Trong những năm qua, ngành kinh tế thuỷ sản đã có những đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung.
Đầu tư phát triển ngành thuỷ sản đã góp phầm vào việc dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động vùng nông thôn và ven biển. giải quyết được một số vấn đề bức xúc của xã hội và vấn đề môi trường. Đồng thời nó cũng là một nguồn xuất khẩu có giá trị kinh tế cao đang được thị trường thế giới đang ưa chuộng. Đối với tỉnh Nghệ An :Nghệ An là một tỉnh có điều kiện tự nhiên và xã hội rất thuận cho việc đầu tư phát triển ngành kinh tế thuỷ sản. Trong điều kiện tự nhiên Nghệ An có bờ biển dài và các nguồn tài nguyên phong phú đa dạng và có giá trị kinh tế cao, trong nuôi trồng thì Nghệ An có diện tích và truyền thống nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là thuỷ sản nước ngọt lâu đời và Thuỷ sản cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên quá trình đầu tư phát triển ngành ngư nghiệp Nghệ An trong thời gian qua còn có nhiều tồn tại và hại chế ;Các nguồn tài nguyên vùng ven bờ đã bị khai thác đến mức báo động với những hình thức và phương pháp khai thác phi khoa học như dùng xung điện và chất nổ, gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của các nguồn lợi và môi trường sinh thái, tronh khi các nguồn lợi ngoài khơi có khối lượng và giá trị kinh tế cao lại chưa được khai thác là bao, Việc đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh trong thời gian qua hầu như chỉ chú trọng đến việc tăng diện tích nuôi trồng và phương pháp nuôi quảng canh là chủ yếu mà chưa quan tâm đến việc thâm canh và bán thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như con giống.Bên cạnh đó do việc quy hoạch dài hạn chưa được quy hoạch và xây dựng một cách cụ thể đã dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, không đồng bộ giữa các lĩnh vực như nuôi trồng, khai tthác và chế biến đã gây lãng phí và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An trong thời gian qua.
Đứng trước thực trạng đó thì một yêu cầu cần thiết được đặt ra là phải đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư cho ngành thuỷ sản kết hợp với việc tổ chức lại cơ cấu đầu tư nằm tạo ra sự đồng bộ giữa cãc lĩnh vực của ngành thuỷ sản sao cho hiệu quả của công cuộc đầu tư có hiệu quả cao nhất.
88 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư phát triển ngư nghiệp Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thác không ngừng tăng đã tao áp lực thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Nghệ An trong thời gian qua. Năm 1998 tổng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu của tỉnh là 1661 tấn trong đó tôm tươi 591 tấn, mực nang tươi 280 tấn, mực ống tươi 552 tấn, cá tươi 58 tấn và các sản phẩm khác là 130 tấn.. Năm 1999 tổng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu của tỉnh là 2464 tấn trong đó tôm tươi 781 tấn, mực nang tươi 486 tấn, mực ống tươi 912 tấn, cá tươi 100 tấn và các sản phẩm khác là 185 tấn. Và dụ kiến năm 2000 tổng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu của tỉnh là 3209 tấn trong đó tôm tươi 1024 tấn, mực nang tươi 572tấn, mực ống tươi 1107 tấn, cá tươi 170 tấn và các sản phẩm khác là 336 tấn.Vì vậy ngoài việc đầu tư nâng cấp mở rộng các cơ sở chế biến hộ gia đình tư nhân ở các cơ sở chế biến Diễn Châu, Nghi Lộc thì đến nay tỉnh Nghệ An đang tiến hành hai dự án đầu tư nâng cấp 2 cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu là dự án 38A, nhằm nâng cấp nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu Cửa Hội với số vốn 140 tỷ đồng và dự án xây dựng mới nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu Quỳnh Lưu 38B làm cho năng lực sản xuất của lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu Nghệ An được tăng lên rõ rệt
Chỉ tiêu
ĐVT
1996
1997
1998
Tổng vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến
Tr.Đ
78468
47286
228839
Nguyên liệu chế biến
-Tôm tươi
-mực tươi
-cá tươi
-sản phẩm khác
tấn
tấn
tấn
tấn
tấn
1084
400
690
30
64
1445
433
815
46
151
1661
591
832
58
130
Chế biến nước mắm
1000 L
8397
10305
9850
Chế biến xuất khẩu
-Tôm đông
-Mực đông
-Sản phẩm khác
tấn
tấn
tấn
265
70
180
15
745
220
315
21
990
201
461
32
Kim ngạch xuất khẩu
1000USD
5000
6500
7200
Số lượng lao động
Người
6170
9823
9088
(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Nghệ An )
4-Dịch vụ hậu cần nghề cá:
Cùng với sự phát triển của khai thác, nuôi trồng và chế biến, lĩnh vực dịch vụ hậu cần cũng được quan tâm. Tong hai năm qua đặc biệt là năm 1997 các đơn vị đóng sửa tàu thuyền cơ khí đá lạnh đều được phục hồi và phát triển, nếu như trước đây hầu hết các đơn vị đóng sửa tàu thuyền chỉ sản xuất các loại tàu thuyền nhỏ để khai thác vùng lộng thì nhờ đầu tư nâng cấp cho đến nay có nhiều cơ sở đã có khả năng đóng được tàu có công suất trên 300cv và hàng năm đóng sửa cho trong tỉnh và tỉnh bạn được trên 300 tàu thuyền lớn nhỏ. Nhà máy sản xuất đá lạnh đã mọc lên ở khắp nơi trong tỉnh, Từ con số không, đến nay toàn tỉnh đã có 68 ngà máy đá với tổng công suất 216tấn/ ngày, đáp ứng được ngày càng tốt nhu cầu bảo quản sản phẩm cho ngư dân. Hệ thống cầu cảng được đầu tư nâng cấp mở rộng nhất là hai cảng là cảng Cửa Hội và cảng cửa Lò, hiện nay cảng Cửa Hội đạt công suất 1 triệu tấn có thể cho tàu 8000-10000 tấn ra vào dễ dàng và có điều kiện để cải tạo nâng cấp công suất lên 1,2 đến 1,5 triệu tấn với tàu 1,5 vạn tấn có thể ra vào thuận lợi Cảng Cửa Lò đặc biệt có ý nghĩa chiến lược trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh, đồng thời cũng là cửa ngõ thông ra biển của nước bạn Lào và Đông Bắc Thái Lan
Tuy có những thành quả nhất định nhưng những năm qua lĩnh vực dịch vụ hậu cần của Nghệ An không được quan tâm đầu tư đúng mức từ đó nó không đáp ứng được yêu cầu phát triển của các lĩnh vực thuỷ sản khác gây khó khăn và thiệt hại trong quá trình phát triển của ngành thuỷ sản Nghệ An đặc biệt là dịch vụ hậu cần cho khai thác xa bờ.. ..
