Lựa chọn chỉ tiêu đặc trưng phát triển kinh tế để nghiên cứu quan hệ với khoa học công nghệ trong nền kinh tế quốc dân

Tuy nhiên cần lưu ý là việc lựa chọn và áp dụng các chỉ tiêu trên cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, nghĩa là các chỉ tiêu lựa chọn trên đây có thể thay đổi cho phù hợp tuỳ thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế cũng như điều kiện cụ thể của từng thời kỳ. Sự thay đổi này có thể là thay đổi về số lượng chỉ tiêu (tăng lên hay giảm đi số lượng chỉ tiêu) hoặc thay thế chỉ tiêu này bằng chỉ tiêu khác xác định lại vị trí quan trọng của các chỉ tiêu được chọn. Sự thay đổi này là tất yếu khách quan giống như lựa chọn chỉ tiêu thống kê nghiên cứu ở các lĩnh vực khác. Mặt khác cần lưu ý là khi chọn ra các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá phát triển kinh tế như đã trình bày ở trên không có nghĩa loại trừ các chỉ tiêu khác, mà ngược lại vẫn phải giữ lại để nghiên cứu, đánh giá có tính chất bổ sung. Cũng trong 5 chỉ tiêu chọn ra ở trên, trong thực tế có thể có những chỉ tiêu số liệu đảm bảo độ tin cậy cần thiết cho nghiên cứu, nhưng cũng có thể có chỉ tiêu số liệu còn nhiều bất cập nên khi đánh giá chung về phát triển kinh tế không nhất thiết là cứ phải có đủ 5 chỉ tiêu đó mà có thể thiếu chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác nhưng không quá 2 chỉ tiêu và không rõ vào những chỉ tiêu quan trọng nhất

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn chỉ tiêu đặc trưng phát triển kinh tế để nghiên cứu quan hệ với khoa học công nghệ trong nền kinh tế quốc dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyªn san khoa häc vµ c«ng nghÖ víi ph¸t triÓn kinh tÕ 25 Lùa chän chØ tiªu ®Æc tr-ng ph¸t triÓn kinh tÕ ®Ó nghiªn cøu quan hÖ víi khoa häc c«ng nghÖ trong nÒn kinh tÕ quèc d©n Ban chủ nhiệm đề tài ột trong những nội dung quan trọng của đề tài khoa học “Nghiên cứu thống kê tác động của khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế” là phải xác định được các chỉ tiêu thống kê đặc trưng cho phát triển kinh tế của toàn nền kinh tế quốc dân ở phạm vi một quốc gia, một tỉnh thành phố hay một ngành kinh tế, một lĩnh vực. Để đặc trưng cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một địa phương, hay một ngành kinh tế trên góc độ kết quả đạt được, thống kê dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau và được biểu hiện bằng cả số tuyệt đối và số tương đối lẫn số bình quân. Các chỉ tiêu về số tuyệt đối như giá trị sản xuất; tổng sản phẩm quốc nội (đối với toàn quốc - GDP) tổng sản phẩm trong tỉnh (đối với từng tỉnh, thành phố - GRP và từ đây chỉ dùng thống nhất là GDP); giá trị tăng thêm (đối với một ngành); tổng sản phẩm quốc gia (GDI); sản phẩm sản xuất chủ yếu; trị giá xuất khẩu; tổng thu ngân sách; Các chỉ tiêu là số tương đối và số bình quân như tốc độ phát triển hoặc tốc độ tăng tính theo GDP; giá trị tăng thêm; GDP bình quân đầu người; năng suất lao động; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR); năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP); hiệu quả quá trình; tỷ lệ giá trị xuất khẩu so với giá trị sản xuất hoặc tổng sản phẩm quốc nội; tỉ lệ thu ngân sách so với tổng sản phẩm quốc nội, v.v Mỗi chỉ tiêu trên đây sẽ phản ánh được một hoặc một số mặt nào đó của phát triển kinh