Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG TỚI NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT VỀ SỨC KHOẺ SINH SẢN ( KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG THPT THAN UYÊN II - LAI CHÂU)
Luận vănCung cấp luận văn cách ngành dài 127 trang
MỞ ĐẦU .
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề giáo dục sức khoẻ sinh sản
vị thành niên cho học sinh trong nhà trường THPT
1.1 Lịch sửluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Lịch Sử vấn đề nghiên cứu .
1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục SKSS VTN cho HS THPT
trong nhà trường
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi VTN .
1.2.3 Ảnh hưởng của giáo dục nhà trường tới nhận thức của HS
THPT về SKSS VTN .
1.2.3.1 Khái quát chung về vai trò của giáo dục nhà trường đối
với nhận thức của HS THPT về SKSS
1.2.3.2 Bản chất, ý nghĩa, vai trò, mục tiêu, nội dung giáo dục
SKSS VTN của nhà trường cho học sinh THPT
1.2.3.3 Các nguyên tắc, phương pháp giáo dục SKSS của nhà
trường cho học sinh THPT
Chương 2: Thực trạng giáo dục SKSS VTN ở trường
THPT Than Uyên II và kết quả nhận thức của HS về SKSS
VTN
2.1 Vài nét khái quát về trường THPT Than Uyên II
2.2 Thực trạng về nhận thức của cán bộ, giáo viên trường THPT
Than Uyên II về giáo dục SKSS VTN
2.2.1 Nhận thức của cán bộ, giáo viên trường THPT Than Uyên
II về mục tiêu GD SKSS VTN
2.2.2 Nhận thức của cán bộ, giáo viên trường THPT Than Uyên
II về nội dung GD SKSS VTN
2.2.3 Nhận thức của cán bộ, giáo viên trường THPT Than Uyên
II về ý nghĩa GD SKSS VTN .
2.3 Thực trạng về GD SKSS VTN ở trường THPT và ảnh hưởng
của nó tới nhận thức của HS về SKSS VTN
2.3.1 Thực trạng về thực hiện nội dung giáo dục SKSS VTN cho
HS ở trường THPT Than Uyên II .
2.3.2 Các phương pháp và hình thức giáo dục SKSS VTN cho
HS ở trường THPT Than Uyên II .
2.3.3 Kết quả nhận thức của HS trường THPT Than Uyên II về
SKSS VTN
Chương 3: Một số biện pháp đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục sức khoẻ sinh sản VTN cho HS THPT trong nhà trường
3.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp .
3.2 Một số biện pháp đề xuất .
3.3 Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị .
Tài liệutài liệu trực tuyến, tài liệu điện tử, thư viện tài liệu tham khảo
127 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của giáo dục nhà trường tới nhận thức của học sinh THPT về sức khỏe sinh sản (khảo sát tại trường THPT Than Uyên II - Lai Châu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i không đi chơi khuya với bạn trai).
- Áp lực của bạn bè cùng lứa (ép những bạn khác cần hút thuốc hoặc uống
rượu).
- Bạn khác giới (bạn trai cố ép bạn gái quan hệ tình dục).
- Quan hệ VTN - cha mẹ.
8. Trò chơi mô phỏng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
- Lồng ghép toàn bộ nội dung giáo dục SKSS VTN với toàn bộ nội dung bài
học.
- Lồng ghép một phần nội dung của bài học với nội dung giáo dục SKSS
VTN.
- Lồng ghép nội dung giáo dục SKSS VTN vào phần kết luận được rút
ra từ ý nghĩa của bài học.
Tuy nhiên hình thức lồng ghép này cũng có những khó khăn và hạn chế
nhất định:
Việc lồng ghép muốn có hiệu quả, đòi hỏi giáo viên bộ môn phải có ý
thức trách nhiệm cao, hiểu rõ mục đích, nội dung của giáo dục SKSS, biết xác
định đúng liều lượng lồng ghép để tránh hiện tượng quá thiên về nội dung
giáo dục SKSS làm ảnh hưởng đến nội dung của môn học chính.
Với phương pháp lồng ghép, người học không thu nhận được kiến thức
về SKSS một cách có hệ thống mà bị chia cắt, phiến diện.
Ngoài các nội dung về giáo dục SKSS, trong nhà trường có nhiều nội
dung phải tuyên truyền giáo dục cũng cần được lồng ghép vào các môn học.
Vì vậy dễ dẫn đến việc quá tải của sự tích hợp.
Đó là chưa kể nhiều thầy cô, nhất là các thầy cô giáo trẻ chưa có gia
đình ngại đề cập đến một chủ đề nhạy cảm như SKSS.
Với những khó khăn, hạn chế nêu trên, vấn đề tích hợp không được coi
là hình thức giáo dục duy nhất trong nhà trường mà phải đồng thời kết hợp
giáo dục SKSS thông qua các con đường khác.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một bộ phận của
quá trình giáo dục ở nhà trường THPT. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài
giờ lên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa
nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở HS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Tư vấn là hình thức truyền thông 2 chiều, qua đó có thể giúp những đối
tượng có nhu cầu cần giúp đỡ ra những quyết định hợp lý để giải quyết một
vấn đề nào đấy. Hình thức này đảm bảo được các yêu cầu riêng tư, bí mật
giữa các đối tượng, phù hợp với lĩnh vực tế nhị là SKSS. Dịch vụ tư vấn có
thể hỗ trợ cho VTN trong giai đoạn khủng hoảng và còn có tác dụng kéo dài
trong suốt cuộc đời. Những can thiệp này có thể được cung cấp từ thầy cô
giáo, nhân viên y tế, chuyên gia tâm lý… Có các loại hình tư vấn sau:
- Tư vấn trực tiếp
- Tư vấn qua điện thoại
- Tư vấn cộng đồng
- Tư vấn qua thư báo
Tư vấn là loại hình mới mẻ ở nước ta và chỉ mới xuất hiện cách đây chưa
lâu ở các thành phố lớn và còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Trong lĩnh vực giáo dục SKSS, các loại hình tư vấn trên đều có thể sử dụng, song
việc vận dụng loại hình nào là tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng của từng nơi.
Nhà trường có thể phân công một số giáo viên dạy Sinh học và Giáo dục
công dân có kinh nghiệm, có kiến thức tốt về các vấn đề SKSS VTN, hiểu
được tâm lý HS, gần gũi HS và được HS mến mộ, tin tưởng làm công tác tư
vấn trực tiếp cho các em HS có những khúc mắc riêng. Một số HS được các
bạn tin tưởng, mến mộ có thể được bồi dưỡng kiến thức về SKSS VTN để tư
vấn lại cho các bạn khác trong lớp hoặc động viên, hướng dẫn để các bạn đến
gặp giáo viên hoặc cán bộ tư vấn để được tư vấn trực tiếp.
Lứa tuổi VTN là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn.
Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời
mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi
bao gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SKSS VTN Ở TRƢỜNG THPT THAN
UYÊN II VÀ KẾT QUẢ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ SKSS
VTN
2.1 Vài nét khái quát về đối tƣợng khảo sát
Trường THPT Than Uyên II - Lai Châu là một trường vùng cao, mặc dù
có nhiều khó khăn về đội ngũ, cơ sở vật chất nhưng được sự chỉ đạo sát sao
của sở giáo dục và đào tạo Lai Châu, sự quan tâm lãnh đạo cuả các cấp uỷ và
chính quyền địa phương, sự ủng hộ nhiều mặt của các cơ quan đoàn thể và
nhân dân trên địa bàn cùng với sự nỗ lực không ngừng của thầy và trò, trong
những năm gần đây nhà trường đã đạt thành tích xuất sắc trong việc dạy và
học. Trường có 15 lớp với tổng số HS của trường năm học 2007 - 2008 là 534
HS, trong đó số HS dân tộc là 173 học sinh (chiếm 32,4%) chủ yếu là khối 10
(số học sinh người dân tộc tăng nhiều so với năm học trước là do nhà trường
tăng vùng tuyển ở xã Nậm Cần, Thân Thuộc, Mường Khoa). Năm học vừa
qua trường có nhiều HS đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh (8HS) và có HS đạt
giải quốc gia và được tuyển thẳng vào đại học. Hầu hết HS của trường đều
được giáo dục một cách toàn diện, có nề nếp, kỉ cương học đường tốt. Đội ngũ
giáo viên nhiệt tình, có tâm huyết trong công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức
HS. Hiện nay trường THPT Than Uyên II là trường có thành tích cao trong dạy
và học, có đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển của
tỉnh nhà.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát HS của trường (chọn ngẫu nhiên) với 6
lớp thuộc 3 khối: 10, 11 và 12, mỗi khối 2 lớp với tổng số học sinh là 214 em.
