Thẩm định dự án đầu tư là một công việc thực tế, chỉ có thể vừa học vừa làm. Hơn nữa việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn là một vấn đề có phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều nghành, nhiều lĩnh vực, đồng thời là công việc đòi hỏi thời gian lâu dài. Do vậy trong khuôn khổ chuyên đề của mình em chỉ xin đưa ra những vấn đề chung nhất, hy vọng sẽ góp phần giúp cho chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm có được những biện pháp để nâng cao vai trò và hiệu quả của hoạt động thẩm định dữ án đầu tư trung và dài hạn trong giai đoạn đổi mới của hệ thống ngân hàng hiện nay.
Với sự hiểu biết còn hạn chế, chắc chắn chuyên đề còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo và các cô chú cán bộ ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
68 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương Hoàn kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng đường thuỷ với thị trường truyền thống là nạo vét các luồng lạch, cảng biển và xây dựng các công trình đường thuỷ như cảng biển, kè sông biển.Để thi công được các công trình đó, công ty phải sử dụng các thiết bị chuyên dùng có năng suất cao như tàu cuốc TC82, TC91, tàu đóng cọc TĐC96, phao đóng cọc PĐC 01...
Khó khăn của đơn vị hiên nay là thiếu thiết bị thi công ở các địa hình nhỏ hẹp, phức tạp. Vì vậy, để thi công đồng bộ ở các công trình nạo vét và xây lắp lớn, công ty phải thuê các thiết bị như xáng cạp, cầu nổi của các đơn vị khác, chi phí lớn mà không chủ động được trong sản xuất, kéo dài thời gian thi công, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và uy tín của đơn vị.
Phát huy ưu thế vị trí địa lý Việt Nam với hơn 3000 km bờ biển và hệ thống sông ngòi dày đặc, nhu cầu về giao thông đường thuỷ sẽ ngày càng tăng. Do vậy khối lượng thi công của công ty trong những năm tới sẽ tăng nhanh. Trước tình hình đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho công ty là phải đầu tư thêm những thiết bị hiện đại, đồng bộ ,có năng suất cao, cần thiết cho chuyên nghành xây dựng các công trình đường thuỷ.
Trong thời gian tới, công ty đầu tư ngay 2 pông tông cạp (xáng cạp) cùng các phương tiện đi kèm như sà lan đất, tàu lai. Ưu điểm của việc đầu tư các thiết bị này là:
-Có thể thi công được ở các địa hình phức tạp mà tàu quốc và tàu hút hiện không làm được
-Năng suất cao nên tốc độ thi công nhanh.
-Phần cẩu có thể tham gia vào việc lắp đặt các cấu kiện lớn, đổ bê tông. Sà lan có thể tham gia trở đất cho tàu cuốc
-Giảm chi phí cho công ty vì không phải thuê ngoài
-Công ty có thể chủ động trong thi công.
-Công ty có thể nhận được thêm nhiều công trình mà trước đây chưa nhận được do chưa có thiết bị chuyên dùng.
Trước tình hình đó,trong năm 2001, TCT Xây dựng đường thuỷ đã cho phép công ty Thi công cơ giới đầu tư mua sà lan B308 chuyên dụng chở đất nằm trong tổng dự án khả thi đầu tư thiết bị công trình với giá dự toán 2,5 tỷ đồng. Song trên thực tế, vì 2 đoàn tàu cuốc đã cũ, khấu hao gần hết, việc mua sà lan đóng mới là không cần thiết và kém hiệu quả nên công ty đã quyết định mua sà lan cũ của cảng Đà Nẵng. Sà lan này có giá trị sử dụng còn lại là 30%, nếu được sửa chữu nâng cấp sẽ hoạt động tốt, đảm bảo chất lưọng thi công an toàn hiệu quả, có đầy đủ các tính năng kỹ thuật chuyên dụng, không bị lạc hậu trong thời gian dài, đồng thời nguồn vốn đầu tư phù hợp với khả năng tài chính của công ty.
Trước mắt, sà lan sẽ tam thời phục vụ cho đoàn tàu cuốc TC91, thay thế cho sà lan B307 sẽ lên đà trong thời gian sắp tới, đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyên chở đất của đoàn tàu cuốc, đảm bảo tiến độ thi công của các công trình và phát huy công suất của đoàn tàu cuốc TC91.
Với những lý do trên, việc đầu tư mua sà lan B308 của cảng Đà Nẵng là cần thiết và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công ty.
III.Thẩm định về phương diên thị trường
Trong xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, giao thông đường thuỷ đang được coi là một nghành mũi nhọn. Tận dụng ưu thế của một quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3000 km và hệ thống sông ngòi kênh rạch dày đặc, phát triển hệ thông giao thông đường thuỷ sẽ góp phần đẩy mạnh lưu thông , vận chuyển hàng hoá, XNK... Do vậy, phần lớn các cảng biển đã và đang được Nhà nước , Bộ GTVT đầu tư cải tạo nâng cấp và cho xây dựng mới như Cái Lân, Hải Phòng, Đình Vũ, Nghi Sơn, Đà Nẵng, Sài Gòn... Đồng thời ở một số địa phương cũng chủ động xây dựng thêm các cầu cảng, bến bãi để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của địa phương. Vì vậy thị trường của công ty trong những năm tới sẽ được mở rộng và có nhiều triển vọng.
Hơn nữa, Công ty Thi công cơ giới là một trong những đơn vị chủ lực của TCT Xây dựng đường thuỷ. Lĩnh vực nạo vét là một lĩnh vực đặc chủng, TCT chỉ có 2 đơn vị thực hiện là Công ty Thi công cơ giới và Công ty Nạo vét đường sông nhưng Công ty Nạo vét đừơng sông chủ yếu thực hiện công việc nạo vét đường sông với tàu hút nên công ty Thi công cơ giới, với tàu cuốc, gần như độc quyền trong lĩnh vực nạo vét đường biển và xây dựng cảng.
Vì vậy, ngoài các khách hàng thường xuyên và lâu năm như Bảo đảm an toàn hàng hải, Cảng Sài Gòn, Cảng Hải Phòng, công ty còn đủ năng lực đầu tư và trúng thầu thi công các công trình khác, đảm bảo sản lượng thi công nạo vét ổn định và không nhừng tăng lên.
Ngoài ra, việc nạo vét là nhu cầu thường xuyên của các cảng, vì vậy khối lượng công việc chỉ tăng lên chứ không giảm đi. Nguồn vốn trả cho việc nạo vét nằm trong chi phí sửa chữa thường xuyên của các cảng nên thanh toán nhanh, thường là ngay sau khi nghiệm thu công trình, không bị kéo dài thanh toán như các công ty xây lắp khác.
IV.Thẩm định phương diện kỹ thuật và quản lý
Sà lan B308 là sà lan chuyên dụng chở đất đã qua sử dụng, giá trị còn lại ước tính 30%. Nếu được đầu tư chỉnh tu nâng cấp và trang bị thêm thì sẽ có đây đủ các tính năng kỹ thuật chuyên dụng đảm bảo không bị lạc hậu trong thời gian dài, đáp ứng dược yêu cầu thi công an toàn, hiệu quả của các công trình nạo vét.
Một số thông số kỹ thuật của sà lan B308:
-Công suất hoạt động: 200 ca/năm.
-Khối lượng vận chuyển TB: 300m3/năm.
Việc vận hành sà lan B308 đơn giản, chỉ cần 1-2 công nhân điều khiển, đi cùng một tàu lai dắt mà công ty đã có sẵn. Sà lan này sẽ do đoàn tàu cuốc TC91 quản lý. Đây là đoàn tàu cuốc đã hoạt động ổn định, công tác tổ chức tốt.Việc quản lý và vận hành thêm sà lan B308 sẽ không gây khó khăn hay thay đổi lớn cho đoàn tàu.
