Liên quan của một số yếu tố với tổn thương tim trên siêu âm ở bệnh nhân viêm thận Lupus

Trong nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa giới tính với tổn thương van tim và các mức độ tổn thương van tim. Khi phân tích sự xuất hiện tổn thương van tim ở nhóm >40 tuổi và ≤ 40 tuổi tỷ lệ tổn thương van tim là 88,9% và 86,8%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nhóm có MCLT<60ml/phút và MLCT≥ 60ml/phút tỷ lệ tổn thương van tim là 88,6% và 86,1% với p>0,05; nhóm protein niệu ≥ 3,5 g/l và < 3,5 g/l tỷ lệ là 86% và 86,7% với p>0,05, như vậy không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm. Nghiên cứu của Roldan CA và cộng sự thực hiện trên 69 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, tỷ lệ nam/nữ là 61/8, tuổi trung bình là 38 tuổi, có nhóm đối chứng là 56 người khỏe mạnh, tỷ lệ nam/nữ là 25/31, tuổi trung bình là 35 tuổi. Theo dõi dọc tình trạng tổn thương van tim trong thời gian 57 ± 12 tháng ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống và nhóm đối chứng trong 57 ± 15 tháng, sử dụng siêu âm tim qua thực quản để đánh giá tổn thương van tim. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 61% bệnh nhân lupus ban đỏ thống có bất thường van tim và sau quá trình theo dõi tỷ lệ này là 53%. Roldan CA và cộng sự đã ghi nhận tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu nhóm có tổn thương van tim thời gian bị bệnh là 9 ±7 năm và nhóm không có tổn thương van tim thời gian bị bệnh là 8 ± 7 năm. Kết luận về các yếu tố như giới tính, thời gian mắc bệnh, các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng đánh giá trong các giai đoạn bệnh tiến triển, không có sự khác nhau giữa nhóm bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có và không có tổn thương van tim(9). Crozier IG và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên 50 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có đối chứng với 50 người bình thường phù hợp về tuổi giới cũng đưa ra kết luận tổn thương van tim ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống không có mối liên quan với khoảng thời gian mắc bệnh(1).

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên quan của một số yếu tố với tổn thương tim trên siêu âm ở bệnh nhân viêm thận Lupus, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Thận Niệu 172 LIÊN QUAN CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ VỚI TỔN THƯƠNG TIM TRÊN SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN VIÊM THẬN LUPUS Vương Tuyết Mai*,**, Nguyễn Thị Hồng Lê* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu tìm hiểu mối liên quan của một số yếu tố với tổn thương tim trên siêu âm ở bệnh nhân viêm thận lupus. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu thực hiện ở bệnh nhân viêm thận lupus được tiến hành siêu âm tim, điều trị nội trú tại khoa Thận-Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai trong 05 năm từ tháng 01/2008 đến 12/2010. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 142 bệnh nhân viêm thận lupus được làm siêu âm tim, trong đó nữ chiếm 88%, nam chiếm 12%, tuổi trung bình 33,8 ± 13,7 (16-76 tuổi). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có mối liên quan của tuổi, giới, protein niệu với các tổn thương tim. Tuy nhiên các thông số đánh giá chức năng thất trái ở nhóm có mức lọc cầu thận<60ml/phút/1,73m2 và mức lọc cầu thận ≥60ml/phút/1,73m2 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,01. Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa các thông số đánh giá chức năng thất trái và mức lọc cầu thận với p=0,01. Từ khoá: Tổn thương tim, viêm cầu thận lupus. ABSTRACT THE ASSOCIATION BETWEEN SEVERAL FACTORS AND CARDIOVASCULAR ABNORMALITIES DETECTED WITH ECHOCARDIOGRAPHY IN LUPUS NEPHRITIS PATIENTS Vuong Tuyet Mai, Nguyen Thi Hong Le * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 172 - 177 The aim of this study is to find out the association between several factors and cardiovascular abnormalities detected with echocardiography in lupus nephritis patients Patients and methods: One retrospective study was conducted in lupus nephritis patients who were performed the echocardiography and treated in Nephro-Urology, Bach Mai Hospital during 5 years from January 2008 to December 2012. Results. The study included 142 lupus nephritis patients who were performed the echocardiography. The female accounted for 88%, and male were 12%, mean age 33.8 ± 13.7 (16-76 years old). The results of our study showed no association of age, gender, proteinuria with cardiovascular abnormalities. However, the parameters of left ventricular function in patients with estimated glomerular filtration rate<60ml/min/1.73m2 and estimated glomerular filtration rate ≥60ml/phut/1.73m2 had significant differences with p=0.01. Conclusions. Our results showed that there was an association between the parameters of left ventricular function and estimated glomerular filtration rate with p=0.01. Keywords: Cardiovascular abnormalities, lupus nephritis. * Bộ môn Nội tổng hợp, Đại học Y Hà Nội; ** Khoa Thận-Tiết Niệu, Bệnh viện Bạch Mai Tác giả liên lạc: TS.BS. Vương Tuyết Mai, ĐT: 0915518775, Email: vuongtuyetmai@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 173 ĐẶT VẤN ĐỀ Tổn thương tim mạch ở lupus ban đỏ hệ thống biểu hiện ở trên 50% bệnh nhân. Tổn thương có thể ở tất cả các phần của tim như màng ngoài tim, hệ thống dẫn truyền của tim, cơ tim, van tim và mạch vành. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy tổn thương màng ngoài tim chiếm tỷ lệ cao nhất, tổn thương cơ tim là nặng nhất trong các tổn thương tim của bệnh lupus ban đỏ hệ thống và đây cũng là một trong ba yếu tố có ý nghĩa tiên lượng bệnh. Tổn thương nội tâm mạc ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống đa phần biểu hiện ở tổn thương các van tim. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ những tổn thương van tim trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống là tổn thương viêm nội tâm mạc không nhiễm khuẩn. Trong quá khứ khi chưa có siêu âm, biểu hiện tổn thương tim ở bệnh nhân lupus khi phát hiện được thường là đã nặng và đe dọa tính mạng, nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, những tổn thương hầu như thường xuyên được tìm thấy trong các khám nghiệm tử thi. Libman-Sacks là người đầu tiên miêu tả về tổn thương này qua giải phẫu tử thi ở bệnh nhân lupus, do vậy tổn thương viêm nội tâm mạc ở bệnh nhân lupus còn có tên gọi là viêm nội tâm mạc Libman- Sacks. Ngày nay bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương tim sớm nhờ có siêu âm tim và các xét nghiệm không xâm lấn khác nên thường biểu hiện lâm sàng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Siêu âm tim là một kỹ thuật phát hiện các bất thường tim như các tổn thương van tim, rối loạn chức năng cơ tim, tràn dịch màng tim... do vậy được chỉ định định kỳ ở bệnh nhân lupus(5,3). Nhiều yếu tố có thể liên quan với tình trạng tổn thương tim ở bệnh nhân viêm thận lupus như tuổi, giới, mức lọc cầu thận, protein niệu/24h. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm hiểu mối liên quan của một số yếu tố với tổn thương tim trên siêu âm ở bệnh nhân viêm thận lupus. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên bệnh nhân viêm cầu thận lupus được tiến hành siêu âm tim và điều trị nội trú tại khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2010. Xử lý số liệu: Test Pearson Chi-square và/hoặc test Fisher’s Exact được sử dụng cho so sánh tỷ lệ phần trăm tùy thuộc là so sánh hai hay nhiều tỷ lệ với nhau. Mann-Whitney hoặc Kruskal-Wallis tests được sử dụng khi so sánh các mức độ khác nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sử dụng theo p<0,05 hoặc tính theo khoảng tin cậy 95% (95% CI). Các phân tích được thực hiện bằng SPSS statistics 17.0 Software. KẾT QUẢ Nghiên cứu bao gồm 142 bệnh nhân viêm thận lupus được làm siêu âm tim, trong đó nữ chiếm 88% (n=125), nam chiếm 12% (n=17), tuổi trung bình 33,8 ± 13,7, tuổi lớn nhất 76, nhỏ nhất 16. Tỷ lệ tràn dịch màng tim trên tổng số bệnh nhân là 77,5% trong đó ở tỷ lệ ở giới nam là 88,2%, ở giới nữ là 76%, đa phần ở mức độ nhẹ, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tràn dịch màng tim giữa nam và nữ với p>0,05. Bảng 1: Mối liên quan giới tính với chức năng thất trái và áp lực động mạch phổi Các chỉ số Nam Nữ p Phân số tống máu thất trái (%) 57,4 ± 10 59 ± 12 >0,05 Chỉ số co ngắn cơ thất trái (%) 31,1 ± 6,1 32,9 ± 8 >0,05 Áp lực trung bình động mạch phổi (mmHg) 36,8 ± 15,5 36,2 ± 22,6 >0,05 Có tăng áp động mạch phổi 14 (82,4%) 94 (75,2%) >0,05 Không tăng áp động mạch phổi 3 (17,6%) 31 (24,8%) Tổng số 17 125 Nhận xét: Phân số tống máu thất trái trung bình của nam và nữ, chỉ số co ngắn sợi cơ thất trái của nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Áp lực động mạch phổi trung ở nam và nữ cũng như số bệnh nhân nam giới có tăng áp lực động mạch phổi là 82,4%, nữ là 75,2% không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Thận Niệu 174 Bảng 2: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và chức năng thất trái Nhóm tuổi Phân số tống máu thất trái (%) Chỉ số co ngắn cơ thất trái (%) Số BN (n=142) Tỷ lệ % ≤ 20 tuổi 58,6 ± 8,8 31,7 ± 7 28 19,7 21 – 30 tuổi 57,4 ± 14,1 31 ± 9 41 28,9 31 – 40 tuổi 59,9 ± 10 32,2 ± 6,2 37 26,1 41 – 50 tuổi 62,2 ± 15,6 34,3 ± 10,2 15 10,6 51 – 60 tuổi 60 ± 9,7 32,9 ± 7 15 10,6 > 60 tuổi 51,3 ± 9,1 26,5 ± 5,7 6 4,1 p >0,05 Nhận xét: Phân số tống máu và chỉ số co ngắn sợi cơ thất trái giữa các nhóm tuổi của nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Khi chỉ chia bệnh nhân thành 2 nhóm: nhóm bệnh nhân ≤ 40 tuổi có tỷ lệ tổn thương các van tim là 86,8%, nhóm >40 tuổi có tỷ lệ tổn thương các van tim là 88,9%, sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3: Mối liên quan giữa các mức độ tổn thương van tim và giới tính Van tim Tổn thương Nam (n=17) Nữ (n=125) Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Van hai lá Bình thường 3 17,7 30 24 Hở nhẹ 10 58,8 75 60 Hở vừa 3 17,6 6 4,8 Hở nhiều 1 5,9 13 10,4 Hẹp (nhẹ) 0 0 1 0,8 Van ba lá Bình thường 7 41,2 59 47,2 Hở nhẹ 9 52,9 61 48,8 Hở vừa 1 5,9 1 0,8 Hở nhiều 0 0 4 3,2 Hẹp 0 0 0 0 Van động mạch chủ Bình thường 8 47,1 77 61,6 Hở nhẹ 9 52,9 46 36,8 Hở vừa 0 0 1 0,8 Hở nhiều 0 0 1 0,8 Hẹp 0 0 0 0 Van động mạch phổi Bình thường 9 52,9 68 54,4 Hở nhẹ 8 47,1 57 45,6 Hở vừa 0 0 0 0 Hở nhiều 0 0 0 Hẹp 0 0 0 0 Nhận xét: Tỷ lệ tổn thương các van tim và mức độ tổn thương các van tim ở nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tổn thương van chủ yếu là mức độ nhẹ ở cả hai giới, tuy nhiên hở van nhiều có xu hướng gặp nhiều ở nữ hơn nam. Hẹp van hầu như không gặp, chỉ có một bệnh nhân nữ hẹp van hai lá nhẹ. Bảng 4: mối liên quan giữa tổn thương van tim với MLCT và protein niệu Tổn thương tim Protein niệu (g/24h) p MLCT (ml/ phút/1,73m2) p <3,5 ≥3,5 <60 ≥60 Tổn thương các van tim Có Số BN 49 65 >0,05 93 31 >0,0 5 Tỷ lệ % 86 86,7 88,6 86,1 Không Số BN 8 10 >0,05 12 5 >0,0 5 Tỷ lệ % 14 13,3 11,4 13,9 Tổng số 105 57 57 105 Các thông số đánh giá chức năng thất trái %D 31,7 ± 8,2 32 ± 7,5 >0,05 31,2 ± 8,2 34 ± 5,6 0,01 EF(%) 58,8 ± 12,4 59,2 ± 11 >0,05 57,7 ± 12,5 62,5 ± 8,1 0,00 5 Tổng số 57 75 105 36 Áp lực động