Sau khi loại bỏ những phiếu không hợp lệ, tổng số phiếu còn lại là 208 phiếu.
Cụ thể như sau (bảng 2.1):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Bảng 2.2: Kết quả đánh giá của cán bộ, giáo viên về mức độ cần thiết của
một số chủ đề về SKSS đối với bản thân mỗi cá nhân HS
Chủ đề
Rất cần
thiết
Cần thiết
Không cần
thiết
X
Thứ
bậc
SL % SL % SL %
1.Tình bạn, tình bạn khác
giới
33 94.3 2 5.7 0 0 2.94 1
2. Tình yêu, tình dục 14 40.0 21 60.0 0 0 2.40 6
3. Phòng tránh mang thai,
nạo phá thai ở tuổi VTN
22 62.9 13 37.1 0 0 2.63 4
4. Phòng tránh các bệnh
lây theo đường tình dục và
HIV/AIDS
20 57.1 15 42.9 0 0 2.57 5
5. Phòng tránh xâm hại,
lạm dụng tình dục VTN
30 85.7 5 14.3 0 0 2.86 2
6. Không kết hôn sớm 28 80.0 7 20.0 0 0 2.80 3
7. Quyền được chăm sóc
SKSS
28 80.0 7 20.0 0 0 2.80 3
Qua kết quả bảng trên cho thấy: Cả 7 chủ đề trên đều được đánh giá là
cần thiết và rất cần thiết đối với bản thân mỗi cá nhân HS:
Chủ đề được cho là cần thiết nhất đối với bản thân mỗi cá nhân HS là
tình bạn, tình bạn khác giới đạt 2.94 điểm (vượt xa giá trị trung bình 2 và tiến
gần đến điểm 3 - xếp TB 1); Các nội dung còn lại đều cao hơn giá trị trung
bình 2: chủ đề phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN (2.86 điểm - TB
2); Không kết hôn sớm và quyền được chăm sóc SKSS (2.80 điểm - TB 3);
Phòng tránh mang thai, nạo phá thai ở tuổi VTN (2.63 điểm - TB 4); Phòng
tránh các bệnh lây theo đường tình dục và HIV/AIDS (2.57 điểm - TB 5).
Chủ đề thứ 2 về tình yêu, tình dục được xếp cuối cùng (2.40 điểm - TB 6).
Để tìm hiểu rõ hơn, cũng với 7 nội dung về SKSS trên chúng tôi đưa ra
câu hỏi: “Theo thầy (cô), HS THPT cần biết những nội dung sau ở mức độ
nào?”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
của thầy (cô) về ý nghĩa của công tác giáo dục SKSS VTN cho HS trong nhà
trường THPT?” và thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.4:
Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ, giáo viên trƣờng THPT Than Uyên II về
ý nghĩa giáo dục SKSS VTN
Ý nghĩa
Ý kiến
Đồng ý Phân vân
Không
đồng ý
SL % SL % SL %
1. GD SKSS VTN góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống, giống nòi và
hành vi văn hoá trong quan hệ nam nữ
35 100 0 0 0 0
2. GD SKSS đáp ứng những quy luật
phát triển tâm sinh lý của con người
35 100 0 0 0 0
3. GD SKSS góp phần bảo vệ đạo đức,
lối sống truyền thống của dân tộc
35 100 0 0 0 0
4. GD SKSS cho HS THPT là phương
tiện ngăn ngừa bệnh lây truyền qua
đường tình dục và HIV/AIDS
35 100 0 0 0 0
35/35 cán bộ, giáo viên (100%) đều lựa chọn cả 4 ý nghĩa trên. Qua đó
cho thấy các thầy cô đã nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa cấp thiết của
công tác Giáo dục SKSS cho HS trong nhà trường. Đây chính là cơ sở, là nền
tảng quan trọng để mỗi giáo viên nhận thức rõ về vai trò của mình và có ý
thức nâng cao trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia góp phần giúp
cho mỗi HS chuẩn bị đầy đủ hành trang để tự tin bước vào cuộc sống.
Như vậy, nhìn chung có thể thấy, giữa cán bộ, giáo viên trường THPT
Than Uyên II đã có được sự thống nhất quan điểm về giáo dục SKSS phù hợp
với lứa tuổi cho HS. Đó là một thuận lợi lớn để công tác giáo dục này được
thực hiện một cách có hiệu quả.
2.3 Thực trạng giáo dục SKSS VTN ở trƣờng THPT Than Uyên II
và ảnh hƣởng của nó tới nhận thức của HS về SKSS VTN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
Đưa ra câu hỏi “ Thầy (cô) đã tiến hành những nội dung giáo dục sau cho
HS ở mức độ nào?”, chúng tôi thu được kết quả (bảng 2.5):
Bảng 2.5: Mức độ tiến hành nội dung giáo dục SKSS VTN cho HS
Nội
dung
Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ
X
Thứ
bậc SL % SL % SL %
1 13 37.1 18 51.4 4 11.4 2.14 1
2 8 22.9 17 48.6 10 28.6 1.66 5
3 5 14.3 17 48.6 13 37.1 1.40 6
4 7 20.0 20 57.1 8 22.9 1.74 4
5 0 0 24 68.6 11 31.4 1.37 7
6 12 34.3 17 48.6 6 17.1 2.00 2
7 5 14.3 25 71.4 5 14.3 1.86 3
Ghi chú :
1.Tình bạn, tình bạn khác giới
2. Tình yêu, tình dục
3. Phòng tránh mang thai, nạo phá thai ở tuổi VTN
4. Phòng tránh các bệnh lây theo đường tình dục và HIV/AIDS
5. Phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN
6. Không kết hôn sớm
7. Quyền được chăm sóc SKSS
Kết quả bảng trên cho thấy:
Nội dung được tiến hành thường xuyên nhất là tình bạn, tình bạn khác
giới (37,1%) xếp TB 1, tiếp theo là không kết hôn sớm (34.3%) xếp TB 2
nhưng vẫn chiếm tỷ lệ không cao.
Hầu hết các nội dung trên đều được tiến hành ở mức độ “đôi khi” (chiếm
tỷ lệ cao tất cả đều từ 48% trở lên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Hình thức “tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” và “hoạt
động ngoại khóa theo môn học”, “tư vấn học đường” (còn dừng lại ở mức độ
HS thắc mắc và thầy cô giải đáp) được sử dụng xong còn rất hạn chế chủ yếu ở
mức độ “đôi khi” chiếm tỷ lệ cao (đều trên 50%).
Với hình thức “Hoạt động ngoại khoá theo môn học”, có nhiều ý kiến
(42.9%): “không bao giờ được thực hiện”. Các thầy cô cho rằng không phải môn
học nào cũng thực hiện hoạt động ngoại khoá, hoặc có hoạt động ngoại khoá thì
việc thực hiện cũng “chưa đến nơi đến chốn”.
Chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Thầy (cô) đã tiến hành giáo dục SKSS VTN cho
HS thông qua các phương pháp sau như thế nào?” và thu được bảng 2.8:
Bảng 2.8: Mức độ tiến hành các phƣơng pháp giáo dục SKSS VTN
Phương
pháp
Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ
X
Thứ
bậc SL % SL % SL %
1 4 11.4 23 65.7 8 22.9 1.66 1
2 2 5.7 25 71.4 8 22.9 1.60 2
3 0 0 15 42.9 20 57.1 0.86 3
4 0 0 10 28.6 25 71.4 0.57 5
5 0 0 4 11.4 31 88.6 0.23 8
6 0 0 5 14.3 30 85.7 0.29 7
7 0 0 8 22.9 27 77.1 0.46 6
8 0 0 11 31.4 24 68.6 0.63 4
Ghi chú :
1.Thuyết trình với sự tham gia tích
cực của học sinh
2. Động não
3. Điều tra, phát hiện
4. Giải quyết vấn đề
5. Xác định giá trị
6. Đóng vai
7. Học theo nhóm
8.Trò chơi mô phỏng
Tất cả các phương pháp đều đạt điểm thấp hơn giá trị trung bình 2
Có 2 phương pháp được tiến hành ở mức độ thường xuyên nhưng chiếm tỷ
lệ rất khiêm tốn:
Thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh (11.4%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Trước khi tìm hiểu nhận thức của HS về vấn đề SKSS VTN chúng tôi
tìm hiểu nhận thức của các em về vai trò của giáo dục SKSS đối với thanh
niên HS và thu được kết quả (bảng 2.9):
Bảng 2.9: Nhận thức của HS về vai trò của giáo dục SKSS
Vai trò
K10 K11 K12 Chung
TB
SL % SL % SL % SL %
1 19 31.1 21 28.8 25 33.8 22 31.2 1
2 13 21.3 7 9.6 1 1.4 7 10.8 5
3 3 4.9 20 27.4 13 17.6 12 16.6 3
4 15 24.6 4 5.5 12 16.2 10 15.4 4
5 8 13.1 14 19.2 15 20.3 12 17.5 2
6 3 4.9 7 9.6 8 10.8 6 8.4 6
Ghi chú:
1. Giúp HS có nhận thức đúng về vấn đề SKSS
2. Giúp HS có cách ứng xử đúng đắn trong tình bạn, tình yêu, hôn nhân gia đình
3. Giúp HS có hiểu biết về các BLTQĐTD và cách phòng tránh
4. Giúp HS hiểu về các vấn đề về tình dục và quan hệ tình dục
5. Giúp HS có nhận thức đúng, có thái độ tình cảm và hành vi phù hợp về
vấn đề SKSS
6. Giúp HS có nhận thức đúng về QHTD an toàn và có trách nhiệm
Giáo dục SKSS VTN nhằm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các vấn
đề SKSS cho VTN; đồng thời hình thành và phát triển thái độ, hành vi giúp học
sinh có được những quyết định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực này cho
hiện tại cũng như tương lai. Có 17.5% HS (TB 2) nhận thức đúng và đầy đủ về
vấn đề này: cho rằng vai trò của giáo dục SKSS đối với thanh niên HS là “giúp
các em có nhận thức đúng, có thái độ tình cảm và hành vi phù hợp về vấn đề
SKSS”. Trong đó HS khối lớp 12 và khối lớp 11 cao hơn khối lớp 10 (20.3% -
19.2% - 13.1%).
Còn lại, số ý kiến đánh giá rất phân tán cho thấy còn phần đông HS mới
thấy được một phần, một mặt vai trò của công tác giáo dục SKSS VTN:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
HS đánh giá một số chủ đề cần thiết với bản thân mình song còn dừng
ở con số rất khiêm tốn:
Phòng tránh mang thai, nạo phá thai ở tuổi VTN (5.4%)
Phòng tránh các bệnh lây theo đường tình dục và HIV/AIDS (3.6%)
Quyền được chăm sóc SKSS (2.5%)
-
Đa số các em cho rằng các chủ đề trên là cần thiết đối với bản thân mình. Trong đó:
Tình bạn, tình bạn khác giới (13%)
Quyền được chăm sóc SKSS (11.9%)
Không kết hôn sớm (11%)
Phòng tránh các bệnh lây theo đường tình dục và HIV/AIDS (8.6%)
-
Vẫn còn số ít ý kiến cho rằng có một vài chủ đề không cần thiết như: tình
bạn, tình bạn khác giới (18.4%) vì cho rằng: những vấn đề này quá rõ ràng, mỗi
người tự biết trong cuộc sống thực tế hoặc ở tuổi HS chưa cần quan tâm. Tâm lý
chủ quan này rơi chủ yếu vào HS lớp 10, tuy nhiên điều đáng mừng là chỉ có
một số ít ý kiến cho rằng “không cần thiết” như:
Không kết hôn sớm (3,6%)
Phòng tránh các bệnh lây theo đường tình dục và HIV/AIDS (1.6%)
Phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN (1%)
Quyền được chăm sóc SKSS (0.5%)
Như vậy, nhìn chung các em HS đã ý thức được tầm quan trọng, sự cần
thiết của việc được giáo dục các nội dung về SKSS, các em có nhu cầu được
biết, được giáo dục về vấn đề này.
Tình bạn là loại tình cảm gắn bó giữa hai hay một nhóm người vì hợp nhau
về tính tình, giống nhau về sở thích, có chung một quan niệm sống, lý tưởng,
ước mơ…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
3. Suồng sã, thiếu tế nhị
4. Trêu chọc, gán ghép lẫn nhau
5. Ghen ghét, nói xấu lẫn nhau hay đối xử thô bạo với nhau khi thấy bạn có
thêm người bạn khác giới
6. Giữ một “khoảng cách” nhất định, không quá thân mật gần gũi để bạn
hiểu lầm là tình yêu
7. Tôn trọng, hiểu nhau, quý nhau, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn
8. Cư xử lấp lửng, mập mờ, gây cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu đến
9. Tôn trọng các mối quan hệ bạn bè khác giới của nhau
Các em có cách nhìn nhận khá đúng đắn về tình bạn khác giới, đa số các
em lựa chọn đúng các cách ứng xử phù hợp trong tình bạn khác giới (Cách ứng
xử 1 - 2 - 6 - 7 - 9).
Vẫn còn một bộ phận HS (10.1%) cho rằng : “Đã là bạn bè thì cần gì phải
“lịch sự, đàng hoàng trong cách ăn mặc, nói năng, đi đứng”, như thế là kiểu
cách, không hoà đồng”. Tỷ lệ này theo các khối lớp lần lượt là:
Khối 12: 6.6% - Khối 11: 4.1% - Khối 10: 4.1%
Hay một số (4.9%) lại đồng ý: “trêu chọc, gán ghép lẫn nhau” là chuyện
bình thường trong tình bạn, kể cả tình bạn khác giới vì chẳng có gì xấu cả.
Tỷ lệ này theo các khối lớp lần lượt là:
Khối 12: 6.8% - Khối11: 5.5% - Khối 10: 18%
Giao lưu với bạn bè là nhu cầu không thể thiếu được ở lứa tuổi này. Tình bạn
động viên, nâng đỡ những ước mơ hoài bão giúp mỗi HS có thêm sức mạnh để thực
hiện được ước mơ hoài bão đó. Tuy nhiên, tình bạn lệch lạc cũng có thể dẫn đến
những hành động sai lầm: bao che điều xấu, đua đòi, bè phái, ăn chơi sa đoạ… giáo
dục SKSS cho HS trong nhà trường cần giúp các em hiểu rõ về điều này.
Tình yêu
Sự phát triển đột biến về sinh lý, đặc biệt sự phát triển của hoóc môn giới
tính tác động tới hoạt động tâm lý của VTN thúc đẩy những xúc cảm, những xao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
HS lựa chọn cả 5 đặc điểm trên chiếm tỷ lệ khá cao. Trong đó:
Đặc điểm của một tình yêu trong sáng, lành mạnh được HS lựa chọn nhiều
nhất là: “Chung thuỷ” (81.2% - TB 1). Ở đặc điểm này có ý kiến cho rằng: “Không
ai muốn tình cảm bị chia sẻ, vậy nên chung thuỷ trong tình yêu là điều tối cần thiết”
Chia sẻ, đồng cảm, giúp nhau cùng tiến bộ (79.5% - TB 2)
Các em hiểu rằng, khi 2 người cùng xây dựng tình yêu đẹp, họ thường chia
sẻ với nhau mọi điều, quan tâm đến nhau, mọi niềm vui cũng như mọi nỗi lo
toan. Điều này không chỉ mang lại hạnh phúc trong hiện tại mà còn giúp gắn bó
tình cảm lâu dài giữa hai người trong tương lai.
