Luận văn Bảo hiểm xã hội Hà Tây – Thực Trạng và Giải Pháp

LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm xã hội (BHXH) chiếm một vị trí quan trọng nhất và là thành phần chính của hệ thống bảo trợ xã hội ở các nước trên thế giới. Nhiều nước hiện nay, các nguồn thu vềđóng góp BHXH chiếm đến 10% GDP và chi cho các chếđộ BHXH chiếm tỷ trọng đến 60-70% tổng chi tiêu cho các hoạt động bảo đảm xã hội của toàn quốc gia. Ở Việc nam, bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. BHXH đãđược Nhà nước quan tâm ngay từ ngày đầu thành lập vàđược thể chế hoá bằng các sắc lệnh của Chính Phủ. Chính sách này đã giúp cho đội ngũ công nhân viên chức và những người làm việc trong lực lượng vũ trang yên tâm, hăng say công tác, góp phần không nhỏ vào việc đấu tranh thống nhất nước nhà. Ngày nay, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, quỹ BHXH ở Việt Nam đãđược thành lập một cách độc lập với ngân sách Nhà nước và triển vọng trở thành nguồn chủ yếu trong việc đảm bảo các nhu cầu chi của BHXH trong tương lai. Tuy nhiên, qua các phương tiện thông tin đại chúng và tiếp xúc trực tiếp với một sốđối tượng tôi nhận thấy rằng bên cạnh những thành tựu cần phát huy, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa tự nguyện đóng BHXH cho người lao động. Một số anh, chị mới ra trường 1-2 năm còn cho tôi biết việc được các doanh nghiệp Tư nhân và TNHH của Việt Nam đóng BHXH ngay sau khi vừamới tốt nghiệp Đại học ra trường vào làm làđiều “vượt ngoài tầm kiểm soát”. Thông thường phải sau khi ra trường 3-4 năm vào làm việc ở những công ty lớn thì mới được doanh nghiệp đóđóng BHXH cho. Bên cạnh đó, những người đã tham gia đóng BHXH lại phàn nàn về các thủ tục rườm rà và thời gian thường phải đợi đểđược hưởng chếđộ BHXH nhưđã quy định. Với mong muốn tìm hiểu rõ thực trạng và nguyên nhân của vấn đề từđóđưa ra một số giải pháp cho ngành BHXH nói chung và cho BHXH Hà Tây nói riêng, nơi tôi được may mắn tham gia thực tập, tôi đã quyết định chọn đề tài: “BHXH Hà Tây – Thực Trạng và Giải Pháp” làđề tài thực hiện luận văn tốt nghiệp, với mong muốn sẽđóng góp được một phần nhỏ bé vào việc thực hiện tốt công tác BHXH tại tỉnh nhà. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp và góp ý của thầy cô và bè bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn.   Mục lục Lời nói đầu I. Lý luận chung về BHXH 1. Sự cần thiết của BHXH 2. Khái niệm, nội dung và tính chất của BHXH 3. Vai trò của BHXH 4. Quá trình hình thành và phát triển BHXH. II. Thực trạng của BHXH Hà Tây trong những năm gần đây. 1. Giới thiệu chung về BHXH Hà Tây. 1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây 1.2 Giới thiệu khái quát về BHXH Hà Tây. 2. Thực trạng của BHXH Hà Tây trong những năm gần đây. 2.1 Công tác thu BHXH. 2.2 Công tác chi trả BHXH. 2.3 Công tác chếđộ chính sách. 2.4 Công tác kiểm tra. 2.5 Công tác tuyên truyền. III. Một số giải pháp và kiến nghịđối với BHXH Hà Tây. 1. Định phát triển của BHXH Hà Tây trong những năm tới 2. Các giải pháp 2.1 Công tác thu BHXH. 2.2 Công tác chi trả BHXH. 2.3 Công tác chếđộ chính sách. 2.4 Công tác kiểm tra. 2.5 Công tác tuyên truyền. Kết luận Tài liệu tham khảo

docx48 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội Hà Tây – Thực Trạng và Giải Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội, là công cụ phân phối lại thu nhập này được tiến hành qua hai cách: phân phối lại theo chiều ngang giữa người khoẻ và người già, người đang làm việc và người đã nghỉ hưu, người trẻ tuổi và người lớn tuổi, giữa nam và nữ, người đang hưởng trợ cấp và người chưa hưởng trợ cấp; phân phối lại theo chiều dọc là mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế xã hội, giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp. BHXH không bao hàm ý phân phối bình quân, cũng không hàm ý lấy của người giàu chia cho người nghèo một cách võ đoán. ý tưởng của BHXH là nhiễu điều phủ lấy giá gương, là đoàn kết giữa các nhóm, các giới hạn trong cùng cộng đồng với nhau mà vốn là tiềm lực của dân tộc ta đã được lịch sử chứng minh. 4. Quá trình hình thành và phát triển BHXH. 4.1. Sự hình thành và phát triển BHXH trên thế giới. Ngay từ thời xa xưa, thời cổ đại con người đã biết vừa tự lực vừa biết kết hợp đoàn thể để đi săn bắn, lao động để kiếm sống, vật lộn với thiên nhiên. Khi gặp rủi ro tai biến họ vừa tự mình chịu đựng, khắc phục vừa được các thành viên trong cộng đồng hỗ trợ cưu mang. Ở thời đó sự tương trợ mang tính tự phát, theo bản năng và mới được thực hiện trong phạm vi nhỏ (trong cộng đồng, bộ tộc, bộ lạc). Đến giai đoạn có sự phân công lao động sản xuất xã hội phát triển, quan hệ xã hội càng trở nên phức tạp, quan hệ tác động giữa các cá nhân, giữa các cộng đồng cũng trở nên đa dạng hơn. Tôn giáo xuất hiện, các thánh địa, hội nhà chùa, hội nhà thờ, trại bảo dưỡng được thiết lập, trong đó có mục đích từ thiện, trợ giúp tín đồ, các con chiên gặp khó khăn, nghịch cảnh, mà trước hết là người nghèo, trẻ mồ côi. Đối với bản thân mình cha ông ta đã tự chủ là "tích thóc đề phòng thiếu thốn, trữ áo bông khi giá lạnh". Trong quan hệ xã hội nhiều tổ chức hoạt động nhân ái mang tính chất tự nguyện tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc gặp rủi ro, tai biến được hình thành một cách tự phát và ngày càng phát triển. Chính những hoạt động này đã thức tỉnh tính bản thiện trong các nhà cầm quyền và hơn thế nữa cũng là lợi ích của chính giai cấp mình là để ngăn chặn những rối loạn xã hội có thể nảy sinh do cuộc sống của con người lao động bị lâm vào cảnh khốn cùng, làm lung lay địa vị thống trị của mình, không ít vua quan đã tham gia hoạt động từ thiện trích công quỹ để tế bần, phát trần cho những người túng đói. Khi ngành công nghiệp hình thành, hàng loạt dân nông thôn di cư từ nông thôn ra thành thị, Trong khoảng thể kỷ XVI - XVIII một số đoàn thợ thủ công ra đời. Tính đoàn kết tương thân giữa những người làm thuê nảy nở dần. Ở một số Châu Âu, trong thời kỳ này có khá nhiều quỹ tương trợ được thành lập, ở Anh 1973 có hội "Bằng Hữu" giúp trợ hội viên trong các trường hợp ốm đau, thương tật. Đặc biệt, khi giai đoạn công nghiệp phát triển, số công nhân công nghiệp đông dần. Giai cấp công nhân công nghiệp gồm những thị dân, dân nông thôn thoát ly nông nghiệp, từ những người sản xuất tự cấp tự túc thành những người làm công ăn lương, dựa vào lương là nguồn sống chủ yếu. Có làm việc thì mới có lương để sống dù đồng lương là ít hay nhiều. Nếu ốm đau, thương tật, thai sản phải nghỉ việc mà không có lương nghĩa là cuộc sống của họ lập tức bị đe doạ. Đến giai cấp này, những rủi ro, tai biến đe doạ người công nhân không chỉ là sinh bệnh, tử mà không ai thoát khỏi trong đời thường, những rủi ro, tai biến còn là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp. Để giảm tối thiểu nỗi âu lo của người làm công ăn lương, nhiều hệ thống trợ giúp