Luận văn Công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên (1945 - 1954)

CÔNG CUỘC XOÁ NẠN MÙ CHỮ Ở THÁI NGUYÊN (1945 - 1954) Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ 1- Lí do chọn đề tài Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Vừa mới ra đời, Nhà nước cách mạng non trẻ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách rất nghiêm trọng. Bên cạnh giặc ngoại xâm, giặc đói, là giặc dốt do chế độ thực dân phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân số không biết chữ. Trong tình hình ấy, Hội đồng Chính phủ họp và xác định việc xoá nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết của Nhà nước cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ” [12, tr.121]. Ngày 8-9-1945, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để xoá nạn mù chữ cho nhân dân. Tháng 10-1945, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ .Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết chữ: Vợ chưa biết thì chồng bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm chưa biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm, láng giềng .” [36, tr.12]. Thực hiện “Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Thái Nguyên, phong trào chống nạn mù chữ diễn ra sôi nổi, lôi cuốn hàng vạn người tham gia, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo và địa vị xã hội. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, phong trào bình dân học vụ ở Thái Nguyên vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Cuộc đấu tranh chống nạn thất học, xoá mù chữ trong cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng có một vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ (1945-1946) và cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954). Vì vậy, nghiên cứu quá trình hoạt động và thành tích của phong trào xoá nạn mù chữ ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm 1945 – 1954 là việc làm rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học. Mặt khác, việc nghiên cứu này còn có ý nghĩa thực tiễn đối với công cuộc xoá mù chữ hiện nay ở Thái Nguyên. Với những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1945 – 1954” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử. MỤC LỤC Mở đầu 1 1- Lí do chọn đề tài . 1 2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu . 4 . 5 5. Đóng góp của luận văn 6 6. Bố cục 6 Chương 1: Tình hình giáo dục ở Thái Nguyên trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 . 7 1.1. Tỉnh Thái Nguyên dưới ách cai trị của thực dân Pháp 1.2. Khái quát tình hình giáo dục ở tỉnh Thái Nguyên 7 10 Chương 2: Cuộc vận động xoá mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1945 - 1950 2.1. Chủ trương của chính quyền cách mạng về “diệt giặc dốt” 26 . 26 2.2. Cuộc vận động xoá mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1945 – 1950 34 2.2.1. Từ năm 1945 đến năm 1947 . 34 2.2.2. Từ năm 1947 đến năm 1950 . 51 Chương 3: Công cuộc vận động xoá mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1951 - 1954 63 3.1. Khái quát tình hình Thái Nguyên từ 1951 – 1954 63 3.2. Cuộc vận động xoá nạn mù chữ . 65 Kết luận . 76 Tài liệu tham khảo 84

pdf99 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên (1945 - 1954), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác quan trọng của tỉnh. Tính đến giữa năm 1950, ngành Bình dân học vụ đã mở thêm 17 lớp huấn luyện giáo viên; trong đó có 5 lớp huấn luyện 122 giáo viên Sơ cấp trong thời gian 44 ngày, 5 lớp huấn luyện trong 66 ngày cho 146 giáo viên bậc Dự bị, 7 lớp huấn luyện ngắn ngày (từ 7 đến 15 ngày) cho 120 giáo viên Sơ cấp và 192 giáo viên bậc Dự bị [52, tr.3]. Tháng 8-1950, tỉnh đã mở đƣợc một lớp đào tạo 25 anh em thƣơng binh làm giáo viên để thay thế cho giáo viên khoẻ mạnh đi tòng quân. Ty còn vận động các học sinh lớp 4 tiểu học và nhân viên các cơ quan làm giáo viên dạy các lớp dự bị bình dân. Sáng kiến này dần đƣợc áp dụng phổ biến ở các huyện. Hội nghị rèn cán chỉnh cơ do Tỉnh tổ chức trong 5 ngày đã thu hút 300 giáo viên bình dân học vụ và giáo viên các ngành khác đến dự. Qua hội nghị, mọi ngƣời đều nhận rõ khuyết điểm và nhƣợc điểm của mình, thấy sự cần thiết phải học tập để cải tạo tƣ tƣởng và con ngƣời cho hợp với trào lƣu mới. Trong những tháng cuối năm, mặc dù ảnh hƣởng của tình hình chiến sự, ngành bình dân học vụ đã thành lập các phái đoàn xuống xã, củng cố Ban Bình dân xã và động viên dân chúng đi học. Thành công nhất là đã mở đƣợc một chiến dịch thanh toán nạn mù chữ ở một số xã thuộc hai huyện là Đồng Hỷ và Đại Từ. Huyện Đại Từ đã thành lập đƣợc 10 đoàn trợ lực xuống các xã, đã thanh toán nạn mù chữ cho 3 xã, 2 thôn. Phong trào bình dân học vụ trong giới phụ nữ đƣợc đẩy mạnh, nhiều phụ nữ đã xung phong dạy lớp bình dân học vụ. Tại Đồng Hỷ, các đoàn trợ lực xuống các xã ghi tên những ngƣời còn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 mù chữ và động viên họ đi học. Kết quả của chiến dịch là động viên đƣợc hàng ngàn ngƣời đi học, trong đó có 581 phụ nữ. Ở huyện Phổ Yên, các đoàn trợ lực xuống các xã để giúp đỡ mở các lớp tƣ gia. Huyện Định Hoá cũng mở đƣợc một tuần lễ kiểm soát ngƣời mù chữ tại các cổng chợ và đầu mối giao thông. Ngoài ra, Ty Bình dân học vụ còn mở lớp huấn luyện thƣơng binh dạy học và vận động dân nuôi các giáo viên là thƣơng binh. Một số huyện có sáng kiến cấp ruộng công của xã cho giáo viên bình dân học vụ cày cấy, để họ đỡ khó khăn và nhiệt tình công tác. Phong trào xoá nạn mù chữ tiếp tục có những chuyển biến mới, ngay những tháng đầu năm 1950 đã thanh toán thêm đƣợc một số xã và thôn, nhƣ: xã Phú Cát (Đại Từ), xã Dân Chủ (Đồng Hỷ), xã Phấn Mễ và thôn Đồng Lƣơng thuộc xã Động Đạt (Phú Lƣơng). Đặc biệt, phong trào tự học trong nhân dân bắt đầu lên cao, ở các xã và các cơ quan đều có nhóm học tập. Tiêu biểu là xã Thƣợng Đình (Phú Bình), tất cả các thôn, xóm đều có nhóm học tập sinh hoạt rất đều đặn và đầy đủ. Năm 1950, tuy chƣa thực hiện đƣợc kế hoạch đề ra, nhƣng ngành Bổ túc văn hoá cũng đã tổ chức đƣợc 542 lớp xoá mù chữ, kết quả là 6.315 ngƣời thoát nạn mù chữ, nâng tỷ lệ số ngƣời biết chữ trong toàn tỉnh lên 71,7% [22, tr.1]. Nhiều ngƣời sau khi học xong lớp Sơ cấp lại tiếp tục học lớp Dự bị bình dân để thoát nạn mù chữ một cách chắc chắn và có kiến thức thƣờng dùng phục vụ kháng chiến, nâng cao đời sống văn hoá. Trong những tháng đầu 1950, hàng trăm lớp Dự bị bình dân đƣợc mở ở các huyện, tiêu biểu nhƣ ở Phú Bình mở đƣợc 75 lớp, Đại Từ 62 lớp, Phổ Yên 59 lớp, Đồng Hỷ 25 lớp,… [51, tr.2]. Đến tháng 6-1950, số lớp Dự bị đã tăng lên 265 lớp với 272 giáo viên và 5.457 học viên tham gia. [52, tr.5]. Mặc dù bậc Dự bị bình dân mới chỉ đáp ứng đƣợc 1/15 nhu cầu cho số ngƣời đã thoát nạn mù chữ từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 trƣớc tới nay (87.995 ngƣời), nhƣng đã có tác dụng quan trọng về mặt nâng cao kiến thức cũng nhƣ về mặt phục vụ kháng chiến cho các học viên. Đến cuối năm 1950, cao trào thi đua diệt giặc dốt đã giành thắng lợi to lớn. Cả nƣớc đã có hơn 10 triệu ngƣời thoát nạn mù chữ, riêng tỉnh Thái Nguyên có 87.995 ngƣời. 