V.Thẩm định phương diện kinh tế-tài chính
1.Dự toán và nguồn vốn đầu tư
-Tổng dự toán vốn: 2.500 tr đồng
-Tổng dự toán đầu tư thực tế:900 tr đồng
Trong đó:
Giá mua: 286 tr đông
Chi phí sửa chữa nâng cấp :615 tr đồng
Bao gồm
Cạo gỗ, sơn chống gỉ: 100 tr đồng
Sắt hàn: 400 tr đồng
Thiết bị công trình: 80 tr đồng
Các công việc khác: 35 tr đồng
-Cân đối nguồn vốn đầu tư:
+Vốn tự có: 100 tr đồng
+Vốn vay ngân hàng: 800 tr đồng
2. Phân tích tài chính dự án
Bảng dự trù Doanh thu-Chi phí:
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Công suất (ca/ năm)
220
230
250
Sản lượng (1000 tấn/năm)
660
690
750
1.Doanh thu (Triệu đồng)
1005
1051
1142
2.Chi phí
773
752
744
Định phí
385
352
319
KHCB (4 năm)
225
225
225
Lãi dài hạn (1,2%/ tháng)
115
77
39
CPQL
45
50
55
Biến phí
388
400
425
CP tàu lai (942977đ/ca)
207
217
236
CPSC thường xuyên(50%KHCB)
112
112
112
CP nhân công(53852đ/ng/ca)
24
25
27
PhíCĐ, BHXH(19% lương)
5
5
5
Thuế DT(4%DT)
40
42
46
3.Lãi gộp
232
298
398
4.Thuế lợi tức(25%)
58
75
99
5.Lãi ròng
174
224
298
Lãi ròng của sà lan(85%)
148
190
254
Cộng dồn lẫi ròng
148
338
592
6.Thu nhập ròng
373
415
479
Cộng dồn thu nhập ròng
373
788
1276
Chú thích:
-Mối ca làm việc kéo dài 6 giờ, mỗi ngày sà lan có thể làm việc tới 2 ca tuỳ theo hoạt động của tàu hút.
-KHCB trích trong 4 năm. Công ty đăng ký trúch khấu hao cơ bản của sà lanB308 nguyên giá 285.000.000 đồng trong 3 năm. Nhưng sau khi đầu tư nâng cấp, nguyên giá TSCĐ là 900.000.000 đồng.Vì vậy, thời gian trích khấu hao dài hơn.
*Dòng giá trị hiên tại ròng:
Năm
KH số tiền
Thu nhập
Tỷ suất
CK14,4%
Tỷ suất
CK16%
đầu tư
ròng
1/(1+i)n
H.giá vốn
Chỉ số
H.giá vốn
2001
900
2002
373
0,874126
326
0,862069
322
2003
415
0,764096
317
0,743163
308
2004
479
0,583843
280
0,552291
265
Z
SV = 900
SPV1=923
SPV2=895
NPV1 =SPV1 -SV1 = 923 - 900 =23
NPV2 =SPV2 -SV2 = 895 - 900 =-5
*Giá trị hiện tại ròng của dự án tại lãi suất CK 14% (bằng lãi suất cho vay của ngân hàng) =23 tr > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả kinh tế.
*Lãi suất hoàn vốn nội bộ:
NPV1 x (i2 - i1)
IRR = i1 + -------------------
NPV1 - NPV2
23 x (16 -14,4)
= 14,4 +-------------------- = 15,7%
23 +5
Lãi suất hoàn vốn nội bộ của dự án là 15,7% cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng. Điều đó chính tỏ dự án có tính hiệu quả kinh tế .
*Hiệu quả kinh tế của dự án:
Thu nhập ròng BQ =1267:3 =422 tr đồng
Lợi nhuận ròng BQ =592 :3 =197 tr đồng
TNR BQ dùng trả nợ =KHCB+30% LNR BQ =225 +197x0,3 =284
Thời gian hoàn vốn vay =Tổng vốn vay/Thu nhập ròng BQ dùng trả nợ
= 800: 284 = 2.8 năm = 2 năm 10 tháng
Định phí
Điểm hoà vốn DT = ---------------
1 - Biến phí/DT
Năm 2002: 627 tr đồng
2003: 572 tr đồng
2004:508 tr đồng
Để doanh thu đủ bù đắp chi phí, DT năm 2002 chỉ cần đạt 627 tr đồng (tức 62,4% DT), năm 2003 đạt 572 tr (54,5%) , năm 2004 đạt 508 tr (44,5%).
Định phí -KH +Nợ gốc phải trả trong kỳ+Thuế lợi tức
Điểm hoà vốn trả nợ =------------------------------------------------------------------
Doanh thu -Biến phí
385 -225+264+58
Năm 2002: ----------------------- =78%
1005-388
352 -225+264+75
Năm 2003: --------------------- =72%
1052 - 400
319 -225+272+99
Năm 2004: ---------------------- =65%
1142 -425
Doanh thu năm 2002 chỉ cần đạt 78% DT dự kiến đã đủ để trả nợ cho ngân hàng. Năm 2003 và 2004 con số này là 72% và 65%
*Kế hoach thu nợ:
Chỉ tiêu
Thu gốc
Thu lãi
Dư cuối
Tổng
31/03/2002
66.000.000
28.800.000
734.000.000
94.800.000
30.06.2002
66.000.000
26.424.000
668.000.000
92.424.000
30/09/2002
66.000.000
24.048.000
602.000.000
90.048.000
31/12/2002
66.000.000
21.672.000
536.000.000
87.627.000
31/03/2003
66.000.000
19.296.000
470.000.000
85.296.000
30/06/2003
66.000.000
16.920.000
404.000.000
82.920.000
30/09/2003
66.000.000
14.544.000
338.000.000
80.544.000
31/12/2003
66.000.000
21.168.000
272.000.000
78.168.000
31/03/2004
66.000.000
9.792.000
206.000.000
75.792.000
30/06/2004
66.000.000
7.416.000
140.000.000
73.416.000
30/09/2004
66.000.000
5.040.000
74.000.000
71.040.000
31/12/2004
74.000.000
2.664.000
0
76.664.000
Cân đối khả năng trả nợ:
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Nguồn trả
269
282
301
KHCB(100%)
225
225
225
Lãi ròng (30%)
44
57
76
Phải trả gốc
264
264
272
Chênh lệch
5
18
29
* Độ nhạy của dự án
Bảng dự trù doanh thu -Chi phí khi biến phí tăng 5%
chỉ tiêu
2002
2003
2004
Công suất (ca/ năm)
220
230
250
Sản lượng (1000 tấn/năm)
660
690
750
1.Doanh thu
1005
1051
1142
2.Chi phí
792
772
766
Định phí
385
352
319
KHCB (4 năm)
225
225
225
Lãi dài hạn (1,2%/ tháng)
115
77
39
CPQL
45
50
55
Biến phí
407
420
44
CP tàu lai (942977đ/ca)
218
228
248
CPSC thường xuyên (50%KHCB)
118
118
118
CP nhân công (53852đ/ng/ca)
25
26
28
PhíCĐ, BHXH (19% lương)
5
5
5
Thuế DT (4%DT)
42
44
48
3.Lãi gộp
213
278
377
4.Thuế lợi tức (25%)
53
70
94
5.Lãi ròng
160
209
282
Lãi ròng của sà lan (85%)
136
178
240
Cộng dồn lãi ròng
136
314
554
6.Thu nhập ròng
361
403
465
Cộng dồn thu nhập ròng
361
764
1229
Cân đối khả năng trả nợ
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Nguồn trả
266
278
297
KHCB(100%)
335
225
225
Lãi ròng (30%)
41
53
72
Phải trả gốc
264
264
272
Chênh lệch
2
14
25
Thu nhập ròng BQ =1229:3 =409 tr đồng
Lợi nhuận ròng BQ =554:3 =185 tr đồng
TNR BQ dùng trả nợ = KHCB+30% LNR BQ =225+185x0,3 =280
Thơi gian hoàn vốn vay =800:280 =2,86 năm
Bảng dự trù Doanh thu -Chi phí khi công suất giảm5%
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Công suất (ca/ năm)
220
230
250
Sản lượng (1000 tấn/năm)
660
690
750
1.Doanh thu
955
998
1.085
2.Chi phí
771
750
742
Định phí
385
352
319
KHCB (4 năm)
225
225
225
Lãi dài hạn (1,2%/ tháng)
115
77
39
CPQL
45
50
55
Biến phí
386
398
423
CP tàu lai (942977đ/ca)
207
217
236
CPSC thường xuyên (50%KHCB)
112
112
112
CP nhân công (53852đ/ng/ca)