Tôn trọng người mình yêu, tôn trọng bản thân mình (77.7% - TB 3)
Mỗi con người đều có cá tính riêng, khi yêu người này cần tôn trọng cá tính
của người kia. Tôn trọng được thể hiện qua việc hiểu, thông cảm với các mối
quan hệ xã hội của người yêu vì không ai có thể sống với một người, các mối
quan hệ với cha mẹ, anh em, bạn bè, đồng nghiệp đều rất quan trọng. Hơn vậy,
trong tình yêu cần có sự hy sinh và sống vì người khác nhưng mỗi người cũng
có cũng có bản ngã riêng với cách suy nghĩ, nhìn nhận, cách phản ứng riêng
trong mỗi hoàn cảnh nên cũng cần phải sống đúng “là mình” để có thể thực sự
chân thành với người mình yêu và xây dựng tình yêu đẹp.
Tiếp theo là quan điểm: “Tình yêu không phải bao giờ cũng phải gắn liền
với lứa tuổi học trò” (70.9% - TB 4) và “không đòi hỏi tình dục trước hôn nhân”
(65.4% - TB 5)
Có 1 HS lớp 12 thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình: “Theo em, muốn có
cuộc sống tốt đẹp phải lập thân, lập nghiệp, không quan hệ TD trước hôn nhân”
T
Tình dục là biểu hiện cụ thể, mãnh liệt của sự hoà nhập không thể thiếu trong
tình yêu trọn vẹn ở những người trưởng thành. Quan hệ tình dục và tình yêu là
mối quan hệ mật thiết. Trên nền của tình yêu, tình dục không còn thuần tuý là một
bản năng mà được nâng lên tầm cao, được xử sự một cách có văn hoá. Song
không phải ai cũng có cách nhìn nhận đúng đắn như vậy nhất là lứa tuổi mới lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
12.9% cho rằng “tình dục chỉ là vấn đề sinh lý, bản năng”
11.3% đồng ý “tình dục chỉ đơn thuần là một sự thoả mãn đòi hỏi tự
nhiên”
Và có 28.5% còn lại nhận thức đúng đắn rằng: “Tình dục là biểu hiện của
sự hấp dẫn về thể xác và tình cảm giữa nam với nữ”.
Đa số các em hiểu nhìn nhận chưa đúng về vấn đề này. Nguyên nhân có thể
là do các em hiểu từ “bản năng” ở đây theo nghĩa sinh học nói chung mà chưa
phân biệt được “bản năng của con người” khác “bản năng của loài vật”. Cùng là
hành vi quan hệ tình dục nhưng ở con người ngoài khía cạnh sinh học còn có
khía cạnh xã hội, mang tính lý trí, thể hiện tình yêu, cảm xúc của cơ thể. Nếu
được xây dựng trên nền tảng của tình yêu, sự lôi cuốn mạnh mẽ về sinh lý có thể
sẽ dẫn đến một mối quan hệ hôn nhân bền chặt và hình thành một gia đình.
Các em còn ít tuổi, đang ngồi trên ghế nhà trường mà vấn đề tình dục lại là
một vấn đề hết sức nhạy cảm, tế nhị. Các thầy cô giáo thường né tránh chủ đề
này, ở các gia đình cũng vậy. Trong xã hội vẫn còn nhiều người chưa tán thành
giáo dục tình dục vì họ có những định kiến đã ăn sâu, bắt rễ từ lâu. Điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến nhận thức của lớp trẻ, thiếu sự định hướng dẫn đến tình
trạng lệch lạc, không đồng đều giữa các em về mặt nhận thức là điều dễ hiểu.
“Ý kiến của bạn đối với QHTD trước hôn nhân?”
Bảng 2.15: Nhận thức của HS về vấn đề QHTD trƣớc hôn nhân
Quan niệm K10 K11 K12 Chung
1. Không nên QHTD trước hôn nhân 65.6 69.9 74.3 69.9
2. Có thể QHTD ở lứa tuổi học trò miễn là không
để có thai
8.2 9.6 4.1 7.3
3. Có thể QHTD nếu sẽ lấy nhau 19.7 4.1 6.8 10.2
4. Đồng ý QHTD là một cách chứng tỏ tình yêu 6.6 11 8.1 8.6
5. QHTD được nếu cả 2 đồng ý 21.3 6.8 13.5 13.9
6. Chỉ nên QHTD khi đã thực sự trưởng thành 44.3 27.4 45.9 39.2
7. Không nên có quan hệ tình dục ở tuổi học trò 83.6 72.6 70.3 75.5
Kết quả nghiên cứu (bảng 2.15) cho thấy quan điểm của HS đối với vấn đề
quan hệ tình dục trước hôn nhân nhìn chung là nghiêm túc, đúng đắn, phù hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
2 23 42.5 40.5 35.3 39.3 38.4 32.4 36.7 37.7 19.2 27 28
3 9.8 32.9 66.2 36.3 50.8 41.1 18.9 36.9 39.3 26 14.9 26.7
4 13.1 21.9 47.3 27.4 41 46.6 29.7 39.1 45.9 31.5 23 33.5
5 8.2 31.5 29.7 23.1 63.9 38.4 40.5 47.6 27.9 30.1 29.7 29.2
6 18 15.1 24.3 19.1 49.2 45.2 45.9 46.8 32.8 39.7 29.7 34.1
7 19.7 19.2 5.4 14.8 27.9 35.6 43.2 35.6 52.5 45.2 51.4 49.7
8 4.9 20.5 18.9 14.8 14.8 20.5 24.3 19.9 80.3 58.9 56.8 65.3
9 18 23.3 17.6 19.6 32.8 35.6 40.5 36.3 49.2 41.1 41.9 44.1
10 0 31.5 44.6 25.4 6.6 21.9 12.2 13.6 93.4 46.6 43.2 61.1
11 0 27.4 31.1 19.5 3.3 16.4 14.9 11.5 96.7 56.2 54.1 69
12 0 9.6 14.9 8.2 1.6 17.8 10.8 10.1 98.4 72.6 74.3 81.8
13 0 9.6 0 3.2 0 16.4 21.6 12.7 100 74 78.4 84.1
Trung
bình
10.5 24.7 31.7 22.3 28.5 32.1 26.8 29.2 61 43.2 41.5 48.6
Ghi chú :
1. Triệt sản nữ
2. Tính vòng kinh
3. Bao cao su
4. Xuất tinh ngoài âm đạo
5. Vòng tránh thai
6. Viên thuốc tránh thai khẩn cấp
7. Thuốc tiêm tránh thai DMPA
8. Thuốc diệt tinh trùng
9. Thuốc cấy tránh thai
10. Màng ngăn âm đạo
11. Viên thuốc tránh thai đơn thuần
12. Triệt sản nam
13. Viên thuốc tránh thai kết hợp
Số HS biết sử dụng các biện pháp tránh thai chiếm 22.3%
Nhóm biện pháp tránh thai các em biết nhiều nhất là những biện pháp: triệt
sản nữ (42.8%), sử dụng bao cao su (36.3%), tính vòng kinh (35.3%).
Tỷ lệ HS biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai nhìn chung tương đối
thấp, thậm chí ở một số biện pháp còn rất thấp như: Viên thuốc tránh thai kết
hợp (3.2%), triệt sản nam (8.2%).
Số HS có nghe nói đến các biện pháp tránh thai chiếm tỷ lệ khá cao
(29.2%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
Tên các biện pháp
tránh thai
Dành cho ai Hiệu
quả
cao
Hiệu
quả
thấp
tránh BLTQĐTD
và HIV/AIDS
Nam Nữ
Cả
hai
Có Không
1. Bao cao su X X X
2. Thuốc tránh thai
uống hằng ngày
X X X
3. Vòng tránh thai X X X
4. Thuốc tiêm tránh
thai
X X X
5. Thuốc tránh thai
khẩn cấp
X X X
6. Xuất tinh ngoài
âm đạo
X X X
7. Tính vòng kinh X X X
Như vậy, nhận thức của HS về các biện pháp tránh thai còn mơ hồ và
không rõ ràng, mới dừng lại ở mức độ cảm tính. Giáo dục SKSS VTN trong nhà
trường cần hướng tới khắc phục điều này bởi:
Khi có nhận thức về các biện pháp tránh thai một cách đúng đắn sẽ giúp
cho các em HS biết cách giữ gìn SKSS cho bản thân, có biện pháp phòng ngừa
mang thai sớm, nạo phá thai… bằng cách sử dụng các biện pháp phòng ngừa
hiện đại, thích hợp. Đồng thời nhận thức này còn rèn luyện nếp sống văn hoá
cho các em, tránh lối sống buông thả trong tình yêu, biết bảo vệ hành vi tình dục
sinh sản của mình cho cuộc sống tương lai.
