Luận văn Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân

BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG VĂN XUÔI TRIỀU ÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, lớp nhà văn là người dân tộc thiểu số đã xuất hiện và trưởng thành với nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực cuộc sống ở vùng quê của họ. Một trong các tác giả tiêu biểu đó là nhà văn Triều Ân. Ông là một trong mười sáu nhà văn dân tộc thiểu số đầu tiên có mặt trong cuốn Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb Văn hóa dân tộc – 1988). Gần 50 năm cầm bút, sáng tác và nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào Triều Ân cũng có những tác phẩm để lại dấu ấn rõ nét trong đời sống văn học và văn hóa dân tộc ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. Ông bắt đầu con đường văn học của mình bằng thơ và đoạt giải nhì cuộc thi thơ 1960 – 1961 do Tạp chí Văn nghệ tổ chức với bài thơ Quê ta anh biết chăng?. Bên cạnh thơ, Triều Ân còn viết văn xuôi. Truyện ngắn Bên bờ suối tiên của ông đã được giải nhì cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc (1962). Đến nay, ngoài 8 tập thơ tiếng Việt và 1 tập thơ tiếng Tày, Triều Ân đã xuất bản năm tập truyện ngắn: Tiếng hát rừng xa (Nxb Văn học – H.1969), Tiếng khèn A Pá (Nxb Tác phẩm mới – H.1980), Như cánh chim trời (Nxb Kim Đồng – 1982), Đường qua đèo mây (Nxb Văn nghệ Cao Bằng – 1988) và Xứ sương mù (Nxb Văn học – H.2000). Vào thập niên chín mươi của thế kỉ XX, Triều Ân lại tìm đến thể loại tiểu thuyết, và chỉ trong vòng mười năm ông đã cho ra mắt ba cuốn tiểu thuyết: Nắng vàng bản Dao (1992), Nơi ấy biên thùy (1994), Dặm ngàn rong ruổi (2000). Những sáng tác tiêu biểu của ông đã được tập hợp trong cuốn Tuyển tập thơ văn Triều Ân (Nxb Văn học – H.2006). Với những hoạt động sáng tạo và nghiên cứu văn học phong phú trên nhiều phương diện, có thể nói Triều Ân là một trí thức, một nhà nghiên cứu, một văn nghệ sỹ tiêu biểu của văn học hiện đại các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Trong quá trình nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã quan tâm đến mảng văn học dân tộc và miền núi. Song các nhà nghiên cứu, phê bình văn học chủ yếu tập trung vào sáng tác của những nhà văn người Kinh mà tên tuổi đã nổi tiếng, quen thuộc trong đời sống văn học viết về đề tài miền núi. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ các nhà văn người dân tộc thiểu số với những thành tựu và cống hiến xứng đáng cho nền văn học nước nhà, đặc biệt với văn học thiểu số, lại ít được nghiên cứu, giới thiệu rộng rãi. Do vậy việc tìm hiểu nghiên cứu về văn học miền núi, nhất là với những sáng tác do chính các tác giả người miền núi viết trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc gia và quốc tế hiện nay là việc làm có ý nghĩa cấp thiết. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài: Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài . 1 2. Lịch sử vấn đề . 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu: . 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 5 4. Mục đích nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu . 5 6. Cấu trúc luận văn . 6 PHẦN NỘI DUNG 7 Chương 1: VÀI NÉT VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TRIỀU ÂN 7 1.1. Bản sắc văn hóa dân tộc 7 1.1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam 7 1.1.2. Đặc điểm văn hóa dân tộc (Tày, Dao) . 10 1.2. Sáng tác của Triều Ân trong dòng chảy của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại . 22 1.2.1. Đôi nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại 22 1.2.2. Sáng tác của Triều Ân . 23 Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG VĂN XUÔI TRIỀU ÂN . 34 2.1. Phương diện phong tục tập quán 34 2.1.1. Văn hoá Tày, Dao qua lễ hội, chợ phiên . 35 2.1.2. Văn hóa Tày, Dao qua hôn nhân . 39 2.1.3. Tập quán sinh nở và lễ đầy tháng tuổi của đồng bào Tày, Dao . 44 2.1.4. Văn hoá Tày, Dao trong tổ chức đời sống cộng đồng 47 2.2. Phương diện nghề thủ công và trang phục 54 2.2.1. Nghề thủ công . 54 2.2.2. Vẻ đẹp trang phục . 58 2.3. Văn hóa Tày, Dao qua y học dân tộc . 63 2.4. Dấu ấn văn hóa Tày, Dao ở phương diện đời sống văn nghệ, tín ngưỡng và tâm hồn . 70 2.4.1. Đời sống văn nghệ 70 2.4.2. Đời sống tín ngưỡng . 80 2.4.3. Đời sống tâm hồn 80 Chương 3: MỘT SỐ PHưƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG VĂN XUÔI TRIỀU ÂN 85 3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện . 85 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 97 3.2.1. Đặc tả ngoại hình nhân vật . 97 3.2.2. Xây đựng nhân vật đa diện 101 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ 106 3.3.1. Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn miền núi . 107 3.3.2. Ngôn ngữ đậm chất thơ . 111 PHẦN KẾT LUẬN 115

pdf128 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu đời đẹp đẽ với Triển, người cùng bản nhưng không được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 bình yên bởi sự ép buộc phải lấy Tháo con nhà giàu. Sống trong nhà giàu với danh nghĩa con dâu nhưng thực chất lại như tôi tớ, chịu đựng sự dày vò, đánh đập ở nhà chồng. Niêm luôn nuôi hi vọng và chờ đợi Triển kiếm đủ tiền về chuộc cô ra khỏi nhà giàu. Cuối cùng cô cũng được sống trong tình yêu, hạnh phúc với người yêu đầu đời, trong một cơ ngơi khang trang, bề thế của nhà chồng đầu tiên để lại. Bởi Tháo đã ra giá chuộc Niêm với Triển là hai chỉ vàng. Thời hạn chuộc người chưa đến thì Tháo đã bỏ mạng ở bãi vàng Ma nu. Triển đàng hoàng đến với Niêm bằng một đám cưới theo phong tục. Ở Dặm ngàn rong ruổi nhà văn dẫn dắt người đọc vào bao tình tiết phức tạp, với bao số phận nhân vật bất hạnh nhưng cuối cùng cũng đều tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc của cuộc đời, còn những kẻ đã gây điều ác cũng tự chuốc lấy tai ương. Đó là hạnh phúc của Phón và sự trả giá của Lìn. Lìn sau bao tội lỗi gây ra cuối cùng tự chuốc lấy một kết cục bi thảm là phát điên phát dại và nhảy xuống sông tự vẫn. Bà Lơ sau những biến cố dữ dội của cuộc đời từ thời trẻ tới lúc về già đã được sống trong an nhàn, thanh thản bởi các con rất ngoan ngoãn, yên bề gia thất. Bản thân bà đã gặp lại và tha thứ cho người chồng bội bạc đầu tiên. Với ông Thuần, sau bao cuộc tình duyên đầy đau khổ và lỡ dở, cuối cùng đã tìm thấy tình yêu, hạnh phúc thực sự với Lưu, cô gái trẻ trung, xinh đẹp được ông cứu chữa khỏi bệnh hắc lào tự nguyện dâng hiến tình yêu cho ông. Còn Dưỡng từ chỗ sống đơn độc, thiếu thốn, đã tìm được mẹ cha, có được cuộc sống vật chất đủ đầy, lại còn có được tình yêu và hạnh phúc với Hoàn, cô gái dân tộc Dao … Với kiểu cốt truyện kết thúc có hậu này, một mặt nhà văn tiếp thu, kế thừa cốt truyện của văn học dân gian để làm nổi bật quan niệm “Ở hiền gặp lành” của truyền thống. Mặt khác, với sự kế thừa có phát huy tính sáng tạo để phù hợp với thời đại, Triều Ân đã làm nổi rõ bản chất, tính cách của con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 người miền núi. Bản tính vốn có của con người miền núi là hiền lành, lương thiện, giàu lòng vị tha, chuộng điều nhân nghĩa. Với những con người độc ác, vô lương sẽ phải chuốc lấy tai họa, phù hợp tư tưởng “Ác giả ác báo”. Kết cục cuộc đời của những con người này là tiếng chuông cảnh tỉnh những người khác hãy biết sống sao cho đúng, cho hợp đạo lý để cộng đồng, xã hội tốt đẹp hơn. 