MỞ ĐẦU
Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh là trục xuyên Việt thứ 2, sau quốc lộ 1A, được xây dựng trên cơ sở đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh. Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải trình Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7: “Tuyến đường này sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình phân bổ lại cho lao động và bố trí lại cơ cấu kinh tế, khai thác và phát triển có hiệu quả trên một vùng đất rộng lớn ở phía Tây đất nước, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên”. Lợi ích về phát triển kinh tế của tuyến đường Hồ Chí Minh là rõ ràng, tuyến đường sẽ là trục dọc Bắc - Nam chính yếu trong tương lai, góp phần thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và là hành lang quan trọng ở phía Tây để góp phần đảm bảo sự ổn định chính trị, an ninh và quốc phòng.
Việc đánh giá môi trường trong giai đoạn hoạt động các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là rất cần thiết, nhằm đánh giá môi trường sau giai đoạn thẩm định các báo cáo ĐTM và từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLMT. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện nay công việc này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ.
Đoạn tuyến đi qua Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc dự án đường Hồ Chí Minh qua khu vực có tính nhạy cảm đa dạng sinh học cao, là khu vực được quy định để bảo tồn.
Cúc Phương là biểu tượng của Việt Nam về bảo tồn thiên nhiên, là niềm tự hào của dân tộc ta đối với thế giới, bởi lẽ nó ra đời từ năm 1962 và đã trải qua những chặng đường lịch sử vô cùng khó khăn gian khổ nhưng đến nay vẫn được bảo vệ, gìn giữ nguyên vẹn và trở thành mô hình mẫu trong hệ thống các Vườn Quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Vườn đã được Nhà nước trao tặng nhiều Huân chương Lao động, Huân chương độc lập và được Chủ tịch nước phong tặng đơn vị Anh hùng lao động.
Cúc Phương là trọng điểm của thế giới về đa dạng sinh học bởi vì Cúc Phương có hệ sinh thái rất đa dạng. ¾ là núi đá vôi, ¼ là núi đất và thung lũng, có rừng nguyên sinh rộng lớn, rừng thứ sinh, có trảng cỏ xen kẽ và có dòng sông Bưởi chạy qua là nguồn nước duy nhất cung cấp cho động vật, thực vật của Vườn.
Vườn có hành lang nối liền với khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và tiếp nối với Bắc Trường Sơn tạo thành vành đai giao lưu thuận lợi cho động thực vật trên toàn vùng. Liên vùng Cúc Phương - Pù Lương là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi duy nhất còn sót lại của miền Bắc nước ta, có tính đa dạng sinh học rất cao. Nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm, loài đặc hữu được xếp loại và loài nguy cấp và rất nguy cấp của Việt Nam và thế giới.
Do vậy, đề tài luận văn chọn đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương trong giai đoạn khai thác để đánh giá môi trường và đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, nhằm bảo vệ đa dạng sinh học VQG Cúc Phương trong khu vực đoạn tuyến đi qua, đảm bảo sự phát triển bền vững giữa phát triển giao thông và môi trường.
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá môi trường tuyến đường Hồ Chí Minh qua vườn quốc gia Cúc Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên tĩnh là 60dBA (ban ngày) và 55dBA (ban tối): Mức rung đo tại thời điểm năm 2004 và 2010 vẫn nằm trong GHCP.
- Căn cứ theo tiêu chuẩn ISO 2631-1, ISO 2631-2 đánh giá gia tốc rung ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật:
+ < 0,315 m/s2: Không ảnh hưởng
+ (0,315 ¸ 0,63) m/s2: Ảnh hưởng không đáng kể
+ (0,5 ¸ 1,0) m/s2: Có ảnh hưởng
+ (0,80 ¸ 1,6) m/s2: Ảnh hưởng
+ (1,25 ¸ 2,5) m/s2: Ảnh hưởng nghiêm trọng
Như vậy, căn cứ theo tiêu chuẩn trên thì độ rung tại các điểm quan trắc không ảnh hưởng gì tới đời sống con người và động vật quanh khu vực.
Ghi chú: D: Buổi ngày (6h-18h); N: Buổi tối (18h-22h)
Các vị trí A1, A2, A3: được trình bày tại bản đồ 3.1.
Hình 3.4. Biểu đồ diễn biến về quá trình thay đổi rung động
3.1.2. Tác động tới chất lượng nước sông Bưởi.
Tác động tiềm tàng trong giai đoạn khai thác đối với môi trường nước thường là các loại tác động mang tính thời đoạn dài như là sự tích tụ kim loại nặng hoặc bitum dẫn tới gây ô nhiễm nguồn nước và đất trồng dọc tuyến. Tuy nhiên, công tác hoàn nguyên môi trường của đoạn tuyến qua VQG là rất tốt, các thảm cỏ, cây bụi và cây trồng dọc tuyến là những điều kiện tốt để hấp thụ những chất gây bẩn trên.
Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước sông Bưởi tại khu vực dự án đường Hồ Chí Minh đi qua tại thời điểm tháng 8 năm 2004 và tháng 5 năm 2010 được thể hiện trong các bảng sau đây.
Bảng 3.9. Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu chất lượng nước năm 2004
TT
Thông số
A1
A2
A3
QCVN 08-2008 (loại A2)
1
pH
7,6
7,5
7,8
6 – 8,5
2
DO (mg/l)
8,45
8,42
8,27
≥ 5,0
3
SS (mg/l)
12,6
15,1
13,2
50
4
COD (mg/l)
8,87
9,3
9,15
15
5
BOD5 (mg/l)
5,23
5,27
4,48
6
Ghi chú: Các vị trí A1, A2, A3: được trình bày tại bản đồ 3.1.
Nguồn: Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT (CEPT) [7]
Bảng 3.10. Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu chất lượng nước năm 2010
TT
Thông số
A1
A2
A3
QCVN 08-2008 (loại A2)
Mẫu buổi sáng
Mẫu buổi chiều
Mẫu buổi sáng
Mẫu buổi chiều
Mẫu buổi sáng
Mẫu buổi chiều
1
Nhiệt độ (oC)
29,5
28,7
30,4
31,2
29,7
29,5
-
2
pH
8,1
7,9
7,8
7,5
7,8
8,0
6 – 8,5
3
DO (mg/l)
6,53
7,21
6,84
7,08
6,52
6,75
≥ 5,0
4
SS (mg/l)
16,8
19,2
16,3
17,5
15,8
18,6
50
5
COD (mg/l)
11,2
10,4
10,8
10,5
10,5
11,3
15
6
BOD5 (mg/l)
5,3
5,1
5,6
5,2
4,8
5,8
6
7
Dầu mỡ (mg/l)
Không phát hiện, MLOD = 0,04
Không phát hiện, MLOD = 0,04
Không phát hiện, MLOD = 0,04
Không phát hiện, MLOD = 0,04
Không phát hiện, MLOD = 0,04
Không phát hiện, MLOD = 0,04
0,02
8
Coliform (MPN/100ml)
1,2.103
1,4.103
0,9.103
0,9.103
0,8.103
1,2.103
5000
Ghi chú: Các vị trí A1, A2, A3: được trình bày tại bản đồ 3.1.
Nguồn: Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT (CEPT) [ 6]
Thời điểm quan trắc năm 2004 chưa có QCVN08:2008, tuy nhiên chúng tôi vẫn dùng QCVN08:2008 để làm quy chuẩn đánh giá chung cho 2 đợt quan trắc.
Các giá trị của các mẫu phân tích đều thấp hơn hoặc xấp xỉ giới hạn cho phép theo QCVN 08-2008 (loại A2).
Kết quả phân tích giữa hai đợt quan trắc không có sự chênh lệch lớn. Giá trị DO đợt đo năm 2010 trung bình ở mức 6,82mg/l; năm 2004 là 8,38mg/l. Giá trị COD đợt đo năm 2010 trung bình ở mức 10,8mg/l; năm 2004 là 9,1mg/l. Giá trị BOD5 đợt đo năm 2010 trung bình ở mức 5,3mg/l; năm 2004 là 4,9mg/l. Chất lượng nước sông còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện thời tiết, lưu lượng dòng chảy, thời điểm và vị trí lấy mẫu,…do vậy sự chênh lệch giữa hàm lượng các thông số được phân tích ở trên qua 2 đợt quan trắc là không đáng kể.