Đa số HS đều biết rằng nạo phá thai dù chỉ một lần cũng rất nguy hại cho
sức khoẻ, tinh thần và khả năng làm mẹ, nhưng khi được hỏi về hậu quả cụ thể
ra sao thì các em tỏ ra rất lúng túng, không biết về vấn đề này.
Bảng 2.19: Nhận thức của HS về hậu quả của vấn đề nạo phá thai ở tuổi vị
thành niên
Hậu
quả
Đúng Sai Không biết
K10 K11 K12 Chung K10 K11 K12 Chung K10 K11 K12 Chung
87
87
Đa số các em đều nhận thức được rằng: phụ nữ mang thai và sinh đẻ
trước tuổi 18 sẽ dẫn tới những hậu quả xấu (bảng 2.20):
Bảng 2.20: Nhận thức của HS về vấn đề mang thai sớm
Tình
trạng
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
K10 K11 K12 Chung K10 K11 K12 Chung K10 K11 K12 Chung
1 80.3 80.8 92 84.3 19.7 9.6 8.1 12.5 0 9.6 0 3.2
2 100 100 100 100 0 0 0 0 0 0 0 0
3 96.7 78.1 85 86.6 3.3 11 15 9.7 0 11 0 3.7
4 100 100 100 100 0 0 0 0 0 0 0 0
5 100 100 100 100 0 0 0 0 0 0 0 0
6 100 100 100 100 0 0 0 0 0 0 0 0
7 0 0 0 0 0 0 0 0 100 100 100 100
Ghi chú :
1. Con của các bà mẹ VTN thua kém cả về mặt thể chất và trí tuệ so với con
cái của bà mẹ đã trưởng thành
2. Người mẹ trẻ sẽ gặp rất nhiều những khó khăn về kinh tế, xã hội và tình cảm
3. Có thể sẽ bị gia đình và cộng đồng lên án
4. Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự tiếp tục phát triển về thể chất và tinh thần
5. Có thể dẫn tới nguy cơ biến chứng thai sản trầm trọng, thậm chí có thể tử vong
cả mẹ và con
6. Bỏ lỡ cơ hội học tập và lập nghiệp
7. Không ảnh hưởng gì
Với những hậu quả mà chúng tôi đưa ra trong câu hỏi trên thì:
- Những hậu quả: “Người mẹ trẻ sẽ gặp rất nhiều những khó khăn về
kinh tế, xã hội và tình cảm”, “Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự tiếp tục phát
triển về thể chất và tinh thần”, “Có thể dẫn tới nguy cơ biến chứng thai sản trầm
trọng, thậm chí có thể tử vong cả mẹ và con”, “Bỏ lỡ cơ hội học tập và lập
nghiệp” có tỷ lệ HS đồng tình tuyệt đối (100%).
- Tiếp theo là hậu quả: “Có thể sẽ bị gia đình và cộng đồng lên án” với
86.6% HS đồng ý.
91
91
“ Theo bạn, làm thế nào để phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình
dục?”
Biểu đồ 2.6: Nhận thức của HS về cách phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình
dục (Đơn vị:%)
29.5
95.9
83.6
27.921.3
100100
16.4
75.3
19.2
17.8
100
13.5
81.1
20.3
13.5
100100
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6
Cách phòng tránh
%
Khối 10
Khối 11
Khối 12
Ghi chú :
1. Nhạy cảm để nhận biết dấu hiệu lạm dụng qua lời nói, ánh mắt, những
cử chỉ của kẻ chủ ý để chủ động tránh xa
2. Cảnh giác với tất cả những người xung quanh
3. Có cách ứng xử kịp thời, quyết đoán để bảo vệ mình bằng cách từ chối,
tránh xa những đối tượng khả nghi, tự vệ khi bị lạm dụng
4. Cảnh giác với tất cả những người khác giới
5. Báo ngay cho người lớn như cha mẹ, thầy cô giáo, anh chị, những người
mình tin tưởng nhất để được giúp đỡ khi bị xâm hại
6. Giữ khoảng cách khi quan hệ với người khác giới
Qua kết quả bảng trên cho thấy số đông các em đã lựa chọn đúng biện
pháp để phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục có hiệu quả, đó là cách 1- 3 -
5 với tỷ lệ lựa chọn rất cao (lần lượt là 100% - 98.6% - 80%). Vẫn có ý kiến
cho rằng cần phải cảnh giác với tất cả những người khác giới (22.5%), giữ
khoảng cách khi quan hệ với người khác giới (19.8%), thậm chí cảnh giác với
tất cả những người xung quanh (17.5%). Xong bên cạnh đó trò chuyện thêm
92
92
với các em, chúng tôi còn nhận thấy số ít HS còn thiếu cảnh giác vì các
em cho rằng môi trường mình đang sống rất an toàn, thậm chí các em
không hề có ý nghĩ rằng đối tượng lạm dụng thường là người lớn đôi khi lại là
những người mà các em tin tưởng, quý mến. Cả 2 quan điểm trái ngược nhau
này đều không hiệu quả bởi muốn tránh và biết cách tự bảo vệ mình thì VTN
cần hiểu biết những biểu hiện, dấu hiệu ban đầu của sự lạm dụng tình dục và
khi cần thiết cần phải thông báo ngay cho người lớn, cha mẹ, thầy cô, anh chị,
những người tin tưởng để được giúp đỡ, hỗ trợ.
Về hôn nhân, tuổi kết hôn lần đầu đã được quy định tại Luật hôn nhân và
gia đình (18 tuổi đối với nữ; 20 tuổi đối với nam) do quốc hội thông qua từ
năm 1986. Luật đã được ban hành qua nhiều năm và việc kết hôn theo luật
định sẽ có tác động trực tiếp tời sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và chương trình
SKSS. Tiến hành khảo sát tìm hiểu nhận thức HS về SKSS VTN trong đó
chúng tôi có tìm hiểu nhận thức của các em về vấn đề này (bảng 2.22):
Bảng 2.22: Nhận thức của HS về vấn đề không kết hôn sớm
Quan
điểm
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
K10 K11 K12 Chung K10 K11 K12 Chung K10 K11 K12 Chung
1 90.2 100 100 96.7 9.8 0 0 3.3 0 0 0 0
2 96.7 98.6 100 98.4 3.3 1.4 0 1.6 0 0 0 0
3 95.1 98.6 100 97.9 4.9 1.4 0 2.1 0 0 0 0
4 85.2 97.3 95.9 92.8 14.8 2.7 4.1 7.2 0 0 0 0
5 90.2 95.9 97.3 94.5 9.8 4.1 2.7 5.5 0 0 0 0
6 93.4 98.6 98.6 96.9 6.6 1.4 1.4 3.1 0 0 0 0
7 93.4 100 98.6 97.3 6.6 0 1.4 2.7 0 0 0 0
8 90.2 100 100 96.7 9.8 0 0 3.3 0 0 0 0
Trung
bình
92.0 98.4 98.6 96.4 8.0 1.6 1.4 3.6 0 0 0 0
Ghi chú :
1. Luật hôn nhân và gia đình quy định tuổi kết hôn của nữ là 18 và nam là 20
2. Hôn nhân phải đặt nền tảng là tình yêu chân chính
95
95
Nguồn cung cấp thông tin chung về SKSS cho VTN
Biểu đồ 2.7: Nguồn cung cấp thông tin chung về SKSS cho VTN (%)
Kết quả điều tra (biểu đồ 2.7) cho thấy: Nguồn thông tin các em có được
chủ yếu nhất qua bạn bè (bạn bè cùng lớp, cùng trường, bạn bè chơi thân cùng
nơi ở) chiếm 80.8%. Bên cạnh đó, qua các phương tiện thông tin đại chúng
(70.2%), qua thầy cô giáo, các môn học nội ngoại khoá, các hoạt động trong
nhà trường (67.8%), đặc biệt để giải quyết các nhu cầu hiểu biết về SKSS
40.9% VTN phải tự tìm hiểu về nó.
