Luận văn Ảnh hưởng ban đầu của gia nhập WTO tới chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Văn Giang tỉnh Hưng Yên

- Cần có những rào cản để bảo vệ được sản phẩm trong nước, đảm bảo được lợi ích cho người chăn nuôi. Chúng ta tuân thủ theo luật định của thế giới nhưng vẫn không để cho các hộ chăn nuôi gặp khó khăn như thời gian vừa qua. - Không những giúp đỡ về mặt chính sách mà bằng những khoản viện trợ thực sự như việc phát triển các hợp tác xã tín dụng. Phục vụ đủ vốn cho các hộ chăn nuôi có thể đảm bảo các hộ có được vốn cho chăn nuôi. Hay phát triển công tác nghiên cứu để tạo ra các giống lợn tốt hay những kỹ thuật chăn nuôi hợp với tiêu chuẩn của thế giới để sản phẩm thịt của chúng ta có thể vươn ra thị trường thế giới. - Đối với ban lãnh đạo thị trấn thì nên giúp đỡ tạo điều kiện cho các hộ có điều kiện phát triển về mọi mặt. Luôn làm trung gian giữa nhà nước và địa phương để giúp người dân hiểu được đường lối của nhà nước và làm đúng nghĩa vụ của mình. Phát triển kinh tế hộ nông dân ngày một tốt hơn để có thể góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế đất nước.

doc110 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng ban đầu của gia nhập WTO tới chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Văn Giang tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêng các nông hộ không có diện tích đất ao nên không diễn ra hoạt động này, đối việc nuôi gà các nông hộ chỉ nuôi phục vụ nhu cầu gia đình và khi nhiều bán ra thị trường nhưng số lượng rất ít. Trang trại tân dụng đựơc diện tích rộng và thoáng nên phát triển chăn nuôi gà. Từ kết quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra nhìn chung các hộ tạo ra được thu nhập và đảm bảo cho việc chi tiêu trong gia đình, các trang trại thì phát triển mạnh nên có thể đi lên làm giàu từ mảnh đất quê hương. Các hộ thì ngày một nâng cao đựơc chất lượng cuộc sống bước đầu đã có sự tích luỹ. Đây là một dấu hiệu rất khả quan cho các hộ nông dân khi mà họ đã có thể sông và làm giàu bằng trí óc và trên chính mảnh đất của mình. 4.3.2 Ảnh hưởng tới quy mô chăn nuôi và số lứa nuôi/ năm 4.3.2.1 Quy mô chăn nuôi Quy mô chăn nuôi của các nhóm hộ chăn nuôi có sự thay đổi khác nhau. Đối với các trang trại thì năm 2007 là năm chăn nuôi rất ổn định và thu nhập từ chăn nuôi cũng rất cao. Chính vì vậy mà các trang trại chăn nuôi đã tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi, năm 2008 so với năm 2007 thi trung bình đã tăng 84,667 con/ hộ. Việc chăn nuôi đã thực sự rất ổn định vào năm 2007 chính vì vậy mà các trang trại đã có thêm nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi. Thêm vào đó đối các hộ chăn nuôi tập trung việc mở rộng quy mô thì chỉ là vấn đề thời gian, chính vì vậy mà các trang trại đã quyết định mở rộng quy mô sau một năm chăn nuôi có được kết quả khá tốt. Vào năm 2008 là năm có những biến đổi rất lớn trong ngành chăn nuôi, giá cám tăng mạnh giá lợn hơi lại giảm một cách nhanh chóng. Song đối với các trang trại chăn nuôi lợn là ngành chính, việc phát triển ngành chính là điều kiện phát triển các ngành phụ như nuôi cá, trồng cây…Không những vậy thì đối với các trang trại chi phí đầu tư chuống trại là rất lớn, khấu hao hàng năm là một số tiền không nhỏ. Chính vì vậy mà năm 2008 dù bị thua lỗ họ không những tiếp tục chăn nuôi mà mở rộng thêm quy mô chăn nuôi, vì chỉ có như vậy đảm bảo lại thu nhập mà họ đã thua lỗ năm 2008. Đối với tâm lý các chủ trang trại mà nói thì họ dám chấp nhận rủi ro hơn so với các nông hộ, họ là chăn nuôi theo hướng hàng hóa nên tiếp cận thị trường một cách nhạy bén hơn hộ nông dân. Chính vì vậy quyết định chăn nuôi của họ mang tính chất táo bạo và tương lai hơn. Nhìn vào hai nhóm hộ điều tra ta thấy rằng: Cả hai nhóm hộ đều đã giảm quy mô song đối hai nhóm hộ mức độ giảm lại khác nhau. Điều đó cho thấy rằng khi ngành chăn nuôi có những biến động vào đầu năm 2008 thì các hộ chăn nuôi lợn thịt đã có những phản ứng rõ rệt là giảm quy mô chăn nuôi. Việc các hộ quyết định như vậy là do: thứ nhất vào năm 2007 cũng như các trang trại các hộ chăn nuôi là một năm mà thu được kết quả khá tốt, song khác với các tang trại các hộ nông dân chăn nuôi luôn tại nơi sinh hoạt do vậy mà việc mở rộng quy mô bị hạn chế bởi ; vốn, diện tích, lối sống...Các nguyên nhân này kết hợp với tâm lý không vững vàng của các chủ hộ nên có hộ quyết định giữ nguyên quy mô song có hộ lại giảm ngay quy mô vì không dám đối mặt với rủi ro. Việc chăn nuôi lợn đối với các hộ mà nói nó không hoàn toàn là ngành mà quyết định mức sống của hộ. Do vậy nên khi giảm quy mô hay bỏ chăn nuôi họ hoàn toàn có thể hướng gia đình theo một ngành khác đó là trồng trọt vì họ vẫn còn đất nông nghiệp. Và là khu vực ngay cạnh ngay Sông Hồng nên ngành trồng trọt ở đây thực sự phát triển mạnh sau ngành chăn nuôi lợn. Hộ nông dân chọn theo hướng là đầu tư ít nếu có lãi thì lãi ít và lỗ thì không bị mất trắng. Chính và vậy mà nói về mức độ chấp nhận rủi ro thì các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không dám và thậm chí là né tránh rủi ro. Nên khi có sự biến động ngay lập tức các hộ chăn nuôi lợn thịt nhỏ lẻ đã giảm nhanh quy mô chăn nuôi lại. Trong khi đó ta thấy rằng các trang trại thì quyết định của họ hoàn toàn ngược lại so với hộ nông dân. Họ không thu hẹp lại ít nhất là giữ nguyên quy mô, còn chủ yếu là tăng quy mô chăn nuôi lên. Qua đó ta thấy rằng việc quyết định tăng quy mô, giảm quy mô thì bắt nguồn từ biến động của ngành chăn nuôi. Việc chúng ta gia nhập WTO, giảm thuế nhập khẩu thịt đã làm cho toàn ngành chăn nuôi nói chung là giảm quy mô đặc biệt là các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ. Trong đó thì các hộ chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn đã có những phản ứng chung như vậy. Bảng 4.6 Quy mô sản xuất lợn thịt của nhóm hộ qua hai năm Bình quân cho một hộ, trang trại ĐVT : con/hộ,trang trại Diễn giải Năm 2007 (1) Năm 2008 (2) Khác biệt Chênh lệch (2) – (1) t- stat Hộ quy mô vừa ( n = 34) 57,5 50,558 - 6,942** 2,509 Hộ quy mô lớn ( n = 11) 118,181 98,636 - 19,545** 2,34 Trang trại ( n = 15) 243,333 328 84,667*** 3,581 ( Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra ) Chú thích: ***, **,* có ý nghĩa thống kê mức 1%, 5% và 10% tương ứng, NS: không có ý nghĩa thống kê Nhìn vào bảng ta thấy qua hai năm quy mô chăn nuôi hoàn toàn có sự khác biệt rõ rệt, và hoàn toàn có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy rằng có sự khác biệt về quy mô chăn nuôi ở hai thời điểm trước và sau khi gia nhập WTO. Bảng 4.7 Hướng chăn nuôi của các hộ, trang trại năm 2009 