Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội

Hoạt động Marketing của công ty phần nào mang tinh tự phát chưa được thống nhất từ ban lãnh đạo công ty tới các bộ phận ban ngành chưa thu thập những thông tin cần thiết để tạo ra những quyết định mang tính chiến lực thực hiện mục tiêu lâu dài . Marketing của công ty chỉ tiến hành ở một số bộ phận của công ty như các xí nghiệp,với những thông tin ít ỏi tại các xí nghiệp không tạo ra được kết quả cao trong việc sử lý những thông tin cần thiết phục vụ cho phát triển. ỉ Công ty phải huy động nguồn lực tại các phòng, dự báo nhu cầu phát triển một số cơ hội kinh doanh trong thời gian tới. ỉ Xây dựng hệ thông thông tin Marketing và nghiên cứu Marketing vì một số lý do sau: ỉ Tìm kiếm thông tin về một số đối thủ cạnh tranh mạnh hiện tai , một số đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

doc35 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu: Nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .Chức năng Marketing có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong doanh nghiệp riêng,nó có vai trò thu thập thông tin về khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh trên thị trường, dự báo cầu cũng như thị phần của công ty.. Hoạt động xây dựng trong những năm gần đây phát triển ngày càng mạnh bởi đất nước đang đổi mới cơ sở vật chất đảm bảo cho nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội là công ty hàng đầu về xây dựng tại Việt Nam nó có đủ công nghệ để xây dựng những công trình trọng điểm của cả nước. Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước hoạt đông trong lĩnh vực xây dưng cơ bản,thương mại và lưu thông vật tư.Thời kỳ Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ chế mở ra nhưng sư định hướng chưa cụ thể hoá nên các đơn vị tổ chức đổ xô vào kinh doanh xây dựng. Tình trạng này dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt ngay giữa các công ty trong nước .Cơ chế cạnh tranh đòi hỏi công ty phải có những biện pháp thích ứng để dảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển nghành và kinh doanh có hiệu quả. Hơn một thập kỷ vận động trong cơ chế thị trường ,công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội đã không ngừng phát triển ,tự chủ , và tự chịu tránh nhiệm trong sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực Marketing trong xây dựng nói chung và công ty nói riêng là vô cùng mới mẻ. Công ty muốn thực hiện mục tiêu phục vụ đổi mới phát triển trong nước mà còn vươn xa ra ngoài nước trong ngành của mình ,tạo hiệu quả kinh doanh cao, bảo toàn vốn ,tăng mức nộp ngân sách và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên thì không thể coi nhẹ vai trò và chức năng của Marketing Vì lý do đó ,em đã lấy Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội là nơi thực tập tốt nghiệp cho mình. Được sự đồng ý của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân –Hà Nội, khoa Marketing và phía Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội .Em trân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn Nguyễn Thế Trung trong trình bày,sửa chữa báo báo thực tập và cán bộ trong công ty trong việc thu thập thông tin từ phía công ty để em có thể hoàn thành đợt thực tập tổng hợp. Trong thời gian thực tập có hạn ,em chỉ trình bày một cách khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội từ khi thành lập đến này trong đó không tránh khỏi sai sót mong các thầy giáo trong khoa góp ý để em có thể hoàn thành tốt bản báo cáo này. Phần I: Giới thiệu chung về Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội . I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội. Khi mới thành lập (5/1960) Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội bắt đầu từ một công trường bé nhỏ- công trường 105. Được sự quan tâm của lãnh đạo Cục xây dựng Hà Nội( nay là sở xây dựng Hà Nội) với sự phát triển của mình. Công trường 105 đã được chuyển thành công ty xây dựng 105. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đó, đòi hỏi phải mở rộng công ty,chính vì cục xây dựng Hà Nội đã tiến hành sát nhập công trường 108 và một bộ phận của công trường 5 thuộc công ty XD 104 và công ty 105 và lấy tên là công ty xây lắp công nghiệp. Đến tháng 10 năm 1072,theo quy định 2016/TC/QD,công ty xây lắp công nghiệp được tách bộ phận lắp máy điện nước của công ty để thành lập công ty điện nước lắp máy và đổi tên thành Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội cho đến nay. Đến ngày 16 tháng 20 năm 1992,sở xây dựng đã cho phép thành lập doanh nghiệp nhà nước là Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội với ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng các công trình công nghiệp ,nhà ở… Hiện nay trụ sở của công ty đóng tại 166- Phố Hồng Mai,phường Quỳnh Lôi,quận Hai Bà Trưng Hà Nội.Với số công nhân trong biên chế khoảng 486 người ( báo cáo cuối năm 2003) trong đó số công nhân quản lý hành chính khoảng 95 người đều là những người có trình độ tay nghề cao,nhiều kinh nghiệm,đã đưa Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội là một trong những đơn vị có số lớn công trình đạt huy trương vàng chất lượng cao của ngành xây dựng nước ta II. Lĩnh vực kinh doanh: Theo quy định 2016/TC/QD thành lập công ty . Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội . Xây dựng các công trình trong dự án của công ty. Bảo trì các công trình mà mình đã xây dựng. Phát triển và kinh doanh nhà ở. Tư vấn ,thiết kế nhà. Bán các thiết bị vật tư như thép ,điện ,thiết bị về nước …. Gia công lắp các cấu kiện bên tông sản phẩm cửa gỗ….. III. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1. Đặc điểm tình hình: Là một công ty lớn thuộc sở xây dựng Hà Nội và là đơn vị thành lập sớm nhất của ngành xây dựng Hà Nội. Được quan tâm thường xuyên của thành phố và ngành,sự phấn đấu vươn lên các cán bộ công nhân viên công ty ,công ty từng bước trưởng thành có lúc quân số lên đến 3000 người với hơn 15 đơn vị trược thuộc, luôn đáp ứng được và hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian chống Mỹ cứu nước cũng như xây dựng hoà bình. Công ty đã xây dựng thành hành trăm công trình công nghiệp,các khu nhà ở ,trường học ,nhà máy nước ,trạm chăn nuôi,các trung tâm buôn bán...Công ty được nhà nước trao tặng nhiều huân chương lao động hạng 3 và 1.Huân chương lao đông hạng nhì năm 1985 do đạt được thành tích trong lao động cũng như trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu . Bước vào thời kỳ đổi mới ,ngay trong 5 năm gần đây,ngoài thuận lợi công ty cũng còn nhiều khó khăn: Quân số còn đông, tổ chức bộ máy và chức năng,nhiệm vụ ,biên chế tuy đã có thay đổi nhiều nhưng vẫn còn tiếp tục đổi mới thích ứng với yêu cầu cạnh tranh trên thị trường để tồn tại và phát triển ổn định. Tuy đã có nhiều biện pháp thực tế và đã cố gắng đưa vào sử dụng các thiết bị tiên tiến ,các công nghệ mới nhưng việc huấn luyện đào tạo lại con người được duy trì từ thời bao cấp cần phải có nỗ lực mới. Vốn ít,tìm nguồn vốn cho các dự án đầu tư để từng bước ngày càng chủ động trong việc ổn định việc làm và đời sống các cán bộ công nhân viên là vấn để khó khăn cũng như những vấn đề sống còn của đơn vị. Để khắc phục khó khăn công ty có nhiều biện pháp: Từng bước chấn chỉnh tổ chức biên chế chức năng cho từng tổ chức cá nhân.Đã xây dựng trên 20 nội quy,quy chế,quy định cho việc quản lý. Từ quản lý 4 cấp nay còn 3 cấp,từ 15 đội xưởng, 10 phòng ban trược thuộc nay chỉ còn 6 xí nghiệp, 3đội xưởng và 6 phòng ban. Bằng việc đầu tư chiều sâu cho các công cụ máy móc nhỏ,cầm tay,hiện đại,bằng việc ký hợp đồng liên doanh để sử dụng các vật liệu thiết bị mới .Bằng việc đầu tư và tổ chức đào tạo lai cán bộ công nhân viên chức đã cập nhật kiến thức ,sử dụng tốt các vật liệu mới,công nghệ mới vẫn đảm bảo và phát huy uy tín thẩm mỹ và tiến độ hoàn thành.Chỉ trong 5 năm 1995-1999 công ty đã được hưởng 6 huy trương vàng chất lượng cao cho các công trình : Biệt thự ngoại giao đoàn,nhà máy sữa Hà Nội, nhà máy đèn hình ORIO HANEL, chợ Đồng Xuân , trụ sở UBND thành phố Hà Nội, viện kỹ thuật xây dựng Hà Nội .Công ty là một trong số ít đơn vị được công nhận là đơn vị chất lượng cao. Bằng nhiều biện pháp để tích kiệm chi phí trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt công ty vẫn đảm bảo lợi nhuận tăng .Dành 70% số lợi nhuận sau thuế để tích luỹ vốn .Vì vậy từ 2.7 tỷ vốn giao ban đầu đến năm 1999 công ty đã có 9.6 tỷ vốn chủ sở hữu. Hết năm 2000 vốn chủ sở hữu của công ty hơn 10 tỷ: từ đó còn đóng góp cho ngân sách ngày càng lớn : Năm 1998 là 0.85 tỷ ,năm 1999 là 2.56 tỷ đồng và năm 2000 là 2.7 ty đồng….. Việc đầu tư vốn để đầu tư thưc thi các dự án kinh doanh nhà cũng là một thành công . Với những biện pháp như vậy trong thời kỳ đổi mới công ty đã thu được những thành quả đáng tự hào:nguồn: Báo cáo thành tích công ty đạt