Qua kết quả phân tích chúng tôi nhận thấy môi trường nước sông Bưởi khi có đường Hồ Chí Minh đi qua vẫn đáp ứng được nhu cầu cho việc bảo tồn động vật thủy sinh và các loài động vật có thể sử dụng nguồn nước này làm nước uống.
Hình 3.5. Biểu đồ diễn biến về quá trình thay đổi chất lượng nước (thông số DO và SS)
Hình 3.6. Biểu đồ diễn biến về quá trình thay đổi chất lượng nước (thông số COD và BOD)
* Đánh giá sự sạt lở của tuyến đường đoạn qua VQG
Tiểu dự án đoạn tuyến qua vùng phía tây VQG Cúc Phương từ Km92+424 đến Km99+907 với tổng chiều dài 7,5km; trong đó chiều dài đoạn tuyến nằm trong khu vực thuộc quy hoạch VQG là 6,5km, có hướng tuyến bám theo tỉnh lộ 437 và chạy dọc thung lũng sông Bưởi thuộc địa phận 2 tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa. Địa hình khu vực này thấp, mùa lũ bị ngập trầm trọng do nước dềnh sông Bưởi với chiều sâu ngập bình quân từ 6 - 6,5m so với cao độ tự nhiên. Hình dạng lòng sông Bưởi không có những bụng chứa lớn, thỉnh thoảng mở rộng ra tạo thành thềm sông, nhằm điều hòa thoát lũ. Tuy nhiên, do tính nhạy cảm cao với xói mòn của lớp vỏ phong hóa dọc thung lũng sông và vẫn còn một số đoạn đắp cao, nên vẫn còn nguy cơ xói mòn gây tác động tới môi trường nước và hệ sinh thái ngập nước ở mức từ nhỏ đến trung bình.
Qua phỏng vấn các hộ dân từ khi hoàn thành tuyến đường và đưa vào sử dụng (năm 2007) đến nay chỉ có 1 lần nước sông Bưởi ngập vào nhà các hộ dân xóm Biện (nằm dưới chân cầu cạn).
Giải pháp tường chắn chống sụt ta luy âm (Đoạn sát sông Bưởi)
Kết cấu khung rọ đá để xử lý sụt trượt các đoạn đắp cao (đoạn qua VQG Cúc Phương- Dự án đường Hồ Chí Minh)
Hình 3.7. Các giải pháp giảm thiểu tác động do sạt lở được xây dựng
Quá trình khảo sát cho thấy hiện các giải pháp chống sụt trượt taluy âm như tường chắn, các đoạn xây bằng kết cấu khung rọ đá vẫn đang phát huy tác dụng tốt. Từ khi tuyến đường đi vào hoạt động đến nay vẫn chưa có hiện tượng sụt trượt hay sạt lở taluy âm và dương. Như vậy, giải pháp thiết kế cầu cạn đã hạn chế xói mòn và bồi tích trên quy mô lớn tại các mái taluy hoặc tại các cửa thoát nước của các cống ngang trong vùng có lũ cao và mạnh của sông Bưởi.
3.1.3. Tác động đến hệ sinh thái
Có thể nói rằng, khi tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG được đưa vào hoạt động đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương sống xung quanh khu vực vùng lõi của Vườn, góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng cũng như hoạt động của tuyến đường có tác động đến đa dạng sinh học của VQG hay không còn là một vấn đề chưa được các nhà quản lý quan tâm một cách đúng mức.
Người dân trong cộng đồng địa phương sống trong vùng lõi của VQG, đặc biệt là khu vực ven đường Hồ Chí Minh là những người sống phụ thuộc vào tài nguyên VQG. Câu hỏi điều tra dân địa phương nhằm xác định các dạng tài nguyên mà dân địa phương khai thác từ rừng. 80% đối tượng được hỏi khẳng định là có thấy dân địa phương khai thác các sản phẩm từ rừng như: củi, gỗ vụn, các sản phẩm khác như cây phong lan, cây thuốc, mật ong,..
Bảng 3.11. Tổng hợp tình hình vi phạm tài nguyên rừng ở VQG Cúc Phương
Dạng vi phạm
Năm
2000
2001
2008
2009
- Khai thác lâm sản
117
123
40
18
- Săn bắt động vật
11
22
0
0
- Phát nương, phá rừng
8
2
0
0
- Chăn thả gia súc
4
1
2
2
Tổng số:
140
148
42
20
Nguồn: Hạt Kiểm lâm VQG Cúc Phương [3]
Như vậy, trong hai năm 2008 và 2009 (khi tuyến đường Hồ Chí Minh được đưa vào khai thác) thì tổng số vụ vi phạm tài nguyên rừng ở VQG Cúc Phương đã giảm đi rõ rệt so với năm 2000 và 2001. Tuy không thể đánh giá được một cách chính xác các vụ vi phạm tài nguyên rừng có liên quan đến tuyến đường nhưng một cách khách quan, có thể nhận thấy không có tác động của việc gia tăng số vụ vi phạm với việc xuất hiện tuyến đường đến các vụ vi phạm tài nguyên rừng.
* Dự báo các tác động tiêu cực khi tuyến đường đi vào hoạt động đối với động thực vật của VQG Cúc Phương của Ban Quản lý VQG năm 2001 [8]
♦ Đối với hệ động vật:
Theo thống kê của Ban Quản lý VQG Cúc Phương đã xác định được % số loài sẽ bị tác động tiêu cực khi tuyến đường được đưa vào giai đoạn hoạt động. (Chi tiết tên, đặc tính của các loài được trình bày tại phần phụ lục).
- Loài thú:
VQG Cúc Phương có hệ động vật rất phong phú bao gồm khoảng 88 loài thú. Trong đó chiếm tới 35% tổng số những loài có trong Sách đỏ Việt Nam mà được đánh giá ở các mức độ như: Đe doạ tuyệt chủng nghiêm trọng - Bị đe doạ - Có nguy cơ bị tuyệt chủng - Hiếm.
Khi dự án đường Hồ Chí Minh đi qua VQG sẽ có tác động đến khoảng 28 loài thú, trong đó:
+ 19 loài (68%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức cực kỳ mạnh
+ 8 loài (28,5%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức trung bình
+ 1 loài (3,5%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức thấp.
- Các loài chim:
Các loài chim ở VQG Cúc Phương gồm có 319 loài với tỷ lệ 37% trong tổng số các loài chim có ở Việt Nam. Trong đó có 16 loài được ghi nhận tại Sách đỏ Việt Nam mà được đánh giá ở các mức độ như: Đe doạ tuyệt chủng nghiêm trọng - Bị đe doạ - Có nguy cơ bị tuyệt chủng - Hiếm.
Khi dự án đường Hồ Chí Minh đi qua VQG mức độ tác động tiêu cực tới 16 loài chim tiêu biểu được liệt kê như sau:
+ 2 loài (12,5%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức cực kỳ mạnh
+ 8 loài (50%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức trung bình
+ 6 loài (37,5%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức thấp.
- Các loài bò sát và lưỡng cư:
VQG Cúc Phương có khoảng 54 loài bò sát và lưỡng cư sinh sống. Trong đó có 19 loài được ghi nhận tại Sách đỏ Việt Nam mà được đánh giá ở các mức độ như: Đe doạ tuyệt chủng nghiêm trọng - Bị đe doạ - Có nguy cơ bị tuyệt chủng - Hiếm.
Khi dự án đường Hồ Chí Minh đi qua VQG mức độ tác động tiêu cực tới 19 loài bò sát và lưỡng cư tiêu biểu được liệt kê như sau:
+ 16 loài (84%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức cực kỳ mạnh
+ 3 loài (16%): sẽ bị tác động tiêu cực làm nguy hại ở mức trung bình
- Loài cá: Sông Bưởi thuộc VQG Cúc Phương là nguồn cung cấp nước cho các loài động vật của VQG. VQG Cúc Phương có 6 loài cá tiêu biểu được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam, trong đó có loài cá Nheo Cúc Phương là đặc hữu của Việt Nam, duy nhất chỉ có ở VQG Cúc Phương.
Dự án đường Hồ Chí Minh đi dọc theo sông Bưởi khoảng 7,5km sẽ dẫn đến tác động tiêu cực làm nguy hại đối với các loài cá còn trong tự nhiên của VQG, trong đó 6 loài cá tiêu biểu đều bị tác động tiêu cực ở mức cực kỳ mạnh.