Thông tin từ phía xã hội (Theo quan niệm của các em là từ phía các cơ
quan, đoàn thể xã hội như hội phụ nữ, cơ sở y tế,…) chỉ chiếm 38%.
Nguồn thông tin từ phía gia đình tuy cũng rất quan trọng nhưng chiếm tỷ
lệ không cao (32.7%). Qua trò chuyện với các em chúng tôi cũng được biết
đại đa số các em ở tại gia đình, được bố mẹ nuôi ăn học xong các bậc cha mẹ
quá bận tâm với công việc, không có thời gian, hầu hết các bậc cha mẹ đều rất
ngại ngùng, né tránh những vấn đề mà họ cho là “quá tế nhị” như giáo dục về
các biện pháp tránh thai hay các BLTQĐTD…
96
96
Như vậy, trong các lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội thì
nguồn thông tin HS thu nhận được từ phía nhà trường là chủ yếu nhất.
Nhìn chung giữa nhận thức và thực tế tiến hành công tác giáo dục SKSS
VTN của cán bộ, giáo viên còn có một khoảng cách khá lớn, việc thực hiện
các nội dung với hình thức biện pháp tiến hành còn mang tính đơn lẻ, rời rạc,
không thường xuyên mới chỉ góp phần nào trong việc giúp VTN có sự lựa
chọn phù hợp về tình bạn, tình yêu, hôn nhân, nâng cao kiến thức và hiểu biết
cho VTN về các thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi, có thái độ đúng đắn hơn khi
phải đối mặt với các vấn đề nhạy cảm của lứa tuổi VTN chứ chưa thực sự
hiệu quả. Bởi thế cho nên học sinh được cung cấp kiến thức một cách rời rạc,
thiếu tính hệ thống.
Nhận thức của HS trường THPT Than Uyên II còn nhiều bất cập. Tình bạn,
tình yêu, hôn nhân, hoạt động tình dục, mang thai, sinh con, BLTQĐTD… luôn là
những vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với VTN, nhưng do thiếu hiểu biết và quan
niệm có phần sai lệch về SKSS, VTN không lường trước được nhiều hậu quả,
chưa thực sự chủ động bảo vệ bản thân. Nhận thức của HS khối lớp 11,12 tốt hơn
khối lớp 10 ở hầu hết các nội dung SKSS VTN.
Thực trạng nhận thức còn hạn chế của HS về SKSS đặt ra nhiệm vụ quan
trọng, chủ đạo từ phía nhà trường trong công tác giáo dục SKSS cho các em
HS, công tác đó cần được lưu tâm và thực hiện thường xuyên, liên tục, có
trách nhiệm, phù hợp với lứa tuổi và thu hút được sự quan tâm tham gia của
các em. Bởi tập trung vào nhân tố con người và tố chất con người một cách
toàn diện, trong đó chuẩn bị ngay từ rất sớm việc giáo dục SKSS cho VTN là
sự đầu tư đúng đắn mang tính chiến lược lâu dài.
Kết quả khảo sát thực trạng trên đây kết hợp với các nghiên cứu lý luận về
giáo dục SKSS VTN sẽ là cơ sở vững chắc để có thể đề xuất các biện pháp khả
thi về giáo dục SKSS VTN ở trường THPT Than Uyên II có hiệu quả nhất.
98
98
hiệu quả thông qua con đường tổ chức hoạt động và giao lưu. Dạy học là
con đường cơ bản được tổ chức một cách có mục đích, kế hoạch, phù hợp với
đặc điểm tâm, sinh lý của HS nhằm đem lại cho các em những tri thức cơ bản
nhất.
- Xuất phát từ mục đích giáo dục phát triển toàn diện nhân cách con
người: đó là con người có sức khoẻ, có đạo đức, có tri thức, có trình độ
chuyên môn sâu, có năng lực học tập thường xuyên và học tập suốt đời, có ý
chí vươn lên trong cuộc sống học tập và lao động để trở thành người công dân
tốt, người cán bộ lao động tốt, người chiến sĩ tốt và là những thành viên tốt
của nhân loại, của cộng đồng quốc tế…
- Xuất phát từ cơ chế của việc hình thành hành vi và thói quen theo cơ
chế từ ngoài vào trong. Ở ngoài mang tính áp đặt, cưỡng chế, ở trong mang
tính tự nguyện, tự giác và có nhu cầu thực hiện. Cơ chế này được thực hiện
qua nhiều bước, qua nhiều giai đoạn và được lặp đi lặp lại nhiều lần, từ hình
thành ý thức cá nhân về các chuẩn mực xã hội đến hình thành niềm tin, tình
cảm tích cực đối với các chuẩn mực đó và thể hiện thành hành vi và thói quen
tương ứng.
3.2 Một số biện pháp đề xuất
Nhìn chung, trong những năm gần đây công tác GD SKSS VTN cho HS
trong nhà trường bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên bên
cạnh đó vẫn còn có những mặt hạn chế. Căn cứ vào nhu cầu của HS về GD
SKSS, căn cứ vào thực trạng khảo sát (cho thấy các em thực sự mong muốn
được giáo dục về các vấn đề SKSS phù hợp với lứa tuổi của mình), chúng tôi
mạnh dạn đề xuất một số biện pháp như sau:
SKSS VTN
Thông thường VTN phải đối diện với nhiều vướng mắc và lo lắng liên
quan đến các vấn đề SKSS hơn người lớn. Bởi vậy, công tác tư vấn cho VTN
cần phải cởi mở, linh hoạt, dễ hiểu, mang lại nhiều hiểu biết và kiến thức cho
các em.
100
100
văn bản pháp quy của nhà nước và các quy định của Bộ GD-ĐT, Sở GD-
ĐT về việc tổ chức triển khai công tác giáo dục SKSS VTN cho HS trong
nhà trường.
Mục đích của việc tăng cường giáo dục nhận thức về công tác giáo dục
SKSS VTN là làm sao cho các văn bản đó được thừa nhận về tính chân lý
khách quan, và về yêu cầu vì quyền lợi của HS, của thế hệ trẻ và toàn xã hội.
Trên cơ sở đó biến các văn bản, các quy định hiện hành thành những yếu tố
mang tính tự nguyện, tự giác, trách nhiệm cá nhân của đội ngũ giáo viên, cán
bộ quản lý giáo dục trong nhà trường.
Từ kết quả khảo sát ta thấy mức độ thực hiện cũng như sự quan tâm của
giáo viên, cán bộ quản lý đối với công tác giáo dục SKSS VTN cho HS nói
chung còn hạn chế do nhiều yếu tố. Chính vì lẽ đó, tăng cường giáo dục nhận
thức đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý là biện pháp cần thiết.
Để đảm bảo việc thực hiện biện pháp này thành công, đòi hỏi phải có sự
quan tâm từ các cấp lãnh đạo, BGH nhà trường và cần có nguồn kinh phí hợp
lý để đảm bảo cho chương trình này thực hiện mang lại hiệu quả.
SKSS VTN cho HS THPT
Giáo dục SKSS VTN giúp HS có một quan điểm tích cực về tình dục,
đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để vị thành niên có được thái độ
và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình.
Các chương trình giáo dục SKSS cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình
và xã hội.
Huy động rộng rãi các lực lượng tham gia vào công tác giáo dục SKSS
VTN sẽ tạo được thế mạnh là được sự tham gia của nhiều người, tạo được dư
luận xã hội và sự chú ý của cộng đồng, đồng thời tận dụng được các nguồn
lực từ các chương trình khác. Nhờ đó sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp chung và
đạt hiệu quả tốt hơn trong việc thực hiện giáo dục SKSS VTN cho HS trong
nhà trường. Các lực lượng tham gia vào việc giáo dục SKSS VTN cho HS
THPT là:
104
104
SKSS VTN nói riêng. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của gia đình, cộng
đồng, xã hội về chăm sóc SKSS VTN là vô cùng quan trọng và cần
thiết.
Từ thực tiễn cho thấy chỉ trang bị các kiến thức và kĩ năng cho VTN và
thanh niên là chưa đủ. Các em rất cần sự quan tâm chia sẻ từ mỗi thành viên
trong gia đình, nhà trường cộng đồng và xã hội.
