ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH – VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
MỞ ĐẦU
Cuôc sông, con ngươi hiên nay đang bị đe doa bơi : Khí hậu trên trái đất
đang bị thay đổi, nhiệt độ tăng lên, ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đang
làm tầng ozôn bị tổn thương. Một trong những nguyên nhân là lớp thảm thực
vật màu xanh bao phủ trên toàn bề mặt trái đất bị phá hoại nghiêm trọng. Hội
nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992 là tiếng chuông báo động cho
chính phủ các nước trên hành tinh chúng ta và mọi người có lương tri trên
toàn thế giới cảnh tỉnh và có trách nhiệm bảo vệ lớp thảm thực vật xanh của
trái đất, trước tiên là bảo vệ tính đa dạng sinh học của nó. Bởi vì đa dạng sinh
học đảm bảo cho chúng ta có thức ăn, có nước uống, có không khí trong lành
và sự bình an của cuộc sống.
Thực tế hiện nay cho thấy được tầm quan trọng của lớp thực vật màu xanh,
đặc biệt là Rừng, vì: Rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý
giá, nó đã đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống, cho sản xuất, nó cung cấp gỗ
và nhiều sản phẩm có giá trị. Rừng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi
trường, bảo vệ đất, nước, giữ cân bằng sinh thái và sự phát triển bền vững của
sự sống trên trái đất. Bên cạnh đó rừng là nơi bảo tồn và cung cấp nguyên liệu
về mặt di truyền cho sợ tiến hoá của sinh giới, đây là kho tàng biến dị cho sự
phát triển của sinh vật.
Theo số liệu thống kê của các tổ chức IUCN, UNDP, WWF mỗi năm trên
thế giới trung bình mất đi khoảng 20 triệu ha rừng, do rất nhiều nguyên nhân,
đặc biệt là do sự kém hiểu biết vì mục đích cuộc sống, vụ lợi cá nhân đốt rừng
làm nương rẫy (chiếm tới 50%), bên cạnh đó còn một số nguyên nhân như
nạn cháy rừng ( chiếm khoảng 23%), do khai thác quá mức (chiếm khoảng
5 – 7%) do một số nguyên nhân khác ( chiếm khoảng 8%).
Trong hơn 50 năm qua Việt Nam đã phải đối mặt với nạn phá rừng và
thoái hoá rừng. Tốc độ mất rừng hàng năm bình quân vào khoảng
100.000 – 140.000 ha. Theo số liệu của viện điều tra quy hoạch rừng,
năm 1943, diện tích rừng của nước ta đạt 14.300.000ha, độ che phủ là 43%,
đạt 0,7 ha / người. Đến năm 2000, diện tích rừng chỉ còn lại 10.915.000 ha, độ
che phủ 33,2%, đạt 0,14 ha/người.
Trong chiến tranh, cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hơn 2 triệu
ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Tính đến cuối năm 2002 và đầu năm 2003 theo
số liệu thống kê đã đạt 35,5% diện tích đất rừng tự nhiên, nhưng diện tích
rừng tự nhiên tăng lên lại chủ yếu là do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng
tre, nứa. Vì vậy, tuy diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng lại giảm sút.
Hậu quả nghiêm trọng của việc mất rừng là không thể lượng hết được. Vì
vậy, việc bảo vệ, phát triển và phục hồi rừng nói riêng và thảm thực vật nói
chung là vấn đề vô cùng quan trọng cần phải giải quyết để duy trì, đảm bảo
điều kiện sinh tồn cho hiện tại và cho tương lai.
Từ thực trạng này đã đặt ra nhiệm vụ cho các nhà nghiên cứu thực vật học,
đặc biệt là các nhà Lâm học phải tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá và đưa ra
được các giải pháp thích hợp cho từng vùng, từng miền làm sao vừa tăng diện
tích rừng, vừa tăng chất lượng rừng.
Giải pháp thích hợp nhất nhằm phục hồi rừng hiên nay được áp dụng bằng
cách “ Trồng mới ” và “ Khoanh nuôi phục hồi tự nhiên ”. Phương pháp
khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên có nhiều ưu điểm hơn, vì đây là giải pháp
lâm sinh lợi dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên có sự can
thiệp hợp lý của con người để đẩy nhanh quá trình tạo rừng trong một khoảng
thời gian xác định. Ngoài ra, rừng được phục hồi bằng giải pháp khoanh nuôi
không chỉ nhằm mục đích phòng hộ mà còn bảo vệ được nguồn gen và tính đa
dạng vốn có của Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách
của đất nước nói chung và của người dân nói riêng.
Theo Tiến sĩ Đỗ Hữu Thư đã khẳng định: Thảm thực vật nói chung và
Thảm cây bụi nói riêng là đối tượng rất quan trọng để khoanh nuôi phục hồi
rừng, bởi vì thảm cây bụi thường phân bố trên đất chưa có rừng, nương rãy cũ
và rừng bị thoái hoá, nơi diễn ra quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên mạnh
mẽ cho phép hình thành rừng đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội và môi trường
với thời hạn xác định, góp phần trong việc chống xói mòn đất và bảo vệ môi
trường.
Trạm đa dạng sinh học tại Mê Linh – Vĩnh Phúc là một trong những vùng
đệm của vườn quốc gia Tam Đảo. Đây là vùng đồi núi thấp ở Đông Bắc Việt
Nam, nơi rừng đã và đang bị thoái hoá nghiêm trọng do tác động của con
người và thiên nhiên làm cho đất chống, đồi trọc nhiều, diện tích rừng còn lại
phần lớn là thảm cây bụi, thảm cỏ, có một số ít là thảm cây trồng nông nghiệp
và rừng trồng thuần loại như Keo, Bạch đàn .
Nhận thấy được điều này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng
và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh
học Mê Linh – Vĩnh Phúc ”.
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó chiều cao 20 – 60 cm như: Đơn buốt, Cỏ lá tre,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
64
Cỏ chỉ, Cỏ may, Cỏ bài ngài, Gối hạc trắng , Bụp vang, Cói lông…
Không thể thiếu được sự có mặt của các loại Dương xỉ : Guột, Dáng tô
tần. Thực vật ngoại tầng không có dây leo thân gỗ, hầu như chỉ là dây
leo thân thảo: Dây bìm bịp, bòng bong, dây vằng trắng… Đánh giá độ
dầy dậm của thảm tươi trong kiểu thảm này từ Cop1 đến Soc.
4.2.5.2. Thảm thƣ̣c vật cao phục hồi tự nhiên sau nƣơng rẫy
Như phần trên chúng tôi đã thống kê, TTV có thành phần loài đa
dạng, phong phú về số lượng do chúng được phục hồi trên vị trí rất
thuận lợi về mặt sinh thái. Sự phân hoá thành phần ở giai đoạn phục hồi
này rất rõ ràng, 2 tầng chính: Tầng cây gỗ tái sinh tự nhiên , cây bụi và
thảm tươi.
Tầng cây gỗ tái sinh tự nhiên, cây bụi: Ngoài những loài cây có
mặt ở tầng cây gỗ của TTV thấp sau nương rẫy, ở đây còn thấy xuất hiện
thêm nhiểu loài mới, có sức sinh trưởng nhanh và có thể cho gỗ tốt như:
Nhựa ruồi, Trám trắng, Bứa, Nhội, Kháo nhớt, Trâm ba lá chụm, Linh
lông…, kiểu thảm này so sự phân hoá thành hai cấp chiều cao:
+ Cấp chiều cao 2,0 – 4,5 m: Chủ yếu là cây gỗ tiên phong, ưa
sáng, ngoài ra còn gặp thêm một số loài có tinh vượt trội về chiều cao
nhưng không nhiều: Màng tang, Đẹn ba lá, Trám trắng. Mật độ cây gỗ
tương đối cao 1822 cây/ha, HTB: 3,35m; DTB: 3,2 cm.
+ Cấp chiều cao 0,5 – 2,0m: Bao gồm các cây bụi và cây tái sinh.
Cây bụi ở đây có thành phần loài đa dạng chủ yếu các loài: Vai trắng, Vú
bò lá nguyên, Gối hạc trắng, Ké hoa đào, Mua thường, Trọng đũa,Ba
chạc, Bướm bạc, Lấu, Nàng nàng…, nhưng có mật đọ nhiều nhất là ba
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
65
chạc chiếm 40% tổng số loài cây bụi thấp, các loài sim, mua thường,
tháu kén hoa đỏ có tần xuất gặp lớn trong TTV thấp sau NR thì ở đây
giảm hẳn, chỉ xuất hiện rải rác. Cây gỗ tái sinh trong cấp chiều cao này
chiếm phần lớn 1067 cây/ha, HTB: 1,7m; DTB: 1,9 cm. Do điều kiện sinh
trưởng phát triển thuận lợi, cây gỗ mọc tập trung, tạo nên độ tàn che
tương đối lớn (k<0,2). Các chỉ số về đường kính và chiều cao của cây tái
sinh trong TTV cao sau NR cho thấy cây tái sinh ở đây phát triển tốt. Do
quá trình phục hồi diễn ra mạnh mẽ, tầng cây gỗ tạo nên độ tàn che lớn,
mặc dù thảm tươi có thành phần loài phong phú nhưng số lượng cá thể
của mỗi loài rất ít, chủ yếu vẫn là các loài trong họ Cỏ (Poaceae), họ Cúc
(Asteraceae), các loài Dây leo rải rác thuộc các họ Dilleniaceae, họ
Fagaceae, Hernadiacae, Mimosaceae. Độ dày rậm của thảm cỏ, chúng tôi
đánh giá Sp đến Cop1.
