Logistics nghĩa là gì? Tổng quan về ngành Logistics Việt Nam
Giải pháp phát triển ngành Logistics Việt Nam
◾ Việt Nam không nên phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư công, nên chuyển dịch sang khu vực tư nhân;
◾ Nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp;
◾ Nguồn nhân lực cần nâng cao khả năng ngoại ngữ để hội nhập tốt nhất;
◾ Áp dụng công nghệ thông tin nhiều hơn vào quá trình hoạt động kinh doanh;
◾ Tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa các hiệp hội, ngành nghề liên quan.
◾ Cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và chiến lược Marketing.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu được logistics nghĩa là gì và thực trạng về ngành Logistics Việt Nam trong thời gian qua cùng những giải pháp phát triển trong những năm tới. Để biết thêm thông tin về ngành Logistics Việt Nam và các dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, vui lòng liên hệ với đơn vị PCS để được hỗ trợ.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Logistics nghĩa là gì? Tổng quan về ngành Logistics Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Logistics nghĩa là gì? Tổng quan về ngành Logistics Việt Nam
Logistics là ngành quan trọng để Việt Nam phát triển hơn trong hoạt động giao lưu thương mại. Chắc hẳn có rất nhiều người còn mơ hồ về khái niệm Logistics nghĩa là gì. Cùng PCS tìm hiểu rõ hơn về ngành Logistics ở Việt Nam để thấy những điểm mạnh, điểm yếu của đất nước mình.
Các nội dung chính
Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến Logistics Việt Nam
Logistics nghĩa là gì?
Logistics là ngành gì?
Các hình thức Logistics phổ biến hiện nay
Tổng quan về ngành Logistics Việt Nam
Chỉ số đánh giá hoạt động Logistics (LPI)
Thực trạng ngành Logistics Việt Nam
Điểm mạnh
Điểm yếu
Giải pháp phát triển ngành Logistics Việt Nam
Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến Logistics Việt Nam
Logistics nghĩa là gì?
Logistics là thuật ngữ chuyên ngành có gốc Hy Lạp. Logistics là một phần của chuỗi cung ứng gồm tổng thể nhiều công việc liên quan đến hàng hóa. Từ quy trình đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản cho đến khi hàng được giao cho người tiêu thụ cuối cùng.
Trong doanh nghiệp luôn phải quan tâm nhiều đến chiến lược Logistics để tìm ra con đường phù hợp. Một chiến lược Logistics phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí. Ngoài ra, Logistics tốt cũng giúp doanh nghiệp phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình.
Logistics là ngành gì?
Logistics đang là ngành dịch vụ phát triển nhất tại Việt Nam, một trong những ngành được gọi là dịch vụ hậu cần. Logistics là quá trình chuẩn bị hàng hóa gồm: đóng gói, kẻ ký mã hiệu, bảo quản, vận chuyển và làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu cho hàng. Logistics giống như " người trung gian" để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người dùng.
Logistics nghĩa là gì?
Quy trình Logistics Việt Nam
Nhìn vào sơ đồ, có thể thấy các hoạt động của Logistics bao gồm:
Dịch vụ khách hàng
Dự báo nhu cầu khách hàng
Các thông tin trong phân phối
Kiểm soát quá trình lưu kho
Vận chuyển nguyên vật liệu
Quản lý quá trình đặt hàng
Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho
Thu gom hàng hóa
Đóng gói, xếp dỡ hàng
Phân loại hàng hóa.
Các hình thức Logistics phổ biến hiện nay
1PL - First Party Logistic
Đây là hình thức doanh nghiệp sản xuất chịu mọi trách nhiệm trong hoạt động lưu trữ, vận chuyển từ đầu vào tới đầu ra.
2PL - Second Party Logistic
Doanh nghiệp sản xuất quản lý Logistic và cũng thuê ngoài thêm dịch vụ Logistic trong chuỗi cung ứng của mình. 2PL là hình thức được hiểu có 2 bên liên quan.
3PL - Third Party Logistic
Doanh nghiệp sản xuất chủ động thuê ngoài dịch vụ quản lý Logistic và thực hiện một số hoạt động của Logistic.
4PL - Fourth Party Logistic
Doanh nghiệp sản xuất thuê toàn bộ dịch vụ Logistic bên ngoài quản lý. Từ phân phối, điều hành để tạo ra một chuỗi Logistic hoạt động hiệu quả.
