MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Địa lý địa phương (ĐLĐP) là một bộ phận của địa lý đất nước, bao gồm địa lý các cấp tỉnh, thành phố, huyện, thị xã hoặc một địa khu cụ thể. Việc nghiên cứu ĐLĐP giúp ta tìm hiểu và đánh giá tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và xã hội của mỗi địa phương. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của con người đối với quê hương mình đồng thời chuẩn bị cho thế hệ trẻ hành trang trên đường lập nghiệp trong tương lai. Với vai trò to lớn đó, ĐLĐP ngày càng được coi trọng trong chương trình và sách giáo khoa (CT&SGK) Địa lý trong trường phổ thông.
Trước đây, việc dạy học ĐLĐP trong trường phổ thông tỉnh Thái Nguyên chưa được coi trọng đúng mức; hiện nay đã được chú ý nhiều hơn, nhất là từ khi CT&SGK mới dành 4 tiết với ĐL 9 và 2 tiết với ĐL 12 dành cho địa lí cấp tỉnh, thành phố. Việc biên soạn và xuất bản tập tài liệu “Địa lý tỉnh Thái Nguyên” của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thái Nguyên và “Địa lý tỉnh Thái Nguyên” của các nhà giáo Trịnh Trúc Lâm (chủ biên), Nguyễn Quận [16] là bước khởi đầu quan trọng cho nghiên cứu địa lí tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, so với yêu cầu về đổi mới CT&SGK cũng như đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), tập tài liệu này
cũng còn nhiều hạn chế, bất cập trước những thay đổi của công cuộc đổi mới và hội nhập.
Mặt khác, thực tế dạy học ĐLĐP ở một số huyện của tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu vùng xa còn rất hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên; đó là thiếu tài liệu với tư cách như là một cuốn sách giáo khoa cần thiết về ĐLĐP, thiếu thiết bị và đồ dùng dạy học, trình độ dân trí nói chung còn thấp và năng lực nhận thức của học sinh nhiều hạn chế. Đại bộ phận học sinh ở các huyện đều thuộc vùng dân tộc thiểu số và khu vực đặc biệt khó khăn (ĐBKK); cơ sở vật chất còn thiếu thốn, quỹ thời gian dành cho lao động nhiều hơn là dành cho việc học hành; đời sống nông thôn nghèo nàn không đủ điều kiện đầu tư cho con em
theo học. Do đó việc nhận thức về ĐLĐP với các em cũng xa lạ và trừu tượng không kém gì kiến thức địa lý về đất nước và thế giới. Việc liên hệ thực tiễn gần gũi như trong địa bàn huyện, xã, thị trấn quê hương trong quá trình nhận thức cũng gặp không ít khó khăn.
Trên thực tế, hầu hết học sinh sống ở nông thôn, rất ít, thậm chí không có đủ điều kiện về tỉnh, đến thành phố và cả địa bàn các huyện khác để nghiên cứu, tìm hiểu, những nội dung theo yêu cầu của CT&SGK. Mặt khác khi dạy về ĐLĐP, phần lớn GV và HS đều thiếu tài liệu về ĐLĐP; họ mong muốn có một cuốn SGK tham khảo (nhất là tài liệu ĐLĐP cấp huyện).Vì vậy, trong giờ học trở nên phiến diện, chiếu lệ, khiên cưỡng; học sinh không có hứng thú học tập, hiệu quả giờ học không cao.
Bên cạnh đó, với đặc thù của bộ môn Địa lý là phải có bản đồ song các phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ cho dạy học ĐLĐP hầu như không đầy đủ, đặc biệt là bản đồ giáo khoa, mô hình địa lý. Đây là một trong những trở ngại rất lớn để thực hiện việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực.
Thực trạng trên đòi hỏi sự cần thiết phải nghiên cứu, biên soạn tài liệu ĐLĐP cấp huyện (cụ thể là huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên) nhằm cung cấp kiến thức ĐLĐP, làm phong phú nội dung bài giảng của giáo viên, đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả giờ học cũng như chất lượng giáo dục nói chung. Trên cơ sở đó sẽ tạo cho HS có hứng thú học tập, làm tăng tình yêu quê hương đất nước; chuẩn bị cho họ năng lực lập thân lập nghiệp cũng như góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững
cho quê hương và cho đất nước.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Biên soạn địa lý huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên phục vụ dạy học Địa lý địa phương lớp 9 trên địa bàn huyện”.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, Khoa Địa lý trường ĐHSP Thái Nguyên, các cơ quan ban ngành của huyện Định Hóa đã giúp đỡ trong việc triển khai đề tài. Chúng tôi bày tỏ lòng chân thành cám ơn TS Vũ Như Vân, người hướng dẫn khoa học của luận văn này.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cam đoan 1
Mục lục 2
Danh mục các bảng số liệu 4
Danh mục các hình 5
Danh mục chữ viết tắt 6
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Mục đích nghiên cứu đề tài 9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 9
4. Giới hạn nghiên cứu đề tài 9
5. Phương pháp nghiên cứu 10
6. Khái quát tình hình nghiên cứu đề tài 11
7. Một số điểm mới và đóng góp của đề tài 14
8. Cấu trúc luận văn 14
NỘI DUNG 15
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 15
1.1. Cơ sở lý luận 15
1.1.1. Quan điểm về dạy học ĐLĐP theo hướng tích cực 15
1.1.2. Tính đổi mới phương pháp dạy học ĐLĐP 23
1.2. Cơ sở thực tiễn 29
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Định Hoá 29
1.2.2. Sự phân hoá về trình độ phát triển theo xã 34
1.2.3. Thực trạng dạy học ĐLĐP ở huyện Định Hoá 36
Chương 2: Biên soạn Địa lý huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên 40
2.1. Một số nội dung và nguyên tắc chủ đạo 40
2.1.1. Vùng An toàn khu (ATK) Định Hoá 40
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế 42
2.1.3. Đảm bảo nguyên tắc chung và vận dụng trong điều kiện cụ thể 50
2.2. Nội dung tài liệu ĐLĐP huyện Định Hoá (dành cho GV) 53
2.2.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ 54
2.2.2. Điều kiện tự nhiên 55
2.2.3. Đặc điểm dân cư - xã hội 65
2.2.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 68
2.3. Nội dung tài liệu ĐLĐP huyện định hoá (dành cho HS) 79
2.3.1. Quan điểm cơ bản 79
2.3.2. Địa lý huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên 80
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 87
3.1. Điều tra cơ bản 87
3.2. Thiết kế bài giảng Địa lý huyện Định Hoá 89
3.2.1. Cơ sở thiết kế bài giảng 89
3.2.2. Giáo án hướng dẫn giảng dạy 90
3.2.3. Thiết kế giáo án điện tử 99
3.3. Thực nghiệm 102
3.3.1. Mục đích, tiến trình thực nghiệm 102
3.3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 102
3.3.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 102
3.3.4. Tổ chức thực nghiệm 103
3.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm 105
KẾT LUẬN 107
Tài liệu tham khảo 109
Phụ lục 111
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biên soạn địa lý huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên phục vụ dạy học địa lý địa phương lớp 9 trên địa bàn huyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( tƣơng đƣơng 400 USD).
- Cơ cấu ngành: Nông - lâm nghiệp: 40,2%; Dịch vụ du lich là 34,5 %; Công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 25,3 %.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 79 -
- Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 46.000 tấn trở lên.
-Tổng đàn trâu bò 22.000 con, tổng đàn lợn 6.000 con.
- Diện tích rừng trồng mới: 3.500 ha, diện tích trồng mới chè cành và trồng
thay thế là 250 ha.
-Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng 240 tỷ đồng; trong đó, giá trị
của ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 70 tỷ đồng.
-Tăng thu ngân sách trên địa bàn hàng năm 15% trở lên.
- 100% số xã có đƣờng rải nhựa đến trung tâm; hoàn chỉnh mạng lƣới điện
hạ thế, 95% số hộ dân đƣợc sử dụng điện lƣới, khôi phục các hồ, đập chứa nƣớc,
xây dựng một số hồ thuỷ lợi cho các vùng Trung Lƣơng, Kim Sơn và xây dựng một
số hồ, đập chứa nƣớc tạo nguồn.
- Phát triển có chất lƣợng mạng lƣới bƣu chính -viễn thông.