được từ năm đổi mới Năm 1995,1996 công ty được bộ xây dựng tặng danh hiệu cờ thi đua luân lưu. Năm 1995 công ty được nhà nước tặng thưởng huân chương chiến công hạng ba do thành phố trao tặng. Năm 1996 Giám đốc công ty được thành phố tặng bằng khen. Năm 1997 Các chỉ tiêu công ty bị giảm do khủng hoảng kinh tế thế giới va khu vực đã ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam nói chung và công ty nói riêng.Cụ thể công ty đã ký được 2 hợp đồng giá trị 5.3 ty đồng với chủ đầu tư là công ty TNHH phát triển Nội Bài của tập đoàn NORTHEN ETNGT của Malaysia, song do nguyên nhân trên nên không được thực hiện. Năm 1998 công ty được thành phố tặng bằng khen. Trong 5 năm có 6 công trình được tặng huy trương vàng chất lượng cao. Đảng bộ công ty liên tục được công nhận là đảng bộ trong sạch vững mạnh. Công tuy thực hiện được công tác từ thiện xã hội được gần 70 triệu đồng, xây dựng được nhiều nhà tình nghĩa cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. 2.Nhiệm vụ của Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội Thi công xây dựng các công trình nhà ở dân dụng, xây dựng trường học , các khu công nghiệp. Lập dự án các khu đất để kinh doanh bán nhà như: Dự án nhà Lạc Trung ,Nhân Chính ,Mai Hương ,Thịnh Liệt. Liên doanh với các tập đoàn RENONG-MALASIA để xây đựng dự án khu phát triển đường bộ Nội Bài-Sóc Sơn gồm: Khu công nghiệp Sóc Sơn Hà Nội,nghỉ ngơi sân golf,khu du lịch diện tích 300ha. Lập dự án và xây dựng các khu đô thị mới bao gồm nhà biệt thự, chung cư, các khu vui chơi, phúc lợi công cộng ,dự án đô thị Nam Trần Duy Hưng 40 ha. Gia công lắp các cấu kiện bên tông sản phẩm cửa gỗ. Để thực hiện nhiệm vị của mình trong cơ chế thị trường, công ty chấp nhận sự cạnh tranh trong đấu thầu các công trình có vốn của nhà nước và vốn nước ngoài . Trong công ty,việc tổ chức khoán chi phí cho các xí nghiệp và được quy định như sau: Đối với các công trình do công ty nhận trực tiếp của bên A, công ty sẽ cân đối và giao cho các xí nghiệp xây dựng trên cơ sở căn cứ vào điều kiện và khả năng của các xí nghiệp xây dựng.Phòng kế hoạch tổng hợp được sự uỷ quyền của giám đốc công ty tiếp xúc với bên A ký hợp đồng ,nhận hồ sơ tài liệu,giải quyết các thủ tục mặt bằng, điện nước thi công . Đối với các công ty do các xí nghiệp tự tìm kiếm thì các thủ tục trên do xí nghiệp trực tiếp tiến hành làm và giao hồ sơ lưu tại phòng kế hoạch tổng hợp của công ty. Phòng kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ hướng đẫn, đôn đốc và thông qua hợp đồng trước khi trình giám đốc ký. Sau khi có đầy đủ các thủ tục để có thể thi công được,xí nghiệp xây dựng phải lập tiến độ,biện pháp thi công được giám đốc duyệt mới ký lệnh khởi công. Về vật tư: Chủ yếu công ty giao cho các xí nghiệp tự mua ngoài theo yêu cầu thi công. Về máy thi công : Công ty có nhiều cố gắng trong việc trang bị máy móc nhămg giảm bớt sức lao động của công nhân cũng như đẩy nhanh tiến độ sản xuất: Máy đầm bàn, máy đầm đùi, búa phá bê tông….. và giao cho các xí nghiệp tự quản lý. Bên cạnh đó, công ty vẫn phải thuê một số loại máy thi công bên ngoài như máy ép cọc, máy phun bên tông, cẩu lớn, nhỏ…. Về nhân công : Cùng với số công nhân trong biên chế của công ty ,nếu nhu cầu sản xuất cần thì công ty thuê ngoài theo hợp đồng . Về chất lượng công trình: Giám đốc xí nghiệp và các cán bộ kỹ thuật tại xí nghiệp chính là đại diện xí nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc công ty về chất lượng công trình và đảm bảo an toàn lao động. Về an toàn và bảo hiểm lao động; Xí nghiệp có trách nhiệm thực hiện công tác an toàn và bảo hiểm lao động theo chế độ hiện hành của nhà nước và quy định của công ty dưới sự giám sát thường xuyên của phòng kỹ thuật công ty. IV.Tổ chức quản lý của Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội . Căn cứ vào đặc thù của sản phẩm xây lắp, đặc điểm quá trình thi công xây lắp, công ty xây dựng công nghiệp đã tổ chức quản lý và đội ngũ lao động cho phù hợp với quá trình thành 3 cấp có trình độ đại học chuyên ngành kỹ thuật và được huấn luyện qua các lớp quản lý do bộ xây dựng mở. Hiện nay công ty có 531 cán bộ công nhân được biên chế thành 6 xí nghiệp ,3 đội xưởng phục vụ và văn phòng công ty. Tại mỗi xí nghiệp đều có một giám đốc phụ trách chung,phó giám đốc là kỹ sư chính,1 nhân viên thống kê kế toán,3 nhân viên kỹ thuật.Công ty gồm có 6 xí nghiệp .Nhiệm vụ của xí nghiệp này là thi