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhân vật là linh hồn của tác phẩm. Nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học … là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống” [28, tr.235]. Nhân vật văn học được nhà văn tái tạo, hư cấu, nhào nặn theo ý đồ sáng tạo của mình. Nhà văn sử dụng nhân vật như một phương tiện quan trọng để khái quát hiện thực, khái quát những quy luật về cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ao ước và kỳ vọng về con người. Nhân vật là một trong những phương diện đặc sắc thể hiện phong cách nghệ thuật, đánh dấu sự trưởng thành của nhà văn trong quá trình sáng tác. Để thai nghén nên những đứa con tinh thần có sức sống lâu bền trong lòng độc giả, mỗi nhà văn đều có ý thức tìm tòi những biện pháp, cách thức xây dựng nhân vật riêng độc đáo. Là nhà văn dân tộc thiểu số, sống gắn bó với quê hương, con người miền núi nên nghệ thuật xây dựng nhân vật của Triều Ân ít nhiều có sự thể hiện những sáng tạo riêng, mang đậm phong cách con người miền núi. Qua khảo sát các tác phẩm đã lựa chọn, chúng tôi nhận thấy, nghệ thuật xây dựng nhân vật của Triều Ân có những nét nổi bật sau: 3.2.1. Đặc tả ngoại hình nhân vật Khi xây dựng nhân vật, mỗi nhà văn đều chú ý đặc tả ngoại hình nhân vật. Chúng ta đã từng có ấn tượng với ngoại hình các nhân vật Chí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 Phèo, Thị Nở trong văn của Nam Cao hay nhân vật Pao, Seo Say, Lử … của Ma Văn Kháng. Việc đặc tả ngoại hình nhân vật chẳng những tạo ấn tượng, sức sống lâu bền cho tác phẩm mà còn phần nào ghi nhận dấu ấn dân tộc của từng vùng, miền. Vì thế, trong văn xuôi, Triều Ân cũng đã rất chú ý đặc tả ngoại hình nhân vật. Hình ảnh con người miền núi bước vào các trang văn luôn có những nét độc đáo, đặc sắc. Độc giả mọi miền hẳn không thể quên một cô Mị xinh đẹp, một anh A Phủ khỏe mạnh trong văn Tô Hoài. Đọc văn xuôi Triều Ân chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh những con người miền núi khỏe mạnh, đáng yêu ngay từ dáng vẻ bề ngoài. Đó là Piao, chàng thanh niên dân tộc Dao trong Nắng vàng bản Dao có vẻ đẹp lồng lộng “như trai thuồng luồng” [12, tr.342] trong câu chuyện huyền thoại của dân tộc. Với “đôi mắt xếch” và “cái dáng oai vệ có sức khỏe của các chàng trai phường săn ở núi cao” [7, tr.339] để mỗi khi đi chợ phiên “chị em Dao cứ nhìn anh như phục, như mến” [12, tr.399]. Vẻ đẹp của các cô gái dân tộc Dao cũng được Triều Ân khắc họa đậm nét trong Dặm ngàn rong ruổi. Đó là Phón với “dáng người tầm thước, đậm đà như cha, nét mày như hai lá trúc xuôi về cuối mắt như mẹ; trông người phúc hậu” [17, tr.588]. Dáng dấp đó của Phón gợi lên sự khỏe mạnh, phúc hậu của con người miền núi. Với trái tim của người nghệ sỹ và cách cảm thụ cái đẹp bằng con mắt của người đang yêu, Triều Ân đã vẽ nên một bức chân dung hoàn hảo về thiếu nữ dân tộc Dao qua nhân vật Hoàn: “Đầu em đội tấm “xì miên” của dân tộc Dao. Hai má trái xoan. Hai con mắt mở to đang nhìn anh đắm đuối mà miệng thì cười chúm chím. Dưới ánh đèn hai làn môi đỏ chót. Hàm răng trắng … Cổ Hoàn cao, quấn mấy vòng cườm”. Ngần ấy nét đẹp phô diễn ra khiến người ngắm nhìn cô phải cất lời trầm trồ “Ôi đẹp quá! Hoàn ơi. Ở bản xa núi cao này mà có người đẹp thế này chăng?” [17, tr.792]. Bổ sung để hoàn thiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 hơn những bức chân dung đẹp về con người miền núi trong văn xuôi của Triều Ân còn là nét đẹp hấp dẫn, gợi cảm của các thiếu nữ dân tộc Tày: “Gái Pò Tấu có dáng người thon thả, nước da trắng hồng …Trông ai cũng như con ve niếng” [17, tr.680]. Những bức chân dung con người miền núi do triều Ân tạc dựng sẽ càng làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên, tươi mát như núi rừng của con người vùng cao. Điểm đáng nói ở đây là khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Triều Ân thường dùng các chi tiết gợi tả, so sánh gần gũi với thiên nhiên và đời sống của người miền núi. Điều đó tạo nên sự tự nhiên, mộc mạc, mang hơi thở của núi rừng và phù hợp với cách nhìn của con người miền núi. Bằng việc đặc tả ngoại hình nhân vật với những nét đẹp của hình thể, nhà văn muốn giới thiệu với đông đảo bạn đọc gần xa hiểu hơn, mến yêu con người miền núi hơn; đặc biệt là có cái nhìn thiện cảm, gần gũi hơn đối với họ. Cách xây dựng ngoại hình nhân vật truyền thống thường là nhân vật tích cực có dung mạo đẹp đẽ còn nhân vật tiêu cực thường có vẻ bề ngoài xấu xí. Ở trên chúng ta vừa ghi nhận và khẳng định ngòi bút Triều Ân đã khá thành công trong việc đặc tả vẻ đẹp ngoại hình của con người miền núi. Bên cạnh đó, trong các tác phẩm của ông cũng không thiếu những nhân vật với ngoại hình khó ưa. Và khi miêu tả loại hình nhân vật này, tác giả cũng thường dùng chi tiết, hình ảnh gần gũi, quen thuộc với người miền núi để miêu tả. Trong truyện ngắn Bạn cùng lứa, nhà văn xây dựng mối quan hệ giữa ba người bạn học thời phổ thông xoay quanh tình huống nhặt và nuôi một hài nhi của hộ lí Hồng Lê. Cắm Và là một trong ba người bạn đó. Bản chất của một người buôn bán, chỉ biết tiền của, lại sống cô độc của Cắm Và đã lồ lộ qua những chi tiết về ngoại hình: “ Người đàn bà to béo, đẫy đà”, “mặt bự đầy son phấn”, “đôi lông mày kẻ chỉ trên diện mạo Cắm Và rướn lên cong vút như cái bẫy. Đôi mắt một mí trông cô đơn. Hai làn môi tô son Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 đỏ chót như đít chim chào mào” [10, tr.64, 65]. Khi đọc đến những câu văn này, người đọc dễ liên tưởng đến hình ảnh nhân vật Tú Bà trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Sự liên tưởng đó quả phù hợp bởi việc làm của Cắm Và hiện giờ cũng “Mở một ngôi hàng nước nho nhỏ che mắt thiên hạ. Bên trong ta kiếm chác thêm. Tô son trát phấn vào, khách ăn hàng tấp nập. Tha hồ tiền tiêu” [10, tr.64]. Ông cha ta đã từng có câu “Xem mặt mà bắt hình dong”. Vận câu nói đó vào ngoại hình của Cắm Và thì quả là quá đúng. Miêu tả về loại người này, nhà văn chỉ có thể dùng những lời nói, hình ảnh đó mới phù hợp. Điều đặc biệt ở đây còn là cách sử dụng hình ảnh so sánh quen thuộc trong trường liên tưởng của người miền núi: lông mày kẻ chỉ cong vút như cái bẫy, môi tô son đỏ chót như đít chim