Phát triển xã hội: Tiếp tục thực hiện tốt chƣơng trình đổi mới giáo dục phổ
thông. Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Quan tâm,
xây dựng đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục để nâng cao chất lƣợng GD&ĐT,
chú trọng giáo dục đạo đức cho HS. Tiếp tục thực hiện tốt các chƣơng trình mục
tiêu quốc gia về y tế. Phấn đấu đến năm 2010, toàn huyện có 50% số trƣờng học đạt
chuẩn quốc gia và 60% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
-Thực hiện tốt chƣơng trình chăm sóc sức khỏe và sức khỏe sinh sản, kế
hoạch hóa gia đình và phòng chống suy dinh dƣỡng cho trẻ em, đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về Pháp lệnh Dân số,
kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý dân số. Đến năm
2010 giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,15 ‰.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình giải quyết việc làm và xóa
đói giảm nghèo, mở rộng các hoạt động tƣ vấn và giới thiệu việc làm. Thành lập
trung tâm dạy nghề của huyện. Phấn đấu hàng năm giải quyết việc làm cho 1.600
lao động (trong đó: xuất khẩu 500 lao động có thời hạn ra nƣớc ngoài, giải quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 80 -
việc làm tại chỗ thông qua các chƣơng trình dự án 800 lao động và 30 lao động
thông qua các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp).
Tiếp tục phát triển toàn diện và có chất lƣợng các mặt văn hóa- xã hội, đến
năm 2010 phấn đấu 60% số làng bản, 100% số cơ quan và 70% số gia đình đạt gia
đình văn hóa. Xây dựng thêm 01 trạm truyền thanh, truyền hình tại xã Phú Đình.
Triển khai xây dựng hệ thống loa truyền thanh tại các thôn, xóm,bản trên toàn
huyện.
2.3. ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN
(Tài liệu biên soạn dành cho HS lớp 9)
2.3.1. Quan điểm cơ bản
Theo cấu trúc CT&SGK ĐL9 đƣợc sử dụng từ năm học 2005 - 2006. ĐLĐP
đƣợc dạy học trong 4 bài ( 3 bài học 1 bài thực hành); nội dung chủ yếu về các vấn
đề địa lý KTXH do GV tuỳ chọn giới hạn trong phạm vi tỉnh/ thành phố phố hoặc
quận/ huyện, hoặc phƣờng/ xã.
Từ thực tế giảng dạy ĐLĐP tại các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Định
Hoá thời gian qua, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải mạnh dạn đƣa vào chƣơng
trình ĐLĐP ở lớp 9 một bài học về ĐLĐP huyện nhà với thời lƣợng 45’ giới nhằm
giúp cho HS THCS hiểu biết về địa lý cấp huyện với hình thức dạy học trên lớp
chính khoá, ngoài giờ. Trên thực tế chƣa có tài liệu nghiên cứu và biên soạn Địa lý
huyện Định Hoá phục vụ cho học tập và giảng dạy địa lý cấp huyện. Với mục đích
nhƣ trên, chúng tôi biên soạn tài liệu dành cho HS lớp 9 nhƣ sau
2.3.2. Bài 45 (44+1). ĐỊA LÝ HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI
NGUYÊN
Định Hoá là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên với
điều kiện tự nhiên và cộng đồng các dân tộc thiểu số đa dạng. ATK Định
Hoá nổi tiếng cả nước, là Thủ đô kháng chiến - “Thủ đô gió ngàn” thời kì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 81 -
kháng chiến chống thực dấn Pháp (1946 – 1954). Tuy còn là huyện khó
khăn, nhưng đang đứng trước triển vọng lớn trong công cuộc CNH-HĐH.
Diện tích tự nhiên : 52,072 km2
Đơn vị hành chính : 23 xã và 1 thị trấn
Dân số : 89.634 ngƣời (2006)
Thị trấn : Chợ Chu
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
Huyện Định Hoá nằm cách thành phố Thái Nguyên 50 km, nằm giữa vùng
Việt Bắc là căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Huyện
Định Hoá có giới hạn từ 21045’ đến 22003’ vĩ độ bắc và từ 105030’ đến 105047’ kinh
độ đông; tiếp giáp với các huyện: Chợ Đồn, Chợ Mới (Bắc Kạn); Yên sơn, Sơn
Dƣơng (Tuyên Quang); Đại Từ, Phú Lƣơng (Thái Nguyên).
Quan sát hình 45.1. Hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lý của huyện
Định Hoá ?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 82 -
Hình 2.8 (45.1). Bản đồ hành chính huyện Định Hoá
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Huyện Định Hoá có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao, độ dốc lớn, địa
hình chia cắt mạnh; Khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi
Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm 22,50C, lƣợng mƣa trung bình năm 1.710 mm.
Định Hoá có hai hƣớng gió chính: Gió mùa đông bắc và gió đông nam. điều kiện
khí hậu huyện Định Hóa thích hợp cho sự phát triển của tập đoàn vật nuôi và cây
trồng ngày càng phong phú.
Lãnh thổ huyện Định Hoá là nơi bắt bắt nguồn của các nhánh suối và hình
thành 3 hệ thống sông chính: Hệ thống sông Chợ Chu, hệ thống sông Công, hệ
thống sông Đu. Định Hoá có trên 100 ao, hồ lớn nhỏ, đặc biệt có hồ Bảo Linh có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 83 -
diện tích mặt nƣớc khoảng 80ha, với dung tích chứa 5,8 triệu m3, có năng lực tƣới
cho 704 ha đất trồng.
Hình 2.9 (45.2). Hệ thống thuỷ lợi kiên cố tại vùng lúa đặc sản Bao thai Định
Hoá
Căn cứ hình 2.9 ( 45.2). Hãy nêu ý nghĩa của hệ thống thuỷ lợi đối với vùng
lúa đặc sản Định Hoá ?
Đất đai của huyện Định Hoá tƣơng đối phong phú và đa dạng về loại hình thổ
nhƣỡng (có 6 nhóm đất với 11 loại đất chính), cho phép phát triển đa dạng về chủng
loại cây trồng (lúa, ngô, lạc, đậu đỗ, mía, chè, cây ăn quả, cây đặc sản, cây lâm
nghiệp..). Hạn chế tính về đất đai của huyện là độ dốc cao >25% chiếm khoảng
40%, diện tích đất bị rửa trôi xói mòn, tầng đất mỏng, tầng đất chua, nghèo, lân,
kali…khá lớn, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất các loại.
Rừng Định Hoá đặc trƣng cho hệ sinh thái rừng vùng Đông Bắc với các kiểu
rừng chính: rừng nhiệt đới trên núi đá và núi đất. Độ che phủ rừng 47%. Những
năm qua đất lâm nghiệp có rừng đã ngày càng đƣợc mở rộng. Nhiều khu vực gỗ quý
nhƣ lát, nghiến….đã đƣợc khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc. Nạn phá rừng làm nƣơng
rẫy đã từng bƣớc đƣợc hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 84 -
Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể là đá vôi, cát, sỏi.
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI
Năm 2006 dân số huyện Định Hoá là 89.634 ngời với 8 dân tộc chính: Tày,
Thái, Kinh, San Chí, Nùng, Dao, Cao Lan, HMông, trong đó: dân tộc Tày chiếm
49,2% dân số, Kinh (36,2%), San Chí (8,0%), còn lại là các dân tộc khác (6,6%).
Bảng 2.6 (45.1). Một số chỉ tiêu phát triển dân số ở Định Hoá
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2006
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên ‰ 7,9 7,7
Mật độ dân số Người/ km2 171,0 172,1
Dân số nữ Người 44.656 45.050
Dân số trong tuổi lao động Người 49.010 50.110
Tỷ lệ hộ nghèo % 41.63 36.2
Thu nhập / người Triệu đồng 3,6 5,8
Dân số thành thị Người 5.945 6.068
Dựa vào bảng 45.1. Hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội của huyện Định Hoá.
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trung bình hàng năm đạt 12,3%. Trong đó
thƣơng nghiệp và dịch vụ tăng 21%, công nghiệp - xây dựng tăng 18,7%, thấp nhất
là ngành nông lâm nghiệp, tăng 5,8%. Cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo
hƣớng tích cực.
0
10
20
30
40
50
60
70
2000 2002 2003 2004 2005
n¨m
%
N«ng- l©m nghiÖp C«ng nghiÖp- x©y dùng Th•¬ng m¹i- dÞch vô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 85 -
Hình 2.10 (45.3) : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Định Hoá, từ năm 2000 đến năm 2005
1. Nông- lâm nghiệp
Nông - lâm nghiệp đƣợc xác định là ngành kinh tế chủ đạo của huyện, phát
triển với tốc độ nhanh, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, phát triển xã hội.
Lúa và ngô là các cây lƣơng thực chính. Lúa đƣợc trồng nhiều ở một số vùng
trũng giữa núi nhƣ Tân Dƣơng, Bảo Cƣờng, Đồng Thịnh... Ngô đƣợc trồng hầu hết
ở các xã. Sản lƣợng lƣơng thực có hạt đã tăng đáng kể, từ 31.608 tấn (năm 2002)
lên 39.060 tấn (năm 2006). Chỉ tính riêng sản lƣợng thóc năm 2006 đạt 35.482 tấn.
