/2018. Hà Nội: Viện Xã hội học)
Tóm tắt: Các nghiên cứu về di cư lao động ở Việt Nam cho đến nay thường bàn về các
dòng di cư nội địa hoặc di cư quốc tế theo hướng xuất khẩu lao động, ít quan tâm đến sự
dịch chuyển lao động tự do giữa các nước láng giềng trong Đông Nam Á. Bài viết này cung
cấp một số tư liệu liên quan đến lao động di cư tự do ASEAN thông qua nghiên cứu trường
hợp lao động Việt Nam tại Thái Lan. Các nội dung được phân tích trong bài gồm: động cơ
di chuyển của lao động Việt Nam trong ASEAN; bối cảnh lao động Việt Nam tại Thái Lan;
những khó khăn và rủi ro lao động Việt gặp phải trên đất Thái. Thông qua các phân tích bài
viết góp phần mở ra những hướng nghiên cứu về chính sách quản lý lao động di cư tự do
hiện nay.
Từ khóa: lao động di cư tự do, ASEAN, lao động Việt Nam tại Thái Lan
Nhận bài ngày: 23/1/2018; đưa vào biên tập: 26/1/2018; phản biện: 5/2/2018; duyệt
đăng: 4/5/2018
1. Giới thiệu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc dịch chuyển lao động giữa các nƣớc ASEAN
có xu hƣớng ngày càng tăng, phản ánh sự tất yếu của quá trình hội nhập và là động lực phát
triển kinh tế khu vực. Các hình thức di cƣ lao động đến nƣớc ngoài ngày càng đa dạng và
phức tạp. Số lƣợng ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài qua các hình thức “tự đi” hoặc
“không chính thức” cũng ngày càng gia tăng. Đối với ASEAN đây sẽ là thách thức không
nhỏ cho các quốc gia thành viên trong việc thực thi chính sách quản lý và bảo vệ quyền lợi
cho ngƣời lao động. Đối tƣợng mà chúng tôi chọn để nghiên cứu trong bài là lực lƣợng lao
động di cƣ bất hợp pháp, là những ngƣời lao động “theo các kênh không chính thống”, làm
việc nhƣng không có giấy phép lao động hợp pháp, ở lại quá hạn thị thực hoặc vi phạm quy
định về thị thực lao động tại nƣớc tiếp nhận. Nguồn dữ liệu của bài viết dựa trên cơ sở các
tài liệu nghiên cứu về di cƣ ASEAN và một phần khảo sát trong luận án của tác giả về Chiến
lược quản lý và đối phó rủi ro của lao động Việt Nam di cư tự do sang Thái Lan đang thực
hiện từ năm 2016.
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
232
Mẫu nghiên cứu(1)
Tác giả tiếp cận mẫu nghiên cứu theo kiểu viên tuyết lăn, từ một lao động đƣợc phỏng
vấn sẽ giới thiệu thêm các lao động khác. Tổng cộng đã khảo sát 15 lao động, bao gồm: 6
ngƣời bán hàng rong, 3 phục vụ nhà hàng, 1 giúp việc nhà, 5 công nhân may với các tiêu
chí: không phải là Việt kiều đang định cƣ tại Thái, là lao động di cƣ tự do và làm việc tại
Thái trên 2 tháng, bao gồm cả cá nhân ngƣời lao động và gia đình di cƣ lao động. Số lao
động tác giả tiếp xúc đến từ hai vùng xuất cƣ là Hà Tĩnh và Nghệ An. Ngoài ra, tác giả còn
phân chia đối tƣợng theo giới tính và độ tuổi khác nhau.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Tiếp cận với đối tƣợng lao động bất hợp pháp là điều khó khăn và nhạy cảm nên tác giả
chọn phƣơng pháp khảo sát định tính thông qua công cụ phỏng vấn sâu để khai thác những
động cơ di cƣ tiềm ẩn bên trong ngƣời lao động. Các cuộc khảo sát đƣợc tiến hành vào
những buổi tối cuối tuần khi ngƣời lao động trở về sau ngày làm việc tại Bangkok, Thái Lan.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát của tác giả có một điểm hạn chế là 3/15 ngƣời lao động từ chối
trả lời những thông tin có liên quan đến tình trạng cƣ trú và làm việc bất hợp pháp của họ vì
sợ bị liên lụy.
Hình 1. Tỷ lệ phân bố di cƣ ASEAN 2015
Nguồn: World Bank. ASEAN di cư để tìm kiếm cơ hội. Vượt qua rào cản dịch chuyển lao
động ở Đông Nam Á. Singapore. 2017
2. Động cơ di chuyển của lao động Việt Nam trong ASEAN
Việc ngƣời lao động di chuyển và tìm kiếm việc làm tại một quốc gia khác không còn là
hiện tƣợng mới. Đó là sự phát triển tự nhiên trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Di cƣ lao
động hiện nay có nhiều hình thức, quy mô, tần số, hƣớng di chuyển khác nhau. Từ năm 1990
đến 2013 di cƣ trong nội khối ASEAN tăng từ 1.500.000 lên 6.500.000 lao động (ADB,
ILO, 2015: 17), trong đó Malaysia (1,48 triệu ngƣời), Singapore (1,28 triệu ngƣời) và Thái
Lan (3,75 triệu ngƣời) nổi lên với vai trò là những quốc gia thu hút luồng di cƣ mạnh nhất,
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
233
chiếm 96% tổng lao động di cƣ trong khu vực (World Bank, 2017: 1); còn Myamar,
Indonesia và Lào là những nƣớc có ngƣời di cƣ nhiều nhất. Lực đẩy chủ yếu của luồng di cƣ
là do hai nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, do sự chênh lệch về tiền lƣơng và cơ cấu tuổi của dân số giữa các quốc gia
thành viên trong khối ASEAN. Vai trò của tiền lƣơng tác động rất lớn đến quá trình di cƣ.
