Luận văn Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang)

LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang)" MS: LVDL-DLH030 SỐ TRANG: 145 NGÀNH: Địa lý CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học NĂM: 2009 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Biển có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của nhân loại. Biển là kho nước vô tận, là kho tài nguyên, là kho thực phẩm vô cùng quý giá, là môi trường nuôi sống con người trong quá khứ, ở hiện tại và cả tương lai. Biển là tài sản quý giá của mỗi quốc gia. Nhiều nhà kinh tế học đã nói đến “lục địa xanh” này và họ cho rằng “nền kinh tế tương lai của loài người trước hết là nền kinh tế gắn với biển”, bởi vì đất liền đang mòn mỏi dần vì bị khai thác kiệt quệ tài nguyên, biển có thể mở lối thoát khỏi tình trạng bế tắc về nguyên liệu, nhiên liệu cho sự phát triển. Chính vì thế mà ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia có biển (kể cả những quốc gia không có biển) cũng điều chú ý đến việc nghiên cứu, khai thác nguồn lợi từ biển trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Có diện tích hơn 3,4 triệu km2 , Biển Đông là một bộ phận nhỏ của Thái Bình Dương nhưng lại có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi qua lại của những đường giao thông huyết mạch đối với nhiều nước, nối liền khu vực Đông Bắc Á với Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vùng Vịnh qua eo Malacca. Biển Đông là nơi có nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú về số lượng và chủng loại. Việt Nam nằm ở rìa biển Đông, là mặt tiền quan trọng của đất nước để thông ra Thái Bình Dương và mở cửa ra nước ngoài. Nước ta là một quốc gia biển, với diện tích vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền (vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 ), đường bờ biển dài 3260km bao lấy lãnh thổ cả 3 hướng: Bắc, Đông, Nam; trung bình khoảng 100km2 đất liền có 1km bờ biển và không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500km. Từ bao đời nay, biển đã gắn bó chặt chẽ, mật thiết với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc ta, ảnh hưởng lớn đến mọi miền của Tổ Quốc, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Với 32km bờ biển, Tiền Giang có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển. Trong đó, Huyện Gò Công Đông là huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế lớn. Tình hình kinh tế - xã hội vùng biển của Huyện trong thời gian qua đã có bước phát triển, vừa đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, vừa kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái. Nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế biển trong tương lai, tôi chọn đề tài : “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển Huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang”. 2. Mục tiêu, nhiêm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Trong những năm qua, kinh tế biển đã bước đầu khẳng định được vai trò của mình trong công cuộc phát triển kinh tế huyện Gò Công Đông. Cùng với chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tỉnh Tiền Giang nói chung và Huyện Gò Công Đông nói riêng đã đề ra chương trình thực hiện mục tiêu “vươn ra biển lớn” nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển Huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang” với những mục đích sau: + Khảo sát và đánh giá các nguồn lực phát triển kinh tế biển của huyện. + Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông giai đoạn 2000 – 2007. + Xác định các phương hướng phát triển và các giải pháp phát triển kinh tế biển đến năm 2020. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cở sở lý luận về kinh tế biển - Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông. - Căn cứ vào vào hiện trạng phát triển biển của huyện để đưa ra những định hướng nhằm phát triển kinh tế biển của huyện trong tương lai đồng thời đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế biển một cách bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ 30/04/2008, Tỉnh Tiền Giang chính thức công bố Huyện mới với tên gọi là Huyện Tân Phú Đông là phần đất được tách ra từ Huyện Gò Công Đông, Huyện Gò Công Tây. Trong phạm vi luận văn này, tôi chỉ nghiên cứu Huyện Gò Công Đông giai đoạn 2000 – 2007. - Về nội dung nghiên cứu: Về nội dung nghiên cứu chính của đề tài là những vấn đề xoay quanh ngành kinh tế biển thật sự là thế mạnh của Huyện (những bộ phận của kinh tế biển: ngành thủy hải sản, du lịch biển, vấn đề môi trường biển). 4. Lịch sử nghiên cứu Kinh tế biển có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước và càng được chú trọng hơn trong giai đoạn hiện tại. Chính tầm quan trọng đó của kinh tế biển nên từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng tập trung nhất là các tỉnh có lợi thế lớn về biển như: Nha Trang, Bà Rịa Vũng Tàu, .Vì vậy, các công trình nghiên cứu kể trên sẽ là những tài liệu tham khảo để tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển Huyện Gò Công Đông” (Tỉnh Tiền Giang) được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận 5.1.1 Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin là phương pháp luận khoa học. Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế biển cần xem xét trong sự phát triển của khoa học này với sự phát triển của các ngành khoa học có liên quan trong sự vận động, phát triển của kinh tế - xã hội theo những quy luật khách quan và trong mối quan hệ biện chứng qua lại chặt chẽ. 5.1.2 Quan điểm hệ thống Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu. Kinh tế biển là một bộ phận của nền kinh tế chung, nó có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học khác và trong nội bộ của nó cũng có sự liên kết và gắn bó với nhau. Vì thế, khi nghiên cứu, chúng ta phải đặt vấn đề trong mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại của các yếu tố tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, phải coi vấn đề kinh tế biển và phát triển như là một hệ thống nằm trong hệ thống kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. 5.1.3 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Trong thực tế, các sự vật - hiện tượng luôn có sự phân hóa theo không gian làm cho chúng có sự khác nhau giữa nơi này với nơi khác. Và việc nghiên cứu các vấn đề về kinh tế biển huyện Gò Công Đông không thể tách rời vấn đề phát triển kinh tế biển của tỉnh, vùng và cả nước. 5.1.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Sự phát triển kinh tế biển và kinh tế - xã hội trong quá khứ, tương lai ảnh hưởng lớn đến kinh tế biển và kinh tế - xã hội hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề kinh tế biển trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu. 5.1.5 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Nghiên cứu vấn đề biển phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển kinh tế biển, kinh tế - xã hội phải đi đôi với sử dụng hợp lý kết hợp với bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường, có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích – tổng hợp một cách thuần thục sẽ mang lại nhiều lợi ích. Vì việc dựa trên việc phân tích tài liệu đã có cũng như thực tế sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, chúng ta rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất nhằm đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra. 5.2.2 Phương pháp thực địa Thực địa là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra độ chính xác, tin cậy của các nguồn tài liệu đã thu thập được. Các nguồn tài liệu cần thu thập tương đối đa dạng, phong phú cần chọn lọc chính xác. Đối với công tác nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội, trước hết cần quan tâm đến các dạng thông tin sau: trình bày bằng văn bản, số liệu thống kê, các bản đồ, các dạng khác (trên mạng, những cuộc điều tra, ). 