Đàm phán kinh tế quốc tế thực chất là quá trình xác định lợi ích phân bổ giữa các bên để đạt được sự nhất trí thông qua sự mặc cả. Từ góc độ kinh tế học, điểm cân bằng nội địa của mỗi quốc gia là vị thế đàm phán của quốc gia. Đó là căn cứ để xác định điểm cân bằng quốc tế và điểm cân bằng quốc tế này là điểm nhất trí mong đợi thông qua đàm phán của các bên. Sự kết hợp giữa hai điểm cân bằng nội địa và điểm cân bằng quốc tế tạo nên miền lợi ích tối ưu của đàm phán. Lợi ích kinh tế các bên có thể được xác định thông qua phúc lợi sản xuất và tiêu dùng trong kinh tế học và chúng có thể điều chỉnh tùy thuộc vào năng lực mặc cả của các bên. Phương thức phân bổ lợi ích tối ưu trong tất cả các phương thức phân bổ có thể đã được xác định. Việc hiểu rõ phương thức phân bổ lợi ích kinh tế đàm phán là căn cứ trực tiếp để xây dựng các kịch bản đàm phán cũng như chuẩn bị chiến lược và chiến thuật đàm phán. Có 5 phương thức phân bổ lợi ích kinh tế đàm phán được xác định dựa trên 3 trạng thái là một bên lỗ hoàn toàn và một bên lãi hoàn toàn, một bên lãi và một bên hòa vốn và cả hai bên đều lãi. Dựa trên 5 phương thức phân bổ lợi ích để xây dựng 5 kịch bản đàm phán là từ chối đàm phán, có thể đàm phán, sẵn sàng đàm phán, sẵn sáng đàm phán cao và sẵn sàng đàm phán rất cao. Các phương thức đàm phán này góp phần làm rõ hơn cơ chế phân bổ lợi ích giữa các bên trong mô hình ZOPA và 5 kiểu đàm phán xung đột. Ngoài ra, các phương thức phân bổ lợi ích được xây dựng còn tạo căn cứ để giải mã bản chất của BATNA. Lợi ích đàm phán được hình thành khách quan nhưng được thực hiện thông qua hành vi của con người trước hết là những người trực tiếp tham gia đàm phán. Năng lực và kỹ năng người đàm phán đóng vai trò chi phối trực tiếp kết quả đàm phán. Bên cạnh việc chuẩn bị kịch bản đàm phán thận trọng cần lựa chọn kỹ lưỡng và rèn luyện hiệu quả năng lực và kỹ năng đàm phán của đội ngũ để thực hiện thành công mục tiêu đàm phán. Phương pháp sử dụng trong bài viết (EBIN) có hạn chế là chưa tính đến hết tất cả các yếu tố cụ thể tác động đến lợi ích kinh tế các bên như tăng trưởng, phát triển thị trường mới, tăng đầu tư, tạo việc làm và hoàn thiện thể chế. Đồng thời, mô hình nước nhỏ khó có thể bao quát đối với tất cả các nước trong đó có các nước quy mô lớn. Do đó, phương pháp này cần được tiếp tục phát triển.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lợi ích kinh tế phân bổ của các bên trong đàm phán kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 5 (8/2019) 16
LỢI ÍCH KINH TẾ PHÂN BỔ CỦA CÁC BÊN
TRONG ĐÀM PHÁN KINH TẾ QUỐC TẾ
Nguyễn Thường Lạng1
Title: The economic benefit
distributed among parties in the
international economic
negotiation
Từ khóa: Lợi ích kinh tế phân bổ,
bên, đàm phán kinh tế quốc tế
Keywords: Economic benefit in
negotiation (EBIN), party,
international negotiation
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 15/5/2018;
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
2/6/2018;
Ngày chấp nhận đăng bài:
25/7/2019.
Tác giả:
1 Trường ĐH Kinh tế quốc dân
Email:
Langnguyen3300@gmail.com
TÓM TẮT
Bài viết phân tích lợi ích kinh tế phân bổ giữa các bên đàm
phán kinh tế quốc tế theo mô hình cung - cầu trong kinh tế học gọi
là lợi ích kinh tế trong đàm phán. Lợi ích đàm phán được phân bổ
theo các phương thức khác nhau bao gồm một bên được lợi hoàn
toàn và một bên chịu thiệt hoàn toàn, một bên được lợi và một bên
hòa vốn, và cả hai bên đều thu được lợi. Dựa vào các phương thức
phân bổ lợi ích được xác định, bài viết đưa ra các gợi ý lựa chọn
kịch bản trong đàm phán kinh tế quốc tế.
ABSTRACT
The paper analyzes the the economic benefits distributed
among the international economic negotiating parties by the
supply-demand model in economics that called economic benefit
in negotiation (EBIN). Negotiation benefits are distributed among
them in a variety of ways, including one party acquires a full
benefit and the other makes a full loss, one gets benefit and the
other owns the break-even-point situation, and both parties are
mutually beneficiary. Based on the identified benefit ditribition
modes, the paper gives the suggestions to select the negotiating
scenarios in the international economic negotiation.