4.2.5.3. Thảm thƣ̣c vật cao phục hồi sau khi khai thác kiệt
Với thời gian phục hồi khoảng 7 – 8 năm, nên trạng thái nghiên
cứu đã có xu hướng thành rừng non rất rõ nét. Cấu trúc hình thái của
kiểu thảm tương đối phức tạp, về cơ bản vẫn thành 2 tầng chính: tầng
cây gỗ, cây TSTN, cây bụi và thảm tươi.
Trong tầng cây gỗ, có sự phân chia thành 3 cấp chiều cao:
+ Cấp chiều cao 3,0 – 6,5m: Bao gồm những loài có tinh vượt trội
về chiều cao trong kiểu thảm, thường là cây tiên phong, ưa sáng và cây
chịu bóng, có giá trị kinh tế, có thời gian sống lâu như: Sau sau, Ba soi,
Trám chim, Nhội, Dẻ gai, Dung lá thon, hải đường… Tuy nhiên, mật độ
các loài này không cao 333 cây/ha; HTB: 4,42 m; DTB: 5,5 cm.
+ Cấp chiều cao 2,0 – 3,0m: Chủ yếu là cây tái sinh đang phát triển
mạnh, nhiều cây lớn: Muối, Na rừng, Me rừng, Re xanh, Vót vàng nhạt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
66
Găng gai, Thị, Bồ cu vẽ, Ba soi, Sòi tía, Bời lời vòng, Cứt ngựa, Mua
bà… Cấp chiều cao này có mật độ cây nhiều nhất 1100 cây/ha, HTB:
2,57m; DTB: 3,1 cm.
+ Cấp chiều cao 0,5 – 2m bao gồm: Cây bụi và cây tái sinh còn
nhỏ. Cây bụi ở đây có chiều cao khoảng 0,8 đến 1,8m như: Lấu, Lấu bà,
Tháu kèn hoa đực, Tháu kèn lông, Trè rừng, số lượng không nhiều mọc
rải rác. Mật độ cây tái sinh thấp 633 cây/ha, HTB: 1,7 m; DTB: 2,0 cm.
Cây gỗ của 3 cấp chiều cao mọc tương đối tập chung nên độ tàn
che 0,2 < k < 0,3.
Thảm tươi với thành phần nghèo nàn, phân bố thành cụm, thường
ở những chỗ chưa có sự khép tán của tầng cây gỗ, có nhiều ánh sáng.
Phần lớn là các loài: Tứ thu hồng, Mía dò, Cỏ mần trầu, Cỏ chỉ, Cỏ
tranh, Dương xỉ. Một vài loài dây leo như: Dây cậm cang, Bìm bìm hoa
trắng, Bìm bìm hoa vàng… độ dày rậm của thảm cỏ Sol đến Sp.
4.2.5.4. Rừng non
Rừng hoàn toàn khép tán, khoảng 45 – 50% diện tích đất bị cây gỗ
che phủ (k > 0,4). Rừng có sự phân chia thành tàng rõ rệt, 3 tầng chính:
Tầng cây gỗ (chiều cao 3 – 9,5m), tầng cây gỗ thấp và cây tái sinh (0,5 –
3m) và thảm tươi.
Tầng cây gỗ trong khoảng 3 – 9,5m thành phần loài ở đây rất phức
tạp, cây có kích thước trung bình và nhỏ như: Muối, Sơn rừng, Thị, Chòi
mòi, Bộp lông, Bời lời vòng, Kháo hoa nhỏ, Trâm ba lá chụm, Lọ nghẹ,
Kim sương…, xen lẫn là các loài cây gỗ có sức sinh trưởng mạnh như:
Sau sau, Trám chim, Dâu da đất, Nhội, Rẻ gai, Sụ thon. Chiều cao trung
bình HTB: 5,9 m; DTB: 6,5 cm; mật độ cây gỗ 600 cây/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
67
Cá biệt trong kiểu thảm này chúng tôi còn gặp loài Thầu tấu có
chiều cao tương đối lớn 9,5m.
Tầng cây bụi thấp và cây tái sinh (0,5 – 3m). Cây bụi thấp có thành
phần nghèo nàn, vẫn chủ yếu các loài trong họ đơn nem (Mirsinaceae),
họ Cà phê (Rubiaceae), Họ trè (Theaceae). Những loài thường xuất hiện
nhiều trong tầng cây bụi ở các kiểu thảm trên như: Tháu kén (Helicteres
sp.), Sim (Rhodomirtus tomentosa), Mua thường (Melastoma normale)
hoàn toàn không còn gặp trong rừng non. Điều này cũng chứng tỏ, khi
rừng non đã có độ khép tán, những cây bụi thấp, ưa sáng sẽ không còn
thích hợp để tồn tại, chúng sẽ bị đào thải nhươngc chỗ cho cây tái sinh
phát triển. Mật độ cây tái sinh tương đối cao 1125 cây/ha HTB: 1,9 m;
DTB: 2,1 cm.
Thảm tươi tạo ra độ che phủ thấp, chúng mọc rải rác trong điểm
nghiên cứu với mật độ không nhiều. Đánh giá độ dày, rậm của thảm cỏ
Sol.
Tóm lại: Cấu trúc thảm thực vật tại điểm nghiên cứu trên cũng
tương đối đơn giản, thường là 2 tâng chính: Tầng cây gỗ TSTN, cây bụi
và thảm tươi, ngoài ra còn có thêm tầng ngoại phiến dây leo; trong tầng
cây gỗ tái sinh tự nhiên và cây bụi có sự phân hoá theo các cấp chiều cao
khác nha, chủ yếu là tầng cây gỗ nhỡ và tầng cây bụi gỗ nhỏ và cây tái
sinh. Quá trình phục hồi rừng ở đây diễn ra khá nhanh, luôn luôn có sự
thay thế luân phiên thực vật. Chúng cùng chịu ảnh hưởng của điều kiện
sinh thái, những cá thể thich nghi sẽ được tồn tại, phát triển và những
loài nào không thich hợp với điều kiện sống hiện tại sẽ bị đào thải khi độ
khép tán của rừng tăng lên.
4.3. Hiện trạng tái sinh tƣ̣ nhiên trong các trạng thái thảm thƣ̣c vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
68
Nghiên cứu tái sinh trong việc nghiên cứu phục hồi rừng là điều
rất cần thiết . Vì, tái sinh là thước đo tiềm lực tài nguyên rừng, là quá
trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng. Để thấy hết tầm quan
trọng của một số trạng thái TTV tham gia vào quá trình phục hồi rừng,
chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đánh giá khả năng tái sinh của cây gỗ trong
từng kiểu thảm để thấy được xu hướng phục hồi rừng đang diễn ra ở đây
theo chiều hướng nào.
Thống kê trong các kiểu thảm này có 79 loài cây TSTN (chiếm
48,5% tổng số loài). Những loài có tần suất hay gặp trong các kiểu thảm
là: Thấu tầu, Lành ngạnh, Hoắc quang, Sau sau, Trám chim, Ba soi, Bời
lời, Lọ nghẹ, Vỏ dụt, Găng gai...
Bảng 4.4. Chỉ số đa dạng cây TSTN trong từng điểm nghiên cứu
Các kiểu thảm Mật độ
(cây/ha)
Số loài cây
TSTN
Chỉ số đa dạng
của Shannon
TTV thấp sau NR 5199 + 321 9 loài 2.197
TTV cao sau NR 3911 + 109 31 loài 3.433
TTV cao su KTK 3599 + 118 31 loài 3.433
Rừng non 3475 + 75 34 loài 3.526
Theo số liệu trên TTV thấp sau nương rẫy có chỉ số đa dạng loài
thấp nhất trong 4 điểm nghiên cứu. Do thời gian phục hồi ngắn nên số
loài cây gỗ TSTN ít, số lượng cá thể của loài lớn. Chứng tỏ chỉ số đa
dạng phục thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống. Nếu điều kiện
môi trường thuận lợi và đa dạng thì số lượng loài lớn , số cá thể trong
mỗi loài nhỏ, hệ số đa dạng cao, khi điều kiện không thuận lợi hay ở môi
trường có tính chất cực đoan thì số lượng loài trong quần xã ít, nhưng số
lượng cá thể của từng loài có thể cao và hệ số đa dạng thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
69
Mỗi một giai đoạn phục hồi lại có mức độ tái sinh khác nhau (về
mật độ; phân bố khác nhau ở cấp chiều cao, theo mặt nằm ngang ; tỷ lệ
tái sinh tốt, xấu, trung bình; nguồn gốc tái sinh...) để hiểu rõ hơn năng
lực tái sinh, chúng tôi đi sâu phân tích từng nhân tố trên.