- Các loài côn trùng:
Ở VQG Cúc Phương có khoảng 1800 loài thuộc 200 họ của 30 bộ, trong đó có rất nhiều loài mới lạ. Dự án đường Hồ Chí Minh đi qua VQG sẽ có tác động tiêu cực làm nguy hại các loài côn trùng còn trong tự nhiên của VQG.
♦ Đối với hệ thực vật:
Ban Quản lý VQG Cúc Phương đã thống kê có khoảng 36 loài cây nằm ở khu vực gần đường Hồ Chí Minh có thể bị tác động khi tuyến đường đi vào hoạt động. (Chi tiết các loài được trình bày trong phần phụ lục). Trong đó:
+ 28 loài được dự báo bị tác động tiêu cực ở mức mạnh
+ 7 loài được dự báo bị tác động tiêu cực ở mức trung bình
+ 1 loài được dự báo bị tác động tiêu cực ở mức yếu.
* Nhận xét các đánh giá tác động tiêu cực dự báo của Ban Quản lý VQG Cúc Phương:
Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG Cúc Phương được đưa vào hoạt động từ năm 2007. Theo thống kê của Cục Kiểm Lâm (số liệu do các VQG báo cáo) thì mức độ tác động tiêu cực không lớn như VQG dự báo. Cụ thể, theo bảng 3.11 có thể thấy:
- Năm 2008 số vụ vi phạm là 40 vụ (chỉ ở mức phạt hành chính) với số lượng tang vật thu giữ được: 0,17m3 gỗ tròn (loại thường) và 0,03m3 gỗ xẻ (loại quý hiếm). Không có loài động vật quý hiếm nào được tịch thu.
- Năm 2009 số vụ vi phạm giảm xuống còn 18 vụ (trong đó có 1 vụ xử lý hình sự với 01 bị can). Số lượng tang vật thu giữ được: 0,59m3 gỗ tròn (loại thường) và 0,44m3 gỗ xẻ (loại thường). Không có loài động vật quý hiếm nào được tịch thu.
Đối tượng vi phạm được thống kê chủ yếu là các hộ gia đình sinh sống tại khu vực vùng lõi của VQG, năm 2008 là 40/40 vụ; năm 2009 là 17/18 vụ. Các vi phạm chủ yếu là vào rừng săn bắn chim, cài bẫy 1 số thú nhỏ (sóc, gà rừng, dúi,…), chặt cây phong lan, hái các cây làm thuốc, khai thác măng tre nứa, hái nấm, chăn thả gia súc,….
Các vi phạm do hộ gia đình có từ trước khi tuyến đường Hồ Chí Minh được xây dựng. Truyền thống vào rừng đặt bẫy, sắn bắt, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc…của dân tộc Mường thuộc khu vực VQG có từ xa xưa, hiện nay do công tác quản lý, tuyên truyền đến từng hộ dân tốt, bên cạnh đó kinh tế của các hộ dân đã phát triển hơn, ý thức được nâng cao nên số vụ vi phạm ngày càng ít đi.
Cũng theo thông tin từ Cục Kiểm Lâm, năm 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 khu VQG Cúc Phương không xảy ra hiện tượng đốt nương làm rẫy, cháy rừng, mất đất rừng do các nguyên nhân.
Qua các cuộc trò chuyện, phỏng vấn bán chính thức một số hộ gia đình, trưởng bản và cán bộ kiểm lâm cho thấy: Tuyến đường cầu cạn - đất đắp dọc theo sông Bưởi cao 5 - 6m hiện đã và đang phát huy được các tác dụng như mục đích ban đầu khi thiết kế và xây dựng. Theo quan sát của dân và cán bộ kiểm lâm thì các loài thú trước kia thường qua lại khu vực thung lũng ven sông Bưởi nay vẫn thấy xuất hiện tại các khu vực cầu cạn từ Đông sang Tây như: Cầy, cáo, kỳ đà, khỉ, lợn rừng, gà rừng, chồn, sóc, tuli,…Tuy nhiên các loài vật này chỉ di chuyển qua khu vực chủ yếu vào ban đêm. Theo một số người dân, mùa khô năm 2010 do ít mưa nên ban ngày có xuất hiện một vài con khỉ, chồn ra sông Bưởi uống nước.
Như vậy, những dự báo về tác động tiêu cực của việc hình thành tuyến đường HCM đoạn qua VQG Cúc Phương đối với động vật, thực vật quý hiếm sau hơn 3 năm đi vào hoạt động là chưa xuất hiện. Những tác động tiềm tàng, tích luỹ lâu dài hiện vẫn chưa có các căn cứ để chứng minh.
3.1.4. Tác động đến kinh tế, xã hội.
a). Hiện trạng sử dụng đất trước và sau khi có dự án.
* Diện tích đất đã bị chiếm dụng do dự án:
Dự án trải dài khoảng 8km trên địa phận 2 xã, chủ yếu là xã Thạch Lâm, Thạch Thành, Thanh Hoá với chiều dài tuyến khoảng 7km và đoạn ngắn hơn (1km) thuộc địa phận xã Ân Nghĩa, Lạc Sơn, Hoà Bình. Bề rộng nền đường theo thiết kế là 9m (bề rộng mặt đường là 7m).
Bảng 3.12. Uớc tính tổng diện tích đất chiếm dụng khi xây dựng đường Hồ Chí Minh qua VQG Cúc phương
TT
Hạng mục
Đơn vị
Số lượng
1
Đất rừng
ha
24,0
2
Đất ruộng
ha
31,6
3
Đất ở
ha
3,4
4
Đất vườn
ha
0
Tổng diện tích đất bị chiếm dụng:
ha
59,0
Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương [1]
* Hiện trạng sử dụng đất của các hộ dân trước khi có dự án đường Hồ Chí Minh đi qua:
- Diện tích đất canh tác (tổng cộng là: 96ha)
+ Bản Khanh: 34 ha
+ Bản Biện: 40 ha
+ Bản Thống Nhất: 22 ha
- Đặc điểm: Tất cả các hộ gia đình đều có đất canh tác nông nghiệp và đất vườn quanh nhà. Cây trồng chủ yếu: đậu tương, khoai lang, ngô và mía.
- Diện tích đất canh tác bị mất tổng cộng tại 3 bản là: 31,6 ha.
* Hiện trạng sử dụng đất hiện nay:
- Diện tích đất canh tác (tổng cộng là: 64,4ha)
+ Bản Khanh: 25,8 ha
+ Bản Biện: 25,4 ha
+ Bản Thống Nhất: 13,2 ha
- Đặc điểm: Các hộ dân đều canh tác nông nghiệp, diện tích đất vườn không rộng, được sử dụng để trồng rau và cây ăn quả ở mức độ tự túc cho gia đình. Các hộ gia đình đều thâm canh trên diện tích có sẵn, chỉ lựa chọn cây trồng (theo giá trị của từng sản phẩm) như: phát triển đậu tương, khoai lang, ngô và mía (không trồng lúa nước). Hiện bà con đang chuyển dần từ trồng mía sang cây đậu tương.
- Diện tích đất canh tác bị mất là đáng kể so với tổng diện tích đất canh tác của các bản, đặc biệt là bản Biện bị mất đất canh tác là lớn nhất (14,6 ha). Các tác động đến đời sống của hộ dân khi bị mất đất canh tác sẽ được trình bày ở phần sau.
b). Hiện trạng kinh tế, xã hội trước và sau khi có dự án
Những bản (xóm) hiện nằm trong phạm vi tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG Cúc Phương là bản Khanh (thuộc xã Ân Nghĩa, Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình) và xã Thạch Lâm, Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá có 2 bản (bản Biện và bản Thống Nhất), hiện trạng đời sống các hộ dân trước và sau khi có dự án được thể hiện tóm tắt qua các bảng sau:
Bảng 3.13. Hiện trạng đời sống các hộ dân trước khi có dự án (năm 2001)
Nội dung
Bản Khanh
Bản Biện
Bản Thống Nhất
Số hộ dân/số dân
54/298
25/175
23/122
Dân tộc
100% dân tộc Mường
Nghề nghiệp chủ yếu
Trồng lúa, sắn, chăn nuôi.
Trồng lúa, sắn, ngô, đậu, chăn nuôi lợn, gà.
Trồng lúa, sắn, chăn nuôi lợn, gà.
Hiện trạng đời sống
Nghèo
Nghèo, thiếu lương thực
Nghèo
Điện, nước
- Các hộ dân đều chưa có điện
- Sử dụng nước mưa và nước tại các khe suối, sông Bưởi cho mục đích sinh hoạt.
Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương. [1]
- Hệ sinh thái canh tác lúa nước cộng với canh tác nương rẫy trên đất rừng đồi núi và các khe thung lũng đá vôi là hình thức canh tác phổ biến của các bản trong khu vực dự án.
- Không có rừng giao khoán bảo vệ hoặc rừng trồng thuộc hộ gia đình và chỉ canh tác hoa màu ngoài lúa nước, chủ yếu là mía, ngô, đậu tương, lạc, rau quả. Nhưng giá cả và các phương tiện thu mua không ổn định.
- Các bản đều thuộc diện nghèo, 70% số hộ thiếu lương thực từ 2 đến 3 tháng (ăn độn ngô, sắn và ăn không đủ no). Tỷ lệ tăng dân số là 2,1 đến 2,5%. Có 80% số trẻ đến tuổi đi học được đến trường nhưng cơ sở nhà trường còn nghèo nàn và thiếu thốn.
Bảng 3.14. Hiện trạng đời sống các hộ dân sau khi có dự án (năm 2010)
Nội dung
Bản Khanh
Bản Biện
Bản Thống Nhất
Số hộ dân/số dân
70/415
29/143
30/148
Dân tộc
100% dân tộc Mường
100% dân tộc Mường
100% dân tộc Mường
Nghề nghiệp chủ yếu
Trồng đậu tương, sắn, chăn nuôi.
Trồng đậu tương, mía, sắn, ngô, đậu, chăn nuôi lợn, gà.
Trồng đậu tương, sắn, chăn nuôi lợn, gà.
Khoảng cách tới các cơ sở
Trường học
- Tiểu học: 1.5km
- THCS, THPT: 7 km
- Nhà trẻ: 7km
- Tiểu học: 2km
- THCS: 4km
- THPT: 9km
- Tại bản
- THCS: 2km
- THPT: 7km
Y tế
Trạm xá: 7km
Trạm xá: 9km
Trạm xá: 7km
TT Thị trấn/chợ
7km
9 km
7 km
Điện, nước
- Các hộ dân tại bản mới có điện từ tháng 2 năm 2010.
- Sử dụng nước mưa và nước tại các khe suối, sông Bưởi cho mục đích sinh hoạt.
Nguồn: Phỏng vấn bán chính thức các trưởng bản và người dân quanh khu vực dự án.
- Hiện các hộ dân thuộc các bản nằm trong khu vực VQG đều được Ban Quản lý Vườn khoanh vùng cho bà con bảo vệ rừng. Mỗi bản được bầu ra 4 người ký hợp đồng với Ban Quản lý Vườn, cứ 3 tháng Ban Quản lý sẽ đi kiểm tra một lần. 1 người được giao quản lý khoảng 10ha rừng và hưởng khoảng 1,2 triệu đồng/năm.
- Trong khu vực các bản không có xưởng cưa mộc, xưởng cưa mộc chỉ có ở Thạch Quảng (cách khu vực dự án 9km).
- Khu vực thường xuyên thiếu nước vào mùa khô, một vài hộ dân phải tiến hành khoan giếng (ở độ sâu 30m) mới thấy có nước. Do giá khoan là 5 triệu đồng/giếng nên chỉ có vài hộ gia đình có giếng khoan.
- Các hộ dân được phát cam kết không vào rừng phát nương rẫy, phá rừng, săn bắn động vật, chăn thả gia súc, vận chuyển và khai thác lâm sản,…đến tận nhà các hộ dân nằm trong khu vực VQG.
Qua phỏng vấn trưởng bản và một số người dân trong xóm cho thấy những tác động đến đời sống khi có tuyến đường chạy qua VQG của các bản đều có đặc điểm chung như sau:
- Tuyến đường được hình thành thì việc đi lại dễ dàng hơn, (bản Khanh trước kia phải lội sông Bưởi đi học). Đường xá thuận tiện dẫn đến việc giao lưu và tiêu thụ cũng tăng. Theo ông trưởng bản Biện thì giá cả hàng hóa tiêu thụ được giờ tăng lên được 5 giá so với trước khi có đường.
- Khu vực được xây cầu cạn hiện nay trước kia là bãi bồi của sông Bưởi, nay diện tích đó không còn nên đất đai canh tác bị thu hẹp.
- Tuyến đường cầu cạn được đắp cao từ 5 - 6m gây khó khăn cho việc khênh vác các sản phẩm nông nghiệp. Trước kia một số hộ dân trồng mía nhưng nay một phần do thiếu đất, một phần do đường đắp cao nên các hộ dân này không trồng mía nữa. Ngoài ra, nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất lương thực và chăn nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, do vậy khi tuyến đường đắp cao vô hình chung tạo nên bờ tường gây khó khăn cho việc bơm nước từ sông Bưởi lên để tưới cây hoa màu.
- Các hộ dân xóm Khanh trước khi xây dựng đường Hồ Chí Minh được coi là vùng 3 nên hàng tháng được tài trợ muối gạo, từ khi con đường hoàn thành thì không được trợ cấp nữa.
- Theo trưởng trạm kiểm lâm số 4, từ khi tuyến đường hoàn thành xuất hiện hiện tượng đổ trộm rác thải, phế thải vào ban đêm tại khu vực.
* Nhận xét chung: Tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội của các bản thuộc dự án là không thể tránh khỏi, ở dự án này tác động tiêu cực chính yếu là mất diện tích đất canh tác trên nền mức đời sống của các hộ dân đều thuộc diện nghèo. Tuy nhiên, các hộ dân đều nhận thấy đời sống của họ được nâng cao hơn so với trước, cụ thể:
- Số hộ nghèo trong các bản đã giảm đi đáng kể (trước kia là 70% số hộ, nay chỉ còn khoảng 2-5% số hộ nghèo trên tổng số hộ dân).
- Không còn hiện tượng thiếu ăn, ăn độn ngô, độn sắn. Trên thực tế mỗi gia đình hàng năm thu lợi trung bình từ 15 - 20 triệu đồng. Có khoảng 2,5% số hộ thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên với nhiều ngành nghề tổng hợp (canh tác, thủ công, dịch vụ sản xuất và đời sống, buôn bán ngoài,…).
- 100% số trẻ đến tuổi đi học được đến trường, đường xá thuận tiện nên số học sinh hết cấp bỏ học đã giảm đi đáng kể (trước kia chưa có cầu bắc qua sông Bưởi học sinh phải đi đò sang sông mới đến trường).
Bản Biện (xóm được TĐC) khi làm đường HCM
Phỏng vấn hộ dân làm dịch vụ xay xát tại bản Khanh
Hình 3.8. Phỏng vấn hiện trạng đời sống KTXH khu vực dự án
3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường đoạn tuyến qua VQG
3.2.1. Thực trạng, tình trạng phục hồi và kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong Vườn
a). Thực trạng của việc quản lý hệ sinh thái VQG Cúc Phương
Cúc Phương nằm ở vùng chuyển tiếp giữa các hệ sinh thái vùng đồng bằng sông Hồng với các hệ sinh thái vùng núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Giá trị đa dạng sinh học quan trọng của Cúc Phương là hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới trên dãy núi đá vôi. Trước đây, diện tích rừng như vậy khá nhiều ở miền Bắc Việt Nam dẫn đến sự phong phú các loài động thực vật cho khu vực. Nhưng ngày nay, do nạn chặt phá rừng làm nương rẫy mà diện tích rừng đang dần thu nhỏ lại. Cúc Phương là một trong những khu rừng còn lại được bảo vệ ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, tác động của con người đang đe dọa đến sự tồn tại của khu rừng này.
- Với sức ép từ 8 vạn dân của 15 xã vùng đệm nằm giáp ranh với Vườn, công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn của các hoạt động kinh tế - xã hội như săn bắn, chăn thả gia súc, khai thác lâm sản như gỗ, củi, măng, nấm, cây dược liệu để sử dụng và bán ra thị trường vẫn còn diễn ra, nhất là vào những ngày nông nhàn.
- Khu vực trung tâm Vườn quốc gia Cúc phương trước đây có 8 xóm dân cư của hai xã Cúc phương (Nho Quan- Ninh Bình) và Ân nghĩa (Lạc sơn- Hoà Bình) cư trú. Từ năm 1988 đến năm 1995, toàn bộ nhân dân các xóm nói trên đã chuyển ra định cư ngoài ranh giới Vườn vừa để nâng cao đời sống vừa phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên.