Chỉ tiêu Hộ Trang trại Số hộ Tỷ lệ (%) Số trang trại Tỷ lệ (%) Tiếp tục nuôi 40 88,89 15 100 Bỏ nuôi 5 11,11 - - Giữ nguyên quy mô mô 10 25 5 30,33 Giảm quy mô 28 70 - - Tăng quy mô 2 5 10 70,77 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng trên ta thấy rằng các trang trại và các hộ đã có những phản ứng khác hẳn nhau qua năm 2008 là năm có những biến đổi lớn về chăn nuôi. Có hộ đã bỏ hẳn không nuôi nữa và chờ cho giá cả trở lại ổn định thì tiếp tục chăn nuôi lại. Vì khi thua lỗ họ không có đủ vốn để vào lại lứa lợn tiếp theo, thứ hai là tâm lý của hộ thì không dám hoặc ngại đầu tư khi mà rủi ro quá lớn. Sau khi thua lỗ năm 2008 thì các hộ đã bắt đầu thấy lo sợ khi đầu tư vào lĩnh vực này, cùng chung xu thế của cả nước cũng đã có đến 30% các hộ chăn nuôi đã bỏ chuồng trống không chăn nuôi nữa. Có những hộ thì họ kéo dài khoảng cách giữa các lứa đê thực sự đảm bảo rằng thị trường hoàn toàn đi vào ổn định thì tiếp tục chăn nuôi trở lại. Đối các trang trại thì việc ngừng chăn nuôi là không thể vì họ chăn nuôi theo mô hình kết hợp với nuôi cá hay trồng cam. Thứ hai đó lại là hoạt động chính nên quy mô chỉ có thể giữ nguyên hay tăng lên thì đảm bảo cho chi phí khấu hao chuồng trại, dụng cụ. 4.3.2.2 Số lứa nuôi/ năm Thực ra trong chăn nuôi lợn thì trong khoảng từ 3 – 4 tháng là có thể xuất chuồng. Trong các trang trại và các hộ được phỏng vấn thì số lứa nuôi/ năm không có sự thay đổi. Điều này được giải thích bởi thòi quen trong chăn nuôi, hơn nữa là phụ thuộc vào nguồn lực. Như hạn chế về vấn đề chuồng trại, cũng như nguồn vốn có hạn không thể đáp ứng cho nhu cầu tăng sô lứa chăn nuôi/ năm. Chính vì vậy mà các hộ chăn nuôi theo số lứa là không có sự thay đổi ngay cả khi có những thay đổi lớn đối với ngành chăn nuôi. Hộ nuôi nhanh là 3 lứa/ năm với yêu cầu giống lợn vào 20 kg/con, còn các hộ nuôi chậm hơn là 2 lứa/ năm thì con giống là từ 5 – 7 kg/con. Ngoài ra thì việc chăn nuôi còn phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ, song khi bị ảnh hưởng bởi chính sách nhập khẩu thịt thì hầu hết các trang trại và các hộ chăn nuôi đã vào lứa cuối của năm. Do vậy mà thực ra trong lượng xuất chuồng có thay đổi song số lứa chăn nuôi không có sự thay đổi. 4.3.3 Ảnh hưởng tới giá thành sản xuất Chúng ta đều biết rằng tất cả các sản phẩm khi đưa ra thị trường để bán thì việc cạnh tranh giữa các sản phẩm là việc tất yếu. Nhưng trong thị trường cạnh tranh đó thì việc cạnh tranh thông qua giá là hình thức cạnh tranh phổ biến và nó mang lại hiệu quả rất cao. Trong các yếu tố cấu thành nên giá rõ nhất đó là các loại chi phí đầu vào để sản xuất ra sản phẩm đó. Chính vì vậy mà để xét đến sự thay đổi về giá thành sản xuất ra thịt lợn trong hai năm khác nhau như thế nào khi mà giá cả các loại chi phí đầu vào tăng lên như vậy. Việc tăng các loại chi phí đầu vào làm ảnh hưởng một cách trực tiếp đó là đội giá thành sản xuất lên, khi đó làm giá thịt lợn hơi tăng lên. Trong trường hợp người tiêu dùng hoàn toàn chấp nhận giá sản phẩm thịt lợn tăng giá sẽ không vấn đề gì xảy ra, nhưng khi thị trường không chấp nhận việc tăng giá của sản phẩm thịt lợn thì người chăn nuôi chấp nhận bán giá cũ trong khi chi phí tăng lên cao. Chấp nhận thua lỗ vì càng tiếp tục nuôi chờ giá cao lên thì càng thua lỗ hơn và khó cho việc xuất bán khi trọng lượng lợn quá cao. Bảng 4.8 Các loại chi phí/100 kg lợn hơi Tính bình quân cho một hộ, trang trại ĐVT: Nghìn đồng Diễn giải Quy mô vừa Khác biệt Năm 2007 (1) Năm 2008 (2) Chênh lệch (1) – (2) T - stat Chi phí giống S 26,147 1,21ns 1,45 Chi phí thức ăn 44,549 50,687 6,138*** 3,008 Chi phí thú y 0,501 0,442 - 0,059ns 0,96 Chi phí diện nước 0,395 0,449 0,054ns 1,15 Khấu hao 0,467 0,442 0,025ns 0,125 Tổng 70,849 78,167 7,368 6,693 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Chú thích: ***, **,* có ý nghĩa thống kê mức 1%, 5% và 10% tương ứng, NS: không có ý nghĩa thống kê Qua hai năm 2007 và 2008 khi có cơ chế nhập khẩu thịt vào trong nước thì làm cho các chi phí đầu vào cho quá trình chăn nuôi đều tăng lên. Do ảnh hưởng của giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, vì nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới tăng mạnh. Đối với các hộ quy mô vừa, chi phí thức ăn là chi phí có biến động nhiều nhất. Nó là quy luật chung với tình hình của cả nước là chi phí thức ăn tăng do ảnh hưởng của giá nguyên liệu tăng lên cùng với giá của thi trường thế giới. Chi phí giổng có tăng lên, song không có ý nghĩa thống kê tức là giá giống tăng lên theo nhu cầu và do giá thịt hơi biến động mạnh năm 2007 hệ quả là giá lợn giống tăng lên. Các loại chi phí còn lại đều có sự biến động song những biến động này rất nhỏ và nó hoàn toàn không ảnh hưởng một cách trực tiếp đến thu nhập của hộ chăn nuôi. Cũng không có ý nghĩa thống kê tức là sự thay đổi của các chi phí đó không phải do ảnh hưởng của gia nhập WTO. Bảng 4.9 Các loại chi phí/100kg lợn hơi Tính bình quân cho một hộ, trang trại ĐVT: Nghìn đồng Diễn giải Quy mô lớn Khác biệt Năm 2007 (1) Năm 2008 (2) Chênh lệch (1) – (2) T - stat Chi phí giống 73,567 77,902 4,326ns 0,87 Chi phí thức ăn 139,049 163,869 24,82*** 3,581 Chi phí thú y 2,031 1,599 - 0,432ns 0,824 Chi phí diện nước 0,791 0,935 0,144ns 0,78 Khấu hao 0,73 0,656 - 0,074ns 1,36 Tổng 216,168 244,961 28,784 7,145 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Chú thích: ***, **,* có ý nghĩa thống kê mức 1%, 5% và 10% tương ứng, NS: không có ý nghĩa thống kê Cũng giống các hộ chăn nuôi lợn quy mô vừa các hộ chăn nuôi lợn quy mô lớn cũng có những thay đổi đáng kể trong chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi lớn sự biến động lại càng lớn. Đặc biệt là chi phí thức ăn đã thay đổi và hoàn toàn có sự khác biệt giữa trước và sau khi gia nhập. So với cả trang trại và các hộ quy mô vừa thì các chi phí của quy mô này là biến động nhiều nhất. Điều này là do việc chăn nuôi của các hộ quy mô lớn chưa thực sự tận dung moi nguồn lực một cách hiệu quả. Trong chăn nuôi nên giảm được các chi phí thì chứng tỏ rằng chăn nuôi đảm bảo về cả công tác kỹ thuật mà vẫn đạt hiệu quả. Chính vì vậy đây là nguyên nhân làm cho thu nhập các hộ quy mô lớn trong năm 2008 là thấp nhất trong 3 nhóm hộ điều tra. Bảng 4.10 Các loại chi phí/100kg lợn hơi Tính bình quân cho một hộ, trang trại ĐVT: Nghìn đồng Diễn giải Trang trại Khác biệt Năm 2007 (1) Năm 2008 (2) Chênh lệch (1) – (2) T - stat Chi phí giống 61,213 63,496 2,283ns 0,815 Chi phí thức ăn 101,215 115,053 13,838*** 3,325 Chi phí thú y 1,261 1,561 0,435* 2,42 Chi phí diện nước 0,346 0,417 0,071ns 0,18 Khấu hao 0,752 0,495 - 