4.3.1. Tổ thành loài trong lớp TSTN
Đây là chỉ tiêu để đánh giá mức độ đa dạng của sinh học của hai
đối tượng tầng cao và tầng cây TS. Công thức tổ thành phản ánh mối
quan hệ qua lại giữa các loài trong một quần xã thực vật và quần xã với
điều kiện ngoại cảnh. Công thức tổ thành loài của 3 kiểu thảm cây bụi,
trình bày trong bảng 4.5
Bảng 4.5. Công thức tổ thành cây gỗ tái sinh trong 2 kiểu thảm TV
STT Loài tham gia vào công thức
tổ thành
TTV thấp sau
NR
TTV cao
sau NR
1 Thầu tấu 3.0
2 Muối 1.5
3 Kháo 0.6 1.0
4 Sừng dê 1.9
5 Đồng 1.5
6 Lành ngạnh
7 Bồ cu vẽ
8 Ba soi 1.2
9 Me rừng 10
10 Lọ nghẹ 0.6
11 Vỏ dụt
12 Hoắc quang
13 Bứa 0.5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
70
14 Bời lời vòng 0.8
15 Trâm lá chụp 3 0.5
16 Găng gai 0.6
17 Hu đen 0.5
18 Đẹn 3 lá 0.5
19 4 loài khác 1.5
20 8 loài khác
21 22 loài khác 3.8
Tổng số loài TSTN 9 loài 32 loài
Mật độ (cây/ha) 5199 + 321 3911 + 39
TTV thấp phục hồi tự nhiên sau NR: thành phần loài cây gỗ TS rất
ít (9 loài) tập trung vào một số loài sau: Thầu tấu, Muối, Kháo, Sừng dê,
nhưng hệ số tổ thành của từng loài rất lớn, giao động trong khoảng 0.6 –
3.0 . Những loài cây này thường xuất hiện từ pha đầu của diễn thế đi lên,
là thực vật tiên phong, có tính ưa sáng mạnh. Trong điều kiện ánh sáng
tốt, chúng sẽ phát triển nhanh, nhưng thời gian sống không dài.
* Đối với TTV phục hồi 5 – 6 năm
+ Thảm thực vật cao phục hồi tự nhiên sau nương rẫy; tổ thành
loài trong lớp TSTN rất phong phú với 31 loài và không đơn giản như
thảm thực vật thấp đã xuất hiện thêm một số loài cây có tính chịu bóng
thường ở tầng rừng chính. Hệ số tổ thành những loài ưu thế biến động
trong khoảng thấp (0.5 – 1.2). Những loài tham gia vào công thức tính
tổ thành là :Bứa, Ba soi, Kháo nhớt, Trâm lá chụp ba, Lọ nghẹ, Găng
gai, Hu đen, Đẹn ba lá, Bời lời vòng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
71
Bảng 4.6. Công thức tổ thành cây gỗ tái sinh trong TTV cao sau
KTK và rừng non
STT Các loài tham gia
vào tổ thành
TTV cao sau KTK Rừng non
Tầng cao Tầng cây TS Tầng cao Tầng cây TS
1 Sau sau 1.6 0.7 1.3 1.0
2 Bứa 0.5
3 Nhựa ruồi 0.5
4 Trám chim 0.7 0.7 1.1 0.7
5 Thị 0.6 0.5
6 Ba soi 1.2 0.7 2.2 0.6
7 Mắt trâu 0.5
8 Lành ngạnh 1.3 1.2
9 Thấu tầu 0.6
10 Sòi tía 1.0
11 Bời lời vòng 1.0 1.3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
72
12 Hoắc quang 0.5 0.5
13 Sảng 0.5
14 Giền trắng 0.7
15 Chòi mòi 0.9
16 Dẻ gai 0.9
17 6 loài khác 2.0
18 24 loài khác 5.9
19 12 loài khác 4.4
20 21 loài khác 2.2
Mật độ(cây/ha) 1033 2567 1125 2350
Ghi chú : cây tham gia tổ thành phân thành 2 tầng: tầng cây cao
(thống kê những loài có chiều cao > 2.5m) và tầng cây TSTN (thống kê
những loài có chiều caoc <2.5m).
* Thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt
+ cây tầng cao >2.5m có 14 loài , là những cây gỗ nhỡ, phát triển
ở pha đầu của diễn thế theo chiều hướng đi lên. Tổ thành cây gỗ chính ở
tầng cao này là :1.6 sau sau + 0.7 Trám chim + 1.3 lành ngạnh + 0.6 Thị
+ 0.6 Thấu tấu + 1.2 Ba soi + 1 Sòi tía + 1 Bời lời.
+ Tầng cây TSTN có 31 loài, ngoài những laòi có mặt ở tầng cây
cao trong tầng này còn xuất hiện thêm nhiều cây mới có tính chịu bóng,
có khả năng cho gỗ tốt, Thành phần loài chính tham gia vào công thức tổ
thành ở tầnh này là 0.7 Sau sau + 0.5Bứa + 0.5 Nhựa ruồi + 0.7 Trám
chim + 0.5 Thị + 0.7 ba soi + 0.5 Mắt trâu.
Hệ số tổ thành của các loài tầng trên thường cao hơn tầng cây
TSTN, do mật độ cây ở tầng cao ít hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
73
* Đối với rừng non mớí khép tán đƣọc 1 năm trở lại: số lượng loài
cây gỗ TSTN rất lớn 34 loài.
+ Cây tầng cao: có 12 loài, chủ yếu là các loài sau : ba soi, sau
sau, giền trắng, Trám chim, chòi mòi, bời lời, dẻ gai, kháo, sụ thon,
thừng mức trâu, nhựa ruồi, sơn rừng.
+ Tầng cây TSTN : có 30 loài . Trong tầng này , ngoài nhứng loài
cây gỗ có mặt ở tầng cây cao chúng tôi còn gặp thêm nhiều loài mới
như: Núc nác, Trám đen, Dâu da đất, Bi điền lá xoan. Mùng quân rừng,
Kim sưonmg, Bồ hòn, Tráng lá to... Nhìn chung, rừng thứ sinh còn non
thường bao gồm các cây cùng tuổi và thường có một vài laòi chiếm ưu
thế.
Tóm lại:
+ Ngay từ giai đoạn đầu phục hồi cho tới khi hình thành rừng, quá
trình TS luôn luôn diễn ra mạnh mẽ. Thành phần loài cây TS thay đổi
theo thời gian phục hồi thể hiện ở sự thay thế dần dần các loài cây ưa
sáng bằng một số loài cây chịu bóng thời gian đầu và có đời sống dài,
chính những loài cây này sẽ tham gia vào tổ thành cây tầng cao của rừng
như: Kháo (Machilus sp.), Trám (Canarium parvum), Dẻ gai
(Captanopsis indica)...
+ Số lượng cây gỗ TS có giá trị kinh tế thường có hệ số tổ thành
thấp, điều này chứng tỏ cây bụi và thảm tươi nhiều sẽ tạọ tiền đề cho quá
trình phục hồi thành rừng tốt hơn.
4.3.2. Mật độ, nguồn gốc và chất lƣợng tái sinh
Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ , phẩm
chất, nguồn gốc và số cây có triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
74
độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm
hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ, cây non
Bảng 4.7. Mật độ, nguồn gốc và chất lƣợng cây TSTN
Trong các kiểu TTV chính
Các điểm nghiên
cứu
Mật độ
(N/cây)
Nguồn gốc(%) Phẩm chất (%)
Hạt Chồi Tốt TB Xấu
TTV thấp sau NR 5199+321 90.6 9.4 50.2 35.3 14.5
TTV cao sau NR 3911 +109 88.7 11.3 63.8 26.7 9.5
TTV cao sau KTK 3599 +118 79.5 20.5 58.9 26.5 14.6
Rừng non 3475+75 81.9 18.1 70.1 21.4 8.5
Mật độ: Mật độ cây tái sinh giảm dần theo thời gian phục hồi
rừng, có số lượng cá thể lớn nhất ở thảm cây bụi thấp sau nương rẫy
(phục hồi: 2-3 năm; mật độ : 5.199 +321 cây/ha).