Sản lƣợng hoa màu, nông sản cũng tăng đáng kể. Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời
năm 2006 đạt 435,7kg/ngƣời. Gạo Bao Thai.Định Hoá đã xây dựng đƣợc thƣơng
hiệu và có giá trị cao trên thị trƣờng trong và ngoài tỉnh.
Chè là cây công nghiệp chính với diện tích lớn. Năm 2006 diện tích chè là
2.786 ha, sản lƣợng 18.379 tấn. Các loại cây ăn quả nhƣ vải, nhãn, hồng…cũng
đƣợc quan tâm phát triển nhằm từng bƣớc đa dạng hoá cây trồng. Chăn nuôi trâu bò
đàn, lợn, gia cầm ngày càng phát triển. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2006 đạt 47%, vẫn
thấp so với yêu cầu bảo vệ môi trờng sinh thái. Hiện nay Định Hoá đang đẩy mạnh
vấn đề khai thác hợp lý đi đôi với trồng mới nhằm đảm bảo kết hợp hoà lợi ích tr-
ƣớc mắt và lâu dài.
Vì sao, sản xuất nông- lâm nghiệp là thế mạnh của huyện Định Hoá?
b. Công nghiệp và dịch vụ
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đang trên đà phát
triển. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng dần
trong cơ cấu GDP, nếu năm 2001 tổng giá trị sản phẩm công nghiệp- xây dựng đạt
27.380 triệu đồng thì năm 2006 đạt 45.600 triệu đồng.
Hãy nêu một số sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được sản
xuất trên địa bàn huyện Định Hóa và sự phân bố của chúng?
Mạng lƣới giao thông đang đƣợc tu bổ, sửa chữa, nâng cấp. Bƣu chính viễn
thông có bƣớc phát triển khá. Năm 2006, có 90% hộ dân đƣợc sử dụng điện lƣới
quốc gia. Hầu hết các xã, thị trấn có điện thoại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 86 -
Hình 2.11 (45.4). Nhà tưởng niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Tài nguyên du lịch Định Hoá khá phong phú, bao gồm du lịch sinh thái, du
lịch nhân văn, đặc biệt du lịch gắn liền với các di tích lịch sử cách mạng đã hình
thành trong huyện. Hiện nay Định Hoá có 8/108 điểm di tích đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Đây sẽ cơ hội mở ra hƣớng đầu tƣ
mới và trở thành ngành kinh tế quan trọng đối với Định Hoá.
Hãy kể tên các điểm du lịch sinh thái và di tích lịch sử văn hoá ở địa phương
em?
Định Hoá có tài nguyên đất, khí hậu ,rừng khá phong phú và đa dạng thích
hợp cho phát triển nông- lâm nghiệp với cơ cấu cây trồng và vật nuôi phong
phú. Tiềm năng du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mới, quan trọng
của huyện. Nhưng cũng có nhiều trở ngại do địa hình, thiên tai gây không ít
khó khăn cho đời sống và sản xuất. Đây là địa bàn cư trú của 8 dân tộc, đời
sống dân cư vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của huyện Định Hoá
đối với sự phát triển kinh tế của huyện?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 87 -
2. Dựa số liệu trong bảng 45.3. hãy vẽ biểu đồ thích hợp biểu hiện sản lượng
lương thực huyện Định Hoá qua các năm và nhận xét?
Bảng 2.7 (45.2). Sản lượng lương thực huyện Định Hoá qua các năm
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Sản lượng lượng
thực (Tấn)
35.270 36.733 38.497 39.943 39.060
Tiểu kết Chương 2
Trong việc biên soạn ĐLĐP huyện Định Hoá cần một số nội dung và phƣơng
pháp biên soạn cần nhấn mạnh một số nội dung quan trọng. Đó là : (1) Vùng ATK (An
toàn khu) Định Hoá. Trong Dự án "Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử các mạng và phát
triển KTXH vùng ATK Định Hoá (1996 - 2000)" đƣợc Chính phủ phê duyệt ngày 27-
1-1995. Huyện ATK Định Hoá, Thái Nguyên đã thu hút sự chú ý của cả nƣớc trong
Năm Du lịch quốc gia về Thủ đô gió ngàn (2007), đặc biệt về di tích Tỉn Keo, xã Phú
Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ hội nghị Bộ Chính trị ngày 16-12-1953
quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử; (2) Tăng trưởng kinh tế và giảm
nghèo theo hƣớng bền vững hơn là nội dung chủ yếu đối với vùng ATK Định Hoá.
Đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm đền ơn đáp nghĩa với đồng bào các dân tộc
vùng ATK Định Hoá đã có công lớn trong chín năm kháng chiến trƣờng kì chống
thực dân Pháp (1946 - 1954).
Việc biên soạn ĐLĐP huyện Định Hoá cần đảm bảo các nguyên tắc chung
và vận dụng trong điều kiện cụ thể huyện Định Hoá. Đó là (1) Đảm bảo tính liên
thông về nội dung với phần cấp tỉnh; (2) Đảm bảo tính liên thông về thời lượng với
phần cấp tỉnh. Trong tinh thần nói trên, chúng tôi biên soạn tài liệu ĐLĐP huyện
Định Hoá dành cho GV địa lí các trƣờng THCS trên địa bàn huyện, đồng thời biên
soạn bài học bổ sung thứ 44+1 vào cuối phần ĐLĐP tỉnh Thái Nguyên trong
CT&SGK ĐL9. Bài số 45 đƣợc biên soạn theo mô típ bài học trong SGK ĐL9 có
kèm theo bài tập và hệ thống câu hỏi phù hợp. Nguồn tài liệu sử dung trong biên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 88 -
soạn tài liệu cho GV và bài học cho HS có độ hoàn toàn mới, cập nhật với độ tin
cậy cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 87 -
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
Thực nghiệm sư phạm là khâu quan trọng, nhằm mục đích đánh giá chất lượng
nghiên cứu biên soạn về ĐLĐP huyện Định Hóa dành cho GV và HS. Theo quan
điểm thực tiễn, hoàn cảnh địa lý vùng khó khăn như huyện Định Hoá ảnh hưởng lớn
đến chất lượng giáo dục do thiếu cơ sở vật chất dạy và học cũng như do hạn chế của
trình độ GV và mặt bằng dân trí. Trong tình hình đó, chúng tôi cho rằng, việc thực
nghiệm đề tài cần theo trình tự: Từ điều tra cơ bản các trường, lớp chọn thực
nghiệm, đánh giá sự hiểu biết của HS, trên cơ sở đó biên soạn giáo án với tư cách là
một kịch bản định hướng giảng dạy và học tập. Tiếp đó là tiến hành thực nghiệm và
cuối cùng là đánh giá, nhận xét kết quả.
3.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
Mục đích điều tra cơ bản là nhằm đánh giá sự hiểu biết của HS về địa phương.
Kết quả điều tra cơ bản làm cơ sở cho việc biên soạn giáo án, một mặt, phù hợp với
điều kiện cụ thể từng trường, lớp thực nghiệm. Mặt khác, để khai thác tốt hơn hiệu
quả của bài học.
Tại địa bàn huyện Định Hoá hiện có 23 trường THCS, trong đó trường THCS
Lam Vĩ là trường duy nhất đạt chuẩn quốc gia trong huyện, thuộc xã vùng cao với
đội ngũ GV Địa lý có trình độ khá vững, cơ sở vật chất tốt, trình độ HS lớp 9 tương
đối đồng đều. Với trường này có thể áp dụng phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của
máy tính (phần mềm PowerPoint).
Trường THCS Chợ Chu nằm ở trung tâm huyện, có đội GV viên Địa lý tương
đối khá, cơ sở vật chất khá đầy đủ, đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia.
Trường THCS Trung Hội (xã đặc biệt khó khăn); đội ngũ GV ở mức trung
bình, nghèo về cơ sở vật chất, ở trường này chỉ có một máy vi tính văn phòng. Khả
thi đối với trường này là sử dụng giáo án khám phá thông thường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 88 -
Hình 3.1. Phòng học Tin học trường THCS Lam Vĩ
Về tình hình HS : Chúng tôi tiến hành trắc nghiệm kiến thức ĐLĐP huyện
Định Hoá đối với HS 3 lớp 9. Kết quả thể hiện trong bảng sau :
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát sự hiểu biết của HS lớp 9 trước khi học về
ĐLĐP huyện Định Hoá.
Trường
THCS
Lớp
số
HS
Điểm
ĐTB
2 3 4 5 6 7 8 9 10
1. Chợ Chu 9B 31 2 5 12 10 2 4,1
2. Lam Vĩ 9B 28 8 8 9 3 4,2
3.Trung Hội 9C 30 3 7 9 9 2 4,0
Tổng 03 89 5 20 29 28 7 4,1
Kết quả trên cho thấy, phần lớn HS lớp 9 mà chúng tôi tiến hành thực nghiệm
đề tài số HS đạt điểm trên trung bình, điểm 6 trở lên rất ít. Điều này chứng tỏ sự
hiểu biết của HS về quê hương mình của còn nông cạn.