1. Giới thiệu
Đàm phán kinh tế quốc tế là các cuộc
thương lượng nhằm đạt được các thỏa
thuận về điều chỉnh và phối hợp chính sách
giữa các quốc gia trong lĩnh vực thương mại,
đầu tư hoặc các quan hệ kinh tế khác. Đây là
loại hình đàm phán tạo ra các cam kết mang
tính lâu dài, phạm vi rộng và có tác động
tổng thể khác với đàm phán kinh doanh
được thực hiện giữa các doanh nghiệp để ký
kết hợp đồng mang tính ngắn hạn, phạm vi
hẹp và có tác động cục bộ. Về bản chất, đây
là quá trình phân bổ lợi ích giữa các quốc gia
các bên trong khuôn khổ các quan hệ được
xây dựng. Để đàm phán đạt mục tiêu, các
bên phải tính toán cụ thể và đánh giá chi tiết
lợi ích kinh tế đạt được cũng như những
thua thiệt có thể. Vì thế, việc xác định đúng lợi ích phân bổ giữa các bên trong đàm phán
là căn cứ cơ bản để xây dựng kịch bản đàm
phán cả chiến lược và chiến thuật.
Các cuộc đàm phán kinh tế quốc tế diễn
ra ngày càng nhiều cả cấp độ song phương,
khu vực và liên khu vực trong xu thế mở
rộng toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế và tự
do hóa thương mại. Chúng được các quốc
gia tổ chức chặt chẽ và chuyên nghiệp nhằm
hình thành các cam kết quốc tế toàn diện và
sâu sắc. Tuy nhiên, việc phân tích cụ thể lợi
ích phân bổ giữa các bên đàm phán nhất là lợi ích kinh tế vẫn chưa được thực hiện có
hệ thống, gây khó khăn nhất định đối với các
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 5 (8/2019) 17
bên trong lựa chọn kịch bản phù hợp. làm
kéo dài thời gian đàm phán và tăng chi phí
đối với các bên.
Bài viết được thực hiện nhằm 3 mục
tiêu: (i) Nhận dạng lợi ích kinh tế của đàm
phán kinh tế quốc tế, (ii) phân tích lợi ích
kinh tế phân bổ giữa các bên, (iii) đề xuất
các kịch bản đàm phán kinh tế quốc tế.
2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý
thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu
Đàm phán kinh tế quốc tế là đàm phán
giữa các chủ thể chính phủ hoặc đại diện
chính phủ để điều chỉnh chính sách mang
bản chất thương mại, có ảnh hưởng lâu dài,
phạm vi rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực
như thương mại hàng hóa, thương mại dịch
vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính
phủ, cơ chế giải quyết tranh chấp cho nên lợi
ích thu được từ đàm phán được các bên
quan tâm hàng đầu. Sản phẩm của các cuộc
đàm phán là các hiệp định như hiệp định
thương mại tự do song phương, đa phương
hay hiệp định thế hệ mới hoặc các thỏa
thuận được ký kết. Các đánh giá định lượng
tác động của hiệp định hay lợi ích kinh tế
của đàm phán gồm tác động tổng thể, ngành
và phúc lợi (Plummer, Cheong & Hamanaka,
2010) hoặc tác động đến sản lượng, thương
mại, tiền lương, việc làm và các sản phẩm
(MUTRAP, 2011). Tuy nhiên, lợi ích thương
mại hay lợi ích kinh tế thực tế thu được này
không hoàn toàn trùng với lợi ích thu được
từ đàm phán. Đàm phán chính sách thương
mại giữa các quốc gia cần tránh đề cao bảo
hộ làm biến dạng lợi ích và cách ứng xử
thiếu công bằng giữa các bên (Alfredson &
Cungư, 2008) vi phạm những nguyên tắc tự
do hóa thương mại như không phân biệt đối
xử, thương mại tự do hơn qua đàm phán...
(WTO, 1995)
Các nghiên cứu về đàm phán kinh tế
quốc tế ít đề cập phương thức phân bổ lợi
ích kinh tế giữa các bên có quốc tịch khác
nhau. Nhìn chung, đàm phán chịu ảnh
hưởng bởi mối quan tâm của các bên. Đây có
thể là nguyên nhân sâu xa, giá trị, khát vọng
và mục tiêu làm tăng vị thế (Gregory, 2011).
Cần tách con người ra khỏi vấn đề và tập
trung vào lợi ích gồm lợi ích chung, lợi ích
riêng và lợi ích xung đột trong đó lợi ích
xung đột được các bên quan tâm lớn nhất
(Fisher & Ury, 2011). Và, cần nhận dạng
vùng có thể thỏa thuận (ZOPA) giữa các bên
gồm người mua và người bán là vùng nằm
trong khoảng giữa hai điểm bảo lưu để
không dẫn đến tình trạng một bên bị thiệt
hoàn toàn và một bên lợi hoàn toàn hay cả
hai bên đều thu được lợi ích. Coburn (2011)
coi lợi ích xung đột là lợi ích một bên được
thì bên kia mất. Đồng thời, thông qua kết
hợp hai khía cạnh là quan hệ giữa các bên và
bản chất xung đột lợi ích để hình thành 5
kiểu giải quyết lợi ích xung đột gồm cạnh
tranh - bên này thắng bên còn lại thua, hợp
tác - hai bên cùng thắng, bù đắp - bên này
thua bên còn lại thắng, lảng tránh - cả hai
bên đều thua và dung hòa - kết hợp tất cả
các kiểu với nhau. Nghiên cứu còn nhấn
mạnh đến giải pháp tốt nhất thỏa thuận đàm
phán (BATNA) để tạo căn cứ lựa chọn kiểu
đàm phán phù hợp.