24
25
27
PhíCĐ, BHXH (19% lương)
5
5
5
Thuế DT (4%DT)
38
40
43
3.Lãi gộp
184
248
343
4.Thuế lợi tức (25%)
46
62
86
5.Lãi ròng
138
186
257
Lãi ròng của sà lan (85%)
117
158
219
Cộng dồn lãi ròng
117
275
494
6.Thu nhập ròng
342
383
444
Cộng dồn thu nhập ròng
342
725
1.169
Cân đối khả năng trả nợ
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Nguồn trả
260
272
291
KHCB(100%)
225
225
225
Lãi ròng (30%)
35
47
66
Phải trả gốc
264
264
272
Chênh lệch
-4
8
19
Thu nhập ròng BQ =1169:3 =390 tr đồng
Lợi nhuận ròng BQ =494:3 =165 tr đồng
TNR BQ dùng trả nợ =KHCB+30%LNR BQ =225+165x0,3 =275
Thời gian hoàn vốn vay =800:275 =2,9 năm
Nhận xét: Khi chi phí tăng 5% hay doanh thu giảm 5% thì dự án vẫn thu được lợi nhuận, có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
C. Kết luận
Sau khi thẩm định có thể thấy dự án đầu tư thiết bị công trình của Công ty Thi công cơ giới thuộc TCT Xây dựng đường thuỷ là dự án có tính khả thi cao, mang lại lợi ích kinh tế cho công ty nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Qua tính toán, dự án có khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng kể cả khi có sự biến động về công suất và chi phí. Vì vậy, phòng kinh donh NHCT Hoàn Kiếm trình BGĐ xét duyệt dự án đầu tư thiết bị công trình như sau:
Tổng vốn đầu tư:900.000.000 đồng
Trong đó:
Vốn vay NHCT Hoàn Kiếm:800.000.000,chiếm 88,9% tổng VĐT
Vốn tự có(từ quỹ PTSX):100.000.000đồng , chiếm11,1% tổng VĐT
Thời hạn cho vay :3 năm
Lãi suất:1,2%/tháng(14,4%/năm)
Kế hoạch cho vay: Giải ngân theo nhu cầu phát sinh
Kế hoạch thu nợ: Gốc thu 3 tháng /lần, lãi thu hàng tháng.
Phương thức phát tiền vay: Chuyển khoản.
----------------------------------------------------------------------------------------------
*Nhận xét về tờ trình thẩm định dự án đầu tư thiết bị công trình
Tờ trình đã đưa ra những thông tin cần thiết nhất của dự án:
Trong phần thẩm định doanh nghiẹp vay vốn: Các văn bản chứng minh năng lực pháp lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực liên quan được trình đầy đủ; Tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân tích khá chi tiết.
Trong phần thẩm định dự án đầu tư: Cán bộ tín dụng đi sâu phân tích các phương diện: sự cần thiết, thị trường, đặc biệt là phương diện kinh tế tài chính. Qua đó đã thể hiện tương đối đầy đủ hiệu quả của dự án.
Phương diện môi trường xã hội và phương án tổ chức thực hiện được bỏ qua. Có thể giải thích rằng do đây chỉ là một dự án mở rộng SXKD của doanh nghiệp, trước đó doanh nghiệp đã có luận chứng kinh tế kỹ thuật và đơn xin vay đối với những dự án tương tự và đã được giải quyết cho vay. Tuy nhiên, vấn đề môi trường cần được quan tâm hơn nữa.
Dự án có hai hạn chế cơ bản:
Thứ nhất: Phương diện kỹ thuật của dự án được phân tích còn sơ sài. Đây không những là khiếm khuyết của riêng dự án mà còn là hạn chế của các dự án của NHCT Hoàn Kiếm nói chung.
Thứ hai: Dự án cho vay trong các năm 2002, 2003, 2004 - khi thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống - vậy mà dự án vẫn được phân tích dựa trên cơ sở là Thuế lợi tức và Thuế doanh thu
III.Nhận xét về công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Hoàn Kiếm
1. Những mặt tốt đã đạt được
Trong công tác tín dụng nói chung, nhờ có nhận thức đúng đắn và quán triệt phương trâm “mở rộng cho vay đến đâu phải chắc chắn đến đó” nên NHCT Hoàn Kiếm đã rất coi trọng công tác thẩm định trong xét duyệt cho vay. Thẩm địng tín dụng trung và dài hạn tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ song nó đóng một vai trò quan trọng, đồng thời cũng dễ đem lại những rủi ro lớn. Chính vì vậy, công tác thẩm đinh dự án đầu tư đã được ngân hàng đặc biệt quan tâm, điều đó được thể hiện như sau:
NHCTHoàn Kiếm tiến hành thẩm định dự án theo đúng nội dung quy trình thẩm định tronh văn bản hướng dẫn thẩm định cho vay trung và dài hạn của NHCT VN. Tronh quá trình đó, tuỳ đặc điểm của từng dự án mà cán bộ tín dụng đã có những xử lý linh hoạt, hoặc tập trung sâu hoặc chỉ đánh giá sơ bộ một nội dung cần phân tích. Kết quả thẩm định được trình bày trong tờ trình thẩm định. Ban giám đốc trên cơ sở những báo cáo trên tờ trình, một lần nữa xác định sự cần thiết, mức độ rủi ro và khả năng của ngân hàng mà quyết định cho vay hay không cho vay.
Việc phân công phân nhiệm cán bộ tín dụng đối với từng dự án được tiến hành chặt chẽ.Tại NHCT Hoàn Kiếm, mỗi cán bộ tín dụng phụ trách 1-3 dự án từ khâu thẩm định ban đầu tới khâu thu hồi vốn vay. Xuất phát từ đây mà mỗi cán bộ tín dụng có ý thức hơn về trách nhiệm của mình, tập trung sâu vào dự án mà mình phụ trách , từ đó ra kỳ hạn nợ sát với yêu cầu thực tế đồng thời kiểm tra, giám sát món vay, đôn đốc thu nợ đạt kết quả tốt.
Song song với quá trình tìm hiểu về doanh nghiệp và dự án đầu tư trên cơ sở các tài liệu thu thập được, ngân hàng ngày càng coi trọng và đẩy mạnh khảo sát thực tế, nắm bắt thông tin trực tiếp từ thị trường, từ các đối tác của khách hàng, từ những bạn hàng tín nhiệm. Đó chính là một bướcc quan trọng giúp ngân hàng trách được những tổn thất do sự lừa đảo, sự thiếu trung thực từ phía một số khách hàng.
Công tác giáo dục cán bộ được ngân hàng đặc biệt chú trọng. Các cán bộ tín dụng thường xuyên được bồi dưỡng, bổ xung kiến thức nghiệp vụ đáp ứng yêu câu của công tác ngân hàng trong tình hình mới. Phòng tín dụng liên tục mở các lớp học tại chỗ do lãnh đạo ngân hàng trực tiếp giảng dạy, bên cạnh đó phòng cũng gửi cán bộ học các lớp ngắn ngày tại trung tâm đào tạo NHCT VN. Có thể nói công tác giáo dục cán bộ, nâng cao hiểu biết nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng là một trong những vấn đề cơ bản nhằm đạt được sự thành công trong hoạt động ngân hàng nói chung và công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng.