công các công trình mà mình thắng thầu hoặc được chọn thầu . Cùng với các phòng ban công ty tham gia đấu thầu tìm kiếm công việc và tổ chức hoạch toán nội bộ thành chi phí mình đã nhận khoán ,tổ chức thanh toán với bên A các khối lượng công việc mà mình hoàn thành. Khối phục vụ của Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội gồm có : xưởng mộc, đội điện nước.Tại mỗi đơn vị phục vụ này đều có một tổ trưởng, một nhân viên và một nhân viên kỹ thuật. Nhiệm vụ của khối phục vụ là hoàn thành các công việc phục vụ cho sản xuất lắp đặt các công trình. Ví dụ: +Xưởng mộc gia công cửa. +Đội máy phục vụ các phương tiện,máy thi công. +Đội điên nước hoàn thành các khối lượng về điện và cấp thoát nước. Văn phòng công ty gồm 5 phòng ban.Mỗi phòng ban gồm có 1 trưởng phòng và một số cán bộ nghiệp vụ. Mỗi phòng ban là một đầu mối nằm trong cơ cấu tổ chức của công ty.Quan hệ giữa phòng ban và các xí nghiệp ngang nhau về chức năng và nhiệm vụ. Còn về chuyên môn và nghiệp vụ thì phòng là cấp trên của xí nghiệp. Các xí nghiệp phải chấp nhạn sự kiểm tra đôn đốc hướng đẫn của các phòng ban công ty về kỹ thuật,quản lý kinh tế.. Ban giám đôc cùng các phòng chức năng điều hành hoạt động sản xuất thi công xuống các xí nghiệp.Mỗi xí nghiệp đều được quyền chủ động giao vật tư, thuê nhân công ngoài nếu thiếu . Bố trí lao động, giao quyền chủ động có kết hợp kiểm tra đôn đốc như vậy đã giúp cho các xí nghiệp có khả năng đảm nhiệm thi công các công trình một các độc lập.Và mỗi xí nghiệp là một mắt xích cùng với các phòng chức năng của công ty tìm kiếm thị trường việc làm .Sau khi thắng thầu hoặc chọn thầu, công ty tiến hành ký hợp đồng xây dựng với đơn vị chủ đầu tư.Căn cứ vào hợp đồng đã ký và căn cứ vào năng lực của các xí nghiệp công ty sẽ giao kế hoạt sản xuất thi công cho các xí nghiệp trên cơ sở các đơn giá định mức giao khoán nội bộ của công ty. Tại các xí nghiệp xây dựng lại căn cứ vào nhiệm vụ của đơn vị mình và khả năng thực tế cua các tổ thợ thuộc xí nghiệp quản lý để phân công lại cho phù hợp.Cuối tháng,xí nghiệp báo cáo khối lượng công việc của mình đã làm bằng báo cáo thực hiện sản lượng, báo cáo kết quả sản xuất xây dựng theo từng mức độ hoàn thành cua mỗi công trình(mỗi hợp đồng xây dựng) P.Giám đốc kinh doanh P.Giám đốc sản xuât Kế toán trưởng p.Tài Vụ TC-HC Phòng vật tư p.PT&kd nhà P.Hơp tác đầu tư Giám đốc công ty P.k.hoạch Phòng kt Xí nghiệp 1 Xí nghiệp 7 Đội Điện Nước Đội máy thi công Đội Mộc Xí nghiệp 2 Xí nghiệp 3 Xí nghiệp 4 Xí nghiệp 5 Sơ đồ tổ chức công ty hiện nay Giám đốc xí nghiệp Kế toán trưởng Kết toán viên Kỹ sư thiết kế Nhân viên văn phòng Nhân viên kinh doanh Thủ kho Sơ đồ tổ chức của xí nghiệp xây lắp thiết bị và thương mại Tài liệu: quyển bộ máy quản lý công ty Giám đốc Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội : Nguyễn Viết Vượng. Giám đốc xí nghiệp xây lắp thiết bị và thương mại: Nguyễn Ngọc Dệp V. Hệ thống quản lý chất lượng: 1. Sơ đồ về hệ thống quản lý chất lượng (nguồn bản cam kết quản lý chất lượng của công ty ra ngày 18/3 /2000) Yêu cầu Khách hàng Khách hàng Sự thoả mãn Cải tién liê tục hệ thống quản lý chất lượng Kiếm soát dl DI CC nhân lực HtT/c SX Vật tư SX/DV Chứng chỉ MT làm việc Cơ sở hạ tầng TN lãnh đạo Tạo sản phẩm DHSP ĐGNB HLKH SPKPH Thu thâp ,PT Cai tiến Ks hồ sơ HD CSM CKHD DMN Ql nhân lực CI-PI-DI Đầu ra sp ĐHK Đầu vào Những cam kết về quản lý chất lượng của công ty. “ Chất lượng cao- tạo uy tín-thêm tin tưởng” sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn các đòi hỏi là con đường đi lên đúng đắng của công ty thông qua chính sách chất lượng của mình. Để đáp ứng và phát triển không ngường toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội cam kết. Xây dựng cơ sở và hệ thống quản lý chất lượng chủ động, kiểm soát chất lượng công trình sản phẩm xây dựng suốt qúa trình sản xuất,thi công từ công nhân trực tiếp đến các cấp quản lý kỹ thuật,chất lượng. Coi trọng đầu tư chiều sâu,đổi mới công nghệ đi đôi với đào tạo mới đào tạo lại đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật quản lý.Nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Tiếp tục duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 2. Mục tiêu chất lượng của công ty. Giữ vững là công ty số 1 trong toàn ngành xây dựng. Phấn đấu duy trì các chất lượng đã đạt được. Đảm bảo kiểm tra công tác quản lý chất lượng kỹ thuật an toàn đến tay các cán bộ công nhân viên… Tăng cường đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ xây lắp, áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào công nghệ xây dựng. Tiếp tục kện toàn đổi mới hệ thống tổ chức từ công ty đến các đơn vị trực thuộc.