mạch phổi Trung bình 37,1 ± 11,3 36 ± 12,4 >0,05 37 ± 11,4 34,4 ±13,6 >0,0 5 Tổng số 57 75 105 36 Tình trạng tràn dịch màng tim Có Số BN 42 61 >0,05 84 25 >0,0 5 Tỷ lệ % 73,7 81,3 80 69,4 Không Số BN 15 14 >0,05 21 11 >0,0 5 Tỷ lệ % 26,3 18,7 20 30,6 Tổng số 105 75 105 36 Nhận xét: Tổn thương van tim, tăng áp lực động mạch phổi và tràn dịch màng tim ở nhóm có MCLT<60ml/ phút/1,73m2 và nhóm có MLCT≥ 60ml/phút/1,73m2; cũng như nhóm protein niệu < 3g/l và protein niệu ≥ 3,5 g/l không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tuy nhiên các thông số đánh giá chức năng thất trái ở nhóm có MLCT <60ml/phút/1,73m2 và MLCT ≥60ml/phút/1,73m2 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,01. Phân tích tương quan thì phân số tống máu thất trái cũng có mối tương quan nghịch với nồng độ creatinin huyết thanh với r=-0,318. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 175 BÀN LUẬN Tràn dịch màng tim là biểu hiện phổ biến của tổn thương tim trên bệnh nhân viêm thận lupus. Chỉ có khoảng 20-30% bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng trong khi phát hiện lên tới 60% trên siêu âm tim. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ có khoảng 10% bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ tràn dịch màng tim như khó thở, đau ngực, nhịp tim nhanh, trong khi trên siêu âm phát hiện 77,5% bệnh nhân có tràn dịch màng tim. Nhiều tác giả đã chứng minh tràn dịch màng tim thường xuất hiện trong giai đoạn cấp của bệnh. Lê Thị Thúy Hải và cộng sự nghiên cứu trên 148 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống thấy tràn dịch màng tim ở giai đoạn cấp là 25,8%, giai đoạn ổn định là 9,3% sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,02(0). Tác giả Ostanek L và cộng sự thực hiện nghiên cứu năm 2006 trên 103 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống cũng kết luận tràn dịch màng tim có thể coi là một dấu hiêu chứng tỏ bệnh đang ở giai đoạn hoạt động(7). Chúng tôi không thấy có mối liên quan giữa tràn dịch màng tim với suy giảm mức lọc cầu thận và nồng độ protein niệu 24h. Có thể do tràn dịch màng tim chỉ xuất hiện trong giai đoạn cấp của bệnh và cơ chế bệnh sinh chủ yếu liên quan đến tình trạng đáp ứng viêm đa màng của bệnh nên xuất hiện độc lập với các tổn thương cơ quan khác, có thể đối với các bệnh nhân viêm thận lupus có tình trạng tăng huyết áp thì mức độ thừa dịch lớn, đáp ứng với tình trạng viêm đa màng nhiều hơn. Do cơ chế bệnh sinh là cơ chế miễn dịch gây viêm, xuất tiêt nên tràn dịch màng ngoài tim đáp ứng tốt với điều trị liệu pháp Corticoid. Trong nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối tương quan giữa phân số tống máu thất trái với giới tính, nhóm tuổi, số năm mắc bệnh, chỉ số huyết áp và nồng độ protein niệu 24h với p>0,05. Tuy nhiên, sự suy giảm phân số tống máu thất trái có mối liên quan với mức lọc cầu thận khi so sánh giữa nhóm có mức lọc cầu thận <60 ml/phút và ≥ 60 ml/phút với p=0,01, đồng thời phân số tống máu thất trái cũng có mối tương quan nghịch với nồng độ creatinin huyết thanh với r=-0,318. Tác giả Pieretti J và cộng sự thực hiên nghiên cứu năm 2007, tiến hành trên 173 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, trong đó nữ giới chiếm 94,2 %, tuổi trung bình là 42 ± 12, nghiên cứu có đối chứng với 173 người khỏe mạnh cùng tuổi, giới. Kết quả nhóm bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có tăng tỷ lệ phì đại cơ tim, tăng khối lượng cơ thất trái, tăng phân số tống máu và chỉ số co ngắn sợi cơ thất trái so với nhóm chứng(8). Pieretti J và cộng sự cũng chứng minh ở những bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống không có suy thận, bệnh lý van tim và bệnh lý mạch vành, khối lượng cơ thất trái hay phì đại thất trái