Những nỗ lực cố gắng trên đã góp phân nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng, loại bỏ nhứng dự án không hiệu quả hay chưa chắc chắn và đưa ra quyết định đầu tư đối với các dự án được đánh giá là khả thi mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư, cho ngân hàng và cho xã hội. Nhờ vậy mức độ an toàn vốn của ngân hàng được nâng lên. Nói cách khác, việc phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng cũng có cơ sở vững chắc hơn và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên nợ quá hạn dài hạn vẫn tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Có thể giải thích đó là phần nợ quá hạn từ những năm trước và nợ quá hạn mới phát sinh từ các dự án của năm trước chuyển sang. Hơn nữa, tỷ trọng doanh số cho vay dài hạn tăng thì tỷ trọng nợ quá hạn dài hạn tăng cũng là tất yếu.
Sự nỗ lực cố gắng của cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định dự án đầu tư cũng có tác động tích cực trên một giác độ khác: Nó khiến cho các doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn từ khi lập dự án cung như khi đi vào hoạt ddộng luôn phải chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn của mình.trong việc kiểm tra, phân tích các phương diệ của dự án, cán bộ tín dụng lại một lần nữa giúp cho chủ đầu tư đánh giá mức độ hợp lý của tổng vốn đẩu tư, thời điểm rót vốn, tiến độ dự án... sao cho có hiệu quả nhất, chỉ ra các phần sử dụng lãng phí trong đời hoạt động của dự án. Nhìn chung các dự án cho vay mới trong các năm 1999,2000 đều phát huy hiệu quả. Nhiều dự án đang trong thời kỳ hoàn vốn. Cùng với thời gian hoạt động, ngân hàng sẽ củng cố kinh nghiệm cho vay trung và dài hạn, nâng cao dần chất lượng và hiệu quả trong công tác thẩn địng dự án đầu tư.
Trên đây là một số điểm chủ yếu trong những mặt đạt được của NHCT Hoàn Kiểm trong công tác thẩm định dự án đầu tư. Những thành tựu này chưa hẳn đã đáp ứng mong muốn của ngân hàng. Để dạt được kết quả lớn hơn nữa, ngân hàng cần tiếp tục tăng cương đổi mới, tăng cường công tác thẩm định dự án đầu tư, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng kinh doanh tại ngân hàng.
2.Những tồn tại yếu kém và nguyên nhân
2.1 Những tồn tại có nguyên nhân chủ quan
2.1.1 Sự yếu kém trong thẩm định các phương diên kỹ thuật, thị trường do cán bộ tín dụng thực sự chưa có kiến thức sâu rộng về các ngành nghề.
Như đã biết, mọt dự án đầu tư trung dài hạn thường có vốn vay lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và liên quan đến nhiều khía cạnh. Việc đánh giá về mỗi khía cạnh là rất quan trọng, quyết địngh tới chất lượng món vay. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các dự án chưa được phân tích toàn diện, nhất là việc phân tích kỹ thuật , thị trường còn rất yếu kém.
Về phân tích kỹ thuật, cán bộ tín dụng thường không đánh giá chính xác mức độ tiên tiến của máy móc, không xác định được máy móc đó có thực sự phù hợp với công suất của nhà máy, có đảm bảo tính đồng bộ với máy móc thiết bị đã có hay không, có phù hợp với điều kiên tự nhiên, điều kiện lao động tại Việt Nam hay không?... Chính vì vậy cán bộ tín dụng thường chấp nhận dễ dàng những phân tích mà luận chứng kinh tế kỹ thuật do chủ đầu tư đưa ra. Bên cạnh đó cán bộ tín dung cũng khó có thể xác định được khả năng của đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật trong việc sử dụng vận hành máy móc, công nghệ mới.
Trong thẩm định về thị trưòng, đôi khi chủ đầu tư và cán bộ tín dụng đánh gía sai khả năng thâm nhập thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm đối với sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế, đánh giá sai về chu kỳ sống của sản phẩm, về nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng... Kết quả của sự sai lầm đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả của dự án, tới khả năng trả nợ của chủ đầu tư
2.1.2 Đôi khi dự án đầu tư không mấy hiệu quả nhưng vẫn dược duyệt cho vay do sự chủ quan của cán bộ tín dụng.
Thông thường cán bộ tín dụng thường có nếp nghĩ: “nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có uy tín thì dự án đầu tư của họ cũng có hiệu quả”, song trên thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Với nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau mà doanh nghiệp dó không phải luôn đúng trong luận chứng kinh tế kỹ thuật của mình. Các cán bộ tín dung hoặc với hiểu biết ít hơn về lĩnh vực đó mà không phát hiện ra thiếu sót, hoặc quá tin tưởng vào doanh nghiệp mà không cố gắng tìm ra những sai sót đó.
Trong trường hợp khác, cán bộ tín dụng có thể phát hiên ra những chi tiết không hợp lý. Tuy nhiên dù phát hiện hay không phát hiện ra sai sót họ vẫn có gắng hợp lý hoá mọi số liệu ở mức độ nào đó khi viết tờ trình. Đây là trường hợp khá phổ biến.
Một chủ quan khác nữa là trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ tín dụng chỉ tập trung phân tích tính khả thi của dự án về nội dung kinh tế-tài chính mà coi nhẹ các phương diện khác như vấn đề kỹ thuật, thị trường, tổ chức hoạt động...
Tất cả các chủ quan nói trên đều dẫn tới sai lầm trong quyết định cho vay.
2.1.3 Công tác thẩm định kỹ thuật, đánh giá tài sản thế chấp còn hạn chế do chưa được quan tâm đúng mức
Như đã trình bày ở trên, công tác thẩm định kỹ thuật kém do cán bộ tín dụng chưa hiểu biết sâu rộng về nghành nghề. Tuy nhiên, xét cho cùng thì một cán bộ tín dung giỏi cũng chỉ hiểu biết các vấn đề liên quan đến dự án ở một chừng mực nhất định. Họ không thể kiêm nhiều chức năng, không hể đánh giá thấu đáo được tất cả các vấn đề, không thể lường trước hết mọi điều có thể xảy ra. Họ cần sự giúp đỡ của các chuyên viên kỹ thuật.
Cũng như vậy, ngân hàng chưa có nhân viên chuyên sâu về tài sản thế chấp nên khi định giá tài sản thế chấp không được chính xác đẫn đến cho vay vượt quá tỷ lệ quy định hiện hành.
Với các khó khăn trên, cán bộ lãnh đạo cần tìm hiểu rõ tình hình và tìm ra giải pháp khắc phục.
2.2 Những tồn tài có nguyên nhân khách quan
2.2.1 Chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư thấp do nguồn thông tin thiếu chính xác và mang tinh chất một chiều.
Nguồn thông tin đầy đủ và chính xác là cơ sở quan trọng giúp cán bộ tín dụng đánh gía được tính khả thi của dự án. Hiện nay để tiến hành công tác thẩm định dự án đầu tư, cán bộ tín dụng chỉ có những tài liệu, những thông tin duy nhất mà doanh nghiệp gửi đến cho ngân hàng trong hồ sơ xin vay, mà những tài liệu này hầu như không được sự kiểm chứng của các công ty kiểm toán. Tính đẩy đủ chính xác của chúng rất hạn chế:
-Trên thực tế các doanh nghiệp có thể gửi cho ngân hàng các báo cáo tài chính không trung thực, phản ánh sai lệch thực trạng sản suất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc nếu có cung cấp thì cung cấp không đầy đủ.
-Dự án đầu tư mà doanh nghiệp lập ra có thể phản ánh không chính xác hiệu quả kinh tế của dự án. Điều này có thể thực hiên bằng việc khai tăng giá bán, khai giảm chi phí đầu vào hoặc che dấu những rủi ro tiềm ẩn...
