Ba là, trong quá trình hợp tác, nếu một
trong các bên trong hợp tác là cá nhân bị
chết (hoặc pháp nhân không còn tồn tại
do phá sản, giải thể hoặc bị hợp nhất, sáp
nhập với pháp nhân khác) thì việc tiếp
tục thực hiện hợp đồng hợp tác đó sẽ giải
quyết như thế nào? Các thành viên hợp
tác khác có thể đồng thuận loại bỏ tư cách
thành viên đã chết (hoặc pháp nhân không
còn tồn tại), hoàn trả tài sản cho người
thừa kế của thành viên đó (hoặc là pháp
nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của pháp
nhân không còn tồn tại)? Các thành viên
khác có thể tiếp nhận người thừa kế tài sản
của người đã chết trở thành thành viên mới
tham gia vào hợp đồng hợp tác? Nhiều vấn
đề khác còn đặt ra đối với trường hợp này
mà BLDS năm 2015 còn chưa quy định cụ
thể. Theo quan điểm của tác giả, nếu xảy
ra trường hợp như trên, pháp luật dân sự
phải bổ sung thêm điều luật quy định rõ
về việc các bên trong hợp đồng hợp tác cần
phải thỏa thuận với nhau thống nhất việc
tiếp nhận hay không tiếp nhận người thừa
kế của thành viên đã chết (hoặc pháp nhân
thừa kết quyền và nghĩa vụ của pháp nhân
không còn tồn tại) trở thành thành viên
mới trong hợp đồng hợp tác./.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận bàn một số vấn đề về hợp đồng hợp tác trong bộ luật dân sự 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
39Khoa học Kiểm sát
LÊ ĐĂNG KHOA
Số chuyên đề 2 - 2019
1. Đặt vấn đề
Hợp đồng hợp tác được ghi nhận tại
Điều 111 BLDS năm 2005 với mục đích
để các cá nhân có thể tham gia ký kết hợp
đồng hợp tác, là tiền đề để thành lập ra tổ
hợp tác. Tuy nhiên, đến BLDS năm 2015
thì hợp đồng hợp tác lần đầu tiên được ghi
nhận một mục riêng, nằm trong Chương
XVI quy định về các hợp đồng thông dụng.
Có thể thấy, BLDS năm 2015 đã chú trọng
và nâng tầm quan trọng của hợp đồng
hợp tác trong mối tương quan với các hợp
đồng khác.
BLDS năm 2005 thừa nhận tư cách chủ
thể trong pháp luật dân sự bao gồm cá
nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình.
Vì vậy, việc quy định hợp đồng hợp tác
trong BLDS năm 2005 có mục tiêu lớn nhất
là tạo điều kiện cho các cá nhân tham gia ký
kết hợp đồng hợp tác, tạo cơ sở hình thành
nên tổ hợp tác - một loại chủ thể trong pháp
luật dân sự. Tuy nhiên, khi xây dựng BLDS
năm 2015 cũng đã có những quan điểm
khác nhau về tư cách chủ thể của tổ hợp tác
trong pháp luật dân sự. Theo đó, có ý kiến
cho rằng hộ gia đình, tổ hợp tác không có
tư cách pháp nhân, không phải là chủ thể
của quan hệ dân sự mà tùy thuộc vào từng
quan hệ, việc tham gia của chủ thể này thực
hiện thông qua các thành viên của hộ gia
đình, tổ hợp tác. Đồng thời, có ý kiến khác
cho rằng, hộ gia đình và tổ hợp tác vẫn
LUẬN BÀN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC
TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
LÊ ĐĂNG KHOA*
* Tiến sĩ, Khoa Pháp luật dân sự và Kiểm sát dân
sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Loại hình hợp đồng hợp tác trong Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 được
ghi nhận như một loại hợp đồng cụ thể và có những điểm khác biệt so với cách
hiểu chung về hợp đồng hợp tác theo như quy định của BLDS năm 2005. Bài
viết nhằm phân tích các đặc tính, làm rõ một số quy định liên quan đến nội
dung của hợp đồng hợp tác cũng như nêu ra vấn đề tương thích giữa loại hình
hợp đồng hợp tác với các loại hình hợp đồng khác trong lĩnh vực kinh doanh,
thương mại, đầu tư.