IV- hiệu quả đầu tư phát triển ngư nghiệp
Nghệ An
Trong những năm ngành thuỷ sản đã có những đóng góp đãng kể trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hôi của tỉnh Nghệ An, Đó là sự tăng trưởng kinh tế, lạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước, nâng cao mức sống của người lao động.. .Trong 3 năm 1996-1998 tỷ lệ đóng góp của ngành thuỷ sản vào giá trị tổng sản phẩm của tỉnh không ngừng tăng lên nhờ những kết quả đầu tư cho ngành được tăng cường và hiệu quả đầu tư tăng lên : Năm 1996 giá trị tổng sản phẩm của tỉnh Nghệ An là 5626428 triệu đồng trong đó ngành thuỷ sản đóng góp 125947 triệu đồng chiếm 2,24%, năm1997 giá trị tổng sản phẩm của toàn tỉnh là 6010061 triệu đồng trong đó ngành thuỷ sản đóng góp 146081 triệu đồng chiếm 2,43%, năm 1998 tổng giá trị sản phẩm là 7018664 triệu đồng, rong đó ngành thuỷ sản đóng góp là 3238232 triệu đồng chiếm 6,81%. Bình quân mỗi năm ngành thuỷ sản đóng góp vào giá trị tổng sản phẩm của tỉnh chiếm 3,8%. Tuy so với một số ngành khác trong tỉnh thì ngành thuỷ sản đống góp vào giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh còn nhỏ bé nhưng nó đã góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện xoá đói giảm nghèo của tỉnh đặc biệt là các vùng ven biển và nó đã góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động từ đó nâng cao thu nhập và mức sống của người lao động giả quyết phần nào tình trạng thất nghiệp đặc biệt là ở các huyện vùng sâu, vùng xa. Hiện nay toàn tỉnh Nghệ An có khoảng 2,85 triệu dân trong đó có khoảng 21% dân số sống bằng nghề cá (khoảng 59640 người), trong số ngư dân sống bằng nghề cá thì số lao động có công việc và thu nhập ổn định chếm tỷ lệ không cao số còn lại hầu hết ở tình trạng thất nghiệp do đó mức sống của người dân rất thấp, vì vậy đầu tư phát triển ngành thuỷ sản đã từng bước giải quyết tình trạng này, năm 1996 ngành thuỷ sản đã tạo ra 27020 chỗ làm việc cho người lao động, năm 1998 là 35195 người, năm 1998 tăng lên là 41512 người, trong số lao động trên thì số lao động trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản cá thể còn nhiều không thể thống kê được. Ngoài số lao động chính thức trong ngành thì việc đầu tư phát triển ngư nghiệp Nghệ An trong thời gian qua còn tạo rất nhiều công việc làm và thu nhập cho lao động của các ngành liên quan như dịch vụ, thương mại, chế biến.. .
Đẩy mạnh đầu tư phát triển thuỷ sản còn góp phần không nhỏ vào quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh, giảm bớt chênh lệch về kinh tế giữa các vùng đặc biệt là vùng vên biển đang có điều kiện kinh tế rất khó khăn, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và góp phần thực hiện thành công công cuộc CNH-HĐH nền kinh tế xã hội của tỉnh.
Thuỷ sản phát triển tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nhất là chế biến xuất khẩu phát triển tù đó tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ phục vụ cho sự phát triển của ngành cũng như của toàn xã hội.
* Đánh giá chung tình hình đầu tư phát triển của ngành thuỷ sản Nghệ An trong thời gian qua ta thấy:
+ Về mức độ đáp ứng mục tiêu , yêu cầu của thực trạng phát triển của ngành thì trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng các kết quả thực hhiện đầu tư còn rất nhiều hạn chế.
-Trong mục tiêu dịch chuyển cơ cấu kinh tế và qưuy hoạch lại các vùng ; nuôi trồng khai thác và chế biến thuỷ sản bên cạnh những kết quả đạt được còn có nhiều hạn chế.
- Đối với nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua mặc dù vốn đầu tư và diện tích nuôi trồng không ngừng được tăng lên với tỷ lệ khá cao đặc biệt là sự tăng lên của vốn đầu tư nhưng nhìn chung quá trình quy hoạch phát triển còn rất nhiều tồn tại và đang trong tình trạng tự phát phân tán nhỏ lẻ.
- Đối với lĩnh vực đánh bắt thuỷ sản thì trong thời gian qua Nghệ An là một trong các tỉnh có mức thay đổi cơ cấu đội tàu thuyền nhanh nhất trong cả nước.trong đó số lượng tàu có công sduất lopứn có khả năng khai thác xa bờ tăng nhanh trong khi số tàu có công suất nhỉo và tàu thuyền thủ công lại gảm nhanh chóng.
- Đối với lĩnh vực chế biến thuỷ sản, do còn nhiều hạn chế về vốn nên mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng ngành cũng chỉ quy hoạch được một số vùng trọng điểm thuộc các doanh nghiệp nhà nước hoạc có sự tham gia của nhà nước, còn chế biến nhân dân thì hầu như chưa thể kiểm soát được.
- Mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư tỳi trong thời gian qua nhìn chung quá trình đầu tư vào ngành thuỷ sản của Nghệ An hầu như chỉ mới chú trọng đến quy mô, số lượng mà chưa chú trọng nhiều đến hiệu quả tiài chính và hiệu quả kinh tế xã hội.
- Trong việc nâng cao hiệu quả và tính thiết thực của việc thực hiện các cơ chế chính sách thì do còn thiếu đồng bộ nên trong thời gian qua mặc dù nhà nước cũng như tỉnh đã có rất nhiều các cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư nhưng quá trình thực hiện lại chưa cho kết quả cao.
* Các chỉ tiêu cụ thể được thể hiên qua bảng sau:
Hiệu quả đầu tư phát triển ngư nghiệp Nghệ An
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1995
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
96/95 (%)
97/96 (%)
98/97 (%)
1-Tổng vốn đầu tư
+ Khai thác
+ Nuôi trồng
+ Chế biến
Tr.đ
53900
3500
4200
46200
92208
8740
5000
78468
91086
21800
12000
47286
265869
28000
9000
228839
171
-2
192
2- GDP toàn tỉnh
- Ngành thuỷ sản
+ Tỷ lê.