Theo thống kê năm 2012 (ILO, 2014: 3), tại các quốc gia gửi lao động có thu nhập bình
quân: Việt Nam 3,8 triệu đồng/tháng (tƣơng đƣơng 181 USD), Lào (119 USD), Campuchia
(121 USD), Indonesia (174 USD) thấp hơn tiền lƣơng trung bình ở các quốc gia nhận lao
động nhƣ Thái Lan là 357 USD, Malaysia là 609 USD và Singapore là 3.547 USD. Bên cạnh
đó, ASEAN đang có sự thay đổi về nhân khẩu với tỷ lệ dân số trẻ từ 15 đến 24 tuổi giảm và
tỷ lệ ngƣời cao tuổi từ 65 trở lên tăng. Cụ thể, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2025, tỷ lệ
dân số trong độ tuổi lao động tại các nƣớc gửi lao động sẽ tăng nhƣ Philippines là 37,3%,
Myamar 14%, Việt Nam 12,4%. Cũng trong giai đoạn này, tỷ lệ ngƣời già trong dân số các
nƣớc nhận lao động nhƣ Thái Lan sẽ tăng từ 8,9% lên 16,1%, Singapore tăng từ 9,0% lên
17,3%. (ADB, ILO, 2015: 25). Từ đó, có thể thấy sự chênh lệch giữa một bên là Việt Nam,
Philippines, Myanmar nơi có lực lƣợng dân số trẻ tăng trƣởng mạnh phải đối mặt với mức
thu nhập thấp đang gây áp lực đối với thị trƣờng lao động việc làm; và một bên là các quốc
gia nhƣ Singapore, Thái Lan đang có tỷ lệ già hoá dân số tăng cao góp phần tạo lực hút cho
việc dịch chuyển tìm kiếm việc làm.
Thứ hai, trong những năm gần đây, sự tăng trƣởng việc làm của lao động đã chậm lại
trong khối ASEAN, chỉ tăng từ 1,5% đến 1,9% từ 2010 đến 2014, tƣơng đƣơng tỷ lệ toàn
cầu là 1,4%; tình trạng thất nghiệp trong nhóm lao động trẻ cả nam lẫn nữ càng trở nên đáng
lo ngại hơn khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) trở thành thị trƣờng chung nhất vào năm
2015. (ILO, 2015: 47). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ASEAN vào năm 2013 bình quân là
13,1% và cao hơn ở một số nền kinh tế lớn hơn – ví dụ: 21,6% ở Indonesia và 16,6% ở
Philippines. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao làm gia tăng chi phí kinh tế và xã hội, đồng
thời làm suy giảm cơ hội tăng trƣởng kinh tế (ILO, 2013b: 15). Đối với Việt Nam, số liệu
thống kê mới nhất về số ngƣời thất nghiệp quý I/2017 là 1,14 triệu ngƣời, so với năm ngoái
thì tăng 20 nghìn ngƣời. Đáng chú ý tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thƣờng là thanh niên trong độ
tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt ở các tỉnh miền Trung, do ảnh hƣởng của sự cố biển bị ô nhiễm
(Formosa) khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Tĩnh báo động kỷ lục, tăng từ 2,16% lên 17% do có
275 doanh nghiệp và 44 hợp tác xã đang tạm dừng hoạt động. Các tỉnh Nghệ An, Quảng
Bình, Quảng Trị cũng có tỷ lệ thất nghiệp tăng cao tƣơng đƣơng Hà Tĩnh và thậm chí cao
hơn mặt bằng chung của cả nƣớc (GSO, 2017). Với tình trạng này, buộc lòng ngƣời lao động
ở các tỉnh này phải di cƣ để tìm kiếm cơ hội việc làm trong lúc nhà nƣớc chƣa thể giải quyết
và hỗ trợ gì nhiều sau sự cố ô nhiễm vùng biển.
Nhìn chung, sự phát triển của công nghệ thông tin và dịch vụ giao thông quốc tế đã tạo
điều kiện cho việc đi lại thuận tiện hơn rất nhiều so với trƣớc đây. So với các nƣớc khác
trong ASEAN nhƣ Indonesia, Philipines, Thái Lan thì Việt Nam tham gia thị trƣờng lao
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
234
động quốc tế muộn hơn nhƣng lao động Việt Nam đƣợc thị trƣờng chấp nhận do sự cần cù,
sáng tạo, nỗ lực, chủ động học hỏi. Thu nhập của lao động Việt Nam khi di cƣ sang các
nƣớc trong khu vực tƣơng đối ổn định tuỳ vào từng ngành nghề cụ thể và nƣớc tiếp nhận lao
động. Tuy nhiên, chất lƣợng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và có khoảng cách khá
lớn so với các nƣớc trong khu vực. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới về chất lƣợng lao
động có tay nghề thì Việt Nam xếp thứ 8/11 ở ASEAN, thứ 11/12 ở Châu Á (World Bank,
2014: 8). Chính vì vậy mà từ khi AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN) cho phép lao động có
tay nghề cao ở 8 nhóm ngành(2) di chuyển tự do trong khối ASEAN vào năm 2015 (ADB,
ILO, 2015: 100) thì chúng ta vẫn chƣa thấy số lƣợng lớn lao động Việt Nam dịch chuyển
đến các nƣớc phát triển hơn nhƣ Singapore, Brunei. Nếu có, thì là sự di chuyển của số ít
chuyên gia có trình độ cao vì lao động phổ thông chƣa đủ khả năng để đáp ứng với yêu cầu
công việc ở nƣớc ngoài. Dòng di chuyển lao động của Việt Nam chủ yếu hƣớng tới thị
trƣờng Malaysia, sau đó là Thái Lan, Lào và Campuchia. Những thị trƣờng khác vẫn còn là
bài toán khó đối với lao động Việt Nam.