2 huyện Phổ Yên, Phú Bình cùng với 27 xã và 12 thôn của các huyện khác đƣợc công nhận hoàn thành thanh toán nạn mù chữ. Kết quả xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên từ 1946 đến 1950 [22, tr.1]. Năm Số lớp Giáo viên Đã thanh toán % dân số Chƣa thanh toán 1946 704 633 14.906 12,1 107.795 1947 1120 1063 21.045 29,3 86.750 1948 1708 1781 26.026 55,5 60.724 1949 1267 1230 19.703 66,6 41.021 1950 807 695 6.315 71,7 34.706 Nhƣ vậy, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, thực hiện Chỉ thị “Kháng chiến - kiến quốc” của Trung ƣơng Đảng, nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã từng bƣớc vƣợt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” và giành đƣợc những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực mà tiêu biểu nhất là xoá nạn mù chữ. Dƣới chế độ mới, nhân dân tỉnh Thái Nguyên phấn khởi nô nức tham gia phong trào xoá nạn mù chữ do Chính phủ phát động. Sau 5 năm, số ngƣời thoát nạn mù chữ đã tăng từ 12,1% lên 71,7% dân số toàn tỉnh. Đây là thành tích to lớn của ngành Bình dân học vụ tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở những thành tích đã đạt đƣợc trong công tác xoá nạn mù chữ, đầu năm 1951, Nha Bình dân học vụ đã đƣợc Chính phủ thƣởng Huân chƣơng kháng chiến - Đây là phần thƣởng vinh dự cho ngành Bình dân học vụ, trong đó có đóng góp to lớn của Ty Bình dân học vụ Thái Nguyên. Nhân dịp này, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thƣ cho cán bộ, giáo viên bình dân học vụ, trong đó nhấn mạnh: “Đó là một khen thưởng rất xứng đáng, cũng là một khen thưởng chung: - Cho tất cả nam nữ cán bộ trong nước và ngoài nước đã có công trên mặt trận diệt giặc dốt. - Cho tất cả các vị phụ lão và thân sĩ đã ủng hộ bình dân học vụ” [35, tr.28]. Thành tích của ngành Bình dân học vụ đã góp phần quan trọng vào thắng lợi trên mặt trận quân sự, đƣa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sang một giai đoạn mới, đồng thời công cuộc chống nạn mù chữ cũng chuyển vào thời kì song song tiến hành 2 mặt công tác: tiếp tục công cuộc chống nạn mù chữ và tổ chức việc bổ túc văn hoá cho những ngƣời đã thoát nạn mù chữ. Trong đó, công cuộc thanh toán nạn mù chữ tiếp tục gặt hái thêm những thắng lợi mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 CHƢƠNG 3 CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XOÁ MÙ CHỮ Ở THÁI NGUYÊN TRONG NHỮNG NĂM 1951 – 1954 3.1. Khái quát tình hình Thái Nguyên từ 1951 – 1954 Từ năm 1951, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV (4-1951) nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên tập trung khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội, ổn định đời sống, bồi dƣỡng lực lƣợng kháng chiến, chi viện chiến trƣờng. Về kinh tế, Đảng bộ Thái Nguyên lãnh đạo nhân dân thực hiện chính sách giảm tô và tạm cấp ruộng đất thu đƣợc nhiều thắng lợi to lớn, đem lại quyền lợi cho nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo. Tháng 11-1952, hai xã Đồng Bẩm và Dân Chủ (huyện Đồng Hỷ) đƣợc Trung ƣơng Đảng chọn làm nơi thí điểm thực hiện chính sách ruộng đất. Tiếp đó, Trung ƣơng chọn thêm 4 xã: Phúc Xuân (Đồng Hỷ), Hùng Sơn (Đại Từ), Đức Liên và Nhã Lộng (Phú Bình) cùng với 2 xã Đồng Bẩm, Dân Chủ (Đồng Hỷ) đã làm thí điểm đợt trƣớc, tiếp tục thực hiện thí điểm triệt để giảm tô. Sau 3 tháng thực hiện thí điểm triệt để giảm tô ở 6 xã, hơn 1.819 mẫu ruộng, đất đã đƣợc giảm tô. Hơn 4.070 hộ gia đình nông dân đã đƣợc thoái tô với số thóc gần 406 tấn; 944 hộ gia đình nông dân với 3.645 nhân khẩu đã đƣợc chia ruộng đất. Nông dân phấn khởi gia nhập nông hội, hăng hái thi đua lao động sản xuất và tích cực đóng góp sức ngƣời sức của cho kháng chiến. Từ cuối năm 1953, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục thực hiện chính sách giảm tô và đồng thời tiến hành đợt thí điểm cải cách ruộng đất ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ do Trung ƣơng Đảng trực tiếp chỉ đạo. Từ tháng 4-1954, khi Chiến dịch Điện Biên Phủ sắp kết thúc thắng lợi, tỉnh Thái Nguyên bắt đầu tiến hành cải cách ruộng đất đợt I ở 47 xã thuộc các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 Phổ Yên. 200 cán bộ đƣợc Tỉnh huy động đi làm công tác cải cách ruộng đất. Kết quả, hơn 24.000 mẫu ruộng và hơn 24.000 con trâu, bò, 798 ngôi nhà và trên 139 tấn thóc của địa chủ đã đƣợc tịch thu, trƣng thu, trƣng mua, chia cho 868 hộ nông dân nghèo. Sau cải cách ruộng đất, giai cấp địa chủ đã hoàn toàn bị đánh đổ, nông dân đã thực sự trở thành ngƣời làm chủ nông thôn. Nhân dân Thái Nguyên ngoài việc hƣởng ứng cuộc vận động giảm tô, cải cách ruộng đất còn hăng hái đi dân công sửa chữa các công trình thuỷ lợi, đƣờng giao thông, và đặc biệt là vận chuyển lƣơng thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dƣợc… phục vụ cho kháng chiến. Từ cuối năm 1950 đến khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, nhân dân Thái Nguyên đã huy động hàng chục ngàn dân công sửa chữa cầu, đƣờng và đóng góp gần 300 ngàn ngày công vận chuyển lƣơng thực, thực phẩm và súng đạn phục vụ chiến dịch [11, tr.4]. Do phải tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm nhƣ giảm tô, cải cách ruộng đất, đi dân công sửa chữa cầu đƣờng, phục vụ chiến đấu… nên ít nhiều ảnh hƣởng đến phong trào xoá nạn mù chữ. Đầu năm 1951, Đảng ban hành chính sách nông thôn, trong đó chủ trƣơng về văn hoá là tích cực bồi dƣỡng cán bộ công nông đã đƣợc rèn luyện trong ngọn lửa cách mạng, mạnh dạn đƣa nông dân vào các vị trí lãnh đạo then chốt của chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở, phải tìm mọi cách giúp đỡ nông dân đƣợc học văn hoá để có đủ năng lực lãnh đạo. Nha Bình dân học vụ cùng Ban liên lạc nông dân toàn quốc đề ra chỉ thị chung, phối hợp công tác của nông hội với việc đẩy mạnh công tác giáo dục văn hoá cho nông dân. Ngày 15-7-1952, Ban liên lạc nông dân toàn quốc chỉ thị cho các cấp của Hội, thực hiện chủ trƣơng xây dựng lớp bình dân học vụ trên cơ sở Nông hội. Chỉ thị ghi rõ các hội viên còn mù chữ phải nhanh chóng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 đi học cho biết chữ, nông dân đã thoát mù chữ cần học tiếp các lớp dự bị bình dân. Cũng theo chỉ thị này, Nông hội phụ trách việc vận động ngƣời đi học, tổ chức trƣờng lớp, cử giáo viên, sắp xếp thời giờ học cho phù hợp, kết hợp học tập với sản xuất và các công tác kháng chiến khác. Việc phối hợp cùng công tác với Nông hội có tác dụng rất tốt với Bình dân học vụ, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về tính giai cấp của Bình dân học vụ và là bƣớc chuẩn bị tốt cho Bình dân học vụ đi vào cuộc phát động quần chúng cải cách ruộng đất sắp tới. Đầu năm 1952, Chính phủ chủ trƣơng thực hiện cuộc Vận động sản xuất và tiết kiệm trong cả nƣớc. Tất cả các ngành đều có trách nhiệm thúc đẩy cuộc vận động này bằng hai công tác. Một là giáo dục tƣ tƣởng, nâng cao ý thức chính trị trong thi đua sản xuất, tiết kiệm và hai là tích cực kết hợp công tác của ngành, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, ngành quan trọng nhất trong sản xuất lúc đó, phát triển kịp với yêu cầu của kháng chiến. Đây chính là những điều kiện thuận lợi lợi thúc đẩy phong trào xoá nạn mù chữ của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phát triển. 3.2. Cuộc vận động xoá nạn mù chữ Trong hoàn cảnh thuận lợi mới, đƣợc sự quan tâm, động viên của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào xoá nạn mù chữ từ 1951 tiếp tục phát triển và có nhiều nét mới. Ngoài việc xoá mù chữ cho học viên, các giáo viên bình dân học vụ còn đƣa chính sách thuế nông nghiệp, sản xuất, tiết kiệm hay dân công vào nội dung bài giảng. Mỗi lớp bình dân học vụ là một nơi phổ biến chủ trƣơng, mỗi giáo viên, học viên là một ngƣời tuyên truyền và thực hiện sản xuất, tiết kiệm. Các cơ sở Nông hội cũng tích cực xây dựng bình dân học vụ, vận động nông dân đi học các lớp Sơ cấp và Dự bị bình dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 Tài liệu giảng dạy cũng đƣợc biên soạn lại theo hƣớng bổ sung những nội dung phục vụ cho nhiệm vụ trọng tâm của địa phƣơng, thiết thực phục vụ cho sự phát triển của cuộc kháng chiến toàn dân và trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá… Bài tập chép sau đây ở một lớp dự bị là một thí dụ: Đồng bào xóm Cọc Cùng nhau thách thức Vừa học vừa làm Vượt mức thi đua Giờ học thì ham Cấy lúa trồng ngô Giờ làm gắng sức Cũng là kháng chiến. Sách Tập bài Dự bị bổ túc ấn hành năm 1952 có những bài soạn theo chủ điểm: Vận động sản xuất và tiết kiệm. Ví dụ: Tập làm văn: Điền một phần câu để làm câu đủ nghĩa: 1. Giặc Pháp bị thua to tìm cách phá hoại … (mùa màng – kinh tế của ta) 2. Để chống lại âm mƣu của giặc có thể gây ra nạn đói, nhân dân … (tích cực tăng gia sản xuất và tiết kiệm). 3. Hoa màu năm nay tăng nhiều nhờ nhân dân đã triệt để thi hành …(chính sách sản xuất và tiết kiệm của Chính phủ). [45, tr.102] Mặc dù cán bộ phải tập trung đi làm công tác trọng tâm, Ty Bổ túc văn hoá vẫn tiến hành biên soạn tài liệu dạy chính tả, tập đọc, tập làm văn, làm phép tính để cấp phát kịp thời cho các giáo viên và học viên. Nội dung các cuốn sách này nhằm tuyên truyền cho công tác sản xuất, tiết kiệm, công trái quốc gia và đi dân công. Trong các đoàn dân công ở các công trƣờng hay dân công vận tải, các lớp học bình dân đƣợc mở ra. Học viên và giáo viên là đồng đội, đồng chí. Học ở mọi nơi, mọi lúc, học trên đƣờng hành quân, khi tạm dừng chân giữa rừng, bên suối. Tranh thủ học những lúc nghỉ ngơi, học ban ngày để đến đêm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 đốt đuốc lên đƣờng. Trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, việc học đƣợc tiến hành một cách tự nhiên, mỗi ngày một vài chữ và rất nhiều ngƣời tới một lúc nào đó đã đọc và viết đƣợc chữ quốc ngữ. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, lại là trung tâm của Căn cứ địa kháng chiến của cả nƣớc – nơi mà chủ yếu là bà con ngƣời dân tộc thiểu số sinh sống, nên việc tổ chức dạy chữ quốc ngữ cho đồng bào các dân tộc là một mặt quan trọng của công tác xây dựng và bảo vệ căn cứ địa kháng chiến. Mặc dù nguồn ngân sách của tỉnh còn rất hạn chế, nhƣng năm 1951, Uỷ ban kháng chiến - hành chính tỉnh đã quyết định cấp cho ngành Bình dân học vụ 60.000 đồng bạc để trợ cấp cho giáo viên xung phong đi dạy ở các huyện miền núi khó khăn, cấp 100.000 đồng bạc để thực hiện chƣơng trình huấn luyện cán bộ và giáo viên bình dân học vụ [20, tr.1]. Công tác huấn luyện và đào tạo giáo viên tiếp tục đƣợc tỉnh quan tâm nhằm duy trì và nâng cao chất lƣợng phong trào “diệt dốt”. Năm 1951, tỉnh đã tổ chức huấn luyện đƣợc 240 giáo viên sơ cấp và 146 giáo viên dự bị, đào tạo thêm 209 giáo viên; trong đó có 66 giáo viên nữ, 20 giáo viên là ngƣời Dao, Trại, 51 giáo viên thƣơng binh và 29 cán bộ xã [54, tr.2]. Chủ trƣơng của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 1951, sẽ thanh toán ở bậc Sơ cấp cho nhân dân 4 huyện phía Bắc là Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lƣơng, Võ Nhai và 4 xã của huyện Định Hoá. Bậc Dự bị, tỉnh chủ trƣơng ở huyện Phổ Yên, Phú Bình mỗi thôn mở một lớp, các huyện khác mỗi xã một lớp và 20% số ngƣời biết chữ phải đi học lớp dự bị [20, tr.3]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 Bảng thống kê kết quả xoá nạn mù chữ ở các huyện năm 1951 [54, tr.2] Tên huyện Dân số từ 8 tuổi  Dân số biết chữ Dân số mù chữ Đồng Hỷ 24.099 18.209 5.890 Phú Bình 24.604 17.459 7.145 Phổ Yên 21.656 14.276 7.380 Phú Lƣơng 9.964 6.640 3.324 Định Hoá 14.504 8.205 6.299 Võ Nhai 7.921 5.419 2.502 Đại Từ 19.853 15.091 4.762 Số ngƣời thoát nạn mù chữ năm 1951 tăng 1.696 ngƣời so với năm 1950, nâng tỉ lệ số ngƣời biết đọc, biết viết từ 8 tuổi trở lên đạt 73,1%. Đến cuối năm 1952, 44 xã vùng thấp của Thái Nguyên đã hoàn thành thanh toán nạn mù chữ [54, tr.2]. Năm 1952, Ty Bổ túc văn hoá tiếp tục mở các lớp bậc Sơ cấp và bậc Dự bị, kết quả đã xoá nạn mù chữ cho 1.208 ngƣời, nâng tỉ lệ số ngƣời biết chữ trong toàn tỉnh lên 74,1%. Ở nhiều huyện miền núi, ngoài những lớp do Ty Bổ túc văn hoá trực tiếp tổ chức theo một kế hoạch chỉ đạo chung của ngành, còn có hàng loạt lớp bình dân học vụ không thể thống kê đƣợc, do các cơ quan, nhà máy, đơn vị bộ đội tổ chức cho nhân dân trong công tác dân vận của mình. Trường tôi vui giữa rừng sâu, Chữ theo đuốc lửa, đêm thâu, tiếng người. Trường tôi, không đợi ai mời. Theo anh Vệ quốc, lập đời chiến khu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 Lớp học bình dân bên bếp lửa nhà sàn hay trong một lán nhỏ bên sƣờn núi, thể hiện tình nghĩa gắn bó giữa cơ quan và thôn bản, gắn với toàn bộ cuộc sống của cán bộ và nhân dân ở chiến khu: Nhớ sao lớp học i tờ, Đêm khuya đuốc sáng những rừng liên hoan. Ngoài ra còn phải kể đến những lớp do bà con ngƣời Kinh tản cƣ lên miền núi tổ chức dạy cho đồng bào địa phƣơng để đáp lại tấm lòng nhân ái, đùm bọc của họ. Ông Nguyễn Hồng Dƣơng, một giáo viên