Tr.đ
Tr.đ
%
4612850
96870
1,8
5625428
125947
2,24
6010061
1460081
2,43
7018664
166327
6,81
30
16
14
3- Nạp ngân sách
Tr.đ
1275
1500
1645
1820
18
9,7
10,6
4-Tạo việc làm
+Khai thác
+Nuôi trồng
+Chế biến
Người
Người
Người
Người
20265
-
-
-
27020
17900
3750
6170
35195
21044
5230
8923
35393
26305
6120
9083
33
17,6
25
5-Thu ngoại tệ
1000USD
-
5000
6500
7200
( Nguồn : Sở kế hoạch đầu tư Nghệ An )
Từ bảng số liệu trên ta thấy quá trình đầu tư vào ngành tuỷ sản của Nghệ An thời gian qua có hiêụ quả tài chính không cao. Nếu lấy lãi suất là 15% trong thời gian qua thì hiệu quả tài chính của quá trình đầu tư chỉ có NPV = 5410,9 triệu đồng. Với một tiềm năng to lớn của tỉnh và với tổng vốn đầu tư rất lớn ( hơn 520 tỷ đồng) thì kết quả này còn rất hạn chế. Nhưng xét về hiệu quả kinh tế xã hội thì hoạt đọng đầu tư đã có một vai trò rất to lớn trong đời sống kinh tế xã hội:Trong đó một vai trò quan trọng đó là khả năng tạo việc làm cho người lao động, trong ba năm từ 1996 đến 1998 thì mức tạo việc làm cho người lao đông trên một đồng vốn đầu tư không ngừng tăng lên, được thể hiện dưới đây
27027
L1996= = 0,29
92208
35195
L1997= = 0,39
91087
35383
L1998 = = 0,13
265869
Trong đó L là khả năng tạo việc làm trên 1 triệu đồng vốn đầu tư. Như vậy qua các số liệu trên ta thấy mức tăng việc làm trên 1 đồng vống đầu tư vào ngành thuỷ sản là khá cao so với các ngành khác như nông nghiệp bình quân chỉ 0.32 theo mùa vụ.Khả năng tạo việc làm đặc biệt là trong đầu tư cho đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đã không những góp phần rất lớn trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp đang tăng nhanh ở vùng nông thôn và đồng bằng ven biển của Nghệ An, tăng thu nhập cho người lao động từ đó góp phần ổn định vvà từng bước nâng cao đời sống của người lao động mà còn góp phần rất lớn trong việc thực hiện chương trình xây dựng lành cá văn minh giàu đẹp, và giải quyết các vấn đề về tệ nạn xã hội. Từ bảng kết quả trên ta có thể thấy tác động của đầu tư đối với từng lĩnh vực của ngành thuỷ sản trong đó đầu tư có tác động lớn nhất đến khả năng tạo việc làm và nạp ngân sách nhà nước,. Năm 1995 toàn tỉnh đầu tư cho ngành là 53900 triệu đồng và năm 1996 là 92208 triệu đồng thì số loa động năm 1996 đã tăng 33% so với năm 1995, trong năm 1997 tổng vốn đầu tư có giảm nhưng mức tăng vẫn tăng 17,6% của năm 1997 so với năm 1996 và 25% của năem 1998 so với năm 1997. Ngoài ra hiệu quả của ngành thuỷ sản đóng góp cho nền kinh tế không ngừng được tăng lên; Giá trị đóng góp vào tổng gía tị sản phẩm năm 1998 tăng 32% so với năm 1996. Đóng góp vào ngân sách tăng 21%, lao động trong ngành thuỷ sản năm 1998 tăng 31% so với năm 1996 trong đó khai thác và nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh, khai thác tăng 47%. Đặc biệt là việc đẩy mạnh xuất khâủ đã thu vầ một lượng ngoại tệ lớn là điều kiện cho việc hợp tác đầu tư và du nhập công nghệ, kỹ thuật của các nước tiến vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cũng như của nền kinh tế.
Tuy nhiên so với tiềm năng to lớn của mình thì trong thời gian qua hiệu quả đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An đạt hiệu quả chưa cao, chưa khai thác hết những tiềm năng to lớn của mình. Để đầu tư khai thác các tiềm năng của tỉnh một cách có hiệu quả thì trong thời gian tới tỉnh Nghệ An cần có những giải pháp và phương hướng cụ thể hơn. Trong đầu tư phát triển chương trình khai thác hải sản xa bờ cần nâng cao hơn nữa vai trò của công tác dịch vụ hậu cần, cải tiến, kỹ thuật, phương tiện đánh bắt. tạo điều kiện cho tàu khai thác cá có đủ điều kiện để bám biển giài ngày.. đồng thời đầu tư cơ cấu lại khai thác vùng lộng một cách hợp lý hơn, cần có những chính sách và biện pháp cụ thể cúng rắn để chấm dất ngay tình trạng khai thác các nguồn lợi thuỷ sản một cách bừa bãi bằng xung điện và chất nổ như hiện nay. Trong nuôi trồng thuỷ sản bên cạnh đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng nhất là nuôi trồng nước mặn lợ thì cần chú trọng nâng cao năng suất nuôi trồng bằng việc tăng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh, đầu tư nghiên cứu, du nhập, cải thiện con giống nhằm tăng năng suất và giá trị sản phẩm, đồng thời tăng diện tích và mật độ thả giống trong diện tích mặt nước được quy hoạch. Trong chế biến và chế biến thuỷ sản xuất khẩu thì bên cạnh không ngừng đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thì phải đầu tư nghiên cứu nhu cầu của thị trường trong nước cũng như quốc tế đồng thời không ngừng nâng cấp, đổi mới trang thiết bị nhằm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của thị trường...
chương III
phương hướng và giải pháp đầu tư phát triển ngư nghiệp Nghệ An
I-Thuận lợi và khó khăn trong việc đầu tư phát triển ngư nghiệp Nghệ An trong thời gian tới
1. Tiềm năng nguồn lực cho sự phát triển
Trước hết phải nói đến tiềm năng và và nguồn lực tự nhiên để phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An. Tỉnh Nghệ An có bờ biển dài 82km với 6 cửa lạch, tổng trữ lượng khoảng 83830 tấn khả năng khai thác khoảng 35-37 ngàn tấn hải sản các loại với nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Hiện nay toàn tỉnh chỉ mới khai thác được 24000 tấn, dụ kiến năm 2000 rẽ khai thác được khoảng 29000 tấn Như vậy nếu làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì khả năng khai thác cho phép khoảng 6000 tấn nữa chưa kể việc di chuyển ngư trường ra ngoài tỉnh và ngoài lãnh hải.
Thứ đến là tỉnh Nghệ An có diện tích mặt nước rất lớn : 14747,3 ha nước ngọt, 2200ha nước lợ chưa kể 20000 ha diện tích sông suối tự nhiên và diện tích bãi triều. Đến nay diện tích mặt nước đưa vào sử dụng mới chỉ đạt 10393 ha, diện tích nước ngọt và 1440ha diện tích nước lợ(970ha thả giống) Hơn nữa hình thức nuôi của tỉnh chủ yếu còn trong tình trạng quảng canh tải tiến, mật độ thả giống và năng suất nuôi trồng còn rất thấp, đây là một trong những tiềm năng để phát triển ngành thuỷ sản trong giai đoạn tới.
