Luận văn An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đất nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển kinh tế thị trường đã mang lại cho đất nước những biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng cao, đời sống kinh tế và xã hội của nhân dân có sự cải thiện rõ rệt. Bên cạnh những thành công đó, nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn về lĩnh vực xã hội. Đặc biệt, là một nước nông nghiệp với gần 80% dân cư sống ở khu vực nông thôn, nhưng đến nay, nông thôn nước ta vẫn còn nghèo, nông dân vẫn còn khổ và nông nghiệp vẫn còn rất rủi ro. Tình trạng thất nghiệp, thiếu công ăn việc làm của người lao động còn khá phổ biến, khoảng cách thu nhập giữa người lao động, giữa các vùng vẫn chưa được thu hẹp, tình trạng đói nghèo và tái nghèo vẫn chưa được giải quyết một cách bền vững, phân hoá xã hội ngày càng phức tạp. An sinh xã hội đối với người nông dân, do đó, còn nhiều khó khăn. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách để giải quyết những khó khăn trên, song đây vẫn là vấn đề phức tạp, trong đó an sinh xã hội đối với nông dân là vấn đề bức xúc nhất. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ, người nông dân có thu nhập rất thấp, đời sống hiện tại rất khó khăn. Chính điều đó làm cho họ dễ bị tổn thương khi có những biến đổi trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, thiên tai bão lụt, .xảy ra. Và hậu quả là họ lại lâm vào cảnh đói nghèo. Do đặc điểm lịch sử, các làng xã Việt Nam có truyền thống tình làng nghĩa xóm sâu bền. Chính truyền thống đó đã hình thành một cách tự nhiên các hình thức an sinh xã hội truyền thống. “Tình làng nghiã xóm”, “ Có nhau khi tắt lửa, tối đèn”, “ Trẻ cậy cha, già cậy con”, . vốn là truyền thống văn hoá cũng đồng thời là những hình thức thực hiện an sinh xã hội trong nông thôn hàng ngàn đời nay ở nước ta. Song trước sự phát triển của kinh tế thị trường, một mặt, trong nông thôn đã xuất hiện một số hình thức mới về an sinh xã hội, mặt khác, những hình thức an sinh xã hội truyền thống cũng đang có sự biến đổi. Có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển các hình thức an sinh xã hội. Có quan niệm cho rằng, những hình thức an sinh xã hội truyền thống sẽ dần dần bị thay thế bằng các hình thức hiện đại. Vậy các hình thức an sinh xã hội truyền thống sẽ tồn tại và phát triển ra sao trong bối cảnh xuất hiện những hình thức an sinh xã hội hiện đại? Những hình thức hiện đại có thể thay thế các hình thức truyền thống của an sinh xã hội trong nông thôn hay không? Nếu có, thì mức độ thay thế sẽ như thế nào? Với tình trạng thu nhập thấp như hiện nay, Việt Nam có thể xây dựng được các chính sách an sinh xã hội hiện đại cho nông dân như các nước phát triển được hay không? Nếu có thì điều kiện nào để thực hiện được? Đó là những vấn đề đang đặt ra đòi hỏi phải có sự nghiên cứu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội cho cho người nông dân nước ta. Xuất phát từ đó, tác giả lựa chọn vấn đề An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Do yêu cầu của nền kinh tế thị trường, vấn đề ASXH đã được nhiều nhà kinh tế học ở các nước trên thế giới nghiên cứu một cách cơ bản, trong đó đặc biệt là các các nước XHCN cũ (như Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức), Mỹ, EU (Anh, Cộng hoà liên bang Đức, Thụỵ Điển), Nhật bản và một số nước đang phát triển khác. Trong các viện nghiên cứu, các trường đại học ở các nước, vấn đề ASXH đã được xuất bản thành nhiều giáo trình, nhiều sách chuyên khảo, nhiều bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Ở nhiều nước trên thế giới đã xây dựng những tổ chức nhằm thực hiện chính sách ASXH, hoạt động với mô hình, chương trình và nguyên tắc khác nhau. Ở nước ta, những năm đầu của quá trình đổi mới, có một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề ASXH, trong đó trực tiếp là đề tài cấp nhà nước mang mã số KX 04.05: “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách bảo đảm xã hội trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, do viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan chủ trì đề tài. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đề cập đến một cách khá hệ thống vấn đề bảo đảm xã hội như: đã làm rõ khái niệm về bảo đảm xã hội; mối quan hệ giữa bảo đảm xã hội với các chính sách xã hội, vị trí, vai trò và sự cấn thiết khách quan của bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị trường, khẳng định bảo đảm xã hội vừa là nhân tố ổn định, vừa là động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Đề tài đã nghiên cứu khá công phu về các bộ phận cấu thành quan trọng của bảo đảm xã hội là Bảo hiểm xã hội, Trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội; Đã đánh giá thực trạng của các bộ phận cấu thành này, chỉ ra những thành tựu, hạn chế của nó và chỉ ra quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển trong tương lai của hệ thống bảo đảm xã hội ở nước ta. Trong những năm gần đây, nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến chính sách ASXH. Có thể nêu lên một số công trình của các tác giả như sau: Mai Ngọc Cường. Chính sách xã hội nông thôn: kinh nghiệm CHLB Đức và thực tiễn Việt Nam. NXB lý luận chính trị, Hà nội 2006; Vấn đề đổi mới bảo hiểm xã hội. Chương VIII. Sách Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam của Mai Ngọc Cường (2001); Nguyễn Hải Hữu. Phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyên đề 8. Đánh giá 20 năm đổi mới Viện khoa học xã hội việt Nam (2006); Patricia Justino. Khuôn khổ xây dựng tổng thể quốc gia về an sinh xã hội ở Việt Nam (UNDP); Bùi Văn Hồng Nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với người lao động tự tạo việc làm và thu nhập, cấp Bộ năm 2002; Nguyễn Văn Định Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam trong nền kinh tế thị trường đề tài cấp Bộ năm 2000; Nguyễn Tiệp. Các giải pháp nhằm thực hiện xã hội hoá công tác trợ giúp xã hội, đề tài cấp Bộ năm 2002; Đặng Cảnh Khanh. Vấn đề trợ giúp xã hội trong chính sách bảo đảm xã hội ở Việt nam đề tài KX. 04. 05 (năm 1994) Các nghiên cứu trên tuy đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH nói chung ở nước ta những năm qua. Tuy nhiên, việc nghiên cứu hệ thống, chính sách ASXH đối với nông dân như là một hệ thống độc lập vẫn còn chưa được giải quyết 3. Mục tiêu luận án 3.1. Làm rõ những nội dung lý luận về hệ thống ASXH đối với nông dân trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. 3.2. Phân tích thực trạng hệ thống ASXH đối với nông dân nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng hệ thống ASXH hội đối với nông dân nước ta hiện nay. 3.3. Đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở nước ta những năm tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án áp dụng các phương pháp của nghiên cứu khoa học kinh tế, sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, với công cụ trừu tượng hoá, kết hợp giữa logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp để làm rõ đối tượng nghiên cứu. Đồng thời sử dụng các tài liệu điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thống kê và phân tích . của các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu đã được công bố về vấn đề có liên quan để đề xuất các giải pháp cho việc hoàn thiện và phát triển hệ thống ASXH đối với nông dân ở nước ta trong những năm sắp tới. 4 Trong quá trình thực hiện, luận án sử dụng kiến thức kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả các việc thực thi các chương trình an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam thời gian qua. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân. Song an sinh xã hội đối với nông dân là vấn đề khá rộng, bao gồm ASXH truyền thống và ASXH hiện đại. Trong phạm vi luận án này, tác giả chủ yếu đề cập đến các nhân tố, các điều kiện xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH hiện đại đối với nông dân (gọi tắt là hệ thống ASXH đối với nông dân). 6. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài 6.1. Luận án góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường 6.2. Tổng kết kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở một số nước trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc xây dựng hệ thống ASXH đối với nông dân ở nước ta. 6.3. Khái quát thực trạng hệ thống ASXH ở nước ta hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hệ thống ASXH hiện hành đối với nông dân. 6.4. Sử dụng ma trận SWOT làm rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trên cơ sở đó, đề xuất việc lựa chọn các phương án xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở nước ta những năm tới 6.5. Khuyến nghị các giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân đảm bảo cho tính khả thi của các phương án chính sách đã đề xuất. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận về hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Chương II: Đánh giá thực trạng hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam. Chương III: Phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam những năm tới. Mục lục CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG . 6 1.1. AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ 6 1.2. NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 23 1.3. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 68 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM . 70 2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM 70 2.2. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 100 2.3. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 121 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 134 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 135 3.1. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 135 3.2. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI. 144 3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI . 173 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 187 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 188 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 190 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 191 PHỤ LỤC .199 .

pdf233 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an sinh xã hội nói chung và an sinh xã hội đối với nông dân nói riêng. Chính vì thế, trong thời gian tới Nhà nước nên quan tâm đến việc nâng cao năng lực và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ để giảm những thất thoát về tài chính, hạn chế những nảy sinh không đáng có trong quá trình thực thi các chương trình an sinh xã hội đối với nông dân nước ta. Làm được như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân Việt Nam trong thời gian tới. 188 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ An sinh xã hội đối với người nông dân là vấn đề hết sức quan trọng, nó không chỉ đảm bảo đời sống cho người nông dân mà còn góp phần ổn định kinh tế, chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp chính sách nhằm khuyến khích người nông dân chủ động tham gia vào hệ thống an sinh xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn về tài chính, đồng thời các chính sách này cũng đang trong quá trình hình thành nên đôi khi chúng lại chưa đem đến hiệu ứng tích cực, chưa thể hiện được vai trò vận động và khuyến khích sự hưởng ứng tham gia của người nông dân trong thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tế ở Việt Nam kết hợp với hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân của các nước phát triển, các nước đang phát triển cũng như các nước có môi trường kinh tế, chính trị hoặc văn hóa tương đồng với Việt nam, luận án An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam đã đưa ra những quan điểm và phương hướng phát triển hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay và trong những năm tới. Theo quan điểm của tác giả, vấn đề quan trọng để thực hiện an sinh xã hội nói chung, an sinh xã hội đối với nông dân nói riêng là vấn đề tài chính và những cơ chế, chính sách cho việc thực thi các chương trình trong hệ thống an sinh xã hội. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục tích cực trong công tác tạo việc làm cho người nông dân, tạo điều kiện để người nông dân nâng cao thu nhập, nâng khả năng tích lũy về tài chính để việc chủ động đóng góp tham gia vào ASXH trở nên khả thi hơn. Ngoài ra, sự trợ giúp về cơ chế, chính sách từ phía Nhà nước khuyến khích người nông dân tham gia vào hệ thống ASXH là không thể xem nhẹ. Theo quan điểm của tác giả, trong thời gian tới, để hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân đi vào thực tế một cách hiệu quả hơn, Nhà nước cần phải quan tâm đến bốn vấn đề cơ bản sau: 189 Thứ nhất: Cần phải tiến hành hỗ trợ tài chính đối với người các đối tượng tham gia BHYT và BHXH tự nguyện. Theo tính toán ở trên để thực hiện BHYT toàn dân và hỗ trợ 40% lao động nông nghiệp tham gia vào hình thức BHXH tự nguyện số thì tổng số tiền NSNN phải chi trả để hỗ trợ người nông dân tham gia trong giai đoạn 2011 – 2020 ước tính là 151,6 nghìn tỷ VNĐ, tương đương 64% tổng nguồn kinh phí được ước tính thực hiện ASXH cho người nông dân giai đoạn 2011 – 2020. Để thực hiện được điều này, trước hết cần phải thay đổi lại cơ cấu chi NSNN hiện nay; thay vì chi thường niên 30% NSNN cho đầu tư phát triển, Nhà nước nên chuyển bớt phần kinh phí này sang chi cho các chương trình an sinh xã hội nói chung, ASXH đối với người nông dân nói riêng. Thứ hai: Nhà nước nên tổng kết, đánh giá lại mô hình BHXH cho nông dân ở Nghệ An và mô hình Quỹ hưu nông dân xã Đại hóa, tỉnh Bắc Giang để tìm ra những mặt mạnh, điểm yếu, từ đó tiếp tục phát triển mô hình bảo hiểm xã hội cộng đồng dành cho những đối tượng nông dân có thu nhập thấp, không thể tham gia BHXH tự nguyện dù sẽ được Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí đóng góp tham gia. Thứ ba: cần phát triển hình thức bảo hiểm sản xuất để đảm bảo thu nhập ổn định cho người nông dân. Có như vậy họ mới có tiềm năng tài chính để có thể tham gia những loại hình bảo hiểm được đề xuất ở trên. Thứ tư: Nhà nước cũng cần phải đào tạo lại đội ngũ cán bộ thực thi ASXH, xem xét lại hệ thống luật pháp trong việc thực thi ASXH nói chung, ASXH đối với nông dân nói riêng. Chỉ khi những vấn đề này được giải quyết, ASXH đối với nông dân mới thể hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của mình, đời sống của người nông dân mới được đảm bảo, kinh tế mới phát triển bền vững. 190 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Các bài báo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của tác giả luận án 1. Mai Ngọc Anh (2006): Tách biệt xã hội về kinh tế và chính sách an sinh xã hội cho nông dân nước ta. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 186 (tháng 4 năm 2006) 2. Mai Ngọc Anh (2006) : Một số vấn đề về chính sách an sinh xã hội trong nôn thôn Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 339 (tháng 8 năm 2006) 3. Mai Ngọc Anh (2008): Phát triển hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 364, (tháng 9 năm 2008) 4. Mai Ngọc Anh (2008): An sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và khuyến nghị. Tạp chí Kinh tế và phát triển số đặc san (tháng 10 năm 2008) Các đề tài nghiên cứu có mối quan hệ gần gũi với luận án 5. Thành viên tham gia đề tài theo nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Khoa học Công nghệ theo NĐ thư 2005: Tên đề tài "Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng chính sách xã hội nông thôn của Cộng hoà Liên bang Đức và vận dụng cho Việt Nam" Mã số: 07/2005 NĐT. (đã được nghiệm thu năm 2006) Chủ nhiệm đề tài nhánh Nghiên cứu chính sách xã hội nông thôn của Cộng hoà Liên bang Đức (Đã được nghiệm thu năm 2006) 6. Thành viên đề tài nhà nước KX02.02/06-10: Cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam giai đọan 2006 – 2015. - Chủ nhiệm đề tài nhánh 04: Hệ thống an sinh xã hội, chính sách an sinh xã hội trên một số lĩnh vực (Đã được nghiệm thu năm 2008) 191 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. G.Ashawer (1993) Những kiến thức kinh tế cơ bản . NXB Thống kê năm 1993 2. Nguyễn Huy Ban (2001): Chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu cấp bộ của năm 2001; 3. Ban chỉ đạo Trung Ương (2006): Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản (2006) 4. Ban hợp tác quốc tế (2007): Tài liệu tham khảo Kinh nghiệm thực hiện Bảo hiểm xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới năm 2007. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2007) 5. Báo cáo chung của nhóm công tác chuyên gia chính phủ, Nhà tài trợ, Tổ chức phi chính phủ (1999): Việt Nam tấn công nghèo đói - Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000. Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam, tháng 12 năm 1999 6. Báo cáo của Chính phủ (2008): Tình hình kinh tế - xã hội năm 2007 và nhiệm vụ năm 2008, Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khoá XII. 7. Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 (2003): Nghèo. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam. Hà nội tháng 12 năm 2003 8. Báo cáo quốc gia tóm tắt (2002): Phụ nữ ở Việt Nam, Vụ phát triển Vùng và Bền vững và Vụ Mê Kông Ngân hàng tăng cường Châu Á, Manila, Philipin, 2002 9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005): Báo cáo thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ của VN; Tài liệu phục vụ hội nghị triển khai xây dựng kê hoạch năm 2006; Hà Nội 16/6/2005 10. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2006): Báo cáo thực trạng người tàn tật Việt Nam, 1/2006 11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005): Báo cáo hội nghị tổng kết 192 chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 1999 – 2005. Hà Nội, tháng 6/2005 12. Bộ Y tế và Tổng cục thống kê. (2003): Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001 – 2002. NXB Y học, 2003 13. Bộ Y tế (2006). Niên giám thống kê năm (2006) 14. Bộ Y tế (2006): Báo cáo Y tế Việt Nam 2006. Công bằng, hiệu quả, phát triển trong tình hình mới. NXB Y học 2006 15. Cục Y tế dự phòng (2007): Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe người lao động ngành y tế năm 2006 và kế hoạch 2007. Bộ Y tế, 23/3/2007 16. Phan Văn Cừ (2008): Một số quan điểm, và phương hướng xây dựng và phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội ở VIệt nam hiện nay; Tạp chí kinh tế và phát triển, số đặc san tháng 10/2008 tr.58 17. Bùi Thế Cường (2005): Trong miền an sinh xã hội – Nghiên cứu về tuổi già Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội 18. Mai Ngọc Cường (2005): Lịch sử các học thuyết kinh tế. NXB Thống kê 2005 19. Mai Ngọc Cường (2006): Chính sách xã hội nông thôn: Kinh nghiệm Cộng hòa Liên Bang Đức và thực tiễn Việt Nam. NXB Lý luận chính trị, 2006 20. Mai Ngọc Cường (2008): Báo cáo kết quả điều tra phỏng vấn. Đề tài Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở nước ta trong giai đọan 2006 – 2015 21. Mai Ngọc Cường (2009): Báo cáo tổng hợp đề tài: Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006-2015. Tháng 1 năm 2009 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996) :Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. NXB chính trị Quốc gia, trg 113 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB chính trị Quốc gia, trg 4 193 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, trang 105, 106 25. Nguyễn Hữu Điệp (2007): Năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Luận án Tiến sĩ trường đại học Kinh tế quốc dân 2007 26. Nguyễn Văn Định (2000): Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam trong nền kinh tế thị trường. Đề tài cấp Bộ năm 2000 27. Nguyễn Văn Định (2005): Giáo trình Bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2005 28. Nguyễn Văn Định (2006): Chính sách bảo hiểm xã hội cho nông dân Việt Nam, Bài viết tham dự hội thảo Một số vấn đề về chính sách xã hội nông thôn Việt Nam, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2006 29. Nguyễn Văn Định (2008): Giáo trình An sinh xã hội, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008 30. Nguyễn Hữu Dũng (2006): Sự phát triển BHXH khu vực phi chính thức những năm 2001-2007 và giải pháp tới năm 2015. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số đặc san tháng 10/2006 31. Nguyễn Hữu Dũng (2007): Sự phát triển của BHXH khu vực phi chính thức những năm 2001-2007 và giải pháp tới 2015. Bộ LĐ TB & XH 2007 32. Đào Thị Hải (2005): Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay. Luận văn Th.S Kinh tế chính trị. Hà nội 2005 33. Nguyễn Minh Hải (2005): Tổ chức thực hiện BHYT đối với người nghèo, Thực trạng và giải pháp. Đề tài NCKH của BHXH, năm 2005 34. Học viện tài chính (2002): Kỷ yếu khoa học Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo an sinh xã hội, 2002 35. Bùi Văn Hồng (1997): Vai trò Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, Đề tài cấp bộ năm 1997; 194 36. Bùi Văn Hồng (1998): Các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng và thực thi chính sách, chế độ BHXH, Đề tài cấp Bộ năm 1998; 37. Bùi Văn Hồng (2000): Cơ sở khoa học xây dựng mô hình và cơ chế hoạt động của tổ chức đàu tư tài chính BHXH, Đề tài cấp Bộ năm 2000 38. Bùi Văn Hồng (2001): Nghiên cứu giải pháp nhằm tăng nhanh số lượng người tham gia BHXH trong chiến lược phát triển BHXH đến năm 2010 - Đề tài cấp Bộ năm 2001; 39. Bùi Văn Hồng (2002): Nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với người lao động tự tạo việc làm và thu nhập, Đề tài cấp Bộ năm 2002; 40. Bùi Văn Hồng (2006): Cơ chế tài chính đối với chính sách xã hội nông thôn Việt Nam: Thực trạng và vấn đề (Báo cáo tại hội thảo khoa học: Một số vấn đề về chính sách xã hội nông thôn Việt Nam, Hà nội, 03/2006) 41. Tống Thị Song Hương (2008): Thực trạng bảo hiểm y tế giai đọan 2001-2007 và định hướng 2015, Vụ bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế, tháng 1 năm 2008 42. Nguyễn Hải Hữu (2006): Dự thảo báo cáo Phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, (Chuyên đề số 8 của báo cáo đánh giá 20 năm đổi mới của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), 2006 43. Nguyễn Hải Hữu (2007): Giáo trình nhập môn an sinh xã hội. NXB Lao động – Xã hội, 2007 44. Nguyễn Hải Hữu (2007): Báo cáo chuyên đề: Thực trạng trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội ở nước ta năm 2001-2007 và khuyến nghị tới năm 2015 (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). Hà nội 11/2007 45. Nguyễn Hải Hữu (2008): “Đổi mới chính sách và cơ chế trợ giúp xã hội cho phù hợp với bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”. Đề tài của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tháng 4/2008 195 46. ILO (1984): Bước vào thế kỷ 21: Phát triển bảo hiểm xã hội. Geneva, 1984 47. Đặng Cảnh Khanh (1994): Vấn đề trợ giúp xã hội trong chính sách bảo đảm xã hội ở Việt nam. Đề tài KX. 04. 