Lĩnh vực tinh thần và vận dụng trong đời sống xã hội dưới góc nhìn triết học

Lĩnh vực tinh thần và vận dụng trong đời sống xã hội dưới góc nhìn triết họcPHẦN MỞ ĐẦU Đã từng là sinh viên các trường đại học nói chung và là sinh viên trường Học viện Ngân hàng nói riêng - nơi gieo ươm các hạt giống cho tương lai. Các cử nhân kinh tế của ngày mai hẳn sẽ không quên được những ngày sống và học tập tại trường. Thật là thú vị với mỗi môn học lại có sự hấp dẫn, thu hút người nghiên cứu một cách lạ kỳ bởi nó giúp cho con người thấu hiểu và nhận thức được thế giới một cách sâu sắc. Triết học Mác-Lênin là một môn học được nhiều người ưa thích và mến mộ, nó cung cấp những kiến thức cơ sở phục vụ việc dạy và học các môn khoa học kinh tế, khoa học quản lý góp phần xây dựng tư duy kinh tế phù hợp với cơ chế kinh tế mới. Nhưng do điều kiện không cho phép, thời gian lại có hạn nên em chỉ xin đề cập đến vấn đề: "Lĩnh vực tinh thần và vận dụng trong đời sống xã hội dưới góc nhìn triết học" . Tiểu luận gồm ba phần: Phần mở đầu Phần nội dung I. Ý thức xã hội và kết cấu của nó. II. Khoa học và vai trò của nó trong sự phát triển xã hội. III. Văn hoá và vai trò của nó trong nền kinh tế - xã hội. Phần kết luận. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong trường và các bạn.

doc12 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lĩnh vực tinh thần và vận dụng trong đời sống xã hội dưới góc nhìn triết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần mở đầu Đã từng là sinh viên các trường đại học nói chung và là sinh viên trường Học viện Ngân hàng nói riêng - nơi gieo ươm các hạt giống cho tương lai. Các cử nhân kinh tế của ngày mai hẳn sẽ không quên được những ngày sống và học tập tại trường. Thật là thú vị với mỗi môn học lại có sự hấp dẫn, thu hút người nghiên cứu một cách lạ kỳ bởi nó giúp cho con người thấu hiểu và nhận thức được thế giới một cách sâu sắc. Triết học Mác-Lênin là một môn học được nhiều người ưa thích và mến mộ, nó cung cấp những kiến thức cơ sở phục vụ việc dạy và học các môn khoa học kinh tế, khoa học quản lý góp phần xây dựng tư duy kinh tế phù hợp với cơ chế kinh tế mới. Nhưng do điều kiện không cho phép, thời gian lại có hạn nên em chỉ xin đề cập đến vấn đề: "Lĩnh vực tinh thần và vận dụng trong đời sống xã hội dưới góc nhìn triết học" . Tiểu luận gồm ba phần: Phần mở đầu Phần nội dung I. ý thức xã hội và kết cấu của nó. II. Khoa học và vai trò của nó trong sự phát triển xã hội. III. Văn hoá và vai trò của nó trong nền kinh tế - xã hội. Phần kết luận. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong trường và các bạn. phần nội dung I. ý thức xã hội và kết cấu của nó Xã hội có thể chia ra làm hai lĩnh vực cơ bản: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Trong đó tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Nó bao gồm nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, điều kiện dân số, phương thức sản xuất cũng như toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất khác. Song phương thức sản xuất là yếu tố quyết định. ý thức xã hội đối lập với tồn tại xã hội, ý thức xã hội là toàn bộ những tư tưởng, ý chí, tình cảm, v.v... của xã hội, đó là phản ánh của tồn tại xã hội vào đầu óc của con người. ý thức xã hội hình thành, biến đổi trên nền tảng của tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội đó. ý thức xã hội có cấu trúc rất phức tạp và tuy theo từng góc độ khác nhau mà cấu trúc cũng khác nhau. Theo trình độ phản ánh người ta chia ý thức xã hội ra thành ý thức đời thường và ý thức lý luận, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng. ý thức đời thường và ý thức lý luận là hai trình độ khác nhau của ý thức xã hội. ý thức đời thường đó là ý thức được hình thành một cách tự phát trong đời sống hàng ngày, nó phản ánh một cách trực tiếp các mặt trong đời sống xã hội. ý thức đời thường có ưu thế là bất cứ người bình thường nào cũng có được bằng kinh nghiệm cuộc sống của mình hoặc tiếp thu từ sự lưu truyền trong đời sống xã hội. Việc tiếp thu nó cũng thường diễn ra một cách tự phát. ý thức đời thường rất phong phú, nhiều vẻ, nó phản ánh một cách sinh động các mặt, các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Đối với mỗi cá nhân làm việc giàu cho mình những ý thức đời thường có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Nó làm cho vốn sống của con người trở nên phong phú hơn, làm cho cuộc sống của con người trở nên uyển chuyển, sinh động hơn. Tuy nhiên, do tính chất tự phát của nó cho nên rất dễ tiếp thu cả những mặt tiêu cực, ý thức đời thường cũng có vai trò to lớn đối với sự hình thành và phát triển khoa học, đối với sáng tạo văn hoá và nghệ thuật. ý thức lý luận là trình độ cao của ý thức xã hội, là các quan điểm, các tư tưởng của xã hội đã được khái quát, được hệ thống hoá thành các học thuyết, thành các lý thuyết, các khoa học khác nhau, các ý thức lý luận tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như các khoa học, các học thuyết triết học, các học thuyết chính trị - xã hội, các lý thuyết về văn học, nghệ thuật, đạo đức,... Các hệ thống lý luận không thể hình thành tự phát mà do các nhà trí thức, các nhà nghiên cứu xây dựng nên, lý luận cũng có thể khoa học mà cũng có thể phản khoa học. Khác với ý thức đời thường, ý thức lý luận phải thông qua học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc, có hệ thống của mỗi một con người thì mới có được. Chỉ có ý thức lý luận khoa học mới có thể giúp cho con người có được sự hiểu biết một cách có hệ thống, có căn cứ để phân tích các sự kiện, có định hướng trong cuộc sống, không dao động ngả nghiêng cho nên việc học tập, nghiên cứu, tiếp thu và sử dụng ý thức lý luận là một mặt rất quan trọng trong đời sống xã hội. Gắn liền với ý thức đời thường và ý thức lý luận, người ta còn phân biệt tâm lý xã hội và hệ tư tưởng. Tâm lý xã hội là một bộ phận của ý thức đời thường, thể hiện những quan niệm và những thói quen, những thị hiếu, những thiên hướng, những hứng thú và ước mơ... của con người. Tâm lý xã hội hình thành một cách tự phát trong đời sống xã hội, nó phản ánh trực tiếp điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau sẽ hình thành nên tâm lý khác nhau. Chẳng hạn: mỗi dân tộc có điều kiện sinh hoạt vật chất riêng của dân tộc đó nên hình thành tâm lý dân tộc. Mỗi giai cấp có điều kiện sinh hoạt vật chất riêng cho nên giai cấp khác nhau dẫn đến tâm lý cũng khác nhau, mỗi nền sản xuất cũng có tâm lý riêng thích ứng với nền sản xuất đó (tâm lý của những người sản xuất nhỏ, tâm lý đại công nghiệp...) v.v... ý thức xã hội không thể tồn tại tách rời ý thức cá nhân. ý thức của mỗi một cá nhân vừa có cái chung của giai cấp, của dân tộc và các mặt khác của xã hội nhưng lại có những nét độc đáo riêng do những điều kiện hoàn cảnh riêng của cá nhân đó quy định. Và trong những trường hợp đặc biệt một số cá nhân có thể vượt ra khỏi những cái ràng buộc giai cấp xuất phát của mình và đứng trên lập trường của giai cấp khác. * Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và vai trò của nó trong đời sống xã hội Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Song điều đó không có nghĩa là sự phản ánh giản đơn, một chiều, thụ động mà có tính độc lập tương đối trong quá trình phát triển của nó. * Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được biểu hiện như sau: - ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội, tính lạc hậu đó chính là ở chỗ ý thức xã hội, phản ánh không kịp những cái mới. Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta cũng vậy, rất nhiều trường hợp ý thức, tư tưởng không thay đổi kịp so với sự thay đổi trong hiện thực. ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội là vì: tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội; sức mạnh của thói quen, của phong tục, tập quán, của sự lưu truyền ý thức tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác, các lực lượng xã hội bảo thủ (hay phản động tìm mọi cách duy trì ý thức tư tưởng cũ, chống lại ý thức tư tưởng tiến bộ cách mạng). - Tính vượt trước của tư tưởng tiến bộ khoa học. Không phải mọi ý thức, tư tưởng đều lạc hậu, ngược lại, ý thức, tư tưởng tiến bộ khoa học lại có tính vượt trước. Tính vượt trước của ý thức tư tưởng khoa học chính là ở chỗ: nó vạch ra xu hướng vận động, phát triển của xã hội, dự kiến được tương lai, từ đó định hướng cho hoạt động của con người trong quá trình cải tạo thế giới. Tính vượt trước của tư tưởng tiến bộ khoa học không có nghĩa là nó không phản ánh tồn tại xã hội, không bị tồn tại xã hội chi phối, mà ngược lại nó cũng bị chi phối bởi tồn tại xã hội, hình thành phát triển trên cơ sở tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Song đó là sự phản ánh đi sâu vào bản chất, vào quy luật vận động, phát triển của xã hội, từ đó mới có thể dự kiến đúng tương lai, vạch ra phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn của con người. - Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội. ý thức tư tưởng của mỗi giai đoạn lịch sử, trước hết do những điều kiện lịch sử của giai đoạn đó quy định, nhưng mặt khác, nó lại thừa kế ý thức tư tưởng của thế hệ trước, của các giai đoạn trước cũng như ý thức tư tưởng của nhân loại, tính kế thừa đó là tất yếu trong quá trình vận động, phát triển của ý thức tư tưởng, nó do sự nối tiếp lẫn nhau giữa các thế hệ, do sự lưu truyền dưới các hình thức khác nhau, các văn hoá cũ; do sự tác động qua lại lẫn nhau trên phạm vi quốc tế. Do tính kế thừa đó, mà sự phù hợp của ý thức tư tưởng xã hội với tồn tại xã hội không phải giản đơn, máy móc mà nó có những sắc thái riêng của nó. - Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong quá trình phát triển của chúng. ý thức xã hội tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau, như chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật v.v... Mỗi hình thái ý thức xã hội có đặc điểm phản ánh riêng, có chức năng xã hội riêng và có quy luật phát triển riêng. Tuy vậy, giữa các hình thái ý thức đó lại không ngừng tác động qua lại lẫn nhau, thâm nhập lẫn nhau, làm cho trong mỗi hình thái lại chứa đựng những yếu tố nhất định của hình thái khác, chẳng hạn, trong nghệ thuật thời kỳ phục Hưng lại phản ánh những tư tưởng triết học tiến bộ thời bấy giời; trong các tư tưởng Phật giáo phương Đông lại chứa đựng những tư tưởng biện chứng thiên tài... III. Khoa học và vai trò của nó trong sự phát triển xã hội 1. Khái niệm khoa học và phân loại khoa học - Khoa học có thể dùng với nhiều nghĩa khác nhau với tính cách là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của con