Một vấn đề nữa là thị trường và vốn hiện nay đất nước ta đang trong quá trìng hội nhập vào quốc tế và khu vực Việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức AFTA, WTO và các tổ chức quốc tế và khu vực khác nữa đã mở raq thị trường quốc tế rộng lớn, đặc biệt cho ngành thuỷ sản một mặt hàng nước ngoài đanh ưa chuộng và có nhu cầu ngày càng cao. Hơn nữa là một tỉnh gần 3 triệu dân, một đất nước 78 triệu dân thì đây cũng là một thị trường lớn, trong khi nhu cầu của người dân ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.Việc hội nhập của đất nước là điều kiện thuận lợi để tranh thủ nguồn vốn và công nghệ tiến của nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng cũng như lực lượng sản xuất.
Hơn nữa Đảng và Nhà nước với hàng loạt các chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển cùng với việc củng cố xây dựng quan hệ sản xuất,BVMT,BVNL thuỷ sản sẽ tạo điều kiện cho ngành phát triển sau này.
cuối cùng là nguồn lực lao động, Mặc dù so với nhu cầu trình dộ dân trí còn thấp nhưng lại có truyền thống lâu đời và tính cần cù sáng tạo, với gần 3 triệu người thì tỉnh Nghệ An cũng là một thị trường lao động đông đảo và giá nhân công rẻ...tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành.
2-Những khó khăn :
-Yếu tố thời tiết bất lợi, thiên tai, lũ lụt....tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh là những yếu tố khôn lường.
- Tuy đã đạt được nhiều thành quả trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gín qua, nhưng nhìn chung nền kinh tế xã hội của tỉnh còn rất nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu thốn,vốn đầu tư từ ngân sách rất hạn chế..
-Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hiện nay chưa có hiệu lực cao thì nguy cơ nguy cơ suy giảm nguồn lực vẫn còn.
-Tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường quốc tế cũng như mặt trái của cơ chế thị trường rẽ tác động trong khi công nghệ và trình độ quả lý của tỉnh Nghệ An còn thấp.
-Sự cạnh tranh, tranh chấp trên biển Đông vẫn còn tồn tại trong khu vực.
3-Dự báo thị trường
3.1. Thị trường khu vực và thế giới
*Về cầu
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của tất cả các quốc gia đã và đang tăng mạnh, kéo theo việc tăng nhanh chu chuyển hàng hoá thuỷ sản trên phạm vi toàn cầu.Trong thập kỷ qua, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thế giới tăng nhanh, bình quân 25% năm. Nhập khẩu tăng 26,6% năm 1950 lên 50% vào đầu những năm 1990 và tiếp tục tăng khoảng 24-26% trong giai đoạn 1996-2000. Trong thời gian tới quan hệ cung cầu sản phẩm thuỷ sản rẽ mất cân đối gay gắt hơn, hầu hết các mức giá của sản phẩm thuỷ sản rẽ tăng lên trong thời gian tới đặc biệt trong thời gian gần đây nhu cầu về tiêu thụ thịt bò ở các nước phương tây có xu hướng giảm xuống. Trong thời gian tới rẽ có nhiều thành quả của khoa học kỹ thuật được áp dụng vào quá trình hoạt đông sản xuất kinh doanh của ngành thuỷ sản cả về phương tiện kỹ thuật nuôi trồng đánh bắt và chế biến nhưng theo dự báo, về cơ bản về cơ cấu các mặt hành thuỷ sản sẽ không thay đổi đáng kể so với hiện nay.Cùng với việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các nước xuất khẩu thuỷ sản thì yêu cầu về chất lượng sẽ là ưu tiên hàng đầu cho cáàu thuỷ sản trong thời gian tới. Xu thế sử dụng thuỷ sản tươi sống và đông lạnh rẽ phát triển với mức độ rất cao, các mặt hành thuỷ sản chủ yếu bao gồm 4 mặt hàng chính :
+ Giáp xác và nhuyễn thể đông lạnh;nhu cầu rẽ tiếp tục tăng khoảng 25-30%/năm. cá sống, cá tươi rẽ có thể tăng cao hơn với thị trường rộng hơn.
+Cá hộp chủ yếu là cá ngừ hộp ;Nhu cầu rẽ tiếp tục tăng ở mức 15-20%/năm.
+Đồ hộp giáp xác nhuyễn thể và thực phẩm phối chế rẽ tăng mạnh với mức 20-25% /năm, chủng loại đòi hỏi đa dạng hơn.
Các thị trường thuỷ sản chủ yếu vẫn là Nhật Bản,Châu Âu,Bắc Mỹ và Đông Nam á.
*Về cung thuỷ sản :
Trong thập tiên 90, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới tăng rất chậm, bình quân 0,23%/năm. Khả năng tăng sản lượng thuỷ sản thế giới trong tương lai không nhiều,cao nhất cũng chỉ đạt 105 triệu tấn vào năm 2000 và109 triệu tấn vào năm 2005, chủ yếu là do sản lượng nuôi trồng. khoảng 73-75%sản lượng thuỷ sản dùng làm thực phâm trong đó sản phẩm tươi sống chiếm 25-27%, sản phẩm đông lạnh chiếm 25%các sản phẩm khác chiếm từ 20-25%. Châu á là nguồn cung cấp thuỷ sản chủ yếu cho thế giới, chiếm 43,8% sản lượng hải sản và 71,5% sản lượng thuỷ sản nội địa. Nhiều nước trong khu vực kà cường quốc thuỷ sản,vừ có tốc đôi tăng trưởng cao về sản lượng sản xuất và giá trị xuất khẩu thuỷ sản vừa là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn. Sản lượng thuỷ sản tăng liên tục trong thời gian qua chủ yếu là do tăng sản lượng nuôi trồng và khai thác đại dương. Các nước Đông Nam á rẽ tiếp tục dẫn đầu về chế biến xuất khẩu thuỷ sản vào đầu thập niên sau. Năng lực công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển mạnh do sự di chuyển mạnh của các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ châu âu và Bắc Mỹ tới khu vực này.
3.2. Thị trường thuỷ sản trong nước :
Thuỷ sản vẫn là nguồn cung cấp nguồn đạm động vật chủ yếu cung cấp cho nhân dân ta, đạm thuỷ sản có thể chiếm 50%khẩu phần đạm trong thức ăn ứng với mức tiêu thụ sản phẩm 25kg/người/năm,tuy nhiên trong thời gian qua nhu cầu này chưa được đáp ứng một cách đầy đủ mà bình quân chỉ mới 8-10 kg/người/năm(riêng Nghệ An chỉ mới đạt khoảng 4,5-6 kg)vì phải cần một phần đáng kể cho chế biến xuất khẩu, một phần dùng để sản xuất làm thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản.Tổng sản lượng rẽ tiếp tục tăng từ 7,5-8% trong thời gian tới đạt khoảng 1,6 triệu tấn vào năm 2000 và 2,4 triệu tấn năm 2010 tấn.