05 (năm 1994) 48. Đỗ Thiên Kính (2005): Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội. Đề tài cấp Viện – Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2005 49. Ngân Hàng thế giới, Bộ Tài nguyên – Môi trường, CIDA (2005): Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 – Chất thải rắn. Hà nội, 2005 50. Ngân hàng Thế giới (2001): Việt Nam: Khoẻ để phát triển bền vững: Nghiên cứu tổng quan ngành y tế Việt Nam. Hà Nội. 2001. Tr. 7. 51. Nhóm hành động chống đói nghèo (2002): Cải thiện việc tiếp cận cơ sở hạ tầng thiết yếu. Tháng 6/2002 52. Trần Thị Nhung (2002): Tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay. NXB Khoa học xã hội, 2002 53. Justino Patricia (2006): Khuôn khổ xây dựng tổng thể quốc gia về an sinh xã hội ở Việt Nam . Tài liệu của UNDP Việt nam 2006 54. Nguyễn Thị Kim Phụng (2005): Giáo trình Luật An sinh xã hội, 2005, NXB Tư pháp. 55. Lê Thị Quế (2007): Bảo hiểm xã hội cho khu vực phi chính thức ở một số nước. Chuyên đề của đề tài: Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006-2015, tháng 9/2007 56. Lê Thị Quế (2006): Thực trạng tình hình thực hiện BHXH giai đoạn 2001 – 2007 và định hướng đến năm 2015; Tạp chí Kinh tế và phát triển, số đặc san tháng 10/2006 57. Tatyana P Soubbotina (2005): Không chỉ là tăng trưởng kinh tế - Nhập môn về phát triển bền vững. NXB Văn hóa – Thông tin, 2005 58. Thời báo kinh tế Việt Nam (2007): Kinh tế 2006 – 2007 Việt Nam thế giới 59. Thời báo kinh tế Việt Nam (2006): Kinh tế 2004 – 2005 Việt Nam thế giới 196 60. Lưu Thị Thu Thuỷ (2005): Chính sách BHXH ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp hoàn thiện. Luận văn thạc sỹ của (năm 2005); 61. Nguyễn Tiệp (2002): Các giải pháp nhằm thực hiện xã hội hoá công tác trợ giúp xã hội, Đề tài cấp Bộ năm 2002 62. Tổng cục thống kê (2007): Niên giám thống kê y tế qua năm (2007) 63. Tổng cục Thống kê (2003): Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình 1/4/2002: Những kết quả chủ yếu. NXB Thống kê. Hà Nội. 2003. 64. Tổng cục Thống kê (2003): Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 01/04/2003. NXB Thống kê, 2003 65. Tổng cục Thống Kê (2004): Thông cáo báo chí về kết quả sơ bộ khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004. 66. Tổng cục Thống kê (2006): VIỆT NAM 20 NĂM ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN 1986-2005, Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế 67. Hà Ngọc Trạc (2005): Từ điển Bách khoaViệt Nam. NXB Từ điển bách khoa (2005). 68. Dương Xuân Triệu (1996): Thực trạng và định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay. Đề tài khoa học cấp bộ (Năm 1996); 69. Thông tấn xã Việt Nam (2006): Xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội phù hợp để hội nhập. Ngày 22/12/2006 70. VHLSS (2002): VHLSS 2002 71. Hồ thị Hải Yến (2007): Các nhân tố quốc tế ảnh hưởng và hệ thống an sinh xã hội ở một số nước. Chuyên đề tham gia đề tài KX02.02/06-10, tháng 9/2007 Tài liệu bằng tiếng anh 72. Pete Alcock (1997): Understanding poverty, Macmillan Press LTD, 1997 73. Lapeyre and Bhalla (2004): Poverty and exclusion in a global world. 197 Palgrav Macmillan, 2004 74. Desai (2000): Country Briefing Paper—Women in Viet Nam, 2000 75. Juergen Roesner Han (1992): Categories and Structure risks, University of Cologne, Germany 76. ILO (1984): Introduction to Social Security, Geneva: ILO, 1984 77. N Oanh (2000): TTM self-reported illness and health seeking behaviour of elderly men and women in a rural district of Vietnam. Stockholm: Karolinska Institutet, 2000 78. MOLISA/UNICEF (1998): Vietnam child disability survey, 1998, 20 79. John Wiley (2004): Social Security, Inequality and the Third World, Macmillan Press LTD 2004 Tài liệu trên Internet 80. Radio Free Asia (2008): Thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2007. Bài viết đăng trên trang Web của Radio Free Asia ngày 1/2/2008 (www.rfa.org/vietnamese/ ) 81. Bộ giáo dục Đào tạo (2008): Thống kê của Bộ giáo dục Đào tạo đăng trên trang web của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn , 2008 82. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006): Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề. AGROVIET cổng thôn tin điện tử www.agroviet.gov.vn; 2006 83. Bộ tài chính (2005): Tiến công mạnh mẽ vào đói nghèo, bài đăng trên (Bộ tài chính, 11/04/2005) 84. Bộ Tài nguyên – Môi trường (2006): Một số giải pháp công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Tin tức sự kiện tin khoa học công nghê, trang WEB của Bộ Tài nguyên – Môi trường ngày 05/05/2006 (www.monre.gov.vn) 85. Văn Chúc(2008): Nông dân Sơn động giúp nhau làm giàu. Bài viết trên 28/3/2008 198 86. Hồng Hải (2006): Chỉ có trên 60% trạm y tế xã có bác sĩ, bài viết trên ngày 10/8/2006 87. Hồng Hải (2008): Để thẻ BHYT tự nguyện có giá trị thanh toán... Bài đăng trên 15/1/2008 88. Thái Tăng Hằng (2007): Gấp đôi mức tiền đóng BHYT tự nguyện. Bài viết đăng trên 5/4/2007 89. Nguyễn Hoàng (2007): 43.490 Tỷ đồng để xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. Bài đăng trên 9/3/2007 90. Thu Hương (2008): Xuất khẩu lao động 2008: Nâng cao chất lượng nguồn LĐXK. 91. Hoàng Minh (2008): Giáo viên mầm non nông thôn: Đánh vật với nghề. Bài vết trên www.ktdt.com.vn 08/04/2008 92. Nguyễn Xuân Nga (2008): Thực hiện BHXH tự nguyện: Mối quan tâm của người lao động và tổ chức Công đoàn. Bài viết trên trang Web của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. 93. Phương Ngọc (2007): Bảo hiểm y tế tự nguyện: Trút lỗi lên đầu người dân. Bài viết trên ngày 07/04/2007 94. Phần 3 (2008): Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Bài đăng trên www.mof.gov.vn 95. Lê Phúc (2008): Tăng thu nhập cho nông dân. Bài viết trên báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam, ngày 5/1/2008 96. Hoàng Phương (2004): Giá phân bón cao kỷ lục, Bài viết trên 1/9/2004 97. Nguyễn Thủy (2005): Trung - Đông Âu: Thị trường xuất khẩu lao động mới. 2005 98. Hồ Uyên (2005): Hội thảo đánh giá tác động của điện khí hóa của nông thôn Việt Nam từ ngày 7-15/5/2005. Bài viết đăng trên trang Web của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (www.vass.gov.vn) 199 phô lôc Phụ lục 1: Bài toán về mối quan hệ giữa tỷ lệ thời gian làm việc ở nông thôn với tỷ lệ hộ giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1998 - 2006. Phụ lục 2: Bài toán về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp và thu nhập của người nông dân Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007 Phụ lục 3: Bài toán về quan hệ giữa trình độ lao động trong khu vực nông thôn với việc tăng thu nhập của hộ nông dân. Phụ lục 4: Thu nhập bình quân đầu người của Libya Phụ lục 5: Thu nhập bình quân đầu người của Malaysia Phụ lục 6: Những thuận lợi và khó khăn; cơ hội và thách thức trong việc xây dựng chính sách an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam từ mô hình SWOT Phụ lục 7: Vài nguyên nhân bỏ học của trẻ em nông thôn, miền núi Phụ lục 8: Mô hình bảo hiểm tự nguyện ở Nghệ An Phục lục 9: Mô hình Quỹ hưu nông dân xã Đại Hoá, huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang Phụ lục 10: Xén tiền Tết dân nghèo là biểu hiện của hào lý xấu thời xưa Phụ lục 11: Làng ung thư Phụ lục 12: Số lượng và cơ cấu hộ sản xuất ở nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006 Phụ lục 13: Quan hệ giữa biến đổi thu nhập với số người tham gia BHYT tự nguyên khu vực PCT Phụ lục 14: Tỷ lệ đề nghị tỷ lệ đóng góp tài chính của khu vực phi chính thức so với số người trả lời (Điều tra của đề tài KX0202/06-10) 200 Phụ lục 1: Bài toán về mối quan hệ giữa tỷ lệ thời gian làm việc ở nông thôn với tỷ lệ hộ giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1998 - 2006. 