chào mào. Theo quan niệm truyền thống con người là sự thống nhất giữa ngoại hình và tính cách. Người có tướng mạo đẹp đẽ thì tốt tâm; trái lại người có tướng mạo xấu xí thì lòng dạ ắt phải hẹp hòi, tâm địa xấu xa. Đọc văn xuôi Ma Văn Kháng, chúng ta thường bắt gặp nét độc đáo trong cách tạo dựng nhân vật là việc báo hiệu tính cách qua tướng mạo. Bởi trong sáng tác của nhà văn này, ta thấy đa số các nhân vật đều có tính cách thống nhất với ngoại hình. Và thường là nhân vật tiêu cực, nhân vật điển hình cho cái xấu, cái ác thì bao giờ cũng có ngoại hình tương xứng. Nhưng với Triều Ân, quan niệm đó chưa hẳn là đúng. Niềm tin vào tố chất “thiên lương” ở mỗi con người, đặc biệt là đối với những người dân miền núi hiền lành chất phác đã giúp nhà văn xây dựng những nhân vật ngoại hình không tỷ lệ thuận với tính cách trong các tiểu thuyết của mình. Điển hình cho mẫu người này là hiệu trưởng Bạch Kim trong tiểu thuyết Nắng vàng bản Dao. Anh là người có ngoại hình khó ưa bởi “mặt choắt như mặt chuột, hai tai to và mỏng” [12, tr.375]. Chính bởi ngoại hình ấy mà cô giáo Ngọc Lan trong buổi đầu tiên đến nhận công tác đã không khỏi lo lắng: “Bộ mặt Bạch Kim Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 nhỏ choắt như vậy liệu có làm sao không?” [12, tr.377]. Tâm sự với chúng tôi về dụng ý nghệ thuật khi xây dựng nhân vật này, Triều Ân đã thổ lộ: Thông thường người ta hay xây dựng nhân vật có tướng mạo đẹp đẽ thì sẽ tốt tâm, còn người có hình thức xấu xí thường tâm địa không tốt nhưng tôi muốn làm ra cái dị biệt, khác lạ, phá cách trong nghệ thuật truyền thống nhưng lại phù hợp với con người ngoài đời; đồng thời nó tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc hơn. Đã từng có một thằng gù trong Nhà thờ đức bà Pa ri (Huygô) thì nay có thể thêm một anh mặt choắt như mặt chuột chứ … Dụng ý đó đã được nhà văn biểu đạt thông qua lời nhận xét của nhân vật Piao (chồng Ngọc Lan): “Lan đừng nên đánh giá quá sớm. Có người hình dáng không ra gì mà tốt bụng; có người đẹp mã mà bụng dạ lại gian trá thiếu chân thật” [12, tr.378]. Và mọi hành động, thái độ của Bạch Kim trong suốt tác phẩm đã là minh chứng thuyết phục cho nhận xét trên của Piao. Ngay từ lần xuất hiện đầu tiên, nhà văn đã miêu tả anh là người niềm nở. Nhận xét đầu tiên của Piao về Bạch Kim là tốt bụng, chu đáo với nhân viên. Rồi những ngày cùng sống và làm việc trong hội đồng sư phạm nhà trường, Bạch Kim đã chứng tỏ được bản chất tốt đẹp của mình. Anh luôn “nắm được tâm tư nguyện vọng cũng như hoàn cảnh của giáo viên” [12, tr.388] để động viên, giúp đỡ. Riêng với Ngọc Lan, Bạch Kim là người tư vấn, giúp đỡ cô rất nhiều trong chuyện riêng. Chính sự ân cần, chu đáo, đúng mực của Bạch Kim đã xóa đi những nghi ngại ban đầu của Lan về anh để rồi cuối cùng cô quý mến, tôn trọng và ao ước Bạch Kim là anh trai của mình. Hình ảnh nhân vật này đã ghi nhận sự sáng tạo và tư duy biện chứng của Triều Ân trong cách miêu tả và nhìn nhận con người. 3.2.2. Xây đựng nhân vật đa diện Trong văn xuôi chúng ta thường gặp những kiểu nhân vật thuần chất, nguyên phiến, bất biến về tính cách và phẩm chất. Đọc Vợ chồng A Phủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 của Tô Hoài, chúng ta bắt gặp hình ảnh Mị, A Phủ với những phẩm chất đẹp đẽ từ đầu đến cuối tác phẩm. Ngược lại, nhân vật A Sử, dù chỉ xuất hiện với tần số thấp nhưng chất chứa đầy cái xấu, cái ác. Bên cạnh những kiểu nhân vật nguyên phiến, thuần chất ấy, “cách thức xây dựng nhân vật của Triều Ân cũng thể hiện những sáng tạo riêng … Họ không phải là những tính cách bất biến, tĩnh tại mà có sự vận động bên trong để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh” [50, tr.65]. Tiêu biểu cho loại nhân vật tính cách đa diện này là Bảy trong truyện ngắn Eng Bải. Bảy là bộ đội thời chống Mỹ trở về đời thường đi lái xe ca tuyến Cao Bằng – Hà Nội kiếm kế sinh nhai. Với hoàn cảnh, môi trường mới có lúc tưởng chừng anh đã mất phẩm chất. Song tính cách của anh đã phát lộ dần theo những chặng hành trình, không thể lẫn với bộ đội, công nhân, nông dân hay anh cán bộ văn phòng và mang đậm đặc trưng tính cách con người miền núi. Khi xe chuẩn bị rời bến, Bảy kiểm tra và phát hiện một bà buôn gạo mang hàng lên xe, anh đã cương quyết không chở “trước sự cảm phục của hành khách trên xe” [8, tr.181]. Niềm cảm phục của hành khách chẳng duy trì được bao lâu bởi ngay sau đó bỗng xe rẽ vào một đường phố hẹp, vài phút sau đỗ lại để đón hàng của mấy mẹ buôn chuyến mà anh “đêm qua đã giao hẹn” [8, tr.182]. Chỉ vì “nắm tiền trong tay” mụ buôn chuyến trả cho mà anh “để mặc hành khách cãi nhau” [8, tr.183]. Vì tiền mà Bảy tỉnh bơ trước bao lời nói, tiếng chửi rủa của các mụ buôn. Tưởng chừng như trong con người này không còn lòng tự trọng cá nhân, mất hết phẩm chất đạo đức của anh bộ đội Trường Sơn năm xưa. Nhưng phẩm chất người lính trong Bảy đã trỗi dậy ở đoạn cuối câu chuyện. Lúc xe đến Ngân Sơn, có mấy anh lính trẻ khiêng đùi thịt trâu đứng bên đường vẫy xe đi nhờ một đoạn đường tám cây số để kịp mang thịt về đơn vị làm bữa cơm liên hoan tiễn đưa đồng ngũ ra quân. Ban đầu Bảy cương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 quyết từ chối vì xe đã quá tải. Nhưng với sự van nài dai dẳng, đặc biệt là câu nói: “Anh không thông cảm bộ đội được sao?” thì lúc âý, Bảy hồi tưởng lại thời gian mình ở chiến trường Tây Nguyên và may mắn thoát nạn nhờ có sự giúp đỡ của người lái xe vận tải. “Chiều nay ở vào hoàn cảnh tương tự này, khiến Bảy phải suy nghĩ và đồng cảm” [8, tr.195]. Đúng lúc đó mụ buôn lại nói “Thôi đi, Eng Bải. Chúng tôi cho thêm tiền. Trời tối thế này để chúng nó lên ăn cắp hết hàng có mà trời biết … Bóng ơi, cái của nợ mày còn có giá, mày đi kéo Eng Bải lên buồng lái” [8, tr.196]. Nghe câu nói ấy Bảy không chịu được nữa. Anh đã đạp hết mấy bao hàng cấm cùng chủ nhân xuống rìa đường và ném trả bọn họ nắm tiền rồi mời mấy anh bộ đội lên xe . Trước những hành động cử chỉ đó của anh, “hành khách trên xe cười hả hê”, còn anh lại thấy “lòng có chút rạo rực nhớ lại hồi anh đi bộ đội đánh Mỹ” [8, tr.197]. Nhân vật Lìn trong tiểu thuyết Dặm ngàn rong ruổi cũng có thể coi là một điển hình về kiểu nhân vật đa diện. Với vẻ ngoài “Mặt trơ trán bóng. Mắt một mí sưng húp ẩn dưới hai hàng lông mày mờ mờ gần như không có”, lại sống trong một gia đình đông con không có sự chỉ bảo, giáo dục đến nơi đến chốn mà người cha chỉ lý sự rằng: “Đàn quạ khi no rủ nhau về đậu trên cành cây cao vẫn cứ mổ nhau đập nhau, kêu quang quác, khi đói lại biết cùng nhau bay về nơi xa xôi kiếm sống, chúng có cần dạy bảo nhau đâu?”. Do đó Lìn “được xóm bản liệt vào hàng đáo để, lăng loàn” [17, tr.587]. Bản tính con người này luôn chất chứa những suy nghĩ, hành động tai quái. “Khắp bản này ai chẳng biết! Ai cũng đã từng va vấp với Lìn. Nhà nào có, Lìn ghen. Nhà nào không có, Lìn khinh. Thấy người khác hơn mình một cái gì, như có cái quần mớ, như có bộ mặt xinh đẹp hơn, như thấy vợ chồng người ta hạnh phúc, Lìn đều nghĩ đến ăn cắp, đến đặt điều, đến phá phách. Cướp được thì cướp” [17, tr.648]. Với suy nghĩ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 “Có mánh khóe là xong” [17, tr.596], “Ở đời phải biết trở mặt” [17, tr.601] nên khi đi nghĩa vụ quân sự Lìn đã tìm cách vu oan cho Hoa, tiểu đội trưởng, để rồi sau đó Lìn được cử thay chân Hoa. Vì chồng Lìn là anh Nhằm đã chết do “bị phạm phòng” [17, tr.596] nên khi nhìn thấy cảnh em gái là Phón và chồng là Lương quấn quýt thì cô cảm thấy bẽ bàng đơn chiếc. Trong thời gian Phón đi học xa nhà, Lìn đã lên kế hoạch “giương tròng” để Lương “mắc tròng” [17, tr.620. Con người Lìn đắm sâu trong những lừa lọc, đầy lỗi lầm tưởng chừng như đã mất hết lương tri, ý thức. Nhưng không, khi được sống trong môi trường mới, sống với tình thương và sự dạy dỗ, chỉ bảo ân cần của người cha đẻ ở thị xã thì “Nước mắt Lìn chứa chan, nuốt từng lời cha dạy bảo. Bởi Lìn xưa nay có được ai dạy bảo thế này bao giờ?” [17, tr.673]. Lìn nhận ra “cần phải làm lại cuộc đời mới, ít nhất là làm con người lương thiện, không ích kỉ ghen tuông: người với người sống trong tình thương nhau …” [17, tr.672]. Ở gần cha, được cha dạy bảo ngày đêm, Lìn biết thương người, bỏ thói đố kị hiềm khích ghen tuông. Lìn thấy tâm hồn thư thái thoải mái. Trước sự quan tâm của Lan, người hàng xóm mới quen, Lìn đã quý trọng, thấu hiểu “Sống ở đời người ta cần đùm bọc nhau” [17, tr.675]. Song rồi dần dà bản tính xấu xa trong Lìn lại trỗi dậy, lần này còn mạnh mẽ hơn, bởi có sự lôi kéo, tác động của nhóm bạn xấu, môi trường phức tạp đầy rẫy những cám dỗ của cuộc sống phố thị. Lìn coi thường tất cả, chỉ biết đến tiền và những cuộc chơi thác loạn với phường buôn tại nhà bạn trai cùng hội là Hồng Ngọc. Lìn bỏ người chồng thứ ba là Phương (học sinh cũ của cha) để đến với Hồng Ngọc. Nhưng chuỗi ngày sống trong nhục nhã, ê chề vì bị hành hạ tại nhà Hồng Ngọc, đặc biệt là khi Lìn bị những cơn đau của bệnh khớp hoành hành không đi lại được mà chả ai đoái hoài, chăm sóc Lìn lại cảm thấy buồn tủi. Đến lúc cô gặp thầy lang Thuần và được cứu chữa bệnh khớp, ý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 định “Cướp chồng” [17,tr.884] người khác lại trỗi dậy, nhưng lần này Lìn biết dừng lại vì người đó hiện đang là bố chồng của Hoàn (một em gái của Lìn ở quê). Vậy là chút liêm sỉ còn sót lại trong con người này đã ngăn được tội lỗi để tránh cho cô tội chồng thêm tội. Xây dựng nhân vật Lìn với bao mưu mô, thủ đoạn lừa lọc, tráo trở, lăng loàn, Triều Ân đã động chạm đến nhân phẩm của người phụ nữ miền núi. Liệu hình tượng nhân vật Lìn có là điển hình không hay chỉ là một cá thể hóa? Bề sâu ý tưởng của nhà văn đặt ra và giải quyết thông qua nhân vật này là vấn đề đạo đức, nhân phẩm của mỗi con người được hình thành, phát triển phần lớn là do môi trường sống và môi trường giáo dục cũng như quá trình tự nhận thức ở mỗi con người. Con người chỉ có thể có nhân cách lành lặn, hoàn thiện khi có môi trường sống và cách giáo dục lành mạnh, hợp lí. Đối với những người môi trường và điều kiện sống không được tốt đẹp lắm thì phải có ý thức và bản lĩnh vững vàng để vượt lên và chiến thắng hoàn cảnh. Qua nhân vật Lìn, Triều Ân đã đặt ra được nhiều điều mới mẻ có tính thời sự về sự giáo dưỡng con người, khẳng định vai trò giáo dục gia đình và xã hội, nhất là giáo dục truyền thống của gia đình có ý nghĩa ngấm vào việc hình thành nhân cách con người trong thời đại chúng ta. Với nhân vật thầy thuốc đông y Thuần, Triều Ân đã khắc hoạ đặc sắc hơn tính đa diện của nhân vật trong truyện. Ở nhân vật này hội tụ nhiều mặt tích cực như: có tình yêu đẹp và dám đi đến hôn nhân đúng pháp luật nhưng trái phong tục với cô gái người Trùng Khánh là Ngọc Thị Lơ trong thời gian đóng quân ở Trùng Khánh; tận tâm với nghề thầy thuốc đông y, đi đến các bản làng để chữa trị bệnh và rất ân cần, chu đáo; là người sống rất ưa tình cảm nên đi tới đâu cũng có bạn bè thân thiết, kết nghĩa. Song trong con người này lại cũng ẩn chứa sự nhu nhược, hèn yếu thiếu quyết đoán trong việc bảo vệ tình yêu, hạnh phúc riêng tư với người yêu đầu; bị khuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 phục, buông xuôi trước sự áp đặt, bắt buộc của gia đình cưới cô gái cùng bản để rồi sau đó phải sống cuộc sống như địa ngục. Thuần đã phải sống nhẫn nhục, chịu đựng sự đanh đá, lấn lướt của người vợ do gia đình ép buộc và luôn phải sống trong mặc cảm của kẻ bội bạc. Thuần cũng không giữ được mình trước sự dụ dỗ, gọi mời của những người đàn bà đầy dục vọng như Bích Ngọc, Hồng Ngọc, Bướm, Lìn. Với kiểu nhân vật phức tạp về tính cách như trên, ngòi bút văn xuôi của Triều Ân đã phản ánh khá sâu sắc con người và cuộc sống đương đại vùng biên ải. Đồng thời qua loại hình nhân vật này, nhà văn muốn đặt ra và lí giải mối quan hệ biện chứng giữa con người và môi trường, hoàn cảnh sống. Bởi con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên bản tính tốt hay xấu nảy sinh trơng mỗi con người vừa phản ánh bản chất của từng loại người vừa phản ánh sự tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh, môi trường sống đối với con người. Và con người chỉ có thể có nhân cách hoàn chỉnh khi được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh, có điều kiện tốt để cá nhân tự hoàn thiện mình. 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân. Việc lựa chon sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm vừa thể hiện được tài năng của người nghệ sỹ vừa phản ánh được bản sắc văn hóa của tộc người. Bởi như chúng ta biết, mỗi dân tộc có điều kiện sống khác nhau, có nền văn hóa khác nhau nên màu sắc dân tộc cũng luôn được biểu hiện một cách khác nhau (ở phương diện hình ảnh, ngôn ngữ …). Triều Ân là một nhà văn dân tộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 thiểu số, có sự thuộc hiểu đời sống các dân tộc ít người ở vùng cao nên nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của ông mang đậm những nét riêng. Khảo sát các tác phẩm của nhà văn này, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc điểm sau: 3.3.1. Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn miền núi Ngôn ngữ là một tiêu chí quan trọng để phân biệt tộc người này với tộc người khác, vùng này với vùng khác. Nó còn là một “kênh” quan trọng để truyền tải giá trị văn hóa qua các thế hệ. Đọc văn xuôi Triều Ân chúng ta sẽ nhận thấy dấu ấn miền núi thông qua hệ thống ngôn ngữ được nhà văn sử dụng. Với hệ thống từ ngữ chỉ địa danh xuất hiện trong các tác phẩm, độc giả như được đặt chân lên mảnh đất địa đầu tổ quốc từ những tên bản làng, xã, huyện. Những địa danh Đông Có, Đô Liang, bản Khon, bản Luộc, Nai Chơi, Nà Lẹng, Cốc Cai, Nà Cải, Quang Minh, Bắc Hợp, Mai Phong, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hòa An, Ba Bể… không chỉ mang đậm dấu ấn văn hóa miền núi trong cách đặt tên làng bản mà còn gợi lên những vùng đất còn hoang sơ, xa xôi bí ẩn. Những địa danh ấy đã tạo nên một không gian nghệ thuật rộng lớn; đồng thời góp phần tăng thêm tính chân thực cho nội dung hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Nhà nghiên cứu văn học Lâm Tiến đã từng nhận xét: “các nhà văn dân tộc thiểu số thường đi sâu vào lối phô diễn của dân tộc mình, nên họ đem lại cho tác phẩm văn học một màu sắc dân tộc đích thực” [55, tr.40]. Triều Ân không nằm ngoài số đó nên trong ngôn ngữ miêu tả, ông đã đặc biệt chú ý và khai thác cách nói so sánh rất gần gũi, giản dị, mang những nét đặc trưng văn hóa của người miền núi. Đó là những hình ảnh so sánh rất gợi hình liên tưởng từ chính những sự vật gắn bó với cuộc sống của đồng bào dân tộc. Miêu tả ngoại hình nhân vật, nhà văn dùng hình ảnh cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 trúc, núi cao, con bò mộng, con công …: “Tuổi thì cao nhưng bà khỏe. Khi đi đứng lưng vẫn thẳng, dáng điệu thướt tha như cây trúc vờn gió. Khi ngồi, trông bà như tòa núi cao”, “Chồng trước cho bà một con trai quý như con bò mộng là Piao … chồng thứ hai, cho bà được một con gái đẹp như chim công là Đông” [12, tr.360]. Miêu tả tiếng cười, ông so sánh với tiếng ngựa: “Trời lại phú cho anh tiếng cười như tiếng ngựa, khi thì hờ hờ, khi thì hí hí” [8, tr.180]. Với người dân tộc miền núi, hình ảnh gần gũi, quen thuộc là cây trúc, ngọn núi, con bò … Bằng cách so sánh đó nhà văn vừa tạo nên cái quen thuộc vừa đưa ra một trường thẩm mĩ mang đậm dấu ấn riêng. Khi nhận xét về tính cách nhân vật, Triều Ân cũng dùng những hình ảnh so sánh gần gũi: “tính tình bà khắt khe hẹp như lỗ kim” [12, tr.360]. Để diễn tả nỗi khổ đau, hoạn nạn của người dân, tác giả còn dùng cách so sánh mở rộng: “ Bờ ruộng bậc thang thường gẫy chỗ bờ hẹp. Ở đời cũng thế, nhà đã hiếm con lại gặp rủi ro” [13, tr.494]. Nếu muốn diễn đạt tình thế bế tắc, bị dồn nén của nhân vật, tác giả dùng ngôn ngữ so sánh của phường săn: “Lìn thấy mình như một con nai bị xua đuổi tứ phía” [17, tr.608], “Lương như con mồi bị săn đuổi, bị lùa vào lối có tròng dăng bẫy” [17, tr.610]. Để chỉ cảm giác xa lạ của con người trước những môi trường sống mới, Triều Ân cũng dùng nghệ thuật so sánh. Vốn quen sống trên triền núi cao của bản người Dao nay được về sống ở thị xã với người cha đẻ mới tìm được, “Lìn như con nai rừng lạc xuống cánh đồng ăn cỏ lạ” [17, tr.668]. Còn Dưỡng lại là một chàng trai làng Tày ở vùng thấp lần đầu tiên đến làng người Dao ở vùng cao nên “Dưỡng về đây khác nào như con nai rừng lạc bước vào bản” [17, tr.791]. Với Ngọc Lan, ngày đầu tiên về làm dâu một gia đình khác dân tộc mình, đã vậy mẹ chồng lại ghê gớm, cổ hủ, nên cô cảm thấy “trơ trọi như con mồi đang bị săn đuổi giữa rừng xa mà không quen nơi ẩn náu” [12, tr.364]. Ngay cả khi miêu tả nhịp sống hỗn loạn của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 thời kinh tế thị trường nơi phố thị, Triều Ân cũng sử dụng thủ pháp so sánh có hình ảnh quen thuộc của đồng bào dân tộc: “Các khách ăn hàng trông thấy xe Trà Lĩnh qua cầu vội chạy theo ào ào như đàn ong bay đuổi theo ong chúa” [17, tr.801]. Có thể nói thủ pháp so sánh có hình ảnh mang đậm nét đặc trưng văn hóa của người miền núi xuất hiện dày đặc trong các trang văn của Triều Ân. Việc sử dụng hàng loạt các hình ảnh so sánh gợi hình như vậy sẽ phù hợp với nếp cảm, nếp nghĩ của người dân miền núi; đồng thời làm toát lên bản sắc dân tộc của người vùng cao. Bên cạnh việc sử sụng ngôn từ theo lối so sánh có hình ảnh quen thuộc, gần gũi với nếp cảm, nếp nghĩ của người dân miền núi, Triều Ân còn thường dùng các câu thành ngữ, tục ngữ cách nói vần vè. Bởi người dân tộc rất ưa so sánh, ví von sự vật, sự việc qua những câu thành ngữ, tục ngữ được đúc kết từ xa xưa. Người Tày có câu “Chiêng cón lạp lăng” (tháng giêng trước tháng chạp sau) để ám chỉ những đôi trai gái yêu nhau, chưa cưới xin mà đã có thai. Trong truyện của mình, Triều Ân đã vận dụng câu tục ngữ ấy: “Bởi bạn bè rủ rê, bởi sự giáo dục của gia đình không đầy đủ, nên cậu ta đã đi lạc đường, đi nhầm vào con đường chông gai bụi rậm, đã để tháng giêng đi trước tháng chạp” [17, tr.687]. Nhận xét, đánh giá tính cách con người, nhà văn cũng sử dụng tục ngữ tiếng Tày “Dẫm cứt trâu thì dại, dẫm phân ngựa sẽ khôn” [8, tr.180] để biểu đạt. Đó là khi nói tới trường hợp anh Bảy trong truyện ngắn Eng Bải. Người ta nhận xét Bảy “hai má dài như mặt ngựa không đeo hàm thiếc. Trời lại phú cho anh tiếng cười như tiếng ngựa … Ai nghe anh cười cũng đoán được anh là người láu cá, quảng giao, lém lỉnh; mặt đần nhưng ẩn chứa bên trong khuôn mặt ấy là cái tính toán thu vén”. Điều đấy là hiển nhiên, bởi “anh đã đi nhiều nơi như con ngựa rong ruổi, anh khôn, nhiễm thêm cái tính khôn vặt, khôn thầm, láu cá” [8, tr.180]. Trong cuộc sống thường ngày nhiều chuyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 người trong cuộc không có được cái nhìn minh mẫn, rõ ràng nhưng người ngoài thì nhìn nhận, đánh giá rất chính xác. Cho nên, lần Dưỡng vào Nguyên Bình tìm cha đẻ, dọc đường đi phần vì mệt phần vì chưa biết đường nào dẫn về bản làng của cha, anh đã nằm ngủ ở ven đường. Dân bản đi qua nhìn thấy chàng trai lạ, ngắm nghía và phát hiện ra chàng trai này “giống ông Trương Ngọc Thuần như đúc”. Trước sự việc đó, nhà văn đã vận dụng câu tục ngữ “Vỏ đâư tha toọc, vỏ noọc lai tha” (Người trong một mắt, người ngoài nhiều mắt) và kết luận “Thế mới biết câu tục ngữ của cha ông để lại đúng quá” [17, tr.726]. Nhằm chỉ ra cách dạy dỗ con theo kiểu lỗi thời, phản văn minh ở một bộ phận không nhỏ người dân miền núi, Triều Ân đã để nhân vật Vòng phát biểu quan niệm này thông qua câu tục ngữ “Biết chữ biết sách bồ thủng đít. Nghèo chữ nghèo sách, bồ phải nứt” (Chắc sư chắc xéc giảo cuông xéc, tăn sư tăn xéc giảo vừa théc)” [17, tr.727,728]. Chỉ vì giữ lòng thủy chung với người yêu đầu đời mà Triển dưới con mắt của cô gái cùng bản đang thích anh đã thành chàng trai sợ gái. Và cô đã nói với anh: “Anh không biết câu tục ngữ “Ma lao pháo, báo lao sao” à?” [13, tr.542]. Hay như trong sự việc ông Thuần vì quá tin người, quý người mà đã kết nghĩa anh em với Dương Kim (tay thợ ảnh lang thang). Vì tình kết nghĩa, vì lòng tin ở con người mà Thuần đã dẫn Dương Kim về nhà, cả nhà coi Kim như bác ruột. Trong khi Thuần mải mê đi chữa bệnh cho thiên hạ, Kim đã lợi dụng lòng tốt đó để sống nhờ ăn bám ở nhà vợ con Thuần, tằng tịu với vợ Thuần, rồi còn lấy trộm cả con ngựa quý của Thuần. Khi chưa nhận ra bản