Theo Đình Hữu Khánh(2004) [15], để tạo thành rừng tối thiểu
phải có tái sinh ít nhất 500 cây gỗ tái sinh/ha, có chiều cao >1.5m. Như
vậy, các kiểu thảm trên nếu được khoanh nuôi tự nhiên, xúc tiến tái sinh,
quản lý bảo vệ tốt thì triển vọng thành rừng trong tương lai cao. Tuy
nhiên, nghiên cứu về tái sinh nếu chỉ căn cứ vào các con số định lượng
cây gỗ tái sinh thì chưa đủ.
Nguồn gốc cây tái sinh: có 2 hình thức TS: TS từ hạt và TS từ
chồi. Trong đó, TS từ hạt chiếm tỷ lệ cao hơn, dao động trong khoảng
79.5% đến 90.6%. Khả năng TS từ hạt trên đất sau nương rẫy cao hơn
trên đất sau khai thác kiệt. Theo Phạm Ngọc Thường (2003)[37], trong
cùng một loài cây thì cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả
năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt hơn cây chồi. Số liệu trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
75
cho phép chúng ta đánh giá khả quan triển vọng của rừng được phục hồi
từ các thảm thực vật này.
Phẩm chất tái sinh: Trong 4 trạng thái TTV thấp sau NR, cây bụi
cao sau NR, cây bụi cao sau KTK và rừng non có phẩm chất tái sinh cao
hơn, phần lớn là cây có phẩm chất tốt và trung bình (tỷ lệ cây tốt dao
động trong khoảng 61.2% đến 70.1%, cây trung bình từ 21.4% đến
26.7%). Nhìn chung, do thành phần tái sinh chủ yếu là cây bụi và cây gỗ
nhỏ nên chất lượng của lớp cây tái sinh không cao.
Dùng chương trình ANOVA (phần mềm Date analysis – Excel )để
đánh giá chất lượng TS của 4 kiểu thảm (kiểm tra độ thuần nhất giữa các
trạng thái). Kết quả cho thấy F thực tế = 26.79>3.89 (F lý thuyết). Điều
này chứng tỏ, chất lượng cây TS ở các kiểu thảm trên là không thuần
nhất. Vì vậy, mỗi một kiểu thảm nếu được khoanh nuôi TS cần có sự tác
động khác nhau để thúc đẩy quá trình phục hồi và nâng cao chất lượng
TS.
Theo Nguyễn Ngọc Lung (1991)[19], ánh sáng là yếu tố quan
trọng quyết định khả năng tái sinh của thực vật, nhìn chung tất cả các
điểm nghiên cứu trên đều có chế độ ánh sáng tương đối tốt, đây là điểm
thuận lợi cho sự TS của cây. Nếu giữa các trạng thái thảm có sự khác
nhau về mật độ, phẩm chất, nguồn giống thì chứng tỏ quá trình TS còn
chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nữa; độ che phủ, mức độ thoái hóa
của đất, phương thức tác động của con người và tổ thành loài trong tầng
cây cao...
4.3.3. Sự phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Kết quả điều tra cho thấy chỉ tiêu về phân bố mật độ cây tái sinh
theo cấp chiều cao (8 cấp chiều cao) của các điểm nghiên cứu rất khác
nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
76
Bảng 4.8. Sự phân bố mật độ TSTN theo cấp chiều cao trong các kiểu
thảm
Trạng thái TTV Tỷ lệ % TSTN theo các cấp chiều cao
Cấp I Cấp
II
Cấp
III
Cấp
IV
Cấp
V
Cấp
VI
Cấp
VII
Cấp
VIII
TTV thấp sau NR 48.7 18.8 12.8 10.3 5.1 3.4 0.9
TTV cao sau NR 30.7 7.9 5.7 9.1 12.5 14.8 7.9 11.4
TTV cao sau KTK 32.4 10.2 3.7 5.6 8.3 13.8 16.7 9.3
Rừng non 23.7 5.8 6.5 7.9 10.8 15.1 23.1 7.2
Qua bảng số liệu trên (bảng 4.8) biểu thị tỷ lệ cây TSTN theo chiều cấp
cao trong từng kiểu thảm, chúng tôi có một số nhận xét sau:
+ Tất cả 4 kiểu thảm nghiên cứu đều có tỷ lệ cây TSTN ở cấp I
cao nhất rồi giảm mạnh ở cấp II, sau đố sẽ thay đổi ở các cấp sau, mức
độ thay đổi tùy vào từng kiểu thảm. Hiện tượng này có thể giải thích như
sau: Cây mạ(cây con chiều cao <20cm) thường có mật độ rất lớn, chúng
sinh trưởng nhờ chất dự trữ trong hạt hoặc trong cơ quan sinh dưỡng của
cây mẹ, chúng chưa tổng hợp được chất hữu cơ , nên ở giai đoạn này chế
độ ánh sáng, thổ nhưỡng ít ảnh hưởng đến cây mạ. Khi sử dụng hết chất
dự trữ trong hạt và phát triển thành cây non thì chúng phải tự tổng hợp
chất hữu cơ bằng quang hợp. Giai đoạn này, nhu cầu ánh sáng của cây
con tăng lên nhưng chiều cao của cây con còn thấp. Độ che phủ của tán
rừng và tầng thảm tươi, cây bụi đã ảnh hưởng xấu đến việc đồng hóa
chất Cacbon nên chúng dễ bị chết hàng loạt.
+ TTV thấp phục hồi tự nhiên sau NR có thời gian phục hồi 2-3
năm, chiều cao cây TSTN chia thành 7 cấp (cấp I đến cấp VII). Chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
77
tỏ trong giai đoạn này TTV có sự tích lũy của lớp cây bụi (chiều cao
trung bình của cây bụi HTB = 0.8m).
+ TTV cao phục hồi tự nhiên sau nương rẫy và sau khai thác kiệt,
cụ thể : TTV cao phục hồi tự nhiên sau NR có tỷ lệ cây TSTN cao nhất ở
cấp VI (201-250cm), TTV cao sau KTK có tỷ lệ cây TSTN cao nhất ở
cấp VII (251-300cm)
+ Rừng non: tỷ lệ cây TSTN theo cấp chiều cao của rừng non đạt
giá trị cao nhất ở cấp VII giống với TTV cao sau KTK nhưng lớn hơn.
Mật độ cây gỗ sẽ có xu hướng nhiều lên khi cấp chiều cao tăng, cùng với
thời gian phục hồi tăng đến một ngường nào đó nó sẽ giảm đi.
4.3.4. Phân bố cây TSTN theo mặt đất
Nghiên cứu phân bố cây TSTN theo mặt đất có ý nghĩa rất quan
trọng trong quá lợi dụng khả năng TSTN để phục hồi rừng. Sự phân bố
cây trên mặt đất phụ thuộc vào đặc tính sinh học của cây, không gian
dinh dưỡng và nguồn gieo giống tự nhiên. Chính vì vậy, nghiên cứu
TSTN theo mặt đất là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
nhằm thúc đẩy TS theo hướng có lợi cho mục đích sử dụng.
Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra phân bố cây tái sinh theo mặt đất
STT Các kiểu thảm U tính So với U0,5 Phân bố
1 TTV thấp sau NR -2.3 <-1.96 Cụm
2 TTV cao sau NR -2.03 <1.96 Cụm
3 TTV cao sau KTK -2.1 U<-1.96 Cụm
4 Rừng non 0.14 -1.96<Utính<1.96 Cụm
Nhận xét: Phân bố cây TSTN 3 kiểu TTV thấp và cao sau NR,
TTV cao sau KTK có dạng phân bố cụm , duy nhất rừng non có dạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
78
phân bố ngẫu nhiên. Các TTV trên là trạng thái còn non, đang trong quá
trình phân hóa chiều cao, đường kính, cũng như về khoảng sống nên
thường có phân bố dạng cụm.
Quá trình TSTN là một quá trình diễn ra liên tục. Chính vì thế,
luôn có sự đấu tranh giữa các cá thể trong quần hệ để điều tiết không
gian dinh dưỡng nên luôn có sự biến đổi về hình thái phân bố của cây từ
phân bố cụm đến phân bố ngẫu nhiên và cuối cùng là phân bố đều. Thời
gian tồn tại của mỗi loại hình phân bố trên phụ thuộc nhiều vào điều kiện
và hoàn cảnh sinh thái cũng như tác động gián, trực tiếp của con người.
Theo Nguyễn Hải Tuất (1990)[41] những loại rừng chuyển sang phân bố
ngẫu nhiên họăc cách đều, nếu đạt được tuổi thành thục công nghệ thì có
thể thực hiện khai thác chính. Vì vậy khi tiến hành khoanh nuôi phục vụ
các TTV cây bụi, dựa trên số liệu đã xác định về tuổi phục hồi và sự
phân bố cây TSTN trên bề mặt đất, để điều chỉnh khoảng cách phân bố
cây TS cho phù hợp với phân bố ngẫu nhiên hay phân bố đều bằng cách
trồng bổ sung cây mục đích, tỉa cây TS từ chỗ dầy sang những nơi thiếu
cây TS.