Từ khóa: Hợp đồng, hợp đồng hợp tác, kinh doanh thương mại, Bộ luật dân sự.
In the 2015 Civil Code, cooperation contract is recognized as a specific
type of contract and owns differences in comparison with the 2005 one. The
article sheds light on characteristics, related regulations of coopration
contract as well as compatibility between that kind of contract and the others in
business, trade and investment sectors.
Keywords: Contract, cooperation contract, business and trading, the Civil Code.
40
LUẬN BÀN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC TRONG...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự1.
BLDS năm 2015 đã có những điều chỉnh
theo hướng không thừa nhận hộ gia đình,
tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luật
dân sự, mặc dù trong BLDS năm 2015 vẫn
có quy định ghi nhận về hộ gia đình, tổ hợp
tác từ Điều 101 đến Điều 104.
Có quan điểm cho rằng, tổ hợp tác
không nên được coi là một loại chủ thể
trong pháp luật dân sự được xuất phát từ
thực tiễn đời sống pháp luật với những
nguyên do cụ thể sau: (1) có gần 80% tổ
hợp tác không đăng ký chứng thực theo
quy định của pháp luật để tránh sự lỏng
lẻo trong việc xác định tư cách thành viên
và tư cách người đại diện của tổ hợp tác;
(2) quy định về tổ hợp tác hiện hành gây
nhiều khó khăn trong việc xác định tư cách
pháp lý của tổ hợp tác, phân định trách
nhiệm dân sự của tổ hợp tác, trách nhiệm
dân sự của từng thành viên tổ hợp tác; (3)
có những khó khăn cho công tác xét xử,
giải quyết tranh chấp khi có sự tham gia
của tổ hợp tác và thực tế gần như không
có tổ hợp tác nào là nguyên đơn hay bị đơn
dân sự; (4) quy định chủ thể trong pháp
luật dân sự gồm cá nhân và pháp nhân
cũng là việc phù hợp với thông lệ quốc tế
hiện nay2.
Trong đời sống dân sự, việc tham gia
giao dịch dân sự của các cá nhân, pháp
nhân, các tổ chức không có tư cách pháp
nhân cũng diễn ra rất sinh động. Đồng thời,
1 Xem PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS. Trần Thị
Huệ, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015, NXB
Công an nhân dân, 2017, tr.196 – 197.
2 Xem PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS. Trần Thị
Huệ, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015, NXB
Công an nhân dân, 2017, tr.196 – 197
trong thực tế đời sống xã hội, việc hợp tác
kinh doanh, buôn bán, khai thác, tìm kiếm
lợi nhuận, góp chung vốn, cùng chia sẻ lợi
nhuận trong kinh doanh, cùng thực hiện
công việc nào đó luôn được đặt ra. Do
vậy, pháp luật dân sự phải có những quy
định tạo điều kiện cho các bên được tham
gia hợp tác với nhau, cùng nhau khai thác
tài sản, kinh doanh, buôn bán Các bên
hợp tác với nhau cần phải dựa trên cơ sở
hợp đồng và tuân thủ những nguyên tắc
cơ bản nhất trong luật dân sự như tự do,
tự nguyện cam kết, thỏa thuận, bình đẳng,
cùng đạt được lợi ích chung.
Với những thay đổi đối với quy định
về tổ hợp tác, đồng thời đảm bảo cho các
bên cùng nhau hợp tác, kinh doanh, cùng
thực hiện công việc nhất định nào đó,
BLDS năm 2015 đã quy định một loại hình
hợp đồng mới đó là hợp đồng hợp tác. Do
có những quy định mới về hợp đồng hợp
tác, bài viết làm rõ một số vấn đề liên quan
đến quy định về hợp đồng hợp tác, như
khái niệm, đặc điểm của hợp đồng hợp
tác, các nội dung quy định về hợp đồng
hợp tác trong BLDS 2015 và sự tương thích
giữa các quy định về hợp đồng hợp tác
trong pháp luật dân sự với lĩnh vực khác
như đầu tư, kinh doanh, thương mại.