- Hiện nay vẫn còn 8 bản, trong đó có 2 bản Nga 1, Nga 2 thuộc xã Cúc Phương (Nho Quan, Ninh Bình); bản Khanh thuộc xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn, Hòa Bình) và 5 bản: Đồi, Biện, Nghéo, Thống Nhất, Nội Thành thuộc xã Thạch Lâm (Thạch Thành, Thanh Hóa) nằm rải dọc ven sông Bưởi với tổng diện tích đất ở và đất canh tác là 200,5 ha. Trong đó, bản Khanh, bản Biện và bản Thống Nhất là nằm sát đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG. [9]
- Với diện tích khoảng trên 200 ha của 8 xóm nằm trong khu Trung tâm của Vườn trước khi di chuyển ra nơi định cư mới thì hệ sinh thái của diện tích này bị phá vỡ, vì đây là những diện tích canh tác nương rẫy được trồng bằng những loài cây nông nghiệp như lúa nương, ngô, sắn... phục vụ đời sống của họ. Mặt khác, để phục vụ cho cuộc sống người dân đã khai thác gỗ, củi để làm nhà và phục vụ sinh hoạt hàng ngày, vì vậy hệ sinh thái ở khu vực này cũng bị phá vỡ.
b). Kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái của Vườn.
Đối tượng trong chương trình phục hồi hệ sinh thái bao gồm những diện tích đất trống trong VQG, các sinh cảnh và thảm thực vật rừng đã bị tác động ở các bản dân tộc trước đây và các diện tích gần khu dân cư các bản hiện nay đang còn ở trong Vườn. Kế hoạch cụ thể của VQG được đưa ra là: [9]
- Tổ chức bảo vệ hiệu quả vốn rừng hiện có bằng lực lượng chuyên trách là lực lượng kiểm lâm của Vườn, đồng thời thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo chương trình dự án 5 triệu ha rừng.
- Tiến hành trồng và chăm sóc rừng trên những diện tích đất không có rừng bằng những cây rừng bản địa, nâng cao độ che phủ rừng thông qua các đề tài phục hồi rừng và các dự án hỗ trợ của Nhà nước.
- Từ sau 1995, số diện tích đất ở và canh tác của 8 xóm sau khi di chuyển, bằng nhiều hình thức tác động hỗ trợ như: Thực hiện đề tài phục hồi rừng sau nương rẫy; dự án 661: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, vì vậy rừng đã được phục hồi trở lại, với một thời gian không xa khu vực rừng bị tác động này sẽ trở lại hệ sinh thái tự nhiên của nó.
c). Thực trạng và kế hoạch bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ
Trong công tác quản lý bảo vệ Vườn, trước hết là bảo vệ các loài đặc hữu, quý hiếm được xác định và ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, VQG Cúc Phương đã tiến hành điều tra, nghiên cứu nhằm phát hiện nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và đặc biệt là các loài đặc hữu, quý hiếm nói riêng hiện có ở Vườn. Qua điều tra thống kê cho thấy: về thực vật có 118 loài quý hiếm, 11 loài đặc hữu; về động vật có 73 loài quý hiếm và 2 loài đặc hữu. Hiện nay quần thể các loài động, thực vật đặc hữu và quý hiếm vẫn tồn tại và phát triển tốt trong tự nhiên, như Vooc mông trắng, Gà lôi trắng, Sóc bay trâu, cá Niết hang, Cua núi Cúc Phương v.v.v. [9]
Ngoài việc bảo vệ các loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm ngoài tự nhiên, Vườn Quốc Gia Cúc Phương còn tiến hành chương trình bảo tồn trong điều kiện nuôi nhốt và bán hoang dã (Ex-situ) một số loài như:
- Bảo tồn các loài linh trưởng quý hiếm.
- Bảo tồn các loài thú ăn thịt nhỏ và Tê tê châu Á.
+ Chương trình cứu hộ và bảo tồn, nhân nuôi sinh sản các loài cầy: Đã nghiên cứu thành công cho loài cầy vằn sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.
+ Dự án bảo tồn các loài Tê tê châu Á, đang cứu hộ, nuôi dưỡng cho sinh sản 2 loài Tê tê Châu Á với số lượng 12 cá thể, năm 2008 đã cho sinh sản thành công trong điều kiện nuôi nhốt. Đây là chương trình bảo tồn tê tê đầu tiên tại Việt Nam và được đánh giá rất cao vì tê tê rất khó nuôi trong điều kiện nuôi nhốt.
+ Bảo tồn các loài Rùa.
- Bảo tồn các loài thực vật.
Vườn quốc gia Cúc Phương đã xây dựng Vườn thực vật từ năm 1985. Tại đây đã sưu tập và gây trồng các loài thực vật quí của Cúc Phương và một số loài cây quí của Việt Nam. Đến nay đã sưu tập và bảo tồn được 535 loài cây trên diện tích 167 ha. Trong đó có 210 loài cây gỗ Cúc Phương, 85 loài cây gỗ của các vùng khác ở Việt nam, 5 loài nhập nội, 25 loài thuộc họ ráy, 20 loài cây ăn quả 15 loài tre trúc, 15 loài cau dừa, 20 loài cây thuốc và 140 loài lan. Các loài cây đều được chăm sóc và theo dõi sinh trưởng để nghiên cứu quá trình sinh trưởng phát triển. Nhiều loài có triển vọng tốt có thể nhân rộng cho các chương trình trồng rừng bằng các loài cây bản địa. [9]
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu phục vụ bảo tồn trong năm 2010:
+ Nghiên cứu đặc tính sinh thái 2 loài rùa Sa nhân và Núi vàng trong điều kiện nuôi nhốt và ngoài tự nhiên tại vườn quốc gia Cúc Phương.
+ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học các loài Tuế Cúc Phương, sưu tập và trồng bảo tồn các loài tuế miền Bắc Việt Nam tại VQG Cúc Phương.
d). Hiện trạng sử dụng đất trong VQG Cúc Phương.
Hiện trạng sử dụng đất của VQG Cúc Phương được tổng hợp trong biểu sau:
Bảng 3.15. Hiện trạng sử dụng đất của VQG
Đơn vị tính: ha
Hạng mục
Tổng số
Phân chia theo tỉnh
Ninh Bình
Hòa Bình
Thanh Hóa
Tổng cộng
22.200,0
11.350,0
5.850,0
5.000,0
1. Đất Lâm Nghiệp
21.811,6
11.156,1
5.764,0
4.891,5
2. Đất nông nghiệp
78,9
58,3
7,6
13,0
3. Đất thổ cư
17,6
13,6
2,0
2,0
4. Đất chuyên dùng
291,9
122,0
76,4
93,5
Nguồn: Báo cáo công tác Bảo tồn ĐDSH VQG Cúc Phương. [9]
3.2.2. Tổ chức quản lý Vườn Quốc gia, công tác quản lý các tác động môi trường của Đường Hồ Chí Minh đoạn đường đi qua Vườn [9]
a). Công tác quản lý bảo vệ rừng
- Thực hiện phương châm quản lý bảo vệ rừng tận gốc; duy trì việc tuần tra theo các cụm trạm kiểm lâm để chủ động tăng cường lực lượng tại chỗ cho các vùng rừng trọng yếu ở xa cơ quan Vườn. Tăng cường tuần tra kiểm soát rừng tận gốc, kịp thời phát hiện bắt giữ, xử lý nghiêm các vụ vi phạm; hàng tháng trên các tiểu khu đều được kiểm tra, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại.
- Công tác xã hội hoá về bảo vệ rừng: phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, với chương trình nâng cao nhận thức bảo tồn và phối hợp cùng Dự án 661 triển khai giao khoán khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ rừng cho các hộ dân thuộc các xã giáp ranh. Chương trình nâng cao nhận thức bảo tồn cũng phát huy tác dụng rất tích cực trong việc nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư xung quanh rừng Cúc Phương. Chương trình này đã triển khai được 14 năm và thu được kết quả rất tốt. Riêng năm học 2009- 2010 đã tổ chức sinh hoạt được 785 buổi, cho 2.947 học sinh, với 22.800 lượt tham gia, thuộc 8 trường, 48 lớp; trong đó 5 trường trung học cơ sở và 3 trường tiểu học.
- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Lực lượng quản lý bảo vệ rừng đã thường xuyên kiểm tra các tiểu khu rừng, các trạm kiểm lâm đã nêu cao tinh thần cảnh giác, tập trung cao độ ở các điểm nóng thường xẩy ra cháy rừng và vào những thời điểm nắng nóng kéo dài, vì vậy trong nhiều năm không xảy ra vụ cháy rừng nào.
b). Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý bảo vệ rừng
Chú trọng đặc biệt đến công tác điều tra phát hiện nguồn tài nguyên để có các giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên, nhất là những loài quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và những loài có giá trị kinh tế cao.
c). Công tác quản lý tác động môi trường của Đường Hồ Chí Minh đoạn đường đi qua Vườn
- Hiện nay Vườn mới chỉ tổ chức quản lý tuyến đường Hồ Chí Minh bằng việc tổ chức lực lượng Kiểm lâm tăng cường tuần tra kiểm soát trên tuyến đường và khu vực rừng trên địa bàn không để tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản đi qua tuyến đường này. Hiện tại có 3 trạm kiểm lâm đóng xen kẽ trên khu vực 7,5 km đường Hồ Chí Minh đi qua.
- Vườn đã và đang xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án nhằm giám sát, đánh giá và quản lý tài nguyên nói chung trong đó có đánh giá tác động môi trường trên tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua nhưng chưa có nguồn kinh phí và nhà tài trợ cho các chương trình này.
3.2.3. Những khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc Gia Cúc Phương đoạn qua đường Hồ Chí Minh
- Phạm vi quản lý của Vườn rất rộng và lực lượng rất phân tán, mặt khác địa hình của Cúc Phương chủ yếu là địa hình núi đá vôi, hiểm trở, khó khăn và nguy hiểm đã gây không ít khó khăn cho công tác tổ chức quản lý, bảo vệ rừng.
- Sống trong và xung quanh khu vực Dư án Vườn đều là dân tộc Mường, trình độ dân trí còn thấp, đời sống còn nghèo, dân số phát triển nhanh, phát nương làm rẫy, săn bắt động vật rừng là tập quán lâu đời của đồng bào ở đây. Sản xuất công nghiệp không có cơ sở sản xuất lớn, chỉ có một số cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ và thủ công xay sát, sửa chữa xe máy. Với nguồn sống chính chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên đời sống nhân dân nhìn chung còn nhiều khó khăn. Điều đó nói nên sức ép của cộng đồng dân cư với tài nguyên rừng là không nhỏ.
- Các chương trình, dự án đầu tư về bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân vùng đệm còn ít và thấp nên chưa phát huy được lợi thế của người dân sống và làm giàu từ rừng.
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ rừng
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân sống trong khu vực Vườn về giá trị và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học trong Vườn.
- Có chính sách đồng bộ hỗ trợ để đảm bảo cuộc sống cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ổn định và từng bước làm giầu từ nghề rừng.
- Nhà nước cần phải đầu tư thích đáng cho công tác bảo tồn Vườn nói chung nhất là các chương trình bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm đang triển khai có hiệu quả tại Vườn đây là nơi lưu giữ nguồn gen hoang dã quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Cúc Phương và Việt Nam.
- Cần tăng cường đào tạo về năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Vườn nhất là kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học.
3.4. Đánh giá mức độ chính xác về ĐTM dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG Cúc Phương
3.4.1. Tác động đến chất lượng không khí, tiếng ồn
Theo kết quả dự báo vào năm 2010 tại báo cáo ĐTM đã được Hội đồng thẩm định của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phê duyệt, các tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn như sau:
- Không khí: Nồng độ TSP, CO, SO2 tại đoạn tuyến đi dọc thung lũng sông Bưởi thấp hơn GHCP căn cứ theo TCVN5937-1995 (trong báo cáo không có số liệu định lượng cụ thể). (TCVN5937-1995 quy định GHCP các thông số: TSP là 0,3mg/m3; SO2 là 0,5mg/m3; CO là 30mg/m3).
- Tiếng ồn: Mức ồn được dự báo vào năm 2010 là 72,9dBA với lưu lượng dòng xe là 13.628 xe/ngày đêm. Kết quả dự báo cao hơn GHCP 2,9dBA (đối với khu vực có đường giao thông đi qua theo TCVN5949-1998) và cao hơn 22,9dBA (đối với khu vực cần có sự đặc biệt yên tĩnh theo TCVN5949-1998).
Kết quả nghiên cứu của Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT năm 2010 như sau:
- Không khí: Tại các vị trí khảo sát dọc thung lũng sông Bưởi, nồng độ khí CO, NO2, SO2 và TSP đều thấp hơn GHCP căn cứ theo QCVN05:2009. (QCVN05:2009 quy định GHCP các thông số: TSP là 0,3mg/m3; SO2 là 0,35mg/m3; CO là 30mg/m3; NO2 là 0,2mg/m3).
- Tiếng ồn: Mức ồn đo được tại 3 vị trí A1, A2, A3 tính trung bình là 53,1dBA với lưu lượng dòng xe là 258 xe/ngày đêm. Kết quả đo tiếng ồn được thực hiện cao hơn GHCP theo TCVN5949-1998, đối với khu vực cần sự đặc biệt yên tĩnh là 3,1dBA.
Như vậy, mức dự báo về ô nhiễm không khí trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt không có sự sai khác nhiều so với kết quả quan trắc hiện tại được thực hiện. Tuy nhiên, mức ồn lại có sự chênh lệch nhau lớn (lên tới 19,8dBA) lý do chính là do trong báo cáo ĐTM dự báo lưu lượng xe qua đoạn tuyến vào năm 2010 quá cao (13.628 xe/ngày đêm), thực tế số lượng xe đếm được chỉ là 258 xe/ngày đêm.
3.4.2. Tác động đến ngập lụt, xói lở bờ sông Bưởi
Quá trình ĐTM cho thấy cho thấy lũ sông Bưởi sẽ là tác động lớn gây ngập các khu vực ven tuyến và xói lở sụt trượt ta luy âm của sông Bưởi vào mùa mưa lũ nếu không có kết cấu tuyến phù hợp.
Qua khảo sát thực tế và tham vấn cộng đồng cho thấy, dự án đã xây dựng các giải pháp chống sụt trượt taluy âm như tường chắn, kết cấu khung rọ đá vẫn đang phát huy tác dụng tốt. Từ khi tuyến đường đi vào hoạt động đến nay vẫn chưa có hiện tượng sụt trượt hay sạt lở taluy âm và dương.
Dự báo tác động đến ngập lụt, xói lở bờ sông Bưởi trong báo cáo ĐTM (dựa trên cơ sở các giải pháp giảm thiểu sẽ được thực hiện) so với hiện tại là tương đối chính xác. Giải pháp thiết kế cầu cạn đã hạn chế xói mòn và bồi tích trên quy mô lớn tại các mái taluy hoặc tại các cửa thoát nước của các cống ngang trong vùng có lũ cao và mạnh của sông Bưởi.
3.4.3. Tác động đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học của VQG
Trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của dự án, đánh giá mức độ tác động đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học của VQG được dự báo là không lớn, nếu áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp giảm thiểu, sẽ hạn chế được các tác động tiêu cực đến VQG Cúc Phương vào giai đoạn khai thác của dự án. Tuy nhiên, Ban Quản lý VQG Cúc Phương lại có những dự báo tác động đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học VQG theo xu hướng ngược lại (cụ thể được trình bày tại trang 56 của Luận văn).
Hiện tại, có thể nhận thấy những dự báo của Ban QL VQG Cúc Phương về tác động tiêu cực do việc hình thành tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG Cúc Phương đối với động vật, thực vật quý hiếm sau hơn 3 năm đi vào hoạt động là chưa xuất hiện. Những tác động tiềm tàng, tích luỹ lâu dài hiện vẫn chưa có các căn cứ để chứng minh.
Qua tổng kết đánh giá của Ban QL lý Dự án đường Hồ Chí Minh, Ban QL VQG Cúc Phương tại đoạn tuyến qua VQG, tuyến đường với thiết kế xây cầu cạn, làm hầm chui cho các loài thù hiện vẫn đang phát huy tốt vai trò và chức năng. Các loài thú trước kia qua lại khu vực này hiện nay vẫn thấy xuất hiện. Hoạt động săn bắt động vật, khai thác lâm sản, phá rừng,…hiện tại không có xu hướng gia tăng khi dự án đi vào hoạt động.