3. Nguyên nhân lao động Việt Nam di cƣ sang Thái Lan
Sau khi cộng đồng kinh tế AEC đƣợc hình thành, giữa các quốc gia thành viên có rất
nhiều thoả thuận và cam kết về di cƣ lao động đƣợc ký kết để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
Bên cạnh Singapore, Malaysia thì Thái Lan đang nổi lên là điểm đến của nhiều lao động di
cƣ. Dòng dịch chuyển hàng năm của lao động di cƣ quốc tế từ các nƣớc ASEAN đến Thái
Lan có 83% lao động làm những công việc tay nghề thấp hoặc trung bình nhƣ vận hành máy
móc, lắp ráp, hoặc công nhân nông - lâm - ngƣ nghiệp. Năm 2012, những công việc tay nghề
cao (quản lý, chuyên gia, kỹ thuật viên) chỉ chiếm 3,1% trên tổng số lao động đến Thái Lan
(ADB, ILO, 2013: 103). Riêng Việt Nam và Thái Lan có ký kết thoả thuận lao động ở hai
ngành nghề là xây dựng và đánh bắt cá, tuy nhiên số lƣợng lao động Việt làm việc tại Thái
Lan bằng con đƣờng chính thức thì ít mà bằng con đƣờng lao động bất hợp pháp thì nhiều;
tổng cộng có khoảng hơn 50.000 ngƣời tính từ năm 2015 đến nay đã đến sống và làm việc
tại Thái Lan, trải dài ở các tỉnh Đông- Bắc Thái Lan và thành phố Bangkok (Srikham, 2012:
295-296). Di cƣ ngƣời Việt chọn Thái Lan là nơi nhập cƣ vì những lý do sau:
3.1. Khoảng cách địa lý gần, di chuyển dễ dàng
Những ngƣời di cƣ vào Thái có hai dạng: có giấy tờ, có hợp đồng lao động tạm thời và di
cƣ tự do và ở lại lao động bất hợp pháp. Cả hai hình thức di chuyển này đều thông qua con
đƣờng biên giới giữa 3 nƣớc Việt Nam - Lào - Thái Lan bằng thị thực du lịch có thời hạn.
Ngƣời di cƣ chọn Thái Lan vì gần Việt Nam, di chuyển dễ dàng và ít tốn kém chi phí hơn so
với các điểm đến khác nhƣ Malaysia hay Hàn Quốc, lại không vƣớng thủ tục rƣờm rà. “Việc
xin visa dễ mà, chi phí khoản 70 đô, cái này mình tự làm được, không biết thì hỏi những
người đi trước; không nữa thì đi qua môi giới, cũng tầm mấy triệu”.
Cách di chuyển của lao động Việt trong nghiên cứu này xuất phát từ Hà Tĩnh và Nghệ An
đến biên giới Borikhamxay (Lào), đi tiếp vào thủ đô Vientaine (Lào). Từ Lào qua biên giới
Thái Lan, lao động tự do phân bố về các hƣớng nhƣ ở tỉnh Nong Khai, tỉnh Udon Thani và
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
235
thành phố Bangkok. Do sử dụng thị thực du lịch nên khi hết hạn 30 ngày, lao động Việt
Nam phải quay lại các cửa khẩu biên giới để đóng dấu gia hạn visa.
“Ở Thái Lan có cả nhà xe chuyên đưa mình đi. Đây là công ty khá lớn có đến vài trăm
chiếc xe, không chỉ đưa người Việt mà còn cả người Myanmar, Lào, Campuchia. Với 2.700
baht (khoảng 1.800.000 vnđ), mình sẽ được nhà xe lo trọn gói ăn, ngủ tại Campuchia một
đêm rồi nhà xe sẽ mang hộ chiếu của mình về cửa khẩu ở Việt Nam đóng dấu. Sáng hôm
sau, họ quay về rồi đưa mọi người vào lại Thái” (Tâm, 34 tuổi, quê Hà Tĩnh, phỏng vấn
ngày 24/9/2017).