5.2.3 Phương pháp bản đồ - biểu đồ Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí, bởi vì mọi nghiên cứu thuộc lĩnh vực địa lý kinh tế - xã hội đều mở đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. Ý nghĩa to lớn của nó là góp phần giải quyết nhiều nội dung nghiên cứu như đánh giá các nguồn lực, phân tích hiện trạng theo ngành và theo lãnh thổ. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Ngày nay, phương pháp bản đồ ngày càng được hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao trong nghiên cứu nhờ kỹ thuật viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS). Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu đồ. 5.2.4 Phương pháp sưu tầm Đây là một phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở sưu tầm được những số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, chúng ta mới rút ra được các đặc điểm về kinh tế biển huyện Gò Công Đông cũng như nhìn nhận, đánh giá chính xác mối quan hệ giữa kinh tế biển và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 5.2.5 Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý Trong hai thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin phát triển nhanh như vũ bão. Việc sử dụng những thành tựu mới của nhân loại trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội ngày càng được nhân rộng. Hệ thông tin địa lý (GIS) là hệ thông tin đa dạng dùng để lưu trữ, xử lý, phân tích, tổng hợp, điều hành và quản lý những dữ liệu không gian, đồng thời cho phép lấy và trình bày thông tin dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng. Có thể coi đây là một công cụ hoặc là một phương pháp có hiệu quả trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội. Nó cho phép chồng xếp các thông tin địa lý để xác định được những đặc trưng của các đối tượng nghiên cứu với độ tin cậy cao. 5.2.6 Phương pháp dự báo Đề tài sử dụng phương pháp dự báo dựa trên cơ sở tính toán từ các số liệu đã thu thập được và sự phát triển có tính qui luật của các sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 6. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Hiện trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông đến năm 2020. Kiến nghị Kết luận

pdf145 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số lao động khi chưa tách huyện (năm 2007), sau đó lao động tăng dần lên, năm 2015 là 11284 người và năm 2020 là 14268 người. Riêng ngành du lịch, lao động tham gia hoạt động ngành tăng liên tục, đến năm 2020 là 223 người. Mặc dù có sự gia tăng về số lao nhưng tỷ lệ lao động của ngành vẫn còn rất ít và thực tế phát triển ngành có nhiều khả năng nguồn lao động sẽ tăng nhanh hơn dự báo. Đó là một tín hiệu tốt cho sự phát triển của ngành. Trong đó, ngành lâm nghiệp sẽ có sự thay đổi ngược lại, số lao động giảm một cách đột biến từ trước khi tách huyện đến năm 2020. Nguyên nhân của sự thay đổi này (theo dự báo) là do việc mất đi một phần lớn diện tích lâm phần sang huyện mới (huyện Tân Phú Đông). 3.3.3 Dự báo đầu tư phát triển kinh tế biển Bảng 3.7: Dự báo đầu tư phát triển kinh tế biển các năm 2010, 2015, 2020 (Đơn vị: triệu đồng) Vốn đầu tư (giá HH) 2010 2015 2020 Ngành thủy hải sản Ngành du lịch Ngành lâm nghiệp 67949 9076 334 71620 20727 112 73196 47944 247 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Gò Công Đông Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, đến năm 2025, Thế giới sẽ mất đi khoảng 70 triệu ha đất canh tác do bị ngập mặn hay bị chìm trong nước biển và Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất. Song không vì lí do đó mà nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế lại sụt giảm, mà trái lại, kinh tế biển lại trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thế kỷ XXI. Tỉnh Tiền Giang nói chung, huyện Gò Công Đông nói riêng, cũng không tách ra khỏi xu hướng phát triển chung đó. Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển huyện theo dự báo vẫn tăng. Tuy nhiên, đầu năm 2008, diện tích đất nuôi trồng thủy sản diện tích rừng giảm do tách huyện mới (huyện Tân Phú Đông) nên nguồn vốn đầu tư ngành thủy hải sản tăng chậm, cụ thể năm 2010 là 67949 triệu đồng, năm 2015 là hơn 71620 triệu đồng, năm 2020 là 73196 triệu đồng; còn vốn đầu tư cho ngành lâm nghiệp giảm mạnh, nếu năm 2010 là 334 triệu đồng thì đến năm 2020 chỉ còn 247 triệu. Riêng ngành du lịch thì hoàn toàn ngược lại, một tương lai mới đang mở ra cho sự phát triển mạnh của ngành trong tương lai với nguồn vốn đầu tư theo dự báo tăng lên một cách nhanh chóng. Nếu năm 2010, vốn đầu tư là 9076 triệu đồng, đến năm 2015 là 20727 triệu đồng, năm 2020 là 47944 triệu đồng. 3.4. Các giải pháp chủ yếu Trong thời gian qua, sự phát triển kinh tế biển của huyện Gò Công Đông chưa phát triển tương xứng với vai trò và tiềm năng to lớn của biển. Để hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế biển của huyện đến năm 2020 đã đề ra, đòi hỏi phải thực hiện một loạt các giải pháp tích cực và đồng bộ, bám sát tình hình thực tế của địa phương, trong đó phải kể đến các giải pháp quan trọng sau: 3.4.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý và khai thác biển Thời gian qua, Chính phủ và các ngành, các cấp đã ban hành nhiều chính sách và văn bản pháp quy có liên quan đến quản lý và khai thác biển. Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa có một hệ thống chính sách đồng bộ được gắn kết với nhau trong một chiến lược thống nhất để quản lý, khai thác biển và bảo vệ tài nguyên biển. Tính chia cắt và cục bộ trong quản lý và tổ chức sản xuất của ngành trong khai thác biển còn là tình trạng phổ biến. Chính sự thiếu kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và giữa các xã trong huyện không những hạn chế việc phát triển kinh tế biển mà còn là nguyên nhân quan trọng làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng là hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế tổ chức khai thác biển phù hợp với tính đa dạng và đặc thù của tài nguyên biển, cũng như tính đa dạng về ngành nghề, về thành phần, về quy mô và trình độ trong khai thác sử dụng tài nguyên biển và phát triển kinh tế biển. Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy khóa VIII thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa IX đề ra chương trình hành động về chiến lược kinh tế biển của địa phương phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Từ đó, các xã ven biển xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể thực hiện chương trình hành động của Huyện ủy. Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện cùng với các ban ngành thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hành động này và định kỳ báo cáo, đề xuất Ban thường vụ Huyện ủy để có chỉ đạo kịp thời. Áp dụng linh hoạt các hình thức quản lý mới để khuyến khích và phối hợp các hoạt động khai thác biển, tạo điều kiện thu hút vốn và mở rộng liên doanh, liên kết ở trong và ngoài nước. Riêng cấp Nhà nước, cần xúc tiến nhanh việc xây dựng bộ Luật biển của nước ta, từ đó cụ thế hóa thành những văn bản pháp quy làm cơ sở cho việc tổ chức và quản lý thống nhất các hoạt động kinh tế biển trong khuôn khổ hệ thống pháp luật chung của Nhà nước. 3.4.2 Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền Trong nền kinh tế thị trường có định hướng, Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc quản lý và điều tiết sự phát triển đó. Vì vậy, để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế cả nước nói chung và của địa phương nói riêng, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là không ngừng nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền huyện theo pháp luật nhằm tạo mọi thuận lợi cho mọi hoạt động kinh tế của địa phương có khả năng phát huy tối đa năng lực của mình thông qua những kế hoạch, định hướng cụ thể, linh hoạt nhằm phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của các công cụ quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của đội ngũ quản lý. Đặc biệt là tình trạng quan liêu, bảo thủ, cửa quyền cũng như tính chủ quan nóng vội gây phiền hà trong bộ máy Nhà nước và các tổ chức kinh tế cần phải được bài trừ một cách nhanh chóng, triệt để cùng với việc khắc phục các khuyết tật và những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường để kích thích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động khai thác biển, thúc đẩy kinh tế biển phát triển nhanh. Tăng cường vai trò, quyền hạn của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý và phát triển kinh tế, cải tiến công tác kế hoạch hóa định hướng, tăng cường công tác nghiên cứu tạo căn cứ đầy đủ cho những quyết định mang tính đột phá. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, áp dụng quy trình “một cửa”. Tiến hành rà soát lại các văn bản ở các ngành, các cấp quản lý, xóa bỏ các quy chế không cần thiết, giảm bớt các thủ tục hành chính. Đơn giản hóa hệ thống thuế, giảm bớt số lượng mức thuế, ổn định thuế xuất tạo niềm tin cho các chủ doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Xử lý kịp thời những biến cố xảy ra một cách chủ động, linh hoạt. Khuyến khích phát triển và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh đối với các hoạt động khai thác biển. Đối với một số khu vực trọng tâm trong vấn đề phát triển kinh tế biển (Vàm Láng, Tân Thành,…) cần áp dụng một số cơ chế đặc biệt, coi đó là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển, nhất là trong giai đoạn mới khởi động của kinh tế biển. 3.4.3 Huy động nguồn vốn đầu tư trong và ngoài huyện cho phát triển kinh tế biển Đây là vấn đề mấu chốt để thực hiện các mục tiêu kinh tế nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng. Xây dựng nền tài chính có tiềm lực đủ mạnh, đảm bảo chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, đủ sức phát triển nội lực, chủ động hội nhập kinh tế , thu hút ngoại lực, quản lý và sử dụng có hiệu quả toàn bộ nguồn lực tài chính của địa phương. Xây dựng nền tài chính lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ, được kiểm toán, kiểm soát, làm cho tài chính trở thành thước đo hiệu quả quá trình hoạt động kinh tế của các chủ thể trong xã hội. Phấn đấu hàng năm huy động thuế và phí vào ngân sách. Ngoài việc thu theo luật định, phải chống thất thu thuế và phí, nuôi dưỡng nguồn thu và tạo nguồn thu mới, khai thác triệt để các nguồn thu để tăng nhanh nguồn thu cho ngân sách. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính một cách triệt để, thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính trị các cấp. Xây dựng và ban hành đầy đủ, kịp thời các quy chế, chính sách đảm bảo phát huy dân chủ, sáng kiến, sáng tạo và làm cho hệ thống hoạt động tốt đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đa dạng hóa các hình thức huy động và tạo vốn trong huyện, đây là nguồn vốn có ý nghĩa quyết định về lâu dài, đảm bảo có đủ năng lực nội tại để tiếp nhận đầu tư trong và ngoài nước một cách bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Về quan điểm, cần xác định nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là rất quan trọng. Phải huy động tối đa nguồn lực của địa phương và thu hút vốn trong nước, đặc biệt là của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp. Trong điều kiện ngân sách địa phương có hạn, cần khai thác tối đa nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương được Chính phủ phê duyệt, tranh thủ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn huyện Gò Công Đông. Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh (gồm các thành phần kinh tế) đều thiếu vốn, có rất ít doanh nghiệp có đủ khả năng tự tích lũy để tái đầu tư mở rộng sản xuất - nếu không có sự trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng. Cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý vốn để tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng vốn kịp thời. Trong điều kiện nguồn vốn có hạn thì cần thiết đầu tư có trọng điểm, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế về tiềm năng và vị trí địa lý gần thành phố Hồ Chí Minh Huy động nhiều nguồn vốn (nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Trung ương, vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay nước ngoài trả chậm hoặc thuê tài chính, vốn FDI, ODA...) và sử dụng có hiệu quả, xử lý đồng bộ các nguồn vốn trung hạn và dài hạn để đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển. Huy động vốn không chỉ trong tỉnh mà còn thu hút trong vùng và cả nước, nhất là vốn trong dân cư hiện đang được đánh giá là còn khá lớn mà huyện chưa được khai thác. Cần phải có chính sách tín dụng hợp lý để đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích giữa người có vốn và các doanh nghiệp có thể vay để phát triển sản xuất. Cụ thể: - Nguồn vốn từ quỹ đất: sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cần thiết cho phát triển các ngành kinh tế biển.. - Nguồn vốn ngân sách: khai thác nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ưu đãi của Trung ương, tăng cường nguồn thu từ kinh tế địa phương; đồng thời, tiết kiệm chi cho tiêu dùng đi đôi với việc xác định và thực hiện cơ cấu chi hợp lý, ưu tiên chi cho đầu tư phát triển các ngành kinh tế biển. Nguồn vốn ngân sách sẽ tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng . Đầu tư tập trung, không dàn trải, tránh lãng phí, thất thoát. - Nguồn vốn tín dụng: tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương của các Ngân hàng quốc doanh và Tổ chức tín dụng, mở rộng vốn tín dụng đầu tư phát triển trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế, đảm bảo tín dụng tăng trưởng ổn định, an toàn bền vững và hiệu quả. - Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp: bằng những chính sách thu hút, khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong nước tập trung vốn cho đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng. - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI: trên cơ sở tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lâu dài lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài, cần đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác và thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ động trong việc mời chào, kêu gọi tìm kiếm đối tác. Việc thu hút đầu tư trực tiếp FDI phải hướng mạnh vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm và tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu. Ưu tiên cho đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có tầm cỡ trên thế giới, tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến, mở lối thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với một số ngành, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư. - Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA: ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Xác định danh mục dự án cần sử dụng nguồn vốn này theo thứ tự ưu tiên để bố trí kế hoạch trung hạn, dài hạn và hàng năm. - Nguồn vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài: thông qua các phương tiện thông tin, thân nhân trong nước đẩy mạnh tuyên truyền, kêu gọi, khuyến khích cộng đồng người Việt Nam - đặc biệt là đồng bào quê hương Gò Công, Tiền Giang đang sinh sống ở nước ngoài về đầu tư phát triển sản xuất; đồng thời, có chính sách ưu đãi thích hợp. 3.4.