“Liêm chính học thuật”: Lý luận, thực tiễn và những yêu cầu đặt ra trên thế giới và ở Việt Nam

Để đáp ứng những yêu cầu cấp thiết mà quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế đang đặt ra với hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của nước ta, Nhà nước và các trường đại học, viện nghiên cứu cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo đảm liêm chính học tập. Sự quan tâm này cần được thể hiện thành các hành động cụ thể, trong đó bao gồm việc hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan, bổ sung các văn bản pháp luật mới, đặc biệt là các quy chế/bộ quy tắc toàn diện, đầy đủ về liêm chính học thuật. Cần thống nhất và cụ thể hoá các tiêu chuẩn; nghiêm cấm và trừng phạt việc mua bán trái phép luận văn, luận án và các sản phẩm học thuật; thắt chặt các quy định về kiểm định, đánh giá, nghiệm thu các sản phẩm học thuật, kết hợp với việc tăng cường phổ biến, giáo dục để bảo đảm tất cả các chủ thể có liên quan hiểu rõ, có ý thức tôn trọng và biết cách áp dụng các nguyên tắc và tiêu chuẩn về liêm chính học thuật, phòng ngừa những sai sót của bản thân và người khác. Thêm vào đó, cần khuyến khích các nghiên cứu, trao đổi về liêm chính học thuật, bao gồm việc xây dựng các mạng lưới liên kết giữa các trường đại học và viện nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến vấn đề này

pdf14 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu “Liêm chính học thuật”: Lý luận, thực tiễn và những yêu cầu đặt ra trên thế giới và ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
he research activities, teaching activities and studying activities in the academic institutions, especially in the universities. Academic integrity assurance is a vital requirement for the existence and development of the academic community. However, all countries in the world, including Vietnam, are facing problems of the academic dishonesty, which manifests in plagiarism, cheating and fabrication in conducting scientific research. This article provides analysis of theoretical and practical issues and measures to ensuring academic integrity the world and Vietnam. Thông tin bài viết: Từ khóa: liêm chính học thuật, đạo văn, gian lận, bịa đặt, trích dẫn, Việt Nam Lịch sử bài viết: Nhận bài: 04/12/2017 Biên tập: 10/01/2018 Duyệt bài: 16/01/2018 Article Infomation: Keywords: academic integrity, plagiarism, cheating, fabrication, citation, Vietnam Article History: Received: 04 Dec. 2017 Edited: 10 Jan. 2018 Approved: 16 Jan. 2018 “LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT”: LÝ LUẬN, THỰC TIỄN 1. Lịch sử, khái niệm và nội dung của liêm chính học thuật Vấn đề trung thực trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập - cốt lõi của liêm chính học thuật - đã được quan tâm, thảo luận từ lâu trên thế giới, có lẽ cùng với sự ra đời và phát triển của các trường đại học. Tuy nhiên, về mặt nguồn gốc, thuật ngữ liêm chính học thuật (academic integrity) được xem là do cố Giáo sư Donald McCabe của Trường Kinh doanh Đại học Rutgers (Rutgers Business School), Hoa Kỳ lần đầu tiên khởi xướng trong báo cáo khảo sát với tiêu đề: “Cheating in the Academic Institutions: A Decade of Research” (tạm dịch: “Gian lận trong các cơ sở học thuật: Kết quả nghiên NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 3Số 6(358) T3/2018 cứu trong một thập kỷ”) đăng tải vào năm 2001 trên Tạp chí Ethics & Behaviors1. Kể từ khi báo cáo nêu trên của ông được đăng tải, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu khác về vấn đề này được công bố, và một số trung tâm nghiên cứu, mạng lưới các trường đại học được thành lập để thúc đẩy liêm chính học thuật2. Về mặt ngôn ngữ học, liêm chính học thuật là một từ ghép, bao gồm liêm chính (integrity) và học thuật (academic). Khái niệm học thuật thường được hiểu là những hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường đại học3. Tuy nhiên, với liêm chính, do tính chất rộng và trừu tượng của nó, nhiều tác giả cho rằng rất khó để đưa ra một định nghĩa đầy đủ và hoàn chỉnh về khái niệm này4. Về nguồn gốc, integrity xuất phát từ thuật ngữ La-tinh là integer, có nghĩa là toàn bộ, toàn thể5. Theo một từ điển tiếng Anh phổ thông, liêm chính là tập hợp các phẩm chất đạo đức như sự trung thực, ngay thẳng, trong sạch6. Còn theo Ann Nichols-Casebolts, liêm chính trong nghiên cứu nghĩa là cam kết cá nhân (của nhà nghiên cứu) hướng đến các tiêu chuẩn thật thà về kiến thức và trách nhiệm 1 Donald L. McCabe, Linda Klebe, Kenneth D. Butterfield (2001), “Cheating in Academic Institutions: A Decade of Research”, ETHICS & BEHAVIOR, 11(3), 219–232 Copyright © 2001, Lawrence Erlbaum Associates, Inc, tại:https://www.researchgate.net/publication/228603457_Cheating_in_Academic_Institutions_A_Decade_of_ Research, truy cập ngày 1/12/2017. 2 Ví dụ, xem thông tin về Trung tâm quốc tế về Liêm chính học thuật (the International Center for Academic Integrity –ICAI, thuộc Đại học Clemson (Hoa Kỳ) - với mạng lưới thành viên gồm 22 trường đại học ở nhiều quốc gia, ttruy cập ngày 1/12/2017. 3 truy cập ngày 1/12/2017. 4 Melissa S.Anderson et al, ‘Research Integrity and Misconduct in the Academic Profession’, trong Michael B. Paulsen (ed), Higher Education: Handbook of Theory and Research (Vol 28, Springer 2013), tr. 217. Dẫn theo Trần Kiên - Vũ Công Giao, “Trung thực trong nghiên cứu khoa học”, đăng trong cuốn Phương pháp nghiên cứu viết luận văn, luận án ngành luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. 5 https://en.wikipedia.org/wiki/Integrity, truy cập ngày 1/12/2017. 6 truy cập ngày 1/12/2017. 7 Ann Nichols-Casebolts, Research Integrity and Responsible Conduct of Research, Oxford University Press 2012, tr. 2. Dẫn theo Trần Kiên - Vũ Công Giao, tài liệu đã nêu. 8 Nguồn:https://ombud.msu.edu/academic-integrity/What%20is%20Academic%20Integrity.html, truy cập ngày 1/12/2017. 