2. Một số vấn đề chung về hợp đồng
hợp tác theo quy định của BLDS năm 2015
a. Khái niệm
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong cùng một ngành nghề, lĩnh vực hoặc
để thực hiện một nhiệm vụ, công việc nhất
định, các bên có thể cùng nhau hợp tác,
liên kết với nhau thông qua một hợp đồng
41Khoa học Kiểm sát
LÊ ĐĂNG KHOA
Số chuyên đề 2 - 2019
hợp tác. Thông qua hợp đồng này, các bên
có thể phân chia công việc, nhiệm vụ phải
thực hiện, đồng thời phân chia cả những
rủi ro, những lợi ích có được từ việc thực
hiện hợp đồng hợp tác. Theo khái niệm
chung được ghi nhận tại khoản 1 Điều 504
BLDS năm 2015 thì: “Hợp đồng hợp tác là sự
thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc
cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện
công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng
chịu trách nhiệm”.
Như vậy, hợp đồng hợp tác được hình
thành dựa trên thỏa thuận giữa các bên.
Việc thỏa thuận do các bên hoàn toàn tự
quyết định, không bị ngăn trở bởi bất kỳ ý
chí của cá nhân, pháp nhân nào khác. Đồng
thời, việc thỏa thuận này cũng phải được
đặt ra trên nền tảng của việc tự nguyện, tự
do ý chí của các bên. Tuy nhiên, việc thỏa
thuận của các bên chỉ bị giới hạn bởi quy
định của pháp luật, đó là các bên phải tuân
thủ nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự như thỏa thuận đó không vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Khi tham gia hợp tác, các bên cùng
phải đóng góp tài sản, công sức, để cùng
nhau thực hiện công việc nhất định. Thông
qua hợp đồng hợp tác, các bên sẽ cùng
nhau chia sẻ lợi nhuận thu được cũng như
cùng nhau phải chịu những trách nhiệm,
những rủi ro, những thiệt hại xảy ra trong
quá trình hợp tác. Đương nhiên, những
công việc mà các bên cùng nhau hợp tác
làm phải là những công việc được pháp
luật cho phép, không làm ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân,
pháp nhân, tổ chức khác, không xâm phạm
đến lợi ích chung của xã hội, lợi ích công
cộng, lợi ích của Nhà nước. Thông qua hợp
đồng hợp tác, dựa trên tỷ lệ đóng góp mà
các bên cùng nhau phân chia lợi nhuận
cũng như rủi ro nếu có.
b. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác
Thứ nhất, hợp đồng hợp tác là hợp
đồng có nhiều bên tham gia
Các bên tham gia hợp đồng hợp tác có
thể là cá nhân, pháp nhân. Trước đây, hợp
đồng hợp tác theo quy định tại Điều 111
BLDS năm 2005 được hình thành trên cơ sở
thỏa thuận hợp tác của ba cá nhân trở lên.
Với quy định này, hợp đồng hợp tác theo
quy định của BLDS năm 2005 chỉ nhằm
phục vụ cho việc thành lập tổ hợp tác và
là cơ sở để hình thành nên tổ hợp tác - một
loại chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Tuy nhiên, với việc quy định về hợp đồng
hợp tác trong BLDS năm 2015 được áp
dụng cho đa dạng chủ thể và không quy
định về số lượng chủ thể cụ thể như trước
đây, có thể hiểu là chỉ cần từ hai chủ thể trở
lên là có thể tham gia hợp đồng hợp tác với
nhau. Đây cũng là điểm khác biệt giữa quy
định trong BLDS năm 2015 so với BLDS
năm 2005 về hợp đồng hợp tác.
Thứ hai, hợp đồng hợp tác là hợp đồng
ưng thuận
Tính ưng thuận của hợp đồng hợp tác
thể hiện ở chỗ, các bên thông qua hợp đồng
hợp tác để hướng tới thực hiện các cam kết
trong hợp đồng. Do đó, các bên cùng nhau
thỏa thuận và ký kết các điều khoản trong
hợp đồng. Do hợp đồng hợp tác có tính
ưng thuận nên thông thường hợp đồng
sẽ phát sinh hiệu lực tại thời điểm các bên
hoàn thành việc ký kết hợp đồng.