Và còn nhiều lý do dẫn tới sự thiếu chính xác của nguồn thông tin. Có thể bắt nguồn từ sự cố tình của doanh nghiệp, do muốn nhận được vốn vay từ ngân hàng khai man số liệu. Cũng có thể doanh nghiệp có tư cách tốt song có những sai lầm trong lập dự án đầu tư. Dù thế nào đi chăng nữa thì ngân hàng vẫn phải chịu hậu quả vì ngân hàng rất khó có thể tìm được các nguồn thông tin khác để kiểm chứng.
2.2.2 Công tác thẩm định dự án đầu tư gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác do thị trường tư vấn ở nước ta chưa phát triển.
Như đã biết, hoạt động của ngân hàng liên quan đến tất cả cá lĩnh vực, các nghành nghề trong nền kinh tế. Mặc dù vậy, những cán bộ tín dụng không phải là “trăm tay nghìn mắt”, họ khó có thể đánh giá chính xác các vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy vai trò của tư vấn rất quan trọng. Ngân hàng cần có sự giúp đỡ của các chuyên viên trong nhiều lĩnh vực. Tuy mhiên thị trường tư vấn ở nước ta chưa phát triển, việc thiết lập mối quan hệ cung cầu trong lĩnh vực này tương đối khó khăn.
2.2.3 Ngân hàng và các cơ quan liên quan chưa thực sự kết hợp chặt chẽ.
Đáng lẽ công tác thẩm định dự án đầu tư sẽ chính xác và dễ dàng hơn nhiều nếu ngân hàng thiết lập được các mối liên hệ với các ngân hàng thưong mại khác, với cơ quan thuế.
Một doanh nghiệp thường có mối quan hệ với nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình. Sự liên kết giữa các ngân hàng sẽ giúp họ cung cấp, bổ xung những thông tin về khách hàng, giúp đánh giá chính xác quá trình phát triển, tình hình sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Nguồn thông tin từ ngân hàng ban sẽ giúp ngân hàng kiểm chứng những thông tin mà doanh nghiệp vay vốn cung cấp.
Mối quan hệ giữa ngân hàng và cơ quan thuế cũng sẽ rất có lợi cho cả hai bên. Ta biết kết quả thu nhập là căn cứ tính thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp cho NSNN, do vậy việc khai báo kết quả sản xuất kinh doanh thấp hơn thực tế để chốn thuế là điều mà doanh nghiệp thường làm. Ngược lại, doanh nghiệp muốn vay được vốn phải có hiệu quả cao, vì vậy trong báo cáo gửi ngân hàng, doanh nghiệp thường khai tăng hiệu quả kinh tế, tăng sản lượng tiêu thụ dự kiến. Nếu ngân hàng có quan hệ với cơ quan thuế thì ngân hàng dễ dàng nắm bắt dược những mâu thuẫn này, đánh giá dược chính xác thực trạng của doanh nghiệp.
Chương III
Biện pháp nâng cao chất lượng
thẩm định dự án đầu tư
tại NHCT hoàn kiếm
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn là một trong những mục tiêu mà ngân hàng luôn hướng tới nhằm năng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Như đã trình bày ở trên, NHCT Hoàn Kiếm đã có nhiều cố gắng trong công tác thẩm định dự án đầu tư và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên mọi hiện tượng kinh tế đều luôn biến đổi, điều là tốt của hôm nay thì sau đó đã có thể trở thành không hợp lý. Cùng với những tồn tại yếu kém chưa giải quyết được lại có những khó khăn mới phát sinh. Yêu cầu nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng để bảo toàn vốn và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn là một yêu cầu bức xúc và cần thiết. Qua phân tích thực tế và đánh giá hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Hoàn Kiếm tôi xin đề xuất một số giải pháp và có một số kiến nghị sau:
I.Giải pháp đối với NHCT Hoàn Kiếm
1.Tiếp tục công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng
Trình độ cán bộ được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là trình độ chuyên môn, kĩ năng, kĩ xảo về nghiệp vụ ngân hàng mà còn là sự hiểu biết về các lĩnh vực chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật... Trên thực tế tất cả những kiến thức mà một cán bộ tín dụng dược trang bị trong trường đại học không thể bao quát hết đượccác vấn đề liên quan đến một dự án. Điều quan trọng là cán bộ đó phải nỗ lực học hỏi, được truyền đạt những hiểu biết của lớp đi trước và cùng với thời gian họ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, có thể giải quyết dễ dàng, trôi chảy công việc của mình. Trong những năm qua NHCT Hoàn Kiếm đã luôn chú trọng tới công tác bồi dưỡng cán bộ. Ngân hàng cần tiếp tục duy trì công tác này ở nhiều nội dung như:
-Phải luôn luôn củng cố, cập nhật những kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại,về tin học, toán kinh tế... cho cán bộ tín dụng bằng những lớp bồi dưỡng, huấn luyện.
-Tổ chức các buổi báo cáo, trao đổi về tình hình thời sự, tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế. Điều này sẽ giúp cán bộ tín dụng có tầm nhìn bao quát, giúp họ hiểu thấu đáo các quyết định mang tính chiến lược của ngân hàng.
-Không ngừng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng. Đạo đức nghề nghiệp ở đây được hiểu trên hai giác độ. Thứ nhất, đó là sự trung thực, khách quan, không vì những lợi ích riêng tư mà có những hành vi khuất tất , xâm phạm tới sự an toàn, tới lợi ích chung của ngân hàng. Thứ hai, đạo đức nghề nghiệp còn là sự hiểu biết và thông cảm với khách hàng. Vẫn biết “ thương trường là chiến trường”, kinh doanh không cho phép sự mềm yếu, song một cán bộ tín dụng với đạo đức nghề nghiệp vẫn phải có hướng giải quyết ổn thoả đối với những khó khăn của khách hàng trên cơ sở có phân tích kín kẽ, tư vấn những giải pháp khắc phục khó khăn từ đó vừa bảo đảm an toàn vừa nâng cao uy tín của ngân hàng. Đạo đức nghề nghiệp là bản lĩnh, là trung thực, là trách nhiệm và tâm huyết của cán bộ tín dụng đôi với công việc của mình.
Ngoài các nội dung trên, ngân hàng cần tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng phát huy năng lực của mình. Nên quy định chế độ thưởng phạt cụ thể, gắn trách nhiệm với lợi ích kinh tế.
2. Chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng
Hiện nay tại NHCT Hoàn Kiếm, mỗi cán bộ tín dụng được phân công quản lý những khách hàng nhất định với khoảng 2-4 dự án cụ thể. Họ là người trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc giao dịch, kiểm soát và giải quyết các vấn đề có liên quan trong quan hệ tín dụng với khách hàng đó. Để làm tốt hơn nữa công tác thẩm định dự án đầu tư cũng như các bước khác trong quá trình thực hiện một món vay ngân hàng cần lựa chọn, bố trí cán bộ tuỳ theo chuyên môn đào tạo, kinh nghiệm hoặc có thể chỉ là sự quen thuộc đối với các lĩnh vực kinh doanh.Ví dụ cán bộ phụ trách cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thông thường, cán bộ phụ trách cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp, cán bộ phụ trách cho vay đối với doanh nghiệp xây dựng...
Sự chuyên môn hoá tới từng cán bộ tín dụng sẽ tạo điều kiện cho mỗi người có khả năng tìm hiểu thông tin về lĩnh vực kinh doanh mà mình được phân công, hiểu biết khách hàng và công việc kinh doanh của khách hàng.