9 Nguồn: Staff-And-Students.pdf, truy cập ngày 2/12/2017. cá nhân hàm chứa các tiêu chuẩn về tính tin cậy và hợp pháp7. Như vậy, có thể thấy, dù có những định nghĩa khác nhau, nội hàm của khái niệm liêm chính hàm ý những phẩm chất tốt đẹp của con người như trung thực, ngay thẳng, trong sáng và có trách nhiệm với hành động của mình. Đây cũng là nội hàm chính của khái niệm liêm chính học thuật được cụ thể hoá và áp dụng bởi các trường đại học trên thế giới. Cụ thể, trong báo cáo nêu trên, giáo sư Donald McCabe hàm ý liêm chính học thuật bao gồm những giá trị như tránh gian lận hoặc đạo văn; duy trì các tiêu chuẩn học thuật; trung thực và nghiêm túc trong nghiên cứu và xuất bản học thuật. Đại học bang Michigan (Michigan State University, Hoa Kỳ) nêu rằng, liêm chính học thuật là sự trung thực và trách nhiệm trong học thuật8. Đại học Canterbury (University of Canterbury, New Zealand) cho rằng, liêm chính học thuật là nguyên tắc mà sinh viên, giảng viên và cán bộ của trường đại học phải tuân thủ, đó là “hành động một cách trung thực, công bằng, tử tế và tôn trọng người khác trong giảng dạy, học tập và quản trị”9. Trường Đại học Hoa NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 4 Số 6(358) T3/2018 Sen của Việt Nam định nghĩa: “Liêm chính học thuật là cách hành xử ngay thẳng và trong sạch trong hoạt động học thuật, gồm các hoạt động liên quan đến học tập, giảng dạy, nghiên cứu, cũng như các hoạt động sáng tác, sáng tạo khác”10. 2. Vi phạm liêm chính học thuật: Các biểu hiện phổ biến Do liêm chính học thuật là khái niệm rộng, tương đối trừu tượng, nên những vi phạm có thể diễn ra dưới nhiều dạng thức. Mặc dù vậy, để bảo đảm liêm chính học thuật, một số chính phủ và trường đại học đã thiết lập các tiêu chuẩn để xác định những hành vi vi phạm. Ví dụ, Văn phòng Chính sách về Công nghệ và Khoa học của Hoa Kỳ xác định những hành vi không trung thực trong hoạt động nghiên cứu bao gồm: làm giả, làm sai lệch tài liệu, dữ liệu và đạo văn11; Hội đồng Nghiên cứu Vương quốc Anh (Research Councils UK) - một trong những cơ quan quản lý và xét duyệt tài trợ chính thức cho nghiên cứu khoa học của nước này - xác định thêm một số hành vi khác cũng được coi là vi phạm liêm chính học thuật, đó là: gian dối, vi phạm nghĩa vụ phải cẩn trọng, và xử lý các cáo buộc vi phạm một cách thiếu thích đáng12. Dưới đây là những dạng vi phạm phổ biến nhất được nêu trong bộ quy tắc về liêm chính học thuật của nhiều trường đại học trên thế giới. 10 Đại học Hoa sen, Quy định về liêm chính học thuật (ban hành theo Quyết định số 1741/QĐ-BGH, ngày 28/10/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen). Điều 2, khoản 2. 11 Melissa S.Anderson et al, tlđd, tr. 218. 12 Research Councils UK, RCUK Policy and Guidelines on Governance of Good Research Conduct (2013). Xem tại RCUKPolicyandGuidelinesonGovernanceofGoodResearchPracticeFebruary2013.pdf, truy cập ngày 2/12/2017. 13 Research Councils UK, RCUK Policy and Guidelines on Governance of Good Research Conduct, tlđd. 14 International Center for Academic Integrity, tại truy cập ngày 2/12/2017. 15 University of Maryland, Code of Academic Integrity, Điều 1, tại https://www.president.umd.edu/sites/president.umd. edu/files/documents/policies/III-100A.pdf, truy cập ngày 2/12/2017. 16 Đại học Hoa sen, Quy định về liêm chính học thuật, tlđd, Điều 4, khoản 1. Thứ nhất: Đạo văn (Plagiarism) Theo Hội đồng Nghiên cứu Vương quốc Anh, đạo văn là việc sử dụng các ý tưởng, tác phẩm, hoặc tài sản trí tuệ của người khác (viết hoặc dưới một hình thức khác) mà không trích dẫn nguồn hoặc không được cho phép trích dẫn nguồn13. Trung tâm quốc tế về liêm chính học thuật (the International Center for Academic Integrity -ICAI) cũng định nghĩa đạo văn là những hành động sử dụng từ, ý tưởng hay tác phẩm của người khác mà không trích dẫn nguồn nhằm có được những lợi ích mà không nhất thiết phải là tiền bạc14. Bộ quy tắc về liêm chính học thuật của Đại học Maryland (Hoa Kỳ) quy định đạo văn là việc “cố ý hoặc làm như vô tình sử dụng các từ hoặc ý tưởng của người khác như là của riêng mình trong bất kỳ khóa học hoặc bài tập nào”15. Ở Việt Nam, Trường Đại học Hoa Sen định nghĩa đạo văn là “việc sử dụng từ ngữ hay ý tưởng của người khác như thể là của mình trong hoạt động học thuật”, trong đó bao gồm: dẫn giải, trình bày, sao chép, dịch đoạn văn hay ý tưởng của người khác mà không trích dẫn phù hợp; sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác, kể cả các bài có tính chất thương mại mua bán trên thị trường, trên mạng; sử dụng tác phẩm nghệ thuật, thiết kế, biểu đồ, dữ liệu của người khác mà không rõ nguồn”16. Ngoài ra, quy chế của Trường Đại học Hoa Sen còn NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5Số 6(358) T3/2018 đi xa hơn khi quy định đạo văn bao gồm cả hành động “tự đạo văn”, tức là “dùng hơn 30% nội dung một bài viết của chính mình nộp cho hơn một môn học hoặc dùng một bài tập nhóm làm bài của cá nhân”17. Cách tiếp cận này phù hợp với quy định của Trường Đại học Oxford (Anh), trong đó xem việc thuê hoặc nhờ người khác thực hiện công trình nghiên cứu hộ mình và cả việc không ghi nhận sự giúp đỡ của người khác trong quá trình thực hiện nghiên cứu cũng bị coi là đạo văn18. Nói tóm lại, về bản chất, đạo văn là hành động không trung thực trong học thuật, song cũng được biểu hiện dưới nhiều dạng thức. Thủ phạm của hành động đạo văn thông thường là người học (sinh viên, học viên) song cũng bao gồm cả người nghiên cứu (nhà nghiên cứu, giảng viên). Đạo văn là hành vi phi liêm chính học thuật nổi bật nhất, vì thế bị phê phán, chỉ trích nhiều nhất. Tuy nhiên, không nên xem đạo văn đơn giản chỉ là việc sử dụng tri thức, tác phẩm của người khác, bởi lẽ trong nghiên cứu khoa học, việc tham khảo, sử dụng tri thức, tác phẩm của người khác để kế thừa, tiếp nối và phát triển kiến thức là việc tất yếu. Vấn đề ở đây chỉ là khi sử dụng thành quả nghiên cứu của người khác cần phải trích dẫn, ghi nhận một cách trung thực và đầy đủ19. Thứ hai: Gian lận (cheating) Gian lận cũng là một hành vi vi phạm liêm chính học thuật mang tính phổ biến. 17 Đại học Hoa sen, Quy định về liêm chính học thuật, tlđd, Điều 4, khoản 1. 18 University of Oxford, Academic Good Practice – A Practical Guide 6, tại guide.pdf, truy cập ngày 2/12/2017. 19 Trần Kiên - Vũ Công Giao, “Trung thực trong nghiên cứu khoa học”, đăng trong cuốn Phương pháp nghiên cứu viết luận văn, luận án ngành luật, sđd. 20 University of Maryland, Code of Academic Integrity, Điều 1. 