người. Khoa học bao gồm hoạt động tinh thần và hoạt động vật chất, hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn khoa học. Khoa học phản ánh đúng đắn, chân thực các quá trình diễn ra trong hiện thực, đi sâu vào các mối quan hệ bản chất, tất nhiên, các quy luật vận động, phát triển của hiện thực được biểu hiện dưới các hình thái như: khái niệm, phạm trù, quy luật... Đối tượng nghiên cứu của khoa học bao hàm cả tự nhiên, xã hội, bản thân con người, cả về lĩnh vực vật chất và tinh thần, cả hình thái ý thức xã hội. Khoa học bao gồm các lĩnh vực chính sau: + Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. + Khoa học triết học. + Khoa học cơ bản. Khoa học hình thành và phát triển trên cơ sở sản xuất và thực tiễn xã hội. Trong quá trình đó, vai trò của khoa học ngày càng tăng lên đối với sự phát triển của xã hội. Xã hội nguyên thuỷ khoa học chưa hình thành. Khoa học chỉ bắt đầu hình thành từ thời cổ đại, khi mà có sự phân biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Từ đó đến nay, khoa học đã trải qua những giai đoạn: * Giai đoạn từ thời cổ đại cho đến thế kỷ XV Thời kỳ này khoa học mới bắt đầu hình thành, còn rất sơ khai,chỉ bó hẹp ở một số lĩnh vực: thiên văn học, toán học, cơ học nhằm đáp ứng nhu cầu về thuỷ lợi, hàng hải, xây dựng lâu đài, lăng tẩm. ảnh hưởng của tri thức khoa học đến sản xuất còn rất yếu, chủ yếu là tri thức kinh nghiệm với lao động thủ công của nô lệ. Thời trung cổ, do sự chuyên chế của phong kiến, thần quyền và tôn giáo đã kìm hãm khoa học phát triển. * Giai đoạn từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XIX Thời kỳ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII mở đầu bằng Côpecnic và kết thúc ở Niutơn. Đây là thời kỳ chế độ phong kiến Tây Âu suy tàn, chế độ tư bản ra đời là thời kỳ cách mạng tư sản. Khoa học thời kỳ này phát triển theo xu hướng chống lại phong kiến, chống lại các giáo điều, kinh viện đề cao lý trí và tự do của con người. Nói chung, khoa học còn ở trình độ sưu tập và mô tả là chính. Lúc này phương pháp tư duy siêu hình đóng vai trò thống trị. Mặc dù còn có những hạn chế đó, song khoa học thời kỳ này đã đóng vai trò tích cực chống lại mọi giáo điều tôn giáo, chống lại chủ nghĩa kinh viện, chống lại chế độ phong kiến, thúc đẩy cách mạng tư sản, đồng thời tạo tiền đề khoa học cho cách mạng công nghiệp cũng như bước phát triển tiếp theo của khoa học. Thời kỳ thứ hai của giai đoạn này bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. Bắt đầu từ giả thuyết của Cantơ về sự hình thành thái dương hệ và kết thúc bằng ba phát hiện vĩ đại là học thuyết về tế bào, học thuyết tiến hoá của các giống loài và định luật bảo toàn chuyển hoá năng lượng. Sự phát triển của khoa học ở thời kỳ này là sự kế tục của thời kỳ trước nhưng theo phương hướng mới, tiếp tục loại Chúa trời ra khỏi khoa học, phá vỡ những quan niệm siêu hình, vạch ra mối liên hệ lẫn nhau, thâm nhập lẫn nhau và sự vận động phát triển trong giới tự nhiên. Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên, bên cạnh đó sử học, kinh tế học, khoa học nhân văn... cũng không ngừng phát triển. Đặc biệt đến giữa thế thế kỷ XIX, triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăngghen sáng lập đã đóng vai trò đặc biệt to lớn trong nhận thức khoa học và trong cuộc đấu tranh nhằm giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động. * Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ thế kỷ XX Giai đoạn này, quá trình phân ngành khoa học tiếp tục diễn ra một cách mạnh mẽ, ngày càng