Hình 2. Di chuyển của lao động Việt Nam đến Thái Lan
Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2017
Điểm đến của ngƣời Việt chủ yếu là vùng Đông Bắc Thái Lan gần biên giới với Lào gồm
các tỉnh Nong Khai và Udon Thani. Đây còn đƣợc gọi là vùng “đất cũ đãi ngƣời mới”. Lịch
sử di cƣ nội địa của Thái Lan cho thấy trong giai đoạn từ 1955 đến 1990 vùng Đông - Bắc
Thái Lan(3) là một vùng nông thôn nghèo, vì vậy, ngƣời lao động ở đây thƣờng xuất cƣ đến
miền trung và thành phố Bangkok. Bangkok lúc bấy giờ trở thành điểm đến hấp dẫn do sự
phát triển của công nghiệp hóa (Michel Bruneau, 2009: 122). Có thể nói hai vùng Đông Bắc
và Trung Thái Lan do dòng chảy di cƣ nội địa ồ ạt đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực,
tạo điều kiện cho luồng di cƣ từ Lào và Việt Nam sang.
3.2. Tiền lƣơng cao và mạng lƣới xã hội rộng
Yếu tố kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng trong tính chất của các cuộc di cƣ. Mức lƣơng
tối thiểu của lao động tại Việt Nam cao hơn so với các nƣớc Lào, Campuchia, Myanmar,
nhƣng lại thấp hơn so với các nƣớc phát triển trong khu vực ASEAN (ILO, 2014: 3). Theo
một khảo sát về di cƣ ở tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan), ngƣời lao động Việt Nam thu
đƣợc gấp 3 - 5 lần số tiền họ có thể kiếm ở Việt Nam (Srikham, 2012: 296).
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
236
“Qua đây làm một tháng có thể kiếm được 8-10 triệu, có kinh nghiệm hoặc biết làm (có
nghề đó) là lương lên gấp 1,5 thậm chí gấp 2 cũng được. Bởi vậy vừa dễ đi vừa có thu
nhập cao nên ai cũng bỏ làng sang đây”.
“Mình chỉ tốn 1 triệu rưỡi từ số tiền tiết kiệm được để làm hộ chiếu, sau 15 ngày là có
liền, lúc đó hỏi người ta rồi qua Lào đến Thái. Lúc đầu được người quen giới thiệu làm ở
xưởng may, học nghề ở đó luôn, ăn lương theo sản phẩm không cần ký hợp đồng gì đâu,
được trả lương 2 lần mỗi tháng được 5.000 baht/ tháng, mình có nhiều kinh nghiệm thì sau
này được tăng lương mỗi năm duy trì visa ở biên giới Campuchia khoảng 800 baht thôi”
(Cẩm, nữ, 27 tuổi, quê Hà Tĩnh, phỏng vấn ngày 23/9/2017).
Mạng lƣới xã hội cũng là một trong những lý do giúp lao động Việt lựa chọn đến Thái
Lan. Mạng lƣới này đƣợc hình thành từ quá trình di cƣ cũng nhƣ phục vụ cho mục đích di cƣ
nên có thể gọi là mạng lƣới di cƣ, là sự liên kết xã hội của những ngƣời di chuyển. Thông
qua những quan hệ họ hàng, bạn bè, ngƣời thân, ngƣời di chuyển có đƣợc thông tin và sự trợ
giúp cần thiết tại nơi nhập cƣ. Di cƣ vốn là quá trình mang nhiều bất trắc, nên có một mạng
lƣới xã hội tin cậy sẽ góp phần làm giảm những rủi ro có thể gặp. Hơn nữa, phí môi giới
xuất khẩu lao động ở nƣớc ngoài khác trung bình khoảng vài ngàn USD, nhƣng đối với Thái
Lan hầu nhƣ không tốn chi phí nhiều, bởi phần lớn do những ngƣời cùng làng, cùng xã đi
trƣớc hƣớng dẫn cho ngƣời đi sau. Nếu không quen biết, chỉ cần trả từ 3 - 5 triệu là có xe
đến đón tại nhà, đƣa ngƣời đến tận nơi bên đất Thái. Di cƣ tự do thƣờng mang nhiều rủi ro
hơn đi xuất khẩu lao động, nhƣng họ vẫn chấp nhận di chuyển để “đổi đời” vì tin tƣởng vào
những ngƣời đi trƣớc, điều đó cho thấy mạng lƣới xã hội đóng vai trò rất quan trọng.
“Xã mình (Mỹ Lộc) ai cũng đi Thái, cứ 10 nhà thì hết 9 nhà có người sang Thái làm việc,
có người đi rồi về rồi mách nước cho người sau cùng là đồng hương, họ hàng với nhau
nên được chỉ dẫn tận tình ai cũng muốn cuộc sống tốt lên mà có nhà cả gia đình vợ
chồng con cái đi lao động bên đây hết. Người mình qua đây làm chui đều có một trật tự
riêng mà chỉ người trong cuộc mới biết. Dân Thanh Hóa chuyên bán nước lựu, chanh, cam,
còn dân Hà Tĩnh chuyên kem dừa, trái cây. Họ thường sống tập trung ở gần Pratunam.
Trong khi đó, dân Nghệ An thường đi may gia công hoặc đi phụ quán ăn, quán nhậu rải rác
khắp Bangkok Thật ra mình muốn làm nghề nào cũng được, không ai ép. Nhưng thường
người đi trước hướng dẫn đồng hương đi sau, họ làm nghề gì mình theo nghề đó” (Lự, 25
tuổi, quê Hà Tĩnh, phỏng vấn ngày 24/9/2017).
4. Những khó khăn và rủi ro của lao động Việt Nam tại Thái Lan
Nhƣ đã trình bày ở trên, phần lớn lao động Việt Nam từ Hà Tĩnh, Nghệ An sang Thái
bằng con đƣờng du lịch rồi ở lại làm việc bất hợp pháp. Nhờ có mạng lƣới xã hội của ngƣời
thân, đồng hƣơng mà họ đƣợc giới thiệu những công việc không cần kỹ năng hay tay nghề.