có mối liên quan với nhiều yếu tố yếu tố như tuổi, chỉ số BMI, mức độ hoạt động của bệnh, tăng lipid máu, tăng huyết áp và thời gian mắc bệnh lupus. Pieretti J và cộng sự nhấn mạnh nếu bệnh nhân không có các tổn thương tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh van tim thì chức năng thất trái được bảo tồn. Có nhiều yếu tố liên quan đến tăng khối lượng cơ thất trái trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống như tổn thương thận, tổn thương van tim, bệnh lý mạch vành, tình trạng xơ vữa động mạch tuy nhiên trong nghiên cứu Pieretti J và cộng sự chủ yếu tập trung vào mối liên giữa tình trạng đáp ứng viêm ở mạch máu gây xơ cứng mạch dẫn đến tăng huyết áp, phì đại thất trái, tăng khối lượng cơ thất trái(8). Cozier IG và cộng sự cũng ghi nhận tình trạng tăng khối lượng cơ thất trái và sự suy giảm phân số tống máu thất trái trên nhóm bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, bệnh nhân có tổn thương thận và tổn thương tim ở nhóm bệnh nhân cao hơn nhóm chứng(1). Murai K và cộng sự nghiên cứu trên 14 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống ở thể tiến triển và 10 bệnh nhân lupus ở thể ổn định, đã ghi nhận tình trạng giảm chức năng tâm thu và tâm trương ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống trong giai đoạn bệnh hoạt động nhiều hơn so với giai đoạn ổn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Thận Niệu 176 định (p=0,01), còn ở giai đoạn ổn định chức năng này không thay đổi so với người bình thường(6). Suy giảm chức năng thất trái là một quá trình tổn thương cơ tim lâu dài ở nhóm bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, nếu ở giai đoạn đầu của bệnh có thể chỉ thấy phì đại thất trái, tăng khối lượng cơ tim, nhưng ở khi giai đoạn tiến triển, giai đoạn nặng có tổn thương nhiều cơ quan thì biểu hiện là sự suy giảm phân số tống máu thất trái và xuất hiện tình trạng suy tim. Tổn thương cơ tim có liên quan đến cơ chế miễn dịch, tình trạng bệnh lý mạch vành do viêm mạch, tình trạng hoạt động của bệnh lupus ban đỏ vì vậy nên điều trị sớm bằng các thuốc ức chế miễn dịch để hạn chế sự suy giảm chức năng thất trái ở bệnh nhân lupus. Nghiên cứu của Xia YK và cộng sự nghiên cứu mối liên quan giữa tăng áp động mạch phổi với tình trạng viêm đa màng và sự xuất hiện các tự kháng thể như kháng thể anti- cardiolipin, kháng thể kháng nhân ANA, kháng thể kháng chuỗi kép ds-DNA. Tác giả cũng nhấn mạnh tình trạng tăng áp lực động mạch phổi hoàn toàn có thể cải thiện được nếu được phát hiện và điều trị sớm. Hiện nay corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch vẫn là là phương pháp phổ biến điều trị tăng áp lực động mạch phổi ở nhóm bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống(10). Tác giả Moder KG và cộng sự, Milorad R và cộng sự ghi nhận tràn dịch màng tim đáp ứng với điều trị Corticoid(4,5). Trong nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa giới tính với tổn thương van tim và các mức độ tổn thương van tim. Khi phân tích sự xuất hiện tổn thương van tim ở nhóm >40 tuổi và ≤ 40 tuổi tỷ lệ tổn thương van tim là 88,9% và 86,8%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nhóm có MCLT<60ml/phút và MLCT≥ 60ml/phút tỷ lệ tổn thương van tim là 88,6% và 86,1% với p>0,05; nhóm protein niệu ≥ 3,5 g/l và < 3,5 g/l tỷ lệ là 86% và 86,7% với p>0,05, như vậy không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm. Nghiên cứu của Roldan CA và cộng sự thực hiện trên 69 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, tỷ lệ nam/nữ là 61/8, tuổi trung bình là 38 tuổi, có nhóm đối chứng là 56 người khỏe mạnh, tỷ lệ nam/nữ là 25/31, tuổi trung bình là 35 tuổi. Theo dõi dọc tình trạng tổn thương van tim trong thời gian 57 ± 12 tháng ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống và nhóm đối chứng trong 57 ± 15 tháng, sử dụng siêu âm tim qua thực quản để đánh giá tổn thương van tim. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 61% bệnh nhân lupus ban đỏ thống có bất thường van tim và sau quá trình theo dõi tỷ lệ này là 53%. Roldan CA và cộng sự đã ghi nhận tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu nhóm có tổn thương van tim thời gian bị bệnh là 9 ±7 năm và nhóm không có tổn thương van tim thời gian bị bệnh là 8 ± 7 năm. Kết luận về các yếu tố như giới tính, thời gian mắc bệnh, các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng đánh giá trong các giai đoạn bệnh tiến triển, không có sự khác nhau giữa nhóm bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có và không có tổn thương van tim(9). Crozier IG và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên 50 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có đối chứng với 50 người bình thường phù hợp về tuổi giới cũng đưa ra kết luận tổn thương van tim ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống không có mối liên quan với khoảng thời gian mắc bệnh(1). KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có mối liên quan của tuổi, giới, protein niệu/24h với các tổn thương tim. Tuy nhiên các thông số đánh giá chức năng thất trái ở nhóm có mức lọc cầu thận<60ml/phút/1,73m2 và mức lọc cầu thận ≥60ml/phút/1,73m2 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,01. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Crozier IG, Li E, Milne MJ, Nicholls MG (1990), “Cardiac involvement in systemic lupus erythematosus detected by echocardiography”, Am J Cardiol, 65(16), pp. 1145-8. 2. Lê Thị Thúy Hải, Nguyễn Thị Bạch Yến (2011), “Nghiên cứu tình trạng tổn thương tim mạch ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống bằng siêu âm Doppler tim”, Tạp chí y- dược học quân sự, (9), Tr. 90-96. 3. Libman E, Sacks B (1924), A hitherto undescribed form of valvular and mural endocarditis, Arch Intern Med, (33), pp. 701–737. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 177 4. Milorad R, Radomir M, Violeta R (2007), “Lupus Nephritis and Cardiovascular Disorders - Our Clinical Expirience”, BANTAO Journal, 5 (2), pp. 65–69. 5. Moder KG, Miller TD, Tazelaar HD (1990), “Cardiac Involvement in Systemic Lupus Erythematosus”, Mayo Clinic Proceedings, pp. 275-284. 6. Murai K, Oku H, Takeuchi K, Kanayama Y, Inoue T, Takeda T (1987), “Alterations in myocardial systolic and diastolic function in patients with active systemic lupus erythematosus”, Am Heart J, 113(4), pp. 966-71. 7. Ostanek L, Plonska E, Peregud-Pogorzelska M, Mokrzycki K, Brzosko M, Fischer K, Fliciński J (2006), “Cardiovascullar abnomalities in systemic lupus erythematosus patients in echocardiography assessment”, Pol Merkur Lekarski, 20(117), pp. 305-8. 8. Pieretti J, Roman MJ, Devereux RB, Lockshin MD, Crow MK, Paget SA, Schwartz JE, Sammaritano L, Levine DM, Salmon JE (2007), “Systemic lupus erythematosus predicts increased left ventricular mass”, Circulation, 116(4), pp. 419-26. 9. Roldan CA, Shively BK, Crawford MH (1996), “An echocardiographic study of valvular heart disease associated with systemic lupus erythematosus”, N Engl J Med, pp. 1424- 30. 10. Xia YK, Tu SH, Hu YH, Wang Y, Chen Z, Day HT, Ross K (2013), “Pulmonary hypertension in systemic lupus erythematosus: a systematic review and analysis of 642 cases in Chinese population”, Rheumatol Int, 33(5), pp. 1211-7. Ngày nhận bài báo: 12/5/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/5/2014 Ngày bài báo được đăng: 10/7/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflien_quan_cua_mot_so_yeu_to_voi_ton_thuong_tim_tren_sieu_am.pdf
Tài liệu liên quan