xã hội nối tiếp nhau ra đời, bên cạnh những khoản tiền khiêm tốn của hội tương tế, còn có những quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chu cấp cho người thuộc quyền quản lý khi họ bị ốm đau, tai nạn lao động. Đáng chú ý là trong quá trình phát triển, trước cục diện mới, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của các quốc gia. Chính phủ các nước, nhất là các nước công nghiệp, không thể quan tâm đến tình cảnh của người lao động. Họ buộc phải từng bước cải thiện điều kiện lao động, rút ngắn thời gian làm việc, có chế độ thích hợp hơn để tỏ ra có chăm sóc đến đời sống của người lao động. Điển hình là năm 1850, dưới thời Thủ tướng Bis -Mắc, nhiều bang của nước Đức đã giúp đỡ các địa phương lập quỹ bảo hiểm ốm đau, do các công nhân phải đóng tiền để bảo hiểm. Nguyên tắc bảo hiểm bắt buộc chính là bắt nguồn từ đây và người được bảo hiểm phải đóng bảo hiểm. Chế độ ốm đau được phổ cập trong toàn nước Đức vào năm 1883, do các hội tương tế lúc bấy giờ của công nhân quản lý. Năm 1884 xuất hiện các chế độ bảo hiểm về rủi ro nghề nghiệp do các hiệp hội chủ doanh nghiệp quản lý. Năm 1889 lại xuất hiện chế độ bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm tàn tật do chính quyền các tỉnh quản lý. Trong khoảng từ năm 1883 đến năm 1884, một hệ thống bảo hiểm xã hội lớn đầu tiên ra đời với sự tham gia bắt buộc của những người làm công ăn lương, theo nguyên tắc người được hưởng bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm xã hội và 3 thành viên của của xã hội là: người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước đều có vị trí trong việc quản lý hệ thống Bảo hiểm xã hội. Từ đó nhiều nước đã sử dụng cơ chế này trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội của nước mình. Sáng kiến về bảo hiểm xã hội của chính quyền Bis- Mac được nhiều nước Châu Âu chấp nhận. Từ thập kỷ 30 của thế kỷ XX liên tiếp các nước Mỹ La Tinh, Hoa Kỳ, Canada đều áp dụng; từ sau đại chiến thế giới thứ II và sau khi giành được độc lập nhiều nước Châu Phi, Châu Á và vùng Caribê cũng lần lượt áp dụng cơ chế bảo hiểm xã hội tương tự. Tuy vậy cần nhấn mạnh rằng các nước áp dụng cơ chế bảo hiểm xã hội chủ yếu là áp dụng các đặc trưng có sự đóng bảo hiểm xã hội của những người được bảo hiểm. Còn về chế độ phụ cấp thì cụ thể mỗi nước tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội cụ thể và truyền thống riêng của nước mình để thêm bớt, không máy móc sao chép những chế độ của nước này, nước khác. Có thể nói bảo hiểm xã hội được hình thành và phát triển gắn liền với sự phân công lao động xã hội à sự phát triển của ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp công nhân nhận lương trong các xí nghiệp công nghiệp sống hoàn toàn dựa vào tiền lương. Khi họ gặp rủi ro trong quá trình lao động như ốm đau, tai nạn lao động, thai sản thì ngay lập tức cuộc sống của họ bị đe doạ. Điều này nếu không được các giới chủ sử dụng lao động quan tâm sẽ làm cho quan hệ giữa chủ và thợ vốn đã được căng thẳng và có thể là nguyên nhân của của các cuộc bãi công biểu tình. Để hài hoà mối quan hệ này thì việc hình thành bảo hiểm xã hội là tất yếu. 4.2. Quá trình hình thành và phát triển BHXH tại Việt nam: Việt nam cũng như các nước trên thế giới. Sau khi Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, tháng 12/1946, Quốc hội đã thông qua hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân. Trong hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người già. Ngày 12/3/1947, Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29SL Quy định chế độ trợ cấp cho công nhân. Ngày 20/5/1950, Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh số 76 và 77 quy định thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ công nhân viên chức. Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, thực hiện hiến pháp 1959, Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về chế độ bảo hiểm xã hội đối với chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước kèm theo nghị định 218/CP ngày 27/11/1961. Các chế độ bảo hiểm xã hội gồm 6 loại trợ cấp: ốm đau, thai sản, tử tuất. Đáng chú ý là đến lúc này, quỹ bảo hiểm xã hội được chính thức thành lập là quỹ độc lập thuộc ngân sách; các cơ quan, doanh nghiệp chỉ nộp bằng một tỉ lệ % so với tổng quỹ lương của công nhân viên chức, còn công nhân viên chức thì không phải đóng bảo hiểm xã hội.. Điều lệ tạm thời này được thực hiện trong suốt thời gian gần 32 năm. Trong quá trình này, có một số điểm bổ sung sửa đổi, nhưng chỉ là tỷ lệ nộp của cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, điều kiện và mức hưởng trợ cấp, cách tính thời gian công tác, tiền lương căn cứ tính trợ cấp, cơ quan quản lý quỹ BHXH. Ở giai đoạn này có thêm cơ chế bảo hiểm xã hội đối với khu vực ngoài quốc doanh. Trong khu vực tiểu thủ công nghiệp, liên hiệp xã, Trung ương ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với xã viên hợp tác xã và các tổ sản xuất tiểu thủ công nghệp. Về cơ bản, chế độ này phỏng theo mô hình bảo hiểm xã hội trong khu vực Nhà nước, đã có tính đến một số đặc điểm của ngành tiểu thủ công nghiệp. Điểm khác quan trọng là nguồn thu dựa trên cơ sở tiền đóng góp của người lao động nhưng do sản xuất tiểu thủ công nghiệp không ổn định nên người lao động đóng góp không thường xuyên, quỹ Bảo hiểm xã hội lại không có sự bảo trợ của Nhà nước. Vì vậy, điều lệ chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn ngủi, đến năm 1989 phải chấm dứt. Trong khu vực nông nghiệp, tuy chưa có bảo hiểm xã hội chính thống, nhưng do nhu cầu bảo đảm cuộc sống của người lao động trong khu vực nông nghiệp, một số nơi đã tự phát lập ra chế độ bảo hiểm tuổi già trong phạm vi xã thôn là chính. Quỹ bảo hiểm tuổi già được hình thành chủ yếu bằng số thóc nộp của những người tham gia, trợ cấp tuổi già cũng bằng thóc. Cho nên đây cũng chỉ là hình thức sơ khai có tính chất bảo hiểm xã hội, phạm vi và tác dụng còn nhiều hạn chế. Kể từ Đại hội VII và Đại hội VIII của Đảng, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ngày càng đi vào chiều sâu. Trong các chính sách xã hội thì việc cải cách, đổi mới chế độ bảo hiểm xã hội trở thành một vấn đề bức bách đối với Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Ngày 22/6/1993 Chính phủ ban hành nghị định tạm thời chế độ BHXH. Nội dung cải cách trước hết nhằm xoá bỏ tư duy bao cấp, ỷ lại trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, mở ra hai loại hình bảo hiểm xã hội đó là: Bảo hiểm xã hội đối với người được bảo hiểm ; trong loại hình Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động phải đóng phí bảo hiểm nhân danh những người lao động được sử dụng. Quỹ Bảo hiểm xã hội được Nhà nước hỗ trợ thêm, quy định tại 5 chế độ trợ cấp: ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất, xoá bỏ chế độ trợ cấp mất sức lao động vốn đã biểu hiện nhiều tiêu cực và bất hợp lý; thống nhất hoá tổ chức quản lý bảo hiểm xã hội trong cả nước. Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm xã hội, điều kiện hưởng trợ cấp, tiền lương làm căn cứ và mức hưởng trợ cấp đều được sửa đổi căn bản. Tuy vậy đối với loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa có những quy định chi tiết cụ thể. Trên cơ sở thực tiễn thực hiện bảo hiểm xã hội từ trước đến nay nhất là căn cứ vào những kinh nghiệm thực hiện nghị định 43/CP, cơ chế bảo hiểm xã hội đã được chế định lại thành một chương trong Bộ luật lao động thông qua ngày 23/6/1994 và được cụ thể hoá Điều lệ Bảo hiểm xã hội mới kèm theo nghị định 12/CP ngày 26/1/1995. Chương BHXH trong Bộ luật lao động gồm những quy phạm có tính chất nguyên tắc. Điều lệ BHXH mới được ban hành, căn cứ vào Bộ Luật lao động đã mở ra một trang mới đối với BHXH ở nước ta trong điều kiện và bối cảnh: nền kinh tế nhiều thành phần, vận dụng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ quan BHXH Hà Tây là một đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam được thành lập theo quyết định 13A/TCCB ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt nam và quyết định số 314/GĐ của UBND tỉnh Hà Tây và bắt đầu hoạt động từ ngày 1/7/1995. II. THỰC TRẠNG CỦA BHXH HÀ TÂY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 1. Giới thiệu chung về BHXH Hà Tây. 1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây 1.1.1 Đôi nét về tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động BHXH Hà Tây. Hà Tây là một tỉnh đồng bằng với diện tích 214.703 Km2. Dân số trên hai triệu người, gồm 12 huyện và 2 thị xã. (Hà Tây có; một phần nhỏ diện tích là bán sơn địa có dân tộc ít người sinh sống như dân tộc Mường, dân tộc Dao)... Địa bàn Hà Tây tiếp giáp phía Tây bắc và Nam thành phố Hà Nội. Với vị trí như trên Hà Tây trở thành áo giáp bảo vệ cửa ngõ ra vào thủ đô Hà Nội. Mọi diễn biến xã hội ở Hà Nội đều tác động mạnh mẽ, mau lẹ tới Hà Tây và ngược lại. Có rất nhiều doanh nghiệp Trung Ương và Liên doanh với nước ngoài có số lao động khá lớn đóng trên địa bàn tỉnh. Là một tỉnh có nguồn nhân lực đồi dào, nhiều ngành nghề truyền thống có nhiều thuận lợi. Song cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Kinh tế còn chậm phát triển so với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa mạnh, nông nghiệp vẫn là chủ yếu, công nghiệp quy mô nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, hạ tầng cơ sở kém, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, trình độ dân trí thấp và chủ yếu sống ở nông thôn do đó phần lớn lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều lao động còn thiếu việc làm nên số lao động tham gia BHXH còn hạn chế. 1.1.2 Tác động của cơ cấu kinh tế đến BHXH Hà Tây Hà Tây là tỉnh có số dân trong độ tuổi lao động chiếm cao, trình độ của lao động vẫn còn ở mức hạn chế đặc biệt là lao động chưa có tay nghề, chưa qua trường lớp đào tạo dạy nghề (nếu có chỉ chiếm rất ít trong số người ở độ tuổi lao động), Tỉnh chưa có chính sách thu hút vốn đầu tư vào tỉnh cao, chính sách kinh tế chưa phù hợp, phân công lao động còn hạn chế chưa thích ứng với tình hình do đó làm chậm sự phát triển kinh tế của tỉnh. ảnh hưởng của biến đổi cơ cấu kinh tế dưới góc độ (ngành vùng, thành phần kinh tế) đến phát triển BHXH có những nét chung và được thể hiện ở chỗ: Mọi biến đổi cơ cấu đều dẫn đến sự thay đổi của số lượng và chất lượng lao động, mức đóng góp bảo hiểm và mức chi bảo hiểm. Chính vì sự thay đổi này tác động làm thay đổi quy mô của hoạt động BHXH trên cả ba phương diện ngành vùng và thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành và thành phần kinh tế biểu hiện rõ hơn cả. Dưới góc độ ngành, nền kinh tế được phân chia theo các khối ngành: nông nghiệp, công nghiệp (bao gồm cả xây dựng và dịch vụ). Thu nhập của người lao động cũng như số lượng người bắt buộc phải tham gia BHXH ở trong hai ngành công nghiệp và dịch vụ bao giờ cũng gấp nhiều lần so với ngành nông nghiệp. Theo sự phát triển ở thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, vấn đề có tính quy luật chung là tốc độ phát triển của hai ngành công nghiệp và dịch vụ bao giờ cũng lớn hơn tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp xét trên phương diện số lượng lao động cũng như thu nhập bình quân đầu người. Trong điều kiện đó, sự phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ là nhân tố rất quan trọng, có tác động làm tăng trưởng các hoạt động BHXH. Với xu thế tất yếu này, số lượng lao động của hai ngành công nghiệp và dịch vụ tham gia BHXH cũng như phần đóng góp của ngành công nghiệp và dịch vụ cho quỹ BHXH sẽ ngày một tăng lên theo sự phát triển của hai ngành này. Trong khi đó, ngành nông nghiệp với đặc điểm kinh tế hộ là chủ yếu, lao động theo vụ mùa, thì tác động của ngành này đối với sự phát triển của BHXH không lớn. 1.2. Giới thiệu khái quát về BHXH tỉnh Hà Tây. Cơ quan Bảo hiểm xã hội Hà Tây là một đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam được thành lập theo quyết đinh số 13A/TCCB ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và bắt đầu hoạt động từ 01/07/1995. Toàn ngành hiện có 130 cán bộ công nhân viên chức thuộc hai ngành: Sở Lao động thương binh và xã hội và Liên đoàn lao động tỉnh bàn giao theo thông tư số 125/TT ngày 24/6/1995 của Liên Bộ (Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh Xã Hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) được hoạt động theo hệ thống quản lý ngành dọc từ trung ương đến cấp huyện. Bộ máy hoạt động của BHXH Hà Tây được tổ chức theo mô hình: Văn phòng BHXH tỉnh và 14 BHXH huyện, thị xã ký hợp đồng với 411 đại lý chi trả ở xã, phường. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tây gồm có 6 phòng chức năng: Phòng Quản lý thu BHXH Phòng Kế hoạch tài chính (bao gồm QL chi BHXH) Phòng Quản lý chế độ chính sách BHXH Phòng Quản lý hồ sơ Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kiểm tra Các phòng trực thuộc có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức quản lý quỹ BHXH, thực hiện các chế độ chính sách BHXH theo từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của phòng. Các phòng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Giám đốc BHXH tỉnh và sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của các Ban chức năng tương ứng thuộc BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Hà Tây thực hiện các nhiệm vụ sau: + Thực hiện các tổ chức thu BHXH theo quy định của Chính phủ bao gồm các nguồn thu sau: Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ lương Người lao động đóng bằng 5% tiền lương hàng tháng + Tổ chức quản lý và xét duyệt chính sách BHXH cho người lao động hưởng chế độ BHXH. + Thực hiện chi trả 5 chế độ: Trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Bảo hiểm xã hội Hà Tây có trách nhiệm thu và cấp sổ BHXH cho 