Như vậy, các nghiên cứu đều nhấn
mạnh lợi ích đạt được của các bên trong
đàm phán đặc biệt lợi ích kinh tế như tăng
trưởng kinh tế, mức độ mở rộng quy mô
xuất nhập khẩu, đầu tư, việc làm và hoàn
thiện thể chế. Những tác động này là kết quả
cuối cùng của đàm phán. Tuy nhiên, việc
phân bổ lợi ích giữa các bên diễn ra trong
quá trình đàm phán chưa được nghiên cứu
từ góc độ kinh tế học một cách rõ ràng và cụ
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 5 (8/2019) 18
thể để nhận dạng tổng quát và vận dụng vào
phân tích, đánh giá, đo lường lợi ích và sự
phân bổ giữa các bên trong những trường
hợp cụ thể.
2.2. Cơ sở lý thuyết
Lợi ích đàm phán kinh tế quốc tế được
xác định theo lý thuyết lợi thế so sánh
(Ricardo, 1817). Đó là các khoản lợi ích thu
được từ thương mại mang tính tiềm năng và
ở trạng thái tĩnh. Bên nào bị thiệt sẽ từ chối
mở rộng quan hệ kinh tế thậm chí chấm dứt
đàm phán. Đồng thời, lý thuyết này chỉ ra tỷ lệ trao đổi giữa các quốc gia để cả hai quốc
gia đàm phán cùng có lợi nằm trong khoảng
các tỷ lệ trao đổi nội địa (Salvatore, 2013). Tỷ lệ nội địa phản ánh cân bằng cung - cầu
nội địa và thể hiện vị thế mỗi quốc gia trong
đàm phán, và là căn cứ phân bổ lợi ích giữa
các bên thông qua cùng trao đổi để xác định
tỷ lệ trao đổi quốc tế.
Lý thuyết mặc cả (Stăhl, 1972) chỉ ra
trạng thái điều chỉnh các thỏa thuận giữa
các bên để vừa tối đa hóa lợi ích tổng thể
cũng như bảo vệ lợi ích cốt lõi mỗi bên. Lợi
ích kinh tế tổng thể mang tính ổn định
nhưng được phân bổ giữa các bên thông qua
mặc cả với quy tắc thông dụng là người mua
muốn mua rẻ còn người bán muốn bán đắt.
Lợi ích trong đàm phán có thể thay đổi so
với lợi ích thu được từ thương mại và năng lực mặc cả hay đàm phán của các bên làm
thay đổi lợi ích phân bổ.
Lý thuyết kinh tế học chỉ ra cụ thể lợi
ích của người mua và giá trị của người bán
(Mankiw, 2005). Lợi ích của người mua
được thể hiện ở thặng dư tiêu dùng. Lợi ích
của người bán được thể hiện ở thặng dư sản
xuất. Trạng thái cân bằng cung - cầu thông
qua người mua và người bán gặp gỡ nhau
trong nền kinh tế mỗi quốc gia phản ánh vị
thế đàm phán của quốc gia đó. Lý thuyết
kinh tế học, đến thời điểm hiện tại, cung cấp
công cụ phân tích trực quan lợi ích của các
bên nhưng chưa chỉ ra cụ thể phương thức
phân bổ lợi ích giữa chúng. Mỗi lý thuyết góp phần làm rõ một khía
cạnh để phân tích lợi ích được phân bổ giữa
các bên đàm phán. Giữa các lý thuyết có sự
bổ sung lẫn nhau. Lý thuyết lợi thế so sánh
chỉ ra lợi ích tiềm năng được tạo ra bởi các
bên một cách công bằng và minh bạch, lý
thuyết mặc cả chỉ ra lợi ích được điều chỉnh
giữa các bên do năng lực mặc cả, và lý thuyết
kinh tế học cung cấp công cụ xác định lợi ích
phân bổ giữa chúng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu và
nguồn dữ liệu
Bài viết sử dụng phương pháp phân
tích cung cầu bằng đồ thị trong kinh tế học
kết hợp với mô phỏng tổng cung và tổng cầu
trong thương mại quốc tế của trường hợp 2
quốc gia quy mô nhỏ được gọi chung là nước
xuất khẩu và nước nhập khẩu (có thể hàng
hóa, vốn, dịch vụ) để xác định điểm cân bằng
quốc tế. Từ điểm cân bằng được hiểu là vị
thế sẵn có, các bên đàm phán lựa chọn lợi
ích phân bổ để điều chỉnh kịch bản đàm
phán đạt mục tiêu đặt ra.
Nguồn dữ liệu sử dụng được lấy từ Giáo
trình kinh tế học của G. Mankiw, Giáo trình
Kinh tế học quốc tế của D. Salvatore và các
nguồn khác.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Lợi ích kinh tế thu được từ đàm
phán kinh tế quốc tế có thể nhận dạng
dựa vào điểm cân bằng trong nước, điểm
cân bằng quốc tế và phúc lợi nước xuất,
nhập khẩu
Điểm cân bằng trong nước hay vị thế
của nước nhập khẩu và nước xuất khẩu là
điểm xuất phát đàm phán của các bên. Các
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 5 (8/2019) 19
điểm cân bằng này được gọi là điểm bảo lưu
(Fisher & Ury, 2011). Theo Hình 1, các điểm
này lần lượt là E1 và E2 thể hiện mức giá
nhập khẩu cao nhất và mức giá xuất khẩu
cao nhất có thể được chấp thuận tương ứng
tại điểm A và B. Để đơn giản hóa, thế giới
được giả định chỉ có 2 quốc gia và mỗi quốc
gia chỉ hoàn toàn xuất khẩu hay nhập khẩu.