Tuy thu nhập của họ tăng lên nhƣng bên cạnh đó họ có thể gặp nhiều rủi ro.
4.1. Điều kiện làm việc
Đa phần lao động Việt di chuyển qua đƣờng biên giới đến Thái sẽ chia làm hai nhánh: (1)
nhóm mới đến ở khu vực Đông Bắc làm mƣớn cho chủ cơ sở sản xuất theo sự giới thiệu, (2)
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
237
nhóm đã có kinh nghiệm làm việc tại Thái tiếp tục nhờ vào mạng lƣới xã hội di chuyển lên
trung tâm Bangkok phụ giúp hoặc làm những công việc dịch vụ. Loại hình công việc cho
ngƣời Việt tại Thái rất đa dạng, bao gồm bồi bàn, giúp việc nhà, nhân viên bán hàng, đầu
bếp, công nhân may mặc, công nhân xây dựng, thợ sửa chữa xe Điều kiện làm việc của cả
hai nhóm này đều gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, họ có thể bị vi phạm những điều khoản
về tiền lƣơng và an sinh xã hội, bị xâm phạm quyền tự do cá nhân, bị đối xử không công
bằng trong công việc.
“Trong xưởng này, giờ làm việc hàng ngày là từ 10 đến 12 tiếng. Vào những lúc phải
chạy đơn hàng, tôi làm việc từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm là thường, và trong vài trường
hợp họ làm việc đến 2 giờ sáng hoặc suốt 24 tiếng không nghỉ. Về lâu dài khó mà chịu đựng
nổi sự lao động vất vả như vậy, nhưng từ chối làm việc thêm giờ đồng nghĩa với việc bị cắt
giảm lương và thu nhập của bọn này sẽ ít đi. Mà muốn xin nghỉ cũng không được, chủ thuê
đâu có cho mà nếu ai vẫn khăng khăng muốn nghỉ, tiền lương tháng cuối của họ sẽ bị tịch
thu như là hình phạt (Quý, nam, 31 tuổi, quê Nghệ An, phỏng vấn ngày 23/9/2017).
Vì muốn trói buộc ngƣời lao động, chủ sử dụng lao động đã thu giữ bất hợp pháp hộ
chiếu và giấy tờ tùy thân của họ. Điều này vi phạm quyền tự do đi lại cơ bản của ngƣời lao
động. Chính sự thu giữ giấy tờ trái phép đã gây khó khăn cho lao động Việt khi nƣớc sở tại
có những quy định yêu cầu ngƣời lao động nƣớc ngoài lúc nào cũng phải mang theo giấy tờ
gốc của họ, nếu không, họ sẽ bị bắt giữ và bị trục xuất. Những ngƣời lao động trong khảo sát
phần lớn là những ngƣời nghèo và không đƣợc trang bị những kỹ năng để đối phó với những
rủi ro. Mạng lƣới xã hội đôi khi cũng là con dao hai lƣỡi: có thể tạo điều kiện cho ngƣời lao
động tiếp cận với công việc dễ dàng, nhƣng đôi lúc lại là mối nguy hiểm tiềm ẩn; không ít
lao động Việt đã bị các môi giới thân quen lừa gạt nhƣ ký hợp đồng giả, hoặc phải trả phí
tuyển dụng cao với những lời hứa hẹn về những công việc không có thật.
Những lao động kiếm sống bằng việc bán hàng rong thì thƣờng phải đóng đủ loại “thuế
đƣờng phố”.
“Đầu tiên là tiền chỗ đứng bán hàng trả cho các tay anh chị. Nếu bán ban ngày, mỗi
tháng đóng từ 2.000 đến 5.000 baht tùy vào chỗ đông hay ít khách; ban đêm đóng 300 baht.
Ngoài ra, còn phải đóng tiền cho nhiều bên cảnh sát khác nhau: cảnh sát 191, giống cảnh
sát 113 ở Việt Nam mình, rồi cảnh sát khu vực ở quận, rồi cảnh sát du lịch nữa chứ Nếu là
lính mới, phải hỏi những người đi trước về các khoản thuế phải nộp. Nếu đã biết tiếng Thái
thì xin số điện thoại của cảnh sát để trực tiếp hỏi giá. Tùy chỗ, nhưng tổng cộng cũng phải
tốn từ 2.500 đến 4.000 baht/tháng” (Cẩm, nữ, 27 tuổi, quê Hà Tĩnh, phỏng vấn ngày
23/9/2017).
Trong quá trình di chuyển và hòa nhập tại nơi đến, lao động di cƣ phải đối mặt với rất
nhiều thách thức, không những trong môi trƣờng làm việc mà cả việc làm quen với cuộc
sống mới, điều mà những ngƣời dân bản xứ ít gặp phải. Họ thƣờng bị đối xử nhƣ những
công dân hạng hai, phải làm các công việc đƣợc gọi là 3D: bẩn thỉu (dirty), nguy hiểm
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
238
(dangerous) và khó khăn (difficult). Những phụ nữ phải làm công việc 3D dễ bị lạm dụng về
sức lực và tình dục, đặc biệt ở những công việc nhƣ ngƣời giúp việc nhà, phụ bán quán.