1.771 cơ quan đơn vị, doanh nghiệp trên điạ bàn với số lao động là 74.388 người với số tiền hàng năm phải thu trên 70 tỷ đồng, quản lý và giải quyết chính sách, chi lương hưu và trợ cấp cho gần 7,5 vạn người hưởng BHXH với tổng số tiền trên 300 tỷ đồng. 2. Thực trạng của BHXH Việt Nam trong những năm qua. 2.1 Vai trò của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam Việt Nam là một nước đông dân (77 triệu người, đứng hàng thứ 12 trên thế giới), nhưng lại là một trong những nước nghèo nhất thế giới (với thu nhập bình quân đầu người chưa đến 300 USD/năm). Vì vậy an ninh xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng có ý nghĩa rất to lớn đối với người dân và người lao động. Ngay từ khi thành lập nước, Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng đến phát triển chính sách bảo hiểm xã hội và bảo trợ xã hội (bảo trợ xã hội ở Việt Nam có sự đan xen giữa Social Security và Social Protection). Riêng lĩnh vực bảo hiểm xã hội đã phát huy dần từng bước, từ chỗ đối tượng bảo hiểm xã hội chỉ là công nhân viên chức nhà nước đến nay đã mở rộng cho người lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Tính đến nay, đã có khoảng 4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội và gần 2 triệu người đang hưởng các trợ cấp bảo hiểm xã hội thường xuyên. Chính sách bảo hiểm xã hội đã góp phần to lớn vào việc ổn định đời sống cho người lao động hưởng bảo hiểm xã hội; góp phần ổn định chính trị – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, so với lực lượng lao động cả nước thì tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội còn thấp. Những người lao động trong khu vực phi kết cấu, lao động nông nghiệp và lao động trong các doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động chưa được tham gia bảo hiểm xã hội, chưa được sự bảo vệ của bảo hiểm xã hội. Điều này đã làm tăng nguy cơ cho gánh nặng của hệ thống an sinh xã hội (tầng thứ nhất). Nghĩa là tăng nguy cơ cho các chi phí công cộng để trợ giúp cho các đối tượng này. Theo một số dự báo, dân số nước ta tiếp tục tăng trong 20 năm tới, mặc dù tốc độ tăng đã giảm. Có thể thấy điều này qua các số liệu sau: Năm Dân số (1000 người) Dân số từ 15-49 tuổi (1000 người) 2000 77.700 21.066 2005 82.500 23.663 2010 87.400 25.501 2015 93.300 25.958 2020 97.100 26.237 (Nguồn: Chương trình mục tiêu Phát triển Dân số – Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình Như vậy đến những năm 30 của thế kỷ này, dân số nước ta sẽ đạt 100 triệu người và lực lượng lao động khoảng 49 triệu người. Đây là lực lượng lao động đông đảo có thể tham gia bảo hiểm xã hội nếu như chính sách bảo hiểm xã hội được mở rộng và như vậy sẽ có khoảng 50% số dân được sự bảo vệ ở tầng thứ hai của hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Hay nói cách khác nguy cơ rủi ro trong lao động của gần 50% dân cư đã được bảo vệ bởi các chế độ bảo hiểm xã hội. Điều này đã giảm chi phí công cộng để thực hiện các trợ giúp xã hội tối thiểu (tầng thứ nhất). Xét dưới khía cạnh kinh tế, khi các chi phí công cộng cho trợ giúp xã hội giảm đi thì số tiền từ ngân sách và xã hội sẽ được đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân làm cho đời sống của người dân được “an sinh” hơn. Đây là ý nghĩa rất lớn lao của sự mở rộng và phát triển bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Hệ thống BHXH được mở rộng góp phần giảm bớt những đối tượng cần trợ giúp rất nhiều như những người già cô đơn không nơi nương tựa (khoảng 300.000 người), người tàn tật (khoảng 4 triệu người), trẻ em mồ côi hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (khoảng 200.000 người), người nghèo (chiếm 11% số hộ cả nước) … Những đối tượng này (không phải tất cả) nếu được tham gia vào các hệ thống BHXH (hoặc bắt buộc hoặc tự nguyện), đặc biệt là nông dân và lao động nông thôn, mới chiếm đến 80% dân số và trên 70% lực lượng lao động cả nước, thì họ sẽ phần nào được sự bảo vệ của hệ thống, được sự san sẻ của những người cùng tham gia bảo hiểm và như vậy gánh nặng của ngân sách, của các quỹ công cộng và của cộng đồng sẽ được nhẹ bớt. Điều này cũng có nghĩa là hệ thống an sinh xã hội quốc gia càng đảm bảo và phát triển. Ngay sau khi Nghị định 12/CP có hiệu lực thi hành, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận sự bàn giao từ ngành lao động và Công đoàn 3,2 triệu người tham gia BHXH, trong đó có 2,2 triệu người đóng BHXH thuộc 18.656 đơn vị, cơ quan doanh nghiệp và từ đó tới nay, số người tham gia BHXH ngày càng một tăng với 2,5 triệu người thuộc 39.160 đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đặc biệt là số lao động khu vực ngoài quốc doanh tham gia BHXH tăng nhanh. Điều đó đã đảm bảo quyền được trợ cấp, quyền được Nhà nước và xã hội chăm lo khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... sự quan tâm đó đã tạo điều kiện để mọi người lao động phấn khới, phát huy khả năng lao động, tự do di chuyển việc làm và từng bước khắc phục được sự phân biệt về việc làm trong và ngoài biên chế của Nhà nước, góp phần thúc đẩy cho các loại doanh nghiệp phát triển. Trong 6 năm qua, BHXH Việt nam đặc biệt chú trọng tới công tác thu chi và cân đối quỹ, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý quỹ, đảm bảo quỹ BHXH là nguồn chi trả các chế độ trợ cấp BHXH đối với người lao động. Để đảm bảo nguồn tài chính, ngay sau khi Nghị định 12/CP có hiệu lực, BHXH Việt Nam đã xây dựng kế hoạch thu và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Nhờ vậy công tác thu BHXH đã tăng nhanh, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Chỉ tính riêng năm 1999, tổng số thu BHXH đạt 4.200 tỷ đồng tăng gấp 10 lần tổng số thu năm 1994 (420 tỷ). Do đạt được những kết quả cao trong công tác thu nên tính đến năm 1999, tổng số tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH tăng cao 12.000 tỷ đồng. Số tiền này được Chính phủ cho phép vào đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mua trái phiếu, công trái và gửi các ngân hàng Nhà nước để bảo toàn và phát triển giá trị của quỹ. Những năm qua, vấn đề đối mới quy trình thủ tục lập hồ sơ xét hưởng các chế độ BHXH luôn được BHXH Việt Nam coi trọng. Trước đây, việc giải quyết các chế độ ốm đau, hưu trí, tai nạn lao động... kéo dài từ 1 tháng thì cần nhiều loại giấy tờ làm căn cứ nhưng đến nay, việc giải quyết các chế độ này đã được rút ngắn xuống còn từ 5 đến 25 ngày và được nhiều đơn vị sử dụng lao động, người lao động hoàn nghênh. Tình từ 1995 đến nay, BHXH Việt Nam đã giải quyết hơn 3 triệu lượt người nghỉ ốm, 7 vạn người hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hơn 30 vạn người nghỉ thai sản, 51 vạn người nghỉ hưu hàng tháng và trợ cấp 1 lần và chưa kế để xẩy ra trường hợp nào vi phạm chế độ. Cùng với việc giải quyết các chế độ BHXH là việc chi trả lương hưu và các trợ cấp BHXH cũng hết sức tiến bộ. Với mức tiền chi trả