Khi tiến hành thăm dò sự hiểu biết của các GV về ĐLĐP huyện Định Hóa, đều
nhận được phản ánh là họ chỉ biết chung chung chứ không cụ thể theo các nội dung
thực nghiệm, do vậy muốn dạy về ĐLĐP huyện mình thì cũng gặp nhiều khó khăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 89 -
Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy, trách nhiệm của ngành giáo dục trong
việc giúp cho HS hiểu biết sâu sắc về địa lý quê hương mình, hướng cho các em
một hành trang vào đời có tinh thần trách nhiệm với quê hương, đất nước là rất
quan trọng. Vì vậy, việc thực nghiệm cần được tiến hành phù hợp với điều kiện
giảng dạy, trước hết là cơ sở vật chất và trình độ GV trường thực nghiệm. Trong
tình hình đó, chúng tôi căn cứ vào bài học được biên soạn như ở cuối chương 2;
giáo án được thiết kế theo kiểu khám phá và giáo án điện tử có sử dụng PowerPoint.
3.2. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ HUYỆN ĐỊNH HÓA
3.2.1. Cơ sở thiết kế bài giảng
Để thiết kế một bài giảng trong dạy học GV phải dựa vào những cơ sở lý luận
nhất định. Đối với môn học địa lý nói chung và ĐLĐP nói riêng, việc thiết kế bài
giảng thường phải dựa vào một số vấn đề sau :
Dựa vào CT&SGK Địa lý: Phần ĐLĐP trong CT&SGK Địa lý lớp 9 có hướng
dẫn HS cách tìm hiểu về địa phương nơi mình sinh sống, giới hạn nghiên cứu trong
phạm vi tỉnh. Trong quá trình dạy học GV phải làm nhiệm vụ cung cấp cho HS
những kiến thức cơ bản, những nét khái quát nhất về tự nhiên, KTXH địa phương.
Ngoài ra, GV cần cung cấp cho HS tài liệu tham khảo, hoặc hướng dẫn HS thu thập
tài liệu từ các nguồn thông tin khác nhau.
Dựa vào mục đích yêu cầu của bài học: ĐKTN, TNTN; dân cư, xã hội; hoạt
động kinh tế, là ba nội dung chính trong nghiên cứu ĐLĐP. Khi tiến hành bài giảng
ĐLĐP GV cần làm rõ mục đích, ý nghĩa của học phần này trong một bài học, yêu
cầu HS nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy học tập tích cực.
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của HS: Trong quá trình dạy học, người GV
phải sử dụng PPDH một cách linh hoạt phù hợp với đối tượng HS bằng nhiều hình
thức dạy học, ngoài hình thức dạy học trên lớp có thể hướng dẫn HS tham quan
thực tế, giúp HS hiểu sâu sắc về sự phát triển KTXH của địa phương mình.
Dựa vào trình độ chuyên môn, sư phạm của GV : Đối với GV để hoàn thành
tốt một bài giảng thì đòi hỏi bản thân GV phải có trình độ chuyên môn vững vàng
về môn học nói chung và ĐLĐP nói riêng. Để giảng dạy ĐLĐP tốt GV cần nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 90 -
cứu, tìm hiểu thực tế địa phương mình. Trong quá trình lên lớp GV cần truyền thụ
tri thức như thế nào đó làm cho HS dễ hiểu.
Dựa vào điều kiện, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học địa lý: Khi tiến hành
giảng dạy một bài học địa lý, phương tiện dạy học là điều kiện không thể thiếu, trợ
giúp người dạy điều khiển hoạt động nhận thức của HS, đối với HS phương tiện dạy
học giúp HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng tiếp thu bài học.
3.2.2. Giáo án hƣớng dẫn giảng dạy Địa lý huyện Định Hóa dành cho HS
lớp 9 Địa lý huyện Định Hoá
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
- Nắm được các kiến thức về địa lý huyện Định Hoá .
- Hiểu rõ được thực tế địa phương (thuận lợi, khó khăn), từ đó bồi dưỡng,
nâng cao trách nhiệm và tình yêu thương đất nước.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn lao động, sản xuất.
II. Đồ dùng HS
- Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên.
- Bản đồ hành chính huyện Định Hoá
- Bản đồ dân cư - xã hội, kinh tế (nếu có)
- Tài liệu tham khảo cho HS về địa lý huyện Định Hoá.
III.Tiến trình dạy học
Định hướng: Người ta biết đến Định Hóa vì nơi đây là An toàn khu, trung tâm
của “Thủ đô gió ngàn”, nơi Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng sống và
làm việc để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ chống thực dân Pháp.
Những di tích lịch sử và những địa danh nơi đây đã gắn với những tên làng, tên
sông thuộc ATK Định Hóa và trở thành huyền thoại, mãi là niềm tự hào của các dân
tộc Định Hóa. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về quê hương
mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 91 -
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1 : cá nhân.
Bước 1: HS dựa vào bản đồ hành
chính tỉnh Thái Nguyên, xác định:
- Vị trí địa lý & lãnh thổ của huyện
- Ranh giới của huyện.
Đánh giá ý nghĩa của vị trí và
lãnh thổ huyện Định Hóa đối với
sự phát triển kinh tế và an ninh
quốc phòng?
Bước 2: GV bổ xung, kết luận:
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH
THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH
CHÍNH
1. Vị trí và lãnh thổ:
-Diện tích: 520,75km2
- Phía Tây bắc tỉnh Thái Nguyên.
-Toạ độ địa lý: từ 21045’đến 22003’vĩ
Bắc và từ 105030’ đến 105047’kinh độ
Đông.
- Ranh giới:
+ Phía bắc giáp Chợ Đồn ( Bắc Kạn)
+ Phía đông: giáp Chợ Mới (Bắc
Kạn), Phú Lương (Thái Nguyên)
+ Phía nam giáp Đại Từ (Thái
Nguyên)
+Phía tây giáp Yên Sơn và Sơn
Dương (Tuyên Quang)
Với vị trí nằm tiếp giáp giữa hai
tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn trong
điều kiện địa hình núi cao chia cắt
mạnh đã tạo nên sự đa dạng về tài
nguyên khí hậu, đất đai,...thích hợp
cho sự phát triển các sản phẩm nông
lâm nghiệp, đồng thời tạo ra lợi thế
cho sự phát triển du lịch sinh thái.
Là địa bàn có vị trí chiến lược về an
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 92 -
Bước 3 : GV tóm tắt lịch sử ra đời
huyện Định Hoá.
Hoạt động 2: nhóm / cá nhân
Bước 1: HS dựa vào bản đồ địa
hình, đất đai,..., kết hợp tài liệu
hoàn thành phiếu học tập (phụ lục)
Bước 2: HS (nhóm) phát biểu,
GV
nhận xét, kết luận.
Nhóm 1: Địa hình
ninh quốc phòng.
Nằm cách xa trung tâm kinh tế, các
thị trường lớn trong và ngoài tỉnh nên
việc phát triển kinh tế hàng hóa gặp
nhiều khó khăn.
2. Sự phân chia hành chính:
- Giành độc lập: 26/3/1945
- Nay có: 23 xã & 1 thị trấn.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
1. Địa hình: phức tạp, gồm 3 tiểu
vùng:
a/ Tiểu vùng núi cao (phía bắc và tây
bắc của huyện): địa hình hiểm trở,
chia cắt mạnh tạo nhiều thung lũng
nhỏ hẹp
Phát triển cây công nghiệp dài ngày
và chăn nuôi đại gia súc.
b/ Tiểu vùng thung lũng lòng chảo
Chợ Chu (trung tâm huyện): địa hình
bằng phẳng nằm giữa 2 dãy núi đất
và dãy núi đá vôimàu mỡvùng
sản xuất lúa trọng điểm & cây ăn quả
của huyện.
c/ Tiểu vùng đồi thoải (Phía nam và
Tây nam): là vùng gò đồi có độ dốc
thấp, nguồn nước dồi dào,thích hợp
trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và
phát triển trang trại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 93 -
Nhóm 2 : Khí hậu
Nhóm 3:Thủy văn
2. Khí hậu :có 2 mùa mưa và khô rõ
rệt.
a) Chế độ mưa.
Mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10):
lượng mưa trung bình 1.710mm/năm.
Đặc biệt mưa lớn vào tháng 7 & tháng
8 gây xói mòn đất, lũ lụt ảnh hưởng
đến sản xuất, sinh hoạt.
Mùa khô (tháng 11 đến tháng 3): có
sương muối kèm theo rét đậmảnh
hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi.
b) Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm: 22,50c
- Cao nhất (tháng 7): 28,7 0c
- Thấp nhất (tháng 1): 10 0c
Thuận lợi phát triển cây ăn quả
nhiệt đới.
c/ Chế độ bốc hơi và ẩm:
- Lượng bốc hơi trung bình năm:
985mm
- Độ ẩm trung bình năm dao động từ
80-85%.