0,257ns 1,23 Tổng 163,526 181,002 16,37 7,79 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Chú thích: ***, **,* có ý nghĩa thống kê mức 1%, 5% và 10% tương ứng, NS: không có ý nghĩa thống kê Cũng là ảnh hưởng chung thì với quy mô nào sẽ bị ảnh hưởng song so với quy mô lớn các tang trại theo mô hình VAC thì các chi phí biến động ít hơn. Đặc biệt trong công tác thú y thì năm 2008 các trang trại đa thực sụ thành công trong công tác phòng dịch. Chính vì vậy mà chi phí này đã giảm một cách đáng kể, biến động này có ý nghĩa thống kê và có nghĩa là khi thị trường thay đổi theo xu hưởng cạnh tranh lành mạnh các trang trại đã ý thức chất lượng của thịt rất quan trọng. Các chỉ tiêu còn lại không có ý nghĩa thống kê tức là không hề bị ảnh hưởng bởi việc chúng ta gia nhập.Khác với các hộ các trang trại là mô hình kết hợp nên việc sử dụng hiệu quả các đầu vào để các chi phí xuống mức thấp nhất. Có như vậy thì công tác chăn nuôi của họ đảm bảo là ngành chinh tạo điều kiện cho các ngành phụ phát triển theo. 4.3.4 Ảnh hưởng tới giống lợn sử dụng Từ xa xưa các cụ nhà ta đã có câu Giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở’’, trong chăn nuôi thì chọn được con giống tốt là vấn đề vô cùng quan trọng. Trong chăn nuôi lợn thịt cũng vậy, việc chọn con giống tốt có quyết định rất lớn đến kết quả sau này. Con giống khỏe tăng trọng nhanh tiêu tốn ít thức ăn mà giá bán lại cao sẽ đem lại kết quả cao trong chăn nuôi. Bảng 4.11 Tình hình sử dụng các giống lợn qua hai năm của nhóm hộ điều tra ĐVT: hộ, trang trại Diễn giải Hộ Trang trại Năm 2007 Năm 2007 Chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Giống siêu nạc 12 10 -2 4 3 -1 Giống lợn F1(Lợn lai) 33 35 2 11 12 1 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng 4.11 ta thấy rằng: Các hộ và trang trại chăn nuôi chỉ sử dụng hai loại giống, trong hai loại này thì giống lợn siêu nạc giá con giống cao hơn nhiều so với giá lợn lai F. Cả trang trại và hộ đều quyết định giảm sử dụng giống lợn siêu nạc. Sự thay đổi này là do, giá lợn giống siêu nạc thì đắt hơn lợn F rất nhiều gần như là gấp đôi song giá lợn hơi của hai giống lợn này thì lại rất ít. Gía 1 kg lợn siêu xuất chuồng khoảng 32000 – 35000 đồng, thì 1 kg lợn F xuất chuồng với giá từ 28000 – 30000 đồng năm 2008. Hơn thế nữa là yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cho lợn siêu nạc cũng khó hơn, vì sự thích nghi của nó với điều kiện sống là kém hơn lợn F. Chính vì vậy mà sang năm 2008 số hộ sử dụng giống lợn F tăng lên cả hai nhóm điều tra. Sự thay đổi này cho phù hợp với điều kiện sản xuất của các hộ chăn nuôi, cũng như cũng đáp ứng được những phản ứng của chủ hộ với thị trường khi có những thay đổi rất mạnh trong thời gian qua. Bảng 4.12 Thay đổi giá lợn giống năm 2007 và 2008 ĐVT: Nghìn đồng/kg Diễn giải Năm 2007 Năm 2008 Giống siêu nạc 100 - 140 100 - 150 Giống lợn F1(Lợn lai) 40 - 50 40 - 55 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Giá 1 kg lợn siêu nạc dao động từ 100000 – 150000 đồng/ kg, giá năm 2007 thì thấp hơn năm 2008 vì giá lợn hơi của những tháng đầu năm 2008 giá lợn hơi vẫn ở mức cao. Giá 1kg giống lợn F1 là khoảng từ 40000 – 55000đồng/ kg qua hai năm. Sự biến động giá lợn giống này bị ảnh hưởng một cách trực tiếp từ gía lợn hơi năm 2007. Giá lợn hơi cuối năm 2007 đầu năm 2008 giá lợn hơi trên thị trường liên tục tăng lên. Làm cho giá lợn giống tăng lên, kết quả khi giá lợn hơi đột ngột giảm mạnh thì giá lợn giống vẫn nằm ở ngưỡng cao. Nên làm cho các hộ và trang trại chăn nuôi đã bị thua lỗ bởi giá cám nay bị ảnh hưởng bởi giá lợn giống. Qua bảng 4.13 ta nhận thấy: các hộ chăn nuôi đã có sự thay đổi cách thức cho ăn qua hai năm 2007 và 2008. Đối với cách cho ăn cám viên thì người cho ăn sẽ tốn ít thời gian hơn là cho ăn cám trộn. Song cám trộn mặc dù mất thời gian để đảo cám theo tỷ lệ trước khi cho ăn nhưng chi phí cho thức ăn lại thấp hơn là cám viên. Năm 2008 là năm mà giá cám đã tăng lên cao chính vì vậy mà các hộ và cả trang trại đã chuyển sang sử dụng cám viên nhiều hơn. Nhưng tỷ lệ sử dụng cám trộn thì chủ yếu là các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ, đối với các trang trại mà nói thì hộ chăn nuôi quy mô lớn. Bên cạnh đó thì họ không chỉ mình chăn nuôi lợn mà còn nuôi cá, trồng cây, rau màu…nên thời gian mà họ có là không nhiều. hơn nữa là lao động của các trang trại không dồi dào bằng các hộ nông dân. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chọn cách cho ăn cám trộn là chủ yếu vì họ có quỹ thời gian nhiều hơn các trang trại và chi phí cho thức ăn giảm bớt đi. Việc các hộ có sự thay đổi như vậy là để giảm các chi phí trong chăn nuôi và tăng được thu nhập cho hộ, góp phần cải thiện đời sống cho hộ. Bảng 4.13 Cách thức cho ăn qua hai năm của nhóm hộ điều tra ĐVT: Hộ, trang trại Diễn giải Hộ Trang trại Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Cám viên 15 9 10 9 Cám trộn 30 36 5 6 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Chú thích: Cám viên là cám cho ăn thẳng hay còn gọi là cám đậm đặc cho ăn mình cám từ lúc mới bắt về đến khi xuất chuồng. Cám trộn là: Trộn giữa cám đậm đặc, ngô và mạch, theo tỷ lệ Ngô + mạch : Cám viên là 75:25. 4.3.5 Ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm Chúng ta biết rằng các sản phẩm làm ra phải tiêu thụ được thì mới đem lại nguồn thu. Chính vì vậy đầu ra là một vấn đề rất quan trọng, làm ra sản phẩm mà việc tiêu thụ gặp khó khăn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của chính người làm ra sản phẩm đó. Thịt lợn cũng là một sản phẩm rất thiết yếu cho đời sống hàng ngày, nên việc tiêu thụ thịt nó tuân theo quy luật của thị trường. Qua bảng 4.14 ta thấy rằng: cả 3 nhóm hộ điều tra thì giá đầu ra của 3 nhóm hộ đều giảm một cách rõ rệt. Đối với hộ quy mô vừa mà nói họ chăn nuôi quy mô không quá lớn do vậy khi nhu cầu tiêu dùng thịt trong nước có giảm thì họ vẫn có thể tiêu thụ được. Mặc dù là khó khăn trong tiêu thụ song thiệt hại về giá các hộ quy mô vừa vẫn là nhỏ nhất. Đối với các hộ chăn nuôi lớn thiệt hại về giá lớn hơn vì số lượng chăn nuôi nhiều, mà mối tiêu thụ của họ với các lái buôn lại kém. Nếu như bình thường cung thịt lợn ít hơn cầu nhưng vào thời điểm mà cầu lại lớn hơn cung thì việc tiêu thụ lại khó hơn. Khi mà trọng lượng lợn quá to thì việc tiêu thụ lại càng khó và việc chấp nhận giá thấp là hiển nhiên. Đối các trang trại chăn nuôi lợn thì họ lại có hẳn các mối tiêu thụ từ lâu và tiêu thụ theo mối lớn. Chỉ cần thông báo người thu gom là họ đến tận trại để bắt, việc tiêu thụ chỉ bị ảnh hưởng theo giá thị trường. Chính vì vậy mà rủi ro về