42
LUẬN BÀN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC TRONG...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
Thứ ba, hợp đồng hợp tác là hợp đồng
song vụ
Theo quy định của BLDS năm 2015,
hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các
bên đều có nghĩa vụ với nhau. Khi tham
gia giao kết hợp đồng hợp tác, các bên đều
phải thực hiện nghĩa vụ của mình đã cam
kết trong thỏa thuận của hợp đồng. Quyền
và nghĩa vụ của các bên sẽ phát sinh theo
thỏa thuận và do pháp luật quy định.
Thứ tư, hợp đồng hợp tác là hợp đồng
không có đền bù
Hợp đồng không có đền bù là những
hợp đồng trong đó một bên nhận được
một lợi ích từ bên kia nhưng không phải
giao lại một lợi ích nào3. Theo đó, sau khi
giao kết hợp đồng hợp tác, các bên phải
đóng góp tài sản để thực hiện công việc đã
thỏa thuận. Trong quá trình thực hiện hợp
đồng, nếu thu được lợi ích thì sẽ chia cho
các thành viên theo thỏa thuận trong hợp
đồng. Ngược lại, nếu quá trình hợp tác dẫn
đến bị thiệt hại, thua lỗ thì các thành viên
đều phải gánh chịu theo phần đóng góp tài
sản của mình (Điều 509 BLDS năm 20154).
Thứ năm, hợp đồng hợp tác phải được
lập thành văn bản
3 Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự
Việt Nam, tập 2, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,
2019, trang 123.
4 Điều 509 BLDS năm 2015: “Các thành viên hợp
tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản
chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện
nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu
trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương
ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp
hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 504
BLDS năm 2015, hợp đồng hợp tác phải
được lập thành văn bản. Như vậy, BLDS
năm 2015 cũng không quy định rõ rằng
hợp đồng hợp tác phải được thực hiện thủ
tục công chứng, chứng thực. Trong quy
định của BLDS năm 2005, hợp đồng hợp
tác phải được chứng thực tại Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn. Tại Điều 6 Nghị
định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng
10 năm 2017 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của tổ hợp tác nêu cụ thể: “Ủy
ban nhân dân cấp xã chứng thực hoặc chứng
thực lại (ký xác nhận, đóng dấu) vào hợp đồng
hợp tác, và ghi vào sổ theo dõi trong thời hạn
không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hợp đồng hợp tác”. Có thể thấy, việc
quy định như trên chỉ góp phần đảm bảo
việc quản lý một chủ thể đó là “tổ hợp tác”
và thông qua việc chứng thực để có thể ghi
nhận hình thành nên tư cách chủ thể của tổ
hợp tác. BLDS năm 2015 đã có sự thay đổi
lớn về tư duy về hợp đồng hợp tác. Khác
với quy định về hợp đồng hợp tác trước đó,
hợp đồng hợp tác trong BLDS năm 2015 đã
được nhìn nhận dưới góc độ là một loại hợp
đồng cụ thể trong dân sự, đảm bảo được
yếu tố ý chí tự do, tự nguyện thỏa thuận của
các bên chủ thể. Việc quy định hợp đồng
hợp tác phải được xác lập bằng văn bản để
đảm bảo cho việc thỏa thuận của các bên
được ghi nhận rõ ràng, tránh được sự lỏng
lẻo trong quá trình hợp tác. Việc lập thành
văn bản cũng giúp ghi nhận cụ thể quyền
và nghĩa vụ của các bên trong quá trình hợp
tác và cũng hướng đến mục đích đảm bảo
chắc chắn sự ràng buộc thỏa thuận, hợp tác
của các bên trong hợp đồng.
Thứ sáu, đối tượng của hợp đồng hợp
43Khoa học Kiểm sát
LÊ ĐĂNG KHOA
Số chuyên đề 2 - 2019
tác là sự hợp tác, cùng đóng góp tài sản,
cùng đóng góp công sức của các bên mà
không thành lập nên pháp nhân hay tổ
chức mới.
Theo quy định của Điều 111 BLDS năm
2005, việc ký kết hợp đồng hợp tác của các
cá nhân nhằm cùng nhau tạo lập nên một
loại hình chủ thể của quan hệ pháp luật
dân sự, đó là “tổ hợp tác”. Tuy nhiên, dưới
góc độ quy định của BLDS năm 2015, việc
các bên tham gia hợp đồng hợp tác không
tạo thành một pháp nhân hay một thể mới.