ảnh hưởng đến mùa vụ & năng
suất cây trồng.
d/ Chế độ gió: có 2 hướng gió chủ
đạo thay đổi theo mùa: mùa hè và
mùa đông Đều ảnh hưởng đến
sinh hoạt và sản xuất.
3.Thuỷ văn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 94 -
HS lấy ví dụ minh họa
Nhóm 4 : Thổ nhưỡng
HS kể tên các nhóm, loại đất
chính.
Cá nhân/ cặp: Sinh vật-khoáng
sản
(nêu đặc điểm cơ bản)
đánh giá
Hoạt động 3: cá nhân / cặp
Bước 1 : HS dựa vào kênh chữ
trong tài liệu thông kê và hiểu biết
của mình, hoàn thành phiếu học
tập (phụ lục)
Bước 2: GV nhận xét, bổ xung
Kết luận.
+ 3 hệ thống sông chính: sông Chợ
Chu, sông Công, sông Đu
+Trên 100 ao, hồ lớn nhỏ
+Nước ngầm phong phú
Thuận lợi cho tưới tiêu & sinh hoạt
4.Thổ nhưỡng: gồm 6 nhóm đất với
11 loại đất chính.
Cơ cấu cây trồng đa dạng, với
năng suất và sản lượng cao.
5. Sinh vật: Chủ yếu là rừng nhiệt đới
trên núi đá và núi đất, với 316 loài
thực vật bậc cao (Thông đất, Dương
xỉ, Hạt trần..). Có 170 loài động vật có
xơng sống (Thú, chim, bò sát, ếch
nhái..) Có giá trị làm thực phẩm,
dược phẩm, ...
6. Khoáng sản: Chủ yếu là vật liệu
xây dựng: đá vôi,cát sỏi
III. DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG
1. Dân số-dân tộc:
-Năm 2006: 89,634 người
-Tỷ lệ gia tăng tự nhiên/năm: 0,77%
-Có 8 dân tộc chính (Tày:49,23%)
2. Kết cấu dân số
-Theo giới: nam 49,7%; nữ 50,3%
-Thành thị: 6,8%; nông thôn: 93,2%
-Trong độ tuổi lao động: 55,9%
Kết cấu dân số trẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 95 -
Hoạt động 4 : cá nhân/ cặp/
nhóm.
Bước 1: HS dựa vào tài liệu tham
khảo, số liệu thống kê hãy cho
biết:
? Đặc điểm kinh tế chung của
huyện Định Hóa
? Hãy nêu đặc điểm từng ngành?
3. Phân bố dân cư: Không đồng
đều.Trung bình:172 người/km2, cao
nhất: Chợ Chu (1334 người /km2).
Thấp nhất : Quy Kỳ (55 người /km2)
4. Văn hoá-giáo dục-y tế
- Giàu truyền thống cách mạng, nhiều
hoạt động văn hoá truyền thống : Lễ
hội Lồng Tồng,...
- Chất lượng giáo dục ngày càng đư-
ợc nâng cao.
- Y tế ngày càng được đầu tư về cơ
sở vật chất và chất lượng y bác sĩ.
Đời sống dân cư còn gặp nhiều khó
khăn, tỷ lệ nghèo đói còn cao
(32,74%- năm 2007).
IV. KINH TẾ:
1. Đặc điểm chung
- Tốc độ tăng trưởng: 12,3%/năm; cơ
cấu kinh tế có sự chuyển dịnh đúng
hướng CNH-HĐH.
-Tăng trưởng kinh tế & GDP/người
của huyện còn thấp hơn so với mức
bình quân toàn tỉnh.
2. Các ngành kinh tế.
a)Nông-lâm nghiệp: Là ngành kinh tế
chủ đạo
*Trồng trọt:
+Diện tích cây LT: 8814,2 ha (cây lúa:
4.804 ha)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 96 -
Hiện trạng sản xuất công nghiệp,
xây dựng?
+ SLLT có hạt: 39.988 tấn (thóc:
35.833 tấn; Bao Thai, Khang dân).
+ Bình quân LT: 435,7 kg/ người/năm
+Chè là cây công nghiệp trọng nhất
(năm 2005: diện tích 3186 ha, sản
lượng: 18.379 tấn)
+Cây ăn quả: nhãn, vải, xoài...
+Trồng rừng mới : 3.097 ha, làm tăng
độ che phủ lên: 47% (2006)
* Chăn nuôi:
Năm 2006 toàn huyện có 12.453 con
trâu; 3979 con bò; 35.260 con lợn và
381.998 con gia cầm
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
+ Phấn đấu sản lượng lương thực đạt
46000 tấn trở lên
+ Diện tích rừng trồng mới: 3500ha,
tăng độ che phủ rừng lên 55%
+ Diện tích chè cành trồng mới & thay
thế 250 ha
+ Tổng đàn trâu bò: 22000 con,
lợn: 60 000 con.
b) Công nghiệp và xây dựng
- Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ
công nghiệp và xây dựng năm
2004:110 tỷ đồng (chiếm 19,4% tổng
GDP)
-Có bước phát triển tích cực, đặc biệt
mạng lưới giao thông vận tải và lưới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 97 -
HS lấy ví dụ chứng minh?
điện nông thôn.
-Có 02 nhà máy sản xuất chè; 01 nhà
máy sản xuất gỗ, giấy & nhiều cơ sở
tiểu thủ công nghiệp khai thác đá, cát
sỏi phân bố rải rác.
c) Dịch vụ
-Bưu chính; viễn thông phát triển
mạnh.
- Du lịch: Có tiềm năng lớn.
+Nhân văn: lễ hội Lồng tồng ATK
+ Sinh thái:Thác Khuôn Tát, Hồ Bảo
Linh. Thắng cảnh Chùa Hang...
V. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN- MÔI TR-
ƯỜNG.
Hiện nay Định Hóa có 35.525 ha diện
tích rừng và đất rừng, độ che phủ
rừng đạt 47%.
- Xu thế chuyển từ đất rừng sang đất
nông nghiệp và đất thổ cư không
ngừng tăng.
- Nạn khai thác tài nguyên rừng tự do
ở địa phương còn diễn ra gay gắt.
Mất cân bằng môi trường sinh
thái, nguy cơ thoái hóa đất trở nên
nghiêm trọng, hạn hán, lũ lụt trở nên
khốc liệt.
Giải pháp: Khai thác rừng hợp lý.
Tiếp tục phủ xanh đất trống đồi núi
trọc, nâng cao độ che phủ rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 98 -
IV. Đánh giá
1. Đặc điểm vị trí địa lý huyện Định Hóa có những thuận lợi khó khăn gì trong
việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng?
2. Tại sao vấn đề môi trường luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược
phát triển kinh tế của mỗi địa phương?
3. Vẽ biểu đồ biểu hiện cơ cấu dân số theo dân tộc huyện Định Hóa theo số
liệu sau (Đơn vị: người)
Tổng số Kinh Tày Nùng San Chí Dân tộc khác
89.634 27.316 46.278 6.461 4.917 4.662
V. Phụ lục
1. Phiếu học tập của hoạt động 2
HS dựa vào bản đồ hành chính của tỉnh Thái Nguyên hoặc bản đồ hành chính
huyện Định Hóa, kết hợp kênh chữ để hoàn chỉnh bảng sau:
TT ĐKTN-TNTN
Tiềm năng kinh tế
Giải pháp
Thuận lợi Khó khăn
1 Địa hình
2 Khí hậu
3 Thủy văn
4 Thổ nhưỡng
5 Khoáng sản
6 Sinh vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 99 -
2. Phiếu học tập của hoạt động 3
HS dựa vào biểu đồ, tài liệu tham khảo & sự hiểu biết cá nhân, hãy hoàn thành
bảng sau:
Tiêu chí Đặc điểm
Tiềm năng kinh tế
Giải pháp
Thuận lợi Khó khăn
Số dân
Sự gia tăng dân số
Mật độ dân số
Phân bố dân cư
3.2.3. Thiết kế giáo án điện tử về ĐLĐP huyện Định Hóa với sự trợ giúp
của phần mềm PowerPoint
3.2.3.1. Một số vấn đề chung
Powerpoint là một phần mềm được thiết kế nhằm mục đích tạo ra các phiên
bản trình diễn. Đối với môn Địa lý, Powerpoint có thể tạo ra các phiên bản trình bày
thay thế cho giáo án, cho trình bày bảng, trình diễn các mô hình trực quan hoặc các
hiệu ứng âm thanh, hình ảnh... Hiện nay hầu hết các GV chọn phần mềm
Powerpoint để thiết kế và trình chiếu. Điều này gây hứng thú học tập trong giờ
giảng và đặc biệt phát huy tính tích cực trong hoạt động dạy và học, giúp cho HS
nắm bắt nhanh kiến thức cơ bản của bài học và là hệ thống kiến thức "mở" để tự bản
thân HS tìm tòi, sáng tạo. Trên cở sở đặc điểm của môn Địa lý nói chung và các bài
ĐLĐP nói riêng, việc biên soạn và thiết kế một giáo án điện tử cần chú ý một số
vấn đề sau: Nội dung, kiến thức ngắn gọn, súc tích; sử dụng tối đa kênh hình (bảng
biểu, biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh minh họa).