3.3 Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Trong khuôn khổ về mặt thời gian cũng như do những yếu tố chủ quan
và khách quan chi phối không có điều kiện để thử nghiệm hay thực nghiệm
các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã chọn phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
để thăm dò ý kiến đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất đối với cán bộ, giáo viên trong trường. Đây là những ý kiến đánh giá
khách quan và có giá trị nhất định.
Quá trình khảo sát lấy ý kiến chuyên gia được tiến hành như sau:
Với 8 biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra trên 2
nội dung:
- Điều tra về mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục SKSS VTN
theo 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.
- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp giáo dục SKSS VTN theo 3
mức độ: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.
Chúng tôi tiến hành điều tra trên 35 cán bộ giáo viên trường THPT Than
Uyên 2 - Lai Châu.
Sau đây là bảng kết quả đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp mà chúng tôi đưa ra:
105
105
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp giáo dục đã nêu (X : 1-3)
BP
Mức độ cần thiết Tính khả thi
A B C
X
TB
A’ B’ C’
X
TB
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1 27 77.1 8 22.9 0 0 2.77 4 28 80.0 7 20.0 0 0 2.80 4
2 17 48.6 18 51.4 0 0 2.49 7 14 40.0 21 60.0 0 0 2.40 7
3 31 88.6 4 11.4 0 0 2.89 2 32 91.4 3 8.6 0 0 2.91 1
4 34 97.1 1 2.90 0 0 2.97 1 31 88.6 4 11.4 0 0 2.89 2
5 30 85.7 5 14.3 0 0 2.86 3 28 80.0 7 20.0 0 0 2.80 4
6 25 71.4 10 28.6 0 0 2.71 5 25 71.4 10 28.6 0 0 2.71 5
7 21 60.0 14 40.0 0 0 2.60 6 21 60.0 13 37.1 0 0 2.54 6
8 27 77.1 8 22.9 0 0 2.77 4 27 77.1 9 25.7 0 0 2.83 3
A: Rất cần thiết B: Cần thiết C: Không cần thiết
A’: Rất khả thi B’: Khả thi C’: Không khả thi
Ghi chú:
1. Thành lập các trung tâm tư vấn học đường góp phần giáo dục SKSS VTN
2. Tăng cường giáo dục nhận thức về công tác giáo dục SKSS VTN cho
HS THPT đối với cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý các ngành, các cấp
có liên quan
3. Tổ chức, phối hợp, huy động các lực lượng tham gia giáo dục SKSS
VTN cho HS THPT
4. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có chuyên môn sâu
về SKSS VTN
5. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chăm sóc sức khỏe VTN
trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng
6. Tăng cường công tác giáo dục kĩ năng sống cho VTN và thanh niên
7. Xây dựng các mô hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản thân thiện hơn với
thanh niên và VTN
8. Nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội về chăm sóc SKSS
VTN
111
111
HS phù hợp với tình hình thực tế, có kế hoạch thực hiện kiểm tra, giám
sát và đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục SKSS.
2.2 Quán triệt mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục SKSS trong
nhà trường. Xây dựng được kế hoạch tổng thể thực hiện hoạt động của nhà
trường mang tính khả thi. Đưa nội dung giáo dục SKSS VTN vào nhiệm vụ
năm học, vào kế hoạch hoạt động giáo dục hàng năm của nhà trường. Tiếp tục
lồng ghép, tích hợp nội dung SKSS qua các môn học, tăng cường giáo dục kĩ
năng sống cho VTN, tăng cường công tác quản lý HS, đảm bảo nhân lực, tài
liệu, phương tiện và kinh phí tối thiểu phục vụ các hoạt động dạy học và giáo
dục SKSS VTN trong nhà trường.
2.3 Trường cử giáo viên tham dự các khoá đào tạo chuyên sâu về
chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy nội dung SKSS VTN và để họ tập huấn cho
các giáo viên khác. Tạo điều kiện để giáo viên tham dự các hội thảo, các lớp bồi
dưỡng, các buổi nói chuyện chuyên đề của ngành giáo dục về công tác giáo dục
SKSS. Tổ chức thường xuyên và duy trì các hoạt động dự giờ, thăm lớp, thảo
luận chuyên đề về giáo dục SKSS VTN, giúp GV nâng cao khả năng sư
phạm, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục SKSS cho HS.
2.4 Tổ chức giáo dục SKSS VTN cho HS THPT với sự tham gia đồng
bộ các yếu tố trong môi trường giáo dục, trong đó nhà trường đóng vai trò
trung tâm, là cầu nối phối hợp các hoạt động của gia đình và xã hội, tất cả với
mục tiêu chung là tăng cường hiệu quả giáo dục SKSS cho HS. Phối hợp và
huy động rộng rãi các lực lượng tham gia vào công tác giáo dục SKSS VTN
Cho HS trong nhà trường. Xây dựng, duy trì mối quan hệ hợp tác, gắn bó giữa
nhà trường với chính quyền, các cơ quan chức năng ở địa phương, cán bộ dân
số, các chuyên gia y tế, các cán bộ tâm lý giáo dục nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về
chuyên môn, về kinh phí cũng như về việc xây dựng các mô hình chăm sóc
SKSS thân thiện hơn với thanh niên và VTN.
112
112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo dục THPT (2005),
, Hà Nội.
2. BS Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên), Hoàng Văn Cường, Đinh Thị
Hồng Minh (2007),
, NXB ĐHSP, Hà Nội
3. BS. Đỗ Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Thắng (Chủ biên), Chu Quốc Ân
(2004),
, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
4. BS. Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên), Nguyễn Đình Cử, Bùi Phương
Nga (2005),
, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
5. BS. Nguyễn Linh Khiếu (Chủ biên), Lê Ngọc Lân, Nguyễn Phương
Thảo (2003), , NXB
Khoa học xã hội.
6. Đăng Khoa (Thứ 5- 25/10/2007), “Báo động hiểu biết sức khoẻ sinh
sản ở học sinh THPT: Trẻ con được sinh ra từ... nách!”, (số
298), Tr. 1-4.
7. Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả (1998), , SKSS
và đời sống gia đình, Ban Giáo dục DS/KHHGĐ- Bộ giáo dục và Đào tạo.
8. Đặng Xuân Hoài (1993), , Trung
tâm giáo dục dân số sức khoẻ, môi trường TW Đoàn thanh niên.
9. Đào Xuân Dũng (2002),
, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
10. Hề Hoa (2004), , NXB
Thanh Niên, Hà Nội.
11. Hoàng Bá Thịnh (Chủ biên) (1999),
, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. .org.vn
113
113
13. .net
14. .org.vn
15. .org.vn
16. Http:// .com.vn
17. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1997),
, NXB Giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Đại Thắng, Bùi Loan Thuỳ (2007),
, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
19. Nguyễn Hữu Dũng (1998), , NXB Giáo dục.
20. Nguyễn Ngọc Bích (1998), , NXB Giáo dục,
Hà Nội.
21. Nguyễn Quang Mai (Chủ biên), Đào Xuân Dũng, Trần Thị Loan
(2003), , NXB Phụ nữ, Hà Nội.
22. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1997), ,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Văn Lê (1997), , NXB
ĐHQG, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2007),
, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Lê (1998), , ĐHSP Hà Nội.
26. Nhị Hà (2007), , NXB Phụ Nữ, Hà Nội.
27. Tạ Thuý Lan (2001), ,
NXB ĐHQG, Hà Nội.
28. ThS Lê Thị Hồng An (2004),
, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
29. ThS Lê Thị Hồng An ( 2004),
, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
30. Tôn Vân Hiểu, Trương Dẫn Mặc (8/2007),
, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
114
114
31. Trần Văn Miều (2006),
, NXB Thanh Niên, Hà
Nội.
32. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (1998), Dự thảo chiến lược
phát triển thanh niên Việt Nam đến 2020.
33. Trường cán bộ phụ nữ trung ương (2004),
, Hà Nội.
34. TS Nguyễn Thanh Bình - chủ biên (2001),
, NXB Giáo dục, Hà Nội.