Lợi ích thu được từ đàm phán thống nhất
hoàn toàn với lợi ích thu được và từ thương
mại. Trong điều kiện thương mại tự do
nghĩa là hai quốc gia tự do xuất khẩu và
nhập khẩu theo quy luật lợi thế so sánh,
điểm cân bằng quốc tế Ew là điểm giao giữa
đường cung và cầu tương ứng của thế giới
là Sw và Dw và tại ra mức giá công bằng
quốc tế tại điểm C. Đường cầu của thế giới
(Dw) được xác định dựa trên chênh lệch
cung - cầu trong nước nhập khẩu và đường
cung thế giới được xác định dựa trên chênh lệch cung - cầu của nước xuất khẩu (Sw).
Điểm cân bằng quốc tế phản ánh trạng thái
đạt được sự nhất trí của các bên và nằm
trong khoảng hai vị thế đàm phán. Lợi ích
kinh tế hay phúc lợi đạt được từ đàm phán
kinh tế quốc tế xuất hiện từ sự chênh lệch vị
thế của điểm cân bằng trong nước và điểm
cân bằng quốc tế. Đối với nước nhập khẩu, lợi ích này được đo bằng diện tích tam giác
MNE¹ hay mức tăng thặng dư tiêu dùng do
nhập khẩu với giá thấp hơn giá cân bằng
trong nước. Đối với nước xuất khẩu, lợi ích
này được đo bằng diện tích tam giác IKE²
hay thặng dư sản xuất do xuất khẩu với giá
cao hơn giá cân bằng trong nước. Lợi ích
đàm phán tổng thể (phúc lợi tổng thể) khi
các bên đạt được sự nhất trí được đo bằng
diện tích tam giác ABEw bằng tổng diện tích
biểu diễn lợi ích thu được của nước xuất
khẩu và nước nhập khẩu. Nếu hai quốc gia
không đàm phán để triển khai giao dịch xuất - nhập khẩu, đầu tư hay giao dịch kinh tế
khác, phần lợi ích này bị coi là tổn thất hay
mất không xã hội. Nói cách khác, đàm phán
giữa các quốc gia làm tăng lợi ích cho tất cả
các bên nhờ giảm thiểu tình trạng mất
không hay lãng phí. Lợi ích tổng thể đàm
phán tối ưu khi loại bỏ lãng phí đồng thời
với không gây thiệt hại lợi ích của bất kỳ bên
nào. Lợi ích tổng thể mang bản chất lợi ích
xung đột mà cạnh tranh giữa các bên chủ
yếu xoay quanh phân bổ lợi ích này.
Hình 1. Lợi ích nước nhập khẩu, nước xuất khẩu và lợi ích đàm phán tổng thể (Nguồn:
Salvatore (2013) và tác giả)
Lợi ích nước nhập khẩu Lợi ích nước xuất khẩu Lợi ích tổng thể
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 5 (8/2019) 20
Cách tiếp cận này làm rõ hơn vị thế và lợi
ích kinh tế của các bên so với cách tiếp cận
ZOPA lấy vị trí bảo lưu của người bán và người
mua làm điểm xuất phát để xác định vùng có
thể thỏa thuận. Vị trí bảo lưu này có sẵn của
các bên được khai thác trong quá trình đàm
phán nhằm đạt đến điểm nhất trí trong
khoảng hai vị trí bảo lưu. Tuy nhiên, bản chất
của vị trí bảo lưu chưa được giải thích rõ khi
phân tích và giải thích vị thế kinh tế của các
bên đàm phán kinh tế quốc tế. Hơn nữa, việc
minh họa lợi ích kinh tế đạt được theo cách
tiếp cận ZOPA chưa thật cụ thể và trực quan
nhất là chưa chỉ rõ được lợi ích kinh tế nào đạt
được của các bên, đạt ở quy mô nào và chúng
xuất phát từ vị thế của các bên như thế nào.
Các phạm trù kinh tế phổ biến và nền tảng
thường được sử dụng trong phân tích kinh tế
như cung - cầu, điểm cân bằng, thặng dư sản
xuất, thặng dư tiêu dùng, tổn thất, đã không
được sử dụng. Cách tiếp cận này khó khai thác
được các khái niệm được phát triển có tính hệ
thống rất cao trong kinh tế học cho nên khó
chỉ rõ được bản chất kinh tế của lợi ích đàm
phán. Hạn chế đó cần được khắc phục bằng
cách tiếp cận kinh tế học phân tích lợi ích kinh
tế đàm phán (EBIN) làm rõ hơn quan hệ giữa
quy mô lợi ích tăng lên của mỗi bên với lợi ích
tăng lên tổng thể chưa được giải thích cụ thể
trong Giáo trình kinh tế học quốc tế nổi tiếng
của D. Salvatore (trang 86).
3.2. Trong tiến trình đàm phán, có 5
phương thức phân bổ lợi ích giữa các bên
có thể sử dụng làm căn cứ xây dựng 5
phương án đàm phán
Giả định các bên đàm phán tạo dựng sự
tin tưởng lẫn nhau và đều nỗ lực bảo vệ và tối
đa hóa lợi ích trong phạm vi lợi ích xung đột.