tế. Việc đánh giá phát triển kinh tế nếu dựa vào kết quả thực hiện nhiều chỉ tiêu sẽ nghiên cứu được đầy đủ và đánh giá được nhiều mặt khác nhau của hiện tượng. Song nếu căn cứ vào quá nhiều chỉ tiêu thì sẽ trở nên phức tạp; việc nhận định đánh giá có thể sẽ phân tán, rời rạc; nhiều khi còn bị trùng chéo vì có những chỉ tiêu khác nhau nhưng cùng biểu hiện một kết quả đạt được và phản ánh chung một xu thế biến động và đặc biệt khó khăn và kém ý nghĩa khi ta áp dụng các mô hình toán học để nghiên cứu tác động của yếu tố khoa học công nghệ với phát triển kinh tế trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Một đặc điểm nữa của áp dụng quá nhiều chỉ tiêu sẽ làm cho khâu thu thập số liệu trở nên khó khăn hơn, tính toán phức tạp hơn, làm cho độ tin cậy của liệu sẽ kém hơn, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin của các chỉ tiêu nghiên cứu. Với mục tiêu nghiên cứu quan hệ giữa phát triển kinh tế với yếu tố khoa học và công nghệ, vì vậy trong số các chỉ tiêu nói trên chỉ nên chọn ra một số chỉ tiêu đặc trưng nhất cho phát triển kinh tế gọi là “các chỉ tiêu chủ yếu”. Ví như trong thời kỳ bao cấp, kế hoạch hoá tập trung ở các doanh nghiệp nhà nước (trước gọi là xí nghiệp nhà nước) có rất nhiều chỉ tiêu đặc trưng cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng chỉ chọn ra một số chủ yếu nhất để giao kế hoạch và gọi là “các chỉ tiêu pháp lệnh” của Nhà nước, dùng làm căn cứ để đánh giá hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp. M Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 26 Ngày nay, nếu trong phạm vi toàn xã hội, cũng có rất nhiều chỉ tiêu thống kê phản ánh về kinh tế, đời sống văn hoá, xã hội, sức khoẻ liên quan đến sự phát triển của con người. Nhưng khi tính chỉ số phát triển con người (HDI), UNDP chỉ chọn ra một số chỉ tiêu chủ yếu nhất là GDP bình quân đầu người tính theo phương pháp sức mua tương đương (đặc trưng cho phát triển kinh tế và nâng cao mức sống); chỉ tiêu tỉ lệ biết chữ và số năm đi học bình quân của người lớn (đặc trưng cho tri thức của con người) và chỉ tiêu kỳ vọng sống (đặc trưng cho sức khoẻ của con người). Xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý, căn cứ vào vai trò, ý nghĩa cũng như đặc điểm của chỉ tiêu, để đánh giá tổng hợp về phát triển kinh tế ở phạm vi toàn nền kinh tế quốc dân của cả nước cũng như của các tỉnh, thành phố, chúng tôi đề nghị sử dụng 5 chỉ tiêu gọi là chủ yếu gồm: GDP tính theo giá thực tế bình quân đầu người, tốc độ phát triển hoặc tốc độ tăng tính theo GDP, tỉ lệ xuất khẩu so với giá trị sản xuất theo giá thực tế, tỉ lệ thu ngân sách so với tổng sản phẩm quốc nội theo giá thực tế và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 1. GDP bình quân đầu người (G) Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa GDP theo giá thực tế (y) với dân số trung bình (D), tức là: G = y : D ; (1) GDP bình quân đầu người được tính theo phạm vi của cả nước hoặc một tỉnh, thành phố. Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh tập trung nhất trình độ sản xuất, đặc trưng cho quan hệ giữa phát triển kinh tế và gia tăng dân số. Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người càng lớn, phản ánh trình độ sản xuất càng phát triển, cũng đồng thời với mức sống của nhân dân càng được nâng cao. GDP bình quân đầu người tăng trước hết phụ thuộc vào sự gia tăng của kết quả sản xuất, mặt khác phụ thuộc vào việc thực hiện chính sách hạ thấp tỷ lệ tăng dân số của mỗi tỉnh, thành phố hay cả một quốc gia. Khi so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia hoặc giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước với nhau, trước hết phải kể đến chỉ tiêu GDP bình quân đầu người. GDP bình quân đầu người là một trong những chỉ tiêu thống kê để so sánh quốc tế, là cơ sở để tính một trong số ba chỉ số thành phần của chỉ số phát triển con người (HDI). Trong phạm vi cả nước hoặc một tỉnh, thành phố thì biến động của chỉ tiêu GDP có cùng xu hướng và quan hệ khá chặt chẽ với chỉ tiêu năng suất lao động tính trên toàn nền kinh tế quốc dân. Do vậy GDP cao hay thấp, tăng hay giảm cũng phản ánh khá rõ nét hiệu quả sử dụng lao động làm việc cao hay thấp, tăng hay giảm. Do vậy, đối với toàn nền kinh tế, trong hai chỉ tiêu GDP bình quân đầu người và năng suất lao động chỉ nên chọn một chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá phát triển kinh tế, đó là GDP bình quân đầu người. 2. Tốc độ phát triển hoặc tốc độ tăng về kinh tế Khi đánh giá kết quả phát triển kinh tế, ngoài căn cứ vào mức độ đạt được của chỉ tiêu nghiên cứu cao hay thấp, còn phải xem xét kết quả đó có xu hướng như thế nào, tăng lên hay giảm đi và nếu tăng thì tăng nhanh hay chậm. Do vậy khi đánh giá về phát triển kinh tế, cùng với chỉ tiêu GDP chuyªn san khoa häc vµ c«ng nghÖ víi ph¸t triÓn kinh tÕ 27 bình quân đầu người cần phải có chỉ tiêu tốc độ phát triển hoặc tốc độ tăng được tính trên cơ sở số liệu về chỉ tiêu GDP theo giá so sánh. Tốc độ phát triển hoặc tốc độ tăng có thể là phát triển liên hoàn, tăng liên hoàn hoặc phát triển định gốc, tăng định gốc, tùy thuộc vào năm gốc chọn để nghiên cứu. Tốc độ tăng liên hoàn hoặc tốc độ tăng định gốc bằng tốc độ phát triển liên hoàn hoặc tốc độ phát triển định gốc trừ đi 1 (nếu tính bằng lần) và trừ đi 100 (nếu tính bằng %). Khi xét trong cả giai đoạn nhiều năm ta sẽ tính tốc độ phát triển hoặc tốc độ tăng bình quân hàng năm. Tốc độ tăng bình quân hàng năm (của nhiều năm) là số bình quân tích của tích các tốc độ phát triển liên hoàn. Tốc độ tăng bình quân năm bằng tốc độ phát triển bình quân trừ đi 1 (nếu tính bằng lần) và trừ đi 100 (nếu tính bằng %). Hiện nay ở nước ta, tăng trưởng kinh tế được coi là một trong những chỉ tiêu chủ yếu thuộc mục tiêu kinh tế để phấn đấu thực hiện cho từng năm hoặc giai đoạn 5 năm trong phạm vi toàn quốc cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước. Và mỗi khi nói đến phát triển kinh tế là phải nói đến tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao hay thấp không chỉ phản ánh sự tăng lên của từng ngành, từng thành phần kinh tế cao hay thấp; mà còn phản ánh sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng mở rộng những ngành, những thành phần kinh tế có năng suất lao động cao, và giảm đi một cách tương đối những ngành, thành phần kinh tế có năng suất lao động thấp. Như vậy tăng trưởng nhanh cũng còn là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. 