Ở góc độ khác, việc hợp tác, liên kết góp
vốn giữa các cá nhân, pháp nhân có thể
hình thành nên một tổ chức mới để thực
hiện công việc hay thực hiện hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực cụ thể. Ví dụ,
các cá nhân có thể hợp tác kinh doanh,
làm ăn với nhau, cùng nhau góp vốn, góp
tài sản để có thể thực hiện công việc kinh
doanh dưới các mô hình công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh Khác biệt với sự hợp tác như trên,
sự hợp tác trong hợp đồng hợp tác kinh
doanh theo quy định của BLDS năm 2015
không hình thành nên một pháp nhân hay
một tổ chức mới.
c. Nội dung cơ bản của hợp đồng hợp tác
Theo quy định chung của BLDS năm
2015, nội dung của hợp đồng hợp tác bao
gồm các vấn đề sau:
“1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ
sở của pháp nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;
4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện,
nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng
hợp tác của thành viên, nếu có;
9. Điều kiện chấm dứt hợp tác”.
Những nội dung cơ bản trên góp phần
định hướng chung cho các chủ thể trong
quá trình đàm phán, tham gia ký kết hợp
đồng hợp tác, bởi lẽ khi tham gia hợp đồng
hợp tác, các chủ thể có vị trí ngang nhau,
bình đẳng nhau về địa vị pháp lý và tham
gia hợp đồng hợp tác với mục đích chung
là cùng hưởng lợi nhuận và cùng chia sẻ
trách nhiệm. Ngoài những nội dung trên,
các chủ thể vẫn có thể có những thỏa thuận
khác phù hợp tùy thuộc vào từng vụ việc
cụ thể nhất định.
Một số vấn đề cần lưu ý trong nội dung
của hợp đồng hợp tác:
(1) Tài sản đóng góp: Tài sản đóng góp
thông qua hợp đồng hợp tác được coi là
tài sản chung theo phần của các thành viên
hợp tác. Khi tham gia hợp đồng hợp tác,
thành viên không được phân chia tài sản
chung trước khi chấm dứt hợp đồng, trừ
trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có
thỏa thuận. Điều này góp phần đảm bảo
cho sự ổn định trong mối quan hệ hợp tác
giữa các bên, tạo điều kiện cho các bên yên
tâm trong việc thực hiện công việc theo
hợp đồng. Việc không được phân chia tài
sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng
hợp tác là cơ sở quan trọng để duy trì hợp
đồng hợp tác, tránh việc dễ dàng rút vốn
44
LUẬN BÀN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC TRONG...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
khỏi hợp đồng, làm ảnh hưởng chung đến
các thành viên khác trong hợp đồng.
(2) Đóng góp bằng sức lao động: Các
chủ thể tham gia hợp đồng hợp tác có thể
đóng góp bằng sức lao động của mình
trong quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác.
Khi ghi nhận trong hợp đồng hợp tác, các
bên phải có điều khoản quy định rõ về việc
đóng góp bằng sức lao động, phải lượng
hóa một cách rõ ràng về việc đóng góp sức
lao động vào quá trình hợp tác, thực hiện
công việc. Nhìn chung, sức lao động không
giống như tài sản thông thường có thể
chuyển hóa ngay tại thời điểm hợp tác mà
phải được chuyển hóa dần dần trong quá
trình thực hiện công việc. Vậy nên, hợp
đồng hợp tác phải lượng hóa được sự đóng
góp này (nếu có) thông qua thỏa thuận của
các bên. Việc lượng hóa đóng góp bằng sức
lao động này sẽ liên quan đến việc các bên
thỏa thuận về phân chia hoa lợi, lợi tức và
trách nhiệm của các bên về nghĩa vụ tài sản
đối với bên thứ ba khi mà tài sản chung
không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung
(Điều 509). Thực tế, việc lượng hóa giá trị
sức lao động trong quá trình thực hiện hợp
đồng hợp tác không phải dễ dàng nếu các
bên không thỏa thuận cụ thể từ trước khi
hợp tác.