chất thực của người anh kết nghĩa, ông Thuần không tin lắm ở nội dung câu tục ngữ Tày “Tin quạ mất trứng, tin bạn mất vợ” [17, tr.938]. Đến lúc bết được sự thật, Thuần mới vỡ lẽ: “Vậy là tin bạn mất ngựa tin quạ mất trứng” thật” [17, tr.943]. Việc vận dụng đúng lúc, đúng chỗ ngôn ngữ dân tộc đã đem lại giá trị thẩm mỹ cho câu văn nghệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 thuật, đồng thời phù hợp với cách cảm, cách nghĩ và cách nói giàu hình tượng của người miền núi. Hơn nữa, nó đã phản ánh được trình độ tư duy, nhận thức của người dân tộc qua hệ thống các câu tục ngữ của người xưa. Bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ văn xuôi Triều Ân còn được tạo bởi việc sử dụng từ ngữ mang sắc thái địa phương. Đó là tiếng gọi ngựa “ý hè …hè” [17, tr.698] của Dưỡng. Là tiếng kêu “Lùng đao ơi!” (trời đất ơi) [12, tr.383] của người Dao, “Bân đin ơi” (trời đất ơi) [3, tr.222] của người Tày. Là tiếng gọi “Pỉ noọng à” [2, tr.207] (anh em, bà con, mọi người). Đó còn là cách gọi tên đồ dùng để gánh nước của người dân tộc là “bẳng” [3, tr.149] - cái ống bương bằng tre. Nói về người phụ nữ không đẻ được con, tác giả dùng từ “măn” và cách so sánh tương phản “người ta nuôi trâu cái không biết đẻ còn được phân bón ruộng, nhà mình vô phúc nuôi nàng dâu măn chỉ tốn cơm gạo” [12, tr.388] làm bật lên cái ngoa ngoắt, đáo để trong lời ăn tiếng nói của nhân vật. Nhìn chung khi dùng những từ ngữ mang sắc thái địa phương, nhà văn đã giúp người đọc nhận ra một ngôn ngữ rất tự nhiên, mộc mạc như chính bản chất miền núi. Đồng thời các từ ngữ mang sắc thái địa phương đó sẽ góp phần tạo nên nét bản sắc văn hóa qua hệ thống từ vựng ngôn ngữ dân tộc, làm phong phú và giàu có hơn trường từ vựng ngữ nghĩa ở mỗi độc giả khi tìm đọc những trang văn xuôi viết về đề tài miền núi nói chung và của Triều Ân nói riêng. 3.3.2. Ngôn ngữ đậm chất thơ Chất thơ là một khái niệm khó xác định nội hàm và cũng chưa có định nghĩa chuẩn về nó trong các từ điển thuật ngữ văn học và từ điển văn học. Trong luận văn “Bản sắc văn hóa người Mông trong tác phẩm “Đồng bạc trắng hoa xòe” và “Vùng biên ải”, tác giả Ma Thị Hiên đã xác định: Chất thơ là phẩm chất đặc trưng của tác phẩm trữ tình nhưng vẫn có thể xuất hiện trong các tác phẩm tự sự; chất thơ là cách nhìn lãng mạn hóa, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 lí tưởng hóa về hiện htực, thậm chí phi thường hóa; chất thơ còn biểu hiện ở những cảm xúc có tính trữ tình của cái tôi nghệ sỹ được bộc lộ trực tiếp, đầy biểu cảm trong tác phẩm của mình; chất thơ là sự bộc lộ không cần tiết chế cảm xúc và cái nhìn chủ quan của người nghệ sỹ với tính thẩm mĩ cao trước thiên nhiên, cuộc sống, con người … Chúng ta đã từng quen thuộc và yêu mến những câu văn tràn đầy chất thơ của Tô Hoài, Nguyễn Tuân khi viết về thiên nhiên, cuộc sống, con người Tây Bắc. Và giờ đây, với văn của Triều Ân, chúng ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống của con người Việt Bắc nói chung, của Cao Bằng nói riêng. Nhắc tới miền núi chắn hẳn trong ai cũng đều tưởng tượng đó là những vùng đất xa xôi, heo hút, hẻo lánh, đầy dữ dội và hiểm trở. Song với cách tả và cảm nhận của người nghệ sỹ thì nó sẽ là một bức tranh vân sơn kỳ thú: “Sương mù bồng bềnh trôi dưới thung lũng như những biển khói mênh mông”. Không gian đó còn được điểm tô bởi những hình ảnh, âm thanh mang đậm điệu hồn của núi rừng: “Từ những bản xa, có những nếp nhà rải rác bám vào vách núi, vọng lên những tiếng khèn du dương êm ái gợi niềm hạnh phúc sau một ngày lao động trở về” [11, tr.50]. Điểm nhấn cho bức tranh về nhịp sống vùng cao còn được nhà văn khắc họa qua cảnh chiều sơn thôn: “Lắng tai nghe, thấy từ xa vẳng lại tiếng lục lạc đeo dưới cổ đàn trâu nào bên sườn nọ. Trong nắng chiều, từng đàn bò vàng gặm cỏ ở chân nương xa … Anh nghe có tiếng chim hót, có cả tiếng hát then một làn điệu dân ca Tày thanh thanh …” [17, tr.724]. Những âm thanh, hình ảnh của cuộc sống thường nhật qua bàn tay nhào nặn của người nghệ sỹ đã trở nên đầy sức sống, đầy dư ba trong lòng người. Nó sẽ mãi là niềm thương, nỗi nhớ, tình quê trong tâm hồn của mỗi con người yêu quê hương. Đắm mình trong bức tranh thiên nhiên người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 dân quê như quên đi bao mệt mỏi, vất vả sau một ngày nhọc nhằn với mưu sinh; như đưa hồn người vào một miền không gian thoáng đãng, nên thơ. Cuộc sống của đồng bào miền núi luôn gắn bó với những chiếc quay sa, khung cửi. Âm thanh của tiếng sa quay, dệt vải và hình ảnh những con người ngồi dệt vải đã trở thành một phần máu thịt của mỗi người dân nơi đây. Đó là cái đời thường, cái tự nhiên, bình dị của cuộc sống. Nhưng qua ngòi bút của Triều Ân, những cái đời thường đó lại chứa đựng chất thơ: “Tiếng sa quay nghe êm như tiếng gió ngàn, trong như tiếng xé gió của cánh chim yến mùa thu. Một thời, tiếng sa ru ta nằm ngủ say lúc nào không biết, bên cạnh mẹ ta kéo sợi suốt đêm trường. Lớn lên, ta nghe tiếng sa quay trên sàn nhà ai mà lòng xao xuyến; tiếng sa không có tiếng sóng mà ta như say sóng; tiếng sa là âm thanh không phải chất lỏng cay nồng nồng mà ta thấy say như uống rượu nồng” [9, tr.198]. Người ngồi quay sa, dệt vải thường là người phụ nữ dân tộc bình thường. Nhưng trong truyện ngắn Trong tiếng sa quay, Triều Ân lại tạo dựng nên một bức chân dung khác lạ: người quay sa người đàn ông tàn phế con mắt: “Anh banh hai hốc mắt. Khuôn mặt vuông vức ngẩng cao. Anh ngồi ngay ngắn hướng vào vô tận. Vừa đúng tầm tay, một tay anh cầm vào cái ngõng quay, một tay anh cầm con bông đang nhả sợi. Tiếng sa quay êm ái như tiếng gió ngàn thổi, như tiếng suối sa, lại như tiếng chim giang cánh đua bay trên không trung yên ả” [9, tr.219]. Bàn về chất thơ của truyện ngắn này, nhà văn Mã A Lềnh đã từng viết: “khi ta gấp sách lại, đấy là một bản nhạc rừng, bản nhạc rừng không lời vang ngân vừa quen thuộc, vừa xa lạ. Bản nhạc rừng ấy có thể đặt bên cạnh Và một ngày dài hơn thế kỷ, Jam – mi – li – a, Truyện đồi núi và thảo nguyên (Ai – ma - tốp), Ông già và biển cả (Hêming Uê) … Sau những ngôn từ nghệ thuật được thể hiện bằng những con chữ, câu văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 đã thành tiếng suối rì rào, thành tiếng gió xào xạc cho tâm hồn con người trở nên gần gũi, quyện hòa với thiên nhiên” [50, tr.80,81]. Nói đến miền núi không thể thiếu vắng hoa mận, hoa đào. Loài hoa mang tính biểu trưng người dân tộc, làm rạng rỡ cho núi rừng hoang vắng sau một mùa đông dài. Chỉ cần vài câu văn trong truyện ngắn Người thiếu phụ bản Hoa Đào, Triều Ân đã làm nổi rõ bản sắc đặc trưng này của quê hương. “Trên bản Hoa Đào mùa xuân như đến sớm. Suốt dọc hai bên đường cái chạy qua trước bản, những cành đào đơm đầy bông đã nở. Những cây đào ở vườn vươn cành đầy