Do đã tiếp cận và hội nhập với khu vực và thế giới nên thị trường thuỷ sản trong nước rẽ chịu ảnh hưởng ngày càng sâu sắc bởi các thị trường nước ngoài.Các nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu ngày càng đa dạng về chủng loại, nhưng giá nguyên liệu còn biến động nhiều. Về cơ cấu sản phẩm cá tươi, cá ướp đá và sống vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu thụ nội địa, các sản phẩm cchế biến theo phương thức công nghiệp ngày càng có nhu cầu lớn và sử dụng phổ biến ở các thành phố và khu công nghiệp, xuất khẩu tại chỗ rẽ gia tăng trong thời gian tới, thị trường vùng đô thị rẽ có thể thay đổi lớn về chủng loại và yêu cầu chất lượng, thị trường vùng nông thôn, niền núi vẫn chủ yếu là hàng tươi sống, ướp đá và sơ chế nhưng yêu cầu chất lượng ngày càng cao.
II-phương hướng đầu tư phát triển ngư nghiệp
Nghệ An
1-Quan điểm và định hướng phát triển :
1.1. Quan điểm :
+Đẩy mạnh củng cố và dây dựng quan hệ sản xuất nghề cá và đặc biệt là khu vực kinh tế nhà nước và hợp tác, thực hiện đường lối CNH-HĐH nghề cá, tích cực và chủ động trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, lấy xuất khẩu làm mũi nhọn và phục vụ nhu cầu nội địa là quan trọng. Đầu tư dịch chuyển cơ cấu ngành hợp lý và đồng bộ, vừa khai thác các nguồn lợi một cách có hiệu quả vừa bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của các nguồn lợi thuỷ sản
+Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, khuyến khích tư nhân bỏ vốn đầu tư, tích cực ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào nghề cá, không ngừng năng cao năng suất chất lượng sản phấm thuỷ sản.
+Phát triển kinh tế thuỷ sản gắn liền với xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội và giải quyết những vấn đề nông thôn, vên biển và hải đảo, tạo nhiều công việc làm tăng thu nhập, nâng cao dân trí đồng thời giữ vững an ninh trật tự, xây dựng làng cá giàu đẹp văn minh.
+Phát triển kinh tế thuỷ sản gắn liền với bảo vệ an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, tạo ra những hậu cứ an toàn, phòng tránh thiên tai
1.2. Các mục tiêu lâu dài :
+ Khai thác hiệu quả các tiềm năng to lớn của ngành, đầu tư dịch chuyển, xây dựng cơ cấu ngành đồng bộ, hợp lý và hiệu quả. Tăng cường khả năng thu ngoại tệ cho đất nước. Đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thực phẩm nội đại góp phần giữ vững an toàn thực phẩm.
+ Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở làng cá, tăng cường khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần cùng các vùng khác trong nước phát triển và tăng cường khả năng hợp tác đấu tranh giữ vững an ninh chủ quyền của đất nước.
+ Nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư nghề cá, giải quyết các tệ nạn xã hội của làng cá, nâng cấp và từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá, xây dựng nông thôn làng cá giàu đẹp văn minh.
1.3. Các định hướng phát triển :
Trên cơ sở chiến lược ổn định và phát triển KT-XH Việt Nam đế năm 2020; Định hướng phát triển kinh tế thuỷ sản của các tỉnh Duyên hải miền Trung thời kỳ 1994-2000 ; Quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản Nghệ an thời kỳ 1996-2010 ; trên tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng lận thứVIII và nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh Nghệ An khoá 14; Định hướng phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An thời kỳ 2001-2005 là:
-Tiếp tục đẩy mạnh khai thác hải sản vùng khơi,chuyển đổi cơ cấu vùng lộng kết hợp với bảo vệ phát triển nguồn lợi hải sản, bảo đảm phát triển nghề cá ổn định bền vững. Mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài để du ngập công nghệ mới. Xây dựng dịch vụ hậu cần nghề cá lớn mạnh.
-Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản là hướng chiến lược, đậc biệt là nuôi trồng mặn lợ,bãi triều và biển. Coi nuôi trồng là giải pháp lâu dài để tăng sản lượng thuỷ sản. Tăng diện tích nuôi trồng thâm canh và bán thâm canh, kết hợp với trồng rừng ngập mặn bảo vệ môi trường.tập trung nguồn lực để nghiên cứu, du nhập tạo ra con giống và phương pháp nuôi trồng có năng suất và giá trị cao.
-Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng chiến lược và định hướng thị trường, chú trọng chế biến xuất khẩu, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên liệu, hết sức coi trọng công tác bảo quản sau thu hoạch, quy hoạch lại, đầu tư theo chiều sâu khu vực chế biến. Đầu tư nghên cứu thị trường phát triển những mặt hàng mới tăng cường và hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng vệ sinh thuỷ sản.
-Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ vùng ven biển để đáp ứng nhu cầu hậu cần của đội tàu khai thác và nuôi trồng.
- Tiếp tục xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất, đặc biệt là khối kinh tế nhà nước và HTX.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực thuỷ sản.
Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2001-2005:
Danh Mục
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2005
Giá trị tổng sản phẩm
Tốc độ tăng trưởng
Tổng sản lượng thuỷ sản
trong đó:
-Khai thác :
+Vùng lộng
+ Vùng khơi
-Nuôi trồng
+Nước lợ + Biển
+Nước ngọt
giá trị xuất khẩu
Tr. đ
%
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
USD
265000
37000
29000
17.400
11.600
8.000
150
7.750
8.000000
285000
7,5
39.000
30.500
17.000
13500
8.500
200
8.300
8.500.000
340000
7
46.000
34000
16000
18000
12000
800
11200
15000000
(Nguồn Sở kế hoạch và đầu tư Nghệ An)
2- Một số chương trình đầu tư cơ bản
Khai thác :
Trọng tâm chính của chương trình này là chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền để tăng nhanh sản lượng vùng khơi khắc phục tình trạng vùng ven bờ bị khai thác quá mức như hiện nay. Đồng thời đưa sản lượng khai thác hiện nay lên 29000 tấn năm 2000 và 34000 tấn năm 2005. Để đạt được cơ cấu này trong năm 5 tới phải đóng thêm 100 chiếc tàu có công suất từ 150-600cv, 100 chiếc từ 60-90cv. Đồng thời thay thế củng cố nghề lộng nhằm giảm loại tàu 12cv trở xuống.