(3) Điều kiện tham gia, rút khỏi hợp
đồng hợp tác: Đối với hợp đồng hợp tác,
các thành viên có thể tham gia hợp đồng
hợp tác ngay từ ban đầu khi thiết lập hợp
đồng hợp tác. Trong quá trình thực hiện
hợp đồng, có thể bổ sung thêm thành viên
khác hoặc có thành viên sẽ không tiếp tục
thực hiện hợp tác nữa, do vậy, pháp luật
phải quy định bước gia nhập và rút khỏi
hợp đồng hợp tác. Theo quy định chung,
thành viên mới gia nhập hợp đồng hợp
tác chỉ cần thỏa mãn điều kiện là có hơn ½
tổng số thành viên hợp tác đồng ý đối với
việc gia nhập hợp đồng hợp tác hiện có.
Tuy nhiên, điều kiện rút khỏi hợp đồng
hợp tác thì cần chặt chẽ hơn để việc rút
khỏi hợp đồng hợp tác không ảnh hưởng
đến việc thực hiện hợp đồng. Theo quy
định của BLDS năm 2015, thành viên chỉ
có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác theo
thỏa thuận chung đã được xác lập trong
hợp đồng hoặc trường hợp có lý do chính
đáng và được sự đồng ý của từ ½ tổng số
thành viên trở lên5. Việc rút khỏi hợp đồng
hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa
vụ của người này được xác lập, thực hiện
trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
Thiết nghĩ, quy định như trên của BLDS
năm 2015 là hợp lý. Theo khoản 3 Điều 510
BLDS năm 2015, đối với các trường hợp
rút khỏi hợp đồng khác ngoài hai trường
hợp trên đều bị coi là vi phạm hợp đồng
và phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy
định (bị phạt, phải bồi thường thiệt hại...).
Như vậy, quy định như trên là phù hợp để
tránh những trường hợp trong quá trình
thực hiện công việc gặp khó khăn, trở ngại
thì một thành viên nào đó tự ý rút khỏi
hợp đồng vì lợi ích cá nhân của thành viên
đó và có thể gây ra thiệt hại cho các thành
viên khác trong hợp đồng.
5 Điều 510 BLDS năm 2015: “Điều 510. Rút khỏi
hợp đồng hợp tác
1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác
trong trường hợp sau đây:
a) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng
hợp tác;
b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn
một nửa tổng số thành viên hợp tác”.
45Khoa học Kiểm sát
LÊ ĐĂNG KHOA
Số chuyên đề 2 - 2019
d. Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự,
trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác
Theo quy định tại Điều 5086 BLDS năm
2015, việc cử người đại diện của các thành
viên hợp tác là cần thiết, bởi lẽ, việc thiết
lập hợp đồng hợp tác không đương nhiên
hình thành nên một tổ chức mới, đồng thời
cũng không hình thành tư cách pháp nhân.
Hơn thế nữa, khi nhóm các thành viên hợp
tác giao dịch với một đối tác khác thì đối
tác đó cũng cần biết được người đại diện
(nếu có) của các thành viên hợp tác để có
thể đàm phán, thỏa thuận một cách thuận
tiện hơn. Như vậy, trong trường hợp
người đại diện của các thành viên hợp tác
được xác lập (theo ủy quyền) thì các thành
viên này tham gia giao dịch thông qua việc
xác lập giao dịch của người đại diện. Giao
dịch được xác lập bởi người đại diện theo
ủy quyền này sẽ làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ đối với các thành viên hợp tác.
Ngoài ra, trường hợp các thành viên
hợp tác không có người đại diện thì các
thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên,
thực tế có thể xảy ra trường hợp phần lớn
số thành viên của nhóm hợp tác đã ký kết,
xác lập giao dịch bằng văn bản với đối
tác, còn lại một số thành viên khác chưa
tham gia ký kết văn bản, xác lập giao dịch
6 Điều 508. Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
1. Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại
diện thì người này là người đại diện trong xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự.
2. Trường hợp các thành viên hợp tác không cử
ra người đại diện thì các thành viên hợp tác phải
cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Giao dịch dân sự do chủ thể quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều này xác lập, thực hiện làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác.
nhưng các thành viên này có biết về việc
xác lập giao dịch này. Trong trường hợp
này nếu các bên xảy ra tranh chấp thì việc
xác lập giao dịch như trên của các thành
viên hợp tác với đối tác có bị coi là vô hiệu
hay không còn cần có những quy định
pháp luật hướng dẫn làm rõ.