21 University of Vermont, Code of Academic Integrity, tr. 2-3, tại https://www.uvm.edu/policies/student/acadintegrity.pdf, truy cập ngày 3/12/2017. Theo Bộ quy tắc về liêm chính học thuật của Đại học Maryland, hành vi này được hiểu thông qua các biểu hiện của người học như: “gian dối, lừa gạt, không trung thực trong học tập, hoặc sử dụng hay cố gắng sử dụng các tài liệu, thông tin hoặc trợ giúp học tập bất hợp pháp trong học tập, để cố gắng đạt được điểm số một cách không công bằng”20. Tương tự, Bộ quy tắc về liêm chính học thuật của Đại học Vermont (Hoa Kỳ) cũng cho rằng, gian dối tức là hành động của sinh viên “cố gắng để đạt được lợi thế học tập một cách không công bằng” qua những hành động như: “tự nhận sản phẩm khoa học của người khác là của mình..., sử dụng một bài tập để nộp cho hơn một khoá học, cố tình sử dụng, phổ biến những thông tin mà mình biết hoặc phải biết là không chính xác bằng cách lừa dối, giả mạo hoặc thay đổi bất kỳ tài liệu hoặc hồ sơ nào có liên quan...”21. Ở Việt Nam, quy định về liêm chính học thuật của Trường Đại học Hoa Sen định nghĩa gian lận trong học thuật là “hành vi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng các hình thức gian dối, ngụy tạo, và/hoặc thể hiện, trình bày, khai báo không đúng sự thật về hoạt động học thuật của mình”. Các hành vi cụ thể được coi là gian lận bao gồm: “Sử dụng sách, tài liệu, ghi chú, những thiết bị điện tử hay bất kỳ nguồn trợ giúp nào khác; trao đổi, nói chuyện trong thời gian làm bài thi/kiểm tra hay những hoạt động học thuật khác mà không được phép; làm chung với người khác bài tập giao về nhà, bài báo cáo, lập trình hay bất kỳ một hoạt động học tập được NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 6 Số 6(358) T3/2018 giao nào mà không có sự cho phép của giảng viên; có hành vi lấy cắp đề thi hay đáp án trước khi kỳ thi diễn ra; có hành vi giả mạo hồ sơ, sử dụng các hồ sơ không hợp pháp”22. Như vậy, qua các định nghĩa trên, có thể thấy thủ phạm của hành vi gian lận trong học thuật là người học (học sinh, sinh viên, học viên). Tuy nhiên, xét tính chất của vấn đề, có thể khẳng định là những đối tượng khác trong môi trường học thuật, cụ thể như giảng viên, người làm công tác nghiên cứu, và thậm chí là những cán bộ quản lý giáo dục, cũng có hành vi gian lận, mặc dù không phổ biến bằng người học. Thứ ba: Bịa đặt (fabrication) Hành động này được xem là “cố ý làm giả một cách trái phép hoặc bịa ra bất kỳ thông tin hoặc trích dẫn nào trong bất kỳ khóa học hay bài tập nào”23; “Bịa ra hoặc làm giả dữ liệu thực nghiệm, quan sát, phỏng vấn, khảo sát thống kê, và các thông tin khác để hoàn thành bài tập”24; “Làm giả, bóp méo hoặc bịa ra bất kỳ thông tin hoặc trích dẫn nào trong nghiên cứu khoa học. Ví dụ, bao gồm, nhưng không giới hạn, ở việc bịa ra một nguồn tài liệu, cố ý nhầm lẫn, giả mạo các con số hoặc các dữ liệu khác”25. Ở Việt Nam, quy định về liêm chính học thuật của Trường Đại học Hoa Sen định nghĩa bịa đặt trong học thuật là “hành vi cố ý làm sai lệch hoặc bịa ra bất kỳ thông tin hay trích dẫn nào trong bất kỳ hoạt động học thuật nào”, bao gồm ít nhất là các biểu hiện 22 Đại học Hoa Sen, Quy định về liêm chính học thuật, tlđd, Điều 4, khoản 2. 23 University of Maryland, Code of Academic Integrity, Điều 1. 24 University of Vermont, Code of Academic Integrity, tr. 2. 25 American University, Academic Integrity Code, Mục II khoản 6, tại https://www.american.edu/academics/integrity/code.cfm, truy cập ngày 3/12/2017. 26 Đại học Hoa Sen, Quy định về liêm chính học thuật, tlđd, Điều 4, khoản 4. 27 Giáo sư Hàn Quốc "giả" nghiên cứu tế bào gốc, Tienphong Online, 17/12/2005, tại https://www.tienphong.vn/cong-nghe-khoa-hoc/giao-su-han-quocnbspgia-nghien-cuu-te-bao-goc-32138.tpo, truy cập ngày 3/12/2017. 28 University of Maryland, Code of Academic Integrity, Điều 1. cụ thể như: “sử dụng thông tin bịa đặt trong thí nghiệm, nghiên cứu, báo cáo thực tập hay các hoạt động học thuật khác; trích dẫn không đúng người sử dụng (ví dụ, trích dẫn thông tin từ một bài điểm sách nhưng trình bày như thể là thông tin lấy từ sách gốc)”26. Như vậy, qua các định nghĩa trên, có thể thấy, hành vi bịa đặt trong học thuật có thể là người học (học sinh, sinh viên, học viên) và cả người làm công tác nghiên cứu. Trên thực tế, hành vi này đã từng được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu có uy tín, ví dụ như vụ bịa đặt trong nghiên cứu tế bào gốc của một nhà khoa học nổi tiếng Hàn Quốc là tiến sĩ Hwang Woo-suk vào năm 200527. Ngoài ba hành vi phổ biến nêu trên, một số hành vi khác cũng có thể bị xem là vi phạm liêm chính học thuật. Những hành vi này có thể phản ánh một khía cạnh riêng biệt, hoặc là một khía cạnh cụ thể trong ba hành vi mang tính bao trùm đã nêu. Cụ thể như sau: - Hỗ trợ hành vi không trung thực trong học thuật (facilitating academic dishonesty): Hành động này có biểu hiện là: “Cố ý hoặc làm như không biết để giúp đỡ hoặc cố gắng giúp đỡ một người khác vi phạm các tiêu chuẩn của liêm chính học thuật”28, hoặc “cố ý giúp đỡ hoặc chuẩn bị giúp đỡ người khác thực hiện một hành vi vi phạm liêm chính học thuật”, trong đó bao gồm: “Thi hộ hoặc thuê người khác thi hộ; NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 7Số 6(358) T3/2018 làm báo cáo hoặc báo cáo hộ người khác; cho người khác sao chép bài làm của mình trong kỳ thi hay trong kiểm tra hoặc trong các hoạt động học thuật khác”29. - Thông đồng (Collusion): Biểu hiện của hành động này là: “Hai hoặc ba sinh viên cùng nhau làm một bài tập hoặc bài luận mà không có sự cho phép của giáo viên”30. Đây thực chất là một hành động gian lận tập thể trong học thuật. - Hối lộ hay đe dọa (Bribes, Threats): Biểu hiện của hành động này là việc hối lộ hoặc đe dọa người khác để có điểm hoặc có nhận xét tốt về kết quả học tập hay kết quả hoạt động chuyên môn31. 3. Sự cần thiết và các biện pháp bảo đảm liêm chính học thuật Bảo đảm sự liêm chính được xem là yếu tố sống còn của đời sống học thuật. Một trường đại học ở Hoa Kỳ nhận định: “Liêm chính học thuật là trái tim của đời sống trí tuệ” (Academic integrity stands at the heart of intellectual life)32, còn theo một học giả thì “Tính trung thực là nền tảng căn bản của niềm tin công chúng vào toàn bộ hệ thống nghiên cứu học thuật, ...là cơ sở để tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu, cũng như để sử dụng các kết quả nghiên cứu trong việc ra quyết định”33. Trong thực tế, niềm tin của xã hội vào sự trung thực, ngay thẳng trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập quyết định sự tồn tại và phát triển của cộng đồng học thuật - một cộng đồng có mục đích không chỉ tìm kiếm tri thức mà cả những giá trị tinh thần 29 Đại học Hoa Sen, Quy định về liêm chính học thuật, tlđd, Điều 4, khoản 4. 