Đảm bảo mức thu nhập cao cho công nhân viên. Phần III. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty . I.Năng lực tài chính của công ty xây dựng hà nội. 1.. Tình hình tài chính của Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội . Tình hình phát triển và trưởng thành của Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội từ năm 1998 đến nay( nguồn báo cáo tăng trưởng và phát triển phòng dư báo) Năm 1998 Vốn chủ sở hữu(tỷ đồng):8.54 Doanh thu ( tỷ đồng):19.2 Lợi nhuận ( tỷ đồng):2.2 Nộp ngân sách(tỷ đồng):0.85 Thu nhập (nghìn đồng);564 Năm 1999 Vốn chủ sở hữu(tỷ đồng):9.64 Doanh thu ( tỷ đồng):20.70 Lợi nhuận ( tỷ đồng):2 Nộp ngân sách(tỷ đồng):2.56 Thu nhập (nghìn đồng):600 Năm 2000 Vốn chủ sở hữu(tỷ đồng):10.4 Doanh thu ( tỷ đồng):25 Lợi nhuận ( tỷ đồng):2.1 Nộp ngân sách(tỷ đồng):2.7 Thu nhập (nghìn đồng):750 Năm 2001 Vốn chủ sở hữu(tỷ đồng):18.5 Doanh thu ( tỷ đồng):27 Lợi nhuận ( tỷ đồng):1.950 Nộp ngân sách(tỷ đồng):2 Thu nhập (nghìn đồng):800 Năm 2002 Vốn chủ sở hữu(tỷ đồng);20.3 Doanh thu ( tỷ đồng):30 Lợi nhuận ( tỷ đồng)1.950 Nộp ngân sách(tỷ đồng);2.046 Thu nhập (nghìn đồng);810 Năm 2003 Vốn chủ sở hữu(tỷ đồng):80 Doanh thu ( tỷ đồng):60 Lợi nhuận ( tỷ đồng):5 Nộp ngân sách(tỷ đồng):2.1 Thu nhập (nghìn đồng):2032 2. Phân tích tài liêu báo báo kinh doanh. Nộp ngân sách ngay càng tăng ; bình quân 57%. Lợi nhuận ngày càng tăng : Bình quân tăng 119%. Thu nhập của người lao đông tăng bình quân 10%. tích luỹ vốn tăng gần gấp 4 lần so với vốn giao thầu ( tính hết năm 1999). Tốc độ tăng của năm 2002 so với năm 2001: Công tác kinh doanh; Giá trị sản xuất kinh doanh ;l thực hiện được 53 tỷ /50 tỷ = 106%. So với năm 2001 có mức tăng trưởng là 126%. Giá đấu thầu: Đạt 46.9 tỷ so với năm 2001 là 30 ty tăng 56%. Nộp ngân sách nhà nước :2.046/2=102%. Lợi nhuận đạt 1.950/1950= 100%. Tốc độ tăng của năm 2003 so với năm 2002(nguồn báo cáo năm 2003 trong đầu năm 2004). Giá trị sản xuất kinh doanh: tăng tương đôi là 150 tỷ/53 tỷ=283% tăng tuyệt đối là 150-53=97 tỷ. Nộp ngân sách nhà nước : tăng tương đối là 2.1/2.046=102.6%, tăng tuyệt đối là 54 triệu.Công ty đã làm lợi cho nhà nước ,đóng vào ngân sách nhà nước hàng năm rất lớn. Thu nhập người lao động: Tăng tương đối là 103.2% , tăng tương đối 50.000 đ/người/tháng.Giải quyết được vấn đề trả lương cho công nhân viên,khuyến khích nhân viên làm việc tốt, có những sáng kiến làm lợi cho công ty. Vốn chủ sở hữu tăng: Tăng tương đối : 80/20.3=394%. Tăng tuyệt đối; 80-20.3=59.7 tỷ. Điều này chứng tỏ vốn chủ sở hữu tăng rất nhanh trong những năm qua nhờ thi công nhiều công trình lớn. Thu nhập : Tăng tương đối là: 250% tăng tuyệt đối là 2032-810=1222 triệu đồng. Tình hình chung cho thấy mức độ tăng các chỉ số ngày càng tăng bởi công ty đang thi công nhiều những công trình lớn có giá trị.Do đó đã tạo ra doanh thu và thu nhập cao trong những năm gần đây,đó là kết quả khả quan của công ty trong thời điểm hiện nay . Những công trình trong năm 2002: Đang trình duyệt báo có NCKT cho dự án nhà cao tầng và dịch vụ so 5 Nguyễn Trí Thanh và Đông Nam Đường Trần Duy Hưng.Dự án khởi công ngày 1/2003. Thực hiện đầu tư thiết bị thi công năm 2002 là 2.4\2.4=100%. Trong năm 2003: Thực hiện và ký nhiều dự án cao tầng và dịch vụ só 5 nguyễn chí thanh và dự án Đông nam Trần Duy Hưng. Đầu tư thi công đổi mới công nghệ 5 ty đồng. Đăng ký chỉ tiêu cho năm 2004: Giá trị SXKD: 207 tỷ đồng: Nộp ngân sách 3.4 ty đồng. Lợi nhuận:10.000 triệu đồng. Thu nhập lao đông : 1.5 Tr/người/tháng. Thực hiện dự án Simco,nhà N6C,dự án khu quần ngựa….. Đạt chỉ tiêu về chất lượng SP ISO 9001 và 2000 Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội ngày càng phát triển ổn định và bền vững. 3.Những công trình hiện đang thi công : Hiện nay Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội đang thực hiên thi công các công trình mà mình chúng thầu trong thời gian hiện nay trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh khác: Công trình xe máy điện phương đông. Công trình nước Khương trung,công ty xe buyt Lạc Trung. Công trình nhà ở di dân 1 Vĩnh Phúc. Công trình nhà 34 Lý Thái Tổ. Công trình N6C Công trình trường