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố mang tính quyết định của mọi sự phát triển. Vì vậy, để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế biển cần coi trọng việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phải có những giải pháp đồng bộ để sử dụng có hiệu quả nhân tố vô cùng quan trọng này, coi đây là biện pháp cấp bách cần tiến hành ngay. Trước mắt là phải khẩn trương điều tra, sắp xếp lại lực lượng cán bộ có kỹ thuật, chuyên môn về biển. Trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo lại và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có với những cơ chế chính sách thích hợp để đáp ứng yêu cầu to lớn và khẩn trương của công cuôc phát triển kinh tế biển. Đồng thời phải đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực mới, có khả năng xử lý tổng hợp các vấn đề về khai thác và quản lý biển. Có một chính sách thỏa đáng và chế độ ưu đãi đặc biệt thật cụ thể về vấn đề thu hút nhân tài. Tăng cường đào tạo lao động thạo nghề, chú trọng công tác giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí, nâng cao trình độ nhận thức về biển, về quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển cho toàn dân trong huyện và nhất là dân cư các xã ven biển. Tỉnh hỗ trợ ngân sách đài thọ toàn phần hoặc một phần học phí cho các học viên trường nghề, các lớp đào tạo thợ chuyên môn kỹ thuật và quản lý, phục vụ cho các hoạt động kinh tế trong huyện. Trên cơ sở các công tác, tổ chức như: khuyến nông ngư, các trung tâm hướng nghiệp,…, cần tiếp tục nâng cao trình độ lao động, phấn đấu đến năm 2020, có 90% lao động nông nghiệp nói chung được qua các khóa khuyến nông ngư và 35-45% lao động được đào tạo các lớp ngắn hạn về kỹ năng nông ngư nghiệp. Cần tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật tại chỗ (mỗi xã có ít nhất 2-3 cán bộ kỹ thuật) làm nồng cốt hỗ trợ người dân tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi trồng. Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có trang bị hiện đại trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp có sử dụng lao động góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế - kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất. Xây dựng và mở rộng thêm các trường, cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động. Cụ thể: + Đầu tư nâng cấp Trường Đại học Tiền Giang, Trường Cao đẳng nghề Tiền Giang và các cơ sở đào tạo công lập đang có tại tỉnh. Tăng cường cơ sở vật chất, chuẩn hóa giáo viên, chuẩn hóa nội dung và chương trình đào tạo để tăng quy mô, chất lượng đào tạo. + Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư thành lập các trường đào tạo nghề từ công nhân kỹ thuật trung cấp khu vực Gò Công. + Khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn và các trung tâm tư vấn dịch vụ việc làm để định hướng chọn nghề, việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương. - Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài nhất là các chuyên gia đầu ngành phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng cường hợp tác với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong vấn đề đào tạo, tuyển dụng lao động. Cụ thể theo ngân sách của Tỉnh: tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư loại giỏi được thưởng 5 triệu, loại khá 4 triệu, khi về huyện sẽ được hỗ trợ thêm chi phí tàu xe, nhà ở tập thể; nếu tham gia học sau đại học sẽ được thanh toán hoàn toàn tiền học phí, hỗ trợ 500 ngàn đồng/năm tiền tài liệu và sinh hoạt phí mỗi tháng đi học là 650 ngàn đồng đối với nữ và 550 ngàn đồng đối với nam; đối với lao động phổ thông sẽ được đào tạo nghề theo những lớp ngắn hạn từ 3 – 6 tháng, được hưởng lương tối thiểu cộng thêm tiền phụ cấp vùng sâu, khó khăn. - Trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý ngành, tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ... - Thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế và nguồn lao động dự báo trong kế hoạch đã đề ra của Uỷ Ban Nhân Dân huyện phê duyệt nhằm đào tạo nguồn lao động theo yêu cầu phát triển ngành, có sự bố trí cơ cấu lao động hợp lý theo cơ cấu ngành. 3.4.5. Quảng cáo, tiếp thị và mở rộng thị trường Thị trường là nhân tố đặc biệt quan trọng cho sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển kinh tế biển. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển của kinh tế biển đòi hỏi phải không ngừng mở rộng thị trường, kể cả thị trường ttrong và ngoài nước thông qua các hoạt động quảng cáo, tiếp thị. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, ưu tiên phát triển sản xuất các mặt hàng chế biến thủy hải sản, các sản phẩm du lịch biển độc đáo…mang tính cạnh tranh trên thị trường. Tận dụng vị trí cửa mở của vùng ven biển để tăng cường giao lưu kinh tế, mở rộng và phát triển thị trường đến nhiều vùng khác nhau. Tăng cường hội nhập thị trường trong vùng với thị trường cả nước và thị trường quốc tế. Tổ chức các hoạt động quảng cáo, tiếp thị tốt nhằm thu hút sự quan tâm của đông đảo các thành phần dân cư trong địa phương và các vùng lân cận. Khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động hữu hiệu trong các hiệp hội. Hình thành các câu lạc bộ các ngành nghế nhằm phối hợp trong thông tin thị trường, có tác động như sàn giao dịch và thông tin mới về các loại sản phẩm, đặc biệt là những đặc sản trên địa bàn huyện. Quảng cáo là nhằm tạo sự nhận biết của khách hàng đến sản phẩm. Vì vậy, để đạt được kết quả, khi tiến hành quảng cáo và tiếp thị, chúng ta cần trả lời được những câu hỏi:1. Tiếp cận khách hàng như thế nào? 2. Làm sao để tiếp cận khách hàng?. Với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet kết hợp với các công cụ truyền thông nên việc quảng cáo, tiếp thị trở nên rộng rãi và thông thoáng hơn. Sau đây là một số phương tiện truyền thông sử dụng cho mục đích tiếp thị và quảng cáo - Quảng cáo trên báo, tạp chí: hiện nay có khoảng 40 đầu báo, tạp chí được quan tâm nhiều nhất trong số hơn 600 loại báo, tạp chí. Việc lựa chọn đầu báo phù hợp cho mục đích quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm của địa phương là rất quan trọng. Ví dụ: báo Thanh niên tuần san số 150 (năm 2009), chuyên mục du lịch đã quảng bá hình ảnh bãi cát đen Tân Thành thuộc khu du lịch Tân Thành một cách rất lôi cuốn và hiệu quả. - Quảng cáo truyền thanh, truyền hình: quảng cáo truyền thanh tập trung vào hai sóng nhất định là FM và AM vì đây là hai sóng phát thanh thu hút hầu hết những thính giả nghe đài. Mặc khác, hình thức quảng cáo truyền hình đã tạo hiệu ứng tốt (nhưng chi phí khá cao), nhất là đài truyền hình của tỉnh nhà (Đài truyền hình Tiền Giang) và một số đài truyền hình khác: HTV, VTV,... - Quảng cáo