nụ, gác lên cả nhà sàn. Khắp nơi, rừng hoa khoe sắc trong nắng nhạt, hầu như chỉ còn một màu hồng thắm. Những nếp nhà sàn lấp ló sau những rặng đào” [7, tr.145]. Bằng khả năng quan sát tinh tế cùng một trái tim nghệ sỹ giàu rung cảm, Triều Ân đã nắm bắt và miêu tả được chất thơ của cuộc sống từ những chi tiết rất đỗi bình dị và quen thuộc của người vùng cao nơi địa đầu tổ quốc. Với những đoạn văn thấm đẫm chất thơ, văn xuôi Triều Ân đã làm toát lên nét đẹp của một vùng quê, khẳng định được tài năng và tâm hồn người nghệ sỹ dân tộc thiểu số này trong dòng chảy văn chương của đất nước. Có thể nói, sự đan xen, kết hợp hài hòa giữa hệ thống ngôn ngữ đậm sắc màu dân tộc và ngôn ngữ đậm chất thơ đã tạo cho văn xuôi của Triều Ân có sức hấp dẫn người đọc và là một phương diện làm nên phong cách nghệ thuật Triều Ân bên cạnh những nhà văn khác cùng viết về cuộc sống, con người miền núi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 PHẦN KẾT LUẬN 1. Triều Ân thuộc thế hệ thứ hai của những nhà văn dân tộc, xuất hiện từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Gần 50 năm cầm bút với khối lượng tác phẩm khá đồ sộ trên nhiều lĩnh vực và thể loại, Triều Ân đã khẳng định được vị trí riêng của mình trong đời sống văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Nét nổi bật trong các sáng tác của Triều Ân là phản ánh sinh động và sâu sắc bức tranh thiên nhiên, màu sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng cực Bắc tổ quốc. Việc đặt vấn đề tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc ở thể loại văn xuôi của Triều Ân, luận văn đã cố gắng tìm hiểu và ghi nhận những thành tựu nổi bật trong việc thể hiện bản sắc dân tộc Tày, Dao trên các phương diện: Phong tục tập quán; nghề thủ công và trang phục; khả năng y học dân tộc; đời sống văn nghệ, tín ngưỡng và đời sống tâm hồn. Mỗi phương diện có một cách thức biểu hiện khác nhau nhưng tựu trung lại đều mang đậm nét văn hóa, dấu ấn, bản sắc của người Tày, Dao vùng cao Việt Bắc. Thiên nhiên, cuộc sống của người miền núi vốn xa xôi, hoang dại trong suy nghĩ của bao người, giờ trở nên gần gũi, chân thực không chỉ qua bức tranh lịch sử, xã hội mà còn qua những nét sinh hoạt, những phong tục tập quán đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc như: những phong tục đẹp của người Tày, Dao trong cưới xin, cách chữa bệnh, tập quán giành cho người phụ nữ sau khi sinh con, lễ đầy tháng tuổi của đứa trẻ … Rồi không khí và hình thức sinh hoạt của các ngày hội xuân, lễ ăn mừng chiến thắng của phường săn núi cao, các buổi chợ phiên, những sinh hoạt văn nghệ, tín ngưỡng … đã tạo nên nét phong tục độc đáo bao đời nay của đồng bào, ghi dấu ấn khó phai mờ trong lòng độc giả. Tiếp nối cảm hứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 sáng tác của các nhà văn người Kinh đi trước như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng và các nhà văn dân tộc cùng thời như Nông Minh Châu, Hoàng Hạc, Vi Hồng … Triều Ân đã góp một cái nhìn chân thực, mới mẻ về con người miền núi, nhất là người Tày, Dao, đã phát hiện và trân trọng vẻ đẹp tiềm ẩn của họ trong các trang viết của mình. Có thể nói trong văn xuôi của mình, Triều Ân đã tái hiện thành công bản sắc dân tộc Tày, Dao trên mọi phương diện của đời sống và con người. Bằng sự thuộc hiểu và lòng tự hào, trân trọng kết hợp với tâm hồn và tài năng của người nghệ sỹ, Triều Ân đã làm sống lại và lưu giữ bao nét đẹp văn hóa dân tộc. Sự tái hiện này chẳng những đã phản ánh được những phong tục tập quán độc đáo, đặc sắc của người dân tộc thiểu số cùng với vẻ đẹp tâm hồn của họ mà còn góp phần giữ gìn và bảo lưu để nó có được sức sống lâu bền trong lòng độc giả của mọi miền, ở mọi thế hệ. 2. Tìm hiểu về một vài phương diện nghệ thuật biểu hiện được bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân, luận văn đã chú ý đến ba phương diện nổi bật: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Với nghệ thuật tổ chức cốt truyện, Triều Ân đã ghi được dấu ấn văn hóa dân tộc Tày, Dao thông qua sở trường lồng ghép các mô típ truyện dân gian của dân tộc để phản ánh sinh động hơn cuộc sống thực tại, tạo nên sự gần gũi, thân thuộc, phù hợp tư duy của đồng bào. Hơn thế nữa, việc sử dụng mô típ này còn phản ánh sự phong phú của kho tàng truyện cổ tích của tộc người Tày, Dao. Việc chú ý đến kiểu kết thúc có hậu trong các cốt truyện, nhà văn muốn con người hướng tới niềm tin vào cuộc đời, vào tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Triều Ân cũng đã tạo nên dấu ấn miền núi, phong cách Triều Ân bởi nhà văn đã xây dựng và miêu tả trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 tác phẩm những nhân vật văn học hội tụ đầy đủ những sắc thái dân tộc, từ ngoại hình đến tính cách. Ngoại hình nhân vật luôn mang đặc điểm của thiên nhiên, núi rừng và dấu ấn dân tộc bởi cách dựng chân dung nhân vật luôn mang những nét gần gũi với nếp cảm nếp nghĩ của người dân tộc. Tính cách con người miền núi được phác họa qua hệ thống nhân vật đa diện để từ đó hiện lên hình ảnh những người dân miền núi hiền lành, chất phác, hồn nhiên, ngây thơ, giàu lòng vị tha, nhân ái; bên cạnh đó cũng nổi lên những hạng người, loại người bị tha hóa, biến chất bởi hoàn cảnh, môi trường sống song với vẻ thuần phác của bản chất con người miền núi, họ đã có lúc thức tỉnh để kịp nhận ra lỗi lầm và khao khát tự hoàn thiện. Trên phương diện ngôn ngữ, Triều Ân đã chú ý sử dụng và khai thác triệt để hệ thống ngôn ngữ mang đậm màu sắc dân tộc. Đó là cách nói so sánh giàu hình ảnh gần gũi, quen thuộc với tư duy của người dân tộc miền núi; vận dụng có hiệu quả những cách nói quen thuộc trong dân gian tạo nên những trang viết thẫm đẫm hồn cốt dân tộc. Làm nên sức hấp dẫn trong văn xuôi Triều Ân còn bởi chất thơ của hệ thống ngôn ngữ. Chất thơ đó đã đưa người đọc đến với thiên nhiên và cuộc sống con người miền núi với những âm thanh, màu sắc sinh động và gợi cảm. 3. Độc đáo trong việc khai thác và phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc Tày, Dao, sáng tạo trong việc sử dụng các phương thức nghệ thuật biểu hiện bản sắc dân tộc ở lĩnh vực văn xuôi, Triều Ân đã thực sự đóng góp cho dòng văn học các dân tộc thiểu số một phong vị, bút pháp vừa truyền thống, vừa hiện đại. Nếu đặt văn xuôi của Triều Ân trong dòng chảy của văn học về miền núi và rộng ra là văn học Việt Nam đương đại mới có thể thấy rõ giá trị của các sáng tác Triều Ân, mới thấy được tâm huyết và cống hiến đáng quý của ông. Bên cạnh các sáng tác của Tô Hoài, Ma Văn Kháng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 viết về người Mông, Hoàng Hạc, Lò Ngân Sủn … viết về người Thái, Nông Minh Châu, Vi Hồng … viết về người Tày là Triều Ân viết về người Tày, Dao. Có thể nói những trang văn xuôi của Triều Ân đã