tiểu học Đồng Tâm Công trình hội người mù. Công trình thương mại Đông Anh. Công trình số 5 Nguyễn Chí Thanh. Công trình Phát thanh Gia Bình. Công trình bếp ăn Bộ Công An. 4. Cơ hội và thách thức của công ty trong thời gian tới. 4.1. Cơ hội: Hiện nay nước ta đang phát triển cơ sở vật chất hạ tầng rất lớn do đó công ty hoạt động trong ngành xây dựng là một lợi thế rất lớn để công ty phát triển trong thời gian tới. Công ty đã và đang tạo ra chỗ đứng trong ngành của mình đó là lợi thế về phía công ty .Công ty xây dựng công trình chất lượng cao đảm bảo thời gian hoàn thành công trình đúng thời hạn.Thực tế cho thấy công ty đã nhận được những dự án quan trọng do vốn của nhà nước cũng như nước ngoài đó là bằng chứng chứng minh công ty đang làm ăn có hiệu quả. Công ty liên doanh liên với một số công ty nước ngoài tận dụng lợi thế công nghệ nước ngoài trong việc chuyển giao công nghệ cho mình hoàn hiện kỹ thuật xây dựng. Công ty có tiềm năng phát triển ra nước ngoài với những thị trường như Lào ,Campụchia….là những nước đang phát triển như nước ta. 4.2. Thách thức . Đứng trước những có hội đó là những thách thức rất lớn. Môi trường cạnh tranh trong ngành : Đó là các công ty về xây dựng như sông đà hay những công ty liên doanh Hanoximex…. Với những thiết bị hiện đại là trở ngại lớn cho công ty. Nguồn tài chính: Vốn chủ sở hữu, vốn lưu động, vốn cố định cũng như tín dụng của công ty còn hạn chế điều này ảnh hưởng lớn đến đấu thầu những công trình hàng trăm tỷ đồng. Cơ chế quản lý của công ty còn kém, trình độ đội ngũ cán bộ còn hạn chế do đó với quy mô xây dựng như hiện nay thì không thể đáp ứng được chưa hình thành các phòng ban dự báo về xây dựng . 5. Cơ sở vật chất của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội. 5.1. Cơ sở trong các phòng ban công ty. Máy tính đã và đang được ứng dụng tại công ty. Mỗi phòn ban đã được cung cấp những trang thiết bị làm việc.Với những máy tính tốc độ cao cùng với máy in hiện đại đáp ứng nhu cầu trang thiết bị cho bộ phận cán bộ trong cơ quan. Cùng với trang bị các thiết bị văn phòng như bàn, ghế cũng như môi trường làm việc thuận tiện đã làm cho năng xuất lao động tăng thêm. Ví dụ: Tại các phòng ban ,cũng như trong xí nghiệp : có 3 máy tính tốc độ cao dùng cho kế toán máy, kỹ sư thiết kế… 5.2. Cơ sở vật chất tại công trường. Công nghệ được sử dụng tại các công trường. Máy trộn bê tông và máy trộn vữa. Máy đầm cóc,Máy vận thăng. Máy cẩu thiếu nhi,Máy cưa. Máy cẩu ADK-125.Ren ống nước. Mỗi máy có một quy trình vận hành máy, những quy tắc sử dụng riêng hay có chế độ bảo trì , bảo dưỡng cho từng loại máy. Tác dụng của máy như đóng ép cọc bê tông, đào đất,lót móng,lắp ghép ống nước… III. Quy trình đấu thầu. Đấu thầu là công việc công ty phải làm trước khi xây dựng công trình .Đây chính là thác thức đầu tiên của quá trình xây dựng. Mô hình quy trình đấu thầu : (Tài liệu về quy trình đấu thầu công ty) Giải thích : Quy trình đấu thầu gồm các bước sau: Bước 1: Phòng kế hoạch xác định nguồn thông tin và dự báo thông tin tiến đến xem xét khả năng và cần đối tác liên doanh nếu cần, và quản lý hồ sơ năng lực khi cần liên doanh. Bước 2: Khi chủ đầù tư gửi thư mời thầu đến phòng kế hoạch mua hồ sơ và lập kết hoạch chẩn bị hồ sơ dự thầu. Bước 3: Phòng kế hoạch sau khi lập kế hoạch chuẩn bị hồ sơ dự thầu thì thông báo xuống các phòng khác chuẩn bị mọi hồ sơ cho gói thầu – phòng tài vụ chuẩn bị vốn – phòng kỹ thuật chuản bị thiết bị vật tư, công nghệ- phòng tổ chức quản lý bộ phận nhân viên tham gia vào đấu thầu-và cuối cùng đến các xí nghiệp trược thuộc chuẩn bị nguồn lực để dự thầu. Cuối cùng tất cả phòng tài vụ,kỹ thuật, tổ chức, xí nghiệp trình để giám đốc duyệt giai đoạn cuối. Bước 4: Phòng nguyên cứu khả năng thực hiện tìm ra tính khả thi của dự án khi phân tích thông tin,cùng với ban giám đốc ra quyết định có tham gia nộp hồ sơ dự thầu và tham gia vào qúa trình mở thầu. Bước 5: Khi có quyết định Trường hợp1: Trượt thầu thì các phòng ban phải phân tích nguyên nhân. Trường hợp 2: Trúng thầu thực hiện triển khai xây dựng công trình: Dự báo thông tin Xem xét khả năng Nộp hồ sơ năng lực Thư mời thầu Mua hồ sơ Lập kế hoạch chuẩn bị hs sự thầu Liên doanh(nếu cần) P.k hoạch Tài vụ Ban giám đốc duyệt Xí nghiệp Tổ chức Kỹ thuật Nộp hồ sơ dự thầu P. KNTH Tham gia mở thầu Triển khai thực hiện Trúng thầu P.Tích Ng.Nhân Trượt thầu Kết quả Xí nghiệp đội Chủ đầu tư Mô hình