lương hưu và các loại trợ cấp lớn 6000 tỷ đồng cho hơn 6 triệu người /năm, nhưng BHXH Việt Nam đã chi trả kịp thời, đầy đủ theo đúng chế độ. Đảm bảo cho người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hàng tháng trong cả nước đều được nhận tiền một lần vào ngày15 hàng tháng. Trước đây chính sách BHXH do thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quyết định. Nhưng từ năm 1995 đến nay, BHXH Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ đến từng đối tượng tham gia BHXH thông qua việc đăng ký tham gia BHXH và cấp số BHXH. Tính từ năm 1995 đến nay, BHXH Việt Nam đã cấp số cho 3,8 triệu người lao động tham gia BHXH. Những kết quả mà BHXH Việt Nam đạt được trong 6 năm qua một lần nữa đã khẳng định những nội dung đổi mới chính sách BHXH của Nhà nước là đúng đắn, hợp với mong muốn của người lao động. Các quy định về thu chi, quản lý quỹ của BHXH rất có hiệu quả. Những kết quả này chứng minh và hứa hẹn những bước đi vững chắc để tiến tới mục tiêu của BHXH mà Nhà nước đã đề ra. Những tồn tại hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được trong 6 năm qua, ngành BHXH Việt Nam vẫn còn một số những tồn tại hạn chế sau đây: - Đối tượng tham gia BHXH hàng năm tuy tăng, nhưng so với tổng số lao động trong diện phải tham gia BHXH theo quy định mới đạt 86%. Số lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tham gia BHXH mới đạt 40%; kết quả thu BHXH hàng năm đạt khoảng 90% với tổng số phải thu. - Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, thì mỗi năm thất thu BHXH gần 3.000 tỷ đồng. Tình trạng nợ đọng tiền BHXH còn lớn; tính đến nay, khoảng 500 tỷ đồng chiếm 12% diện thu đã quản lý được. - Tổ chức BHXH Việt Nam đã được thành lập để thực hiện việc thu chi và quản lý quỹ từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, tổ chức biên chế đông lại thiếu đồng bộ chất lượng còn hạn chế. - Trong những năm qua việc tuyên truyền về chính sách BHXH thường xuyên nội dung chưa phong phú, nên nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động, chưa đầy đủ dẫn đến việc thực hiện chính sách còn thiều sót trong BHXH và thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động. - Đối tượng tham gia BHXH ở nước ta còn hạn chế trong số 40 triệu lao động, thì số người được thực hiện chính sách BHXH theo loại hình bắt buộc khoảng 7 triệu người. 3. Thực trạng của BHXH Hà Tây trong những năm gần đây. 1. Công tác thu BHXH Công tác thu BHXH là công tác trọng tâm của cơ quan BHXH vì tiến độ thu có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ chi trả BHXH. Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây: Người sử dụng lao động đóng góp Người lao động đóng góp Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm Các nguồn thu khác (như cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư quỹ nhàn rối). Trong nền kinh tế hàng hoá, trách nhiệm tham gia đóng góp BHXH cho người lao động được phân chia cho cả người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở quan hệ lao động. Điều này không phải là sự phân chia rủi ro, mà là lợi ích giữa hai bên. Về phía người sử dụng lao động, sự đóng góp một phần BHXH cho người lao động sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mà mình thuê mướn. Đồng thời nó còn góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp, kiến tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ – thợ. Về phía người lao động, sự đóng góp một phần để BHXH cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ. BHXH Hà Tây tổ chức thực hiện việc thu BHXH theo quy định của Chính phủ bao gồm các nguồn thu sau: + Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương + Người lao động đóng bằng 5% tiền lương. + Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. + Các nguồn thu khác. Kết quả thu BHXH Hà Tây đã tăng lên rõ rệt qua các năm. Tình hình thu BHXH của BHXH tỉnh Hà Tây Chỉ tiêu kế hoạch 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Kế hoạch giao 15,3 28,8 39,9 55 60,8 67,1 Đã thực hiện 17,4 33,1 41,7 56,8 63,9 72,5 Tỷ lệ thực hiện kế hoạch 113,7 114,9 104,5 103 105 108 Nguồn báo cáo thu các năm 1995-2000 BHXH Hà Tây. Nếu như trong 6 tháng cuối năm 1995 số BHXH chỉ đạt 17,4 tỷ đồng thì trong năm 2000 con số này lên tới 72,5 tỷ đồng. Đơn vị luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch thu BHXH và BHXH Việt Nam giao cho (năm 1995 vượt mức 13,7%; năm 1996 vượt mức 14,9%; năm 1997 vượt mức 4,5%; năm 1998 vượt mức 3%; năm 1999 vượt mức 5%, năm 2000 vượt mức 8%). Dự tính trong năm 2001, BHXH Hà Tây phấn đấu thu đạt 84 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2000. Mặc dù công tác thu BHXH ở nhiều doanh nghiệp, đơn vị gặp nhiều khó khăn, nhưng toàn ngành đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động thực hiện tốt các mối quan hệ giữa cơ quan BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động nên đạt kết quả tốt như vậy. Tuy nhiên, tỷ lệ thực hiện kế hoạch thu BHXH của tỉnh qua các năm không ổn định, lúc tăng, lúc giảm điều đó cho thấy tính phức tạp của công tác thu BHXH. 2. Công tác chi trả BHXH Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau đây: Chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, khi đối tượng tham gia BHXH gặp rủi ro. Thực chất là trợ cấp cho 9 chế độ mà tổ chức này đã nêu lên trong Công ước 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơ ne vơ. Chăm sóc y tế Trợ cấp ốm đau Trợ cấp thất nghiệp Trợ cấp tuổi già Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Trợ cấp gia đình Trợ cấp sinh đẻ Trợ cấp khi tàn phế Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) 9 chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tùy điều kiện kinh tế – xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơ ne vơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ. Trong đó, ít nhất phải có một trong năm chế độ: (3); (4); (5); (8); (9). Mỗi chế độ trong hệ thống trên khi xây dựng đều dựa trên những cơ sở kinh tế – xã hội; tài chính; thu nhập; tiền lương … Đồng thời, tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học; tuổi thọ bình quân của quốc gia; nhu cầu dinh dưỡng; xác suất tử vong, … Tại tỉnh Hà Tây, do công tác thu BHXH đạt kết quả tốt nên việc chi trả các chế độ BHXH cũng có nhiều tiến bộ rõ rệt. Với nguyên tắc cơ chế quản lý tài chính đã được Chính Phủ, Bộ tài chính, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam xác định: " BHXH là một tổ chức có cơ chế hoạt động tài chính đặc biệt. Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống, từng bước hạch toán độc lập với Ngân sách nhà nước và được Nhà nước bảo hộ Mục tiêu hoạt động mạnh mang tính chất phục vụ, tính chất xã hội là chủ yếu". BHXH Hà Tây thực hiện chi trả 5 chế độ BHXH cho người hưởng chế độ BHXH bằng 02 nguồn: + Nguồn Ngân sách Nhà nước đảm bảo. + Nguồn quỹ thu BHXH bảo đảm. Hiện tại BHXH Hà Tây đang áp dụng 2 mô hình chi trả: Thông qua ban đại lý chi trả ở xã, phường để chi trả đến đối tượng hưởng chính sách đối với việc chi thường xuyên và chi 1 lần hàng tháng và BHXH huyện, thị xã trực tiếp chí trả cho các đối tượng hưởng chính sách BHXH ở một số xã, phường. Đối với việc chi trả hai chế độ (ốm đau, thai sản) chủ yếu là chuyển tiền cho các đơn vị sử dụng lao động để chi trả trực tiếp cho người hưởng BHXH. Tình hình chi trả của BHXH tỉnh Hà Tây (Đơn vị tính triệu đồng) Chỉ tiêu kế hoạch 1995 (6 tháng cuối năm) 1996 1997 1998 1999 2000 Chi trả 5 chế độ trong đó: Ngắn hạn: (ốm đau, thai sản) Dài hạn: (hưu, tử tuất TNLĐ, BNN) 6,5 7,28 8,49 9,34 11,05 12,67 179,807 185,8 198,75 205,118 238,86 575,605 Tổng cộng 186,307 193,1 107,24 214,458 249,91 270,275 Nguồn: Báo cáo công tác chi trả năm 1995-2000 BHXH Hà Tây Quỹ BHXH đã thực hiện chi trả một phần cho trợ cấp 5 chế độ làm giảm chi cho Ngân sách Nhà nước. Nguồn chi trả trợ cấp BHXH Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Số lượt người được chi trả Lượt người 853.781 878.635 896.734 877.235 876.433 877.186 Quỹ NS Nnước đảm bảo Lượt người 815.213 837.659 853.428 840.955 826.527 813.304 Quỹ BHXH đảm bảo Lượt người 38.568 40.976 43.306 36.280 50.176 63.882 Số tiền chi trả trong đó: Triệu đ 186.307 193.112 207.240 207.929 249.919 270.275 Quỹ NS NN đảm bảo Triệu đ 180.584 185.167 197.372 195..252 229.496 239.895 Quỹ BHXH đảm bảo Triệu đ 5723 7945 9868 12.677 20423 30.380 Nguồn: Báo cáo kết quả công tác chi trả BHXH Hà Tây Nếu như trong năm 1995, quỹ do thu của người lao động, người sử dụng lao động chỉ chi trả 5723 triệu đồng, chiếm 3,07% trong tổng số chi trả thì năm 2000, nguồn quỹ này đã chi trả được 30.380 triệu đồng, chiếm 11,24% trong tổng số chi. Việc chi trả bằng nguồn quỹ này đã khiến cho việc trợ cấp của Ngân sách giảm. Nhìn chung, số tiền chi trả cho các chế độ BHXH ở tỉnh Hà Tây tăng lên không đáng kể, trong khi đó số thu BHXH lại tăng lên rất nhanh, năm 1995 số thu BHXH mới chỉ đạt 17,4 tỷ đồng nhưng năm 2000 thì số thu tăng lên 72,5 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự chênh lệch thu chi ngày càng giảm và như vậy số tiền mà Ngân sách Nhà nước ucngx như BHXH Việt Nam phải cấp bù cho BHXH Hà Tây sẽ ngày càng giảm đi. 3. Công tác chế độ chính sách Cùng với việc thực hiện tốt thu và chi BHXH, BHXH Hà Tây còn tổ chức thực hiện tốt công tác cấp sổ BHXH cho người lao động. Đến năm 1996, BHXH Hà Tây đã cấp sổ cho gần 3 vạn lao động. Đến cuối tháng 12/2000, toàn ngành đã xét duyệt thẩm định và cấp sổ cho 71.000/74.388 lao động (đạt 95,4%). Hiện còn trên 3000 lao động do tăng lao động mới tuyển dụng vào làm việc, đơn vị chưa hoàn thiện tờ khai dể đề nghị cấp sổ và số tồn đọng cũ phải tiếp tục kiện toàn hồ sơ pháp lý, hoàn tất các thủ tục nghiệp vụ ở cơ sở để tiếp tục giải quyết cấp nốt sổ cho người lao động. Việc cấp sổ BHXH giúp cho việc quản lý ngày càng phát triển. Trong những năm qua, BHXH Hà Tây tuân thủ các quy định của Nhà nước về chính sách BHXH như đã được quy định theo Điều lệ BHXH và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Đảm bảo việc thực hiện đúng chính sách, kịp thời cho người lao động, duy trì thường xuyên việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết 5 chế độ BHXH theo quy định cải tiến thủ tục hành chính " Một cửa". Qua thực tế việc cải tiến thủ tục hành chính trên đã được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, BHXH Việt Nam đánh giá cao, được các cơ quan đơn vị doanh nghiệp đồng tình hưởng ứng, thuận tiện, tránh phiền hà, giảm đi lại, chờ đợi của cơ quan sử dụng lao động và người lao động. Song về chuyên môn, quản lý nghiệp vụ thuộc bộ ngành vẫn đảm bảo tính chặt chẽ thông qua 4 phòng và 5 khâu nghiệp vụ. Cụ thể là BHXH Hà Tây hàng năm trung bình đã giải quyết chế độ chính sách BHXH cho: 2.015 đối tượng hưởng chế độ hưu trí thường xuyên. 1.936 đối tượng hưởng chế độ tuất thường xuyên. Giải quyết cho hàng nghìn lượt người hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn, một lần. Xét duyệt, giải quyết cho các đối tượng mất sức lao động đi giám định lại khả năng mất sức lao động để thực hiện theo QĐ 60-HĐTB cho 746 người, tăng 3,5% so với năm 1995. Về nghiệp vụ: trả lời 48 đơn thư khiếu nại, hỏi đáp chính sách, tăng 2,8% so với năm 1995. Điều chỉnh chính sách, trợ cấp 1 lần theo NĐ 175/CP cho các đối tượng hưởng hưu trí, trợ cấp 1 lần, điều chỉnh chính sách khác cho 249 người, tăng 3,1% so với năm 1995. Tiếp nhận làm thủ tục chuyển đi, đến cho 708 trường hợp hưởng BHXH (chuyển đi 173 hồ sơ, đến 535 hồ sơ) tăng 1,6% so với năm 1995. Sao lục hồ sơ phục vụ giải quyết chính sách theo NĐ 28/CP cho 612 lượt hồ sơ, tăng 4% so với năm 1995. Sau khi có văn bản mới về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp và thực hiện việc giải quyết chính sách đối với những trường hợp hưởng chế độ mất sức lao động được giải quyết tiếp sau thời gian thôi hưởng, ngành đã kịp thời tổ chức tập huấn các bộ nghiệp vụ hướng dẫn BHXH huyện, thị xã tiến hành kê khai làm thủ tục tăng điều chỉnh lương hưu, trợ cấp theo mức mới và xét duyệt giải quyết chính sách đảm bảo kịp thời cho người được hưởng BHXH. BHXH Hà Tây đã đổi mới phương pháp quản lý hồ sơ, đối tượng, tập trung cán bộ kiểm tra đối chiếu hồ sơ đối tượng hưởng chính sách BHXH thường xuyên, đưa việc quản lý chính sách, quản lý đối tượng bằng máy vi tính chặt chẽ, hiệu quả. 4. Công tác kiểm tra: Công tác kiểm tra được BHXH Hà Tây đặc biệt quan tâm và coi trọng, đã thường xuyên xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra của tháng, quí, năm... với tư tưởng chỉ đạo là các khâu nghiệp vụ từ BHXH tỉnh đến các huyện, thị xã đều phải tự kiểm tra và kiểm tra những công việc nghiệp vụ của ngành. Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ thu của 14 huyện, thị xã, kiểm tra 47 đơn vị sử dụng lao động thuộc 14 huyện, thị xã, 3 đơn vị doanh nghiệp do tỉnh quản lý. Trong việc ghi sổ, xác nhận nộp BHXH với số lao động được kiểm tra là 2571 sổ, ghi sổ đúng là 2277 sổ đạt 88,5%, ghi sai là 294 sổ, chiếm 11.5%. Kiểm tra chi trả BHXH tại 28 xã, phường của 14 huyện, thị xã với tổng số đối tượng kiểm tra là 8702 người, với số tiền 2.131.818.000đ. BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị xã đã thực hiện tốt công tác tiếp dân và trả lời đơn thư theo đúng các qui định của Nhà nước và nội qui của ngành. Đã tiếp nhận và giải quyết 170 đơn khiếu nại hỏi về việc trợ cấp mất sức lao động, 17 đơn tố cáo đơn vị sử dụng lao động, cá nhân thực hiện sai hoặc khai man để hưởng chế độ BHXH. Các đơn thư nói trên đều được xem xét xác minh giải quyết, trả lời dứt điểm, đúng qui định, không tồn đọng. 5. Công tác tuyên truyền: Công tác tuyên truyền trong các năm qua đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, BHXH Hà Tây đã biết phối kết hợp với Đài phát thanh