giúp người đọc hình dung được cuộc sống và con người với những dấu ấn văn hoá Tày, Dao đậm nét và đầy cuốn hút. 4. Non nước Cao Bằng nói riêng, vùng Việt Bắc nói chung đã rất tự hào có được một tài năng như Triều Ân. Ông không chỉ là một trong số các nhà văn dân tộc thiểu số xuất hiện đầu tiên xây dựng nền văn học nghệ thuật thiểu số miền núi mà còn là nhà văn giành trọn công sức, cuộc đời cho sự nghiệp sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn học, văn hóa các dân tộc thiểu số. Cho đến nay, dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn tiếp tục cần mẫn với sự nghiệp ấy để lưu giữ nền văn học, văn hóa dân tộc. Những cống hiến đó của ông đã được giới văn nghệ sỹ, nhân dân khẳng định và tôn vinh. Bằng việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân”, luận văn đã góp phần nhỏ bé vào việc ghi nhận tên tuổi, tài năng, vị trí của Triều Ân trong đời sống văn học dân tộc và miền núi nói riêng và đời sống văn học hiện đại Việt Nam nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Triều Ân (1962), Bên bờ suối tiên, Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Triều Ân (1962), Chặt cổ rồng, Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Triều Ân (1967), Bà mẹ Tày, Nxb Văn học, Hà Nội. 4. Triều Ân (1968), Tiếng khèn A Pá, Nxb Văn học, Hà Nội. 5. Triều Ân (1972), Người con trai Mông, Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Triều Ân (1976), Mây tan, Nxb Văn học, Hà Nội. 7. Triều Ân (1978), Người thiếu phụ bản Hoa Đào, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Triều Ân (1985), Eng Bải, Nxb Văn học, Hà Nội. 9. Triều Ân (1985), Trong tiếng sa quay,Nxb Văn học, Hà Nội. 10. Triều Ân (1987), Bạn cùng lứa, Nxb Văn học, Hà Nội. 11. Triều Ân (1988), Xứ sương mù, Nxb Văn học, Hà Nội. 12. Triều Ân (1992), Nắng vàng bản Dao, Nxb Văn học, Hà Nội. 13. Triều Ân (1994), Nơi ấy biên thuỳ, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Triểu Ân (1995), Tục cưới xin của người Tày, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 15. Triều Ân (1995), Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 16. Triều Ân (1996), Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày, Nxb Văn hóa dân tộc. 17. Triều Ân (2000), Dặm ngàn rong ruổi, Nxb Văn học, Hà Nội. 18. Triều Ân (2000), Tập truyện ngắn Xứ sương mù, Nxb Văn học, Hà Nội. 19. Triều Ân (2004), Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại, Nxb Văn học, Hà Nội. 20. Triều Ân (2006), Những bài thuốc dân gian vùng dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa dân tộc. 21. Triều Ân (2006), Tuyển tập thơ văn Triều Ân, Nxb Văn học, Hà Nội. 22. Triều Ân (2006), Văn học chữ Hán dân tộc Tày, Nxb Văn học, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 23. Triều Ân (2007), Triều Ân văn tuyển, Nxb Văn hóa dân tộc. 24. Nông Minh Châu tuyển tập (2003), Nxb Văn hóa dân tộc 25. Nguyễn Đăng Duy (2004), Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc. 26. Phạm Văn Đồng (1980), Góp phần nghiên cứu bản lĩnh, bản sắc các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 27. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc. 28. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 29. Ma Thị Hiên (2008), Dấu ấn văn hóa Mông trong tác phẩm “Đồng bạc trắng hoa xòe” và “Vùng biên ải” của Ma Văn Kháng, Luận văn thạc sỹ Ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên. 30. Vi Hồng (1988), Tuyển tập truyện ngắn Đuông Thang, Nxb Hội văn học nghệ thuật Bắc Thái. 31. Vi Hồng (1991), Người dân tộc thiểu số viết văn, Tạp chí học, số 6. 32. Vi Hồng (1992), Đường về với mẹ chữ, Nxb Văn hóa dân tộc. 33. Nguyễn Văn Huy (chủ biên) (2005), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo Dục. 34. Hoàng Văn Huyên (2003), Tính dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng, Luận văn thạc sỹ Ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên. 35. Hoàng Ngọc La – Hoàng Hoa Toàn – Vũ Anh Tuấn (2002), Văn hóa dân gian Tày, Nxb Văn hóa thông tin Thái Nguyên. 36. Lê Lâm (2006), “Triều Ân và những trang viết”, Tạp chí Văn hóa các dân tộc, số 115. 37. Lê Lâm ((2006), “Văn xuôi trong “con người thơ” Triều Ân”, Tạp chí Văn hóa các dân tộc, số 155. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 38. Mã A Lềnh (2006), “Đại thụ giữa ngàn xanh”, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 143. 39. Lã Văn Lô – Hà Văn Thư (1984), Văn hóa Tày – Nùng, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 40. Hoàng Minh Lợi (1994), “Trang phục của người Dao Đỏ ở huyện Ba Bể và Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Dân tộc học, số 3. 41. Đặng Văn Lung - Nguyễn Sông Thao – Hoàng Văn Trụ (2000), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc. 42. Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí luận văn học tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 43. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục. 44. Hoài Nam (2004), “Mở “túi khôn” của người Tày”, Báo Người đại biểu nhân dân, số 47. 45. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc (1988), Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Hà Nội. 46. Phan Ngọc (1988), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 47. Hoàng Quyết - Tuấn Dũng (1994), Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 48. Lý Hành Sơn (1993), “Nương rẫy truyền thống của người Dao ở Cao Bằng”, Tạp chí Dân tộc học, số 3. 49. Trần Đình Sử (1993), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 50. Hồng Thanh (tuyển chọn) (2009), Triều Ân – tác giả tác phẩm, Nxb Văn hóa dân tộc. 51. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 52. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 53. Ngô Đức Thịnh (1997), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc. 54. Nguyễn Thu Thủy (2005), Bản sắc dân tộc trong truyện ngắn Nông Minh Châu, Hoàng Hạc, Vi Hồng, Luận văn thạc sỹ Ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên. 55. Lâm Tiến (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa dân tộc. 56. Lâm Tiến (1999), Về một mảng văn học dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc. 57. Lâm Tiến (2002), Văn học miền núi phê bình và tiểu luận, Nxb Văn hóa dân tộc. 58. Nguyễn Văn Toại (2007), “Rượt đuổi với thời gian”, Tuần báo Văn nghệ, số 21. 59. Hoàng Khánh Toàn (2009), “Đôi điều về y học dân gian”, Tạp chí YKHOANET – Website YKHOAVN. 60. Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục. 61. Trần Quốc Vượng (1998), Chủ biên Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục. 62. Nguyễn Hùng Vỹ (1994), “Bản sắc dân tộc như là sự vận động”, Tạp chí Văn học, số 11. 63. Nguyễn Thị Yên (2008), “Giá trị của Then và vai trò của nó trong đời sống hôm nay”, Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc447.pdf