Đây là hình thức tạo ra không gian dinh dưỡng hợp lý cho các cá
thể trong quần thể rút ngắn thời gian phục hồi rưng, cải thiện chất lượng
rừng phục hồi.
4.3.5. Đánh giá triển vọng tái sinh
Theo Đinh Hữu Khánh (2004)[15], cây tái sinh có triển vọng là
những lòai có sức sống trung bình trở lên, có chiều cao >1,5m, mật độ
>500cây/ha, nếu theo chỉ tiêu này chúng tôi sẽ lập bảng đánh giá triển
vọng TSTN cho từng điểm nghiên cứu trên.
Bảng 4.10. Triển vọng tái sinh trong các điểm nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
79
Các kiểu thảm Mật độ cây
TSTN
(h>1.5m)
Phẩm chất trung
bình trở lên(%)
Mật độ cây
TSTN đạt triển
vọng khoang
nuôi
TTV thấp sau NR 448 85.5 417
TTV cao sau NR 1822 90.5 1649
TTV cao sau KTK 1733 85.4 1480
Rừng non 1950 91.5 1784
Trong 4 kiểu thảm nghiên cứu trên, thì kiểu thảm cây thực vật
thấp sau nương rẫy (thời gian phục hồi 2-3 năm) có số lượng cây TSTN
triển vọng thấp hơn so với quy định để khoanh nuôi phục hồi tự nhiên, 3
kiểu thảm cây bụi cao sau nương rẫy, cây bụi cao sau khai thác kiệt và
rừng non thuộc đối tượng để khoanh nuôi phục hồi tự nhiên.
4.4. Đề xuất một số giải pháp khoanh nuôi, phục hồi hiện trạng thảm
thực vật tại Trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc.
* Đối với trạng thái TTV đủ mật độ tái sinh (mật độ TSTN lớn
hơn hoặc bằng 500 cây/ha, chiều cao > 1,5m, sức sống trung bình trở
lên) ta áp dụng các biện pháp khoanh nuôi phục hồi tự nhiên, kết hợp với
biện pháp quản lý bảo vệ khoanh nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
80
* Đối với trạng thái TTV không đủ mật độ tái sinh (mật độ cây tái
sinh tự nhiên < 500 cây/ha) cần có sự kết hợp các biện pháp để thúc đẩy
quá trình TSTN theo hướng đi lên, chủ yếu là 2 biện pháp chính sau đây:
Một là: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
- Phát luỗng dây leo, cây bụi, thảm cỏ tạo điều kiện cho hạt giống
nảy mầm, cho cây tái sinh sinh trưởng, phát triển. Loại bỏ dây leo, cây
bụi, thảm cỏ chèn ép quanh gốc và cả phía trên để có đủ ánh sáng cho
cây tái sinh quang hợp thuận lợi.
- Tỉa dặm cây mục đích từ chỗ dầy sang chỗ thưa.
- Trồng bổ sung thêm cây mới, có giá trị, cây bản địa.
Hai là: Biện pháp quản lý bảo vệ khoanh nuôi
- Bảo vệ, không chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh mục đích
- Quản lý nghiêm ngặt các khu vục khoanh nuôi, không cho con
người và các loại gia súc, gia cầm tàn phá.
- Các biện pháp phòng và chống cháy rừng: Thường xuyên tuần
tra phát hiện lửa rừng, những nơi dễ xảy ra cháy cần làm các chòi để tiện
theo dõi và quan sát, làm những đường cách ly, ranh giới để cản
lửa...v.v.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
1. Thành phần thực vật có mặt trong các trạng thái TTV: 163 loài
thuộc 130 chi và 62 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Ngành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
81
Mộc lan (Magnoliophyta), ngành Dương sỉ (Polypodiophyta), ngành
Thông đất (Lycopodiophyta) và ngành Thông (Pinophyta).
2. Sự phân bố các họ, các chi và các loài trong từng kiểu thảm
nghiên cứu: 1. Thảm cây bụi thấp sau nương rẫy: 38 họ, 57 chi và 58
loài; 2. Thảm cây bụi cao sau nương rẫy: 45 họ, 75 chi và 86 loài; 3.
Thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt: 44 họ, 64 chi và 72 loài; 4. Rừng
non: 34 họ, 47 chi và 52 loài.
3. Hội tụ đầy đủ 5 nhóm dạng sống thực vật (Ph, Ch, Cr, He, Th, ),
thể hiện được tính chất nhiệt đới điển hình, trong đó nhóm cây cao chồi
trên đất (nhóm cây đại diện cho các vùng nhiệt đới) chiếm ưu thế hoàn
toàn so với các nhóm dạng sống còn lại (là những nhóm đại diện cho các
hệ thực vật vùng ôn đới, ôn đới bán hoang mạc). Nhóm cây chồi trên đất
(Ph) có số loài nhiều nhất 123 loài (chiếm 75,4% tổng số loài của toàn hệ
thực vật). Các nhóm sạng sống còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn, khoảng từ
5,4 - 6,6% tổng số loài. Lập phổ dạng sống thực vật trong các trạng thái
thảm trên.
SB = 75,4 Ph + 6,3 Ch + 6,6 He + 5,4 Cr + 6,3 Th
4. Các trạng thái thảm cây bụi đều có đặc điểm chung là cấu trúc
đơn giản (1 hoặc 2 tầng), Tầng ưu thế sinh thái là tầng cây bụi và cây
TSTN, độ tàn che của cây gỗ thường k 0,4).
Độ che phủ của thảm tươi giảm dần theo thời gian phục hồi, cao nhất đạt
Soc, (phục hồi 2-3 năm), thấp nhất Sol (phục hồi 9-10 năm).
5. Tổ thành thực vật khác nhau giữa các kiểu thảm, số loài cây gỗ
TS tăng dần từ thảm cây bụi thấp đến rừng non (từ 9 loài lên tới 34 loài).
6. Mật độ cây TSTN giảm dần từ thảm cây bụi thấp đến rừng non.
Đạt giá trị lớn nhất là 5199
321 cây/ha và thấp nhất 3475 cây/ha. Phẩm
chất cây tái sinh trung bình, tốt >55%. Có 2 hình thức tái sinh, trong đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
82
tái sinh bằng hạt chiếm tỷ lệ lớn hơn (79,5% đến 90,6%) tái sinh bằng
chồi.
7. TTV thấp phục hồi tự nhiên sau nương rãy thuộc đối tượ ng chua
đủ cây TSTN để khoanh nuôi phục hồi tự nhiên , còn 3 kiểu TTV cao
phục hồi tự nhiên sau nương rãy , TTV cao phục hồi tự nhiên sau khi
KTK, rừng non đạt tiêu chuẩn khoanh nuôi tự nhiên .
8. Áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh và biện pháp quản lý bảo vệ
khoanh nuôi cho những đối tượng có lượng cây TSTN chưa đủ, còn
những đối tượng có đủ lượng cây TSTN tiếp tục cho khoanh nuôi tự
nhiên, áp dụng biện pháp quản lý bảo vệ khoanh nuôi.
II. Kiến nghị.
Ta thấy rằng: Trạm ĐDSH Mê Linh là vùng đệm của VQG Tam
Đảo, hầu hết rừng trong khu vực này có ý nghĩa trong việc nâng cao tính
đa dạng của thực vật nói riêng và các sinh vật khác nói chung, tăng tính
phòng hộ và tích lũy nguồn gen, nên việc khoanh nuôi tái sinh ở đây là
cần thiết.
Trong điều kiện hiện nay , kinh phí còn hạn hẹp. Chính vì thế ta nên
tiến hành khoanh nuôi cho các đối tượng là thảm cây bụi cao bằng cách
ngăn chặn diễn thế đi xuống của thảm thực vật . Phối hợp các biện pháp
khoanh nuôi: biện pháp kỹ thuật lâm sinh và biện pháp quản lý bảo vệ
khoanh nuôi.
Tuy nhiên, nếu sau khi khoanh nuôi rừng không đạt được ở mức tối
thiếu 500 cây triển vọng/ha, chiều cao >3m, độ tàn che tối thiếu của cây
gỗ k>0,3 thì phải chuyển đổi cơ cấu hay hướng tác động lên các đối
tượng này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
83
Các loài cây có giá trị kinh tế cao như Dó (Aquilaria Crassna
Pierre), đây là một trong số những loài cây có nguy cơ bị tiệt chủng
trong vườn quốc gia Tam Đảo. Vì vậy, qua luận văn này của Tôi xin
mạnh dạn đề nghị phải tiếp tục nghiên cứu khả năng tái sinh, sự sinh
trưởng, phát triển và đặc biệt hơn nữa là phải có biện pháp cụ thể, thích
hợp để làm sao phục hồi được loài cây quý hiếm này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. G. Baur (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa,
(Vương Tấn Nhị dịch). NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các
họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta), Angiospermae) ở Việt Nam, NXB
nông nghiệp.