30 Stony Brook University, Academic Integrity: Policies and Procedures, ic_integrity/index.html, truy cập ngày 3/12/2017. 31 American University, Academic Integrity Code, tlđd, Mục II khoản 8. 32 American University, Academic Integrity Code, tlđd. Mục II khoản 6. 33 Michael B. Paulsen (ed), Higher Education: Handbook of Theory and Research, Vol 28, Springer 2013, tr.217. 34 Nguồn: ICAI, Statistic, tại truy cập ngày 3/12/2017. cao cả. Nếu đánh mất sự liêm chính, cộng đồng học thuật sẽ không thể hoàn thành vai trò kiến tạo, truyền bá tri thức cũng như những giá trị tinh thần tốt đẹp. Hơn thế, khi đánh mất sự liêm chính, cộng đồng học thuật không chỉ đánh mất vị trí, vai trò của mình mà còn gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội. Sự tha hoá, suy thoái của cộng đồng học thuật là một trong những biểu hiện rõ ràng, nổi bật về sự tha hoá, suy thoái của một xã hội. Tuy nhiên, cần thấy rằng, cộng đồng học thuật cũng là tập hợp của những con người, vì vậy khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết của con người, mà ở đây là sự giả dối, thiếu trung thực. Thực tế cho thấy, những hành vi thiếu liêm chính đã xảy ra ngay từ khi hình thành cộng đồng học thuật, tồn tại song hành cùng đời sống học thuật cho đến ngày nay và sẽ còn tiếp tục xảy ra, bất kể các biện pháp ngăn chặn và sự chỉ trích, phê phán. Những nghiên cứu về lĩnh vực này cho thấy hành vi thiếu liêm chính học thuật diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, cả ở những nước phát triển và đang phát triển, chỉ khác nhau về mức độ. Ví dụ, cuộc khảo sát do cố giáo sư Donald McCabevà ICAI thực hiện trong vòng 12 năm (từ 2002-2015) ở hàng trăm trường trung học phổ thông (high school) và trường đại học của Hoa Kỳ - một quốc gia phát triển bậc nhất thế giới - cho thấy, có 68% số sinh viên đại học, 43% học viên cao học, nghiên cứu sinh; 95% học sinh trung học phổ thông được khảo sát thừa nhận đã từng có hành vi gian lận trong học tập34. Trước đó, công trình nghiên cứu quy NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 8 Số 6(358) T3/2018 mô và chuyên sâu đầu tiên về vấn đề này do cố giáo sư Donald McCabe cùng đồng sự thực hiện và công bố năm 2001 cũng kết luận rằng tình trạng gian lận học thuật ở Mỹ diễn ra một cách phổ biến và một số dạng thức gian lận đã gia tăng một cách đột ngột (dramatically) trong vòng 30 năm gần đây35. Nghiên cứu này cũng chỉ ra một số nguyên nhân của tình trạng này, trong đó students’perceptions of peers’ behavior (tạm dịch “thái độ chấp nhận điều xấu của bạn học”) là nguyên nhân chủ yếu36. Tuy nhiên, cần thấy rằng, còn có nhiều nguyên nhân khác góp phần vào sự suy giảm của liêm chính học thuật trên thế giới trong những thập kỷ gần đây, trong đó bao gồm: (1) Sự phát triển của Internet làm cho việc tìm kiếm, chia sẻ và sao chép các tài liệu nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết trong lịch sử học thuật; (2) Sự bùng nổ của giáo dục bậc cao khiến cho các trường đại học được mở ra khắp nơi, đào tạo số lượng sinh viên lớn, dẫn tới việc phải sử dụng cả nguồn giảng viên có năng lực chuyên môn và liêm chính kém, cũng như làm quá tải hệ thống quản trị đại học; (3) Sự bùng nổ và tính chất thương mại hoá, cạnh tranh ngày càng cao của ngành xuất bản, trong đó có xuất bản học thuật (tạp chí, sách chuyên khảo) dẫn đến sự cắt giảm các tiêu chuẩn và quy trình rà soát, kiểm tra tính liêm chính của các công trình nghiên cứu được đăng tải; (4) Sự tôn sùng thái quá, dẫn tới sự chiều chuộng, thờ ơ với những cố tật của giới học thuật trong một số xã hội Tất cả những yếu tố này đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự suy giảm tính liêm chính 35 Nguồn: Donald McCabe và đồng sự, Cheating in Academic Institutions: A Decade of Research, tlđd. 36 Nguồn: Donald McCabe và đồng sự, Cheating in Academic Institutions: A Decade of Research, tlđd. 37 Ví dụ, xem danh mục các hội thảo do ICAI tổ chức gần đây tại truy cập ngày 3/12/2017. 38 Ví dụ, xem hướng dẫn chung do ICAI xây dựng tại truy cập ngày 3/12/2017. của cộng đồng học thuật trên thế giới những năm gần đây. Trước tình thế nêu trên, nhiều trường đại học trên thế giới đã tìm cách “tự cứu mình” bằng việc xây dựng, củng cố bộ quy tắc liêm chính học thuật nhằm hạn chế và xoá bỏ những hành vi gian lận, thiếu trung thực trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập, qua đó giữ gìn niềm tin của xã hội. Đây có thể coi là biện pháp phổ biến và hiệu quả nhất để đối phó với tình trạng suy giảm về liêm chính học thuật hiện nay. Tuy có tên gọi và nội dung ít nhiều khác nhau, các bộ quy tắc về liêm chính học thuật của các trường đại học trên thế giới đều có những điểm chung là: đều khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của liêm chính học thuật; đều xác định những hành vi bị xem là vi phạm liêm chính học thuật bị cấm; đều đề cập đến những biện pháp xử lý vi phạm liêm chính học thuật. Để tăng cường năng lực bảo đảm liêm chính học thuật, một số trường đại học trên thế giới đã tham gia các mạng lưới các cơ sở học thuật quan tâm đến vấn đề này. Mạng lưới do Trung tâm quốc tế về Liêm chính học thuật (the International Center for Academic Integrity - ICAI, thuộc Đại học Clemson University, Hoa Kỳ) chủ trì là một ví dụ điển hình. Những mạng lưới này thường tổ chức các hội nghị, hội thảo hàng năm và theo chuyên đề để thảo luận, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về các vấn đề và giải pháp bảo đảm liêm chính học thuật37, đồng thời xây dựng những hướng dẫn chung cho các trường thành viên trong lĩnh vực này38. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 9Số 6(358) T3/2018 Ở góc độ nhà nước, mặc dù liêm chính học thuật thường được xem là thuộc phạm trù đạo đức, là vấn đề riêng của cộng đồng học thuật, mà cụ thể là các trường đại học, nên chủ yếu được điều chỉnh bằng quy chế của nhà trường, song các nhà nước cũng có những trách nhiệm nhất định. Vì vậy, Chính phủ của một số nước, mà cụ thể là cơ quan chủ quản về giáo dục cũng thắt chặt các quy định chung, mang tính chất nguyên tắc về bảo đảm liêm chính học thuật trong giáo dục, bằng cách lồng vào các văn bản pháp luật chuyên ngành về giáo dục, hoặc tách ra thành những văn bản hướng dẫn riêng. Thêm vào đó, ở một số quốc gia, Nhà nước còn can thiệp vào vấn đề này bằng cách ban hành những quy định cấm và xử lý những hành vi thương mại hoá, bao gồm cung cấp dịch vụ viết luận văn, luận án, bài tập cho sinh viên, học viên. Mặc dù vậy, những nỗ lực đó chưa mang tính phổ biến. Ở góc độ quốc tế, trong Hội nghị thế giới lần thứ hai về Liêm chính trong hoạt động nghiên cứu (the 2nd World Conference on Research Integrity)39, 340 đại biểu từ 51 quốc gia đã thông qua Tuyên ngôn Singapore, trong đó nêu ra bốn nguyên tắc (trung thực trong mọi khía cạnh của nghiên cứu; có trách nhiệm khi tiến hành nghiên cứu; công bằng và chuyên nghiệp khi làm việc (nghiên cứu) với người khác; và, quản lý/bảo vệ tốt việc nghiên cứu khi nhân danh người khác) và 14 yêu cầu đối với người nghiên cứu khoa học, bao gồm40: (1) Tính trung thực: Nhà khoa học có trách nhiệm về tính tin cậy trong nghiên cứu. (2) Tuân thủ các quy định: Nhà khoa học phải nhận thức và tuân thủ các quy định và chính sách liên quan đến nghiên cứu. 39 Nguồn: truy cập ngày 3/12/2017. 40 Tuyên bố Singapore về tính trung thực trong nghiên cứu khoa học, bản dịch của Do Tien Dzung, tại porestatement.org/translations.html, truy cập ngày 3/12/2017. (3) Phương pháp nghiên cứu: Nhà khoa học phải sử dụng phương pháp nghiên cứu hợp lý, dựa trên các kết luận có chứng cứ khoa học, và báo cáo về những phát hiện và giải thích một cách đầy đủ, khách quan. (4) Hồ sơ nghiên cứu: Nhà khoa học có nghĩa vụ lưu đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, và chính xác các kết quả mà họ đạt được trong quá trình nghiên cứu để những người khác có thể thẩm định hay lặp lại công việc đã thực hiện. (5) Phát hiện của nghiên cứu: Nhà khoa học phải chia sẻ công khai và kịp thời dữ liệu và phát hiện ngay sau khi họ có cơ hội để thiết lập quyền ưu tiên và quyền sở hữu. (6) Quyền tác giả: Nhà khoa học có trách nhiệm về đóng góp trong mọi công bố, tài trợ, ứng dụng, báo cáo và kết quả nghiên cứu liên quan khác. Danh sách tác giả là những người đáp ứng được các tiêu chí về quyền tác giả phải được bao gồm đầy đủ. (7) Lời cảm ơn của các công bố: Nhà khoa học có trách nhiệm ghi nhận đóng góp của các cá nhân hay tổ chức (bao gồm người chấp bút, nguồn tài trợ, nhà tài trợ, và những người liên quan khác) trong các công bố của họ nhưng chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chí làm tác giả. (8) Chuyên gia đánh giá: Nhà khoa học cần cung cấp các đánh giá một cách công bằng, kịp thời và nghiêm ngặt, và đảm bảo tính bí mật khi bình duyệt công việc của người khác. (9) Xung đột lợi ích: Nhà khoa học nên công khai các xung đột về tài chính hay các vấn đề liên quan có thể ảnh hưởng độ tin cậy trong các đề xuất nghiên cứu, công trình khoa học và trên các phương tiện truyền NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 10 Số 6(358) T3/2018 thông đại chúng cũng như trong tất cả các hoạt động bình duyệt. (10) Truyền thông công cộng: Nhà khoa học nên hạn chế bình luận về chuyên môn trong lĩnh vực của mình khi tham gia vào các cuộc thảo luận công khai về các ứng dụng và tầm quan trọng trong các phát hiện nghiên cứu, ý kiến chuyên môn và nhận định dựa trên cảm nhận cá nhân. (11) Báo cáo về nghiên cứu thiếu trách nhiệm: Nhà khoa học phải báo cáo cho cơ quan thẩm quyền khi có nghi ngờ về hành vi sai trái trong nghiên cứu, bao gồm giả mạo, đạo văn và thực hiện nghiên cứu thiếu tinh thần trách nhiệm khác làm giảm sự tin cậy trong nghiên cứu, chẳng hạn như bất cẩn, liệt kê sai danh sách tác giả, không báo cáo dữ liệu mâu thuẫn, hoặc việc sử dụng các phương pháp phân tích sai lệch. (12) Đối phó với việc thực hiện nghiên cứu thiếu trách nhiệm: Các viện nghiên cứu cũng như các tạp chí, các tổ chức và các cơ quan thực hiện nghiên cứu cần phải có các thủ tục để đối phó với những cáo buộc về hành vi sai trái và thiếu trách nhiệm trong công tác nghiên cứu, đồng thời bảo vệ những người đứng ra tố cáo các hành vi như vậy. Một khi hành vi sai trái hoặc việc thực hiện nghiên cứu thiếu trách nhiệm được xác nhận, các biện pháp thích hợp phải được thực thi kịp thời, kể cả việc sửa chữa các hồ sơ nghiên cứu. (13) Môi trường nghiên cứu: Tổ chức nghiên cứu phải tạo ra và duy trì môi trường đề cao tính trung thực thông qua giáo dục, chính sách cụ thể, và các chuẩn mực khách 41 Faculty of Law, University of Oxford, The Oxford University Standard for Citation of Legal Authorities, 4th edn, Hart 2012, xem tại truy cập ngày 3/12/2017 . 42 Thông tin chi tiết về bộ nguyên tắc này có thể tìm thấy ở website chính thức https://www.legalbluebook.com/default. aspx, truy cập ngày 3/12/2017 . 43 The University of Chicago, The University of Chicago Manual of Legal Citation (2012), xem tại <https://lawreview. uchicago.edu/sites/lawreview.uchicago.edu/files/uploads/79%20Maroonbook_0.pdf>truy cập ngày 3/12/2017. quan nhằm xây dựng môi trường làm việc đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu. (14) Trách nhiệm với xã hội: Các nhà khoa học và tổ chức nghiên cứu cần có đạo đức trách nhiệm để đem lại lợi ích nhiều nhất cho xã hội trước những rủi ro vốn có trong công việc của họ. Ở góc độ kỹ thuật, các nhà xuất bản và tạp chí quốc tế lớn đều đặt ra các quy tắc và quy trình thẩm định nghiêm ngặt, nhiều cấp, không chỉ để đánh giá chất lượng chuyên môn mà cả tính liêm chính học thuật của các công trình nghiên cứu mà họ dự định đăng tải. Bên cạnh đó, một số nhà xuất bản và trường đại học lớn của các nước phát triển đã đề ra những nguyên tắc trích dẫn mà tác giả và học viên, giảng viên phải tuân thủ khi xuất bản, công bố kết quả nghiên cứu. Một số bộ quy tắc đó đã trở thành chuẩn mực chung cho giới học thuật ở các nước khác trên thế giới, ví dụ như Bộ quy tắc của Khoa Luật Đại học Oxford (The Oxford University Standard for Citation of Legal Authorities,41, Bộ quy tắc chung của các Tạp chí thuộc bốn trường đại học uy tín bậc nhất của Mỹ là Harvard, Columbia, Yale và Pennsylvania (The Blue Book: A Uniform System of Citation)42, hoặc Bộ quy tắc của Tạp chí Luật trường Đại học Chicago (The University of Chicago Manual of Legal Citation)43. Trong khi đó, một số tổ chức quốc tế đã xây dựng những phần mềm giúp phát hiện gian lận học thuật (chủ yếu là đạo văn). Đây là những công cụ khá hiệu quả và hữu ích không chỉ cho các cơ sở học thuật, các nhà xuất bản, các tạp chí khoa học, mà còn cho những nhà nghiên cứu, học sinh, sinh NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 11Số 6(358) T3/2018 viên và công chúng trong việc giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn liêm chính học thuật. Tiêu biểu trong số này có Turnitin44, Plagiarisma45, PlagTracker46, CopyLeaks47, Plagium48, Quetext49. Mặc dù cấu trúc và cách sử dụng ít nhiều khác nhau, song nhìn chung các phần mềm này đều dễ sử dụng, 44 Nguồn: truy cập ngày 3/12/2017. 