Về trách nhiệm dân sự của thành viên
hợp tác:
Nhìn chung, BLDS năm 2015 quy định
các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm
dân sự chung bằng tài sản chung. Nếu tài
sản chung không đủ để thực hiện nghĩa
vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu
trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần
tương ứng với phần đóng góp của mình.
Như vậy, tài sản chung của nhóm hợp tác
sẽ được mang ra trước tiên để thi hành
nghĩa vụ chung của nhóm. Nếu tài sản
chung không đủ thì mỗi thành viên của
nhóm sẽ phải lấy tài sản của riêng mình
để thực hiện nghĩa vụ chung nhưng tương
ứng với phần đóng góp của mỗi thành viên
nhóm hợp tác. Tuy nhiên, trong trường
hợp có thành viên của nhóm hợp tác đóng
góp bằng sức lao động thì sẽ rất khó tính
toán được mức đóng góp của các thành
viên này. Vấn đề này cũng cần nghiên cứu
cụ thể hơn để tránh trường hợp tranh chấp
xảy ra.
3. Sự tương thích với pháp luật đầu
tư, kinh doanh, thương mại
Theo quy định của pháp luật về đầu tư
tại Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014: “8. Hợp
đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau
đây gọi là hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký
kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
46
LUẬN BÀN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC TRONG...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện
dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 của
Luật này.
9. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây
gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa
các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân
chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không
thành lập tổ chức kinh tế”.
Hai loại hình trên đều thể hiện sự tham
gia của các chủ thể cùng nhau hợp tác để
thực hiện một công việc kinh doanh cụ
thể nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Do vậy, về mặt khách quan, phải làm sao
để quy định về hợp đồng hợp tác trong
dân sự là nền tảng chung để các loại hợp
đồng trong lĩnh vực chuyên biệt về kinh
doanh, thương mại, đầu tư dựa vào đó có
thể thuận tiện trong quá trình điều chỉnh
trong lĩnh vực pháp luật chuyên ngành.
Thực tế, điều này đã được ghi nhận khá cụ
thể trong quy định tại Điều 28 Luật Đầu tư
2014: “ 1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các
nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định
của pháp luật về dân sự”.
Nhìn chung, quy định về hợp đồng
hợp tác trong BLDS năm 2015 đã đưa ra
những nội dung cơ bản, góp phần tạo nền
tảng chung cho các hợp đồng trong lĩnh
vực kinh doanh, thương mại, đầu tư. Khi
pháp luật dân sự có quy định cụ thể về hợp
đồng hợp tác thì sẽ giúp tạo ra sự tương
thích cho pháp luật đầu tư, kinh doanh,
thương mại có những điều chỉnh phù hợp,
dựa trên nền tảng pháp luật dân sự.
Như vậy, có thể thấy việc quy định
thêm về một loại hình hợp đồng hợp tác
trong pháp luật dân sự là một điểm mới
của BLDS năm 2015, đồng thời cũng là sự
phù hợp chung với việc sửa đổi, bổ sung
BLDS năm 2005. Nhìn chung, các quy định
về hợp đồng hợp tác trong BLDS năm 2015
là tạo ra cơ sở vững chắc cho các loại hình
hợp tác khác trong lĩnh vực kinh doanh,
thương mại, đầu tư (như hợp đồng theo
hình thức BCC, hay PPP) thuận lợi hơn
trong việc điều chỉnh trong lĩnh vực pháp
luật chuyên biệt.
4. Một số kiến nghị liên quan đến
các quy định về hợp đồng hợp tác trong
BLDS năm 2015
Một là, pháp luật dân sự cần có quy
định cụ thể, rõ ràng hơn về việc góp vốn
bằng sức lao động để các bên hợp tác có
căn cứ định lượng được nguồn vốn góp
này. Việc này có thể được thực hiện được
thông qua việc ban hành một văn bản dưới
luật nhằm hướng dẫn việc xác định giá trị
vốn góp bằng sức lao động. Ngoài ra, có
thể bổ sung thêm các quy định vào trong
BLDS nhằm bắt buộc các bên phải thỏa
thuận và tự lượng hóa được giá trị góp vốn
bằng sức lao động để tránh việc tranh chấp
có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp
đồng hợp tác.