3. Vũ Văn Cần (1982), Đặc tính sinh thái một số cây gỗ rừng Việt
Nam Tóm tắt một số công trình 20 năm điều tra quy hoạch thiết kế rừng.
Viện Điều tra qui hoạch rừng, Hà Nội, tr. 61-65.
4. Lê Trần Chấn (1990), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật
Việt Nam, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
5. Nguyễn Duy Chuyên (1995), Nghiên cứu quy luật phân bố cấy
TSTN lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu, Nghệ An, Công
trình khoa học kỹ thuật điều tra quy hoạch rừng (1991 – 1995). NXB
nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53-57.
6. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng
bằng khoanh nuôi trên một số TTV ở Thái Nguyên, Luận án tiễn sĩ sinh
học, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật.
7. Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Phân tích các yếu
tố địa lý thực vật và dạng sống của hệ thực vật VQG Yok Don. Tập chi
Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp, số 12/2002, tr. 1108 – 1109.
8. Ngô Tiến Dũng (2004), Đa dạng thực vật VQG Yok Don. Tạp
chí Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp, số 5/2004, tr. 696-700.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
85
9. Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư, Phạm Huy Tạo, Lê Đồng Tấn
(1988), Nghiên cứu khả năng TSTN của một số vùng đất trống đồi núi
trọc ở Sơn La, Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, (1-2), tr. 15-17.
10. Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư, Phạm Huy Tạo, Lê Đồng Tấn
(1990), Nghiên cứu các biện pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tại
Sơn La, Báo cáo đề tài 04A-00-03, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật,
Hà Nội.
11. Vũ Tiến Hinh (1991), Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên,
Tạp chí lâm nghiệp, (2), tr. 3-4.
12. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Tập 1, 2 và 3. NXB
trẻ.
13. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng
phục hồi rừng của TTV cây bụi ở huyện Hoàng Bồ, thị xã Cẩm Phả
(Quảng Ninh). Luận án tiến sĩ sinh học, Viện sinh thái và tài nguyên sinh
vật.
14. Đặng Thu Hương, Vũ Thị Liên (2004), Một số dẫn liệu về tính
đa dạng thực vật ở vùng Tây Bắc, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản
trong khoa học sự sống, tr. 131-134.
15. Đinh Hữu Khánh (2004), Sinh trưởng cây tái sinh thuộc đối
tượng khoanh nuôi phục hồi rừng ở tỉnh Phú Yên và Bình Định, Tạp chí
nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 10/2004, tr. 1433-1435.
16. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học. Tập 1. NXB nông
nghiệp, Hà Nội.
17. Phan Kế Lộc (1985), Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO
để xây dựng khung phân loại TTV rừng Việt Nam, Tạp chí sinh học, (12),
tr. 27-29.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
86
18. Nguyễn Ngọc Lung (1991), Phục hồi rừng ở Việt Nam, Thông
tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, (1), tr. 3-11.
19. Nguyễn Ngọc Lung, Lâm Phúc Cố (1994), Bảo vệ khoanh
nuôi phục hồi rừng, Tạp chí lâm nghiệp, (1), tr. 7-8.
20. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Hà Văn Tuế, Lê Đồng Tấn
(1995), Nghiên cứu xác định diện tích và hệ thống biện pháp kỹ thuật
cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng, Báo cáo đề tài KN 03-11, Hà Nội.
21. Trần Đình Lý (1998), Sinh thái thảm thực vật, Giáo trình cao
học, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
22. Trần Ngũ Phương (2000), Một số vấn đề rừng nhiệt đới Việt
Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
23. Nguyễn Hồng Quân (1984), Kết hợp chặt chẽ khai thác với tái
sinh nuôi dưỡng rừng, Tạp chí Lâm nghiệp (7), tr. 18-21.
24. Nguyễn Văn Sinh (2004), Phân tích và mô phỏng biến động
cấu trúc quần hợp cây gỗ rừng với chương trình (F-Structure A&S’),
Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 10/2004, tr. 1423-1425.
25. Lê Đồng Tấn (1993), Ảnh hưởng của canh tác NR đến đất
rừng ở Sơn La, Tuyển tập công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên
sinh vật (1990-1992), NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 31-34.
26. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư và Hà Văn Tuế (1995), Một số kết
quả nghiên cứu về cấu trúc thảm thực vật tái sinh trên đất sau NR tại
Chiềng Sinh, Sơn Lam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và
tài nguyên sinh vật, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 117-121.
27. Lê Đồng Tấn, Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1997), Diễn thế
TTV trên đất rừng NR ở các vùng đồi núi Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị môi
trường các tỉnh phía bắc tại Sơn La, tr. 106-109.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
87
28. Lê Đồng Tấn (1999), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên
một số quần xã thực vật sau NR tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh
nuôi. Luận án tiến sĩ sinh học, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà
Nội.
29. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hoàng Chung, Ma Thị Ngọc Mai (2005),
Một số kết quả nghiên cứu về TSTN dưới tán rừng thứ sinh tại VQG Tam
Đảo, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, tr/ 1063-
1066.
30. Nguyễn Văn Thêm (1995), Nghiên cứu quá trình TSTN của
Dầu Son Nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) trong rừng kín ẩm thường
xanh và nửa rụng lá nhiệt đới mưa mùa ở Đồng Nai nhằm đề xuất biện
pháp khai thác tái sinh và nuôi dưỡng rừng, Kết quả nghiên cứu khoa
học của NCS (1993 – 1994), Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, NXB
nông nghiệp, tr. 55 – 68.
31. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng
sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
32. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn. Đa dạng thực vật
VQG Pù Mát, NXB Nông nghiệp, Hà Hội, 2004.
33. Nguyễn Văn Thông (1993), Bước đầu đánh giá các biện pháp
cải tạo và khoanh nuôi rừng tại Cầu Hai (Vĩnh Phú), Thôn tin khoa học
và kỹ thuật lâm nghiệp, tr. 19-21.
34. Trần Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên (2005), Một số dẫn liệu
về TTV VQG Ba Vì, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự
sống, tr. 1085 – 1087.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
88
35. Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn (1994), Xây dựng
và xác định các đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng, Tạp chí lâm
nghiệp, (7), tr. 14-15.
36. Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn (1994), Về quá
trình phục hồi tự nhiên TV rừng trong các trạng thái thực bì khác nhau,
Tạp chí lâm nghiệp, (11), tr. 16-17.
37. Nguyễn Ngọc Thường (2003), Nghiên cứu đặc điểm quá trình
TSTN và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau
nương rẫy ở 2 tỉnh Thái Nguyên - Bắc Cạn. Luận án tiến sĩ sinh học,
Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
38. Nông Văn Trân (2004), Thái Nguyên đẩy mạng công tác bảo
vệ rừng, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn (5/2004), tr. 675-
676.
39. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB
khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
40. Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở
Việt Nam, NXB khoa học và kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh.
41. Nguyễn Hải Tuất (1990), Quá trình Poisson và ứng dụng
trong nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng, Thông tin khoa học kỹ thuật
lâm nghiệp, Đại học lâm nghiệp, (1), tr. 1-7.
42. Hà Văn Tuế, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1995), Khả năng tái
sinh và quá trình sinh trưởng phát triển TTV trên đất sau NR tạo Kon Hà
Nừng, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh
vật, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 156-162.
43. Đặng Kim Vui (2002), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng
phục hồi sau NR, Cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
89
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí nông nghiệp và phát triển
nông thôn, số 12/2002, tr. 1110-1112.
TIẾNG ANH
44. Adam,S.. Strain B.R., Adam M.S. (1970), “Water-repellent
soil, rice and annual plant cover in a desert scrub community of
Southeastern”, Ecolygo, Vol. 51(4), California, pp. 697-699.
45. Bazzaz, F.A. (1968), “Succession an abandoned fields in the
Shawee Hills, Southern Illinois”, Ecolygo, Vol.49 (5), pp. 925-936.
46. Bratawwinata, A. (1994), “Study oj the succession the
secondary forest after shifting cultivation”, Proceeding oj the
Internationnal Management, pp. 20-213.
47. Fujiwara, K (1991), “Rehabilitation oj tropical forests from
countrysial to urban areas”, Restoration oj tropical jorest ecosystems,
Proceeding oj symposium held on October 7-10, pp. 119-131.
48. Godt, M.C and Hadley M. (1991), “ Ecosystem rehabilitation
and forest regenration an the humic tropics: Case studies and
management insights”, Restoration oj tropical jorest ecosystems,
Proceeding oj symposium held on October 7-10, pp 25-36.
49. Habeck, J.R. (1986), “Forest succession in the Glacier Park
Cedar Hemmlock forest”, Ecolygo, Vol. 49 (5), pp. 872-879.
50. Hibbs, D.E. (1983), “Forty years of forest succession in
control New England”, Ecolygo, Vol. 46 (6), pp. 1314-1404.