Việc thiết kế giáo án điện tử đòi hỏi GV phải có một trình độ tin học nhất
định, đặc biệt phải sử dụng tương đối thành thạo phần mềm Power point, các kỹ
năng xử lý tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, ...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 100 -
Tuy nhiên, giáo án điện tử ĐLĐP huyện Định Hóa được thiết kế cần được áp
dụng các phương pháp để việc giảng dạy ĐLĐP có hiệu quả nhất. Giáo án điện tử
được thiết kế dành cho các trường có phòng vi tính với khoảng 20 - 30 máy, có kết
nối máy chủ với projector là rất thích hợp.
3.2.3.2. Hướng dẫn thiết kế giáo án
Khi thiết kế một bài giảng Địa lý có ứng dụng phần mềm Powerpoint, GV
có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1 - Tìm hiểu nội dung bài dạy : Đây là công việc được tiến hành đầu
tiên và phải thực hiện đối với GV khi thiết kế bài giảng. GV cần tìm hiểu nội
dung của bài trong SGK để xác định kiến thức cơ bản, dung lượng kiến thức,
yêu cầu về phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng để từ đó đề ra phương hướng
dạy học đúng đắn.
Bước 2- Thu thập nguồn tài liệu, bổ sung kiến thức, mở rộng kiến thức:
Sưu tầm tài liệu, nguồn tư liệu để bổ sung kiến thức từ sách báo, tài liệu tham
khảo, các đĩa mềm tra cứu hay trên mạng...phù hợp với nội dung bài giảng và
trình độ của HS. Từ đó góp phần mở rộng thêm kiến thức và làm phong phú
thêm nội dung bài giảng, bảo đảm cập nhật thông tin.
Bước 3- Xây dựng kịch bản cho việc thiết kế bài giảng trên máy: Đây là
một khâu quan trọng trong việc thiết kế bài giảng có sử dụng các ứng dụng
công nghệ thông tin. Trong phần kịch bản này, GV sẽ thể hiện toàn bộ các ý
tưởng của mình trong đó, dự kiến việc thể hiện nội dung bài giảng bằng các
khái niệm và hệ thống các khái niệm, các hiện tượng sự vật, quy luật... hay các
phần tiểu kết hệ thống hóa, khái quát hóa một nội dung bằng ngôn ngữ và
những hình ảnh (chữ, số liệu, biểu đồ, lược đồ, bản đồ, hình vẽ...) nối tiếp nhau
theo một quy trình chặt chẽ có logic, phù hợp với nội dung bài học, trình độ
nhận thức của HS và lí luận dạy học bộ môn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 101 -
Bước 4 - Thể hiện kịch bản trên máy vi tính: Đây là bước làm ra sản
phẩm của kịch bản được viết, thể hiện ý đồ của toàn bộ kịch bản đã viết ra.
Song cần chú ý là bài giảng được thiết kể bằng công nghệ thông tin thực chất
nó là một phương tiện dạy học, do vậy vẫn phải đảm bảo tính khoa học, tính sư
phạm, tính thẩm mỹ như bất cứ một phương tiện dạy học Địa lý khác nào.
Bước 5- Điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với nội dung và thời lượng của bài
học cũng như khả năng về kỹ thuật của người biên tập và xây dựng. Sau đó có thể
ghi vào đĩa CD, USB để tiện lợi cho việc vận chuyển, bảo quản và sử dụng.
Bước 6- Viết bản hướng dẫn (kỹ thuật sử dụng và phương pháp giảng dạy cho
GV và HS). Để đạt được mục đích trên cần dựa trên cơ sở sau :
- Dựa vào nội dung của bài giảng được thiết kế.
- Dựa vào kỹ thuật lập trình.
- Xác định thời điểm và thời gian sử dụng.
- Xác định được vai trò của GV và HS trong các thời điểm sử dụng, để thực
hiện tốt điều này GV cần soạn thảo phiếu học tập, phát cho HS để các em có thể
theo dõi và tiếp thu bài một cách cụ thể rõ ràng.
- Xác định mục đích và yêu cầu khi sử dụng một phần hay toàn bộ bài đã
được thể hiện trên đĩa CD.
- Cần xác định số máy/ HS và các phương tiện hỗ trợ khác phục vụ cho giờ học.
3.2.3.3. Giới thiệu một số Slide trong giáo án Địa lý huyện Định Hóa (tiết 1)
có sự hỗ trợ của phần mềm Powerpoint.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 102 -
3.3. THỰC NGHIỆM
3.3.1. Mục đích, tiến trình thực nghiệm
Mục đích của việc thực nghiệm :
- Kiểm nghiệm phần lý luận đã nêu trong tài liệu biên soạn và thiết kế bài
giảng ĐLĐP huyện Định Hóa.
Slide1 Slide2
Slide 9 Slide 13
Slide 15 Slide 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 103 -
- Dựa vào kết quả thực nghiệm chúng tôi khuyến nghị các trường THCS trên
địa bàn huyện đưa Địa lý huyện Định Hóa vào chương trình giảng dạy từ năm học
tới.
Để đảm bảo cho đề tài có tính khả thi cao, đồng thời thấy được những ưu,
nhược điểm của đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy địa lý huyện Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên. Cung cấp cho HS tài liệu địa lý huyện Định Hóa (với tư cách là
SGK), cung cấp cho GV tài liệu biên soạn và giáo án thiết kế bài giảng.
Tiến hành dạy thực nghiệm: Khảo sát kết quả học tập của HS về tài liệu và
bài giảng địa lý huyện Định Hóa; lấy ý kiến đánh giá nhận xét của GV về tài liệu và
bài giảng địa lý huyện Định Hóa.
Phần ĐLĐP lớp 9 gồm 4 tiết (bài 41, 42, 43, 44), chúng tôi mạnh dạn dựa
thêm vào chương trình 1 tiết (bài 45) so với quy định để HS nắm được những nét
đặc trưng về địa lý huyện Định Hóa. Bởi thực tế từ trước đến nay chưa có tài liệu
nghiên cứu biên soạn về địa lý huyện Định Hóa. Do vậy trong quá trình giảng dạy
GV chủ yếu cho HS tìm hiểu về Địa lý cấp tỉnh sau đó tiến hành thảo luận.
3.3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
Thực nghiệm phương án thiết kế bài giảng ĐLĐP huyện Định Hóa theo hướng
dạy học tích cực, phát huy vai trò người học, tự tìm tòi, nghiên cứu.
Trong quá trình thực nghiệm cho thấy thực trạng việc dạy và học ĐLĐP trong
chương trình THCS, do chủ quan và khách quan GV ít quan tâm đến việc dạy học
tích hợp Địa lý cấp huyện trong bài học. Từ thực tế trên có những đề xuất, kiến nghị
đối với vấn đề dạy học ĐLĐP.
3.3.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm
Đảm bảo kiến thức cơ bản của bài giảng theo tài liệu đã biên soạn, đảm bảo
phù hợp đối tượng thực nghiệm.
Đảm bảo tính khoa học, cập nhật và phát huy được khả năng tư duy, tính tích
cực của HS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 104 -
Tính đa dạng của các trường tiến hành thực nghiệm : Các trường thuộc các
khu vực I, khu vực II, vùng cao, có sự chênh lệch về chuyên môn và kinh nghiệm
nghề nghiệp của GV.
3.3.4. Tổ chức thực nghiệm
- Lập kế hoạch thực nghiệm, xác định phạm vi thực nghiệm, chọn trường,
chọn GV, thời gian thực nghiệm.
- Chọn lớp thực nghiệm, chuẩn bị giáo án, phương tiện dạy học, các phiếu
khảo sát, phiếu đánh giá nhận xét.