45 Nguồn: truy cập ngày 3/12/2017. 46 Nguồn: truy cập ngày 3/12/2017. 47 Nguồn: https://copyleaks.com/ truy cập ngày 3/12/2017 48 Nguồn: truy cập ngày 3/12/2017. 49 Nguồn: https://www.quetext.com/ truy cập ngày 3/12/2017. 50 Nguồn: truy cập ngày 3/12/2017. có thể chạy trên nhiều ứng dụng và nền tảng công nghệ thông tin, và có thể giúp phát hiện khá hiệu quả những sự trùng lặp (dấu hiệu của đạo văn) trong các tài liệu học thuật cần kiểm tra. Dưới đây là bảng so sánh ưu, nhược điểm của các công cụ này đăng trên trang Vietnam Journal of Science50: Công cụ Ưu Nhược PlagTracker • Xử lý văn bản nhanh (không giới hạn từ). • Giao diện dễ sử dụng. • Đưa báo cáo chi tiết về bài viết • Có dịch vụ hỗ trợ viết để tránh đạo văn: thu phí • Không hỗ trợ tiếng Việt. CopyLeaks • Xử lý kể cả nội dung của toàn bộ trang web. • Hỗ trợ nhiều dạng tệp ở bất kỳ ngôn ngữ nào. • Phải đăng ký tài khoản. • Sẽ sớm công bố phiên bản trả tiền. Plagiarisma • Cho phép tải ứng dụng về miễn phí với máy hệ Windows để kiểm tra đạo văn. • Hỗ trợ hơn 190 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt • Chỉ báo đạo văn nếu phát hiện chính xác tuyệt đối 100% câu. • Công cụ hỗ trợ viết lại có thể vô tình tiếp tay cho việc đạo văn. • Kể cả đã có tài khoản cũng chỉ được kiểm tra 3 bài/ ngày. Plagium • Dễ sử dụng. • Xử lý đến 5.000 từ/ lần. • Bản miễn phí hạn chế tính năng (ví dụ: chỉ tải tập tin lên được để kiểm tra khi đã trả tiền). Quetext • Giao diện dễ sử dụng. • Không giới hạn tính năng. • Chỉ kiểm tra từng đoạn được. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 12 Số 6(358) T3/2018 4. Liêm chính học thuật ở Việt Nam: Thực trạng và những yêu cầu đặt ra Giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt với những vi phạm liêm chính học thuật. Mặc dù chưa có nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện nào về vấn đề này được thực hiện ở nước ta, song từ những biểu hiện trong thực tiễn, có thể nhận định rằng liêm chính học thuật ở Việt Nam còn ở mức thấp so với nhiều nước trên thế giới. Điều này không chỉ thể hiện qua những cáo buộc về đạo văn khá phổ biến trên Internet, mà còn qua sự hiện diện công khai của những “chợ luận văn”51, “chợ luận án”52, “chợ giáo án”53 trên không gian mạng. Một số cuộc khảo sát ở quy mô nhỏ cho thấy mức độ gian lận trong học tập của sinh viên đại học ở Việt Nam rất cao. Ví dụ, khảo sát gần đây của Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) với sinh viên mới nhập học (sử dụng câu hỏi: “Bạn từng sao chép nguyên bản bài viết của các tác giả trên mạng, sách tham khảo, giáo trình mà không trích dẫn chưa?”) cho thấy kết quả chỉ có 16% số sinh viên được hỏi trả lời chưa54. Khảo sát của Trường Đại học Hoa Sen thực hiện trên 681 bài luận môn học của sinh viên các ngành Nhân lực, Du lịch, Tài chính, Kế toán, Kinh doanh và Marketing cho thấy: “Mức độ tương đồng của các bài luận này trung bình là 29% - một tỷ lệ cao so với thế giới”55. Đối với giới nghiên cứu nước ta, tình trạng thiếu liêm chính cũng diễn ra rất phổ biến, một cách vô tình hoặc hữu ý. Việc sao chép trong các công trình nghiên cứu, kể cả các đề tài cấp độ cao (cấp nhà nước, cấp bộ) trở thành “chấp nhận được” miễn là 51 Nguồn: van.com/, https://tinhte.vn/threads/kho-luan-van-luan-an-do-an-tot-nghiep-tieu-luan-tham-khao-de-doc.823537/ 52 https://tinhte.vn/threads/kho-luan-van-luan-an-do-an-tot-nghiep-tieu-luan-tham-khao-de-doc.823537 truy cập ngày 3/12/2017. 53 Nguồn: truy cập ngày 3/12/2017. 54 Nguồn: Các trường đại học "bắt tay" chống đạo văn, tại tay-chong-dao-van-3904.html truy cập ngày 3/12/2017 55 Nguồn: Các trường đại học "bắt tay" chống đạo văn, tlđd. không quá lộ liễu. Hành động tạo dựng, bóp méo số liệu, dữ liệu đầu vào cũng có thể thấy trong nhiều công trình nghiên cứu lớn, nhỏ. Tình trạng thiếu liêm chính học thuật đang tàn phá niềm tin của xã hội vào hệ thống giáo dục nói chung, vào giới khoa học nói riêng. Uy tín của các nhà khoa học bị suy giảm, giá trị của bằng cấp bị hạ thấp. Thiếu liêm chính học thuật cũng là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng và khả năng ứng dụng của các công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội, rất thấp - gây nên sự lãng phí lớn về tài sản và ngân sách trong bối cảnh nguồn lực cho nghiên cứu khoa học ở nước ta còn thiếu thốn. Cuối cùng, tình trạng này còn dẫn đến việc các nhà khoa học Việt Nam khó khăn trong việc hội nhập vào đời sống học thuật quốc tế - vốn đòi hỏi các tiêu chuẩn liêm chính học thuật rất cao. Xét tổng quát, tình trạng thiếu liêm chính học thuật ở Việt Nam cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân phổ biến trên thế giới mà đã nêu ở phần trên. Tuy nhiên, ngoại trừ yếu tố Internet, các nguyên nhân còn lại đều có phần “trầm trọng” hơn so với nhiều nước khác. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân đặc thù khác mà có thể nêu dưới đây: - Liêm chính học thuật chưa được pháp điển hoá và phổ biến đầy đủ: Hầu như các chủ thể có trách nhiệm chính trong vấn đề này ở nước ta đều chưa nhận thấy tầm quan trọng và có những nỗ lực hiệu quả để thúc đẩy liêm chính học thuật. Nhà nước, mà cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo - cơ quan chủ quản trong lĩnh vực này - chưa ban hành văn bản pháp luật nào cụ thể về liêm chính học thuật. Vấn đề liêm chính học thuật mới Công cụ Ưu Nhược PlagTracker • Xử lý văn bản nhanh (không giới hạn từ). • Giao diện dễ sử dụng. • Đưa báo cáo chi tiết về bài viết • Có dịch vụ hỗ trợ viết để tránh đạo văn: thu phí • Không hỗ trợ tiếng Việt. CopyLeaks • Xử lý kể cả nội dung của toàn bộ trang web. • Hỗ trợ nhiều dạng tệp ở bất kỳ ngôn ngữ nào. • Phải đăng ký tài khoản. • Sẽ sớm công bố phiên bản trả tiền. Plagiarisma • Cho phép tải ứng dụng về miễn phí với máy hệ Windows để kiểm tra đạo văn. • Hỗ trợ hơn 190 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt • Chỉ báo đạo văn nếu phát hiện chính xác tuyệt đối 100% câu. • Công cụ hỗ trợ viết lại có thể vô tình tiếp tay cho việc đạo văn. • Kể cả đã có tài khoản cũng chỉ được kiểm tra 3 bài/ ngày. Plagium • Dễ sử dụng. • Xử lý đến 5.000 từ/ lần. • Bản miễn phí hạn chế tính năng (ví dụ: chỉ tải tập tin lên được để kiểm tra khi đã trả tiền). Quetext • Giao diện dễ sử dụng. • Không giới hạn tính năng. • Chỉ kiểm tra từng đoạn được. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 13Số 6(358) T3/2018 chỉ được đề cập một cách sơ sài trong 1, 2 điều khoản của các quy chế đào tạo thạc sĩ56, tiến sĩ57 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các trường đại học. Khảo sát những tài liệu công bố trên trang web của các trường đại học cho thấy, hầu hết mới chỉ đề cập đến liêm chính học thuật trong một vài điều khoản của quy chế đào tạo của trường - mà cơ bản là nhắc lại quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thực tế, mới chỉ có một số trường đại học, tiêu biểu như Trường Đại học Hoa Sen, đã ban hành bộ quy tắc riêng về liêm chính học thuật, trong đó không chỉ bao gồm các quy tắc về trích dẫn mà cả những quy tắc để ngăn ngừa những hình thức vi phạm liêm chính học thuật khác58. Một số trường khác chỉ ban hành hướng dẫn về việc trích dẫn, ví dụ như Đại học Quốc gia Hà Nội59. Ở các trường đại học, việc phổ biến các quy tắc về liêm chính học thuật thường được lồng ghép vào môn phương pháp nghiên cứu khoa học. Môn này thường chỉ bắt buộc giảng dạy ở các cấp thạc sĩ và tiến sĩ, không được giảng ở cấp cử nhân. Việc giảng dạy môn này thường mang tính hình thức, nặng về lý thuyết, ít bài tập thực hành. Những hạn chế, bất cập trong việc pháp điển hoá và giảng dạy như đã nêu trên 56 Ví dụ, Khoản 2 Điều 26 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: “Luận văn phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác hoặc của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng tại vị trí trích dẫn và tại danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được người khác công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào”. 57 Ví dụ, Khoản 2 Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định luận án tiến sĩ phải: “Tuân thủ pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể: a) Trích dẫn đầy đủ và chỉ rõ nguồn tham khảo các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (nếu có); b) Trong trường hợp luận án sử dụng nội dung công trình khoa học của tập thể mà nghiên cứu sinh là đồng tác giả thì phải có văn bản đồng ý của các đồng tác giả khác cho phép nghiên cứu sinh được sử dụng kết quả của nhóm nghiên cứu; c) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật sở hữu trí tuệ”. 58 Nguồn: truy cập ngày 3/12/2017. 59 Đại học Quốc gia Hà Nội, Hướng dẫn số 2383/HD-ĐHQGHN ngày 27/7/2017 về việc thực hiện việc trích dẫn trong các ấn phẩm khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, xem tại khoa-hoc-tai-%C4%91hqghn.htm?p=2#.WiPN3bT1VE4, truy cập ngày 3/12/2017. 60 Ví dụ, trong nghiên cứu nêu trên của Trường Đại học Duy Tân, khi hỏi các sinh viên về lý do không ghi trích dẫn khi sao chép nội dung từ bài viết của tác giả khác, 36% cho rằng mình không biết phương pháp trích dẫn, 12% không nhớ tác giả là ai, 21% vì áp lực tiến độ, 15% cho rằng: “Không thể viết hay hơn nên phải trích dẫn”, 9% không quan tâm đến việc trích dẫn... Nguồn: Các trường đại học "bắt tay" chống đạo văn, tlđd. dẫn đến hậu quả là hầu hết sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và giảng viên đại học, nghiên cứu viên ở các cơ sở nghiên cứu của Việt Nam hiện nay chưa hiểu biết đầy đủ và chính xác các yêu cầu và nguyên tắc của liêm chính học thuật, kể cả những yêu cầu cơ bản như việc trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo. Việc thiếu các quy định cụ thể về liêm chính học thuật cũng gây khó khăn cho việc ngăn ngừa, xử lý sai phạm. Đây có thể xem là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tình trạng gian lận và thiếu trung thực phổ biến trong đời sống học thuật ở nước ta hiện nay60. - Liêm chính học thuật chưa được chú ý đúng mức trong kiểm định, đánh giá sản phẩm học thuật: Mặc dù đã được đề cập và gần đây đã được chú ý hơn, song các vấn đề về tính trung thực trong trích dẫn tài liệu tham khảo, tính tin cậy của số liệu, dữ liệu đầu vào cơ bản vẫn chỉ được xem là những yếu tố phụ, thường chỉ được nhìn nhận, đánh giá một cách hình thức, sơ sài bởi các hội đồng chấm khoá luận, luận văn, luận án, cũng như các hội đồng nghiệm thu các công trình nghiên cứu khoa học, kể cả các công trình nghiên cứu ở cấp độ cao nhất. Nhiều công trình nghiên cứu có sự tài trợ nước ngoài hoặc lấy nguồn từ ngân sách nhà NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 14 Số 6(358) T3/2018 nước với kinh phí lớn và rất lớn nhưng việc nghiệm thu cũng lỏng lẻo, gần như bỏ qua việc kiểm tra các tiêu chuẩn về liêm chính học thuật. Trong khi đó, các nhà xuất bản và tạp chí chuyên ngành cũng còn coi nhẹ việc xem xét, đánh giá tính trung thực và tin cậy của các trích dẫn và số liệu, dữ liệu đầu vào. Bối cảnh đó đã tạo điều kiện cho những công trình vi phạm các tiêu chuẩn liêm chính học thuật thoát khỏi “lưới lọc”, làm trầm trọng thêm thực trạng và tiềm ẩn gây ra những kiện tụng, tố cáo về “đạo văn”, “đạo tài liệu” ầm ĩ về sau. Tình trạng kiểm định, đánh giá tính liêm chính của sản phẩm học thuật thiếu chặt chẽ là do nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm sự thiếu hiểu biết của người thẩm định; sự nể nang, tính đơn giản, đại khái, có phần tùy tiện trong cách làm việc của một số thành viên trong giới học thuật, và cả tình trạng tham nhũng trong kiểm định, đánh giá sản phẩm học thuật, đặc biệt là trong việc nghiệm thu các đề tài nghiên cứu. Thêm vào đó, bao trùm lên tất cả là việc thiếu các quy định pháp lý và quy tắc đạo đức nghề nghiệp ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của những người tham gia thẩm định, đánh giá, nghiệm thu các sản phẩm nghiên cứu. Thực tế hiện nay cho thấy, một công trình nghiên cứu sau khi đã được nghiệm thu bị phát hiện đạo văn hay đạo tài liệu thì những người tham gia chấm, nghiệm thu công trình cũng không phải chịu trách nhiệm gì. Điểm sáng là trong thời gian gần đây, là ngày càng có nhiều trường đại học bắt đầu áp dụng các phần mềm phổ biến (nêu trên) để chống đạo văn, ví dụ như Trường Đại học Hàng hải, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Lạc Hồng, 61 Tuoitre Online, Trường đại học ráo riết chống đạo văn, 13/10/2017, tại https://tuoitre.vn/truong-dai-hoc-rao-riet-chong- dao-van-20171013085442991.htm, truy cập ngày 3/12/2017. 