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 TGLVNT 71.1 76.3 74.2 74.4 75.4 77.9 79.3 80.6 81.4 TLHGN 15.6 13.0 10.0 17.2 14.5 11.61 9.51 8.0 7.0 Qua khảo sát về thực trạng thời gian làm việc ở khu vực nông thôn giai đoạn 1998- 2006, đề tài đã dùng hàm Cobb - Douglas với phần mềm Eviews để đưa ra dạng hàm về mối quan hệ giữa tỷ lệ giảm nghèo và tỷ lệ thời gian làm việc ở khu vực nông thôn Việt Nam. Cụ thể như sau: TLHGN = β1*TGLVNT β 2 Ln(TLHGN) = Ln β1 + β2Ln(TGLVNT) TLHGN = 741468.5* 1 34439.27 TGLVNT e β1: Hệ số chặn β2: Hệ số co dãn của TLHGN đối với TGLVNT TLHGN: Tỷ lệ hộ giảm nghèo TGLVNT: Thời gian làm việc trong khu vực nông thôn Prob: p_value = 0.0063 < 5%, do đó H0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là thời gian làm việc trong khu vực nông thôn có tác động tới tỷ lệ hộ giảm nghèo R-squared = 0.679773 có nghĩa là tỷ lệ thời gian làm việc trong khu vực nông thôn giải thích xấp xỉ 67,9773% tỷ lệ hộ giảm nghèo 201 Dependent Variable: LOG(TLHGN) Method: Least Squares Date: 04/01/08 Time: 16:40 Sample: 1998 2006 Included observations: 9 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(TGLVNT) -5.741468 1.489434 -3.854799 0.0063 C 27.34439 6.463807 4.230385 0.0039 R-squared 0.679773 Mean dependent var 2.428855 Adjusted R-squared 0.634026 S.D. dependent var 0.306908 S.E. of regression 0.185666 Akaike info criterion -0.336600 Sum squared resid 0.241304 Schwarz criterion -0.292772 Log likelihood 3.514699 F-statistic 14.85948 Durbin-Watson stat 2.354389 Prob(F-statistic) 0.006253 Hai đường quan sát và dự báo gần nhau và cắt nhau, giá trị phần dư chi từ -0.2 đến 0.2 cho thấy hàm này đã phản ánh được khá chính xác mối quan hệ giữa thời gian làm việc trong nông nghiệp với tỷ lệ giảm nghèo của Việt Nam -.4 -.2 .0 .2 .4 1.8 2.0 2.2 2.4 2.6 2.8 3.0 98 99 00 01 02 03 04 05 06 Residual Actual Fitted Để kiểm định xem hàm TLHGN = β1*TGLVNT β 2 có phù hợp không người ta dùng kiểm định Ramsey: H0: Dạng hàm đúng H1: Dạng hàm sai Ta thấy F = 2.223152, p_value = 0.186548 > 5% Actual: Gía trị quan sát Fitted: Giá trị dự báo Residual: Giá trị phần dư 202 Hàm TLHGN = β1*TGLVNT β 2 là dạng hàm đúng Ramsey RESET Test: F-statistic 2.223152 Probability 0.186548 Log likelihood ratio 2.836747 Probability 0.092131 Test Equation: Dependent Variable: LOG(TLHGN) Method: Least Squares Date: 04/01/08 Time: 16:44 Sample: 1998 2006 Included observations: 9 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(TGLVNT) -47.23501 27.86280 -1.695271 0.1410 C 216.1945 126.7983 1.705026 0.1391 FITTED^2 -1.475036 0.989277 -1.491024 0.1865 R-squared 0.766347 Mean dependent var 2.428855 Adjusted R-squared 0.688463 S.D. dependent var 0.306908 S.E. of regression 0.171302 Akaike info criterion -0.429572 Sum squared resid 0.176067 Schwarz criterion -0.363830 Log likelihood 4.933072 F-statistic 9.839557 Durbin-Watson stat 2.635222 Prob(F-statistic) 0.012756 203 Phụ lục 2: Bài toán về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp và thu nhập của người nông dân Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TNND 19.32 20.54 21.69 22.99 24.49 26.07 28.04 30.99 CDCC 18 19.1 20.5 22.5 24.7 26.5 29 30.5 Qua khảo sát về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở khu vực nông thôn Việt Nam giai đoạn 2000-2007, đề tài có dùng hàm Cobb - Douglas với phần mềm Eviews để đưa ra dạng hàm về mối quan hệ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề với tình hình tăng thu nhập của người nông dân Việt Nam. Cụ thể như sau: TNND = β1*CDCC β 2 Ln(TNND) = Ln β1 + β2Ln(CDCC) TNND = e0.591954 x CDCC0.891481 β1: Hệ số chặn β2: Hệ số co dãn của TNND đối với CDCC TNND: Thu nhập hộ nông dân CDCC: Số hộ gia đình nông dân không làm nông nghiệp nữa (số hộ gia đình nông thôn chuyển đổi nghề nghiệp kinh tế) Prob: p_value = 0.00000 < 5%, do đó H0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là số hộ gia đình nông dân không làm nông nghiệp nữa có tác động tới tăng thu nhập hộ nông dân R-squared = 0.9829818 có nghĩa là số hộ nông dân không làm nông nghiệp nữa giải thích xấp xỉ 98,29818% tỷ lệ tăng thu nhập hộ nông dân 204 Dependent Variable: LOG(TNND) Method: Least Squares Date: 04/24/08 Time: 00:56 Sample: 2000 2007 Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(CDCC) 0.819481 0.044103 18.58093 0.0000 C 0.591954 0.139393 4.246663 0.0054 R-squared 0.982918 Mean dependent var 3.177722 Adjusted R-squared 0.980071 S.D. dependent var 0.160433 S.E. of regression 0.022648 Akaike info criterion -4.525153 Sum squared resid 0.003078 Schwarz criterion -4.505292 Log likelihood 20.10061 F-statistic 345.2510 Durbin-Watson stat 1.346770 Prob(F-statistic) 0.000002 Hai đường quan sát và dự báo gần nhau và cắt nhau, giá trị phần dư chi từ -0.02đến 0.02cho thấy hàm này đã phản ánh được khá chính xác mối quan hệ giữa việc chuyển đổi ngành nghề với tăng thu nhập của nông dân Việt Nam -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 2.9 3.0 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Residual Actual Fitted Để kiểm định xem hàm TNND = β1*CDCC β 2 có phải là hàm phù hợp không người ta dùng kiểm định Ramsey: H0: Dạng hàm đúng H1: Dạng hàm sai Ta thấy F = 2.976806, p_value = 0.145060> 5% Actual: Gía trị quan sát Fitted: Giá trị dự báo Residual: Giá trị phần dư 205 Hàm TNND = β1*CDCC β 2 là dạng hàm đúng Ramsey RESET Test: F-statistic 2.976806 Probability 0.145060 Log likelihood ratio 3.736801 Probability 0.053226 Test Equation: Dependent Variable: LOG(TNND) Method: Least Squares Date: 04/24/08 Time: 01:04 Sample: 2000 2007 Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(CDCC) -2.775205 2.083814 -1.331791 0.2404 C 4.948539 2.527948 1.957532 0.1076 FITTED^2 0.690311 0.400101 1.725342 0.1451 R-squared 0.989293 Mean dependent var 3.177722 Adjusted R-squared 0.985010 S.D. dependent var 0.160433 S.E. of regression 0.019642 Akaike info criterion -4.742253 Sum squared resid 0.001929 Schwarz criterion -4.712462 Log likelihood 21.96901 F-statistic 230.9884 Durbin-Watson stat 1.814141 Prob(F-statistic) 0.000012 206 Phụ lục 3: Bài toán về quan hệ giữa trình độ lao động trong khu vực nông thôn với việc tăng thu nhập của hộ nông dân 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TNND 19.32 20.54 21.69 22.99 24.49 26.07 28.04 30.99 LDDT 19.54 20.25 21.25 22.45 24.35 26.25 29.73 30.50 Qua khảo sát về thực trạng trình độ lao động ở khu vực nông thôn giai đoạn 2000-2007, đề tài đã dùng hàm Cobb - Douglas với phần mềm Eviews để đưa ra dạng hàm về mối quan hệ giữa tình tình tăng thu nhập với trình độ lao động ở khu vực nông thôn Việt Nam. Cụ thể như sau: TNND = β1*LDDT β 2 Ln(TNND) = Ln β1 + β2Ln(LDDT) TNND = e0.211447 x