đấu thầu IV. Giới thiệu quá trình thực hiện gói thầu SIMCO( Công trình:Trụ sở giao dịch và cửa hàng giới thiệu sản phẩm công ty thép và vật tư công nghiệp địa chỉ xã mỹ đình- huyện Từ Liêm- Hà Nội ) 1. Giới thiệu: Chủ đầu tư là nhà thầu SIMCO: Giá trị gói thầu: 200 tỷ đồng. Các nhà thầu tham gia đấu thầu là : Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nôi. Công ty xây dựng sông đà. Công ty Hanoximex.. Kết thúc đấu thầu công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội trúng thầu dự án. 2. Bảng tổng hợp kinh phí: Hạng mục : Phần lắp đặt hệ thống cấp thoát nước,điện và trụ sở văn phòng điều hành . Phần thoát nước: (Nguồn từ bảng tổng hợp chi phí phần thoát ở phòng kế toán.) Bảng tổng kinh phí phần thoát: Chỉ tiêu Công thức Thành tiền DVị Ký hiệu Chi phí theo đơn giá ĐVN Chi phí nguyên VL 154.676.787 ĐVN A Chênh lệch vật liệu ĐVN CLVL Chi phí nhân công 19.757.299 ĐVN B Chi phí máy xây dựng 1.851.748 ĐVN C I Chí phí trực tiếp ĐVN 1 Chi phí vật liệu A*1+CLVL 154.676.787 ĐVN VL 2 Chi phí nhân công B*2.04*1.0818 43.601.830 ĐVN NC 3 Chi phí máy xây dựng C*1.07 1.981.370 ĐVN M Cộng chi phí trực tiếp VL+NC+M 200.259.987 ĐVN T II Chi phí chung NC*58% 25.289.061 ĐVN CPC III Thu nhập chưa thuế (T+CPC)*5.5% 12.405.198 ĐVN TL Giá dự toán lắp đặt t.thuế T+CPC+TL 237.954.246 ĐVN Z IV Thuế GTGT đầu ra Z*5% 11.897.712 ĐVN VAT Giá d toán lđ sau thuế V+VAT 249.851.959 ĐVN GXL Giải thích: Phần nước gồm nội dung công việc như sau( Tài liệu ở phần phụ lục) - Hệ thống cấp nước: gồm các linh kiện các loại; ống tráng kẽm,cút thép tráng kẽm,tê thép tráng kẽm, côn thép tráng kẽm,van một chiều, van trặn ,rắc co thép tráng kẽm,răng kép thép tráng kẽm, máy bơm ý 22kw,Đồng hồ đo áp lực,măng sông các loại, vật liệu phụ băng tan,sơn…: Vật liệu: 68.665.054 VND,nhân công 10.384.864 VND, máy:1.763.664 VND - Phần thoát gồm : ống PVC các loại, măng sông các loại,cút PVC,cút xiên PVC các loại,tê xiên,vuông,thông tắc các loại, côn PVC các loại,bình nóng lạnh 501-2.5 kW, lavabo+gương,xí bệ+hộp dựng giấy,tiểu treo,vòi sen,bể IONX… -Phần thoát: vật liệu: 86.011.733 VND, nhân công 9.372.435 VND,máy 88.084 VND. - Tổng cộng hai phần: Vật liệu: 154.676.787,nhân công 19.757.299, máy 88.084. Nhìn vào bảng tổng chi phí phần thoát với tổng các chi phí chung là 25.289.061VND.Thu nhập chịu thuế tính trước 12.405.198 VND, thuế giá trị gia tăng đầu ra : 11.897.712VND, Giá dự toán lắp đặt sau thuế là 249.851.959 VND. Phần điện : Chỉ tiêu Công thức Thành tiền DVị Ký hiệu Chi phí theo đơn giá ĐVN Chi phí nguyên VL 480.783.304 ĐVN A Chênh lệch vật liệu ĐVN CLVL Chi phí nhân công 43.773.784 ĐVN B Chi phí máy xây dựng 5.973.082 ĐVN C I Chí phí trực tiếp ĐVN 1 Chi phí vật liệu A*1+CLVL 480.783.304 ĐVN VL 2 Chi phí nhân công B*2.04*1.0818 96.603.138 ĐVN NC 3 Chi phí máy xây dựng C*1.07 6391197.74 ĐVN M Cộng chi phí trực tiếp VL+NC+M 583.777.640 ĐVN T II Chi phí chung NC*58% 56.029.820 ĐVN CPC III Thu nhập chưa thuế (T+CPC)*5.5% 35.189.410 ĐVN TL Giá dự toán lắp đặt t.thuế T+CPC+TL 674.996.870 ĐVN Z IV Thuế GTGT đầu ra Z*5% 33.749.844 ĐVN VAT Giá d toán lđ sau thuế V+VAT 708.746.714 ĐVN GXL Nhìn vào bảng tổng chi phí phần thoát với tổng các chi phí chung là 56.029.820 VND.Thu nhập chịu thuế tính trước 35.189.410 VND, thuế giá trị gia tăng đầu ra ;33.749.844 VND, Giá dự toán lắp đặt sau thuế là 708.746.714 VND. Phần III: Hoạt động Marketing của doanh nghiệp. 1. Hiện trạng Marketing của công ty: Cho thấy chưa hình thành một phòng Marketing tại công ty,điều này không cũng đúng bởi trên thực tế hiện nay Marketing chưa tỏ rõ vai trò quan trọng bởi nó vẫn còn mới mẻ.Công ty chỉ đảm bảo chất lượng cho công trình mà mình thi công , chưa nghĩ đến triển vọng phát triển của ngành trong nhưng năm . Với những gói thầu trong nước hay những gói thầu do nhà nước bỏ vốn thì hầu hết các doanh nghiêp nhà nước trúng thầu. Những mặt công ty đã làm được: Về mặt quan hệ : Công ty đã có một ban chuyên nắng nghe trực tiếp ý kiến phản hồi của khách hàng khi sử dụng công trình có những bộ phận bảo trì bảo dưỡng những công trình. Công ty cũng quảng cáo hình ảnh của mình , bằng chất lượngcông trình đã và đang thi công . Công ty đòi hỏi khắt khe chất lượng của chủ đầu tư đáp ứng nhu cầu của kháhc hàng. II. Xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing. Hoạt động Marketing của công ty phần nào mang tinh tự phát chưa được thống nhất từ ban lãnh