bình dân học vụ của thủ đô những năm trƣớc đây, đã thuật lại việc dạy bình dân học vụ ở Thái Nguyên trong lúc tản cƣ thời kháng chiến chống Pháp nhƣ sau: “Kháng chiến, tôi tản cư lên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tôi làm giáo viên bình dân học vụ ở đấy. Tôi dạy học ở một làng đồng bào thiểu số hoàn toàn mù chữ. Bàn ghế, ánh sáng, giấy bút đều thiếu. Chúng tôi dùng các ván gỗ thay giấy, bút là tre vót nhọn, mực làm bằng nhựa vỏ cây vang nấu thành nước và cô lại. Lớp học làm gần bờ khe, dưới lùm cây và chúng tôi giữ gìn không để ánh sáng lọt ra ngoài. Buổi đầu, tôi lấy một đoạn nứa ngắn, giống chữ “i” không có dấu rồi lấy viên đá tròn đặt lên trên. Tôi nói đó là chữ “i”. Bà con cười, ai cũng cho là dễ cả. Buổi học sau, đồng bào ham thích. Tôi hướng dẫn cách viết. Với chữ “t” tôi cũng dạy theo cách đó. Phải bốn tháng sau mới học xong vần. Và một năm sau, toàn lớp đều đọc thông viết thạo” [15, tr.88]. Trong đợt phát động quần chúng giảm tô, việc học tập bình dân học vụ ở nhiều xã bị giảm sút. Tƣ tƣởng phổ biến lúc đầu là mọi công tác đều đình chỉ, để tập trung vào việc đấu tranh chống địa chủ. Nhiều cán bộ và giáo viên bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 dân học vụ chuyển sang làm công tác phát động quần chúng. Một số là trung nông chƣa hiểu chính sách, có thái độ chờ đợi, hoang mang. Sau đợt phát động quần chúng đấu tranh triệt để giảm tô, theo số liệu điều tra của Trung ƣơng, ở Thái Nguyên có 2/3 tổng số cán bộ xã còn mù chữ hay mới biết bập bẹ. Xã Quyết Tiến (Phú Bình) có 2 uỷ viên không biết chữ, ở Minh Lập (Đồng Hỷ) toàn thể Ban chấp hành phụ nữ (9 ngƣời) đều không biết chữ. Đa số cán bộ khác còn đọc viết chậm, vừa đọc vừa đánh vần. Bà Chích là cốt cán, Bí thƣ Phụ nữ xã Đồng Bẩm (Đồng Hỷ) khi đƣợc đi học đã tâm sự: Tôi bị địa chủ đánh lừa bảo: Cứ cố làm thêm mỗi ngày vài giờ rồi cho đi học. Khi được làm Bí thư chi bộ, tôi phải nhờ người xem công văn hộ, có hôm công văn cần để mãi hôm sau mới nhờ được người xem thì việc đã chậm [21, tr.2]. Trƣớc thực tế phần lớn cán bộ cốt cán, cán bộ xã còn mù chữ, Trung ƣơng Đảng đã yêu cầu việc bổ túc văn hoá cho cán bộ xã là một nhiệm vụ cấp bách, nhằm tăng thêm khả năng công tác cho cán bộ. Cán bộ giáo dục đã kết hợp công tác với cán bộ Đội phát động quần chúng để phát huy vai trò ngành giáo dục. Ngành Bình dân học vụ đã phục vụ phát động quần chúng rất kịp thời, lấy ngay những chính sách vừa đƣợc học tập tối hôm trƣớc biên soạn thành bài tập đọc, tập chép cho lớp bình dân học vụ. Ở các xã phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất, các lớp học bình dân tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển. Nhiều lớp chuyển giờ học về buổi sáng, buổi trƣa hoặc vào các giờ rảnh rỗi khác. Có nơi, Nông hội kiểm điểm tình hình học văn hoá vào đầu mỗi buổi họp tổ, nhắc nhở, yêu cầu cán bộ đi học đều đặn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 Vào thời gian này, ngành Bình dân học vụ đã xác định đƣợc đối tƣợng học chủ yếu là cốt cán bần, cố nông, cán bộ mới đƣợc đề bạt. Việc xoá nạn mù chữ và mở lớp Dự bị bổ túc cho những đối tƣợng này đƣợc tổ chức tích cực và khẩn trƣơng. Nhiều nơi cán bộ, giáo viên bình dân học vụ cần cù vận động cốt cán đi học, mở những lớp nhỏ, thuận tiện cho nông dân lao động. Qua việc học tập, lập trƣờng giai cấp của cán bộ đƣợc nâng lên, đa số cán bộ đã nhận rõ tầm quan trọng của việc học tập, thấy trách nhiệm của mình phải đi học, đồng thời đã chú ý đến việc lãnh đạo phong trào. Chị Hậu, Bí thƣ Phụ nữ xã Thuận Thành (Phổ Yên) đã phát biểu: Tôi thấy đau khổ vô cùng khi được cử làm cán bộ mà không biết chữ kí. Tôi hứa quyết tâm học tập [21, tr.1]. Năm 1953, với kết quả bƣớc đầu của việc thực hiện chính sách ruộng đất, nhân dân lao động Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để đi học, công tác chỉ đạo của ngành Bình dân học vụ cũng đƣợc chấn chỉnh, cải thiện từng bƣớc, nên phong trào xoá nạn mù chữ tiếp tục tổ chức đƣợc 117 lớp học, thu hút 3.199 học viên mà chủ yếu là nông dân tham gia. Hội nghị giáo dục toàn quốc tháng 2-1954 đã giao cho Bình dân học vụ soạn những bài mẫu phục vụ phát động quần chúng, cung cấp tài liệu tham khảo, hƣớng dẫn cách giáo dục tƣ tƣởng, giáo dục chính sách trong bài dạy cho giáo viên, các Ty có trách nhiệm biên soạn các bài dạy sát với thực tế địa phƣơng mình. Hội nghị đã đề cập và nhấn mạnh việc bổ túc văn hoá cho cán bộ công nông, sau khi đã thoát khỏi nạn mù chữ. Tại Thái Nguyên, qua điều tra trình độ của cán bộ xã trong 6 tháng đầu năm 1954 cho thấy, số cán bộ cần đi học lớp Sơ cấp có 4.914 ngƣời, số cán bộ cần đi học lớp Dự bị có 5.728 ngƣời [21, tr.4] .Căn cứ thực tế đó, để giúp cán bộ xã và những phần tử tích cực ở nông thôn sau khi phát động quần chúng có trình độ tạm đủ để làm việc thì lớp Dự bị bình dân là chủ yếu, đồng thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 không thể chủ quan coi nhẹ việc chống mù chữ trở lại, trƣớc hết với các cốt cán và cán bộ xã. Hội nghị giáo dục toàn ngành tháng 2-1954 đã chỉ ra những phƣơng hƣớng, nhiệm vụ rất phù hợp với thực tế của địa phƣơng: Về địa bàn: Trọng tâm là các xã đã và đang phát động quần chúng giảm tô, cải cách ruộng đất, cần chú trọng hơn đến các xã có nhiều khó khăn. Về đối tượng: Chủ yếu là cốt cán trong phát động quần chúng và các cán bộ xã, xóm đƣợc đề bạt trong phát động quần chúng. Về trình độ học: Xóa mù chữ, chống mù chữ trở lại, dạy liền một mạch lớp Sơ cấp và lớp Dự bị để đảm bảo xoá mù chữ chắc chắn, giải quyết đƣợc công việc ở xã, xóm. Về tổ chức trường, lớp: Phải linh hoạt, phù hợp với đối tƣợng ngƣời học và thời gian học. Làm theo phƣơng hƣớng trên, nhiều lớp học đƣợc mở riêng cho cán bộ từng miền hoặc tổ chức lớp học chung cho cán bộ và nhân dân, có nơi tổ chức lớp học cho cán bộ thƣờng trực ngay tại trụ sở uỷ ban nhƣ ở xã Xuân Phƣơng (Phú Bình), Quang Vinh (Đồng Hỷ)… Ty còn cử cán bộ xuống mở lớp học xoá mù chữ cho anh chị em dân công đang lao động trên các công trƣờng, nhƣ công trƣờng Bình Long, Thác Huống, Phúc Thuận, Vạn Già, Vân Lăng. Vừa thi đua đảm bảo sản xuất, anh chị em dân công vẫn hăng hái tham gia các lớp học bình dân nhƣ ở công trƣờng Bình Long đã có 419 ngƣời vừa cán bộ vừa nhân dân theo học, ở công trƣờng Vạn Già tổ chức đƣợc 12 lớp cho 40 dân công. Đƣợc các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã quan tâm lãnh đạo, lại đƣợc bổ sung lực lƣợng giáo viên phổ thông và học sinh cấp II, III tham gia vào công tác xoá nạn mù chữ, Trong 6 tháng đầu năm 1954, phong trào bình dân học vụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 phát triển mạnh, mạnh nhất là ở huyện Phú Bình và Phổ Yên. Yếu nhất là 12 xã giảm tô thuộc huyện Võ Nhai và Đại Từ. Nhân dân và cán bộ sau khi đƣợc đả thông tƣ tƣởng, thấy sự cần thiết phải biết chữ, nên kết quả học tập tiến bộ rất nhanh. Ở xã Cao Ngạn đồng chí Bí thƣ và Chủ tịch sau khi đƣợc đả thông tƣ tƣởng thì rất tiếc buổi học, khi giáo viên đi họp, hai đồng chí đã đề nghị với xóm cử ngƣời khác tạm dạy thay. Ở Hƣơng Sơn (Phú Bình) 2 cán bộ mới đi học 1 tháng đã đọc viết đƣợc, Ở Hà Châu (Phú Bình) 4 cán bộ mới đi học đƣợc 2 tháng đã viết đƣợc chính tả. Ở Phú Lƣơng có 760 học viên mù chữ, trong đó có 163 cán bộ, sau khi học tập đã đọc thông chữ viết và chữ in, viết đƣợc chính tả và làm đƣợc 2 phép tính. Năm 1954, hơn 3 nghìn cán bộ cốt cán các xã xuất thân từ nông dân lao động, đƣợc chọn lọc qua phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất, đƣợc học văn hoá ở các lớp bình dân học vụ là một thành tích rất lớn của phong trào Bình dân học vụ tỉnh Thái Nguyên. Trong bối cảnh cuộc đấu tranh giai cấp đang diễn ra quyết liệt ở nông thôn, thành tích của Bình dân học vụ có ý nghĩa rất to lớn, nó không chỉ nâng cao chất lƣợng công tác của cán bộ nông thôn, mà còn nâng cao lập trƣờng giai cấp cách mạng trong cuộc đấu tranh đánh đổ hoàn toàn giai cấp địa chủ phong kiến. Phong trào xoá nạn mù chữ (1951 – 1954) cũng bộc lộ một số hạn chế thiếu sót không những về chỉ đạo thực hiện mà cả về nhận thức tƣ tƣởng, nhƣ sự phối hợp công tác với chính quyền, các ngành, các đoàn thể chƣa đƣợc chặt chẽ. Ở nhiều nơi, Uỷ ban kháng chiến hành chính có tƣ tƣởng khoán trắng cho Bình dân học vụ, không đi sâu vào phong trào, nhất là cấp huyện. Công tác kiểm tra còn ít, lề lối làm việc của một số cán bộ bình dân học vụ còn nặng hình thức, giấy tờ, ít trực tiếp xuống xã để đôn đốc, hƣớng dẫn nên không nắm vững đƣợc phong trào. Giáo viên bậc Dự bị bình dân đa số còn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 non nớt về sƣ phạm, nhiều giáo viên chƣa đƣợc huấn luyện lần nào. Một số giáo viên dạy không hiệu quả, nên khi đƣợc phân công dạy lại xung phong đi dân công, dẫn đến thiếu giáo viên. Mặc dù có những hạn chế, nhƣng những bƣớc tiến mới về việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân trong thời gian từ cuối 1950 đến 1954 có ý nghĩa thực sự to lớn. Nhân dân các dân tộc Thái Nguyên thoát dần khỏi tình trạng tăm tối trƣớc đây, các tập tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội trong đồng bào các dân tộc nhờ đó giảm xuống nhanh chóng. Cuộc sống mới có văn hoá đang đƣợc sinh sôi, nẩy nở. Có thể lấy sự biến đổi của làng Hoẻn - một làng ngƣời Dao ở xã Phúc Chu (Định Hoá) làm ví dụ: Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, làng Hoẻn có 7 hộ với 42 nhân khẩu, cả làng không có ai biết chữ, không có ai tham gia công tác gì; các tổ chức đoàn thể Cứu quốc (Thanh niên, Phụ nữ, Nông hội) đều chưa có cơ sở nào. Thực hiện chủ trương xoá nạn mù chữ, Ty Bình dân học vụ Thái Nguyên và Ban Bình dân học vụ huyện Định Hoá cử cán bộ xuống làng Hoẻn tổ chức một lớp bình dân học vụ, do một thanh niên người Tày ở xóm khác cách làng Hoẻn 3km làm giáo viên. Khi lớp học bắt đầu mở có 8 người, sau lên 12, rồi 14 và cuối cùng là 17 người đến lớp, kết quả đã có 14 người (9 nam và 5 nữ) thoát nạn mù chữ. Sau khi được xoá nạn mù chữ, trong nhân dân làng Hoẻn có người đã tham gia vào chính quyền xã, có người làm giáo viên Bình dân học vụ. Nhân dân trong làng đã làm chuồng trâu, chuồng lợn xa nhà, đường làng phát quang, lối đi sạch sẽ… Chính công cuộc xóa nạn mù chữ đã tạo cho làng Hoẻn những sự biến đổi cách mạng diệu kì đó. [15, tr.184] Tóm lại, trong những năm 1951 - 1954, phong trào xoá nạn mù chữ đã thực sự trở thành phong trào quần chúng, thu hút đông đảo cán bộ và các tầng lớp nhân dân tham gia. Đó thật sự là một thành công lớn của bình dân học vụ trong toàn cảnh cả nƣớc có chiến tranh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 Tổng hợp kết quả công cuộc xoá nạn mù chữ (1945 - 1954) [22, tr.1]. Năm Đã thanh toán Chƣa thanh toán Tỷ lệ % Đến 2/1946 Hàng ngàn ngƣời Đến cuối 1946 14.906 107.795 12,1 Đến 10/1947 21.045 86.750 29,3 Đến cuối 1948 26.026 60.724 50,5 Đến cuối 1949 19.703 41.021 66,6 Đến cuối 1950 6.315 34.706 71,7 Đến cuối 1951 1.696 33.010 73,1 Đến cuối 1952 1.208 31.802 74,1 Đến cuối 1953 3.199 28.603 76,7 Đến cuối 1954 4.331 25.404 79,5 Sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của phong trào xoá mù chữ từ năm 1945 đến 1954, đã tác động mạnh mẽ đến các mặt hoạt động khác của cuộc kháng chiến, góp phần đƣa cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đến thắng lợi cuối cùng, đồng thời đã thể hiện lòng yêu nƣớc thiết tha và tinh thần hiếu học của nhân dân Thái Nguyên, lòng tin của nhân dân Thái Nguyên với lãnh tụ Hồ Chí Minh, khi cùng toàn dân hƣởng ứng sôi nổi và thực hiện khẩu hiệu do Ngƣời nêu ra: “Chống giặc dốt cũng như chống giặc ngoại xâm”. Thắng lợi của phong trào thi đua diệt dốt đã góp phần xây dựng hậu phƣơng Thái Nguyên vững mạnh, xứng đáng là An toàn khu Trung ƣơng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Mặt khác, những kết quả đạt đƣợc trong phong trào bình dân học vụ thời kì này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xoá nạn mù chữ của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phát triển trong các thời kì cách mạng sau đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 KẾT LUẬN 1- Công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã góp phần làm phong phú thêm hình thức và biện pháp xoá nạn mù chữ trong toàn quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, Thái Nguyên tuy là tỉnh nằm trong vùng tự do, nhƣng lại ở vị trí giáp ranh với vùng địch tạm chiếm; đồng thời lại là tỉnh đƣợc chọn làm nơi xây dựng ATK Trung ƣơng. Vì vậy, Thái Nguyên là địa bàn mà thực dân Pháp tập trung lực lƣợng và áp dụng mọi biện pháp để phá hoại. Nhân dân các dân tộc Thái Nguyên vừa phải vất vả lao động kiếm sống, xây dựng và bảo vệ quê hƣơng nhƣ các tỉnh khác nằm trong vùng tự do; vừa phải đóng góp sức ngƣời, sức của để xây dựng và bảo vệ An toàn khu kháng chiến. Trong bối cảnh đó, công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên đƣợc các cấp bộ Đảng, chính quyền trong tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức hết sức linh hoạt, thu hút mọi đối tƣợng tham gia. Ngoài việc tổ chức, xây dựng bộ máy Bình dân học vụ từ tỉnh đến cơ sở làm nhiệm vụ chuyên trách giúp các cấp bộ Đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo xoá nạn mù chữ, các cấp bộ Đảng, chính quyền ở Thái Nguyên coi trọng tổ chức động viên mọi thành phần trong xã hội tham gia xoá nạn mù chữ. Ngoài đội ngũ cán bộ, giáo viên Bình dân