ngoài trời: bằng các áp phích, pa nô trên đường phố một các sáng tạo, lôi cuốn,.. nhưng không làm mất mỹ quan đường phố. Đây là loại hình quảng cáo rất phổ biến hiện nay vì tính hiệu quả và tiết kiệm. - Quảng cáo trực tuyến trên Internet thông qua hệ thống trang web - Xây dựng thương hiệu. - Tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề và các hội chợ triển lãm sản phẩm. Nhất là ngành du lịch, hoạt động quảng cáo, tiếp thị mang tính quyết định đối với sự tồn tại của ngành. Ngoài các cách thức trên, ngành du lịch huyện còn đưa vào hoạt động Trung tâm Thông tin du lịch Gò Công Đông - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Thông tin du lịch Gò Công Đông tại Khu Du lịch biển Tân Thành. Công trình được xây dựng kiên cố trên diện tích 152,53m2 và sân 237,85m2 với tổng kinh phí gần 945 triệu đồng từ nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ của Cấu phần B thuộc Dự án phát triển du lịch Mekong Tiền Giang. Công trình đã được bàn giao cho UBND huyện Gò Công Đông quản lý và khai thác hoạt động. - Trung tâm Thông tin du lịch Gò Công Đông là cơ sở thứ 3, sau Trung tâm Thông tin Du lịch Cái Bè và Trung tâm Thông tin Du lịch Long Trung – Cai Lậy. Việc đưa các Trung tâm Thông tin du lịch vào hoạt động là một trong những nỗ lực của ngành Du lịch Tiền Giang, nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho du khách trong và ngoài nước, góp phần quảng bá và xúc tiến du lịch Tiền Giang. 3.4.6. Tổ chức thực hiện quy hoạch kinh tế biển Sau khi ban chấp hành Trung ương Đảng đưa ra nghị quyết về chiến lược biển đến năm 20220, tỉnh Tiền Giang là một trong những tỉnh có tiềm năng về kinh tế biển đã nhanh chóng đưa ra chương trình hành động về chiến lược biển và huyện Gò Công Đông là huyện có nhiều lợi thế trong quá trình phát triển kinh tế biển của tỉnh nhà cũng không nằm ngoài công cuộc phát triển đó. Các ban ngành,các xã biển tiến hành ngay việc lập chi tiết cụ thế của địa phương theo định hướng chung của phương án quy hoạch tổng thể. Trước hết, nhanh chóng hiệu chỉnh quy hoạch chi tiết cho các vùng trọng điểm với các bước đi cụ thể cho từng giai đoạn. Sở kế hoạch-đầu tư cũng như các ban ngành lien quan phối hợp chặt chẽ với nhau, khẩn trương xây dựng các dự án cho các công trình trọng điểm nhằm thu hút vốn đầu tư. 3.4.6.1. Quy hoạch về thủy sản Về việc quản lý tạm thời khu vực sinh giống các loài thuỷ sản: việc tăng cường quản lý bảo vệ và phát triển nguồn giống nghêu, sò huyết và hến ở các thuỷ vực trên địa bàn tỉnh. Xét tình hình thực tế nguồn sinh giống loài thuỷ sản cần được bảo vệ ở vùng biển Gò Công Đông tiến hành quy hoạch các vùng sau: * Khu vực 1: diện tích 196 ha thuộc ấp Tân Phú, vị trí: - Phía Đông: giáp biển Đông. - Phía Tây: giáp rừng phòng hộ. - Phía Nam: giáp sân nghêu ông Nguyễn Văn Săn (chín Săn). - Phía Bắc: giáp ranh giới xã Tân Điền. * Khu vực 2: diện tích 30 ha thuộc ấp Cây Bàng, vị trí: - Phía Đông: giáp cồn nghêu giống. - Phía Tây: giáp bãi biển. - Phía Nam: giáp sông Cửa Tiểu. - Phía Bắc: giáp sân nghêu ông Võ Minh Hùng. 2. Vùng biển thuộc ấp Hộ - xã Tân Điền - huyện Gò Công Đông, có diện tích là 600 ha (sáu trăm ha): - Phía Đông giáp: biển Đông. - Phía Tây giáp: rừng phòng hộ. - Phía Nam giáp: ranh giới xã Tân Thành. - Phía Bắc giáp: bãi biển (đất công). 3. Vùng ven sông thuộc xã Phước Trung - huyện Gò Công Đông có diện tích 20 ha (hai mươi ha) thuộc 2 khu vực: * Khu vực 1: Diện tích 10 ha thuộc ấp Nghĩa Chí – xã Phước Trung - huyện Gò Công Đông, có vị trí như sau: - Phía Đông giáp: tuyến sông biển Đông (thuộc xã Tăng Hoà). - Phía Tây giáp: sông Cửa Tiểu - Phía Nam giáp: xã Phú Đông - Phía Bắc giáp: ấp Nghĩa Chí (cống số 2). * Khu vực 2: diện tích 10 ha thuộc ấp Dương Hòa - xã Phước Trung - huyện Gò Công Đông, có vị trí như sau: - Phía Đông giáp: tuyến sông về ấp Nghĩa Chí. - Phía Tây giáp: tuyến sông về ấp Bình Tân - Phía Nam giáp: xã Phú Thạnh - huyện Gò Công Tây - Phía Bắc giáp: ấp Dương Hòa (đầm tôm Lê Phát Vinh). 4. Vùng bãi thuộc xã Kiểng Phước diện tích 100ha, có vị trí như sau: - Phía Đông: giáp biển. - Phía Tây: giáp đê biển. - Phía Nam: giáp xã Tân Điền. - Phía Bắc: giáp xã Vàm Láng 3.4.6.2. Quy hoạch về du lịch biển Trong năm 2005-2006, UBND huyện cho tiến hành quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái biển Tân Thành (với tổng diện tích là 80,36 ha. Vị trí từ cửa hàng du lịch Tân Thành thuộc Cty Du lịch Tiền Giang đến BQL Cồn bãi huyện với tổng chiều dài là trên 3 km cặp biển) và đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt. UBND huyện cho thành lập ban chỉ đạo và khu du lịch nhằm tăng cường công tác thực hiện triển khai quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái biển Tân Thành. Theo đó, khu du lịch sinh thái biển Tân Thành được xây dựng thành khu du lịch sinh thái phát triển đồng bộ, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, với các khu nghỉ dưỡng, khu sinh hoạt giải trí, thể dục thể thao…với nguồn vốn đầu tư hơn 35,8 tỷ đồng hiện đang thực hiện giai đoạn đầu. Khi hoàn thành, đây là khu du lịch sinh thái ngập mặn phục vụ nhu cầu tham quan nghỉ biển, khu vui chơi giải trí,…mang tính chất nghỉ dưỡng, kết hợp các loại hình sinh hoạt vui chơi bãi biển, du lịch dã ngoại, cắm trại, mua sắm các sản phẩm địa phương và thưởng thức các món ăn vùng biển. Thực hiện công tác kêu gọi đầu tư: (đã liên hệ trung tâm xúc tiến Thương mại tỉnh, Sở Thương mại - Du lịch Tiền Giang hỗ trợ quảng bá du lịch. Hiện có một số nhà đầu tư ở TP Hồ Chí Minh xin hợp đồng thuê đất thực hiện đầu tư) Uỷ Ban Nhân Dân huyện cho tiến hành đo đạt tòan bộ khu vực quy hoạch (đã thực hiện xong), đang tiếp tục xin Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh ra quyết định thu hồi đất và xin vay vốn để có cơ sở kê biên, áp giá, đền bù, giải tỏa, giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án. Sở Thương mại - Du lịch đã xây dựng 100m bờ kè biển theo công nghệ mới tại khu vực biển Tân Thành (vừa bảo vệ đê và phục vụ du lịch) với kinh phí trên 1,7 tỷ đồng. Hiện Sở Thương mại - Du lịch dự kiến tiếp tục thi công thêm 200m kè biển và Trung tâm thông tin du lịch tại khu du lịch sinh thái biển Tân Thành với kinh phí trên 3,5 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm 2007. 3.4.7. Đẩy mạnh hợp tác liên vùng Trên địa bàn huyện Gò Công Đông có cả hai loại thủy vực nuôi trồng thủy sản mặn, lợ và ngọt hóa với độ thích nghi khá đa dạng. Trên các thủy vực vùng nhiễm mặn, lợ ven biển, sau khi tách phần đất được chuyển thành khu công nghiệp có trên 1200 ha đất có mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản dưới nhiều hình thức và gần 2000 ha bãi bồi có thể nuôi nhuyễn thể. Trên các thủy vực ngọt hoa, có khoảng gần 500 ha mặt nước nuôi dạng ao hầm và 100 ha có thể nuôi xen thủy sản. Tuy nhiên, cần lưu ý thủy vực mặn lợ rất nhạy cảm với tác động của các khu công nghiệp sẽ phát triển rất mạnh tại các khu vực ven biển trong tương lai và cần có giải pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường nuôi thích hợp nhằm tiến đến phát triển bền vững. Mặc khác, với vị trí giáp biển Đông và với lợi thế vị trí của cảng cá Cần Lộc (Vàm Láng), ngành đánh bắt thủy hải sản của huyện Gò Công Đông có điều kiện phát triển mạnh theo chiều sâu và chiếm tỷ trọng quan trọng trong cơ cấu ngành thủy sản. Trong phạm vi nhỏ, với lợi thế của huyện về nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch biển, huyện cần có sự kết hợp