51. Lamparecht H. (1989), Slviculture in Troppics, Eschborn.
52. Leak, W.B (1970) “Successional change in Northern
Hardwoods predicted.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tnu.edu.vn
90
53. Miyawaki A. (1991), “Restoration of native forests from
Japan to Malaysia”, Restoration oj tropical jorest ecosystems,
Proceeding oj symposiums held on October 7 – 10, pp. 5-25.
54. Raynal D.J., Bazzaz F.A (1975), “Interference oj winter
annuals with Ambrosia artemissiifolia in early successionl fields”,
Ecologo, Vol. 56 (1), pp. 35-49.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
DANH LỤC THỰC VẬT TRONG CÁC TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT
( Dạng sống dựa trên sự phân chia dạng sống của Raunkiaer)
STT Tên khoa học Tên địa phƣơng
Dạng
sống
Các trạng thái thảm thực vật
TTV
thấp
sau NR
TTV cao
sau NR
TTV thấp
sau KTK
Rừng
non
I. LYCOPODIOPHYTA NGÀNH THÔNG
ĐẤT
1. LYCOPODIODIACEAE HỌ THÔNG ĐẤT
1 Huperzia carinata (Poir.)
Trevis
thạch tùng sóng Ep +
2 Lycopodiella cernua (L)
Franco.Et Vasc.
Thông đất He + +
II. POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƢƠNG
XỈ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
2. ADIANTA CEAE HỌ TÓC VỆ NỮ
3 Adiantum capillus – venerisL. Tóc vệ nữ He + +
3. ASPLENNIACEAE HỌ TỔ ĐIỂU
4 Vitaria fleuosa Fe’e Ráng tô tần
Ep + +
4. GLEICHENIECEAE HỌ RUỘT
5 Dicranoppteris dichotoma (Thumb)
Benth.
tế Cr +
6 D.linearis (Burm.f.) Underw Guột Cr +
5. SCHIZEACEAE HỌ BÕNG BONG
7 Lygodium flexosum (L) Sw. Bòng bong leo
dụi
Cr + + +
8 L. japonicum (Thumb) Sw. Bòng bong Nhật
Bản
Cr + + +
III. PINOPHYTA NGÀNH THÔNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
6. GNETACEAE HỌ DÂY GẮM
9 Gnetum montanum
Markgraf
Dây gắm Lp + +
IV. MAGNOLIOPHYTA NGÀNH MỘC
LAN
1. MAGNOLIOPSIDA LỚP HAI LÁ
MẦM
7. ALTINGIACEAE HỌ TÔ HẠP
10 Liquidambar formosana Hance Sau sau MM + +
8.AMARANTACEAE HỌ DỀN Th
11 Amaranthus spinsus L. Dền gai +
9.ANACARDIACEAE HỌ XOÀI Mi
12 Rhus chinensis L. Muối Mi + +
13 Toxicodendron succedanea (L)
Mold.
Sơn rừng +
10. ANNONNACEAE HỌ NA
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
14 Alphonsea tonkinensis DC. Na rừng Mi + +
15 Xylopia perrei Hance Giền trắng Mi
11. APOCCYNACEAE HỌ TRÖC ĐÀO
16 Rauvolfia verticillata (Lour). Baill Ba gạc vòng Mi
17 Strophanthus divaricatus (Lour)
Hook.et Arn
Sừng dê Mi + +
18 Wrightia pubescens R.Br Thừng mức trâu MM +
12. AQUIFOLIACEAE HỌ TRÂM BÙI Th
19 Iiex viridis Champ. Ex Benth Nhựa ruồi + + +
13.ARISTOLOCHIACEAE HỌ NAM MỘC
HƢƠNG
Mi
20 Aristolochia balansae Franch. Nam mộc hương Mi
14. ASCLEPIADACEAE HỌ THIÊN LÝ
21 Streptocaulon juventas (lour.) Merr Hà thủ ô nam + +
15. ASTERACEAE HỌ CÖC Mi +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
22 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn Th
23 Bidens pilosa L Đơn buốt Ch + +
24 Bidens pilosa L Đơn buốt Th
25 Blummea lanceolaria (Roxb.) Druce Xương sông Ch
26 Eclipta prostrata (L) L. Cỏ nhọ nồi Th + + +
27 Eupatorium odoratum L. Cỏ lào Ch + + +
16. BIGNONIACEAE HỌ NÖI CÁC
28 Oroxylum indicum L. Núi nác MM +
17. BURSERACEAE HỌ TRÁM + +
29 Canarium album (Lour).
Raeusch.
Trám trắng MM +
30 C. parvum Leenh. Trám chim MM + +
31 C.tramdenum Dai & Yakov Trám đen MM +
18. CAPRIFOLIACEAE HỌ CƠM CHÁY
32 Viburnum lutescens Blume Vót vàng nhạt Mi +
19. CLUSIACEAE HỌ BỨA +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
33 C.pruniflom formosum (Jack)
Benth. & Hook.f.ex Dyer
Lành ngạnh đẹp Mi
34 C.prunniflorum (Kurz). Kurz. Lành ngạnh lá nhỏ Mi + + +
35 Garcinia oblonggifolia Champ. Ex
Benth
Bứa Mi
20. COMBRETACEAE HỌ BÀNG
36 Quiqualis indica L Dây giun Lp + +
21. CONARACEAE HỌ TRƢỜNG
ĐIỀU
37 Roruea minor (Gaertn). Alston Lp + +
22. CONVOLVULACEAE. HỌ KHOAI
LANG
38 Calonyction aculeatum (L) House Bìm bìm hoa trắng Lp
39 Merremia hederacea (Burm.f)Hall.f Bìm bìm ho vàng Lp + + +
23. DAPHNIPHYLLACEAE HỌ VAI
40 Daphniphyllum calycinum Benth Vai trắng Na + +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
24. DILLENIACEAE HỌ SỔ +
41 Tetracera scandens (L) Merr Chạc chìu Lp + + +
25. EBENACEAE HỌ THỊ Mi
42 Diospyros sp. Thị Mi + +
26. EUPHORBIACEAE HỌ THẦU DẦU
43 Antidesma ghaesembilla Gaerdn. Chòi mòi Mi
44 Aporosa dioica (Roxb) Muell – Arg. Thầu tấu Mi
45 Baccaurea ramiflora Lour. Dâu da đất MM + +
46 Bischofia javanica Blume Nhội MM + +
47 Breynia fruticosa (L) Hook.f Bồ cu vẽ Mi +
48 Bridelia monoica (Lour.) Merr. Bi điền lá xoan Mi +
49 Glochidion obliquum Decne Bòn bọt Mi +
50 G. velutinum Wight Bọt ếch lông Na + +
51 Macaranga denticulata (Blume)
Muell – Arg.
Ba soi Mi +
52 Mallotus paniculatus (Lamk). Muell. Ba bét Mi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
53 M philippinensis (Lamk). Muell -
Arg.
Cánh kiến Mi
54 Phyllanthus emblica L. Me quả tròn Mi + +
55 Sapium discolor (Benth).Muell - Arg Sòi tía Mi + +
27. FABACEAE HỌ ĐẬU
56 Crotalaria acicularis Buch–Benth.. Lục lạc kim Th + +
57 Desmodium gangeticum (L) DC Thóc lép Mi
58 Derris elliptica (Roxb) Benth. Var.
Tonkinensis Gagnep.
Dây mật Lp +
59 Ormosia pinnata (lour) Merr. Ràng ràng xanh MM +
28.FAGACEAE HỌ DẺ
60 Castanopsis indica (Roxb) ADC Dẻ gai
29. FLACOURTIACEAE HỌ MÙNG QUÂN
61 Flacuoria indica (Burmf) Merr Mùng quân rừng
30. HENRNANDIACEAE. HỌ LƢỠI CHÓ Mi
62 IIIigera dunniana Levl. Dây chẽ ba Lp +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
31. LAURACEAE HỌ LONG NÃO Na + +
63 Actiondaphne pilosa (Lour). Merr. Bộp lông Mi +
64 Cinnamomum bejolghota (buch –
Ham. Ex Nees) Sweet
Re gừng Mi
65 C.iners Reinw.ex Blume Hậu phát Mi
66 C.tonkinensis (Lecomte). A. Chev Re xanh Mi + +
67 Listea cubeba (Lour). Pers Màng tang MM
68 L. glutinosa (Lour). C.B. Rob. Bời lời nhớt Mi +
69 L. verticillata Hance Bời lời vòng Mi + + +
70 Machilus leptophylla Hand - Mazz Kháo nhớt Mi +
71 M. parviflora Meisn. Kháo hoa nhỏ Mi +
72 Phoebe lanceolata (Wall.ex Nees) Sự thon MM +
32. LEEACEAE HỌ GỐI HẠC
73 Leea guineensis G.Don Gối hạc trắng Na + +
74 L. rubra Blume ex Spreng. Gối hạc tía Na +
75 Ablmoschus moschatus Medk Bụp vang TH + + +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
76 A.moschatus ssp. Tuberosus (Span)
Borss
Sâm bố chính Th +
77 Urena lobataL. Ké hoa đào Na + +
78 Melastoma normaleD.Don Múa thường Na + + + +
79 M.saguineum Sims. Mua bà Mi + + +
80 Memecylon scutellatum(Lour)Naud Sâm núi Na
81 Osbeckia chinensisL. Múa tép Na
33. MIMOSACEAE HỌ CHINH NỮ
82 Acasia penata (L) Willd Dây sống rắn Lp +
83 Archidendron balansae (Oliv.)
INiels.