hình thành nhiều môn khoa học mới. Xu hướng phát triển mới của khoa học hiện đại là đi sâu vào cấu trúc của vật chất như cấu trúc nguyên tử, cấu trúc gen... và thâm nhập vào khoảng không vũ trụ tìm ra những đặc tính mới, những quy định mới của vật chất, khoa học và kỹ thuật thống nhất chặt chẽ với nhau, mà thành quả vĩ đại của sự thống nhất đó chính là cuộc cách mạng khoa học - kế hoạch đã và đang diễn ra trên thế giới. Cùng với khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, các khoa học xã hội như kinh tế học, luật học, xã hội học, tâm lý học... cũng không ngừng phát triển và đóng vai trò ngày càng to lớn trong đời sống xã hội và cũng trở thành lực lượng sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo sự phát triển hài hoà các mặt của đời sống xã hội làm cho xã hội ngày càng văn minh hạnh phúc. Hiện nay công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra hàng loạt vấn đề về kinh tế , chính trị, xã hội cũng như các vấn đề khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật đòi hỏi các nhà khoa học nghiên cứu, giải đáp. Công cuộc đổi mới ở nước ta chỉ có thành công tốt đẹp khi nó được tiến hành trên cơ sở khoa học, đúng đắn, nghiêm túc. IV. Văn hoá và vai trò của nó trong đời sống xã hội Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các giá trị do con người sáng tạo ra và phương thức con người sử dụng các giá trị đó trong các hoạt động của mình. Đó là toàn bộ sự hiểu biết của con người về tự nhiên xã hội và bản thân con người trong quá trình cải tạo tự nhiên, xã hội, bản thân; là cách ứng xử của con người đối với tự nhiên xung quanh, đối với xã hội và đối với người khác; là những phong tục, tập quán, những truyền thống, những quan điểm và chuẩn mực về đạo đức, những thị hiếu về thẩm mỹ, những sinh hoạt tôn giáo, những quan điểm triết học, những hoạt động văn học, nghệ thuật, giáo dục... Theo nghĩa hẹp, văn hoá được dùng với nghĩa là các hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, giáo dục. Đặc điểm của văn hoá là môi trường vận động, phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của văn hoá có tính độc lập tương đối. Trong lịch sử phát triển văn hoá của nhân loại rất phong phú nhiều vẻ. Ngay từ thời nguyên thuỷ, mỗi thị tộc, bộ lạc đều có những điều kiện sống riêng, văn hoá có những nét độc đáo riêng, có tín ngưỡng riêng, phong tục, tập quán riêng... Khi dân tộc ra đời cộng đồng dân tộc tương đối bền vững, mỗi dân tộc có lãnh thổ riêng với những điều kiện riêng của mình, có nền kinh tế thống nhất với những đặc điểm riêng của nó, có mộtlịch sử hình thành phát triển riêng của dân tộc mình... Do đó mỗi dân tộc có nền văn hoá với bản sắc riêng của dân tộc mình. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta lại rất quan tâm đến việc khôi phục và phát triển các truyền thống văn hoá dân tộc. - Tính dân tộc của văn hoá không phủ nhận tính nhân loại, tính thời đại của văn hoá, phải có sự giao lưu lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các nền văn minh. - Trong xã hội có giai cấp, tính giai cấp của văn hoá thể hiện ở chỗ văn hoá đó do ai sáng tạo ra, do ai chi phối và phục vụ lợi ích giai cấp nào. Vì vậy, dẫu sao văn hoá cũng thể hiện tính dân tộc, tính thời đại và tính giai cấp sâu sắc. Văn hoá đóng vai trò quan trọng trong đời sốgn xã hội. Đời sống xã hội gồm rất nhiều mặt, nhiều lĩnh vực: có đời sống vật chất và đời sống văn hoá tinh thần, do đó văn hoá là một mặt của đời sống xã hội, một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống con người, xã hội càng phát triển thì nhu cầu văn hoá càng tăng lên. Trong một xã hội văn minh, tất cả các mặt của đời sống xã hội không thể vắng bóng văn hoá. Thí dụ: ăn, ở, sinh hoạt đều phải có văn hoá; giao tiếp phải có văn hoá; làm việc phải có văn hoá... Nếu chỉ có cuộc sống vật chất thì chưa đưa con người ra khỏi giới hạn của cuộc sống động vật. Mà chỉ có văn hoá mới thực sự mang lại cho con người giá trị đích thực của cuộc sống. Để đánh giá sự phát triển của xã hội phải dựa trên cơ sở trình độ văn hoá. Chỉ khi kinh tế, chính trị, xã hội kết hợp hài hoà thì xã hội mới phát triển. Văn hoá không chỉ là một mặt của đời sống xã hội mà còn là động lực phát triển của xã hội. Văn hoá trở thành tri thức, tình cảm, ý chí, nếp sống, thói quen, phương pháp và cách thức hành động của con người. Vì vậy, trình độ văn hoá thấp kém sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội và ngược lại. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ trung tâm của văn hoá, văn nghệ của nước ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm lối sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm với sự nghiệp đổi mới vì dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. phần Kết luận Lĩnh vực tinh thần là một mặt của đời sống xã hội, nó có ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của xã hội. ở Việt Nam việc phát triển về lĩnh vực tinh thần còn gặp nhiều khó khăn, nan giải. Đây là những bức xúc, trăn trở mà mọi người cần phải quan tâm và suy nghĩ. Lĩnh vực tinh thần hết sức phong phú nhiều vẻ. Một xã hội phát triển không chỉ đầy đủ về cơ sở vật chất mà còn thể hiện qua lĩnh vực tinh thần. ý thức xã hội, văn hoá khoa học phải phát triển toàn diện, giữ chúng có sự ràng buộc với nhau, mặt này phát triển làm tiền đề, cơ sở thúc đẩy mặt kia phát triển theo và ngược lại mặt này kém phát triển thì sẽ kìm hãm sự phát triển của mặt kia. Vì vậy về mặt lĩnh vực tinh thần trong đời sống xã hội phải đặc biệt quan tâm, bằng các biện pháp giáo dục văn hoá, nâng cao ý thức xã hội, đầu tư cơ sở vật chất, thúc đẩy khoa học kế hoạch phát triển... Có như vậy xã hội mới phát triển trên mọi lĩnh vực. Đối với bản thân mỗi cá nhân - một hạt nhân nhỏ bé của xã hội cần phải nỗ lực, tích cực rèn luyện và học tập nâng cao ý thức, mở mang tầm hiểu biết phát triển trí tuệ, góp phần thúc đẩy đưa xã hội đi lên. Được vậy là nhờ sự kế thừa các thành tựu về văn hoá, khoa học, tư tưởng ở giai đoạn trước, song sự nhận thức đã giúp cho nhân loại nhìn nhận thấy được những hạn chế, khiếm khuyết và sai lầm từ sự kế thừa đó mà xã hội cần sàng lọc và vứt bỏ. Đồng thời không ngừng tìm tòi sáng tạo ra những phát minh sáng kiến trong văn hoá, khoa học, kỹ thuật để rồi nhờ đó tinh thần trong đời sống xã hội được nâng cao, kéo theo sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hoá và tư tưởng trong đời sống xã hội, đưa xã hội tiến lên một bước cao hơn và xa hơn. Khi đã thấu hiểu được vai trò quan trọng của lĩnh vực tinh thần trong đời sống xã hội con người mới trở nên gắn bó, tha thiết với cuộc sống hơn. Thực tế trong đời sống xã hội, tinh thần có ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất và cường độ lao động. ý thức xã hội, văn hoá, khoa học là những mặt trực tiếp quyết định sự phát triển của xã hội. Ngày nay công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở nước ta phải gắn liền với việc đề cao và không ngừng củng cố, phát triển lĩnh vực tinh thần một cách toàn diện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60009.DOC