3.4.4. Tác động đến kinh tế, xã hội
Dự báo tác động đến kinh tế, xã hội trong khu vực dự án tại báo cáo ĐTM và so với hiện tại là tương đối trùng khớp. Tác động tiêu cực chủ yếu được báo cáo ĐTM đưa ra là mất diện tích đất canh tác trên nền mức đời sống của các hộ dân đều thuộc diện nghèo, tuy nhiên báo cáo cũng đánh giá cao tác động tích cực của dự án đem lại cho KTXH khu vực, cụ thể như:
- Các hộ dân sống tại 3 bản (Khanh, Biện và sông Ngang) đều nhận thấy rằng đời sống được nâng cao hơn sau khi có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua khu vực sinh sống. Hiện tượng vào rừng đốt nương làm rẫy hay săn bắt thú rừng đã giảm đáng kể so với trước kia.
- Khi tuyến đường được hình thành thì việc đi lại dễ dàng hơn (bản Khanh trước kia phải lội sông Bưởi đi học). Đường xá thuận tiện dẫn đến việc giao lưu và tiêu thụ cũng tăng, giá cả hàng hóa tiêu thụ được giờ tăng lên được 5 giá so với trước khi có đường.
- Công tác quản lý, xã hội hóa và bảo vệ rừng được Ban Quản lý VQG Cúc Phương thực hiện kết hợp với chính quyền các địa phương, người dân trong khu vực dự án đã và đang cho những kết quả tốt. VQG Cúc Phương là một trong những VQG có số vụ vi phạm lâm tặc, đốt nương làm rẫy,… ít nhất so với các VQG khác ở Việt Nam.
3.5. Bài học kinh nghiệm trong công tác lập báo cáo ĐTM các dự án đường giao thông qua khu vực VQG, các khu BTTN để nâng cao hiệu quả của báo cáo ĐTM
Để nâng cao hiệu quả báo cáo ĐTM các tuyến đường đi qua VQG và khu BTTN cần tập trung vào các tác động sau :
1. Đánh giá về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia và khu bảo tồn tìm phương án tối ưu:
Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn lựa chọn phương án tuyến (giai đoạn tiền khả thi của dự án) là hết sức quan trọng nhằm tránh các tác động tới các khu vực lõi của Vườn (vùng bảo vệ nghiêm ngặt) làm tổn thất đa dạng sinh học của VQG và khu BTTN. Kinh nghiệm này đã được thể hiện qua việc lựa chọn phương án tránh qua vùng lõi VQG của quốc lộ 14C đi qua VQG YokDon tỉnh Đắc Lắc, tuyến đường Hồ Chí Minh qua khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh tỉnh Kon Tum. Các phương án đều chọn tuyến đi qua vùng giáp danh của Vườn ít tác động tới đa dạng sinh học.
2. Đánh giá tác động của việc phát tuyến tới chặt phá cây rừng, động vật hoang dã, động vật quý hiếm và giá trị bảo tồn
- Đánh giá tác động do chấn động, tiếng ồn gây ra trong quá trình thi công (san ủi, đào đắp, khai thác vật liệu) tới động thực vật VQG, Khu BTTN.
Các tác động này cần được đánh giá kỹ, khảo sát về nguồn cung cấp vật liệu đất, cát, đá, sỏi (vật liệu đắp) cho tuyến. Tác động khai thác vật liệu trong khu vực VQG sẽ làm mất thảm thực vật, tăng thêm diện tích mất nơi cư trú của động vật, gây xáo trộn nơi cư trú, giảm nguồn thức ăn ở 2 phía của con đường mới mở, tạo ra sự di cư không mong muốn của động vật. Tác động của tiếng ồn do thi công, khai thác vật liệu đặc biệt là nổ mìn phá đá sẽ tác động tới sự yên tĩnh, làm cho thú sẽ bỏ nơi cư trú và di chuyển đi nơi khác, ngoài ra còn tác động đến sự an toàn của cộng đồng dân cư sống trong khu vực VQG hay khu BTTN. Công tác tổ chức thi công phải dứt điểm từng đoạn một không kéo dài, tổ chức theo phương pháp “cuốn chiếu”.
3. Đánh giá tác động tới sự suy giảm đa dạng sinh học do chia cắt các hệ sinh thái Vườn Quốc gia bởi các tuyến đường đắp cao
4. Đánh giá tác động tới xã hội và phát triển kinh tế của cư dân sống trong VQG và khu BTTN dọc hai bên tuyến
Sự xuất hiện của tuyến đường sẽ mang lại lợi ích về giao lưu, vận chuyển lưu thông hàng hoá, nâng cao đời sống văn hoá trong vùng đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ tác động do mở đường sẽ mất diện tích đất canh tác là các nương rẫy, bãi bồi ven sông là nguồn sinh sống nhiều đời nay của các dân tộc đã khai phá và sinh sống ổn định và sẽ dẫn đến các tác động như: giảm thu nhập, mất nguồn sống, nghèo đói của các cộng đồng. Dẫn tới các tác động phát nương rẫy, khai thác đất canh tác mới làm tổn hại đến diện tích rừng trong vườn quốc gia khó kiểm soát được.
5. Đánh giá công tác hoàn nguyên môi trường
Công tác hoàn nguyên môi trường đối với các tuyến đi qua VQG phải được đặc biệt chú ý như: khơi thông các dòng chảy tại vị trí xây dựng cầu cống tạo điều kiện cho các động vật dưới nước sinh sản. Trồng rừng bổ sung tại các diện tích mượn tạm làm công trường thi công, trồng rừng bổ sung ở 2 phía đường tạo nơi cư trú và là nguồn thức ăn cho động vật, giảm sự chia cắt vùng sống của động vật ở 2 phía đường,…
6. Xây dựng kế hoạch quản lý giám sát môi trường phù hợp
Mục tiêu của công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công và vận hành tuyến đi qua VQG, Khu BTTN nhằm kiểm soát các tác động phát sinh trong quá trình thi công và vận hành của dự án. Kiểm tra, giám sát việc thực thi các biện pháp giảm thiểu trong quá trình thi công và vận hành của dự án, đảm bảo các biện pháp giảm thiểu, bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo ĐTM được thực thi có hiệu quả.
Hiện nay hầu hết các báo cáo ĐTM của các dự án chỉ được coi là điều kiện cần để thực hiện dự án mà chưa có kế hoạch quản lý giám sát môi trường trong quá trình thi công và khai thác nhằm giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tổng hợp những phân tích trong luận văn chúng ta có những kết luận về: Các tác động đến môi trường trong giai đoạn hoạt động của tuyến đường Hồ Chí Minh tới VQG Cúc Phương và đưa ra những kiến nghị nhằm giảm bớt các tác động tiêu cực.
I. KẾT LUẬN
- Đường Hồ Chí Minh là một công trình hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, chính trị an ninh quốc phòng của nước ta, là một công trình mang tính chiến lược phát triển của thế kỷ thứ 21. Nhưng giá trị đa dạng sinh học của VQG Cúc Phương cũng vô cùng to lớn, là nơi đang dự trữ nguồn gen phong phú nhất. Do vậy, việc tôn trọng bảo vệ, giữ gìn nguồn gen sinh học là điều quan trọng trong hiện tại và tương lai.
- Các tác động đến môi trường VQG Cúc Phương do tuyến đường Hồ Chí Minh có thể tóm tắt như sau:
+ Ô nhiễm môi trường: từ các kết quả đo đạc và phân tích, so sánh giữa hiện trạng môi trường tháng 5 năm 2010 (giai đoạn khai thác) và tháng 8 năm 2004 (môi trường nền), có thể thấy các thông số về môi trường năm 2010 cao hơn năm 2004, tuy nhiên vẫn ở mức thấp hơn TCVN và QCVN. Hiện do tuyến đường vẫn chưa có nhiều phương tiện giao thông qua lại, nhưng dự báo trong tương lai mức độ ô nhiễm sẽ tăng lên cùng với việc gia tăng các phương tiện giao thông.
+ Sạt lở, sụt trượt: Hiện tuyến đường chưa có hiện tượng sạt lở hay sụt trượt, thiết kế xây tường chắn và kè rọ đá tại những vị trí địa chất yêu nhằm giảm thiểu hiện tượng này đang được thể hiện rõ hơn sự hợp lý.
+ Đời sống xã hội: Các hộ dân sống tại 3 bản (Khanh, Biện và sông Ngang) đều nhận thấy rằng đời sống được nâng cao hơn sau khi có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua khu vực sinh sống. Hiện tượng vào rừng đốt nương làm rẫy hay săn bắt thú rừng đã giảm đáng kể so với trước kia.