LDDT0.933585 β1: Hệ số chặn β2: Hệ số co dãn của TNND đối với LDDT TNND: Thu nhập hộ nông dân LDDT: lao động đã qua đào tạo ở khu vực nông thôn Prob: p_value = 0.00000< 5%, do đó H0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là lao động đào tạo trong khu vực nông thôn có tác động tới tăng thu nhập hộ nông dân R-squared = 0.976785có nghĩa là trình độ đào tạo của người lao động trong khu vực nông thôn giải thích xấp xỉ 97,6785% tỷ lệ tăng thu nhập hộ nông dân Dependent Variable: LOG(TNND) Method: Least Squares Date: 04/24/08 Time: 01:06 Sample: 2000 2007 Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(LDDT) 0.933585 0.058757 15.88891 0.0000 C 0.211447 0.186922 1.131208 0.3011 R-squared 0.976785 Mean dependent var 3.177722 Adjusted R-squared 0.972916 S.D. dependent var 0.160433 S.E. of regression 0.026403 Akaike info criterion -4.218383 Sum squared resid 0.004183 Schwarz criterion -4.198523 Log likelihood 18.87353 F-statistic 252.4576 Durbin-Watson stat 2.107927 Prob(F-statistic) 0.000004 207 Hai đường quan sát và dự báo gần nhau và cắt nhau, giá trị phần dư chi từ - 0.02 đến 0.02 cho thấy hàm này đã phản ánh được khá chính xác mối quan hệ giữa tăng trình độ lao động với tăng thu nhập của nông dân Việt Nam -.06 -.04 -.02 .00 .02 .04 2.9 3.0 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Residual Actual Fitted Để kiểm định xem hàm TNND = β1*LDDT β 2 có phải là hàm phù hợp không người ta dùng kiểm định Ramsey: H0: Dạng hàm đúng H1: Dạng hàm sai Ta thấy F = 0.442800, p_value = 0.535235> 5% Hàm TNND = β1*LDDT β 2 là dạng hàm đúng Ramsey RESET Test: F-statistic 0.442800 Probability 0.535235 Log likelihood ratio 0.678846 Probability 0.409984 Test Equation: Dependent Variable: LOG(TNND) Method: Least Squares Date: 04/24/08 Time: 01:11 Sample: 2000 2007 Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(LDDT) 3.302431 3.560394 0.927547 0.3962 C -3.301259 5.282478 -0.624945 0.5594 FITTED^2 -0.396625 0.596041 -0.665433 0.5352 R-squared 0.978674 Mean dependent var 3.177722 Adjusted R-squared 0.970144 S.D. dependent var 0.160433 S.E. of regression 0.027721 Akaike info criterion -4.053239 Sum squared resid 0.003842 Schwarz criterion -4.023449 Log likelihood 19.21296 F-statistic 114.7278 Durbin-Watson stat 2.137132 Prob(F-statistic) 0.000066 Actual: Gía trị quan sát Fitted: Giá trị dự báo Residual: Giá trị phần dư 208 Phụ lục 4: Thu nhập bình quân đầu người của Libya Tham khảo trên Phụ lục 5: Thu nhập bình quân đầu người của Malaysia Tham khảo trên $7,600 $6,400 $6,700 $11,800 $12,300 $0 $2,000 $4,000 $6,000 $8,000 $10,000 $12,000 $14,000 2003 2004 2005 2006 2007 $9,300 $9,000 $9,700 $12,000 $12,900 $0 $2,000 $4,000 $6,000 $8,000 $10,000 $12,000 $14,000 2003 2004 2005 2006 2007 209 Phụ lục 6: Những thuận lợi và khó khăn; cơ hội và thách thức trong việc xây dựng chính sách an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam từ mô hình SWOT Situation analysis - Phân tích tình huống 1 Hệ thống ASXH đối với nông dân Việt Nam hiên nay Yếu tố bên trong Yếu tố bên ngoài Mặt mạnh Mặt yếu Mặt mạnh Mặt yếu Hệ thống chính sách trợ giúp người nông dân thoát nghèo, tiếp cận tới hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản ngày một được nâng cao Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách cho việc thực thi ASXH đối với nông dân còn chưa đồng bộ. Năng lực quản lý, giám sát của đội ngữ làm công tác ASXH còn kém, chưa chuyên nghiệp, còn quan liêu, cửa quyền Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về ASXH nói chung, ASXH đối với nông dân nói riêng. Trợ cấp từ Nhà nước cho nông dân giảm Điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên không thể áp dụng toàn bộ hệ thống ASXH của các nước phát triển vào hoàn cảnh của Việt Nam được Nhà nước thường xuyên tăng chi ngân sách cho các chương trình XĐGN, VSMTNT, TGXH, mua BHYT bắt buộc... Tỷ lệ chi NSNN cho các chương trình an sinh xã hội đối với nông dân còn rất hạn chế, chưa thực sự giúp người nông dân Số đối tượng thuộc diện trợ cấp nhưng chưa được hưởng chính sách còn nhiều. Mức trợ cấp còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người dân. Sự giúp đỡ của các tổ chức nhân đạo, phi lợi nhuận và các tổ chức phi chính phủ đối với những người nghèo, những người gặp hoàn cảnh khó khăn Mới chỉ giới hạn ở những nhóm người, những vùng đặc biệt khó khăn, Không có chiến lược dài hạn, Có những tổ chức hoạt động vì mục đích chính trị, chứ không phải vì từ thiện. 1 SWOT analysis. Bài viết trên 210 Tình trạng thất thoát kinh phí còn nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo và người nghèo giảm từng năm Số hộ gia đình có thu nhập ở mức cận nghèo nhiều, và khả năng tái nghèo cao Cộng đồng và xã hội sẵn sàng tham gia hỗ trợ cùng Nhà nước vào những chương trình trợ giúp đột xuất Sự không công bằng giữa các vùng được cứu trợ. Vốn của Quỹ dự phòng chưa cao Thu nhập, chi tiêu của các hộ gia đình nông dân tăng hàng năm Sự chênh lệch giữa khu vực nông thôn và thành thị có xu hướng gia tăng Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất chết của trẻ em khu vực nông thôn vẫn cao Khủng hoảng và lạm phát của khu vực và quốc tế tác động xấu tới đời sống người nông dân Thời gian sử dụng lao động trong khu vực nông thôn tăng lên đáng kể Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tiến bộ Thời gian nhàn rỗi ở khu vực nông thôn vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn (19%) Chưa có chương trình đào tạo nghề phù hợp đối với người nông dân Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn làm NLN vẫn còn cao hơn những gia đình làm công nghiệp, dịch vụ gấp 2,4 lần Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động Nhu cầu tuyển lao động đi làm tại nước ngoài, với mức lương cao hơn làm việc ở trong nước, tăng Trình độ và năng lực của lao động Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ quan tuyển dụng lao động. Chi tiêu cho sinh hoạt ở nước ngoài tương đối lớn, khả năng tích lũy tiền lương khi về nước không nhiều. Các chính sách về xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế. Người nông dân ngày càng được tiếp cận Cơ chế chính sách cho những người thực hiện chương trình 211 nhiều hơn tới hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản này còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, chi tiêu của họ. Tỷ lệ nông dân chưa được tiếp cận tới hệ thống nước sạch còn nhiều; môi trường ở nông thôn bị ô nhiễm cao Vẫn còn tình trạng các em học sinh tiểu học bỏ học do tình hình kinh tế của gia đình khó khăn Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện và BHYT tự nguyện ngày càng tăng Thu nhập trung bình của người nông dân không đủ điều kiện để tham gia BHXH tự nguyện Người dân phải hoàn toàn thanh toán phí tham gia. Hiểu biết của người nông dân về hệ thống BHXH tự nguyện và hệ thống BHYT tự nguyện chưa cao; nhiều người còn không tin tưởng vào hệ thống này Tính bền vững về tài chính không cao Sự tham gia của các tổ chức Bảo hiểm quốc tế Chỉ vì mục tiêu lợi nhuận 212 Situation analysis - Phân tích tình huống Hệ thống ASXH đối với nông dân Việt Nam hiên nay Yếu tố bên trong Yếu tố bên ngoài Cơ hội Thách thức Cơ hội Thách thức Quyết tâm của Đảng và chính phủ Việt Nam là thực hiện công bằng xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống người nông dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững Cơ chế chính sách tổ chức thực hiện và giám sát thực thi chương trình. Tài