3. Tỷ lệ xuất khẩu Trong điều kiện đẩy mạnh kinh tế thị trường, tăng cường hội nhập quốc tế, ngoài yêu cầu nền kinh tế tăng nhanh, có kết quả sản xuất đạt mức bình quân đầu người cao nhằm thoả mãn nhu cầu tích luỹ để phát triển sản xuất, và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân, còn phải xét đến khả năng cạnh tranh, trong nước và ngoài nước; xét đến khả năng thâm nhập được vào thị trường của các nước, mà đặc trưng cuối cùng cho khả năng này chính là biểu hiện bằng trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Tỉnh, thành phố nào xuất khẩu được nhiều sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sẽ không chỉ có thêm ngoại tệ để nhập vật tư kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phục vụ cho yêu cầu phát triển của chính tỉnh, thành phố đó, mà còn góp phần làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên, khi áp dụng chỉ tiêu xuất khẩu trong việc nghiên cứu quan hệ giữa các tỉnh cần chú ý đặc điểm là quy mô của các tỉnh, thành phố rất khác nhau (điều kiện sản xuất và đặc biệt sản xuất mặt hàng xuất khẩu rất khác nhau) nên không thể dùng chỉ tiêu trị giá xuất khẩu để so sánh trực tiếp, mà thay vì chỉ tiêu tỉ lệ xuất khẩu tính bằng quan hệ so sánh giữa trị giá xuất khẩu với một chỉ tiêu kết quả sản xuất (viết ngắn gọn là tỉ lệ xuất khẩu). Tỷ lệ xuất khẩu càng cao chứng tỏ nền kinh tế càng có khả năng cạnh tranh tốt và ngược lại. Một nền kinh tế phát triển bền vững có chất lượng tăng trưởng tốt phải là nền kinh tế có khả năng cạnh tranh tốt, tức là có tỉ lệ xuất khẩu cao. Nói cách khác, một quốc gia hay một tỉnh thành phố có tỉ lệ xuất khẩu tốt ở một góc độ nào đó Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 28 chứng tỏ kinh tế phát triển bền vững, có chất lượng tăng trưởng tốt. Nếu có giá trị xuất khẩu thuần (giá trị xuất khẩu không bao gồm giá trị nguyên nhiên liệu, phụ tùng nhập về) thì tỉ lệ xuất khẩu sẽ tính bằng giá trị xuất khẩu thuần chia cho tổng sản phẩm quốc nội. Còn nếu “tổng trị giá xuất khẩu tính cả giá trị nguyên nhiên vật liệu phụ tùng thay thế nhập khẩu về thì mẫu số của chỉ tiêu sẽ tính theo giá trị sản xuất (vì như vậy sẽ đảm bảo sự đồng nhất phạm vi tính toán của tử số và mẫu số, tức là cùng tính toàn bộ giá trị của sản phẩm: c + v + m). Hiện nay ở Việt Nam trị giá xuất khẩu tính cả phần giá trị nguyên nhiên vật liệu phụ tùng nhập về cho nên chỉ tiêu tỉ lệ xuất khẩu ở đây chúng tôi tính theo cách tính thứ 2: bằng trị giá xuất khẩu (quy về tiền Việt Nam theo giá thực tế) chia cho giá trị sản xuất theo giá thực tế. Thực tế trị giá xuất khẩu tính theo đơn vị tính: USD. Khi tính tỉ lệ xuất khẩu phải quy đổi giá trị xuất khẩu về cùng đơn vị tính là đồng Việt Nam. Trị giá xuất khẩu (đồng Việt Nam) = trị giá xuất khẩu (USD) x tỷ giá hối đoái bình quân năm. Tỷ giá hối đoái bình quân năm là bình quân tỷ giá các tháng trong năm. 4. Tỷ lệ thu ngân sách Đây là quan hệ so sánh giữa tổng thu ngân sách của Nhà nước và GDP tính theo giá thực tế. Do quy mô sản xuất giữa các tỉnh, thành phố khác nhau, điều kiện sản xuất khác nhau nên không dùng tổng mức thu ngân sách mà là tỷ lệ thu ngân sách. Tỷ lệ thu ngân sách càng cao càng có ý nghĩa và ngược lại. Tỷ lệ thu ngân sách tăng vừa phản ánh hiệu quả sản xuất đạt được ngày một tăng với sự thay đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh sản xuất những ngành có năng suất lao động cao, mở rộng sản xuất những loại sản phẩm có giá trị kinh tế lớn vừa thể hiện khả năng quản lý thị trường, thực hiện tốt