Lợi ích đạt được của các bên phụ thuộc vào vị
thế đàm phán được các bên chấp thuận, cụ thể
là mức giá được cả hai bên nhất trí. Ứng với 5
mức giá khác nhau, có 5 phương án có thể lựa
chọn đối với các bên đàm phán.
Phương thức 1: Mức giá đàm phán đạt
được cao hơn mức giá cân bằng của nước
nhập khẩu. Nước xuất khẩu, nếu áp dụng
mức giá này, thu lợi ích hoàn toàn vượt ra
ngoài lợi ích xung đột (Hình 2). Nước nhập
khẩu có thể bị thiệt hoàn toàn, có thể từ chối
đàm phán nhập khẩu để chuyển sang sử
dụng sản phẩm trong nước, triệt để tiết
kiệm chi phí. Nếu càng nhập khẩu với giá
cao hơn giá cân bằng càng gây lỗ đối với nhà
nhập khẩu. Đồng thời, nước nhập khẩu có
thể tìm kiếm đối tác khác để đàm phán với
chi phí nhập khẩu phù hợp.
Hình 2. Giá đàm phán cao hơn giá cân bằng
nước nhập khẩu (Nguồn: Mankiw (2005)) Mức giá đàm phán đạt được tại F cao
hơn mức giá cân bằng nước nhập khẩu tại A.
Nước xuất khẩu thu lợi ích là thặng dư sản
xuất đo bằng diện tích tam giác FGB bao gồm
thặng dư tiêu dùng trong điều kiện công
bằng (diện tích tam giác ABEw) và chi phí
nước nhập khẩu (đo bằng diện tích đa giác
FAEwG. Diện tích hình thang FAHG biểu thị
phần thặng dư tăng thêm do giá cao hơn giá
nước nhập khẩu thể hiện lợi thế đàm phán.
Phương thức 2: Mức giá đàm phán đạt
được trùng với mức giá cân bằng của nước
nhập khẩu hay nước nhập khẩu hòa vốn còn
nước xuất khẩu thu lợi ích tối đa vượt ra
ngoài phạm vi lợi ích xung đột. Lợi ích tối đa
nhà xuất khẩu đạt được là do gia tăng thặng
dư sản xuất đến mức cao nhất có thể trong
điều kiện nước nhập khẩu vẫn có thể chấp
thuận (Hình 3).
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 5 (8/2019) 21
Hình 3. Giá đàm phán ngang giá cân
bằng nước nhập khẩu (Nguồn: Mankiw (2005)) Mức giá đạt được tại A ngang mức giá
cân bằng nước nhập khẩu. Nước xuất khẩu
thu lợi ích là thặng dư sản xuất đo bằng diện
tích tam giác ABH gồm thặng dư tiêu dùng
trong điều kiện công bằng (diện tích tam giác
ABEw) và chi phí nước nhập khẩu (diện tích
tam giác AEwH). Nước nhập khẩu có thể chấp
thuận điều kiện này, không nhất thiết dừng
đàm phán hay tìm đối tác đàm phán khác.
Phương thức 3: Mức giá đàm phán
nằm trong khoảng hai mức giá cân bằng
trên thị trường mỗi nước. Cả nước xuất
khẩu và nước nhập khẩu đều có lợi và khoản lợi ích này hình thành từ chênh lệch giá cân
bằng của hai quốc gia hay chênh lệch vị thế
đàm phán. Nước nhập khẩu thu lợi do nhập
khẩu với giá thấp hơn giá trong nước. Nước
xuất khẩu thu lợi do xuất khẩu với giá cao
hơn giá trong nước (Hình 4). Đây là phương
thức phân bổ tối ưu nhất vì bảo đảm cả hai
bên đều thu được lợi ích kinh tế.
Hình 4. Giá đàm phán nằm trong khoảng
2 giá cân bằng (Nguồn: Mankiw (2005))
Mức giá đạt được tại C trong khoảng 2
mức giá cân bằng A và B. Nước xuất khẩu
thu lợi ích là thặng dư sản xuất đo bằng diện
tích tam giác BCEw. Nước nhập khẩu thu lợi
ích từ thặng dư tiêu dùng đo bằng diện tích
tam giác ACEw. Quy mô lợi ích kinh tế đạt
được của cả 2 nước đo bằng diện tích tam
giác ABEw và đàm phán nhằm phân bổ lợi
ích giữa hai bên này thỏa đáng nhất. Cả hai
bên tích cực đàm phán để đạt kết quả.
Phương thức 4: Mức giá đàm phán đạt
được trùng với mức giá cân bằng của nước
xuất khẩu hay nước xuất khẩu hòa vốn còn
nước nhập khẩu thu lợi ích tối đa vượt ra
ngoài phạm vi lợi ích xung đột. Lợi ích tối đa
nhà nhập khẩu đạt được là do gia tăng thặng
dư tiêu dùng đến mức cao nhất có thể trong
điều kiện nước xuất khẩu có thể chấp thuận.
Nước xuất khẩu vẫn chấp thuận vì ở trạng
thái hòa vốn như là cách thức để tiêu thụ
hàng hóa đã sản xuất ra, tránh tồn kho gâu
tăng chi phí bảo quản, gây giảm giá và thua lỗ hoặc để bảo đảm việc làm.