3.Cung cấp thông tin và nâng cao chất lượng thông tin trong thẩm định dự án đầu tư
Việc nắm giữ thông tin đầy đủ , nhanh chóng, chính xáclà một trong những yếu tố quyết định tới sự thanh công trong hoạt động ngân hàng. Sẽ rất nguy hiểm nếu quá trình thẩm định dự án đầu tư dựa trên những nguồn thông tin sai lệch. Và cũng chẳng có tác dụng gì nhiều khi có nguồn thông tin chính xác nhưng lại quá chậm trễ. Chính vì vậy thu thập thông tin chính xác kịp thời là rất quan trọng và điều này có thể được thực hiện bằng việc đa dạng hoá nguồn thông tin. Sau đây là những nguồn thông tin thường được NHCT Hoàn Kiếm sử dụng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn thông tin đó.
Thứ nhất: Nguồn thông tin từ các tài liệu do khách hàng gửi đến. Đó là các tài liệu về tư cách pháp lý, về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh sắp tới, kế hoạch vay vốn, trả nợ ngân hàng... Tuy nhiên trong điều kiện chế độ kế toán thống kê chưa hoàn chỉnh, công tác kiểm toán còn trong giai đoạn sơ khai thì việc xác định độ tin cậy của tài liệu này rất khó khăn. Cán bộ tín dụng cần kết hợp các tài liệu này với công tác điều tra thực tế.
Thứ hai: Điều tra thực tế tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng xin vay vốn. Công tác này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có hiểu biết khá sâu rộng về nghành nghề mà mình điều tra. Trong thựctế nếu khách hàng có ý định không trung thực thì việc điều tra càng khó khăn. Trong trường hợp đó sự giúp đỡ của một chuyên viên là rất quan trọng.
Thứ ba: Phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay vốn. Việc đối thoại trực tiếp giữa cán bộ tín dụng và khách hàng có thể làm sáng tỏ hơn một số vấn đề như tư cách, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý... của chủ đầu tư. Tuy nhiên công tác này chỉ có thể thực hiện đối với một cán bộ tín dụng dày dạn kinh nghiệm, mà cũng không phải luôn luôn manglại hiệu quả. Nhiều khi những nội dung rệu rã , bê tha nhất lại được dấu trong một vỏ bọc hào nhoáng.
Ba nguồn thông tin trên đều có những khiếm khuyết, cần kết hợp chúng lại, phân tích, đối chiếu để tìm ra khe hở gian lận của khách hàng. Biện pháp này có thể có kết quả tương đối khả quan song về bản chất đó chỉ là những nguồn thông tin mang tính chất một chiều như đã nói với rất nhiều hạn chế của nó. Ngân hàng cũng sử dụng một số nguồn thông tin khác như thông tin từ khác hàng có quan hệ lâu dài, từ bộ phận lưu trữ thông tin của ngân hàng... Tuy nhiên điều này không thể thực hiện đối với những khách hàng trong lần đầu vay vốn (mà hiện tượng này lại phổ biến hơn).Ngân hàng cần chú ý tới các nguồn thông tin sau:
-Nguồn thông tin từ các khách hàng đã từng có quan hệ với khách hàng vay vốn. Các ngân hàng này có thể cho biết uy tín và khả năng hoạt động của doanh nghiệp cũng như của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
-Nguồn thông tin từ các doanh nghiệp cung cấp và tiêu thụ của khách hàng. Họ có thể cho biết sản lượng, chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ trên thị trường, qua đó có thể nắm được khá rõ về uy tín và khả năng sản xuất kinh doanh.
-Các nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng ( trung tâm CIC thuộc vụ tín dụng NHNN) , từ các công ty kiểm toán, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro.
-Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng cần tham khảo các nguồn thông tin từ các tài liệu, văn bản như:các tài liệu về chủ chương, chính sách, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã họi của đất nước, của địa phương của nghành; các văn bản luật như luật thuế, luật đầu tư nước ngoài, luật đầu tư trong nước, luật doanh nghiệp v.v..., các văn bản dưới luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện của nghành, các tài liệu thống kê, thông tin trên sách báo...
4.Xem xét việc thành lập Tổ thẩm định
Hiện nay tại NHCT Hoàn Kiếm, khâu thẩm định và quyết định cho vay trong cùng một phòng kinh doanh. Đối với các món vay lớn, kết quả thẩm định được thông qua sự kiểm duyệt của Hội đồng tín dụng. Hình thức này có ưu điểm là gắn quá trình thẩm định với quá trình cho vay, giám sát món vay, quy trách nhiệm về một người phụ trách cụ thể. Song cũng có một hạn chế cơ bản như đã đề cập ở các phân trước, đó là một cán bộ tín dụng thì không thể kiêm quá nhiều chức năng, điều này sữ dẫn tới sự thiếu sâu sát ở nhiều bước trong quá trình thực hiện món vay.
Chính vì vậy, NHCT Hoàn Kiếm nên xem xét về việc thành lập tổ thẩm định. Hiện nay đã có một số NHCT thí điểm về việc thành lập tổ thẩm định trực thuộc phòng kinh doanh. Tổ thẩm định có những cán bộ chuyên trách làm công tác thẩm định. Tổ thẩm định có nhiệm vụ nghiên cứu, nắm bắt kịp thời chủ chương đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước, của địa phương, nắm bắt pháp luật của nhà nước và thể lệ, chế độ của nghành để áp dụng có hiệu quả trong công tác thẩm định. Tổ thẩm định sau khi đã tính toán, lập tờ trình trình lãnh đạo phòng, ban lãnh đạo phê duyệt sẽ chuyển sang cho cán bộ tín dụng. ở đây tổ thẩm định chịu trách nhiệm về việc xem xét điều kiện vay vốn của khách hàng, giá trị và tính pháp lý của tài sản thế chấp, cầm cố, tính khả thi và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Cán bộ tín dụng chỉ chịu trách nhiệm về phần kiểm tra sử dụng vốn vay, hu hồi nợ gốc và lãi theo khế ước đã thoả thuận. Việc phân định rõ phạm vi trách nhiệm của tổ thẩm định và cán bộ tín dụng sẽ tăng cường vai trò thẩm định và kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Tuy nhiên hình thức này cũng dễ dẫn đến sự phân tán, trách nhiệm và quyền lợi đối với kết quả cuối cùng không rõ ràng.
Mỗi mô hình đều có ưu nhược điểm nhất định, NHCT Hoàn Kiếm trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của mình, xem xét nên áp dụng mô hìng nào. Nếu vẫn áp dụng mô hình cũ thì nên có những bổ xung hạn chế mà quan trọng nhất là thành lập ban chuyên về công tác đáng giá tài sản thế chấp và thẩm định mặt kỹ thuật của dư án
5.Về việc thành lập ban chuyên trách công tác đánh giá tài sản thế chấp,thẩm định mặt kỹ thuật của dự án và việc thuê tư vấn kỹ thuật.
Việc đánh gía tài sảm thế chấp, thẩm định mặt kỹ thuật của dự án không chỉ đòi hỏi những kiến thức kinh tế đơn thuần. Những vấn đề như xác định giá trị còn lại của tài sản, xác định công suất, tính đồng bộ của máy móc, xác định khối lượng nguyên vật liệu cần cho sản suất... đều liên quan mật thiết tới các kiến thức về máy móc, về xây dựng mà cán bộ tín dụng của ngân hàng chỉ được trang bị những kiến thức về các chuyên nghành kinh tế. Điều này đồi hỏi ngân hàng phải có giải pháp trong cơ cấu nhân sự. Nên tuyển một số lượng nhất định các kỹ sư xây dựng, kỹ sư máy... từ đó thành lập một ban chuyên trách. Ban nay có nhiệm vụ hỗ trợ cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định dự án đầu tư.
Cùng với việc hình thành ban chuyên trách, ngân hàng cũng có thể thuê kỹ sư tư vấn. Hình thức thuê có thể bằng hợp đồng theo kỳ hạn hoặc hợp đồng theo dự án. Hình thức này giúp ngân hàng chủ động trong việc điều chỉnh nhân sự trong từng thời kỳ kinh doanh.
6,Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác.