truyền hình, Báo Hà Tây thường xuyên có tin, bài, phản ánh tình hình hoạt động và tuyên truyền về BHXH hàng tháng, chuyên mục hàng quý. Biên soạn được tài liệu cuốn "Hỏi và Đáp' về BHXH, đặc san về công tác BHXH. Đặc biệt đã tranh thủ và phối hợp với 8 cơ quan, đơn vị và người lao động trong tỉnh tham gia với 44.509 bài dự thi. Đây là số lượng bài thi lớn của tỉnh về BHXH ở địa phương từ trước tới nay. Các hoạt động công tác tuyên truyền nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi đối với các chế độ chính sách BHXH. 6. Một số khó khăn tồn tại của BHXH Hà Tây + Việc tổ chức và thực hiện các biện pháp quản lý, đôn đốc thu nộp BHXH ở một số huyện, thị xã chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc bố trí cán bộ làm công tác thu ít hoặc chưa quen với công tác đôn đốc thu và sự kiên trì bám cơ sở nên phần nào còn hạn chế trong công việc thực thi công tác thu. + Hầu hết các chế độ BHXH do Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí, do đó cán bộ công nhân viên chức, quân nhân, người lao động và đặc biệt là người sử dụng lao động ít quan tâm đến trách nhiệm và quyền lợi về BHXH. Đồng thời chính sách BHXH mới cũng chưa được quán triệt, tuyên truyền rộng khắp nên nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về chính sách BHXH còn chưa đầy đủ dẫn đến thực hiện chính sách còn thiếu sót trong việc nộp BHXH, việc thực hiện các chế độ đảm bảo xã hội chưa kịp thời đầy đủ. Một số không ít ảnh hưởng đến nguồn chi trả. Chính sách BHXH có liên quan đến nhiều chính sách khác đặc biệt là chính sách lao động, việc làm, tiền lương thu nhập, ưu đãi xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ công nhân viên chức và người sử dụng lao động nên một số qui định cần phải tiếp tục bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Việc thực hiện chính sách BHXH ở khu vực ngoài quốc doanh chưa được rộng khắp, mới chiếm khoảng trên 10% đối tượng. Trong khi đó số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng phát triển vơi đối tượng lao động rất lớn, cần khẩn trương thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền để đối tượng tham gia BHXH ở khu vực này hiểu rõ ý nghĩa tác dụng của BHXH từ đó tự giác tham gia BHXH Việc chi trả trợ cấp BHXH ở một số nơi còn chậm, việc giải quyết các thủ tục làm sổ hưu và thực hiện chế độ hưu trí cho người đến tuổi nghỉ hưu còn phiền hà. Công tác kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH ở cơ quan doanh nghiệp còn hạn chế. Vì vậy, có chỗ, có nơi còn vi phạm và vẫn còn đơn thư khiếu nại về việc này. Đối với cán bộ - công chức, trình độ chuyên môn tuy có tiến bộ hơn song còn một số ít, có việc, có nơi, có lúc còn thụ động chưa sáng tạo, ngại hoặc nghiên cứu chưa sâu văn bản, chính sách nghiệp vụ mới, bám sát cơ sở nên phần nào ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả chung của ngành. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BHXH HÀ TÂY. 1. Các giải pháp 1.1. Giải pháp nâng cao công tác thu. Đẩy mạnh việc thu BHXH đặc biệt là công tác thu đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thông qua việc hợp tác với Sở kế hoạch đâu tư trong việc nắm vững danh sách các công ty mới thành lập để đôn đốc việc thu nộp BHXH. Đối với trường hợp các doanh nghiệp cố tình tránh né đăng ký lao động tham gia BHXH theo luật định thì BHXH tỉnh cần phải phối hợp với Sở Lao động thương binh xã hội, thanh tra xử lý phạt làm gương cho những trường hợp cố tình vi phạm khác. Thực tế cho thấy, giới sử dụng lao động có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. Do vậy nếu chính sách không phù hợp và không có sự hợp tác của người sử dụng lao động sẽ khó có thể thực hiện được. Mặt khác trong suốt cả quá trình lao động thì người sử dụng lao động là sợi dây nối giữa người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội, là người trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp. Như vậy, để đẩy mạnh công tác thu cần chỉ rõ lợi ích của người sử dụng lao động khi tham gia BHXH. Số lớn chủ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa hiểu biết rõ chính sách bảo hiểm xã hội, trách nhiệm và quyền lợi của họ khi tham gia bảo hiểm xã hội. Hầu như họ chỉ coi đó là một khoản nghĩa vụ phải nộp cho ngân sách Nhà nước chứ chưa nhận thấy họ được hưởng lợi gì từ bảo hiểm xã hội. Vì vậy, cần phải chỉ cho người sử dụng lao động thấy họ sẽ được hưởng lợi ích gì: Lợi ích trực tiếp và gián tiếp khi tham gia bảo hiểm xã hội. ngoài việc dùng các thể chế chính sách cần chỉ cho họ thấy và thực tế phải tạo ta lợi ích nhất định cho họ. Đó là việc bù đắp các khoản trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động … từ quỹ bảo hiểm; tạo được sự yên tâm làm việc đối với người lao động mà đó chính là một trong những động lực tạo nên sự phát triển doanh nghiệp. Có như vậy mới động viên, khuyến khích được họ tham gia mạnh mẽ và tuân thủ các quy định về bảo hiểm xã hội. Khái niệm “biên chế” tuy không còn quá nặng nề như thời bao cấp nhưng nhìn chung người lao động còn nghĩ rằng họ hướng bảo hiểm xã hội từ ngân sách nhà nước và từ việc họ tham gia đóng bảo hiểm xã hội chứ chưa thấy phần đóng góp lớn của người sử dụng lao động trong trợ cấp bảo hiểm xã hội mà họ được hưởng. Về phía Nhà nước cũng ít đề cập đến mặt đóng góp này của người sử dụng lao động. Do đó chưa gây được nhiệt tình và sự tự giác của người lao động trong việc đóng góp xây dựng Quỹ bảo hiểm xã hội. Mức trích nộp bảo hiểm xã hội hiện này là 15% trên tổng quỹ lương không phải là nhỏ đối với các doanh nghiệp nhất là trong điều kiện giá thành sản xuất của đa số doanh nghiệp còn cao, sức cạnh tranh còn yếu, đặc biệt trong bối cảnh sản xuất kinh doanh đang có chiều hướng giảm sút như hiện nay. Nên chăng cần xem xét lại để có thể điều chỉnh tỷ lệ đóng góp bảo hiểm xã hội giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc giảm mức đóng góp của người sử dụng lao động bởi vì ngoài bảo hiểm xã hội, doanh nhiệp còn phải đóng góp các khoản khác như bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, và khá nhiều loại bảo hiểm tự nguyện khác. Hiện nay vấn đề tiền lương đang là vấn đề khá gay cấn của xã hội và bảo hiểm xã hội được tính theo tiền lương, do đó cũng gặp phải một số vấn đề tương tự. Cụ thể là: Với đơn vị quốc doanh, mức nộp bảo hiểm xã hội căn cứ trên lương theo ngạch bậc của nhà nước và các khoản phụ cấp. Thường thì mức lương này không lớn và người lao động hưởng lương thực tế theo kết quả kinh doanh. Mức lương thực hưởng thường cao hơn khá nhiều so với lương danh nghĩa. Tức là người sử dụng lao động trong đơn vị quốc doanh chỉ phải nộp một khoản tiền bảo hiểm nhỏ hơn so với đơn vị ngoài quốc doanh và so với quỹ tiền lương thực tế của doanh nghiệp. Với đơn vị ngoài quốc doanh thường chỉ có một mức lương có thể là lương cố định theo hợp đồng, hoặc mức lương theo kết quả không có mức