Tổng quan về ngành Logistics Việt Nam
Chỉ số đánh giá hoạt động Logistics (LPI)
1. Hiệu quả của quá trình thông quan (Clearance process) bởi các cơ quan kiểm soát biên giới;
2. Chất lượng kết cấu hạ tầng thương mại và giao thông liên quan đến ngành Logistics (Infrastructure);
3. Vận tải quốc tế ( International shipments): thể hiện bởi sự sắp xếp các chuyến hàng có giá cạnh tranh;
4. Năng lực và chất lượng dịch vụ (Logistics Competence & service quality) gồm có các nhà khai thác vận tải, môi giới;
5. Khả năng theo dõi và truy suất lô hàng (Tracking & Tracing)
6. Tính thời gian (Timeliness)
Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể rút ra:
◾ Điểm số thông quan tăng lên nhờ việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan cũng như áp dụng các ứng dụng công nghệ trong quá trình thông quan.
◾ Kết cấu hạ tầng cũng tăng đáng kể từ điểm 2,5 lên 3,01. Đây là sự cải thiện nổi bật của hệ thống giao thông đường bộ, cảng biển, đường sắt và sân bay.
◾ Nhóm năng lực và chất lượng dịch vụ cùng với nhóm khả năng theo dõi, truy suất hàng hóa là 2 nhóm được cải thiện rõ rệt nhất trong nhóm các chỉ số thành phần của LPI.
◾ Nhóm vận tải quốc tế và tính thời gian có chỉ số tăng khá chậm. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung đầu tư cải thiện.
Thực trạng ngành Logistics Việt Nam
Hiểu được bản chất Logistics nghĩa là gì sẽ giúp bạn hiểu được đôi nét về đặc điểm và thực trạng ngành logistics tại Việt Nam:
Điểm mạnh
◾ Theo báo cáo của WB về Logistics, trong năm qua, Việt Nam đã tăng thứ bậc xếp ở vị trị 39 trong 160 quốc gia và xếp thứ ba trong các nước ASEAN. Đây cũng là thành tích đáng mừng của nước ta.
◾ Hải quan đã có các chính sách mới, cải cách thủ tục hành chính, áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào quá trình xuất nhập khẩu. (Xem thêm hệ thống VNACCS/VCIS là gì?). Nhờ đó, thời gian thông quan hàng hóa rút ngắn đáng kể, hỗ trợ tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp. Có thể nói những đột phá đó đã lần đầu tiên mang lại cho ngành Hải quan mức doanh thu 300.000 tỷ.
◾ Thương mại điện tử và công nghiệp tự động hóa là 2 ngành thúc đẩy sự phát triển của Logistics trong những năm gần đây. Theo dữ liệu từ Armstrong and Associates, dự kiến đến năm 2020, ngành thương mại điện tử chiếm tới 7,5% trong tổng doanh thu Logistics thế giới.
◾ Việt Nam có lợi thế sở hữu nhiều cảng biển khi đầu tư xây dựng quy mô lớn, có khả năng nhận tàu có trọng lượng lên tới 100 nghìn tấn. Ngoài ra, Việt Nam có 70 đường bay quốc tế, rất thích hợp để phát triển hoạt động Logistics.
Điểm yếu
◾ Tuy nhiên,đầu tư cơ cở hạ tầng ở Việt Nam chưa đồng bộ, tập trung chủ yếu vào đường bộ hơn là các phương thức vận tải khác.
◾ Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, khả năng kết nối mạng lưới toàn cầu cùng kém.
◾ Thiếu các khu kho vận có vị trí chiến lược. Chưa đồng bộ hệ thộng cảng, sân bay, cơ sở sản xuất.
◾ Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa Việt Nam thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp FDI.
◾ Ngành Logistic Việt Nam đóng góp vào GDP còn thấp chỉ khoảng 3-4% trong năm 2018. Và doanh nghiệp Việt Nam đang phải sử dụng dịch vụ logistics với chi phí cao. Điều đó đi ngược với thế giới, nên làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và hạn chế sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Logistics là gì? Ngành logistics tại Việt Nam
Giải pháp phát triển ngành Logistics Việt Nam
◾ Việt Nam không nên phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư công, nên chuyển dịch sang khu vực tư nhân;
◾ Nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp;
◾ Nguồn nhân lực cần nâng cao khả năng ngoại ngữ để hội nhập tốt nhất;
◾ Áp dụng công nghệ thông tin nhiều hơn vào quá trình hoạt động kinh doanh;
◾ Tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa các hiệp hội, ngành nghề liên quan.
◾ Cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và chiến lược Marketing.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu được logistics nghĩa là gì và thực trạng về ngành Logistics Việt Nam trong thời gian qua cùng những giải pháp phát triển trong những năm tới. Để biết thêm thông tin về ngành Logistics Việt Nam và các dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, vui lòng liên hệ với đơn vị PCS để được hỗ trợ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- logistics_nghia_la_gi_tong_quan_ve_nganh_logistics_viet_nam.docx