học vụ, các cấp bộ Đảng, chính quyền trong tỉnh còn tổ chức, động viên đƣợc nhiều cán bộ, hội viên các đoàn thể Cứu quốc (Thanh niên, Phụ nữ, Nông hội…) đã biết chữ dạy cho những ngƣời chƣa biết chữ. Ngoài các lớp học Bình dân học vụ tổ chức học vào các buổi trƣa, buổi tối nhƣ các địa phƣơng khác, Thái Nguyên còn tổ chức việc dạy chữ và học chữ ở khắp mọi lúc, mọi nơi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 Thực hiện Lời kêu gọi chống nạn thất học của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người làm không biết thì chủ nhà bảo”, ngoài các lớp học do ngành giáo dục tổ chức, các lớp học tƣ gia (lớp học gia đình) đƣợc mở ở khắp mọi nơi trong tỉnh. Đến giữa năm 1948, số lớp học tƣ gia chiếm tỷ lệ trên 35,16 % so với tổng số lớp Bình dân học vụ của tỉnh. Bên cạnh các lớp học tƣ gia, các cấp bộ Đảng, chính quyền Thái Nguyên còn lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các lớp học xoá nạn mù chữ ở các đồn điền, nhà máy, mỏ than, với khẩu hiệu mỗi nhà máy, đồn điền, mỏ than là một lớp học Bình dân học vụ. Tổ chức lớp học giữa trời cũng là một hình thức, biện pháp xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên. Tại các huyện Phú Bình, Phổ Yên, ở những nơi có đông nhân dân thƣờng qua lại hằng ngày, Ban Bình dân học vụ xã hoặc một, hai giáo viên Bình dân học vụ đặt một cái bảng đen. Khi đông ngƣời tụ tập hoặc đi qua lại, giáo viên mời một vài ngƣời bất kì đọc một số chữ, vần, hay câu trên bảng; nếu sai thì sửa, thiếu thì bổ sung, nếu chƣa biết đọc thì dạy và giảng giải. Hình thức mở các lớp học giữa trời này của Thái Nguyên chủ yếu có tính chất cổ động, nhằm ôn lại bài cho những ngƣời đã đi học, gây hứng thú và vận động những ngƣời chƣa biết chữ đi học. Từ các lớp học ngoài trời ở các huyện Phổ Yên và Phú Bình, Thái Nguyên đã phát triển thành các lớp hỏi chữ vào những ngày lễ hoặc các ngày phiên chợ, thống nhất trong cùng một thời gian ở toàn xã, toàn huyện trong tỉnh và dần dần trở nên chặt chẽ, thậm chí có lúc, có nơi găy gắt. Việc mở các lớp hỏi chữ ở Thái Nguyên tuy nhiều khi cũng gây phiền phức, bực bội, thậm chí có lúc, có nơi còn xúc phạm đến lòng tự trọng của nhân dân, nhƣng nó cũng có nhiều tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy những ngƣời chƣa biết chữ đi học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 Có thể nói việc tổ chức đƣợc nhiều lớp học tƣ gia, việc tổ chức các lớp học giữa trời và các chặng hỏi chữ ở Thái Nguyên đã góp phần làm phong phú thêm hình thức và biện pháp xoá nạn mù chữ trong toàn quốc. 2 - Công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược một lần nữa khẳng định tính chất ưu việt của chế độ Dân chủ Cộng hoà. Nhân dân Thái Nguyên vốn có truyền thống hiếu học từ lâu đời, nhƣng dƣới thời Pháp thuộc, nhân dân Thái Nguyên bị kìm hãm trong vòng ngu dốt, lạc hậu. Năm học 1932 - 1933 đƣợc coi là đỉnh cao của nền giáo dục của thực dân Pháp ở Đông Dƣơng, thì số học sinh ở Thái Nguyên cũng chỉ đạt tỉ lệ 1,8% so với dân số. Đa số những ngƣời đƣợc đến trƣờng học là con em giai cấp thống trị, địa chủ và những ngƣời giàu có; còn con em nhân dân lao động Thái Nguyên không bao giờ đƣợc cắp sách đến trƣờng. Vì trình độ hiểu biết thấp kém, nên thực dân Pháp dễ dàng đầu độc nhân dân Thái Nguyên về văn hoá bằng việc khuyến khích duy trì những phong tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời, mê tín dị đoan và tuyên truyền, phổ biến lối sống ăn chơi, truỵ lạc, trác táng. Chúng lôi kéo nhân dân Thái Nguyên vào con đƣờng nghiện ngập, ăn chơi sa đọa, mòn mỏi về thể xác và tinh thần, lãng quên con đƣờng đấu tranh cách mạng. Vì mù chữ, trình độ hiểu biết thấp kém, nên ngƣời dân Thái Nguyên không nhận thức đƣợc các truyền thống lịch sử và yêu nƣớc của quê hƣơng, không hiểu biết đƣợc quyền sống và quyền mƣu cầu hạnh phúc của mỗi con ngƣời. Từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, quán triệt và hƣởng ứng Lời kêu gọi chống thất học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giữa muôn vàn khó khăn chồng chất do "giặc đói" và giặc ngoại xâm gây ra, các cấp bộ Đảng và chính quyền Thái Nguyên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xoá nạn mù chữ, đƣa việc xoá nạn mù chữ trở thành phong trào quần chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân các dân tộc Thái Nguyên. Các lớp bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ đƣợc tổ chức ở khắp nơi, thu hút hàng vạn ngƣời mù chữ thuộc đủ các lứa tuổi và thành phần các dân tộc đến học. Kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lƣợc, các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã thực hiện thắng lợi công cuộc diệt dốt, hoàn thành việc xoá nạn mù chữ cho 140.540 ngƣời. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du, gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau; trong đó có nhiều thành phần dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế và văn hoá nhìn chung thấp. Công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên đã tạo cho nhân dân các dân tộc Thái Nguyên một sự tiến bộ về văn hoá - xã hội, làm cơ sở cho sự phát triển về nhiều mặt, nhất là về mặt kinh tế và xã hội. Có thể nói, ở các cơ sở xóm, làng công cuộc xoá nạn mù chữ đã tác động nhƣ một nhân tố quyết định đến sự biến đổi về kinh tế, văn hoá, xã hội. Từ một ví dụ đã nêu ở làng Hoẻn (xã Phúc Chu, huyện Định Hoá), chúng ta thấy công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy vai trò làm chủ xã hội, làm chủ cuộc sống của mình. Nhƣ vậy, sống dƣới chế độ Dân chủ Cộng hoà, mọi ngƣời dân Thái Nguyên không phân biệt giàu hay nghèo, sang hay hèn đều đƣợc đi học chữ để lĩnh hội các kiến thức khoa học và hiểu biết chủ trƣơng của Đảng, của Nhà nƣớc. Có thêm hiểu biết, mọi ngƣời dân Thái Nguyên càng tăng thêm niềm tin về con đƣờng đi lên của đất nƣớc, về quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời công dân và mới có thêm khả năng sản xuất, chiến đấu và làm chủ xã hội. Chỉ có xoá đƣợc nạn mù chữ cho đông đảo quần chúng nhân dân Thái Nguyên mới đảm bảo cho công cuộc xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc và kiến quốc trên địa bàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 tỉnh thắng lợi. Với các nội dung và ý nghĩa đó, công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên đã thể hiện rõ tính chất ƣu việt của chế độ mới - chế độ Dân chủ Cộng hoà. 3 - Công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra liên tục, thể hiện sự cố gắng của cán bộ, giáo viên Bình dân học vụ và tinh thần hiếu học của nhân dân các dân tộc.. Trong hoàn cảnh chồng chất khó khăn sau Cách mạng tháng Tám, Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh đã coi trọng xây dựng, củng cố bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo phong trào bình dân học vụ và phân công nhiều cán bộ, đảng viên có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng gần gũi với quần chúng, hiểu biết quần chúng và đƣợc quần chúng tin yêu trực tiếp phụ trách bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và duy trì phong trào xoá nạn mù chữ thƣờng xuyên, liên tục. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, các cấp bộ Đảng, chính quyền Thái Nguyên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân, toàn dân trên địa bàn vừa đẩy mạnh sản xuất lƣơng thực, thực phẩm để đảm bảo đời sống cho cán bộ, nhân dân trong tỉnh và cung cấp cho căn cứ địa, vừa làm tốt công tác chuẩn bị kháng chiến, đồng thời vẫn giữ vững và phát triển phong trào bình dân học vụ. Kết quả, từ ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) đến đầu tháng 10-1947, tỉ lệ số ngƣời biết chữ trong toàn tỉnh tăng từ 12% lên 28% . Sau các cuộc hành quân, càn quét của thực dân Pháp vào địa bàn Thái Nguyên trong Thu - Đông 1947 và Thu - Đông 1950, phong trào xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên không những không bị giảm sút mà còn đƣợc các cấp bộ Đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn. Kết quả, tỉ lệ số ngƣời đƣợc xoá mù chữ trong tỉnh tăng lên nhanh chóng từ 28% (đầu tháng 10/1947) lên 50% (cuối năm 1948) và đến cuối năm 1951 tỉ lệ số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 ngƣời thoát nạn mù từ 8 tuổi trở lên trong toàn tỉnh tăng lên 73%. Những số liệu nêu trên không chỉ thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp bộ Đảng và chính quyền, sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên bình dân học vụ, mà còn nói lên tinh thần hiếu học của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên lúc bấy giờ. Nhờ các cấp bộ Đảng, chính quyền trong tỉnh thƣờng xuyên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nên công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc đã diễn ra liên tục và đạt đƣợc nhiều kết quả to lớn. Chính nhờ kết quả này cùng với những thành tích đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, tỉnh Thái Nguyên đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 4 - Công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên trong thời kì kháng chiến chống Pháp đã tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy vai trò làm chủ xã hội; đồng thời cung cấp nhiều kinh nghiệm cho việc xoá nạn mù chữ trong những năm sau ngày hoà bình lập lại. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), phong trào xoá nạn mù chữ đã mang lại cho 140.540 ngƣời dân Thái Nguyên bị thất học dƣới chế độ thực dân, phong kiến biết đọc, biết viết, thoát khỏi nạn dốt, có điều kiện để nâng cao trình độ văn hoá, phát huy vai trò làm chủ và khả năng đóng góp tích cực vào việc xây dựng và bảo vệ chế độ mới. Từ khi thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất, trong bối cảnh cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt ở nông thôn Thái Nguyên, thì công cuộc xoá nạn mù chữ có ý nghĩa rất to lớn, nó không chỉ nâng cao chất lƣợng công tác của cán bộ nông thôn, mà còn nâng cao lập trƣờng giai cấp cách mạng trong cuộc đấu tranh đánh đổ hoàn toàn giai cấp địa chủ phong kiến. Thực tiễn phong trào xoá nạn mù chữ đã giáo dục cho ngƣời dân Thái Nguyên những tình cảm mới, chan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 hoà tình cảm công - nông, tha thiết với việc chung, nhận rõ sự khác biệt giữa chế độ Dân chủ Cộng hoà do ta xây dựng với chế độ thực dân, phong kiến cũ vừa bị xoá bỏ. Công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên trong thời kì kháng chiến chống Pháp đã cung cấp một số kinh nghiệm cho lãnh đạo tỉnh vận dụng vào việc xoá nạn mù chữ những năm sau ngày hoà bình lập lại. Một là, việc xoá nạn mù chữ phải đặt dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp bộ Đảng và chính quyền trong tỉnh. Các cấp bộ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến các huyện, xã phải thành lập đƣợc cơ quan chuyên trách làm công tác diệt dốt do đại diện cấp uỷ Đảng hoặc chính quyền phụ trách, có sự tham gia của các ngành và các đoàn thể nhân dân. Ngành Giáo dục phải là nòng cốt trong công tác xoá nạn mù chữ. Hai là, xoá nạn mù chữ là việc chung của toàn xã hội, phải huy động các ngành, các đoàn thể quần chúng nhân dân và phải phối hợp các lực lƣợng xã hội làm công tác xoá nạn mù chữ; phải động viên mạnh mẽ từng ngƣời mù chữ xây dựng quyết tâm và hành động xoá nạn mù chữ cho bản thân mình. Ba là, xoá nạn mù chữ phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục; đồng thời phải phát động thành các chiến dịch xoá nạn mù chữ rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân; phải đẩy mạnh việc thi đua xoá nạn mù chữ giữa các huyện trong tỉnh, các xã trong huyện; phải động viên, khen thƣởng, đúng mức, kịp thời các đơn vị có thành tích và phê bình nghiêm khắc các đơn vị yếu, kém. Ba bài học kinh nghiệm chính rút ra trong công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên thời kì kháng chiến chống Pháp đã khẳng định tƣ tƣởng cốt lõi, quan trọng và xuyên suốt mọi mặt của công cuộc xoá nạn mù chữ là tính cách mạng và tính quần chúng của nó. Tính cách mạng và tính quần chúng trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 phong trào bình dân học vụ là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi trong công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Ba bài học kinh nghiệm và hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi trong công cuộc xoá nạn mù chữ ở Thái Nguyên thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc nêu trên đã đƣợc các cấp bộ Đảng, chính quyền trong tỉnh nghiên cứu, vận dụng vào việc xoá nạn mù chữ trong những năm sau ngày hoà bình lập lại trên miền Bắc (21/7/1954). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Alfred Echinard (1933), Lịch sử chính trị và quân sự tỉnh Thái Nguyên. 2- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập 1 (1936 - 1965). 3- Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1951), Báo cáo tình hình mọi mặt năm 1951, Thái Nguyên. 4- Ban chỉ huy quân sự huyện Đại Từ (2004), Lịch sử kháng chiến chống TD Pháp, ĐQ Mĩ xâm lược và xây dựng bảo vệ tổ quốc 1945 - 2000. 5- Ban chỉ huy quân sự huyện Phổ Yên (2005), Lịch sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng - bảo vệ tổ quốc 1945 - 2000. 6- Ban chỉ huy quân sự thành phố Thái Nguyên (2007), Lịch sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng - bảo vệ tổ quốc 1945 - 2000. 