giá của họ vẫn đứng sau các hộ chăn nuôi lớn. Bảng 4.14 Giá lợn hơi trung bình của nhóm hộ điều tra qua hai năm Tính bình quân cho một hộ, trang trại ( ĐVT :1000 đồng) Diễn giải Năm 2007 (1) Năm 2008 (2) Khác biệt Chênh lệch (2) – (1) t- stat 30,058 29 - 1,058* 2,075 Hộ quy mô lớn ( n = 11) 30,545 28,363 - 2,182** 2,667 Trang trại ( n = 15) 31,066 29,133 - 1,933** 2,73 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Chú thích: ***, **,* có ý nghĩa thống kê mức 1%, 5% và 10% tương ứng, NS: không có ý nghĩa thống kê. Song khi hỏi các hộ điều tra về việc tiêu thụ có gặp nhiều khó khăn không ?. Thì hầu hết các hộ đều trả lời là khó khăn, vì giá ngày một giảm đi. Cứ chờ cho giá tăng lên thì trọng lượng lợn lại càng tăng lên, việc tiêu thụ lại càng khó hơn. Việc nhập thịt lợn vào trong nước làm cho một số người từ trước hờ hững với thịt đông lạnh lại trở lại tiêu dùng. Làm cho giá thịt trong nước giảm mạnh, bà con đã phải chấp nhận bán lợn cho dù là giá thịt giảm mạnh. Mặc dù giá biết là thua lỗ song vẫn phải bán nếu càng tiếp tục nuôi lại càng lỗ. So sánh hai năm, năm 2007 là năm mà giá thịt lợn rất cao trong khi đó chi phí lại thấp nhưng năm 2008 chi phí tăng cao mà giá thịt lợn hơi giảm mạnh. Giá lợn hơi năm 2007 giao động từ 30.000 đồng/kg – 34.000 đồng/ kg, năm 2008 thì giá lợn từ 28.000 đồng/kg – 30.000 đồng/kg. Có thời điểm còn xuống dưới 28.000 đồng/kg, làm cho bà con rất lo lắng và dẫn đến quyết định khác nhau. Có người bán vội có người chờ giá cao lên, nên việc hạn chế thua lỗ các hộ cũng khác nhau. Qua bảng khi dùng kiểm định thống kê thì giá của hai năm có sự chênh lệch, chênh lệch này hoàn toàn có sự khác biệt tại các mức ý nghĩa khác nhau. Cho thấy việc gia nhập tác động trực tiếp đến giá thịt lợn trong nước. Việc giá giảm làm cho việc tiêu thụ thịt gặp khó khăn do vậy mà trọng lượng xuất chuồng qua hai năm đã có sự thay đổi. Điều này có thể nhận thấy thông qua bảng 4.15, đặc biệt là các trang trại họ đã quyết định chăn nuôi tiếp và chờ giá tăng cao. Nên trọng lượng xuất chuồng năm 2008 đã tăng cao hẳn so năm 2007. Bảng 4.15 Trọng lượng xuất chuồng của nhóm hộ điều tra qua hai năm Tính bình quân cho một hộ, trang trại Diễn giải Năm 2007 (1) Năm 2008 (2) Khác biệt Chênh lệch (2) – (1) t- stat 97,941 99,852 1,911** 2,667 Hộ quy mô lớn ( n = 11) 96,363 98,181 1,818* 2,07 Trang trại ( n = 15) 93 98,667 5,667** 2,7 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Chú thích: ***, **,* có ý nghĩa thống kê mức 1%, 5% và 10% tương ứng, NS: không có ý nghĩa thống kê. 4.3.6 Ảnh hưởng tới thu nhập chăn nuôi lợn thịt Động lực lớn nhất cho các hộ chăn nuôi đó chính là nguồn thu từ việc chăn nuôi. Chính vì vậy mà thu nhập của các hộ là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh được tình hình chăn nuôi các hộ có mang lại lợi ích thực sự không. Sau khi gia nhập WTO thì nguồn thu từ ngành chăn nuôi của các hộ như thế nào?, tăng hay là giảm đó phản ánh mức độ ảnh hưởng trực tiếp của việc thực hiện chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng thịt. Khi mà giá thịt giảm nhanh, chi phí tăng lên do vậy mà thu nhập của hộ giảm một cách nhanh chóng. Nhìn vào bảng 4.13 ta nhận thấy là qua hai năm thu nhập của cả 3 nhóm hộ điều tra đều giảm mạnh. Mức độ giảm có sự khác nhau giữa ba nhóm hộ. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô vừa, thu nhập họ giảm song thiệt hại là ít nhất, điều này là do việc họ tiêu thụ dễ hơn so hộ quy mô lớn. Chính vì thời điểm tiêu thụ của họ sớm hơn khi có ảnh hưởng do vậy mà thu nhập của họ giảm so hai nhóm hộ kia là ít hơn. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn thì họ khó khăn hơn trong tiêu thụ nên giá họ bán đi là thấp do vậy mà thu nhập năm 2008 là giảm đi nhiều so năm 2007. Trong các hộ được điều tra thì thu nhập năm 2008 nếu may ra thì hòa vốn vì lứa đầu năm vẫn có nguồn thu, nhưng lứa cuối năm thì lỗ mạnh. Nên tính chung cả năm 2008 thì thu nhập cả năm hòa vốn là may, còn hầu như các hộ đều bị thua lỗ. Trung bình lỗ từ 300.000 đồng – 500.000 đồng/con. Chính vì vậy mà có hộ lỗ hàng mấy chục triệu Như các trang trại thu nhập của họ năm 2007 là cao nhưng năm 2008 thì giảm đến 0,417 nghìn đồng/100kg lợn hơi. Thu nhập họ giảm ít hơn so với các hộ chăn nuôi lớn là do họ chăn nuôi đầu tư nhiều, tận dụng và tiết kiệm các chi phí khác. Như chi phí thú y nên thu nhập của họ cũng bị ảnh hưởng nhưng là ít hơn so với các hộ chăn nuôi lớn. Theo quy luật các hộ chăn nuôi nhỏ chấp nhận lãi ít và rủi ro ít, các trang trại thì lại khác họ chấp nhận được ăn cả mà ngả về không. Bảng 4.16 Thu nhập trung bình/ 100kg lợn hơi qua hai năm của nhóm hộ điều tra Tính bình quân cho một hộ, trang trại ĐVT: Triệu đồng Diễn giải Năm 2007 (1) Năm 2008 (2) Năm 2008 (3) Khác biệt Chênh lệch (3) – (1) t- stat Hộ quy mô vừa ( n = 34) 0,587 0,225 0,183 - 0,404*** 8,62 Hộ quy mô lớn ( n = 11) 0,671 0,122 0,099 - 0,572*** 5,43 Trang trại ( n = 15) 0,623 0,206 0,167 - 0,456*** 10,87 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Chú thích: ***, **,* có ý nghĩa thống kê mức 1%, 5% và 10% tương ứng, NS: không có ý nghĩa thống kê. (3). Thu nhập thực tế năm 2008 đã tính đến tỷ lệ lạm phát Kết quả kiểm định cho thấy rằng các > Ttb cho thấy rằng các giá trị có sự khác biệt giữa trước và sau khi gia nhập. Và các con số này khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các mức tin cậy khá cao: chăn nuôi quy mô trang trại và quy mô vừa mức độ tin cậy tại 99%, các hộ chăn nuôi quy mô lớn mức độ tin cậy là 95%. 4.3.7 Ảnh hưởng về mặt xã hội Nói đến tác động về mặt xã hội là nói đến tình hình lao động cho việc sử dụng vào chăn nuôi lợn thịt. Nhìn chung cả hộ và các trang trại chăn nuôi đều sử dụng lao động gia đình để phục vụ quá trình chăn nuôi, mà không cần đến lao động thuê mướn. Do không thuê lao động thường xuyên nên khi giảm quy mô đối với các hộ cũng như tăng quy mô đối với các trang trại, không ảnh hưởng rõ rệt tới việc làm của những người làm thuê cho nhóm hộ và trang trại Công việc chăn nuôi lợn thì trung bình một ngày thì cần dọn chuồng trại từ 2 đến 3 lần, cho lợn ăn 2 lần trong ngày. Thời gian cho việc rửa chuồng trại cho lợn mất khoảng 30 – 60 phút/1lần, điều này còn tuỳ thuộc vào quy mô của hộ và trang trại khác nhau. Thời gian cho lợn ăn cũng như thời gian dọn chuồng trại, song đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thì thời gian cho lợn ăn và rửa chuồng trại thì ít hơn so với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Song việc lao động trong gia đình sử dụng vào chăn nuôi không có thay đổi khi mà ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi chính sách nhập khẩu thịt của Việt Nam. Khi trong gia đình ai là người có thời gian rãnh rỗi thì làm công việc cho lợn ăn và rửa chuồng không nhất thiết là phân công việc đó cho một lao động cụ thể. Chính vì vậy mà việc tăng hay giảm quy mô chỉ ảnh hưởng đến thời gian lao động của hộ gia đình. Riêng đối với các hộ cho ăn theo phương thức cho ăn cám trộn thì thời gian cho chăn nuôi nhiều hơn các hộ cho ăn cám viên. Đối các hộ đó thì phải trộn cám trước khi cho lợn ăn, do vậy mà thời gian cho ăn nhiều hơn và lao động mất nhiều thời gian hơn. Song cùng với việc đầu tư tư liệu sản xuất vào chăn nuôi ngày một tốt hơn thì công việc lao động chăn nuôi cũng nhẹ nhàng hơn và tốt ít thời gian hơn. Nhưng theo đúng thực tế thì các hộ chăn nuôi sau khi mà thua lỗ ở năm 2008 thì tâm lý về việc tiếp tục chăn nuôi là rất hoang mang, chưa nói đến việc tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi là mở rộng quy mô. Tâm lý của các hộ là kéo dài thời gian chăn nuôi giữa các lứa, như vậy rõ ràng là lao động thường ngày cho chăn nuôi sẽ có thời gian rãnh rỗi song lại không có thu nhập từ chăn nuôi. Chính và vậy mà lao động này phải tìm một công việc khác làm và tạo ra thu nhập, nhưng cũng có thể là không tìm đựơc công việc và chính thức trở thành lao động thất nghiệp và không có thu nhập. Một số các hộ khác lại để cho chuồng trống, chờ một thời gian dài cho giá thức ăn chăn nuôi, giá thịt thực sự ổn định thì tiếp tục chăn nuôi trở lại. Chính vì lý do này đã tạo ra một bộ phận ngừng chăn nuôi ( Bảng 4.7) vậy lao động gia đình không chăn nuôi, và phải tìm cho mình công việc khác để tạo ra thu nhập. Nếu không tìm được việc làm thì đã tạo ra một lượng lao động thất nghiệp, điều này ảnh hưởng một cách trực tiếp đến mức sống của hộ chăn nuôi. Rõ ràng chúng ta thấy rằng việc tác động về mặt xã hội không phải ngay tại thời điểm đó, mà phản ứng của các hộ chăn nuôi là sau khi ảnh hưởng họ đã đưa ra các quyết định đầu tư hoàn toàn khác nhau. Nên về mặt xã hội mà nói thì lao động cho chăn nuôi không hề thay đổi mà chỉ tác động các lao động sử dụng cho chăn nuôi sau khi có ảnh hưởng của chính sách nhập khẩu thịt lợn của nước ta. 4.3.8 Ảnh hưởng đến môi trường Do hạn hẹp về thời gian và nguồn lực đề tài chưa thể đánh giá được tác động về mặt môi trường tại khu vực chăn nuôi của các hộ, trang trại của thị trấn. Tuy nhiên qua điều tra ta thấy hầu hết chất thải từ chăn nuôi đều không được xử lý. Đối với các trang trại chăn nuôi tại khu tập trung phân lợn sau khi thu gom thì hầu như là bán cho người thu mua, riêng hệ thống nước sau khi họ rửa chuồng thì một phần họ thải xuống ao cá, nhưng phần này là rất ít chủ yếu là họ thải ra ngòi chảy trực tiếp ra sông Đông Giang. Nguồn nước thải này chưa qua xử lý vì các hộ chăn nuôi tập trung chỗ ở và sinh hoạt gia đình do vậy mà rất hiếm hộ sử dụng hệ thống biogas. Nên nguồn nước thải ra sông đều là phân lợn đuợc rửa từ chuồng ra. Họ không biết là sông Đông Giang ấy ở đâu và không quan tâm đến việc dòng sông đó thế nào. Trung bình một ngày một trang trại rửa chuồng trại từ 2 – 3 lần, tất cả đều thải ra ngòi và thông qua quan sát thì hệ thống ngòi này đã chuyển sang màu đen và mùi bốc lên rất khó chịu và ảnh hưởng một cách trực tiếp đến việc sinh hoạt của chính các hộ đó. Song hầu như việc họ quen với môi trường đó là tất yếu rồi, chính vì vậy mà chẳng ai tự hỏi liệu sau này khi hệ thống ngòi này quá ô nhiễm và không được thải nước rửa chuồng ra nữa rồi họ phải làm gi?. Đặc biệt một số các trang trại họ kết hợp với trồng cam thì nguồn phân họ lại không bán để bón cho cam thì ảnh hưởng một cách trực tiếp vào môi trường đang đến ô nhiễm cả nguồn nước, không khí, môi trường đất. Chính vì vậy mà đây chính là một hạn chế của chính các cấp chính quyền xã khi thành lập khu chăn nuôi tập trung đáng nhẽ ra việc xử lý chất thải chăn nuôi phải được tính đến hàng đầu thì lại không được quan tâm. Còn đối với các hộ việc này có vẻ khó khăn hơn khi mà việc chăn nuôi lại diễn ra trong phạm vi hẹp lại có những người dân cư sinh sống. Các hộ hầu như là 100% dùng hệ thống biôgas, ngoài nguồn phân lợn được bán đi thì nước rửa chuồng được dẫn hết vào hệ thống biogas để dùng cho việc sinh hoạt trong gia đình. Nguồn nước sau khi đi qua hệ thống biogas thì được dẫn ra ngoài cùng hệ thống rãnh dẫn nước của thôn và thải ra ngoài một hồ lớn thuộc địa phận của làng. Đối với các hộ chăn nuôi thì việc ô nhiễm đó là ô nhiễm không khí chính là không gian chăn nuôi quá nhỏ nên mùi phân bốc lên làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sồng, sinh hoạt của các hộ xung quanh. Các hộ chăn nuôi thực ra vì điều kiện sống không cho phép làm ô nhiễm, vì ngay trong các hộ khi hỏi có muốn mở rộng quy mô thì các hộ cũng muốn, tất nhiên về nguồn lực cho chăn nuôi là không thể thiếu, song lý do là không gian sống bị hạn chế do vậy mà họ bảo là ảnh hưởng làng xóm không dám mở rộng thêm quy mô. Đây là một điều nên suy nghĩ đến vì khi bước vào các hộ chăn nuôi, khi đi từ xã đã thấy không khí rất khó chịu đấy là chỉ trong một thời gian ngắn, nếu sống trong một khoảng thời gian dài với môi trường như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng và ngay chính thành viên của các hộ đó. Qua đó ta thấy rằng việc chăn nuôi cần có quy hoạch đến các yếu tố môi trường, điều này vô cùng quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua. Môi trường chính là nơi bao bọc cho con người không chỉ vì lợi ích kinh tế mà lại bỏ qua lợi ích về môi trường. Đối với các hộ chăn nuôi ở thị trấn cần kết hợp với ban lãnh đạo để cùng đưa ra một hướng giải quyết cho thích đáng để có thể phát triển ngành mũi nhọn của thị trấn lại vừa đảm bảo được môi trường nước, đất, không khí. Để cho việc phát triển kinh tế đi cùng lợi ích cho xã hội và môi trường. Như vậy tác động ban đầu của WTO là giảm quy mô chăn nuôi của các hộ gia đình điều này có thể giảm mức độ ô nhiễm không khí và nguồn nước tại khu dân cư. Trong khi đó, các hộ chăn nuôi lớn và trang trại không qua xử lý chất thải, tác động ban đầu của tăng quy mô nuôi có thê tăng ô nhiễm môi trường. Đây chỉ là nhận định một cách định tính ban đầu cần nghiên cứư sâu hơn để làm sáng tỏ vấn đề này. 4.4 Một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn của thị trấn cho phù hợp với tiến trình hội nhập WTO 4.4.1 Các khó khăn và thách thức trong chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Văn Giang khi Việt Nam gia nhập WTO Cùng với xu thế chung của cả nước thì ngành chăn nuôi lợn thịt của thị trấn trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng mừng. Về mặt số lượng thì số đầu con được tăng dần qua các năm, số các hộ chăn nuôi có giảm song quy mô của các hộ chăn nuôi có tăng lên. Về chất lượng thịt không ngừng được cải thiện, điều này thể hiện là việc đầu tư trang thiết bị vào chăn nuôi. Hơn thế nữa là việc các chủ hộ không ngừng học hỏi tham gia vào các lớp tập huấn và bồi dưỡng nâng cao kiến thức phục vụ công việc chăn nuôi. Sau khi đất nước ta chính thức trở thành một trong những thành viên của WTO thì ngành chăn nuôi của thị trấn vẫn tiếp tục phát triển và có những đóng góp nhất định. Trong thời gian qua mặc dù ngành chăn nuôi lợn thịt đã phải đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ. Cùng chung tình hình chăn nuôi cả nước các hộ, trang trại chăn nuôi đã trải qua những biến cố rất lớn. Giá thức ăn tăng nhanh, giá thịt hơi xuất chuồng giảm mạnh đã làm cho thu nhập của các hộ chăn nuôi lỗ nặng. Những hộ chăn nuôi quy mô lớn lại càng thua lỗ nặng. Tính trên đầu mỗi con lợn lỗ từ 200.000 – 500.000 đồng. Đã có hộ đã trở thành những người vay nợ, trong khi đó không còn tự tin để tiếp tục phát triển chăn nuôi. Tạo ra những khó khăn thật sự cho các hộ chăn nuôi lợn của thị trấn. Trong tình hình đó thì ban lãnh đạo thị trấn đã luôn sát cánh cùng người chăn nuôi để tiếp tục phát triển ngành mũi nhọn của thị trấn. Trong những năm tới đây thị trấn tiếp tục phát triển mạnh ngành chăn nuôi lợn thịt, là ngành chủ lực của các hộ nông dân nơi đây. Không những tăng quy mô đàn lợn mà phải tăng cả về chất lượng, về thương hiệu của vùng lên. Về phía tâm lý của các hộ chăn nuôi thì luôn muốn phát triển kinh tế cho gia đình bằng việc phát triển ngành chăn nuôi. Cùng với tâm lý của cả nước, một sô hộ chăn nuôi trong thị trấn đã không đủ can đảm để tiếp tục chăn nuôi tại thời điểm hiện nay. Song không hoàn toàn là các hộ chăn nuôi bỏ hẳn công việc chăn nuôi mà chờ cho tình hình giá cả của thức ăn và giá thịt lợn đi vào ổn định thì họ mới tiếp tục lại công việc chăn nuôi. Thực ra trong suy nghĩ của bà con vẫn luôn muốn mở rộng thêm quy mô chăn nuôi song vì điều kiện hạn chế về các yếu tố đầu tư cho chăn nuôi nên các hộ còn e ngại. Nếu có được sự đồng tình của các cấp lãnh đạo thị trấn tạo điều kiện mở rộng thêm quy mô của khu chăn nuôi tập trung nhất định họ sẽ ủng hộ và dám đầu tư làm giàu. Khó khăn thứ hai mà chúng ta cần nói đến đó là công tác thú y, phòng chống dịch bệnh của thị trấn. Tại thị trấn có 3 thôn mỗi thôn cũng có 1 cán bộ thú y, song việc khi lợn mắc bệnh các hộ thường hay dựa vào kinh nghiệm cảu mình và ít nhờ đến các bác sỹ thú y. Chính vì lý do này mà nhiều khi đã có những sai lầm đáng tiếc xảy ra. Công tác phòng trừ dịch bệnh của thị trấn nhìn chung cũng là khá tốt. Năm 2008 là năm mà dịch bệnh tai xanh diễn ra trên phạm vi rộng mà toàn thị trấn không hề bị ảnh hưởng. Song vì còn chủ quan của các hộ chăn nuôi nên dịch tiêu chảy hay diễn ra trong các hộ chăn nuôi cũng như trang trại. Điều này không những làm cho chi phí các hộ tăng cao mà còn làm cho chất lượng thịt xuất chuồng giảm xuống ảnh hưởng đến giá bán. Hầu như các bệnh này lan rộng ra nguyên nhân từ các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Do công tác phòng trừ dịch bệnh không tốt, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ chăn nuôi xung quanh. Công tác chăn nuôi của thị trấn chưa hoàn mang tính tập thể, chưa hề có một câu lạc bộ hay một đoàn thể nào về việc trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi. Chính lý do này đã không thúc đẩy được người chăn nuôi xích lại gần nhau cùng nhau học hỏi, cùng vượt qua các khó khăn trong tình hình kinh tế hiện nay. Và công tác này phải là do bên quản lý của thị trấn đứng ra và giúp đỡ người dân. Trong xu thế hội nhập hiện nay thì với tình hình chăn nuôi mạnh ai người ấy giầu không thể nào có thể phát triển được ngành chăn nuôi lợn thịt của thị trấn thành thương hiệu được. 4.4.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Văn Giang trong quá trình hội nhập - Mặc dù có thách thức song người chăn nuôi không phải có ít cơ hội để phát triển. Bởi nói cho cùng chăn nuôi nhỏ lẻ không mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân, nhưng luôn rình rập nguy cơ của dịch bệnh. Do đó, đây là cơ hội để chúng ta thay đổi tập quán chăn nuôi tạo tiền đề xây dựng các hệ thống chăn nuôi an toàn sinh học tập trung. 4.4.2.1 Giải pháp về chính sách Tiếp tục hoàn thiện và bổ sung các quy định, hình thức hỗ trợ cho phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Phải hình thành các trang trại lớn quy mô. Tuy nhiên, để làm được điều đó phải có quy hoạch cũng như trợ giúp về khoa học kỹ thuật của Nhà nước, và một điều không thể thiếu nữa đó là bản thân các hộ phải có sự liên kết với nhau. Nghĩa các hộ chăn nuôi phải thay đổi phương thức “mạnh ai nấy làm” như hiện nay. Nếu với cách suy nghĩ và truyền thống chăn nuôi manh mún như vậy, sẽ chỉ mang lại tai hoạ cho ngành chăn nuôi khi chúng ta hội nhập. Đơn giản vì ai cũng biết sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý của các nước sẽ đánh bại sản phẩm chăn nuôi mang tính gia đình, không an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam. Vậy thì việc liên kết ở đây cần thể hiện ở chỗ, các hộ nông dân phải tạo ra các vùng nguyên vật liệu tức là người sản xuất chỉ sản xuất giống người chăn nuôi cũng chỉ tập trung chăn nuôi. Hình thức chăn nuôi trang trại này đang là hình thức phù hợp nhất với trình độ của nước ta hiện nay. Chăn nuôi theo quy mô này mang lại hiệu quả thực sự cho người chăn nuôi. Tại thị trấn thì hình thức này rất phổ biến song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển chăn nuôi của các hộ. 4.4.2.2 Giải pháp về kỹ thuật - Nhà nước nên hỗ trợ các hộ nông dân thông qua việc phổ biến kinh nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ tư vấn. Đào tạo người chăn nuôi nâng cao chất lượng, hình thức và an toàn thực phẩm. Nên xây dựng một hệ thống theo dõi an toàn thực phẩm đặt ra những hình phạt nặng đối với các hành vi vi phạm các quy định của vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc mở rộng phạm vi tìm hiểu kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề an toàn thực phẩm rất quan trọng. Thực ra để sản phẩm thịt của chúng ta không lấy lòng đựơc người tiêu dùng trong nước thì rất khó khi sản phẩm thịt lợn của chúng tc có thê xâm nhập ra thị trường các nước trên thế giới. Chính vì vậy mà công tác này cần được các cấp lãnh đạo quan tâm và đào tạo đội ngũ cán bộ để giúp các hộ chăn nuôi hiểu và làm theo chỉ dẫn để có thể nâng cao chất lượng cho sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn của thị trấn. Ngành chăn nuôi nước ta không thể cạnh tranh với các nước trên thế giới một phần là sự hỗ trợ của nhà nước cho nông nghiệp thấp. Giá các sản phẩm chăn nuôi vào nước ta thấp hơn giá chúng ta sản xuất ở trong nước. Cần có sự tham gia của nhà nước vào công tác phát triển ngành chăn nuôi của cả nước nói chung cũng như thị trấn Văn Giang nói riêng. - Một giải pháp mang tính tổng hợp để phát triển ngành chăn nuôi lợn mang tính lâu dài. Bao gồm: giải pháp thú y, huấn luyện kỹ thuật cho người chăn nuôi, về giống, kỹ thuật, chuồng trại, về tổ chức sản xuất. Muốn phát triển ngành chăn nuôi phù hợp với xu thế hội nhập thì việc thực hiện tốt các khâu trên là không thể thiêu. Vì mỗi một khâu là một mắt xích quan trọng để có thể giúp tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Việc phát triển ngành chăn nuôi lợn của nước ta hiện nay cần giải pháp mang tính tổng hợp như vậy mới đạt được hiệu quả cao. Muốn làm được điều này thì cần được sự hỗ trợ của nhà nước và các doanh nghiệp cùng với các nhà khoa học cùng. Sự liên kết 4 nhà này làm cho việc sản xuất và nghiên cứu liên quan chặt chẽ với nhau. Giúp phát triển cả đầu vào và đầu ra cho quá trình sản xuất. - Chúng ta cần xây dựng một hệ thống chăn nuôi mang tính tự chủ từ những khâu đầu vào cho đến đầu ra. Đó chính là vấn đề về con giống, thức ăn.. cho đến tiêu thụ hay các ngành sản xuất sau giết mổ. Hai chi phí lớn nhất trong chăn nuôi hiện nay chúng ta vẫn đang chưa tự túc được thì cấn có cách khắc phục trong xu thế hội nhập hiện nay. Để có thể đảm bảo giá thành sản xuất của chúng ta không quá cao so với các nước trên thế giới. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thịt của chúng ta thì phải đảm bảo cao độ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm để làm được điều này chúng ta phát triển mạnh công tác thú y, phòng dịch bệnh. Đây là một vấn đề rất khó đặt ra cho chúng ta khi chúng ta nhập khẩu giống lợn, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Các chi phí này lại rất lớn trong chăn nuôi lợn thịt. Khi chúng ta tự chủ các khâu này thì ngành chăn nuôi lợn của cả nước cũng như của thị trấn có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. - Cải thiện năng lực thoả thuận và ký kết hợp đồng của nông dân thông qua việc tuyên truyền về các kinh nghiệm thành công. Đào tạo nông dân về quyền và trách nhiệm trong các hợp đồng cung cấp và đặc biệt xây dựng các quy tắc thực hành tốt. Nên hỗ trợ nông dân tìm ra các lợi thế và những đặc sản mới. VD: Giống lợn đặc biệt chỉ có nông dân ở một số vùng nuôi được. Khi đứng vững được trên sân chơi WTO thì kinh tế nông nghiệp sẽ tiếp tục trở thành động lực thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. 4.4.2.3 Giải pháp về thị trường Trong tình hình hiện nay, các hộ quy mô lớn ngày một nhiều trong khi đó thị trường tiêu thụ lại thu hẹp. Chính vì vậy mà thị trường tiêu thụ là một vấn đề rất quan trọng. Nhà nước và doanh nghiệp chế biến sau sản xuất cần liên kết lại với nhau, giúp cho việc tiêu thụ của người nông dân được thuận lợi. Một trong các điểm yếu của chúng ta là khâu chế biến sau khi sản xuất ra sản phẩm, cải thiện được điều này chúng ta có thể lấy lại được lòng của người tiêu dùng trong nước cũng như thị trường thế giới. Cần phát triển hệ thống thông tin như đài, báo, mạng… để các hộ chăn nuôi nắm bắt một cách nhanh chóng và đầy đủ thông tin về thị trường sản xuất và tiêu thụ thịt lợn. Từ đó là cơ sở cho họ đưa ra các quyết định thật chính xác cho nhu cầu của thi trường. 4.4.2.4 Giải pháp về vốn So với các nước trên thế giới thì quy mô chăn nuôi của chúng ra rất nhỏ, hơn thế nữa là việc trợ cấp của chính phủ cho ngành chăn nuôi là rất thấp. Khi ra thị trường thế giới mà không có rào cản như hiện nay chúng ta hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh các san phẩm nhập ngoại. Do vây, các cơ quan quản lý cần có các chính sách ưu đãi về vốn vay cũng như sự hỗ trợ từ phía nhà nứơc cho ngành chăn nuôi được cải thiện thì chắc chắn sản phẩm của chúng ta được nâng lên. V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Một nền kinh tế hội nhập toàn cầu, tham gia vào sân chơi WTO Việt Nam đang và đã từng ngày tạo ra những thay đổi lớn. Nông nghiệp là một trong những ngành cơ sở cho nền kinh tế Việt Nam đi lên. Trong đó chăn nuôi là ngành đã có từ lâu đời và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với những thay đổi chung của thế giới chúng ta phải tuân theo những luật định cụ thể. Đã làm cho ngành chăn nuôi lợn thịt gặp phải những khó khăn, những thách thức rất lớn. Chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt ngoại trước thời hạn đã thực sự làm cho thịt lợn trong nước không đủ sức cạnh tranh. Ảnh hưởng đến giá cả thị trường trong nước, lợn thịt đã giảm giá đi khoảng 14 – 25% giữa hai năm 2007 và 2008. Trong khi đó giá cám tăng lên từ khoảng 30% đến 50% làm cho người chăn nuôi lợn thịt đã chịu thua lỗ rất nhiều. Việc đó làm ảnh hưởng đến 8 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ của nước ta, đã hơn 30% số hộ đã bỏ chăn nuôi lợn. Cùng với việc thua lỗ ngay trước mắt là về phát triển lâu dài chúng ta cần có biện pháp mang tính chất lâu dài và bền vững. Chính vì vậy mà cần có các giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn để có thể tiếp tục đáp ứng được nhu cầu thịt lợn chỉ tiêu dùng trong nước, xa hơn nữa là khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới. Cùng với tác động đến mặt kinh tế là tác động về xã hội và môi trường. Các hộ chăn nuôi giảm quy mô đã tạo nên một khoảng thời gian dư thừa cho chính lao động phục vụ chăn nuôi. Ngoài ra các hộ bỏ nuôi thì lao động cho chăn nuôi lại trở thành lao động thất nghiệp nếu không tìm được việc làm để tạo ra thu nhập cho bản thân. Về môi trường các hộ chăn nuôi quy mô gia đình giảm đi nhưng những hộ này lại hạn chế gây ô nhiễm môi trường thông qua hệ thống xử lý nước thải biogas. Trong khi đó các hộ chăn nuôi quy mô trang trại và quy mô lớn lại không hề xử lý trước khi thải ra môi trường. Các giải pháp cụ thể để có thể phát triển một ngành chăn nuôi bền vững và lâu dài đó là: Giải pháp về kỹ thuật ( phát triển trình độ các hộ chăn nuôi và hệ thống cán bộ thú y để họ có thể áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong quá trình chăn nuôi); giải pháp về vốn ( Các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi được vay vốn với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay được kéo dài hơn); về chính sách ( Cần bổ sung và hoàn thiện các chính sách để giúp cho người dân hiểu rõ các quy định về phát triển ngành chăn nuôi, để đảm bảo được quyền lợi cũng như các nghĩa vụ của mình)… Một tác động tổng hợp đã làm cho các hộ chăn nuôi thực sự cần phải cùng với các cấp chính quyền liên kết nhau lại và cùng xây dựng nên một nền chăn nuôi hiện đại và đạt hiệu quả cao hơn. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với nhà nước - Cần có những rào cản để bảo vệ được sản phẩm trong nước, đảm bảo được lợi ích cho người chăn nuôi. Chúng ta tuân thủ theo luật định của thế giới nhưng vẫn không để cho các hộ chăn nuôi gặp khó khăn như thời gian vừa qua. - Không những giúp đỡ về mặt chính sách mà bằng những khoản viện trợ thực sự như việc phát triển các hợp tác xã tín dụng. Phục vụ đủ vốn cho các hộ chăn nuôi có thể đảm bảo các hộ có được vốn cho chăn nuôi. Hay phát triển công tác nghiên cứu để tạo ra các giống lợn tốt hay những kỹ thuật chăn nuôi hợp với tiêu chuẩn của thế giới để sản phẩm thịt của chúng ta có thể vươn ra thị trường thế giới. - Đối với ban lãnh đạo thị trấn thì nên giúp đỡ tạo điều kiện cho các hộ có điều kiện phát triển về mọi mặt. Luôn làm trung gian giữa nhà nước và địa phương để giúp người dân hiểu được đường lối của nhà nước và làm đúng nghĩa vụ của mình. Phát triển kinh tế hộ nông dân ngày một tốt hơn để có thể góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế đất nước. 5.2.2 Đối với hộ chăn nuôi - Không ngừng nâng cao kiến về chăn nuôi thức thông qua tìm hiểu và học hỏi để có thể tiếp thu tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào công tác chăn nuôi. Cần tiếp cận với thị trường ở mức độ sát hơn để đưa ra các quyết định chăn nuôi thật đúng đắn khi tham gia vào thị trường. - Việc phát triển chăn nuôi nên quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống cho chính hộ chăn nuôi và các hộ xung quanh. Không nên vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua đi việc bảo vệ sức khỏe cho con người. - Thay đổi cách căn bản về cách thức chăn nuôi hiện nay, là cùng nhau hợp tác trong chăn nuôi. Cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi bằng nhiều cách khác nhau: hội thảo, thăm quan, sách, báo... Để ngành chăn nuôi thực sự đem lại thu nhập lớn cho các hộ chăn nuôi lợn thịt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến (2002), ‘Kinh tế hộ nông dân’, NXB Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Nguồn cho khái niệm kinh tế trang trại. Nguyễn Thị Minh Hiền. Bài giảng lập và phân tích dự án khoa kinh tế và phát triển nông thôn, Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội. July L.Bake ( 2003). Đánh giá tác động của dự án phát triển đối với đói nghèo ( Mai Văn Anh dịch), Nhà xuất bản văn hoá thông tin. Nguyễn Trọng Khương ( 2001). ‘Đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi đến phát triển nông thôn ở xã Lương Lỗ - Thanh Ba – Phú Thọ’, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà nội. Ban tư tưởng văn hoá trung ương ( 2007), ‘ Việt Nam – WTO những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp’, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Lê Trọng (2000), ‘Phát triển và quản lý trang trại trong nền kinh tế thị trường’, Nhà xuất bản nông nghiệp – Hà Nội. Bộ NN& PTNT (2008). ‘ Báo cáo thị trường thịt và thực phẩm: thách thức tiềm ẩn’. Nhà xuất bản trung ương. Nguyễn Thị Vân Anh ( LVTN). ‘Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông hộ xã Đông Dư – Gia Lâm – Hà Nội’.Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng (LVTN). “Đánh giá tác động dự án thuỷ lợi vũng sú Thạch Thành – Thanh hoá đến kinh tế địa phương”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Tài liệu tham khảo từ hệ thống internet Bùi Hữu Đoàn (2008).Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi năm 2008. Ngày truy cập 1/4/2009 Chu Minh Khôi (2008). Lời giải cho bài toán hạ giá thành và nâng cao chất lượng trong chăn nuôi lợn: Đầu tư quy mô lớn.  Ngày truy cập 15/04/2009. Trần Nga (2008). Giá lợn hơi giảm mạnh nhiều, hộ chăn nuôi khốnđốn. Ngày truy cập 1/4/2009.) Phạm Như Quỳnh (2008). Báo cáo mặt hàng thịt lợn năm 2008.Nguồn http//.www.cucchannuoi.gov.vn/ccn_cms/vanban/2006112151847.rtf. Ngày truy cập 15/03/2009. Bạch thanh (2008). Giá nguyên liệu cao trang trại chăn nuôi điêu đứng. Ngày tuy cập 1/4/2009). PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Tên chủ hộ:……………………………………Nam , Nữ Tuổi: ……….. Thôn ……………………………….. 2. Trình độ văn hoá cấp I, II, III Cao đẳng đại học sơ cấp…. 3.Tổng số nhân khẩu…………………………Lao động……………. 4. Đất để sản xuất. Diện tích chuồng nuôi: ….. Diện tích chuồng kiên cố:….. Diện tích chuồng xây tạm:…….. 5. Tài sản phục vụ sản xuất Tên tài sản ĐVT Số lượng Máy bơm nước Máy phát điện Hầm Biogas 6. Kết quả sản xuất chỉ tiêu Năm 2008 ĐVT Số lượng Giá bán Thành tiền I. ngành NN 1. trồng trọt Lúa 2, chăn nuôi lợn Gà Ngan vịt Cá Trâu bò 3. ngành nghề dvụ 4. ngành khác 7. Quy mô của hộ diễn giải hộ Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch lợn thịt 8. tác động công nghệ sử dụng thường sử dụng giống gì? tỷ lệ ? cám cho ăn có thay đổi sau khi diễn giải Hộ năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch tỷ lệ lợn ngoại tỷ lệ lợn lai Tác động tỷ lệ cám cho ăn ĐVT : % diễn giải Hộ Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Cám viên Cám trộn 9. tác động tiêu thụ diễn giải Hộ Năm 2007 Năm 2008 P thịt P giống P lợn sữa việc tiêu thụ bác có thấy khó khăn hơn trước không? Có or không 10. tác động thu nhập hộ diễn giải ĐVT 2007 2008 SLg Pmua Ttiền SLg Pmua Ttiền I.Tổng chi 1.Giống 2.thức ăn a.Thức ăn tinh Cám chế biến CN Cám tận dụng b.thức ăn xanh c.thức ăn khác 3. chi phí thú y 4. chuồng trại dụng cụ  khấu hao chuồng trại  vật rẻ tiền mau hỏng 5.lao động trực tiếp  LĐ gia đình LĐ thuê mướn 6. chi phí khác Điện Nước Tổng thu của hộ sau về tính thu nhập TB/100kg lợn hơi Diễn giải ĐVT Năm 2007 Năm 2008 số lượng Pbán Ttiền số lượng Pbán Ttiền lợn thịt 11. tác động vào xã hội Nhà bác qua hai năm việc sử dụng lao động vào chăn nuôi có thay đổi gì không ạ? Diễn giải Năm 2007 Năm 2008 ĐVT Số lượng ĐVT Số lượng 1. lao động gia đình 2. LĐ thuê - Thường xuyên - Thời vụ 12. Phân chuồng thải ra qua đường nao? Dùng hệ thống biogas hay thải ra sông và quan sát cho đánh giá sơ bộ việc giam quy mô chăn nuôi theo bác có giảm sự ô nhiễm môi trường không? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 13. trong những năm tới bác có muốn mở rộng thêm để chăn nuôi không? ………………….. 14. Bác có kiến nghị hay góp ý gì cho việc chăn nuôi đạt hiệu qủa cao hơn………………………………………………………………………………………..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33. LUAN VAN _TRA.doc
Tài liệu liên quan