Như đã trình bày, nguyên nhân cơ bản của sự thiếu chính xác trong thông tinh chính là do thiếu sự phối kết hợp giữa các cơ quan. ở Việt Nam hiện tượng “đơn thương độc mã” của các doanh nghiệp còn tương đối phổ biến. Thời gian tới, trong khi chờ nhà nước có các chính sách hợp lý liên kết các cơ quan hữu quan, ngân hàng cân chủ động bằng giẩi pháp ngoại giao để phối hợp với các cơ quan thuế, các NHTM khác, các cơ quan kiểm toán.
7,Về vấn đề lập quỹ thẩm định
Mỗi món vay đều có quá trình kiểm tra trước và sau khi rút vốn. ở giai đoạn trước ngân hàng thẩm định các yếu tố về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng và dẫn đến quyết định cuối cùng là cho khách hàng vay vốn. Tuy nhiên việc thẩm định ở giai đoạn này không thể đạt đến mức có thể dự đoán hoàn toàn chính xác về khoản vay đó. Vì vậy sau khi cho vay cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục thu thập thông tin, phân tích, tìm biện pháp khắc phục, hạn chế rủi ro mới phát sinh. Có thể coi giai đoạn kiểm tra sau cho vay cũng là một hình thức của cồng tác thẩm định.
Như vậy thẩm định dự án đầu tư không phải công việc một sớm một chiều, nó không chỉ hạn chế trong giai đoạn kiểm tra trước khi cho vay. Cán bộ tín dụng thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng, thường xuyên phải xuống cơ sở kiểm tra giai đoạn này diễn ra liên tục, gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì lẽ đó, ngân hàng cần xem xét lập ra một quỹ riêng để chi phí cho hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Nó sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho cán bộ tín dụng khi tiến hành thẩm định tạo, điều kiện cho quá trình thẩm định được thuận lợi hơn. Mặt khác quỹ thẩm định dự án cũng có trách nhiệm trong vấn đề khuyến khích vật chất đối với cán bộ tín dụng.
8,Hoàn thiện hơn nữa nội dung cần thẩm định
NHCT VN đã có văn bản hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn, có mẫu tờ trình thẩm định cho vay trung và dài hạn theo dự án đầu tư. ở đó các nội dung cần thẩm định đã được trình bày tương đối rõ ràng, đầy đủ. Trong điều kiện thông tin đầy đủ và có chất lượng cao thì nếu cán bộ tín dụng tuân thủ đúng theo các bước đã hướng dẫn thì nhìn chung kết quả sẽ chính xác. Tuy nhiên có một số điểm đáng lưu ý sau:
Thứ nhất :Các văn bản hướng dẫn trên chỉ đưa ra trung cho mọi dự án mà trên thực tế mỗi loại dự án lại có chuẩn mực riêng. Vì vậy ngân hàng cân xem xét, vừa phải đưa ra một quy trình thẩm định làm tiêu chuẩn để có sự thống nhất giữa các cán bộ tín dụng , vừa phải đề ra yêu cầu về nội dung thẩm định cho phù hợp với từng loại dự án. Ví dụ: đối với dự án đầu tư mới hoặc tăng cường máy móc thì cần chú trọng về mặt kỹ thuật công nghệ; đối với dự án sản xuất mở rộng thì cần chú trọng khía cạnh phân tích thị trường.
Thứ hai: Các văn bản hướng dẫn chưa đưa ra phương pháp so sánh hiệu quả giữa các dứ án ,nhất là khi buộc phải có sự lựa chọn (các dự án loại trừ nhau).
Ta thấy sự biến đổi của NPV theo IRR của 2 dự án A và B.Tại điểm cắt NPV với trục hoành (hay NPV =0) chính là IRR.
Ta thấy rằng tỷ lệ chiết khấu k=r thì 2 dự án Avà B cho cùng một kết quả như nhau: NPVa =NPVb và IRRa >IRRb.
Khi k>r thì NPVa >NPVb và IRRa >IRRb.
Như vậy với k >=r thì tất nhiên dự án A dược lựa chọn.
Tuy nhiên vấn đề sẽ không đơn giản khi k IRRb nhưng NPVa <NPVb. Ngân hàng sẽ đứng trước sự phân tích: NPV đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính dự án đêm lại cho nhà đầu tư. IRR lại đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của một dự án, là giới hạn trên của chi phí vốn dể dự án có hiệu quả. Như vậy, chủ dự án với mục đích tối đa hoá sự giàu có của mình sẽ chọn A có NPV cao hơn, còn ngân hàng với mục đích thu hồi vốn và lãi sẽ chọn B có IRR cao hơn.
Thứ ba: Đặc biệt lưu ý tới tác động của các luật thuế mới tới việc tính toán các chỉ tiêu.
Như đã biết từ ngày 1/1/2002 các thuế Giá trị gia tăng( GTGT) và thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chính thức thay thế các thuế Doanh thu và thuế Lợi tức. Ngân hàng cần chú ý tới thuế GTGT, tuy chỉ là thuế gián thu nhưng nó có tác động rất căn bản đến tình hình SXKD của doanh nghiệp, tác động tới các chỉ tiêu tài chính mà ngân hàng quan tâm.
Sau đây xin nêu ra sự thay đổi của một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính:
Các chỉ tiêu tài chính có sự khác biệt
DN áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
DN áp dụng phương pháp tính trực tiếp
DN hay hàng hoá
không thuộc diện
nộp thuế GTGT
I.Các chỉ tiêu trên bảng cân đối KT
-Hàng tồn kho
Giá thực tế không có thuế
Giá thực tế có thuế
Giá thực tế có thuế
-Nguyên giá TSCĐ
NGuyên giá không có thuế
Nguyên giá có thuế
Nguyên giá có thuế
-Thuế VAT được khấu trừ
Có sử dụng
Không sử dụng
Không sử dụng
-Phải thu khách hàng
Tổng giá thanh toán có thuế
Tổng giá thanh toán có thuế
Tổng giá thanh toán không thuế hoặc có thuế TTĐB
Các chỉ tiêu trên BC KQKD
Doanh thu bán hàng
Giá bán không có thuế
Giá thanh toán có thuế
Giá thanh toán không có thuế hoặc có thuế TTĐB
Doanh thu thuần(DTT)
DTT không thuế
DTT có thuế
DTT không thuế
Giá vốn hàng bán hay giá thành công xưởng
Không có thuế đầu vào
Có thuế đầu vào
Có thuế đầu vào
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Không thuế
Có thuế phải nộp
Không thuế
Ghi chú:Từ “thuế “trong bảng là thuế GTGT
Các chỉ tiêu tài chính có sự khác biệt giữa hai cách tính thúe như đã nêu trên có ảnh hưởng tới các tỷ số tài chính mà ngân hàng quan tâm. Sau đây là một ví dụ cụ thể:
Lợi nhuận thuần(LNT)
từ hoạt động SXKD
Tỷ suất lợi nhuận = -----------------------
Doanh thu thuần
Các phương pháp tính thuế GTGT ảnh hưởng tới cả phần tử số và mẫu số:
-Phần tử số: LNT trong trường hợp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thường cao hơn trong trường hợp áp dụng phươngpháp tính trực tiếp. Sở dĩ như vậy vì trong trường hợp sử dụng phương pháp khấu trừ, thuế GTGT được tính trên giá bán chưa có thuế, thêm vào đó doanh nghiệp còn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của TSCĐ đẫn tới mức trích khấu hao thấp hơn so với phương pháp tính trực tiếp. Tất nhiên phải lưu ý rằng điều trên chỉ đúng khi thuế suất đầu ra của HHDC <= thuế suất đầu vào của HHDV chịu thuế.
-Phần mẫu số:DTT trong phương pháp khấu trừ thuế thấp hơn so với khi áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp, một bên tính theo giá bán không thuế còn bên kia tính theo giá thanh toán gồm cả thuế.