Cứt ngựa Mi +
34.MORACEAE HỌ DÂU TẰM
84 Ficus heterophyllaL.f Vú bò lá xẻ Ch + +
85 F.hirta Vahl Vú bò lá nguyên Ch + +
86 F.hispida L.f Ngái Mi + +
87 F.tinctonia Forst.f Sung Mi +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
35.MYRSINACEAE HỌ ĐƠN NEM Na + +
88 Ardisia aciphyllaPit Cơm nguội lá nhọn Na +
89 A.crenata Sims Trọng đũa Na +
90 A.elegns Andr Cơm nguội thanh Na + + +
91 Embelia parviflora Wall. exA.DC. Chu ngút hoa thưa Ch + +
92 E.ribes Burn.f. Chua ngút Ch +
93 Maesa membranacea A.DC.. Đồng Mi +
94 M.perlarius (Lour.)Merr Đơn nem Mi +
36.MYRTACEAE HỌ SIM
95 Rhodomyrtus tomentoasa(Ait).
Hassk.
Sim Na + +
96 Syzygium formosum(Wall).Masam. Trâm lá chụm ba Mi + +
37.OLEACEAE HỌ NHÀI
97 Jasminum subtriplinerve Blume Chè vàng Mi + +
98 Linociera ramìlira (Roxb). Wall. Ex
G.Don
Lọ nghẹ Mi + + +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
99 Olea diocica Roxb. Lọ nghẹ Mi + +
38.PIPERACEAE
HỌ HỒ TIÊU Na
100 Piper chaudocanum C.DC. Trầu rừng Ch + +
39.POLYGONACEAE HỌ RAU RĂM
101 Polygonum chinensisL. Thồm lồm He + + +
40.RANUNCULACEAE HỌ MAO
LƢƠNG
102 Clematis granulât (Fin.&Gagnep).
Oliv.
Vàng trắng Na + +
41.PHAMNACEAE HỌ TÁO
103 Berchemia lineata(L)Mill. Rút rế Lp + +
104 Gouania javanica Miq Dây đòn kẻ cắp Lp + + +
105 Ziziphus onenoplia(L.)Mill Táo rừng Na + +
42.ROSACEAE HỌ HOA HỒNG
106 Duchesnea indica(Andr.)Focke Dâu đất He + + +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
107 Rubus alceaefolius Poir Mâm xôi lá xẻ Lp + +
108 R.cochinchinensis Tratt
Ngấy hương LP +
43.RUBIACEAE HỌ CÀ PHÊ Ch + +
109 Canthium dicoccum var.rostratum
Thwites ex Pitard
Xương cá Mi +
110 Hedyotis pressa Pierre ex Pit Cỏ bài ngài He + + +
111 Hymenodictyon oriense(Roxb)Mabb Vỏ dụt Mi
112 Musaenda baviensis in Herbierr Bướm bạc ba vì Mi +
113 M.pubescens Ait.f. Bướm bạc Na +
114 Psychotris Pitard. Lấu bà Na + + +
115 P.silvestris Pitard. Lấu Na + + +
116 Randi spinnosa(Thurnb.)Poir Găng gai Mi + +
117 Wendlandia paniculât(L)Miq Bưởi bung Mi +
44.RUTACÊA HỌ CAM
118 Acronychia pedunculata(L)Miq Bưởi bung Mi + +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
119 A.monophylla(DC)Corr
Quýt rừng Mi +
120 Clâuren anisata
(Willd.)Hook.f.&Benth
Hồng bí rừng Mi + +
121 C. excavata Burm.f. Nhâm hôi Mi +
122 Euodia lepta(Spreng)Merr Ba chạc Mi +
123 Glycosmis pentaphylla(Retz) Correa Cơm rượu Mi +
124 Micromelum hirsutum Oliv Mắt trâu MM +
125 M.minutum(Forst.f.) Wiht&Arn. Kim sương Mi +
45.SAPINDACEAE HỌ BỒ HÕN
126 Allophylis viridis Radlk Mắc cá xanh Mi +
127 Sapindus saponariaL. Bồ hòn MM +
46. SCHISANDRACEAE HỌ NGŨ VỊ
128 Kadsurs coccinea(Lem.)A.C.Smith Nắm cơm Lp + +
47.SCROPHULARIACEAE HỌ HOA MÕM
CHÓ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
129 Adenosma caerulea R.Br. Nhân trần He
130 Scoparia dulcisL.
Cam thảo đất Th +
48.STERCULIACEAE HỌ TRÔM
131 Commersonia bartramia(L).Merr Hu đen Mi +
132 Helicteres angustifoliaL. Tháu kén hoa đực Na + + + +
133 H.hirsuta Lour. Tháu kén lông Mi +
134 Sterculia lanceolata Cav Sảng Mi +
49.SYMPLOCACEAE HỌ DUN
135 Symplocos lancifolia Sieb.et Zucc Dung lá thon MM +
50.THEACEAE HỌ CHÈ
136 Camellia amplexicaulis(Pitard)
Cohen – Stuart
Hải đường Mi +
137 C.sinensis(L.) Kurtze Trà Na +
138 Eurya ciliata Merr. Linh lông Mi + +
51.TILIACEAE HỌ ĐAY
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
139 Microcos paniculataL. Cò ke Mi +
140 Triumfetta rhom boidea Jacq. Ké lá hình thoi Na + +
52.ULMACEAE
HỌ NGÁT
141 Gironniera subaequalisPlanch Ngát MM + +
142 Trema orientalis(L.)Blume Hu đay MM +
53. .VERBENACEAE
HỌ CỎ ROI
NGỰA
143 Callicarpa candicans (Burm.f.)
Hochr
Nàng nàng Na + + +
144 Clerodendrum cyrtophyllum Turez Đắng cảy Na +
145 C. japonycum (Thunb.)Sweet Xích đồng nam Na + +
146 C. tonkinense Dop Ngọc nữ Ch +
147 Vitex quinata (Lour.) Williams Đẹn ba lá MM +
54. VITACEAE HỌ NHO
148 Cayratia japonica (Thunb.) Gagnep. Dây vác Lp + +
149 Cissus repens Lamk Dây chìa vôi Lp + +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
150 Tetrastima erubescens Planch Tứ thư hồng Lp +
2. LILIOPSIDA LỚP MỘT LÁ
MẦM
55. COMMELINACEAE HỌ THÀI LÀI
151 Commelina communis L. Trai thường Th + + +
56. COSTACEAE HỌ MÍA DÕ
152 Costus speciosus (Koening) Smith. Mía dò Cr + +
57. CYPERACEAE HỌ CÓI
153 Cyperus pilosus Vahl. Cói lông He + +
58.POACEAE HỌ CỎ
154 Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin Cỏ may He +
155 Eleusine indica (L) Gaert. Cỏ mần trầu Th + + +
156 Eriachne chinensis (Retz)Hance Cỏ chỉ He + + + +
157 Imperata cylindrica (L) Beauv. Cỏ tranh Cr + +
158 Microstegium ciliatum (Trin)
A. Camus
Cỏ rác lông Ch + + +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
159 Miscanthus floridulus (labill)
Warb
Cỏ chè vè He + + +
160 Oplismenus compositus (L) Beuuv Cỏ lá re HP
161 Sacharum spontaneum L. Cỏ lách He + +
59. SMILACACEAE HỌ KIM CANG
162 Smilax corbukaria Kunhth Kim cang Cr + +
60. ZINGIBERACEAE HỌ GỪNG
163 Curcuma longa L. Nghệ rừng Cr +
Ghi chú: Sự phân chia dạng sống của Raunkiaer.
Ph: cây có chồi trên đất Trong đó nhóm cây có chồi trên đất (Ph) Lp: Cây có chồi trên đất leo cuốn
Ch: Cây chồi sát đất được chia thành các dạng nhỏ theo chiều cao) Ep: Cây có chồi trên đất sống
nhờ và bám sống
He: Cây chồi nửa ẩn MM: cây gỗ có chiều cao >8m
Cr: Cây chồi ẩn Mi: Cây nhỏ có chồi trên đất 2 – 8m Suc: Cây có trồi chên mọng nước
Th: Cây sống 1 năm Na: cây có chồi trên đất lùn < 2m + Loài có mặt trong OTC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc311.pdf