7- Ban TV Tỉnh uỷ Thái Nguyên (1946), Báo cáo công tác tháng 1 đến tháng 10 năm 1946, Thái Nguyên. 8- Ban TV Tỉnh uỷ Thái Nguyên (1949), Báo cáo tình hình 3 tháng thứ 2 năm 1949, Thái Nguyên. 9- Ban TV Tỉnh uỷ Thái Nguyên (1949), Báo cáo tình hình quý IV năm 1949, Thái Nguyên. 10- Ban TV Tỉnh uỷ Thái Nguyên (1952), Báo cáo tình hình mọi mặt năm 1951, Thái Nguyên. 11- Ban TV Tỉnh uỷ Thái Nguyên (1954), Thông tri về việc thống kê các thành tích công tác mọi mặt của tỉnh để lấy tài liệu tuyên truyền Quốc tế. 12- Nguyễn Đức Bình (1986), Công tác giáo dục và nghiên cứu lí luận, Nxb Sách giáo khoa Mác Lênin, Hà Nội. 13- Bộ Chỉ huy quân sự Bắc Thái (1990), Bắc Thái lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954, Nxb Quân đội. 14- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên (1999), Thái Nguyên Lịch sử đấu tranh vũ trang cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1941-1954). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 15- Ngô Văn Cát (1980), Việt Nam chống nạn thất học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16- Cẩm nang giáo viên lớp Dự bị bình dân (1949), Tài liệu lƣu trữ tại Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên. 17- Câu lạc bộ chiến sĩ diệt dốt Hà Nội (1995), Hồi kí của các chiến sĩ diệt dốt, Hà Nội. 18- Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1948), Biên bản Hội nghị đại biểu toàn Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên họp từ ngày 15 đến 21 tháng 6 năm 1948, Thái Nguyên. 19- Hồ sơ lƣu trữ số 1077 cặp 100 – Phòng Lƣu trữ Sở Nội vụ Thái Nguyên. 20- Hồ sơ lƣu trữ số 1081 cặp 100 – Phòng Lƣu trữ Sở Nội vụ Thái Nguyên. 21- Hồ sơ lƣu trữ số 1086a cặp 101 – Phòng Lƣu trữ Sở Nội vụ Thái Nguyên. 22- Hồ sơ lƣu trữ số 1110 cặp 103 – Phòng Lƣu trữ Sở Nội vụ Thái Nguyên. 23- Hội Liên hiệp phụ nữ Thái Nguyên (2002), Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Thái Nguyên (1930 - 2000). 24- Nguyễn Văn Huyên (1946), 10 năm xây dựng nền giáo dục Việt Nam xưa và nay, Báo cứu quốc, 1946. 25- Huyện uỷ Định Hoá (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Định Hoá (1930 - 2000). 26- Huyện uỷ Đồng Hỷ (1997), Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Hỷ (1930 - 1995). 27- Huyện uỷ Phú Bình (2003), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình (1930 - 2005). 28- Huyện uỷ Phú Lƣơng (1996), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương (1930 - 1954). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 29- Huyện uỷ Võ Nhai (1993), Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai (1930 - 1954). 30- Vũ Ngọc Khánh (1991), Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31- Liên khu Việt Bắc (1951), Báo cáo thành tích thanh toán nạn mù chữ năm 1950, Thái Nguyên. 32- Liên khu Việt Bắc (1953), Báo cáo tình hình BDHV năm 1952, Thái Nguyên. 33- Liên khu Việt Bắc (1954), Báo cáo tình hình BDHV năm 1953, Thái Nguyên. 34- Hồ Chí Minh (1972), Bàn về công tác giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35- Hồ Chí Minh (1958), Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội. 36- Hồ Chí Minh (1955), Thư gửi cán bộ và giáo viên BDHV, Bộ Giáo dục, Hà Nội. 37- Hồ Chí Minh - Toàn tập (1981), Tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội. 38- Hồ Chí Minh - Toàn tập (1986), Tập IV, Nxb Sự thật, Hà Nội. 39- Hồ Chí Minh - Toàn tập (1986), Tập V, Nxb Sự thật, Hà Nội. 40- Nguyễn Xuân Minh (2006), Lich sử Việt Nam 1945 - 2000, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 41- Nguyễn Ái Quốc (1976), Bản án chế độ thực dân Pháp. Nxb Sự thật, Hà Nội. 42- Trần Dân Tiên (1976), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật. Hà Nội. 43- Tỉnh uỷ Thái Nguyên (1951), Báo cáo một năm chuyển mạnh sang tổng phản công, Tài liệu lƣu trữ tại Phòng Lịch sử Đảng , Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 44- Tỉnh uỷ Thái Nguyên (1997), Lịch sử Đảng bộ Thành phố Thái Nguyên (1930 - 1975). 45- Nguyễn Mạnh Tùng (1996), Công cuộc xoá nạn mù chữ và bổ túc văn hoá ở Bắc Bộ (1945 – 1954), Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học lịch sử, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 46- Ty Bình dân học vụ Thái Nguyên (1952), Báo cáo một năm hoạt động 1951, Thái Nguyên. 47- UBKCHC tỉnh Thái Nguyên (1948), Báo cáo cả năm 1948, Tài liệu lƣu trữ tại Phòng Lƣu trữ Sở Nội vụ Thái Nguyên. 48- UBKCHC tỉnh Thái Nguyên (1948), Báo cáo quý II và III, Tài liệu lƣu trữ tại Phòng Lƣu trữ Sở Nội vụ Thái Nguyên. 49- UBKCHC tỉnh Thái Nguyên (1948), Báo cáo tình hình Thái Nguyên từ 1945 đến 5/1948. 50- UBKCHC tỉnh Thái Nguyên (1949), Báo cáo bao quát tình hình trong tỉnh năm 1949. 51- UBKCHC tỉnh Thái Nguyên (1950), Báo cáo của các huyện năm 1950. 52- UBKCHC tỉnh Thái Nguyên (1950), Báo cáo kiểm điểm công tác cả năm 1950. 53- Uỷ ban HC Liên khu Việt Bắc (1951), Thông tư về cách làm việc của các Liên khu và tỉnh – Nha Bình dân học vụ, Thái Nguyên. 54- Uỷ ban KCHC tỉnh Thái Nguyên (1951), Báo cáo tình hình Thái Nguyên năm 1951, Thái Nguyên. 55- Uỷ ban KCHC tỉnh Thái Nguyên (1952), Báo cáo tình hình tỉnh Thái Nguyên năm 1952, Thái Nguyên. 56- Văn kiện Đảng 1929 – 1935 (1964), Nxb Sự thật, Hà Nội. 57- Văn kiện Đảng 1930 – 1945 (1977), Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ƣơng, Hà Nội. 58- Văn kiện Đảng 1945 – 1947 (1969), Nxb Sự thật, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 59- Văn kiện Đảng 1945 – 1954 (1978), Ban NCLS Đảng Trung ƣơng, Hà Nội. 60- Văn kiện Đảng bộ Liên khu Việt Bắc 1949 – 1954. 61- Vần quốc ngữ kháng chiến 1952, Tài liệu lƣu trữ tại Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên. 62- Việt Bắc diệt dốt - Tập san phát hành trong dịp chiến dịch diệt dốt Nguyễn Công Mỹ, Tài liệu lƣu trữ tại Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 Thi mãn khoá sơ cấp bình dân ở xã Đông Diễn (Thái Nguyên) Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên Học sinh tham ra diệt dốt. Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 Dân tộc Dao HTX Tiên Phong, xã Phú Thắng, huyện Võ Nhai thanh toán nạn mù chữ. Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Bìa cuốn Vần Quốc ngữ Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Bìa Tập san số 2 phát hành trong chiến dịch Diệt dốt Nguyễn Công Mỹ Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 Một trang trong Tập san số 2. Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 Một trang trong Tập san số 2. Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 Một trang trong Tập san số 2. Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 Một trang trong cuốn Vần Quốc ngữ. Nguồn: Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_NguyenXuanHong.pdf
Tài liệu liên quan