Hình 5. Giá đàm phán trùng với giá cân
bằng nước xuất khẩu (Nguồn: Mankiw (2005)) Mức giá đạt được tại B. Nước nhập khẩu
chẳng những không bị thiệt hại mà còn thu lợi ích tối đa trong phạm vi lợi ích xung đột là
thặng dư tiêu dùng đo bằng diện tích tam
giác ABI gồm phần lợi ích xung đột đo bằng
diện tích tam giác ABEw và chi phí nước xuất
khẩu đo bằng diện tích tam giác BEwDx. Nước
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 5 (8/2019) 22
xuất khẩu mức hòa vốn tại mức giá ở điểm B.
Nước xuất khẩu có thể chấp thuận điều kiện
này, không nhất thiết dừng đàm phán hay
tìm đối tác đàm phán khác.
Phương thức 5: Mức giá đàm phán đạt
được thấp hơn mức giá cân bằng của nước
xuất khẩu. Nước nhập khẩu thu lợi hoàn
toàn vượt ra ngoài lợi ích xung đột. Còn
nước xuất khẩu có thể bị thiệt hoàn toàn, từ
chối xuất khẩu để tiêu thụ trong nước hoặc
tìm kiếm thị trường khác để bán với giá cao
hơn nhằm giảm bớt các khoản lỗ (Hình 6).
Càng xuất khẩu với giá này, nước xuất khẩu
càng bị lỗ.
Hình 6. Giá đàm phán thấp hơn giá cân
bằng ở nước xuất khẩu (Nguồn: Mankiw (2005)) Mức giá đàm phán đạt tại T thấp hơn
mức giá cân bằng nước xuất khẩu tại B.
Nước nhập khẩu thu lợi ích là thặng dư tiêu
dùng đo bằng diện tích tam giác ATR bao
gồm thặng dư sản xuất trong điều kiện công
bằng (diện tích tam giác ABEw) và chi phí
nước xuất khẩu (đo bằng diện tích đa giác
TBEwR). Diện tích hình thang TBIR biểu thị
phần thặng dư tăng thêm do giá thấp hơn
giá nước xuất khẩu thể hiện lợi thế đàm
phán. Nước xuất khẩu có thể bán phá giá vì
mức giá bán trên thị trường nước ngoài
thấp hơn cả mức giá bán trên thị trường
trong nước trong điều kiện thương mại
thông thường.
Các phương thức phân bổ lợi ích trên
đây chỉ rõ hơn độ lớn và cách thức phân bổ lợi ích kinh tế giữa các bên đàm phán. Chúng
thể hiện mức độ phân tích lợi ích kinh tế sâu
hơn và cụ thể hơn so với cách tiếp cận 5 kiểu
đàm phán lợi ích xung đột (Coburn, 2011)
chỉ mang tính khái quát và định tính. Việc
phân tích cụ thể từng phương thức phân bổ lợi ích kinh tế là sự bổ sung và làm sâu sắc
thêm cách thức phân tích lợi ích đàm phán
kinh tế quốc tế có tính đặc thù so với các
nghiên cứu đã có chủ yếu tập trung vào đàm
phán kinh doanh. Hơn nữa, nếu so sánh 5
phương thức phân bổ lợi ích có thể nhận
thấy phương thức 3 cả hai bên đều đạt lợi
ích kinh tế nhưng không xảy ra tình trạng lợi
ích quốc gia này thu được là do thiệt hại lợi
ích của quốc gia còn lại mà cả hai quốc gia có lợi do khai thác phần lãng phí của xã hội nếu
không diễn ra đàm phán. Đây là phương
thức tối ưu nhất hay lý tưởng trong phân bổ lợi ích đàm phán, bảo đảm sự kết hợp giữa
phát triển quan hệ và giải quyết vấn đề đàm
phán mà có thể coi đây là BATNA. Tất cả 4
phương thức còn lại đều rơi vào tình trạng
trong lợi ích đạt được tối đa của một bên có
một phần thua thiệt lợi ích của bên còn lại.
Dựa vào các phương án phân bổ lợi ích
được xác định trên đây, có thể xây dựng các
kịch bản đàm phán kinh tế quốc tế để các
bên lựa chọn là thua - thắng, hòa - thắng,
thắng - thắng, thắng - hòa, thắng - thua. Từ
các kịch bản này có thể hiểu rõ hơn thái độ
của các bên đàm phán như từ chối đàm
phán, có thể đàm phán, mức độ sẵn sàng
đàm phán rất cao, cao hay vừa. Mức độ sẵn
sàng đàm phán cao nếu lợi ích thu được từ
đàm phán lớn và ngược lại (Bảng 1). Điều
này góp phần củng cố thêm nhận định về
bản chất lợi ích kinh tế phân bổ trong các
cuộc đàm phán kinh tế quốc tế hay lợi ích là
yếu tố cốt lõi trong đàm phán.