+ Qua tổng kết đánh giá của Ban QL lý Dự án đường Hồ Chí Minh và Ban QL VQG Cúc Phương, tuyến đường với thiết kế xây cầu cạn, làm hầm chui cho các loài thù hiện vẫn đang phát huy tốt vai trò và chức năng. Các loài thú trước kia qua lại khu vực này hiện nay vẫn thấy xuất hiện.
- Công tác quản lý, xã hội hóa và bảo vệ rừng được Ban Quản lý VQG Cúc Phương thực hiện kết hợp với chính quyền các địa phương, người dân trong khu vực dự án đã và đang cho những kết quả tốt. VQG Cúc Phương là một trong những VQG có số vụ vi phạm lâm tặc, đốt nương làm rẫy,… ít nhất so với các VQG khác ở Việt Nam.
- Hiện nay, Vườn mới chỉ tổ chức quản lý tuyến đường Hồ Chí Minh bằng việc tổ chức lực lượng Kiểm lâm tăng cường tuần tra kiểm soát trên tuyến đường và khu vực rừng trên địa bàn không để tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản đi qua tuyến đường này. Hiện tại có 3 trạm kiểm lâm đóng xen kẽ trên khu vực 7,5 km đường Hồ Chí Minh đi qua.
- Những dự báo đưa ra trong báo cáo ĐTM đã được Bộ KHCN và Môi trường phê duyệt (năm 2001) so với các đánh giá tại giai đoạn khai thác sau 3 năm đi vào hoạt động của đoạn tuyến đường Hồ Chí Minh qua VQG không có sự sai lệch lớn (tác động đến môi trường không khí; sạt lở và sụt trượt; hệ sinh thái và đa dạng sinh học; kinh tế xã hội). Ngoại trừ mức ồn được dự báo vào năm 2010 trong báo cáo ĐTM cao hơn 19,8dBA so với kết quả quan trắc hiện tại, nguyên nhân là do lưu lượng dòng xe dự báo lớn hơn nhiều so với thực tế. Hiện tại, lưu lượng xe qua đoạn tuyến chỉ khoảng 258 xe/ngày đêm do nhiều nguyên nhân như: tuyến đường Hồ Chí Minh thường xuyên bị sạt lở, nhu cầu đi lại và vận chuyển không nhiều do tập trung thưa thớt dân cư hơn Quốc lộ 1A, các tuyến đường nhánh ra vào đường Hồ Chí Minh có chất lượng không tốt,....
II. KIẾN NGHỊ
Để giảm bớt những tác động của tuyến đường Hồ Chí Minh tới VQG Cúc Phương chúng tôi có những kiến nghị:
- Đưa kế hoạch bảo vệ nguồn nước của sông Bưởi, nguồn nước quan trong trọng cho động vật ở vườn quốc gia Cúc Phương vào kế hoạch quản lý môi trường chung của Vườn,
- Tiếp tục công tác kiên cố hóa bền vững ta luy âm đoạn đi sát bờ sông bưởi giảm tối đa hiện tượng sụt lở bờ sông khi mùa mưa lũ,
- Xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án nhằm giám sát, đánh giá và quản lý tài nguyên nói chung trong đó có đánh giá tác động môi trường trên tuyến đường Hồ Chí Minh,
- Xây dựng, tiến hành các dự án đầu tư như: Khoan giếng để có nước sạch sử dụng cho sinh hoạt, hỗ trợ chương trình, kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp,.. tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao mức thu nhập cho cộng đồng sống trong vùng lõi của VQG. Để họ không vào rừng săn, bẫy bắt các loại chim thú, côn trùng,…giảm sức ép cho rừng. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học cho những hộ dân,
- Xây dựng trạm đăng kiểm tại điểm đầu đường Hồ Chí Minh vào VQG Cúc Phương để kiểm soát các phương tiện giao thông về mặt khí thải, tải trọng nhằm giảm thiểu các tác động về mặt ô nhiễm môi trường trong tương lai khi các phương tiện giao thông gia tăng,
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý VQG Cúc Phương với các ngành, các cấp; kiểm soát chặt chẽ, kiên quyết xử lý các vụ buôn bán, săn bắt các loại côn trùng, chim thú và cây rừng dưới mọi hình thức. Tăng cường lực lượng kiểm tra bảo vệ rừng, đặc biệt là đoạn qua đường Hồ Chí Minh để tránh tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản đi qua tuyến đường này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Bộ Giao thông Vận tải (2001), Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương, Km92-Km100, Giai đoạn thiết kế kỹ thuật, Hà Nội.
Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh (2009), Báo cáo kết quả công tác Bảo vệ môi trường dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Cục Kiểm lâm (2010), Tổng hợp báo cáo hoạt động của các Chi cục Kiểm lâm năm 2008 - 2009, Hà Nội.
Ngô Duy Bách (2002), Vấn đề chia sẻ lợi ích du lịch sinh thái trong bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch ở 3 VQG Tam Đảo - Cúc Phương và Cát Bà, Luận văn Thạc sỹ Khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
Trần Lâm Hạo (1999), Ảnh hưởng của khu nghỉ mát Tam Đảo đến Vườn Quốc Gia Tam Đảo, Luận văn Thạc sỹ Khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT (2010), Điều tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, Báo cáo kết quả thực hiện đề án, Viện Khoa học Công nghệ GTVT, Hà Nội.
Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT (2006), Báo cáo tổng kết quan trắc và giám sát môi trường đoạn tuyến đi qua VQG Cúc Phương, dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Vườn Quốc Gia Cúc Phương (2001), Báo cáo các ảnh hưởng về tác động môi trường của dự án đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua VQG Cúc Phương, Ninh Bình.
Vườn Quốc Gia Cúc Phương (2010), Báo cáo công tác Quản lý và Bảo tồn đa dạng sinh học VQG Cúc Phương, Ninh Bình.
TIẾNG ANH
Adams, L.W. and A.D. Geis. (1983) “Effects of roads on small mammals” J. Appl. Ecol.
Barrass, A.N. (1985) “The effects of highway traffic noise on the phonotactic and associated reproductive behavior of selected anurans”. Vanderbilt Univ. Nashville, TN.
Canadia Environmental Assessment Registry (2007), “Basic of Environmental Assessment”.
Fearnside, P.M. (1987) “Deforestation and international economic development projects in Brazilian Amazonia”. Conserv. Biol.
Harris, L.D., and P.B. Gallagher. (1989) “New initiatives for wildlife conservation: The need for movement corridors”. In G. Mackintosh, ed. Preserving communities and corridors. Defenders of Wildlife. Washington, DC.
Knick, S.T. and W. Kasworm. (1989) “Shooting mortality in small populations of grizzly bears”. Wildl. Soc. Bull, pp.11-15.
Lefranc, T.A., M.B. Moss, K.A. Patnode, and W.C. Sugg. eds. (1987). “Grizzly Bear Compendium. Produced by the National Federation for the Interagency Grizzly Bear Committee”. Washington, DC.
Mansergh, I.M. and D.J. Scotts. (1989). “Habitat continuity and social organization of the mountain pygmy possum”. J. Wildl.Manage. 53:701-707.
Mech, L.D., S.H. Fritts, G.L. Radde, and W.J. Paul (1988). “Wolf distribution and road density in Minnesota”. Wildl.Soc.Bull.
Ontario Ministry of the Environment (2005), “Environmental Assessment in Ontario”.
Pelton, M.P. (1985), “Black Bears in the southern Appalachians: Some general perspectives. In: A Critique of the Cherokee National Forest Plan”. The Wilderness Society, Washington, DC.
Pelton, M.P. (1985). “Habitat needs of black bears in the East. In: Wilderness and Natural Areas in the Eastern United States: A Management Challenge”. S.F. Austin State University, Nacogdoches, TX.
Stowell, R., A. Espinosa, T.C. Bjornn, W.S. Platts, D.C. Burns, and J.S. Irving. (1983). “Guide for predicting salmonid response to sediment yields in Idaho Batholith watersheds. USDA Forest Service, Northern and Intermountain Regions”.
Thiel, R.P. (1985). “Relationship between road densities and wolf habitat suitability in Wisconsin”. Am. Midl. Nat.
World Bank (1997), “The World Bank Operational Manual”.
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phan T M Hoa_MT.doc
- Muc Luc_PTM Hoa.doc