đạo công ty tới các bộ phận ban ngành chưa thu thập những thông tin cần thiết để tạo ra những quyết định mang tính chiến lực thực hiện mục tiêu lâu dài . Marketing của công ty chỉ tiến hành ở một số bộ phận của công ty như các xí nghiệp,với những thông tin ít ỏi tại các xí nghiệp không tạo ra được kết quả cao trong việc sử lý những thông tin cần thiết phục vụ cho phát triển. Công ty phải huy động nguồn lực tại các phòng, dự báo nhu cầu phát triển một số cơ hội kinh doanh trong thời gian tới. Xây dựng hệ thông thông tin Marketing và nghiên cứu Marketing vì một số lý do sau: Tìm kiếm thông tin về một số đối thủ cạnh tranh mạnh hiện tai , một số đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Tìm kiếm nhu cầu phát triển cung ứng hay xây dựng các nhà dân sinh… Tìm kiếm các nhà cung ứng có chất lượng cao đảm bảo chất lượng công trình. III. Hoạt động Marketing cần phải thực hiện. Trước hết công ty xây dựng hệ thông tình báo Marketing ,nghiên cứu Marketing bới đây là một công ty lớn,bởi càng ngày tính hội nhập càng cao . Nếu không làm như vậy công ty mất đi tính cạnh tranh từ các đối thủ khác, và mất dần thị trường trong thời gian tới khi thị trường ngày càng thu hẹp. Điều trước tiên công ty phải làm đó là : Thu thập những thông tin ghi chép của công ty,nhất là các xí nghiệp trực thuộc trong 5 năm gần đây ( thông tin doanh thu, nhà cung ứng,những dự án trong và ngoài công ty…) Xây dựng hệ thông tình báo Marketing : Tìm kiếm, sắp xếp các đối thủ cạnh tranh theo danh sách. Nhà cung ứng ( NVL,thiết bị ) Những đối tác có sẵn và tiềm năng. Tìm kiếm những cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực nhà ở ,nhu cầu, mức giá cần thiết . Thực hiện nghiên cứu Marketing : Dự báo xu hướng phát triển ngành trong thời gian tới. Nghiên cứu về nhà cung ứng (nguyên vật liệu,thiết bị , công nghệ) Những nhà liên doanh với công ty. Nhu cầu nhà ở ,mức giá cả,thu nhập,mức sống để đưa ra mức giá bình dân đối với người có thu nhập trung bình có nhà ở. Mục lục Trang Lời nói đầu: Phần I: Giới thiệu chung về Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội ………………………………………………………………. I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội………………………………………………. II. Lĩnh vực kinh doanh:.......................................................... III. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty…… 1. Đặc điểm tình hình: ………………………………….. 2.Nhiệm vụ của Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội IV.Tổ chức quản lý của Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội . ………………………………………………………………. V. Hệ thống quản lý chất lượng. …………………………….. 1. Sơ đồ về hệ thống quản lý chất lợng (nguồn bản cam kết quản lý chất lợng của công ty ra ngày 18/3 /2000). ……………… 2. Mục tiêu chất lợng của công ty. ……………………….. Phần III. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty ……… I.Năng lực tài chính của công ty xây dựng hà nội……………. 1. Tình hình tài chính của Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội ……………………………………………………………. 2. Phân tích tài liêu báo báo kinh doanh…………………... 3. Những công trình hiện đang thi công : ……………… 4. Cơ hội và thách thức của công ty trong thời gian tới……. 4.1. Cơ hội: …………………………………………... 4.2. Thách thức ………………………………………. 5. Cơ sở vật chất của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội……………………………………………………………….. 5. 1. Cơ sở trong các phòng ban công ty……………… 5. 2. Cơ sở vật chất tại công trường…………………… III. Quy trình đấu thầu………………………………………. IV. Giới thiệu quá trình thực hiện gói thầu SIMCO( Công trình:Trụ sở giao dịch và cửa hàng giới thiệu sản phẩm công ty thép và vật t công nghiệp địa chỉ xã mỹ đình- huyện Từ Liêm- Hà Nội )……………………………………………………………….. 1. Giới thiệu:……………………………………………… 2. Bảng tổng hợp kinh phí: ……………………………… Phần III: Hoạt động Marketing của doanh nghiệp……………………………………………………………. Hiện trạng Marketing của công ty:……………………….. . Xây dựng và thực hiện chiến lợc Marketing……………. Hoạt động Marketing cần phải thực hiện………………… Tài liệu tham khảo: Quản lý và chất lượng của công ty biên soạn Báo cáo tài chính của công ty từ năm 1998 đến nay. Bảng tổng hợp kinh doanh phần điện, nước của gói thầu Simco…. Đề tài nghiên cứu: Hoàn thiện hệ thống thông tin Marketing trong công ty xây dựng công nghiệp. Nhận xét của giáo viên: 1 3 4 7 9 13 15 16 17 20 21 23 24 29 31

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC619.doc
Tài liệu liên quan