chính sách thu thuế, tăng thu ngân sách cho Nhà nước. Tỷ lệ thu ngân sách tăng lên khi có tốc độ tăng thu ngân sách cao hay tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tăng tỷ lệ thu ngân sách chính là thu ngân sách ngày càng nhiều, tạo điều kiện để tăng tích lũy vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - văn hóa xã hội cũng như góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống của nhân dân. Với ý nghĩa đó chỉ tiêu “tỷ lệ thu ngân sách” cũng được xác định là một trong những chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá phát triển kinh tế. Khi tính tỷ lệ chi ngân sách trên địa bàn phải chú ý loại trừ những khoản thực chất do không phải cố gắng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hoặc sự cố gắng tận thu của các tỉnh, thành phố như vốn vay từ nước ngoài, số tiền thu được do chuyển nhượng đất đai, v.v 5. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đặc trưng quan hệ giữa yếu tố vốn đầu tư và kết quả sản xuất, đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng, đánh giá phát triển kinh tế bền vững của một quốc gia hay một tỉnh, thành phố. Có hai phương pháp tính hiệu quả vốn đầu tư. chuyªn san khoa häc vµ c«ng nghÖ víi ph¸t triÓn kinh tÕ 29 - Phương pháp thứ nhất được tính theo công thức: 0t t GG V ICOR   ; (2.a) Trong đó: Vt - tổng số vốn đầu tư của năm báo cáo Gt - tổng sản phẩm trong nước của năm báo cáo G0 - tổng sản phẩm trong nước của năm chọn làm gốc so sánh Các chỉ tiêu vốn đầu tư và tổng sản phẩm trong nước đều được tính theo cùng một loại giá. Phương pháp tính hệ số ICOR thứ nhất cho biết rằng để tăng thêm một đơn vị tổng sản phẩm trong nước cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư thực hiện. - Phương pháp thứ hai được tính theo công thức: (%)I (%)I ICOR G V ; (2.b) Trong đó: IV - tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước IG - tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước. Phương pháp tính hệ số ICOR thứ hai cho biết để tăng thêm 1% của tổng sản phẩm trong nước phải tăng thêm bao nhiêu % tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước. Tính hệ số ICOR theo hai phương pháp trên đây thường cho kết quả không hoàn toàn giống nhau. Trong thực tế thường dùng phương pháp thứ nhất vì tính toán trực tiếp. Tuy nhiên phương pháp thứ hai được áp dụng để tính toán bổ sung, kiểm tra kết quả tính theo phương pháp thứ nhất. Trong trường hợp kết quả tính theo phương pháp chênh lệch nhau nhiều có thể phải kết hợp cả hai. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện cơ bản để tiết kiệm vốn, điều này rất có ý nghĩa đối với Việt Nam trong điều kiện đất nước còn nghèo, ta đang thiếu vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trên đây là các chỉ tiêu được lựa chọn để phản ánh sự phát triển kinh tế nước ta trong điều kiện hiện nay. Trong số các chỉ tiêu này thì chỉ tiêu GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng có vị trí hàng đầu vì nước ta đang ở giai đoạn phát triển, năng suất lao động còn rất thấp (năm 2005 năng suất lao động của Việt Nam đạt 19,62 triệu đồng, tính đổi theo tỷ giá hối đoái thì đạt 1237 USD, nên so với năng suất lao động của một số nước trong khối ASEAN thì năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 2,35% của Singapor, bằng 10,95% của Malaisia, bằng 