62 Tuoitre Online, Trường đại học ráo riết chống đạo văn, tài liệu trên 63 Hội nghị lần thứ hai tổ chức tại Trường Đại học Hàng hải (Hải Phòng) ngày 09/09/2016. 64 Thanhnien Online, Sẽ có phần mềm chống đạo văn liên trường, 30/05/2015,https://thanhnien.vn/giao-duc/se-co-phan- mem-chong-dao-van-lien-truong-568156.html, truy cập ngày 3/12/2017. Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Huế), Trường Đại học Tôn Đức Thắng61... Một số trường thậm chí còn dự kiến tự xây dựng phần mềm riêng của mình cho việc này, ví dụ như Trường Đại học Tôn Đức Thắng62... Đặc biệt, đã có sự liên kết giữa các trường đại học trong việc thúc đẩy liêm chính học thuật. Lần đầu tiên, gần 20 trường đại học đã ngồi cùng nhau để xây dựng một mạng lưới hành động vì liêm chính học thuật trong Hội nghị “Liêm chính học thuật” do Trường Đại học Hoa Sen và Tổ chức Hướng tới Minh bạch phối hợp tổ chức vào ngày 29/5/2015 tại TP. Hồ Chí Minh63. Trong Hội nghị này, đại diện các trường đại học tham gia đã thảo luận về việc thiết lập và sử dụng một phần mềm chống đạo văn liên trường64. Mặc dù vậy, các trường đại học tham gia mạng lưới này còn rất ít, và đặc biệt còn thiếu vắng những trường đại học công lập chủ chốt, có truyền thống và số lượng người học và cán bộ giảng dạy, nghiên cứu lớn, ví dụ như các Đại học Quốc gia, Trường Đại học Bách khoa ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Để đáp ứng những yêu cầu cấp thiết mà quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế đang đặt ra với hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của nước ta, Nhà nước và các trường đại học, viện nghiên cứu cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo đảm liêm chính học tập. Sự quan tâm này cần được thể hiện thành các hành động cụ thể, trong đó bao gồm việc hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan, bổ sung các văn bản pháp luật mới, đặc biệt là các quy chế/bộ quy tắc toàn diện, đầy đủ về liêm chính học thuật. Cần thống nhất và cụ thể hoá các tiêu chuẩn; nghiêm cấm và trừng phạt việc mua bán trái NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 15Số 6(358) T3/2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ann Nichols-Casebolts, Research Integrity and Responsible Conduct of Research, Oxford University Press, 2012. 2. American University, Academic Integrity Code, Mục II khoản 6, tại https://www.american.edu/academics/ integrity/code.cfm. 3. Bộ Giáo dục-Đào tạo, Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2014/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Bộ Giáo dục-Đào tạo, Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 5. Các trường đại học "bắt tay" chống đạo văn, tại hoc-bat-tay-chong-dao-van-3904.html 6. Donald L. McCabe, Linda Klebe, Kenneth D. Butterfield (2001), “Cheating in Academic Institutions: A Decade of Research”, ETHICS & BEHAVIOR, 11(3), 219–232. 7. ĐHQG Hà Nội, Hướng dẫn số 2383/HD-ĐHQGHN ngày 27 tháng 7 năm 2017 về việc thực hiện việc trích dẫn trong các ấn phẩm khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, xem tại VB_HD/19387/huong-dan-thuc-hien-viec-trich-dan-trong-cac-van-ban-khoa-hoc-tai-%C4%91hqghn. htm?p=2#.WiPN3bT1VE4 8. Đại học Hoa sen, Quy định về liêm chính học thuật (ban hành theo Quyết định số 1741/QĐ-BGH, ngày 28/10/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Hoa sen). 9. Melissa S.Anderson et al, ‘Research Integrity and Misconduct in the Academic Profession’, trong Michael B. Paulsen (ed), Higher Education: Handbook of Theory and Research (Vol 28, Springer 2013), tr. 217. 10. Trần Kiên-Vũ Công Giao, “Trung thực trong nghiên cứu khoa học”, đăng trong cuốn Phương pháp nghiên cứu viết luận văn, luận án ngành luật, NXB ĐHQG Hà Nội, 2015. 11. Research Councils UK, RCUK Policy and Guidelines on Governance of Good Research Conduct (2013), RCUKPolicyandGuidelinesonGovernanceofGoodResearchPracticeFebruary2013.pdf. 12. Stony Brook University, Academic Integrity: Policies and Procedures, commcms/academic_integrity/index.html 13. Tienphong Online, Giáo sư Hàn Quốc "giả" nghiên cứu tế bào gốc, , 17/12/2005, tại https://www. tienphong.vn/cong-nghe-khoa-hoc/giao-su-han-quocnbspgia-nghien-cuu-te-bao-goc-32138.tpo. 14. Tuoitre Online, Trường đại học ráo riết chống đạo văn, 13/10/2017, tại https://tuoitre.vn/truong-dai-hoc- rao-riet-chong-dao-van-20171013085442991.htm 15. Thanhnien Online, Sẽ có phần mềm chống đạo văn liên trường, 30/05/2015, https://thanhnien.vn/giao- duc/se-co-phan-mem-chong-dao-van-lien-truong-568156.html 16. Tuyên bố Singapore về tính trung thực trong nghiên cứu khoa học, bản dịch của Do Tien Dzung, tại http:// www.singaporestatement.org/translations.html. 17. University of Maryland, Code of Academic Integrity, tại https://www.president.umd.edu/sites/president. umd.edu/files/documents/policies/III-100A.pdf 18. University of Oxford, Academic Good Practice – A Practical Guide 6, tại oxford/field/field_document/Academic%20good%20practice%20a%20practical%20guide.pdf 19. University of Vermont, Code of Academic Integrity, tại https://www.uvm.edu/policies/student/ acadintegrity.pdf 20. University of Oxford, The Oxford University Standard for Citation of Legal Authorities, 4th edn, Hart 2012, 21. University of Chicago, The University of Chicago Manual of Legal Citation (2012), https://lawreview. uchicago.edu/sites/lawreview.uchicago.edu/files/uploads/79%20Maroonbook_0.pdf> phép luận văn, luận án và các sản phẩm học thuật; thắt chặt các quy định về kiểm định, đánh giá, nghiệm thu các sản phẩm học thuật, kết hợp với việc tăng cường phổ biến, giáo dục để bảo đảm tất cả các chủ thể có liên quan hiểu rõ, có ý thức tôn trọng và biết cách áp dụng các nguyên tắc và tiêu chuẩn về liêm chính học thuật, phòng ngừa những sai sót của bản thân và người khác. Thêm vào đó, cần khuyến khích các nghiên cứu, trao đổi về liêm chính học thuật, bao gồm việc xây dựng các mạng lưới liên kết giữa các trường đại học và viện nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến vấn đề này NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 16 Số 6(358) T3/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfliem_chinh_hoc_thuat_ly_luan_thuc_tien_va_nhung_yeu_cau_dat.pdf
Tài liệu liên quan