Hai là, theo quy định tại khoản 3 Điều
506 BLDS năm 2015, “3. Không được phân
chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng
hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên
hợp tác có thỏa thuận”. Nếu trong trường
hợp các thành viên thỏa thuận phân chia
tài sản chung cho mỗi thành viên khi mà
chưa hết thời hạn của quá trình hợp tác
thì điều này có là điều kiện đương nhiên
47Khoa học Kiểm sát
LÊ ĐĂNG KHOA
Số chuyên đề 2 - 2019
chấm dứt hợp đồng hợp tác hay không?
Bởi lẽ, có thể hiểu thỏa thuận phân chia
tài sản chung của các thành viên hợp tác
(trong thời gian hợp tác) sẽ không đồng
nhất với thỏa thuận của các thành viên về
việc chấm dứt hợp đồng hợp tác (quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 512). Kiến nghị
đưa ra là cần phải có quy định rõ ràng về
việc phân chia tài sản chung của các thành
viên trong quá trình thực hiện hợp đồng
hợp tác và hậu quả pháp lý cụ thể của việc
phân chia tài sản chung này.
Theo quy định tại đoạn 2 khoản 3 Điều
506 BLDS năm 2015: “Việc phân chia tài sản
chung quy định tại khoản này không làm thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác
lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân
chia”. Điều luật này có thể hiểu là việc chia
tài sản chung cho một hoặc một vài thành
viên trong quá trình hợp tác khi quá trình
hợp tác vẫn đang được thực hiện và đương
nhiên trách nhiệm của các thành viên này
đối với những giao kết đã xác lập trước đó
theo hợp đồng hợp tác hoặc với bên thứ ba
vẫn phải được bảo đảm thực hiện. Trường
hợp này không đồng nhất với trường hợp
tất cả các thành viên cùng nhau thỏa thuận
phân chia tài sản chung cho các thành viên.
Do vậy, cần phải quy định rõ nội dung
thỏa thuận phân chia tài sản chung cho các
thành viên khi mà quá trình hợp tác chưa
chấm dứt và hậu quả pháp lý của nó.
Ba là, trong quá trình hợp tác, nếu một
trong các bên trong hợp tác là cá nhân bị
chết (hoặc pháp nhân không còn tồn tại
do phá sản, giải thể hoặc bị hợp nhất, sáp
nhập với pháp nhân khác) thì việc tiếp
tục thực hiện hợp đồng hợp tác đó sẽ giải
quyết như thế nào? Các thành viên hợp
tác khác có thể đồng thuận loại bỏ tư cách
thành viên đã chết (hoặc pháp nhân không
còn tồn tại), hoàn trả tài sản cho người
thừa kế của thành viên đó (hoặc là pháp
nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của pháp
nhân không còn tồn tại)? Các thành viên
khác có thể tiếp nhận người thừa kế tài sản
của người đã chết trở thành thành viên mới
tham gia vào hợp đồng hợp tác? Nhiều vấn
đề khác còn đặt ra đối với trường hợp này
mà BLDS năm 2015 còn chưa quy định cụ
thể. Theo quan điểm của tác giả, nếu xảy
ra trường hợp như trên, pháp luật dân sự
phải bổ sung thêm điều luật quy định rõ
về việc các bên trong hợp đồng hợp tác cần
phải thỏa thuận với nhau thống nhất việc
tiếp nhận hay không tiếp nhận người thừa
kế của thành viên đã chết (hoặc pháp nhân
thừa kết quyền và nghĩa vụ của pháp nhân
không còn tồn tại) trở thành thành viên
mới trong hợp đồng hợp tác./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình
Luật Dân sự, tập 2, NXB Chính trị Quốc Gia Sự
Thật, Hà Nội, 2017.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân
sự, tập 2, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2018.
3. Bộ luật dân sự năm 2005
4. Bộ luật dân sự năm 2015
5. PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS. Nguyễn Thị
Huệ, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm
2015, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2017.
6. PGS. TS. Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học Những
điểm mới của BLDS năm 2015, NXB Hồng Đức -
Hội Luật Gia Việt Nam, 2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_ban_mot_so_van_de_ve_hop_dong_hop_tac_trong_bo_luat_dan.pdf