chặt chẽ với các địa phương lân cận trong Tỉnh nhằm tạo đầu ra an toàn cho các sản phẩm. Ở một diện tích rộng và xa hơn, huyện phải có sự liên kết với các huyện ven biển lân cận khác như: Bình Đại, Ba Tri (Bến Tre) hay huyện đảo Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là các địa phương có nhiều yếu tố tương đồng về các ngành nghề và cả về phương diện địa lý, nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm cũng như những kỹ năng trong sản xuất, phát triển kinh tế. Hợp tác phát triển là một trong nhưng giải pháp quan trọng nhằm tăng cường khả năng thu hút đầu tư, khả năng cạnh tranh, khi mà những điều kiện về vốn, nhân sự và kỹ thuật của Huyện còn rất hạn chế. Do đó, để phát triển nhanh nền kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng, nâng cao đờ sống vật chất tinh thần người dân, Huyện xác định nhu cầu liên kết và hợp tác đầu tư phát triễn với các huyện lân cận, với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tập trung của thành phố Mỹ Tho, với chợ dầu mối thủy sản và hệ thống các siêu thị của thành phố Hồ Chí Minh. 3.5. Kiến nghị Huyện tiếp tục xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cho các xã ven sông, ven biển. Trên cơ sở đó phát huy các tiềm năng của từng vùng và xác định nhu cầu và thứ tự ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hình thành các vùng chuyên canh, bố trí cụm dân cư, hình thành các khu trung tâm xã. Trong lĩnh vực thủy sản: triển khai xây dựng dự án quy hoạch các vùng nuôi thủy sản tập trung nhằm tạo điều kiện cải tạo hệ thống môi trường, kiểm soát dịch bệnh, phát triển các giống loại nuôi phù hợp với thị trường. Trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản: khuyến khích và có chính sách hỗ trợ cho các tàu đánh bắt xa bờ đầu tư phương tiện để chế biến tại chổ, quản lý tốt chất lượng sản phẩm sau đánh bắt. Hình thành các tổ hợp tác khai thác biển nhằm gia tăng hiệu quả đánh bắt kết hợp với bảo đảm trật tự, an toàn, an ninh vùng biển; hoàn thành các dự án neo đậu trú bão cho tàu cá. Đẩy mạnh hợp tác mở rộng ngành nghề chế biến thủy sản. Tiếp tục hỗ trợ xây dựng dự án sử dụng vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Xây dựng và phát triển các làng nghề. Tạo điều kiện cho loại hình kinh tế hợp tác phát triển- đặc biệt là đối với các khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy - hải sản, phát huy hình thức liên doanh, liên kết, xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư. Đối với đánh bắt thủy hải sản: kiến nghị với Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh có ý kiến với ngành chức năng tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đầu tư cho các chủ phương tiện đánh bắt xa bờ, thực hiện khoanh nợ đối với các chủ phương tiện làm ăn thua lỗ trong trận bão vừa qua, đồng thời tạo điều kiện cho họ có đủ vốn tiếp tục tham gia tái sản xuất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại cho các phương tiện khi đánh bắt xa bờ, đề nghị các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm định-kiểm soát các thiết bị kỹ thuật trên phương tiện, trang bị thêm các phương tiện cứu hộ - cứu nạn tiên tiến để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra. Ngoài ra, kiến nghị các ngành chức năng sớm có chủ trương thu phí kiểm định môi trường nuôi – kiểm soát dịch bệnh và phí thủy lợi nhằm duy trì hiệu quả công trình hạ tầng ở các vùng dự án, đồng thời tăng cường kinh phí cho các ngành chức năng xây dựng điểm trình diễn, chuyển giao kỹ thuật nuôi tiên tiến ở những vùng nuôi trọng điểm, tổ chức nuôi thử nghiệm một số loài thủy sản khác phù hợp và có giá trị kinh tế khác ngoài tôm để đa dạng hóa các loài thủy sản nuôi. Bên cạnh đó, tiếp tục mở rộng chương trình đào tạo kỹ thuật viên nuôi thủy sản trình độ từ sơ cấp, trung cấp với hướng ưu tiên hỗ trợ cho các lao động trong độ tuổi trong vùng nuôi và đặc biệt là phải có sự quan tâm đúng mức đối với các sinh viên thuộc ngành thủy sản đang theo học cũng như việc thu hút họ sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương với các chính sách ưu đãi thích hợp. Đầu tư hoàn chỉnh khu du lịch Tân Thành. Mở rộng và phát triển thêm các tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh ban hành chính sách ưu đãi đầu tư về du lịch sinh thái biển Tân Thành huyện Gò Công Đông cụ thể như về chế độ thuế, thuê đất…(hiện du lịch sinh thái thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư và Gò Công Đông thuộc địa bàn ưu đãi nhưng theo quy định về khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (ban hành theo Quyết định số 08/2007/QĐ- Uỷ Ban Nhân Dân ngày 28/03/2007 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang) chưa có hướng dẫn cụ thể). Đối với sản xuất lâm nghiệp: kiến nghị việc xây dựng dự án thi công đê bao ven biển ngăn triều cường hai xã Phú Tân, Phú Đông (nay đã thuộc huyện Tân Phú Đông) kết hợp làm ranh đai rừng phòng hộ và các vùng nuôi thủy sản vừa đáp ứng được nhu cầu giao thông, quốc phòng và bảo vệ đai rừng phòng hộ. Thực hiện trồng rừng trên các cồn (cồn Ngang, cồn Vượt) để hình thành rừng sinh thái ngập mặn, bảo vệ môi trường ven sông – ven biển một cách bền vững. Đối với việc phát triển các ngành dịch vụ: kiến nghị Tỉnh sớm bố trí vốn đầu tư hình thành chợ đầu mối thủy sản ở khu vực Đèn Đỏ - Tân Thành để khuyến khích việc đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản. Sớm xây dựng chợ thủy sản Vàm Láng có quy mô phù hợp với định hướng phát triển kinh tế trong tương lai. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý môi trường cho các vùng chuyên canh. Tiếp tục tiến hành điều tra và nghiên cứu các chỉ tiêu cơ bản liên quan đến hiện trạng các vùng trên bờ và ngoài biển, làm cơ sở cho công tác quản lý, khai thác các tiềm năng kinh tế và bảo vệ môi trường. Đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khác: kiến nghị Tỉnh ưu tiên bố trí vốn xây dựng và nâng cấp các công trình hạ tầng phúc lợi công cộng cho các xã ven biển, triển khai nhanh việc thi công đường ống cấp nước cho cụm công nghiệp Vàm Láng, nạo vét sông Cửa Tiểu và thường xuyên nạo vét sông Cần Lộc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình ở khu du lịch Tân Thành. Cùng với hệ thống đê bao ven sông – ven biển đã được quan tâm nâng cấp vừa làm chức năng phòng chống lụt bão vừa đảm bảo khả năng cơ động của các lực lượng khi có tình huống xảy ra. Công tác phòng chống lụt bão cho các xã ven biển phải được đầu tư với việc hình thành khu né bão, thường xuyên diễn tập các tình huống phòng chống thiên tai cho người dân nơi đây. KẾT LUẬN Một thời gian rất dài Gò Công Ðông vốn nổi tiếng là vùng "đất trắng", là một trong số những huyện nghèo nhất tỉnh vì đất đai bị nhiễm mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Mùa nắng thì "đồng khô, cỏ cháy", mặn xâm nhập kéo dài hơn sáu tháng, đất đai cằn cỗi, sản xuất độc canh cây lúa, chỉ làm được một vụ bấp bênh, năng suất thấp, từ 2 đến 2,2 tấn/ha. Mặt khác, thế mạnh tiềm năng kinh tế biển lại chưa có điều kiện để chú ý khai thác, cho nên đời sống người dân rất cơ cực, vất vả, nhiều hộ dân thiếu việc làm, buộc phải rời xa quê đi làm thuê mướn ở các nơi khác. Hiện nay, một bước ngoặc mới đã làm thay đổi diện mạo của huyện, vực dậy một tiềm năng đang bị bỏ quên. Toàn bộ phía đông của huyện dài 32 km tiếp giáp bờ biển, có tuyến đê sông dài 91 km, được bao bọc bởi ba cửa sông lớn: cửa Soài Rạp, cửa Tiểu và cửa Ðại, là nơi hội tụ nguồn tài nguyên thủy sản đa dạng, phong phú; đồng thời còn là cửa ngõ thứ hai của tỉnh, chỉ cách TP Hồ Chí Minh gần 40 km... Với lợi thế tiềm năng quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển, Ðảng bộ huyện đã xác định việc nuôi trồng, khai thác, đánh bắt và chế biến thủy, hải sản; đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái... là mũi nhọn để phát triển kinh tế. Ngành nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản đang được chú trọng phát triển và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Đáng chú ý là hiện nay mô hình nuôi trồng thủy sản gồm cả nước lợ, nước mặn đang được nông dân trong huyện phát triển mạnh theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi tiến tới xây dựng vùng nuôi tập trung cung ứng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu. Tôm sú, nghêu, tôm càng xanh, các đối tượng thủy sản nuôi khác đang là thế mạnh của huyện biển Gò Công Đông. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, tập trung đầu tư hạ tầng nuôi thủy sản cho vùng ven biển, coi đây là khâu đột phá mang tính bền vững lâu dài cho vùng kinh tế biển của tỉnh. Đầu tư cho sản xuất và chuyển giao công nghệ sản xuất giống thủy sản có chất lượng và giá trị cao, đặc biệt là tôm giống và nghêu giống. Làm tốt công tác dịch vụ hậu cần nghề cá, dự báo môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tăng cường năng lực chế biến, đa dạng hoá sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu Với ưu thế bãi biển, huyện đã hình thành khu du lịch sinh thái biển Tân Thành, hàng năm đón tiếp đông đảo du khách khắp nơi. Với sự đầu tư và nâng cấp của Nhà nước, Gò Công Đông hứa hẹn sẽ mở ra điểm du lịch lý tưởng cho nhân dân toàn khu vực.Với những thành tựu và thế mạnh kinh tế, Gò Công Đông có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần giữ vững an ninh vùng biển, tạo tiền đề và điều kiện cơ bản tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp và nông thôn. Rừng phòng hộ ven biển có giá trị trong việc phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Tiền Giang. Hệ thống đê biển gắn với rừng phòng hộ không chỉ bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, mà còn bảo vệ hệ sinh thái, môi trường, đặc biệt giúp ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội theo đường lối đổi mới và hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, do sự phát triển một cách nhanh chóng các ngành kinh tế biển đã làm cho môi trường biển huyện đang phải “oằn mình” gánh chịu những hậu quả năng nề, cộng thêm tình trạng rừng chết và bị biển xâm thực ngày càng nghiêm trọng. Và do nhiều nguyên nhân khác nhau, các lĩnh vực kinh tế biển còn kém phát triển ở nhiều mặt, việc quản lý và khai thác biển kém hiệu quả, gây lãng phí tiềm năng của biển. Thế kỷ 21 được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương” và để thực hiện thắng lợi Chiến lược biển đã đề ra, cần nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về vị trí, vai trò của biển và thực hiện một số giải pháp sau: - Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý và khai thác biển - Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền - Huy động nguồn vốn đầu tư trong và ngoài huyện cho phát triển kinh tế biển - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Quảng cáo, tiếp thị và mở rộng thị trường - Tổ chức thực hiện quy hoạch kinh tế biển - Quy hoạch về thủy sản - Quy hoạch về du lịch biển - Đẩy mạnh hợp tác liên vùng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Âu (2002), Địa lý biển Đông, NXB ĐHQG Hà Nội. 2. Lê Huy Bá (1997), Quản trị môi trường, NXB KHKT, Hà Nội. 3. Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển và các hải đảo Việt Nam đến năm 2010, Bộ kế hoạch và đầu tư, Viện chiến lược phát triển, Hà Nội, 1996. 4. Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Gò Công Đông đến năm 2020. 5. Nguyễn Khắc Duật (1987), Địa lý kinh tế vận tải biển, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 6. Phạm Văn Giáp (chủ biên), Phan Bạch Châu, Nguyễn Ngọc Huệ (2002), Biển và cảng biển Thế giới, NXB Xây dựng, Hà Nội. 7. Võ Nguyên Giáp (1987), Kinh tế biển và khoa học kỹ thuật về biển ở nước ta, Nông nghiệp. 8. Quang Luyện, Rừng – biển và kinh tế thủy sản, Viện kinh tế trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. 9. Phạm Trung Lương (chủ biên), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông (2001), Du lịch sinh thái-Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam , NXB Giáo dục. 10. Đỗ Ngọc Hà – Nguyễn Đức Phú (1997), Các phương tiện vận tải, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 11. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội. 12. Nguyễn Kim Hồng (2001), Giáo dục môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Tô Thị Lựu (2000), Kinh tế biển ở huyện đảo Cát Hải-TP Hải Phòng, ĐHSP Hà Nội. 14. Vũ Trung Tạng (1979), Nguồn lợi sinh vật biển Đông, NXB KH&KT. 15. Trần Văn Thành (2002), Chuyên đề: “Bảo vệ môi trường”, ĐHSP TP.HCM. 16. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐHQG TP.HCM. 17. Lý Thái Thuận (1990), Biển – Cái nôi của sự sống, NXB Long An. 18. Nguyễn Đức Tuấn (2001), Địa lý kinh tế học, NXB Thống kê. 19. Nguyễn Minh Tuệ,Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, NXB TP.HCM. 20. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2005), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, NXB ĐHSP. 21. Vũ Bội Tuyền, Sản xuất muối biển theo phương pháp phơi nước, Bộ lương thực thực phẩm. 22. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục. 20. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục. 23. Tài liệu tập huấn: Phương pháp quy hoạch phát triển vùng ven biển, Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển (PCM), Tiểu dự án 5, Đồng Hới, 1997. 24. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 8/2007 25. Trích từ báo SGGP 11/5/2002, Huyện Cần Giờ - Khu công nghiệp dịch vụ cảng biển và du lịch sinh thái: Các khu vực quy hoạch ở TP HCM. 26. Trích từ báo Sài Gòn giải phóng ngày 6/10/2000, trang 1, Hội thảo phát triển kinh tế biển Việt Nam, hiện trạng, những mục tiêu và giải pháp. 27. Trích từ báo Tài nguyên và môi trường, ngày 1/9/2007, số 9, Bảo vệ môi trường biển cần một hệ thống giải pháp đồng bộ. 28. Calinkin (G.F), Chế độ vùng biển, NXB Giao thông vận tải. 29. Đubinxki, Những công nghệ tiên tiến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, NXB Giao thông vận tải. 30. L.P.Subaev (1982), Địa lý tự nhiên đại cương, tập 3, Đào Trọng Năng (dịch), NXB Giáo dục. 31. Jaques Vernier (1992), Môi trường sinh thái, Trương Thị Chí, Trần Chí Đạo (dịch), NXB Thế giới, Hà Nội. 32. Website: Nhóm hình 1: Biển Tân Thành Đi trên bãi biển Tân Thành Chòi giữ nghêu ở biển Tân Thành Đê biển Tân Thành Đi dạo trên biển Bãi biển Tân Thành Nhóm hình 2: Đặc sản vùng biển Con sam Con còng Con nghêu Gỏi sam nướng Mắm còng Tôm sú Cua biển và món nham cua Nhóm hình 3: Con nghêu vùng biển Thu hoạch nghêu Các món ăn từ nghêu Nghêu hấp xả Lẩu nghêu Cơm nghêu Nhóm hình 4: Nuôi tôm Đầm nuôi tôm Nuôi tôm công nghiệp Thu hoạch tôm sú Nhóm hình 5: Môi trường biển Một vạt rừng phòng hộ thuộc ấp Hộ, Tân Điền đang biến mất vì sóng Rừng phòng hộ ven biển ở Gò Công Đông bị lấn chiếm để làm vuông tôm Dầu Dầu tràn trên sân nghêu Nghêu chết hàng loạt MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cám ơn Mục lục Danh mục các bảng, biểu đồ, bản đồ MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Biển .................................................................................................................7 1.2. Kinh tế biển .....................................................................................................9 1.3. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ...................................................21 Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG 2.1. Tổng quan về huyện Gò Công Đông ............................................................31 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm về tài nguyên tự nhiên ................................32 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ...................................................35 2.2. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế biển của huyện Gò Công Đông từ 2001 – 2007 ...................................................................45 2.2.1. Các nguồn lực phát triển ....................................................................45 2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông ..................47 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG ĐẾN 2020 3.1. Định hướng phát triển kinh tế biển của Tỉnh Tiền Giang và Huyện Gò Công Đông ............................................................................................79 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế biển của Tỉnh Tiền Giang ..................79 3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế biển của Huyện Gò Công Đông..........82 3.2. Các định hướng phát triển kinh tế biển cụ thể ..............................................87 3.2.1. Định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế biển...........................................87 3.2.2. Định hướng cơ cấu ngành kinh tế biển ...............................................91 3.2.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực ............................................100 3.2.4. Định hướng đầu tư phát triển kinh tế biển .......................................101 3.3. Các chỉ tiêu dự báo .....................................................................................102 3.3.1. Dự báo doanh thu của ngành kinh tế biển.........................................102 3.3.2. Dự báo nguồn nhân lực .....................................................................104 3.3.3. Dự báo đầu tư phát triển kinh tế biển ...............................................105 3.4. Các giải pháp chủ yếu..................................................................................106 3.4.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý và khai thác biển ...............106 3.4.2. Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền........................107 3.4.3. Huy động nguồn vốn đầu tư trong và ngoài huyện cho phát triển kinh tế biển................................................................................108 3.4.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...............................................111 3.4.5. Quảng cáo, tiếp thị và mở rộng thị trường ........................................113 3.4.6. Tổ chức thực hiện quy hoạch kinh tế biển ........................................115 3.4.7. Đẩy mạnh hợp tác liên vùng..............................................................118 3.5. Kiến nghị......................................................................................................119 KẾT LUẬN ............................................................................................................122 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................124 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : GDP huyện Gò Công Đông từ năm 2000-2007 .................................35 Bảng 2.2 : GDP/ người năm 2000 – 2007 ...........................................................36 Bảng 2.3 : Cơ cấu kinh tế huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007 ...............36 Bảng 2.4 : Hiện trạng dân số huyện Gò Công Đông năm 2000-2007 .................41 Bảng 2.5 : Lao động và cơ cấu lao động năm 2000 – 2007 .................................44 Bảng 2.6 : Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh phổ thông nhà nước trên địa bàn huyện Gò Công Đông .....................................................45 Bảng 2.7 : Diện tích nuôi thủy sản lợ, mặn huyện GCĐ từ năm 2000 – 2007.....48 Bảng 2.8 : Sản lượng nuôi thủy sản lợ, mặn huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007 ........................................................................................52 Bảng 2.9 : Hiện trạng ngành thủy sản huyện Gò Công Đông từ năm 2000-2007 .....55 Bảng 2.10 : Hiện trạng các cơ sở dịch vụ phục vụ thủy sản năm 2007 .................57 Bảng 2.11 : Các chỉ tiêu giá trị ngành thủy sản trên địa bàn huyện Gò Công Đông ....... 58 Bảng 2.12 : Lượng khách du lịch biển huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007........ 64 Bảng 2.13 : Cơ sở vật chất ngành du lịch huyện Gò Công Đông...........................66 Bảng 2.14 : Doanh số thu từ hoạt động du lịch biển huyện GCĐ .........................67 Bảng 2.15 : Lao động trong các ngành kinh tế biển năm 2005, 2006, 2007 .........72 Bảng 2.16 : Vốn đầu tư phát triển các ngành kinh tế biển......................................75 Bảng 3.1 : Các nhóm dự án – Các chương trình thuộc khu vực 1 .......................95 Bảng 3.2 : Các nhóm dự án thuộc chương trình phát triển du lịch.......................98 Bảng 3.3 : Dự kiến các chỉ tiêu giá trị ngành năm 2010, 2015, 2020 ................102 Bảng 3.4 : Dự kiến các chỉ tiêu giá trị ngành năm 2010, 2015, 2020 ...............103 Bảng 3.5 : Dự kiến các chỉ tiêu giá trị ngành năm 2010, 2015, 2020 ...............103 Bảng 3.6 : Dự báo nguồn nhân lực phát triển kinh tế biển các năm 2010, 2015,2020 .........................................................................................104 Bảng 3.7 : Dự báo đầu tư phát triển kinh tế biển các năm 2010, 2015, 2020 ....105 DANH MỤC CÁC BIỂU ÐỒ Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu kinh tế Huyện Gò Công Đông năm 2000 và 2007 ...............37 Biểu đồ 2.2 : Hiện trạng dân số thành thị, nông thôn huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007 ..........................................................................44 Biểu đồ 2.3 : Diện tích nuôi thủy sản lợ, mặn huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007 ......................................................................................48 Biểu đồ 2.4 : Sản lượng nuôi thủy sản lợ, mặn huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007 ..............................................................................53 Biểu đồ 2.5 : Số tàu thuyền và sản lượng đánh bắt thủy sản huyện Gò Công Đông từ năm 2000-2007 ..................................................................56 Biểu đồ 2.6 : Lượng khách du lịch biển huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007 ..........65 Biểu đồ 2.7 : Lao động trong các ngành kinh tế biển năm 2005, 2006, 2007 .......73 DANH MỤC CÁC BẢN ÐỒ Bản đồ 1 : Bản đồ hành chính huyện Gò Công Ðông Bản đồ 2 : Bản đồ hiện trạng kinh tế xã hội huyện Gò Công Ðông - Tiền Giang Bản đồ 3 : Bản đồ quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Gò Công Ðông đến năm 2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH030.pdf