lương cấp bậc và thường là cao hơn lương cấp bậc hoặc lương danh nghĩa ở khu vực Nhà nước. Bởi vậy số tiền bảo hiểm xã hội phải nộp lớn hơn so với doanh nghiệp Nhà nước và tỷ lệ phải nộp so với tổng quỹ lương trên thực tế cũng lớn hơn so với doanh nghiêp Nhà nước. Tình trạng trên đối với người lao động thì không có vấn đề gì, họ sẽ tính toán và đồng ý vì nếu nộp bảo hiểm với mức cao thì sau này sẽ được hưởng trợ cấp với mức cao, nhưng người sử dụng lao động thì không trông chờ và không có lợi ích gì ở điều đó. Bởi vậy, chúng ta cần đồng nhất chính sách về nộp bảo hiểm đó có thể khuyến khích giới sử dụng lao động, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh là khu vực đang và sẽ thu hút ngày càng nhiều lao động và có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm cho xã hội. Bên cạnh đó, cần mở rộng diện tham gia bảo hiểm xã hội. Theo điều lệ Bảo hiểm xã hội thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lượng lao động từ 10 người trở lên thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội. Chúng ta nên xem xét lại điều khoản này vì một số lý do sau: Việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế, trong đó số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và sẽ tăng lên nhanh chóng và có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. loại hình doanh nghiệp nhỏ có dưới 10 lao động đã và sẽ trở thành rất phổ biến. Nếu chúng ta loại bỏ đối tưựng này thì bảo hiểm sẽ mất đi một nguồn đáng kể và quyền lợi của đông đảo người lao động trong khu vực này sẽ không được bảo đảm. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, đều có nghĩa vụ và quyền lợi giống nhau. Không có lý do gì để một người khi làm việc cho một công ty trên 10 lao động thì được đóng bảo hiểm và hình thức trợ cấp của người khác thì không được chỉ vì là cho một doanh nghiệp nhỏ. Việc tạo ra sự ngang bằng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ phát triển.Người làm việc ở các doanh nghiệp này yên tâm công tác hơn và được bình đẳng hơn, như vậy hiệu quả làm việc cũng sẽ tốt hơn. Doanh nghiệp nhỏ phát triển sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Đặc biệt đối với khu vực nông thôn rộng lớn doanh nghiệp nhỏ sẽ là mô hình rất thích hợp, sẽ góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm và phát triển kinh tế ở nông thôn, từ đó giảm bớt sức ép di dân về đô thị. Cải tiến các thủ tục hành chính của cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội Người lao động cũng như giới sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ bắt buộc. Khi họ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thực chất là hưởng lại tiền mà họ đã đóng góp, chứ không phải là xin trợ cấp từ Ngân sách nhà nước hoặc từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Điều này cần được quán triệt sâu rộng trong các cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội để tránh tình trạng cửa quyền và những thủ tục rắc rối phiền hà mà doanh nghiệp và người lao động thường gặp phải hiện nay cả khi nộp cũng như khi nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội. 2. Giải pháp đối với công tác chi: Công tác chi trả BHXH cần được thực hiện một cách nhanh chóng, giảm bớt các thủ tục gây phiền hà nhằm tạo lòng tin về BHXH từ đó thu hút thêm được các đối tượng tham gia BHXH. Để giúp cho người tham gia công tác chi BHXH hiểu rõ, nắm vững chế độ chính sách chi trả BHXH cần coi trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, hướng dẫn bằng văn bản để giúp đối tượng tham gia BHXH nắm vững chế độ chính sách thực hiện bảo đảm đúng theo quy định của Nhà nước và nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước. Cần tăng cường công tác kiểm tra theo các hình thức: hướng dẫn cơ sở tự kiểm tra chéo để phòng ngừa những trường hợp chi không đúng chế độ chính sách. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu nghi vấn thì hệ thống kiểm tra chuyên ngành cần trực tiếp kiểm tra cấp cơ sở, kịp thời xử lý, phổ biến, rút kinh nghiệm nội bộ trong ngành để thực hiện chế độ quản lý đối tượng chi trả tốt hơn. 3. Giải pháp đối với công tác tuyên truyền: Công tác Bảo hiểm xã hội có nhiều khó khăn phức tạp như: chế độ chính sách BHXH luôn thay đổi, bổ xung, sửa đổi; hồ sơ mỗi ngày đòi hỏi chặt chẽ hơn; tâm lý những người hưởng chế độ BHXH muốn nhanh, thủ tục đơn giản; các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm chỉnh trích tỷ lệ quỹ tiền lương theo quy định cho ngành BHXH. Vì vậy việc thường xuyên có chuyên đề BHXH, tuyên truyền trên báo địa phương là cần thiết và hiệu quả. Thông qua việc đưa một loạt tin bài chứa đựng lượng thông tin về BHXH, giới thiệu với bạn đọc về chế độ, chính sách BHXH mới được bổ xung, sửa đổi. Bên cạnh đó việc đăng tải tình hình thực hiện BHXH của ngành BHXH Hà Tây cũng như chính sách BHXH một số huyện, thị xã, giải đáp về chính sách BHXH một số huyện thị xã; giải đáp về chính sách BHXH mà bạn đọc còn vướng mắc hoặc trả lời của ngành BHXH cho một số đối tượng chưa thông suốt. Việc tuyên truyền công tác BHXH trên phương tiện thông tin đại chúng này giúp cho chủ các doanh nghiệp, người lao động nhận thức rõ, nhận thức đúng về BHXH nói chung và việc thực hiện BHXH của tỉnh từ đó thực hiện tốt công tác BHXH. Công tác tuyên truyền cần được thực hiện dưới nhiều hình thưc phong phú có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan và các bên có liên quan để các đối tượng tham gia BHXH đặc biệt là các đối tượng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của BHXH từ đó tự giác tham gia BHXH. 4. Giải pháp đào tạo: Các cán bộ trong nghành cần phải được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ hơn nữa nhất là việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong quản lý và thực hiện BHXH, đặc biệt quan tâm đến các cán bộ làm công tác BHXH ở xã, phường, cơ sở vốn còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý, chưa năm thật chắc chính sách và thực hiện các quy định về BHXH. Mục lục Lời nói đầu I. Lý luận chung về BHXH 1. Sự cần thiết của BHXH 2. Khái niệm, nội dung và tính chất của BHXH 3. Vai trò của BHXH 4. Quá trình hình thành và phát triển BHXH. II. Thực trạng của BHXH Hà Tây trong những năm gần đây. 1. Giới thiệu chung về BHXH Hà Tây. 1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây 1.2 Giới thiệu khái quát về BHXH Hà Tây. 2. Thực trạng của BHXH Hà Tây trong những năm gần đây. 2.1 Công tác thu BHXH. 2.2 Công tác chi trả BHXH. 2.3 Công tác chế độ chính sách. 2.4 Công tác kiểm tra. 2.5 Công tác tuyên truyền. III. Một số giải pháp và kiến nghị đối với BHXH Hà Tây. 1. Định phát triển của BHXH Hà Tây trong những năm tới 2. Các giải pháp 2.1 Công tác thu BHXH. 2.2 Công tác chi trả BHXH. 2.3 Công tác chế độ chính sách. 2.4 Công tác kiểm tra. 2.5 Công tác tuyên truyền. Kết luận Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBH01.docx