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 5 (8/2019) 23
Bảng 1. Các kịch bản đàm phán theo phương thức phân bổ lợi ích
Phương thức
phân bổ lợi
ích
Các bên đàm phán Kịch bản
đàm phán
Các bên đàm phán
Nước
nhập
khẩu
Nước
xuất
khẩu
Nước nhập
khẩu
Nước xuất
khẩu
Phương thức 1 Lỗ hoàn
toàn Lãi hoàn toàn Thua- Thắng Từ chối đàm phán Sẵn sàng đàm phán rất cao
Phương thức 2 Hòa vốn Lãi lớn Hòa-
Thắng Có thể đàm phán Sẵn sàng đàm phán cao
Phương thức 3 Lãi Lãi Thắng-
Thắng Sẵn sàng đàm phán Sẵn sàng đàm phán
Phương thức 4 Lãi lớn Hòa vốn Thắng-
Hòa Sẵn sàng đàm phán cao Có thể đàm phán
Phương thức 5 Lãi hoàn
toàn Lỗ hoàn toàn Thắng- Thua Sẵn sàng đàm phán rất cao Từ chối đàm phán
Nguồn: Tác giả
3.3. Lợi ích kinh tế phân bổ giữa các
bên đàm phán kinh tế quốc tế chịu ảnh
hưởng của năng lực và kỹ năng đàm phán
của các nhân sự tham gia
Các phương thức phân bổ lợi ích kinh
tế trên đây được xây dựng xuất phát từ vị
thế của các bên và được phân tích ở trạng
thái tĩnh trong khi đàm phán là một trạng
thái động với những tính toán, cân nhắc và
áp dụng nhiều chiến lược và chiến thuật
khác nhau của các bên tham gia trong từng
giai đoạn đàm phán. Đàm phán chịu tác
động lớn của kỹ thuật lập luận (Fisher &
Ury, 2011) so với vị thế. Kỹ năng đàm phán
được coi là chìa khóa kinh doanh thành công
(Chebet, 2015). Do đó, các khoản lợi ích kinh
tế được phân tích, tính toán, đánh giá trước
khi đàm phán diễn ra chỉ mang tính chất
tiềm năng chưa phải hiện thực. Chúng cần
được các bên thảo luận để đạt được sự nhất
trí cuối cùng. Năng lực và kỹ năng đàm phán
của nhân sự đàm phán đóng vai trò quyết
định trực tiếp đến việc xác định lợi ích đàm
phán của các bên để hình thành cam kết.
Nếu các bên có năng lực tốt về chuyên môn,
luật pháp và có sự chuẩn bị tốt về kỹ năng
đàm phán mang tính chuyên nghiệp như kỹ
năng tổng hợp và phân tích thông tin, kỹ
năng lập luận, thuyết phục, xử lý xung đột,
kỹ năng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và nguy cơ với đối tác thì kết quả đàm
phán đạt được tốt hơn so với trạng thái
ngược lại. Những người trong đoàn đàm
phán cần có sự rèn luyện và trải nghiệm qua
thực tế để đạt được năng lực cần thiết và
làm chủ các kỹ năng đàm phán hiệu quả.
Thực tế cho thấy có nhiều quốc gia hoặc
khu vực có vị thế lớn và mức độ ảnh hưởng
đáng kể trong các quan hệ kinh tế quốc tế
nhưng không đạt được sự thỏa thuận trong
đàm phán. Chẳng hạn, đàm phán giữa Mỹ và
Liên minh châu Âu (EU) là những khu vực
có vị thế kinh tế đáng kể với quy mô Tổng
sản phẩm quốc nội tương đương nhau
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 5 (8/2019) 24
khoảng 18 - 19 nghìn tỷ đô la Mỹ để ký kết
Hiệp định tự do thương mại và đầu tư xuyên
Đại Tây Dương (TTIP) nhưng thất bại. Thực
tế cho thấy, hai bên đã có quan hệ thương
mại và đầu tư song phương truyền thống lâu
đời và quy mô lớn nghĩa là sự khác biệt đáng
kể hay mâu thuẫn lợi ích nền tảng không
còn. Phần khác biệt về lợi ích của hai bên để
đặt lên bàn đàm phán hiệp định lần này
không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 2 - 3%
tổng giao dịch thương mại giữa hai bên và
tương đương với quy mô đàm phán của hai
nước quy mô nhỏ. Đề xuất do bên này đưa
ra gây thiệt hại lợi ích kinh tế bên kia và các
bên không chấp thuận các đề xuất lẫn nhau
như phương án 1 và 5 với kịch bản thắng -
thua và thua - thắng tương ứng (Bảng 1).
Đến giây phút cuối cùng của đàm phán, hiệp
định không được ký kết như dự kiến ban
đầu (Jeffries, 2015).
Kết luận
Đàm phán kinh tế quốc tế thực chất là
quá trình xác định lợi ích phân bổ giữa các
bên để đạt được sự nhất trí thông qua sự
mặc cả. Từ góc độ kinh tế học, điểm cân
bằng nội địa của mỗi quốc gia là vị thế đàm
phán của quốc gia. Đó là căn cứ để xác định
điểm cân bằng quốc tế và điểm cân bằng
quốc tế này là điểm nhất trí mong đợi thông
qua đàm phán của các bên. Sự kết hợp giữa
hai điểm cân bằng nội địa và điểm cân bằng
quốc tế tạo nên miền lợi ích tối ưu của đàm
phán. Lợi ích kinh tế các bên có thể được
xác định thông qua phúc lợi sản xuất và tiêu
dùng trong kinh tế học và chúng có thể điều
chỉnh tùy thuộc vào năng lực mặc cả của
các bên. Phương thức phân bổ lợi ích tối ưu
trong tất cả các phương thức phân bổ có
thể đã được xác định. Việc hiểu rõ phương
thức phân bổ lợi ích kinh tế đàm phán là
căn cứ trực tiếp để xây dựng các kịch bản
đàm phán cũng như chuẩn bị chiến lược và
chiến thuật đàm phán.