28,7% của Thái Lan, bằng 44,07% của Philipin và bằng 63,37% của Inđônêsia. Mức sống bình quân đầu người thấp hơn nhiều mức bình quân của các nước trên thế giới và mức bình quân của các nước châu Á. Hiện tại cần phải chú trọng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao GDP bình quân đầu người. Còn 3 chỉ tiêu còn lại: tỉ lệ xuất khẩu, tỉ lệ thu ngân sách và hiệu quả vốn đầu tư đứng vị trí thứ hai. (tiếp theo trang 24) Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 24 Để áp dụng thuận tiện các mô hình phân tích hồi quy tương quan trên đây, sau khi lựa chọn dược các chỉ tiêu chủ yếu đặc trưng cho KHCN và phát triển kinh tế cần phải thực hiện một số yêu cầu tính toán như sau: - Đối với các chỉ tiêu kinh tế, sẽ đưa các chỉ tiêu này về các chỉ số riêng biệt sau tổng hợp thành một chỉ số chung về phát triển kinh tế và xem đó là chỉ tiêu kết quả y. - Đối với các chỉ tiêu KHCN, gồm có các chỉ tiêu thống kê phản ánh chất lượng lao động và kỹ năng của con người và các chỉ tiêu thống kê về công nghệ. Các chỉ tiêu về công nghệ được chia thành 3 nhóm: nhóm 1 gồm các chỉ tiêu phản ánh quá trình đổi mới công nghệ; nhóm 2 gồm các chỉ tiêu phản ánh quá trình chuyển giao công nghệ và nhóm 3 gồm các chỉ tiêu phản ánh trình độ công nghệ thông tin và truyền thông. Tiếp tục sẽ chuyển các chỉ tiêu về các chỉ số tương ứng và tính các chỉ số thành phần rồi tổng hợp các chỉ số thành phần tính chỉ số chung. Chẳng hạn đối với yếu tố công nghệ sẽ tính: Chỉ số đổi mới công nghệ (I1), chỉ số chuyển giao công nghệ (I2) và chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông (I3). Cuối cùng sẽ tính chỉ số năng lực công nghệ (I) bằng cách tính bình quân gia quyền giữa 3 chỉ số trên. Công thức tính như sau: 321 I 8 4 I 8 3 I 8 1 I  ; (11) LỰA CHỌN CHỈ TIÊU ĐẶC TRƯNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ... (tiếp theo trang 29) Tuy nhiên cần lưu ý là việc lựa chọn và áp dụng các chỉ tiêu trên cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, nghĩa là các chỉ tiêu lựa chọn trên đây có thể thay đổi cho phù hợp tuỳ thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế cũng như điều kiện cụ thể của từng thời kỳ. Sự thay đổi này có thể là thay đổi về số lượng chỉ tiêu (tăng lên hay giảm đi số lượng chỉ tiêu) hoặc thay thế chỉ tiêu này bằng chỉ tiêu khác xác định lại vị trí quan trọng của các chỉ tiêu được chọn. Sự thay đổi này là tất yếu khách quan giống như lựa chọn chỉ tiêu thống kê nghiên cứu ở các lĩnh vực khác. Mặt khác cần lưu ý là khi chọn ra các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá phát triển kinh tế như đã trình bày ở trên không có nghĩa loại trừ các chỉ tiêu khác, mà ngược lại vẫn phải giữ lại để nghiên cứu, đánh giá có tính chất bổ sung. Cũng trong 5 chỉ tiêu chọn ra ở trên, trong thực tế có thể có những chỉ tiêu số liệu đảm bảo độ tin cậy cần thiết cho nghiên cứu, nhưng cũng có thể có chỉ tiêu số liệu còn nhiều bất cập nên khi đánh giá chung về phát triển kinh tế không nhất thiết là cứ phải có đủ 5 chỉ tiêu đó mà có thể thiếu chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác nhưng không quá 2 chỉ tiêu và không rõ vào những chỉ tiêu quan trọng nhất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflua_chon_chi_tieu_dac_trung_phat_trien_kinh_te_de_nghien_cuu.pdf
Tài liệu liên quan