4.2. Điều kiện sống
Điều kiện sống của lao động di cƣ khá bấp bênh: “hai vợ chồng cùng một người em sống
trong căn phòng diện tích chưa đến 6m2. Phòng đã nhỏ lại chất thêm mớ đồ đạc nên khi nằm
ngủ chẳng ai thẳng chân được mà phải co người như con tôm. Lúc trước tụi em ở gần khu
Pratunam, thuê chỉ 2.500 baht/tháng (khoảng 1,7 triệu đồng) nhưng mỗi ngày đẩy xe đến
khu này bán mất gần tiếng đồng hồ. Giờ dọn về đây phòng bé hơn, tính luôn điện nước là
4.000 baht/tháng nhưng vẫn phải chịu vì tiện buôn bán”(4) (Cẩm, nữ, 27 tuổi, quê Hà Tĩnh,
phỏng vấn ngày 23/9/2017).
“Bốn năm trước em mượn tiền đóng để theo một nhóm bạn sang Thái may gia công chui.
Qua đến nơi, cả đám bị nhốt dưới hầm, ăn ngủ, làm việc ở đấy mấy tháng liền có người cả
năm hầu như không thấy mặt trời vì toàn sống dưới hầm Làm cực quá, lại bị trừ tiền này
nọ, em trốn ra ngoài đi làm thì bị cảnh sát bắt. Hộ chiếu không có nên bị trục xuất về nước”
(Tùng, 23 tuổi, quê Nghệ An, phỏng vấn ngày 24/9/2017).
Nơi ở trọ của những lao động làm chui thƣờng rất tệ. Họ chỉ có một căn phòng vừa là
phòng ngủ, phòng khách, bếp và cả nhà vệ sinh. Khoảng từ 5-6 ngƣời sẽ sống chung với
nhau trong những căn phòng rộng 16m2. Giá thuê dao động từ 1.800 đến 2.000 baht chƣa
tính điện nƣớc. Đa số các khu vực tạm trú của lao động Việt thiếu nƣớc uống sạch, thiếu hệ
thống thoát nƣớc, những thiết bị thoát nƣớc mƣa, nên nơi ở rất bừa bộn và bẩn thỉu. Tệ hơn
nữa, khi làm việc tại các khu may mặc, đóng hàng thì lao động phải ở nhà thuê của những
ông chủ xƣởng vì thế họ buộc phải mua hàng từ các cửa hàng thuộc quyền quản lý của chủ
nhà hoặc những ngƣời bạn của ông chủ, với giá đắt hơn từ 15 - 25% cho mỗi món so với giá
bán ở chợ. Nếu công nhân nào bị phát hiện vi phạm “luật bất thành văn” này, lập tức sẽ bị
đuổi khỏi phòng.
Hiện nay, đa số lao động tự do ở Thái Lan đến từ bốn quốc gia: Lào, Campuchia,
Myanmar, Việt Nam. Theo Luật di cƣ lao động quốc tế Chính phủ Thái Lan ban hành những
lao động nƣớc ngoài có nguyện vọng ở lại làm việc phải đăng ký giấy phép hành nghề theo
quốc tịch để họ kiểm soát các loại hình công việc đã ký kết với từng quốc gia. Riêng với
Việt Nam, Thái Lan chỉ mới ký kết trao đổi lao động thông qua hai ngành nghề: xây dựng và
đánh bắt cá (Báo cáo của Bộ Lao động, 2016). Để trở thành ngƣời nhập cƣ tự do hợp pháp
có thời hạn trên đất Thái thì lao động Việt phải nộp 4.900 bath, bao gồm các khoản bảo
hiểm, lƣu trú, an ninh để đăng ký giấy phép hành nghề thể hiện tên tuổi, quốc tịch, nơi tạm
trú, nghề nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn lao động Việt không mặn mà với hai ngành nghề trên,
chủ yếu họ làm thuê cho dịch vụ hoặc tự do buôn bán nên nếu chẳng may bị bắt do không có
giấy phép lao động hoặc cƣ trú bất hợp pháp do thị thực hết hạn thì bị trục xuất về nƣớc,
thậm chí đi tù.
“Tôi bị bắt 1 lần rồi, lúc đó đang phụ bán nước ở khu phố Tây Khao San, vì giấy tờ quá
hạn ở lại. Được vài tháng rồi trả về nước, xong tôi tìm đường qua tiếpmà bây giờ mình có
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
239
kinh nghiệm rồi, người Lào, Myanmar, Campuchia có thể xin được giấy phép lao động tạm
thời ở Thái. Nếu bị bắt người Việt mình thường giả làm người Lào hay Myamar hay
Campuchia và dùng giấy phép giả (Chí, 29 tuổi, quê Nghệ An, phỏng vấn ngày 24/9/2017).
Thực tế, những khó khăn mà lao động di cƣ gặp phải tại Thái Lan (Hình 4) cũng tƣơng tự
lao động di cƣ bằng con đƣờng không chính thức ở các nƣớc khác. Do hầu hết lao động di
cƣ không dám liều lĩnh tố cáo hay khiếu nại mặc dù gặp nhiều rủi ro, thậm chí bị đe doạ đến
tính mạng. Vì làm việc bất hợp pháp nên họ hiểu rằng đi khiếu nại hay tố cáo đồng nghĩa với
việc chấm dứt công việc và họ sẽ không còn cơ hội để làm việc hay cải thiện tiền lƣơng
(ILO2017: 19). Nhƣ vậy, biết trƣớc rủi ro nhƣng lao động vẫn chấp nhận di cƣ và tự mình
phải giải quyết những khó khăn do không thể nƣơng nhờ vào sự hỗ trợ nào. Điều này cho
thấy chính sách bảo vệ quyền lợi con ngƣời của lao động di cƣ vẫn còn nhiều bất cập và hạn
chế.