chính thực hiện mục tiêu của chương trình là không nhiều Chế độ tiền lương cho những người làm công tác cung cấp dịch vụ xã hội chưa hợp lý Ô nhiễm môi trường nông thôn Nhiều đối tượng nghèo và chính quyền các xã nghèo trông trờ ỉ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước mà không tự mình vương lên thoát nghèo Tình trạng tái mù và tái nghèo cao Sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chương trình XĐNG và VSMTNT Các chuyên gia nước ngoài tư vấn cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội nói chung, an sinh xã hội đối với nông dân nói riêng Vấn đề ổn định chính trị. Người nông dân có cơ hội chủ động để tham gia đầy đủ hệ thống ASXH đối với nông dân Khả năng tài chính của người tham gia Tính bền vững về tài chính của các tổ chức Trình độ đào tạo của người lao động Hội nhập quốc tế tạo điều kiện tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân Trình độ và năng lực của người lao động 213 Phụ lục 7: Vài nguyên nhân bỏ học của trẻ em nông thôn, miền núi (Toàn bộ phần này tác giả tham khảo từ nguồn: [5]) Loan sinh ra trong một gia đình nghèo người Tày ở bản thuộc xã Ea Hiao, tỉnh Đắk Lắk. Em học giỏi, mặc dù gần như ngày nào cũng phải làm việc ở ngoài đồng để giúp cha mẹ sau giờ học. Hạn hán đã gây mất mùa láu và cà phê. Do đó, gia đình em không có tiền đóng phí xây dựng trường và những khoản đóng góp khác. Em cảm thấy xấu hổ khi bị giáo viên mời ra khỏi lớp vì không đóng học phí. Sau đó em đã bỏ học ở lớp năm, một phần do không đủ tiền đóng học phí, một phần vì gia đình em cần có người lao động ở nhà. Ở Ninh thuận, việc phát triển đàn gia súc trong vùng đã dấn đến tăng nhu cầu có những lao động trẻ để chăn giữ. Thuo là con thứ 3 trong một gia đình có 6 con, tại một gia đình ở Thu Thiên, xã Phước Định, đã phải bỏ học sau khi học hết lớp 1 để chăn gia súc 25 con cho một chủ chăn nuôi giàu có trong làng. Sau một năm, người chủ trả cho cha mẹ Thuo 800 000 đồng tiền công, cho Thuo ăn và quần áo mặc. Gia đình tôi không có tiền để cho 4 con đi học, người cha thú nhận, Thuo phải bỏ học để giúp gia đình. 214 Phụ lục 8: Mô hình bảo hiểm tự nguyện ở Nghệ An (Toàn bộ phần này tác giả tham khảo từ nguồn: [21]) BHXH Nông dân Nghệ An được thành lập từ tháng 4/1998 theo Quyết định số 1113/1998/QĐ-UB của UBND tỉnh. Tổ chức BHXH Nông dân ở Nghệ An hoạt động theo tính chất phục vụ là chính, không vì mục đích kinh doanh. Cơ chế chính sách BHXH Nông dân xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, đóng góp nhiều, hưởng nhiều và thời gian đóng góp càng dài mức hưởng càng cao. Trong giai đoạn đầu nhà nước hỗ trợ, về lâu dài trích một phần trong tiền sinh lời do đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH Nông dân hàng năm để phục vụ chi phí quản lý, tiến tới tự cân đối thu chi. - Đối tượng tham gia BHXH nông dân gồm: lao động trong nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các đối tượng khác (không thuộc đối tượng BHXH bắt buộc). - Mục đích tham gia là tiết kiệm một phần thu nhập hàng tháng của người lao động, nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình người tham gia đóng bảo hiểm - Quỹ BHXH nông dân là quỹ BHXH tự nguyện - Áp dụng 2 chế độ bảo hiểm là: trợ cấp lương hưu hàng tháng và trợ cấp một lần khi qua đời. Mức trợ cấp tuỳ theo thời gian đóng BHXH và mức đóng hàng tháng. Đến 31/12/2005 đã có 305 xã, phường, thị trấn trên địa bàn 11 huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện và cấp sổ BHXH Nông dân cho những người đăng ký tham gia. Đã có 84.156 người tham gia BHXH Nông dân, thu quỹ BHXH Nông dân đạt trên 91,1 tỷ đồng, trong đó có 14,8 tỷ từ đầu tư sinh lời. Đến nay 3 đơn vị: Cửa Lò, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên đã thực hiện ở 100/100 số xã, thị trấn. Các đơn vị Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Nghĩa Đàn đã có số người tham gia xấp xỉ 1 vạn trở lên. Nhiều đơn vị cấp xã số người tham gia từ 500 người trở lên như Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu), Diễn Hồng, Diễn Phong (Diễn Châu), Nam Cát (Nam Đàn). Số thu quỹ BHXH Nông dân sau cao hơn năm trước 10-15%. Những đơn vị cấp xã tổ chức triển khai thực hiện từ 2004 đến nay mức đóng góp bình quân 215 35.000đ/tháng, không có người đóng mức 10.000đ/tháng. Đặc biệt xã Nghi Xuân (Nghi Lộc) bình quân mức đóng 65.000 đồng/tháng. Bình quân số thu quỹ BHXH Nông dân ở mỗi đơn vị cấp huyện từ 5- 7 tỷ đồng. Nhiều nhất huyện Quỳnh Lưu 12,3 tỷ đồng, huyện Diễn Châu 11 tỷ đồng. BHXH Nông dân đang ở thời kỳ đầu, công tác vận động tăng số người tham gia và đôn đốc thu quỹ BHXH Nông dân là chủ yếu. Tuy vậy đến hết năm 2005, BHXH Nông dân Nghệ An đã kịp thời giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng lương "hưu" cho 51 người và chi trả chế độ trợ cấp cho 2.060 người; bao gồm 416 người chết, chuyển đến nơi khác chưa có BHXH Nông dân 223 người, chuyển tham gia BHXH bắt buộc 757 người, hoàn cảnh khó khăn 542 người đủ tuổi chưa đủ năm đóng BHXH Nông dân 122 người. Tổng số tiền chi trả trợ cấp BHXH Nông dân 2.084 triệu đồng. Tuy vậy, so với tiềm năng thì tỷ lệ người tham gia BHXH Nông dân ở Nghệ An còn rất thấp (mới đạt 16% tổng số đối tượng có khả năng tham gia). Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một hành lang pháp lý cụ thể và thống nhất. Công tác tổ chức thực thi còn nhiều điểm bất cập, như: cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan tổ chức thực hiện chưa rõ; chức năng, nhiệm vụ chưa được ban hành đồng bộ; trình độ đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế; công tác tuyên truyền vận động chưa làm thường xuyên liên tục, chưa làm cho tất cả mọi người lao động nhận thức và hiểu đầy đủ nội dung chính sách BHXH Nông dân, đa số ý kiến cho rằng chỉ khoảng 50% lao động được nghe phổ biến chủ trương chính sách BHXH nông dân. Thu nhập của nông dân còn thấp. Tính bền vững của quỹ và những vấn đề thuộc về kỹ thuật trong quá trình tính toán thu, chi và cân đối quỹ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia chưa thật sự khoa học và đáng tin cậy. Sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương thông qua các chính sách, như: đảm bảo giá trị đồng tiền, giảm thiểu rủi ro, sinh lời và tăng trưởng quỹ hoàn toàn chưa có và chưa được đề cập đến. Mặc dù trong Điều lệ BHXH nông dân Nghệ An có ghi: "Quỹ BHXH nông dân được quản lý thống nhất, được hạch toán độc lập theo chế độ tài chính của Nhà nước, tự cân đối thu, chi, được UBND tỉnh hỗ trợ và bảo hộ trong quá trình hoạt động khi có 216 những biến động lớn (thay đổi tiền tệ, lạm phát, thiên tai, địch hoạ) xảy ra", nhưng chưa được cụ thể hoá rõ ràng, niềm tin của người tham gia BHXH chưa cao. Họ vẫn còn băn khoăn lo sợ về giá trị đồng tiền sau 20 năm đóng vào quỹ BHXH nông dân có biến động bất lợi cho họ. Các mức đóng BHXH chưa được đa dạng hoá, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của họ. Từ đó làm cho người nông dân thiếu tin tưởng và dẫn tới tình trạng số người tham gia đang có xu hướng giảm đi. Nếu không có những quyết sách đúng đắn, kịp thời từ phía Đảng và Nhà nước để người nông dân yên tâm và tin tưởng hơn thì loại hình BHXH cho người nông dân sẽ rất khó nhân rộng ra phạm vi toàn quốc. 217 Phục lục 9: Mô hình Quỹ hưu nông dân xã Đại Hoá, huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (Toàn bộ phần này tác giả tham khảo từ nguồn: [21]) Đại Hoá là một xã miền núi có tổng diện tích đất tự nhiên là 459 