- Tiến hành thực nghiệm tại các trường. (Bảng 3.2 – 3.5 / Hình 3.2)
Bảng 3.2. Trường và giáo viên tham gia thực nghiệm
STT Tên trường Gíao viên Trình độ Thâm niên
1 THCS Lam Vĩ Hoàng Thị Chuyên CĐSP 8 năm
2 THCS Chợ Chu Lương Thị Thơ CĐSP 25 năm
3 THCS Trung Hội Lê Thị Kim Ngân ĐHSP 20 năm
Bảng 3.3. Lớp và HS tham gia thực nghiệm
STT Tên trường Tên lớp Số HS Tổng số
1 THCS Lam Vĩ 9A 28
87 2 THCS Chợ Chu 9B 30
3 THCS Trung Hội 9B 29
Bảng 3.4. Kết quả thực nghiệm với các trường THCS huyện Định Hóa
Trường
THCS
Lớp
Số
HS
Điểm
ĐTB
2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lam Vĩ 9A 28 2 3 11 8 2 7,9
Chợ Chu 9B 30 3 6 10 8 1 7,7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 105 -
Trung Hội 9B 29 5 8 9 4 7,1
Tổng cộng 03 87 10 17 30 20 3 7,6
3.4. NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Qua kết quả các giờ dạy, trao đổi giữa GV và HS qua các phiếu khảo sát, đánh
giá kết quả làm bài của HS chúng tôi có một số nhận xét :
Trong quá trình dạy học ĐLĐP ở các trường THCS huyện Định Hóa, do
nguyên nhân khách quan và chủ quan đa phần GV ít chú ý dạy học ĐLĐP huyện
Định Hóa tích hợp trong các giờ dạy ĐLĐP. Vì vậy phần lớn HS khi được hỏi về
những nét cơ bản nhất của tự nhiên, KTXH huyện Định Hóa đều lúng túng, với tài
liệu biên soạn địa lý huyện Định Hóa, bài dạy thực nghiệm, qua kiểm tra đánh giá
cho thấy trong giờ HS nắm được địa lý huyện Định Hóa do được học 1 tiết (bài
44+1 = 45) tìm hiểu về ĐLĐP cấp huyện trong phần ĐLĐP (cấp tỉnh/thành phố) ở
lớp 9. Kết quả thực nghiệm được đánh giá một cách khách quan, với cách kiểm tra
kiến thức của HS bằng câu hỏi trắc nghiệm ngay sau giờ học bằng phiếu học tập của
HS (phần phụ lục). Thang điểm được xây dựng theo thang điểm 10, qua dự giờ
đánh giá tiết học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 106 -
0
5
10
15
20
25
30
35
2 3 4 5 6 7 8 9 10
thang ®iÓm 10
Sè ®iÓm
Tr•íc TN Sau TN
Hình 3.2. Kết quả đánh giá (bằng điểm) kiến thức của HS lớp 9 về ĐLĐP
huyện Định hóa trước và sau khi thực nghiệm
Tiểu kết chương 3
Thực nghiệm sư phạm là khâu quan trọng, nhằm mục đích đánh giá chất lượng
nghiên cứu biên soạn về ĐLĐP huyện Định Hóa dành cho GV và HS. Theo quan
điểm thực tiễn, hoàn cảnh địa lý vùng khó khăn như huyện Định Hoá ảnh hưởng lớn
đến chất lượng giáo dục do thiếu cơ sở vật chất dạy và học cũng như do hạn chế của
trình độ GV và mặt bằng dân trí. Trong tình hình như vậy chúng tôi cho rằng, việc
thực nghiệm đề tài cần theo trình tự: Từ điều tra cơ bản các trường, lớp chọn thực
nghiệm, đánh giá sự hiểu biết của HS, trên cơ sở đó biên soạn giáo án với tư cách là
một kịch bản định hướng giảng dạy và học tập. Tiếp đó là tiến hành thực nghiệm và
cuối cùng là đánh giá, nhận xét kết quả.
Trên địa bàn huyện Định Hoá có 23 trường THCS, trong đó: (1) Trường
THCS Lam Vĩ là trường duy nhất đạt chuẩn quốc gia trong huyện, thuộc xã vùng
cao có đội GV Địa lý có trình độ khá vững, cơ sở vật chất tốt; (2) Trường THCS
Chợ Chu nằm ở trung tâm huyện, có đội GV viên Địa lý tương đối khá, cơ sở vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 107 -
chất khá đầy đủ, là trường đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia; (3) Trường THCS
Trung Hội (xã ĐBKK).
Kết quả triển khai các bài dạy thực nghiệm, qua kiểm tra đánh giá cho thấy
trong giờ HS nắm đuợc địa lý huyện Định Hóa do được học 1 tiết (bài 44+1 = 45)
tìm hiểu về ĐLĐP cấp huyện trong phần ĐLĐP (cấp tỉnh/thành phố) ở lớp 9. Kết
quả thực nghiệm được đánh giá một cách khách quan, với cách kiểm tra kiến thức
của HS bằng câu hỏi trắc nghiệm ngay sau giờ học bằng phiếu học tập của HS
(phần phụ lục). Thang điểm được xây dựng theo thang điểm 10, qua dự giờ đánh giá
tiết học.
Kết quả thực nghiệm đề tài khẳng định cách đặt vấn đề về mục đích, yêu cầu,
các cơ sở lí luận, thực tiễn, cũng như các bước thực nghiệm là hợp lí, phù hợp với
điều kiện dạy học ĐLĐP huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 108 -
KẾT LUẬN
1. Việc đặt vấn đề nghiên cứu biên soạn tập tài liệu ĐLĐP cấp huyện là rất
cần thiết. Thực tế điều tra cơ bản và triển khai thực nghiệm cũng như phân tích
đánh giá kết quả cho thấy, HS hiểu biết ít ỏi về địa lý quê hương mình. Sau khi
được học bài về ĐLĐP huyện nhà, HS hiểu biết tốt hơn, tiến bộ hơn trong nhận
thức trách nhiệm của mình đối với tình hình thuận lợi cũng như khó khăn của địa
phương. Để làm được việc này, người GV phải hiểu biết sâu sắc và phải có tinh
thần trách nhiệm không chỉ với HS mà đối với cả địa bàn sinh sống và làm việc của
mình. Thực tế triển khai đề tài một lần nữa cho thấy việc đưa bài 44+1, mà chúng
tôi gọi là bài 45 vào phần ĐLĐP ĐL9 là hợp lý được GV cũng như HS tham gia
thực nghiệm đề tài đánh giá tích cực.
2. Việc biên soạn tài liệu ĐLĐP huyện Định Hoá là cần thiết, nhằm mục
đích cung cấp kiến thức phong phú, cập nhật cho GV để vận dụng trong giảng dạy
phần ĐLĐP lớp 9. Nguồn thông tin tư liệu có đô tin cậy cao, phương pháp thể hiện
tương thích với cấu trúc theo hướng dẫn trong CT&SGK là cơ sở đảm bảo tính khả
thi của tập tài liệu có tính công cụ sư phạm cho GV.
Việc biên soạn tài liệu ĐLĐP huyện Định Hoá dưới dạng bài học được trình bày
theo kiểu các bài học trong SGK ĐL9 tạo điều kiện thuận lợi cho HS phát triển tư duy.
3. Thực nghiệm sư phạm là công đoạn được chúng tôi coi trọng, theo đó,
khâu tiền thực nghiệm bao gồm điều tra cơ bản về kiến thức của HS về ĐLĐP
huyện Định Hoá tình hình GV các trường THCS, THPT địa bàn, cơ sở vật chất dạy
học. Kết quả điều tra ban đầu chúng tôi đi tới quyết định thực nghiệm đề tài tại 3
trường THCS đại diện chung cho trình độ HS cuối cấp của huyện. Trên quan điểm
bài soạn giảng là kịch bản thích hợp với trình độ HS, điều kiện dạy và học, chúng
tôi biên soạn hướng dẫn hai kiểu bài soạn : bài soạn khám phá và bài soạn điện tử
có hướng dẫn sử dụng phần mềm PowerPoint.
Khâu thực nghiệm đề tài được tiến hành ớ các trường đã chọn như nói ở trên.
Trong đó, chúng tôi khuyến nghị GV tự lựa chọn phương pháp, khai thức vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 109 -
theo bài học đã biên soạn. GV và HS phản ứng tích cực và sáng tạo với đề nghị của
chúng tôi,
Khâu hậu thực nghiệm đề tài, bao gồm việc xử lý các phiếu trắc nghiệm,
tham khảo ý kiến của đồng nghiệp. Kết luận chung là việc giảng dạy Địa lý huyện
Định Hóa trong phần ĐLĐP CT&SGK ĐL9 là hợp lý và có hiệu quả.
4. Từ thực tiễn triển khai đề tài cũng như những điều trình bày trên, chúng
tôi nhận thấy đề tài đã đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra ban đầu. Có thể nói đây
là lần đầu tiên tập tài liệu ĐLĐP huyện Định Hoá được biên soạn tương đối hoàn
chỉnh, kèm theo một số bài học về ĐLĐP huyện Định Hoá dành cho HS lớp 9; một
số giáo án được thiết kế theo hướng dạy học tích cực hoá có sự hỗ trợ của phần
mềm PowerPoint, trên cơ sở tổng hợp nhiều nguồn thông tin, tư liệu mới, có độ tin
cây cao nhằm mục đích phục vụ giảng dạy và học tập phần ĐLĐP trong CT&SGK
ĐL9. Đó cũng có thể coi là đóng góp của đề tài mà chúng tôi triển khai trong thời
gian qua tại huyện Định Hoá.
5. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thức sâu sắc một số khó khăn, nhược điểm
đã hạn chế kết quả nghiên cứu là điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thực
nghiệm còn nhiều yếu kém. GV rất nhiệt tình, rất thạo nghề nghiệp với các giáo án
khám phá, nhưng phản ứng yếu với giáo án sử dụng PowerPoint. Tất nhiên bản thân
chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong chuẩn bị một khối lượng lớn tư liệu, tài
liệu và đáp ứng yêu cầu của GV cũng như HS cơ sở thực nghiệm.
6. Từ thực tiễn triển khai đề tài, chúng tôi xin khuyến nghị đưa phần ĐLĐP
cấp huyện vào giảng dạy trong CT&SGK ĐL9, ít nhất là một bài dưới dạng bài
44+1, đặt tên chung là bài 45: Địa lý huyện Định Hoá.
Chúng tôi cũng cho rằng nên chăng, với các bài 15, 16 trong CT&SGK
ĐL12 thì nên tập trung vào địa lý cấp huyện quê nhà.
Việc đặt vấn đề nghiên cứu cũng như khuyến nghị đưa ĐLĐP cấp huyện và
CT&SGK các lớp cuối cấp THCS và THPT sẽ hứa hẹn đem lại hiệu quả trong việc
nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS,
tính tích cực giảng dạy của GV. Việc dạy và học bộ môn Địa lý trong nhà trường sẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 110 -
đa dạng, hấp dẫn và có ý nghĩa thiết thực với công cuộc phát triển quê hương đất
nước./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở
trường THCS môn Địa lý,Lịch sử, Giáo dục công dân. Hà Nội - 2002.
2. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Định Hóa lần thứ XX
nhiệm kỳ 2005 - 2010. Định Hóa, (2005).
3. Đảng Bộ huyện Định Hóa. Chương trình phát triển kinh tế- xã hội huyện Định
Hóa giai đoạn 2006-2010.
4. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21
của Việt Nam). Quyết định 153/2004 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
17/8/2004.
5. Đặng Văn Đức (chủ biên), Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học Địa lí theo
hướng tích cực. Nxb Đại học sư phạm (2004).
6. Nguyễn Hải Châu (Tổng chủ biên), Phạm Thị Sen (Chủ biên), Đỗ Thị Minh Đức,
Vũ Như Vân, Phí Công Việt (2005). Tài liệu bồi dưỡng GV dạy sách giáo khoa lớp
9 môn Địa lý. Hà Nội.
7. Lâm Quang Dốc, (2002). Bản đồ giáo khoa. Nbx Đại học Sư phạm, Hà Nội.
8. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, (1998). Lý luận dạy học Địa lý phần đại
cương. Nxb Đại học Quốc gia. Hà Nội, 1998.
9. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần
Văn Tuấn, (1996). Phương pháp dạy học địa lý. Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Dược (Tổng chủ biên), Đỗ Thị Minh Đức (Chủ biên), Vũ Như Vân,
Phạm Thị Sen, Phí Công Việt, (2005). Địa lý 9 (sách giáo khoa) Nxb GD, Hà Nội.
11. Lương Thị Thu Hiền (2000), “Nghiên cứu đặc điểm dân tộc huyện Định Hóa,
Thái Nguyên". Luận văn Thạc sỹ Địa lí, PGS-TS Đỗ Thị Minh Đức hướng dẫn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 111 -
12. Trần Bá Hoành, (1995), "Bàn tiếp về dạy học lấy HS làm trung tâm" Tạp chí
giáo dục, Hà Nội.
13. Đặng Thành Hưng (1994), Quan niệm về xu thế phương pháp dạy học trên thế
giới. Viện KHGD Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Hộ, Phạm Hồng Quang,(2002), Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học. Thái Nguyên.
15. Lê Huỳnh, Nguyễn Minh Tuệ (1999), Địa lý địa phương (giáo trình đào tạo GV
THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Trịnh Trúc Lâm, Nguyễn Quận. Địa lí tỉnh Thái Nguyên, 1998.
17. Niên giám thống kê huyện Định Hóa, Định Hóa, tháng 5 năm 2007.
18. Nguyễn Trọng Phúc. Phương pháp sử dụng sử dụng số liệu thống kê trong dạy
học Địa lý kinh tế - xã hội thế giới. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
19. Nguyễn Trọng Phúc. Thiết kế bài giảng Địa lý ở trường phổ thông (tài liệu bồi
dưỡng GV) Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002.
20. Nguyễn Trọng Phúc. Thiết kế bài giảng Địa lý ở trường phổ thông, Nxb Đại học
sư phạm Hà Nội, 2004.
21. Dương Quỳnh Phương (2007), “Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài
nguyên đất và rừng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ở tỉnh Thái Nguyên”.
Luận văn Tiến sỹ Địa lý, bảo vệ 2007.
22. Lê Thông và nnk (2007), Địa lí 64 tỉnh / thành phố Việt Nam , Nxb GD, Hà Nội.
23. Nông Thị Thuý (2006), "Nghiên cứu biên soạn địa lí tỉnh Thái Nguyên phục vụ
dạy học địa lý địa phương lớp 9 THCS''. Luận văn Thạc sĩ Địa lí, bảo vệ 2006
24. UBND huyện Định Hóa (2003), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội
huyện Định Hóa đến 2010.
25. WEBSITE :
Thái Nguyên, 15:45:00 PM – 17/9/2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHIẾU KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 9
VỀ ĐLĐP HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Để thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn các em học sinh cho biết một số
thông tin về địa lý địa phương huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên bằng cách khoanh
tròn chỉ một đáp án em cho là đúng nhất trong các câu sau:
1. Định Hoá nằm ở vị trí nào của tỉnh Thái Nguyên ?
a. Phía Bắc b. Phía Tây bắc c. Phía Đông
2. Định Hoá có bao nhiêu đơn vị hành chính?
a. 23xã b. 23 xã và 1 thị trấn c. 24 xã
3. Đặc trưng cơ bản của địa hình Định Hoá là:
a. Núi cao, độ dốc lớn b. Đồi núi thấp c. Đồng bằng
4. Định Hoá có mấy hệ thống sông?
a. 1 b. 2 c. 3
5. Hồ có giá trị thuỷ lợi lớn nhất ở Định Hoá là:
a. Hồ Bảo Linh b. Hồ Nà Tấc c. Hồ Bản Piềng
6. Dân số của Định Hoá hiện nay đạt tới:
a. 80 nghìn người b. 90 nghìn người c. 100 nghìn người
7. Định Hoá có bao nhiêu dân tộc?
a. 5 b.8 c. 10
8. Hoạt động kinh tế chính của Định Hoá là:
a. Nông, lâm nghiệp b. Công nghiệp, xây dựng c. Du lịch
9. Số trường THCS trên địa bàn Định Hoá:
a. 22 trường b. 23 trường c. 24 trường
10. Lễ hội văn hoá truyền thống nào được tổ chức hằng năm ở Định Hoá:
a. Lễ hội Chùa Hang b. Lễ hội Lồng Tồng c. Lễ hội Đền Đuổm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 111 -
PHỤ LỤC
DANH MỤC TƯ LIỆU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI
1. KHẢO SÁT TRƯỚC THỰC NGHIỆM
1.1. Phiếu khảo sát hiện trạng hiểu biết của HS lớp 9 trường THCS Chợ Chu về
ĐLĐP huyện Định Hóa.
1.2. Phiếu khảo sát hiện trạng hiểu biết của HS lớp 9 trường THCS Lam Vĩ về
ĐLĐP huyện Định Hóa.
1.3. Phiếu khảo sát hiện trạng hiểu biết của HS lớp 9 trường THCS Trung Hội về
ĐLĐP huyện Định Hóa.
2. KHẢO SÁT SAU THỰC NGHIỆM
2.1. Phiếu khảo sát kết quả học tập của HS lớp 9 trường THCS Chợ Chu qua giờ
dạy thực nghiệm.
2.2. Phiếu khảo sát kết quả học tập của HS lớp 9 trường THCS Lam Vĩ qua giờ dạy
thực nghiệm.
2.3.Phiếu khảo sát kết quả học tập của HS lớp 9 trường THCS Trung Hội qua giờ
dạy thực nghiệm.
3. NHẬN XÉT VỀ TÀI LIỆU ĐLĐP VÀ BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ HUYỆN ĐỊNH
HÓA , THÁI NGUYÊN.
3.1. Nhận xét của GV Lương Thị Thơ, trường THCS Chợ Chu.
3.2. Nhận xét của GV Hoàng Thị Chuyên, trường THCS Lam vĩ.
3.3. Nhận xét của GV Lê Thị Kim Ngân, trường THCS Trung Hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc.pdf