5. Nhận định và kết luận
Trong bối cảnh di cƣ tự do, những tổn thƣơng, rủi ro mà lao động Việt Nam gặp phải khi
làm việc tại Thái Lan nhƣ một ví dụ điển hình minh chứng cho những hạn chế còn tồn đọng
trong việc quản lý di cƣ lao động giữa hai quốc gia nói riêng và ASEAN nói chung. Trƣớc
hết cần khẳng định, bất kì lao động di cƣ đến quốc gia nào để làm việc cũng phải tuân thủ
pháp luật nơi nhập cƣ. Lao động Việt có quyền cƣ trú (theo visa du lịch) nhƣng không có
quyền làm việc khi không có giấy phép. Mặc dù Thái Lan đã thừa nhận rằng lao động Việt
đang góp phần tích cực vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ tại khu vực kinh tế phi
chính thức (nơi có những công việc mà lao động bản địa không làm). Tuy nhiên, cả hai quốc
gia đều đang lúng túng và mất kiểm soát với số lƣợng di cƣ tự do ngày càng tăng cao.
Trên thực tế đã có nhiều hiệp định thoả thuận về lao động đƣợc ký kết giữa các nƣớc cách
đây 10 năm nhƣng vẫn không có bƣớc tiến đáng kể (Hình 3).
Hình 3. Các giải pháp của ASEAN cho dịch chuyển lao động, 1995- 2015
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2017
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
240
Điển hình nhƣ hiện nay ASEAN có MRA (thỏa thuận công nhận lẫn nhau) cho phép 8
ngành nghề đƣợc lao động di chuyển trong khu vực, bao gồm: kỹ thuật, dịch vụ điều dƣỡng,
kiến trúc, dịch vụ khảo sát, hành nghề y khoa, nha khoa, kế toán, du lịch. Ngoài ra ASEAN
còn có khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF), tạo điều kiện, so sánh, đối chiếu các
trình độ xuyên quốc gia, hỗ trợ công nhận trình độ, hợp thức kết quả học tập. Tuy nhiên,
AEC chỉ chú trọng vào lao động nhập cƣ trình độ cao, mà không quan tâm đến đa số ngƣời
di trú ở ASEAN là những lao động trình độ thấp và thƣờng là ngƣời nhập cƣ không có giấy
tờ (ILO, 2014), chẳng hạn nhƣ luồng di cƣ lao động Việt tại Thái mà tác giả phân tích trên.
AEC chƣa có kế hoạch nới lỏng quy định nhập cƣ lao động tay nghề thấp dù đã có một số
đối thoại trong khu vực. Trong tuyên bố bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di trú 2007
(Tuyên bố Cebu), các quốc gia thành viên ASEAN đã nhất trí đề cao nhân phẩm của ngƣời
lao động nhập cƣ, kể cả những ngƣời không có giấy tờ, cũng nhƣ quy định về nghĩa vụ của
các quốc gia tiếp nhận, xuất xứ và chính bản thân ASEAN. Tuy nhiên, Tuyên bố Cebu không
phải là văn bản ràng buộc, trong khi công cụ để bảo vệ lao động nhập cƣ nêu trong văn kiện
chƣa đƣợc thông qua (Vũ Ngọc Dương, Nguyễn Quỳnh Anh, 2014: 25).
Lao động di cƣ tự do và làm việc bất hợp pháp không chỉ là vấn nạn của riêng ASEAN
mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, các nƣớc chƣa có cách thức giải quyết triệt để
tình trạng di cƣ lao động bất hợp pháp nhƣng chúng ta có thể hạn chế nó bằng cách điều
chỉnh các thoả thuận theo hƣớng quy mô nhỏ để dễ thực hiện và kiểm soát:
Thứ nhất, ở những nơi chƣa có thoả thuận song phƣơng chính thức nhƣ Việt và Thái thì
cần có cơ chế hỗ trợ tại chỗ phù hợp, thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ của Trung tâm MRC
(Trung tâm hỗ trợ ngƣời lao động đi làm việc tại nƣớc ngoài) để giảm bớt tình trạng bóc lột
lao động và đảm bảo lao động (nhất là loại hình làm việc theo hợp đồng cá nhân hoặc thông
qua các kênh không hợp pháp) đƣợc tiếp cận thông tin về các dịch vụ hỗ trợ của nhà nƣớc.
Thứ hai, nhận diện 5 quốc gia láng giềng có sự dịch chuyển lao động qua biên giới
thƣờng xuyên bao gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan (gọi tắt là
CLMTV). Các quốc gia này không chỉ là thành viên của Cộng đồng ASEAN mà còn đƣợc
kết nối bởi dòng sông Mê Kông nên có sự gần gũi về địa lý và có nhiều nét tƣơng đồng về
văn hóa. Vì vậy, việc thiết lập mạng lƣới chung để chia sẻ thông tin về thị trƣờng lao động,
tiêu chuẩn tuyển dụng, mức tiền lƣơng, điều kiện sinh hoạt và những thay đổi về pháp luật,
chính sách lao động là điều cần thiết.