ha; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 292 ha. Năm 2007, xã có tổng số dân là 4.686 người ở 1.186 hộ; tổng số lao động là 1.732; Hội Nông dân xã có 1.885 hội viên. Quỹ hưu nông dân xã Đại Hoá bắt đầu được xây dựng từ năm 1989, với phương châm: “Lấy trẻ nuôi già, lấy nhiều nuôi ít” và theo nguyên tắc tham gia tự nguyện của nông dân, sự hỗ trợ của tập thể và sự tham gia của cộng đồng. Nội dung cơ bản của Quỹ là: Đối tượng tham gia Quỹ: Là hội viên Hội Nông dân xã Đại Hoá, chưa tham gia BHXH bắt buộc. Chế độ hưu: Khi đủ 60 tuổi, được hưởng 100 kg thóc/năm. Nguồn xây dựng Quỹ: có 3 nguồn Quỹ, 1) Hợp tác xã nông nghiệp trích 2% tổng sản lượng khoán từ số thóc thu giao thầu cấp cho Quỹ (24 tấn thóc/năm, từ năm 1990 đến năm 1992); đến năm 1993, Hợp tác xã nông nghiệp giải thể, Uỷ ban nhân dân xã tiếp nhận và thực hiện nghĩa vụ này từ nguồn giao thầu đất dôi dư của xã. Từ năm 2001, do nguồn đất dôi dư còn không đáng kể, được sự đồng ý của Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã thay việc chuyển 24 tấn thóc từ nguồn đất dôi dư bằng việc yêu cầu các hộ nông dân phải góp 2,8 kg thóc/576m2/vụ đất nhận giao khoán; 2) Hội viên đóng góp trực tiếp, tổng mức đóng là 150 kg/người, tuỳ theo từng giai đoạn có quy định thời gian đóng khác nhau, nhưng quy định là đến khi 46 tuổi phải đóng đủ 100 kg và đến 60 tuổi đóng tiếp 50 kg; 3) Thu từ lãi cho vay nguồn thóc nhàn rỗi của Quỹ, mức lãi suất qua nhiều lần điều chỉnh, từ năm 2004 quy định từ vụ mùa năm trước sang vụ chiêm năm sau là 10%, từ vụ chiêm xuân sang vụ mùa cùng năm là 7%. 218 Tổng hợp các nguồn thu đến tháng 8 năm 2008: STT Nội dung Tổng số (kg thóc) 1 Hội viên đóng góp 63.040 2 Thu từ lãi cho vay 389.035 3 Hỗ trợ từ Hợp tác xã và UBND xã 620.953 4 Tổng cộng các khoản thu 1.073.028 5 Tổng cộng các khoản chi 506.187 Nguồn: Quỹ hưu nông dân xã Đại Hoá Mô hình quản lý: Thành lập Ban Quản lý cấp xã và cấp thôn. Số thóc thu được đều được dùng để chi theo chế độ hoặc chuyển ngay cho các hộ hoặc các tổ chức có nhu cầu vay, không để tồn đọng. Cũng như BHXH nông dân Nghệ An, Quỹ hưu nông dân xã Đại Hoá là một hình thức BHXH tự nguyện dựa trên cơ sở cộng đồng cho nông dân, do Hội Nông dân xã quản lý. Đây là loại quỹ phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân địa phương, thu hút được đông đảo người dân tham gia. 219 Phụ lục 10: Xén tiền Tết dân nghèo là biểu hiện của hào lý xấu thời xưa 220 221 222 Phụ lục 11: Làng ung thư Năm 2005, ở một số địa phương xuất hiện những cụm số người mắc về chết do bệnh ung thư cao, gây tâm lý lo lắng trong nhân dân. Nhà nước đang nỗ lực xác minh và tìm ra nguyên nhân để đưa ra giải pháp hỗ trợ dần phòng, chống bệnh Tỉnh Thôn xã Loại ung thư Nguồn ô nhiễm đang nghi ngờ Khả năng khác Số người mắc bệnh và chết Phú Thọ Xã Thạch Sơn Nhày máy Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao 106 chết từ 1991, 30 người hiện mắc Xã Yên Tập Gan, phổi, đại tràng Viên gan B Hà Tây Thôn Lương Đình, Xã Bắc Sơn U vú Kho thuốc trừ sâu, ô nhiễm giếng nước 80 phụ nữ Thôn Thống Nhất Xã Đông Lộ Phổi, gan, dạ dày, vòm họng Sông Nhuệ gây ô nhiễm nước tưới tiêu và sinh hoạt; thạch tín trong nước uống 22 chết trong 10 năm Nghệ An Làng Cờ Đỏ, Xã Diễn Hải Gan, Dạ dày Ô nhiễm nước sinh hoạt Viên gan B 40 chết trong 5 năm Xóm Hồng Sơn, Xã Đức Thành Kho thuốc trừ sâu HTX, hố chôn thuốc sâu gây ô nhiễm nước giếng 28 người hiện mắc, 19 chết Quảng Ngãi Xóm An Tập, Thôn An Bắc, Xã Nghĩa Kỳ Gan Nguồn nước bị nhiễm độc, sử dụng thuốc trừ sâu DDT và 666 Viên gan B Hàng chục chết, 15 do ung thư gan Nguồn: [14] 223 Phụ lục 12: Số lượng và cơ cấu hộ sản xuất ở nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006 Đồng bằng sông Hồng 3 409 733 3 380 526 100,0 100,0 Hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản 2 676 456 2 024 954 78,5 59,9 Hộ công nghiệp và xây dựng 264 128 545 146 7,8 16,1 Hộ dịch vụ 345 162 565 001 10,1 16,7 Hộ khác 123 987 245 425 3,6 7,3 Đông Bắc 1 563 451 1 681 961 100,0 100,0 Hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản 1 404 085 1 423 310 89,8 84,6 Hộ công nghiệp và xây dựng 32 395 59 774 2,1 3,5 Hộ dịch vụ 103 265 157 532 6,6 9,4 Hộ khác 23 706 41 345 1,5 2,5 Tây Bắc 374 355 441 335 100,0 100,0 Hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản 349 074 404 067 93,2 91,5 Hộ công nghiệp và xây dựng 2 862 4 368 0,8 1,0 Hộ dịch vụ 19 295 29 003 5,2 6,6 Hộ khác 3 124 3 897 0,8 0,9 Bắc Trung Bộ 1 923 805 2 014 084 100,0 100,0 Hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản 1 606 913 1 538 579 83,5 76,4 Hộ công nghiệp và xây dựng 73 933 116 213 3,84 5,8 Hộ dịch vụ 159 668 235 060 8,30 11,7 Hộ khác 83 291 124 232 4,3 6,2 Duyên hải Nam Trung Bộ 1 073 698 1 128 560 100,0 100,0 Hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản 857 105 777 873 79,8 68,9 Hộ công nghiệp và xây dựng 60 685 119 714 5,7 10,6 Hộ dịch vụ 116 098 170 396 10,8 15,1 Hộ khác 39 810 60 577 3,7 5,4 Tây Nguyên 642 516 734 205 100,0 100,0 Hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản 591 825 653 502 92,1 89,0 Hộ công nghiệp và xây dựng 8 801 15 119 1,4 2,1 Hộ dịch vụ 36 428 57 532 5,7 7,8 Hộ khác 5 462 8 052 0,8 1,1 Đông Nam Bộ 1 242 161 1 365 277 100,0 100,0 Hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản 796 518 741 142 64,1 54,3 Hộ công nghiệp và xây dựng 169 172 261 374 13,6 19,1 Hộ dịch vụ 240 348 321 636 19,4 23,6 Hộ khác 36 123 41 125 2,9 3,0 Đồng bằng sông Cửu Long 2 836 037 3 029 726 100,0 100,0 Hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản 2 291 621 2 212 663 80,8 73,0 Hộ công nghiệp và xây dựng 140 228 252 466 4,9 8,3 Hộ dịch vụ 360 987 504 813 12,7 16,7 Hộ khác 43 201 59 784 1,5 2,0 Nguồn: [3] 224 Phụ lục 13: Quan hệ giữa biến đổi thu nhập với số người tham gia BHYT tự nguyên khu vực PCT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bình quân thu nhập của hộ PCT (Trđ/năm/hộ) 22,27 23,29 24,68 26,68 28,75 32,32 35,49 Bình quân chi tiêu cho y tế của hộ PCT (Trđ/năm/hộ) 0,68 0,78 0,83 1,07 1,39 1,46 1,59 Số người tham gia BHYT tự nguyện (1000 người) 3441 4391 5099 6394 9133 11210 12500* Nguồn: [20] Phụ lục 14: Tỷ lệ đề nghị tỷ lệ đóng góp tài chính của khu vực phi chính thức so với số người trả lời (Điều tra của đề tài KX0202/06-10) BHYT Hưu trí Ốm đau Tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp Thai sản Trợ cấp thất nghiệp Chế độ nghỉ dưỡng sức Chế độ tử tuất 1. Nhà nước 90-100%, người lao động 0-10% 5.88 5.56 4.05 3.03 2.99 4.48 7.14 7.25 2. Nhà nước 80-<90%, người lao động >10-20% 11.76 8.33 6.76 12.12 5.97 8.96 7.14 4.35 3. Nhà nước 70-<80%, người lao động >20-30% 8.24 11.11 5.41 7.58 2.99 8.96 7.14 7.25 4. Nhà nước 60-<70%, người lao động >30 - 40% 8.24 4.17 9.46 9.09 1.49 5.97 2.86 1.45 5. Nhà nước 50-<60%, người lao động > 40-50% 28.24 22.22 39.19 33.33 37.31 28.36 22.86 31.88 6. Nhà nước 40-<50%, người lao động > 50-60% 2.35 6.94 4.05 1.52 1.49 5.97 4.29 2.90 7. Nhà nước 30-<40%, người lao động > 60-70% 14.12 20.83 13.51 13.64 25.37 14.93 24.29 17.39 8. Nhà nước 20-<30%, người lao động > 70-80% 12.94 12.50 9.46 10.61 14.93 13.43 15.71 18.84 9. Nhà nước 10-<20%, người lao động > 80-90% 4.71 2.78 2.70 4.55 2.99 4.48 4.29 4.35 10. Nhà nước 0-<10%, người lao động > 90- 100% 3.53 5.56 5.41 4.55 4.48 4.48 4.29 4.35 Tổng số người trả lời 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 225

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA_Mai.Ngoc.Anh_NEU.pdf
Tài liệu liên quan