36. TS Nguyễn Thị Mùi - PGS.TS Trần Quốc Thành (2004),
( Sách viết trong khuôn khổ dự án VIE
01/P11- Bộ giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.
37. TS Nguyễn Thị Mùi (2005),
, sách viết cho UBDS GĐ và TE
Việt Nam, Hà Nội.
38. Uỷ Ban DS/KHHGĐ (1999),
39. Viện chiến lược và chương trình giáo dục- Bộ Giáo dục và Đào
tạo (2007), (Tài liệu tập huấn
giáo viên các trường phổ thông), Hà Nội.
40. Viện chiến lược và chương trình giáo dục- Bộ Giáo dục và Đào
tạo (2007),
(Tài liệu tập huấn giáo viên các trường phổ thông), Hà Nội.
117
117
Câu 6: Theo thầy (cô), mức độ tác động của các lực lượng giáo dục dưới đây
trong việc nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của HS về các vấn đề
SKSS VTN như thế nào?
Lực lượng giáo dục
Ý kiến
Có tác
dụng tốt
Ít tác
dụng
Không
có tác
dụng
1. Cha, mẹ
2. Những người thân khác trong gia đình
3. Thầy, cô giáo
4. Bạn bè cùng trang lứa
5. Cán bộ Đoàn thanh niên
6. Cán bộ dân số, y tế
7. Sách, báo, tài liệu…
8. Đài phát thanh, truyền hình
9. Qua tự tìm hiểu của bản thân VTN
Câu 7: Thầy (cô) đã tiến hành những nội dung giáo dục sau cho HS ở mức độ nào?
Nội dung
Ý kiến
Thường
xuyên
Đôi khi
Không bao
giờ
1. Tình bạn, tình bạn khác giới
2. Tình yêu, tình dục
3. Phòng tránh mang thai, nạo phá thai
ở tuổi VTN
4. Phòng tránh các bệnh lây theo
đường tình dục và HIV/AIDS
5. Phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình
dục VTN
6. Không kết hôn sớm
7. Quyền được chăm sóc SKSS
Câu 8: Thầy (cô) đã tiến hành giáo dục SKSS VTN cho HS thông qua các
hình thức sau như thế nào?
Hình thức
Ý kiến
Thường
xuyên
Đôi khi
Không bao
giờ
1. Dạy học
2. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp
3. Tư vấn học đường
4. Hoạt động ngoại khóa theo môn học
119
119
Tư vấn cho học sinh
Trở thành một môn học chính thức
Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có chuyên môn để vừa làm công tác
giảng dạy vừa tư vấn cho học sinh, phụ huynh học sinh
Tăng cường sự tham gia của các tổ chức giáo dục khác trong và ngoài nhà
trường.
Có sự ủng hộ của dư luận xã hội
Có sự tham gia phối hợp giữa các lực lượng giáo dục
Tài liệu được cập nhật đầy đủ
Cung cấp đủ phương tiện dạy học
Có nguồn kinh phí hỗ trợ, có ngân sách thích đáng cho công tác GD SKSS
VTN
Cải tiến phương pháp, cách tiếp cận
Có quỹ thời gian phù hợp
Hoàn thiện nội dung dạy học
Tăng cường quản lý văn hoá phẩm
Các biện pháp khác: ..................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Câu 13: Đánh giá của cá nhân thầy (cô) về hiệu quả công tác giáo dục SKSS
VTN cho HS trong nhà trường ta hiện nay?
Hiệu quả cao
Đã có hiệu quả
Chưa thực sự hiệu quả
Câu 14: Theo thầy (cô) có những khó khăn nào làm hạn chế hiệu quả của
công tác giáo dục SKSS VTN cho HS trong nhà trường? (đánh số thứ tự theo
mức quan trọng từ 1 đến 10)
Thiếu phương tiện
Thiếu tài liệu
Thiếu giáo viên nhiệt tình
Thiếu giáo viên có chuyên môn sâu
Hạn chế về mặt thời gian do chưa phải là môn học chính
Học sinh chưa chú ý học hỏi, tìm hiểu
Học sinh còn rụt rè, ngại khi nhắc đến vấn đề này
Chưa biết cách tư vấn
GD SKSS VTN là một nội dung mới
Phương pháp và cách thức tổ chức chưa phù hợp
Các khó khăn khác:...................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
121
121
Câu 2: Ý kiến đề xuất của cá nhân thầy (cô) nhằm nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục SKSS cho HS trong nhà trường?
- Đối với lãnh đạo nhà trường:...................................................................
- Đối với giáo viên: ..................................................................................
................................................................................................................
- Đối với cá nhân học sinh:........................................................................
................................................................................................................
125
125
biết
1. Mắc bệnh phụ khoa
2. Suy nhược cơ thể
3. Vỡ dạ con
4. Mắc chứng vô sinh
5. Băng huyết
6. Dẫn đến tử vong
7. Viêm nhiễm đường sinh sản
8. Viêm tử cung
9. Thủng tử cung
10. Nhiễm HIV/AIDS
Câu 11: Theo bạn, phụ nữ mang thai và sinh đẻ trước tuổi 18 sẽ dẫn tới tình
trạng nào dưới đây?
Tình trạng
Ý kiến
Đồng ý
Phân
vân
Không
đồng ý
1. Con của các bà mẹ VTN thua kém cả về mặt
thể chất và trí tuệ so với con cái của bà mẹ đã
trưởng thành
2. Người mẹ trẻ sẽ gặp rất nhiều những khó
khăn về kinh tế, xã hội và tình cảm
3. Có thể sẽ bị gia đình và cộng đồng lên án
4. Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự tiếp tục
phát triển về thể chất và tinh thần
5. Có thể dẫn tới nguy cơ biến chứng thai sản trầm
trọng, thậm chí có thể tử vong cả mẹ và con
6. Bỏ lỡ cơ hội học tập và lập nghiệp
7. Không ảnh hưởng gì
Câu 12: Bạn hãy kể tên các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bạn biết?
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Bạn có biết triệu chứng, tác hại, cơ chế lây lan của các bệnh đó không?
Có Không
Câu 13: Bạn hãy đánh dấu vào cột mà bạn cho là đúng?
Tên các biện pháp
tránh thai
Dành cho ai
Hiệu
quả
cao
Hiệu
quả
thấp
Khả năng
phòng tránh
BLTQĐTD và
HIV/AIDS
Nam Nữ Cả Có Không
126
126
hai
1. Bao cao su
2. Thuốc tránh thai
uống hằng ngày
3. Vòng tránh thai
4. Thuốc tiêm tránh thai
5. Thuốc tránh thai
khẩn cấp
6. Xuất tinh ngoài
âm đạo
7. Tính vòng kinh
Câu 14: Hậu quả khi VTN bị xâm hại và lạm dụng tình dục? (Chọn phương
án trả lời mà bạn cho là đúng nhất)
Mắc nhiều bệnh LTQĐTD
Mang thai ở tuổi VTN
Bị tổn thương về thể chất và tinh thần
Không nhận được sự tôn trọng trong xã hội khi trở thành vợ, thành mẹ
Tất cả các hậu quả trên
Câu 15: Theo bạn để phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN cần:
(Đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến của bạn - Có thể lựa chọn nhiều
phương án)
Nhạy cảm để nhận biết dấu hiệu lạm dụng qua lời nói, ánh mắt, những cử chỉ
của kẻ chủ ý để chủ động tránh xa
Cảnh giác với tất cả những người xung quanh
Có cách ứng xử kịp thời, quyết đoán để bảo vệ mình bằng cách từ chối, tránh
xa những đối tượng khả nghi, tự vệ khi bị lạm dụng
Cảnh giác với tất cả những người khác giới
Báo ngay cho người lớn như cha mẹ, thầy cô giáo, anh chị, những người mình
tin tưởng nhất để được giúp đỡ khi bị xâm hại
Câu 16 Ý kiến của bạn về các quan điểm sau đây:
Quan điểm
Ý kiến
Đồng ý
Phân
vân
Không
đồng ý
1. Luật hôn nhân và gia đình quy định tuổi kết
hôn của nữ là 18 và nam là 20
2. Hôn nhân phải đặt nền tảng là tình yêu chân chính
3. Hôn nhân không phải do sự sắp đặt của cha
mẹ, người lớn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc2.pdf