Thứ ba, trực tiếp giúp đỡ các đối tƣợng lao động tự do này bằng cách nâng cao tay nghề.
Việc công nhận lẫn nhau về các ngành nghề và khung tham chiếu trình độ của ASEAN đã có
từ lâu nhƣng hiện nay vẫn chƣa có một tiêu chuẩn chung nào để đánh giá tay nghề của lao
động. Cần phải hình thành hệ thống các trung tâm hoặc công ty liên kết có trách nhiệm đào
tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ hành nghề đạt tiêu chuẩn của các quốc gia tiếp nhận lao động
nhằm tạo điều kiện cho lao động Việt Nam tham gia vào thị trƣờng quốc tế.
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
241
Chú thích
(1)
Mẫu nghiên cứu đƣợc trích trong khảo sát luận án Chiến lược quản lý và đối phó rủi ro
của lao động Việt Nam di cư tự do sang Thái Lan của tác giả đang trong quá trình thực hiện
từ 2016 đến nay nên số lƣợng vẫn còn hạn chế.
(2)
MRA đã đƣợc hoàn thiện cho 8 ngành nghề: kỹ sƣ (đƣợc ký vào tháng 12/2005), y tá
(12/2006), kiến trúc và các bằng cấp về khảo sát (11/ 2007), những ngƣời hành nghề y tế,
nha khoa và dịch vụ kế toán (2/2009), hành nghề du lịch (11/2012).
(3)
Khu vực Đông Bắc Thái Lan bao gồm 19 tỉnh, có diện tích rộng lớn lên tới
160.000km2. Đây là vùng đất khô cằn, hẻo lánh, sát với biên giới của Lào, dân cƣ thƣa thớt,
chịu sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền trung ƣơng và trở thành mảnh đất thuận lợi cho
những ngƣời di cƣ từ nƣớc ngoài đến sinh sống.
Khu vực miền Trung Thái Lan có nhiều tên gọi khác nhau nhƣ đồng bằng Trung bộ Thái
Lan, đồng bằng sông Mê Nam, bao quát cả vùng đồng bằng phù sa rộng lớn của sông Chao
Phraya. Đây là một vùng đất màu mỡ với hơn 1/3 dân số Thái Lan sinh sống. Nếu nhƣ thủ
đô Bangkok là trung tâm của đất nƣớc Thái Lan thì khu vực các tỉnh miền Trung có điều
kiện tự nhiên cách trở, nằm sát Vịnh Thái Lan. Chính vì vậy, trong một thời gian dài, chính
quyền còn lỏng lẻo trong việc thực hiện các chính sách và đây là một trong những nguyên
nhân để ngƣời Việt chọn vùng đất này định cƣ. Bên cạnh đó, các tỉnh phía đông miền Trung
nhƣ Chanthaburi, Sa Kaeo, Trat tiếp giáp Vịnh Thái Lan. Ngƣời Việt từ Nam Bộ, đi bằng
thuyền có thể dễ dàng đến đƣợc vùng đất này và sinh sống một cách thuận lợi bằng nghề
đánh cá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ADB, ILO. (2015). Cộng đồng ASEAN: quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung
và việc làm tốt hơn. Hà Nội, Việt Nam: ILO, ADB
2. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. (2012). Báo cáo thống kê.
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=407&idmid=4&ItemID=1349
4. GSO. (2017). “Thống kê tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc quý I/ 2017”.
vn/default.aspx?tabid=512&idmid=&ItemID=18342.
5. ILO. (2012b). Thống kê cập nhật về việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức.ILO.
Hà Nội- Việt Nam
6. ILO. (2013a). Global Employment Trends. Recovering from a Second Jobs Dip. ILO-
Geneva
7. ILO. (2013b). Global Employment Trends for Youth. A Generation at Risk. ILO-
Geneva
8. ILO. (2014). Báo cáo tóm lược Chính sách tiền lương tại Việt Nam trong bối cảnh kinh
tế thị trường và hội nhập. ILO- Hà Nội- Việt Nam
9. ILO. (2015). World Employment and Social Outlook Trends. Geneva. ILO- Geneva
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
242
10. ILO. (2017). Access to Justice for Migrant Workers in South-East Asia. ILO-
Bangkok
11. Michel Bruneau. (2009). Lao động, di cư và nghèo khó ở Đông Nam Á. Tóm tắt khóa
học Tam Đảo.
12. Srikham Watcharee. (2012). “Transnational Labor in the Greater Mekong Sub-region:
Vietnamese Workers in Thailand and Lao PDR”. International Journal of Humanities and
Social Science Vol.2, No.24
13. UN. (2012). Triển vọng dân số thế giới, cơ sở dữ liệu điều chỉnh. United Nations Việt
Nam
14. Vũ Ngọc Dƣơng, Nguyễn Quỳnh Anh. (2014). “Từ tuyên bố Cebu 2007 đến văn kiện
khung ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di trú”. Tạp chí Dân chủ và pháp
luật, số 267.
15. World Bank. (2014). Vietnam Development Report, Skilling Up Vietnam: Preparing
the Workforce for a Modern Market Economy, Ha Noi
16. World Bank. (2017). ASEAN di cư để tìm kiếm cơ hội. Vượt qua rào cản dịch chuyển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lao_dong_di_cu_tu_do_trong_khu_vuc_asean_nghien_cuu_truong_h.pdf