Như vậy tỷ suất lợi nhuận khi áp dụng phương pháp khấu trừ thuế sẽ lớn hơn so với khi áp dụng phương pháptính thuế trực tiếp.
II. Kiến nghị đối với Nhà nước các cơ quan hữu quan
Phải nói có rất nhiều vướng mắc trong thẩm định dự án đầu tư mà nguyên nhân từ phía cơ chế, chính sách, giải pháp tầm vĩ mô. Nếu đứng trên giác độ một cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định dự án có thể đưa ra một số kiến nghị đối với cấp trển trong việc tăng cường hoạt động một cơ quan nào đó, sửa đổi , bổ xung một điều luật, một quy chế nào đó ... nhằm giải quyết những bế tắc trong phạm vi công tác tín dụng.
Tuy nhiên trong thực tế, các mối quan hệ kinh tế tồn tại đan xen, phức tạp, lúc hỗ trợ nhau, lúc phủ định nhau, một điều luật có lợi cho đối tượng kinh tế này nhưng lại hạn chế hoạt động của đối tượng kinh tế khác... hính vì vậy, tôi không muốn đưa ra một khuyến nghị đơn lẻ về phía pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước. Trong một thời gian ngắn chuyển sang kinh tế thị trường, sự hạn chế, thiếu đồng bộ đó là tất yếu. Việc khắc phục cần phải có nhiều thời gian,trách nhiệm này thuộc về tất cả các ban nghành, các thành phần kinh tế mà ở đó không ai có thể chỉ nêu ra yêu sách với riêng lĩnh vực của mình. Nghành ngân hàng nói riêng cũng nên thi hành theo những điều khiển vĩ mô mà nhà nước với bản chất công quyền đã ban để mang lại sự phát triển đồng đều, cân bằng của tất cả các nghành các lĩnh vực kinh tế theo định hướng của Nhà nước. Điều căn bản là trong nội bộ nghành ngân hàng, trong nội bộ một chi nhánh phải có những giải pháp hữu hiệu, bứt phá trong phạm vi pháp luật nhà nước cho phép, tự tăng cường sức mạnh cạnh tranh, tăng khả năng hoạt động kinh doanh của mình
Trong phạm vi chuyên đề tốt nghiệp của mình, tôi chỉ xin nêu ra một số hướng phát triển có lợi cho hoạt động ngân hàng, cho công tác thẩm định tín dụng nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung:
1.Thiết lập hệ thống kế toán kiểm toán có hiệu quả.
Như đã trình bày, sự xác thực và hợp lý của các báo cáo tài chính là yếu tố cần thiết để có những phân tích và đánh giá đúng đắn về tình hình SXKD của doanh nghiệp.Tuy nhiên, với hàng loạt các thủ đoạn nghịêp vụ, với vô số những vấn đề quá rắc rối và phức tạp trên chứng từ , sổ sách kế toán của doanh nghiệp, ngân hàng không thể đủ nhân lực, thời gian và cả sự hiểu biết chuyên môn để xác minh sự thực. Vì vậy vai trò của cơ quan kiểm toán là hết sức cần thiết, nhưng công tác kiểm toán ở Việt Nam hiện nay lại không mấy hiệu quả:
-Mặc dù Nhà nước đã bắt đầu quan tâm tới công tác kiểm toán nhưng tên thực tế công tác kiểm toán vẫn chưa được đánh giá đúng mức và chưa dược thực hiện một cách rộng rãi.
-Các công ty kiểm toán nói chung còn quá non trẻ, thiếu kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ còn chưa được đào tạo hệ thống về nghành nghề. Một số công ty kiểm toán nước ngoài khắc phục được nhược điểm này lại thường chỉ phục vụ cho các liên doanh.
-Có thể có sự “ăn trong” giữa các cơ quan kiểm toán độc lập với các doanh nghiệp.Trong trường hợp đó dịch vụ kiểm toán chỉ có lợi cho doanh nghiệp bởi vì công ty kiểm toán có thể tư vấn và khuyến nghị cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nguyên tắc kế toán vừa hợp pháp, vừa có lợi cho doanh nghiệp.
...
Việt Nam đang cần có những công ty kiểm toán mạnh cả về trình độ lẫn kinh nghiệm và phải thực sự độc lập. ý nghĩa của sự độc lập ở đây rất quan trọng, bởi nếu cơ quan kiểm toán không có tính khách quan và trung thực thì hoạt động kiểm toán sẽ chẳng mang lại điều gì trong việc bảo đảm lợi ích cho các bên liên quan trong đó có ngân hàng. Nhà nước cần khắc phục nhược điểm, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kiểm toán qua các giải pháp cụ thể như:
-Cho mở các lớp đào tạo chuyên nghành kiểm toán (Hiện nay chỉ có ĐH KTQD có chuyên nghành này), mở thêm các lớp đào tạo ngắn ngày giành cho cán bộ kiểm toán
-Có quy chế hữu hiệu buộc doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê.
-Nên có sự kết hợp giữa kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ nhằm đạt được những kết quả kiểm toán có độ chính xác cao và trung thực.
2.Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng
ở nước ta hiện nay đã có một số trung tâm cung cấp thông tin doanh nghiệp, tiêu biểu nhất là trung tâm thông tin tín dụng CIC thuộc vụ tín dụng NHNN với các chi nhánh đặt tại NHNN tỉnh, thành phố. Những nhiệm vụ chủ yếu của CIC trong thời gian qua là mã hoá số liệu của các doanh nghiệp, thu thập thông tin về quan hệ của các doanh nghiệp với ngân hàng, nhất là các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng. Hàng tháng trung tâm có danh sách công bố công khai doanh nghiệp có nợ quá hạn cho các ngân hàng. Tuy nhiiên, với nhiều lý do khác nhau mà hoạt động của hệ thống này chưa thực sự có hiệu quả. Để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thông CIC, Nhà nước cần thực hiện một số khuyến nghị:
-Bổ xung công tác thông tin phòng ngừa rủi ro vào hệ thống chức năng nhiệm vụ của NHNN
-Cần có đầu tư tài chính thích đáng cho công tác này.
-ít nhất cần đưa ra một quy chế cho hoạt động cung cấp thông tin tín dụng. ở đó có quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của các ngân hàng, các doanh nghiệp, về việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị thành viên và các cơ quan liên quan (uỷ ban kế hoạch Nhà nước, tổng cục thống kê, toà án kinh tế...)
3.Xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, định hướng đầu tư
Đây là vấn đề rất quan trọng giúp ngân hàng định hướng hoạt động của mình. Ví dụ: Nếu Nhà nước xác định chiến lược phát triển kinh tế nhằm ưu tiên phát triển khu vực nông thôn hay tập trung phát triển thành phần kinh tế tư nhân thì ngân hàng sẽ có hướng tập trung xem xét những dự án có liên quan đến chiến lược đó để đầu tư. Điều đó vừa giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, vừa giúp đất nước phát triển theo đúng định hướng vĩ mô.
Vì vậy, Nhà nước cần có những định hướng rõ ràng để các ngân hàng dựa vào đó làm cơ sở cho hoạt động của mình
Kết luận
Thẩm định dự án đầu tư là một công việc thực tế, chỉ có thể vừa học vừa làm. Hơn nữa việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn là một vấn đề có phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều nghành, nhiều lĩnh vực, đồng thời là công việc đòi hỏi thời gian lâu dài. Do vậy trong khuôn khổ chuyên đề của mình em chỉ xin đưa ra những vấn đề chung nhất, hy vọng sẽ góp phần giúp cho chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm có được những biện pháp để nâng cao vai trò và hiệu quả của hoạt động thẩm định dữ án đầu tư trung và dài hạn trong giai đoạn đổi mới của hệ thống ngân hàng hiện nay.
Với sự hiểu biết còn hạn chế, chắc chắn chuyên đề còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo và các cô chú cán bộ ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0034.doc