Có 5 phương thức phân bổ lợi ích kinh
tế đàm phán được xác định dựa trên 3 trạng
thái là một bên lỗ hoàn toàn và một bên lãi
hoàn toàn, một bên lãi và một bên hòa vốn
và cả hai bên đều lãi. Dựa trên 5 phương
thức phân bổ lợi ích để xây dựng 5 kịch bản
đàm phán là từ chối đàm phán, có thể đàm
phán, sẵn sàng đàm phán, sẵn sáng đàm
phán cao và sẵn sàng đàm phán rất cao. Các
phương thức đàm phán này góp phần làm rõ
hơn cơ chế phân bổ lợi ích giữa các bên
trong mô hình ZOPA và 5 kiểu đàm phán
xung đột. Ngoài ra, các phương thức phân
bổ lợi ích được xây dựng còn tạo căn cứ để
giải mã bản chất của BATNA.
Lợi ích đàm phán được hình thành
khách quan nhưng được thực hiện thông
qua hành vi của con người trước hết là
những người trực tiếp tham gia đàm phán.
Năng lực và kỹ năng người đàm phán đóng
vai trò chi phối trực tiếp kết quả đàm phán.
Bên cạnh việc chuẩn bị kịch bản đàm phán
thận trọng cần lựa chọn kỹ lưỡng và rèn
luyện hiệu quả năng lực và kỹ năng đàm
phán của đội ngũ để thực hiện thành công
mục tiêu đàm phán.
Phương pháp sử dụng trong bài viết
(EBIN) có hạn chế là chưa tính đến hết tất
cả các yếu tố cụ thể tác động đến lợi ích
kinh tế các bên như tăng trưởng, phát triển
thị trường mới, tăng đầu tư, tạo việc làm và
hoàn thiện thể chế. Đồng thời, mô hình
nước nhỏ khó có thể bao quát đối với tất cả
các nước trong đó có các nước quy mô lớn.
Do đó, phương pháp này cần được tiếp tục
phát triển.
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 5 (8/2019) 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Alfredson, T. & Cungư, A. (2008),
‘Negotiation Theory and Practice A
Review of the Literature’, truy cập lần
cuối cùng ngày 5 tháng 5 năm 2018, từ:
<
l/550/4Negotiation_background_paper
_179EN.pdf>.
Chebet, W.T., Rotich, J.K., Kurgat, A., (2015),
Negotiation skills: keys to business
excellence in the 21st century? European
Journal of Research and Reflection in
Management Sciences, Vol. 3 No. 3, 23-31.
Coburn, C. (2011), ‘Negotiation Conflict
Styles’, truy cập lần cuối cùng ngày 10
tháng 5 năm 2018, từ:
<https://hms.harvard.edu/sites/defaul
t/files/assets/Sites/Ombuds/files/Neg
otiationConflictStyles.pdf>.
Fisher, R. & Ury, W. (2011), ‘Getting to yes
without giving in’, truy cập lần cuối cùng
ngày 9 tháng 5 năm 2018, từ:
<
ma/AGON_MA_25849.pdf>.
Gregory, M. (2011), ‘Multi-dimensional tool:
Effective Negotiation Strategies &
Techniques’, truy cập lần cuối cùng ngày
10 tháng 5 năm 2018, từ:
<https://gregorymediations.com/docu
ments/Papers-rticles/2014Additions/
MultiDimensionalToolsMediation.pdf>.
Jeffries, S. (2015), What is TTIP and why
should we be angry about it? Truy cập lần cuối cùng ngày 10 tháng 5 năm
2018, từ: < https://www.
theguardian.com/business/2015/aug/
03/ttip-what-why-angry-transatlantic-
trade-investment-partnership-guide>.
Mankiw, N. G. (2005), Giáo trình kinh tế học,
truy cập lần cuối cùng ngày 10 tháng 5
năm 2018, từ: <file:///E:/2018Bi/
Kinhtehocj/MankiwChapter07Solution
sProblems%20(1).pdf>.
MUTRAP (2011), Báo cáo đánh giá tác động
của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-
Hàn Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam,
truy cập lần cuối cùng ngày 10 tháng 5
năm 2018, từ: < Trung
tamwto.vn/sites/default/files/hiepdin
hkhac/danh_gia_tac_dong_akfta.pdf>.
Plummer, G.M, Cheong D. & Hamanaka, S .
(2010), ‘Methodology for impact
assessment of free trade agreements’,
truy cập lần cuối cùng Shintaro ngày 10
tháng 5 năm 2018, từ:
<https://aric.adb.org/pdf/FTA
_Impact_Assessment.pdf>.
Salvatore, D. (2013), International
Economics, 11th Edition, truy cập lần
cuối cùng ngày 19 tháng 5 năm 2018, từ:
<
daneshgahi/Dominick%20Salvatore-
International%20Economics(www.
Iranidata.com).pdf>, trang 86.
Ricardo, D. (1817), On The Principles of
Political Economy and Taxation, truy
cập lần cuối cùng ngày 10 tháng 5 năm
2018, từ: <https://www.
marxists.org/reference/subject/econo
mics/ricardo/tax/index.htm>.
Stăhl, I. (1972), ‘Bargaining theory’, truy cập lần cuối cùng ngày 10 tháng 5 năm
2018, từ: <https://ex.hhs.se/disser-
tations/423044-FULLTEXT01.pdf>.
WTO (1995), The principles of trading
system, truy cập lần cuối cùng ngày 10
tháng 5 năm 2018, từ:
<https://www.wto.org/english/thewt
o_e/whatis_e/tif_e/fact2_e.htm>.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- loi_ich_kinh_te_phan_bo_cua_cac_ben_trong_dam_phan_kinh_te_q.pdf