Chú ý đặc điểm luồng lạch để phát triển đội tàu khơi. Các vùng không có các cửa sông lớn thì phát triển loại tàu trung bình như vùng Diễn Châu, Quỳnh Lưu,các vùng như Nghi Lộc, Cửa Hội có thể phát triển loại tàu to hơn, đồng thời chú ý truyền thống nghề nghiệp của ngư dân từng vùng để phát triển cho phù hợp với kĩ năng.
-Nuôi trồng:
Đẩy nhanh việc thay đàn cá bố mẹ để cải thiện chất lượng con giống tránh tình trạng thoái hoá do tạp giao cận huyết như hiện nay.
Đưa công nghệ nuôi thâm canh vào diện tích ao nhỏ nhằm nâng năng suất lên 2 tấn/1 ha.
Thả giống tôm xuống vịnh Diễn Châu nhằm tái tạo nguồn lợi
Nuôi công nghiệp 300 ha diện tích mặn lợ. phát triển nuôi nhuyễn thể ở bãi biển và lồng bè trên sông.
Trồng 600 ha diện tích rừng ngập mặn.
Chế biến:
- Tiếp tục xây dựng hệ thống kho lạnh ở các cửa lạch còn thiếu
- Sau khi nâng cấp nhà máy 38A, tách nhà máy này thành đơn vị kinh tế độc lập. phát triển thêm nhà máy đông lạnh tại Diễn Châu khi đủ điều kiện về nguyên liệu. Hệ thống nhà máy này sẽ cùng với các đơn vị khác và lực lượng xuất khẩu tiểu ngạch đảm bảo thu mua chế biến khối lượng sản phẩm xuất khẩu 6000 tấn, giá trị đạt 15 triệu USD, trong đó chính ngạch đạt 10 triệu USD vào năm 2005
- Phát triển chế biến nhân dân, chú trọng các mặt hành truyền thống.
- Khuyến ngư và bảo vệ môi trường .
- Chuyển giao công nghệ nuôi thâm canh, bán thâm canh, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và khai thác có lựa chọn.
Thành lập trung tâm giống nuôi trồng thuỷ sản để nghiên cứu, du nhập, lai tạo bảo tồn quỹ gen.
Thành lập các trạm kiểm dịch thú y thuỷ sản, trạm kiểm ngư tại các cửa lạch
-Xây dựng bến cá nhân dân tại các cửa lạch còn thiếu, xây dựng các làng cá tại các cửa lạch.
-Nâng cấp một đơn vị đóng sửa tàu để có thể đóng loại tàu trên 600cv...
3- Nhu cầu vốn đầu tư
-Khai thác:
Đóng mới 100 chiếc tàu khai thác vùng khơi có công suất từ 150- 600cv: 150 tỷ đồng
+Thay thế củng cố nghề lộng : 60 tỷ đồng
-Nuôi trồng :
+Mặn lợ:
Xây dựng đê, cống phụ và cải tạo nội đầm : 16 tỷ đồng
Vốn cho dân vay để nuôi thâm canh, bán thâm canh : 75 tỷ đồng
Vốn trồng rừng ngập mặn : 600ha 6tỷ đồng
+Nuôi nước ngọt :
Cải tạo 12000 ha mặt nước : 18 tỷ đồng
Thả 500 tấn cá giống xuống hồ đập thuỷ lợi và tự nhiên : 1 tỷ đồng
Nâng cấp trại giống cá 1-2 : 5 tỷ đòng
Chế biến :
+ Xây dựng nhà máy đông lạnh tại Diễn Châu: 15 tỷ đồng
+ Xây dựng xí nghiệp chế biến thức ăn thuỷ sản 1 tỷ đồng
+ Đầu tư cho doanh nghiệp chế biến ngoài quốc doanh : 10 tỷ đồng
+ Mở rộng các xí nghiệp quốc doanh chế biến nội địa 6 tỷ đồng
Cơ sơ hạ tầng và dịch vụ hậu cần
+ Xây dựng bến cá nhân dân : 33 tỷ đồng
+ Nâng cấp xí nghiệp đóng tàu: 8 tỷ đồng
+Nâng cập, tăng thêm máy đá, dịch vụ hậu cần : 10 tỷ đồng
- Kinh phí đào tạo, huấn luyện, giáo dục, tuyên truyền, nâng cấp thiết bị, cơ quan văn phòng quản lý nhà nước về thuỷ sản : 4 tỷ đồng
Tổng cộng: 418 tỷ đồng
Dự kiến vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005
STT
Chỉ tiêu
Vốn đầu tư (tỷ.đ)
Cơ cấu
(%)
I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
5
Tổng mức đầu tư
Nguồn vốn đầu tư
Ngân sách
vốn tín dụng
vốn huy động
liên doanh
Cơ cấu vốn đầu tư chia theo từng lĩnh vực
Khai thác hải sản
Nuôi trồng thuỷ sản
+nước lợ
+nước ngọt
Chế biến thuỷ sản
Hạ tầng dịch vụ
đào tạo nhân lực
418
11,5
314,2
87,2
5,1
210
121
97
24
32
51
4
100
2,75
75,18
20,1
1,97
50,02
28,95
80,2
19,8
7,4
12,2
0,96
(Nguồn: Sở kế hoạch Đầu tư Nghệ An )
4- Phương án cân đối vối:
Vốn khai thác vùng khơi :
Vốn tự có : 10%
Vốn vay dài hạn :90%
Vốn đầu tư khai thác vùng lộng :
Vốn tự có :30-40 %
Vốn vay trung hạn : 30-40%
Vốn vay ngắn hạn : 20-30%
-Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ :
Vón vay ngoại tệ 70%
Vốn ngân sách cấp : 10 %
Vốn liên doanh :10 %
Vốn tự có : 10 %
-Vốn đầu tư chế biến xuất khẩu:
Vốnvay dài hạn : 90%
Vốn Tự có 10%
-Vốn đầu tư chế biến nội địa
Vốn Tự có :30-40%
Vốn vay : 60-70%
-Vốn đầu tư nuôi trồng ;
+Vốn đầu tư cải tạo
Vốn vay trung hạn : 70-80%
Vốn tự có : 20-30 %
+Vốn nuôi :
Vốn tự có : 30-40%
Vốn vay ngắn hạn : 60-70%
+nâng cấp trịa giống và thả cá xuống hồ đập:
vốn ngân sách cấp: 60%
Vốn vay : 40%
5-Các dự án ưu tiên đầu tư:
+ Dự án tiếp nối triển khai :
- Cảng Cá Cửa Hội
Bến cá Lạch Quèn
Bến cá Lạch Vạn
Khai thác vùng khơi
Chuyển đổi cơ cấu vùng lộng
Nâng cấp các đơn vị chế biến
Cải tạo, công nghiệp hoá nghề nuôi
+Dự án mới:
Xí nghiệp chế biế thức ăm thuỷ sản
- Bến cá Lạch Cờn
- Xây dựng nhà máy đông lạnh tại Diễn Châu
III-Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngư nghiệp Nghệ An
1-Đường lối chung :
Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng thuỷ sản, bảo đảm vừa khai thác các tiềm năng một cách có hiệu quả vừa bảo đảm sự phát triển bền vững của các ngồn lợi và bảo vệ môi trường sinh thái.
Đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu kết hợp với đầu tư theo chiều rộng nhằm tăng năng suất, chất lượng và số lượng các sản phẩm thuỷ sản.
Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư phát triển kinh tế ngành thuỷ sản với việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế xã hội, thực hiện thành công công cuộc CNH-HĐH nghề cá nói riêng và nền kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, hết hợp chặt chẽ với an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội thuỷ sản giai đoạn 2001-2005 và2010. Trên cơ sở đó để xây dựng chương trình dự án cụ thể cho từng lĩnh vực.
Xây dựng và đề xuất các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước và các nguồn tài tợ khác của tư nhân và cácc tổ chức phi chính phủ.
Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp nhằm quản lý quá trình thực hiện đầu tư trên toàn tỉnh nói chung và đầu tư vào ngành thuỷ sản nói riêng có hiệu quả kinh tế xã hôi cao và phù hợp với mục tiêu quy hoạch tổng thể đã đề ra.
2-Những giải pháp cụ thể:
2-1. Giải pháp trước mắt:
Đứng trước thực trạng của quá trình phát triển và hiệu quả tài chính cũng như hiệu quả kinh tế xã hội của quá trình thực hiện đầu tư vào ngành thuỷ sản trong những năm vừa qua mang lại thì yêu cầu đặt ra trước mắt đối với các cấp các ngành có liên quan là:
* Đối với bản thân ngành thuỷ sản của tỉnh thì yêu cầu trước mắt là phải nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác các cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có vì trong những năm qua chúng ta đã chú trong rất lớn trong việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật mà chưa chú trọng nhiều đến hiệu quả của các hoạt động đầu tư do đó hiệu qủa đầu tư của ngành trong thời gian qua còn thấp (được thể hiện qua các bảng phân tích hiệu quả đầu tư của các lĩnh vực) từ đó nó ảnh hưởng rất lớn đến quắ trình phát triển ngành như quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, khả năng vay vốn của ngân hành của các hộ hay các dự án, không khuyến khích được người dân mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, khả năng thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước và của tỉnh còn hạn chế… Vì vậy yêu cầu tăng hiệu quả đầu tư khai thác các có sở vật chất hiện có là một yêu cầu khách quan cần thiết. Để thực hiện được yêu vầu đó thì ngành thuỷ sản phải thực hiện được các vấn đề sau:
- Đối với nuôi trồng thuỷ sản, thì cần thành lập các trung tâm nhân giống đủ lớn với đội ngũ kĩ sư đủ mạnh để có thể tạo ra con giống có chất lượng tốt phục vụ cho người dân, vì như trên đã nói cho đến nay hầu hết giống của người dân vân đang phải nhập từ trong nam nên gía rất cao do cho phí vận chuyển và bảo quản khi vận chuyển, bên cạnh đó thì việc vận chuyển con giống đi xa từ nơi này sang nơi khác đã ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của con giống. Bên cạnh đó cần phải cung cấp, phổ biến những thông tin kiến thức cần thiết cho người dân đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ vì lĩnh vực này đòi hỏi kĩ thuật rất cao. Đồng thời phải nâng cao diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh thay thế cho hình thức nuôi quảng canh như hiện nay và tăng diện tích được thả giống và mật độ con giống.
- Đối với đánh bắt thuỷ sản: Để nâng cao hiệu quả trong khai thác hải sản trong thời gian tới thì nhệm vụ trước mắt là xây dựng hệ thống dịch vụ hậu cần tốt cho khai thác nói chung và cho khai thác hải sản xa bờ nói riêng, như trên đã nêu lên sự yếu kém của dịch vụ hậu cần đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khai thác , đặc biệt là khai thác hải sản xa bờ, trong việc xây dựng dịch vụ hậu cần cho khai thì vấn đề tạo đầu ra ổn định cho sản phẩn là vấn đề phải được ưu tiên hành đầu. Bên cạnh đó thì cần có những chính sách thích hợp trong việc áp dụng giá cho xăng dầu vì cho đến nay thì xăng dầu mà ngư dân mua vẫn phải đóng phí giao thông kèm theo trong giá.
- Đối với lĩnh vực chế biến thuỷ sản: Trong chế biến nhân dân cần phổ biến những quy trình và công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong chế biến xuất khẩu cần không ngừng nâng cao chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của thị trường các nước có tiềm năng lớn nhưng khó tính như Bắc Mỹ và Châu Âu.
* Đối với tỉnh và nhà nước thì để nâng cao hiệu quả khai thác các nguồn lực hiện có thì trong thời gian tới cần có những giải pháp sau:
- Cần tiếp tục hỗ trợ vốn đầu tư cho người dân, trong thời gian qua do việc khai thác các nguồn lực không được hiệu quả nên vấn đề vay vốn của người dân gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là việc làm việc với các ngân hàng, do không thể trả nợ đúng kỳ hạn nên không những chỉ người vay đó không được tiếp tục vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh mà ngay cả các hộ khác trong huyện cũng khó vay vốn vì vốn ở đây được cắap theo các huyện.
- Cần có những ưu đãi cho việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhất là trong quá trình đầu tư phát triển công nghệ nuôi trồng và phát triển con giống, hợp tác đầu tư nhằm tiêu thụ sản phẩm…
2-2. Những giải pháp lâu dài
a-Tiếp tục củng cố và xây dựng quan hệ sản xuất
Trên tinh thần tiếp cận cổ phần hoá một cách chắc chắn, sau năm 2000 rẽ tiến hành cổ phần hoá 5-6 doanh nghiệp nhà nước nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư nhàn rối của các thành phần kinh tế khác voà hoạt động đầu tư cho ngành thuỷ sản một cách có hiệu quả
Đối với khai thác với tính chất hợp tác cao ngay trong bản chất của nghề nghiệp, cần tác động hướng dẫn cho ngư dân tiến dần từ hợp tác đơn giản lên hợp tác ở mức cao hơn và chặt chễ hơn, từ hợp tác từng phần lên hợp tác toàn diện. Gắn qúa trình đầu tư phát triển lực lượng sản xuất với quá trình củng cố và xây dựng kinh tế hợp tác. Khuyến khích mô hình kết hợp kinh tế khai thác- nuôi trồng- chế biến dịch vụ.
Phấn đấu đến năm 2005 sản phẩm khai thác của thành phần kinh tấ hợp tác chiếm trên 50%.
Trong nuôi trồng lấy mô hình kinh tế hộ gia dình là cơ bản, khuyến khích mô hình trang trại tổng hợp. Quy hoạch lại, chia lại diện tích mặn lợ cho phù hợp với quy mô quản lývà dễ áp dụng kỹ thuật mới.
Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở cả về kỹ thuật, pháp luật và quản lý...
b-Giải pháp cho đầu tư phát triển sản xuất:
b.1-Giải pháp cho khai thác hải sản :
*Đối với khai thác xa bờ:
-Tiếp tục đầu tư đóng mới 100 chiết tàu có công suất từ 150-600cv và 100 chiếc tàu từ 60-90cv nhằm tăng thêm năng lực sản xuất cho khia thác hải sản xa bờ, phấn đấu đưa sản lượng khai thác lên 30500 tấn năm 2001 và 34000 tấn năm 2005
-Đẩy mạnh công tác dịch vụ hậu cần phục vụ cho các phương tiện khai thác hải sản xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả của các phương tiện khai thác hiện có.Cần xây dựng thêm một số cảng cá mới ở các vùng như Diễn Châu, Quỳng Lưu bên cạnh việc mở rộng các cảng cá Cửa Hội, Cửa Lò để vừa thuận tiện cho các tàu đánh cá ra vào thuận tiện vừa là nơi trú ẩn an toàn của tàu thuyền, bên cạnh việc đầu tư củng cố các dịch vụ trên bờ cần xúc tiến đầu tư các dịch vụ dưới nước đặc biệt là tạo nguồn vốn đầu tư để xây dựng dịch vụ ngay ngoài khơi cho các đội tàu đánh cá xa bờ cả về dịch vụ cung cấp các nguyên liệu và thu mua các sản phẩm tạo điều kiện cho các đội tàu đánh cá xa bờ có khả năng bám biển dài ngày, giảm bớt chi phí đi lại và mằm chờ ở các cảng dài ngày của các tàu. Dự kiến vốn đầu tư cho dự án này khoảng 120 tỷ đồng trong đó vốn hỗ trợ của nhà nước là 30%,vốn tín dụng 60% và vốn tự có là 10%.
-Tăng cường đầu tư nghiên cứu cho khoa học công nghệ và môi trường, nhằm vừa tăng lượng thông tin cần thiết về số lượng, chủng loại, nơi cư trú, và chu kì phát triển của các đàn cá,vừa nghiên cứu phát minh, du nhập các công nghệ tiên tiến, hiện đaị phục vụ cho việc khai thác đạt hiệu quả cao hơn.
-Chú trọng công nghệ bảo quản sau thu hoạch ngay trên biển : bên cạnh xây dựng một số đội tàu thu mua trên biển thì các tàu thai thác phải có những biện pháp để bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch một cách tốt nhất
-Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước có nghề cá tiên tiến, sử dụng các khả năng công nghệ, vốn để liên doanh kh, hợp tác khai thác tốn các nguồn tài nguyên ngoài khơi cũng nnhư gần bờ.
* Đối với khai thác gần bờ:
-Tiếp tục đầu tư dịch chuyển cơ cấu tàu thuyền khai thác gần bờ, phấn đấu đến năm 2005 sẽ không còn thuyền thủ công khai thác bừa bãi vùng ven bờ.số lượng tàu thuyền có công suất dưới 12cv sẽ tiếp tục giảm xuống 56 chiếc cho phù hợp với khả năng cho phép khai thác của vùng ven bờ như hiện nay.
-Củng cố lại các hợp tác xã đánh cá ven bờ, nhằm đưa công tác khai thác vùng vên bờ vào quy củ, dễ quản lý, tránh tình trạng tự phát và khai thác tràn lan như hiện nay.
-Đầu tư xây dựng cơ sở vậ chất hạ tầng kỹ thuật xã hội vùng ven biển,cho ngư dân ven biển vay vốn tín dụng ưu đãi nhằm mở thêm các ngành nghề mới nhất là các ngành nghề truyền thống như trồng dâu nuôi tằm...Quan tâm cải thiện đời sống văn hoá xã hội của ngư dân ven biển, Giáo dục ý thức trách nhiệm của người dân về việc bảo vệ sự phát triển bền vững của các nguồn lợi thuỷ sản và sự tác động của môi trường sinh thái.
Để thực hiện được các kế hoạch trên, trong thời gian tới cần ưu tiên tập trung các nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các chương trình đóng tàu khai thác xa bờ và đầu tư các dịch vụ trên biển
b.2-Giải pháp cho nuôi trồng thuỷ sản :
+Đẩy mạnh đầu tư phát triểm nuôi trồng thuỷ sản, coi nuôi trồng là nguồn cung cấp sản phẩp thuỷ sản chủ yếu trong thời gian tới, phấn đấu đưa sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt từ 11200tấn năm 1998 lên 18000tấn và sản lượng nuôi trồng nước lợ từ 800 tấn năm 1998 lên 1500tấn năm 2005. Để thực hiện được các chỉ tiêu đó thì cần thực hiện một số công việc sau:
-Tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng phấn đấu đến năm 2005 sẽ đưa diện tích nuôi trồng nước ngọt từ 8679 ha lên 11600ha và diện tích nuôi trồng nước lợ từ 1440 ha lên 1800ha vào năm 2005.
-Bên cạnh đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng thì cần hại chế diện tích nuôi quảng canh đẩy mạnh việc đầu tư tăng diện tích nuôi quảng canh cải tiến, nuôi thâm canh và bán thâm canh, nâng cao diện tích nuôi trồng nước lợ được thả giống lên 1340ha,đồng thời với việc tăng mật độ con giống trên một m2 từ 5-7 con /m2(bình quân của cả nước hiện nay là 20con/m2)
-Nhanh chóng quy hoạch và đầu tư các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung có quy mô lớn với công nghệ tiên tiến theo mô hình sinh thái bền vững tại các vùng trọng điểm như Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Cửa Lò, chú trọng các hình thức đầu tư thông qua các cơ sở chếa biến thuỷ sản, lấy cơ sở chế biến làm đầu mối quy hoạch đầu tư vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.
-Tăng cường trình độ khoa học công nghệ, phương pháp nhân tạo giống và kiểm dịch con giống ở các đơn vị cơ sở,xúc tiến việc xây dựng một số trạm nhân giống có quy mô lớn ở Bắc Diễn Châu và ở Nghi Lộc, đặc biệt chú trọng đầu tư cho công nghệ, phương pháp nuôi trồng và tạo giống cho nuôi trồng nước lợ,mặn phấn đấu đưa năng suất nuôi trồng từ 100kg/ha như hiện nay lên 270kg/ha vào năm 2005.
-Đẩy mạnh diện tích nuôi trồng xen canh cây lúa vì đây là một thế mạnh của tỉnh chưa được khai thác và là một phương pháp nuôi trồng cần ít vốn đầu tư và có nhiều lợi ích khác.
-Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung, hỗ trợ vốn tín dụng trung và dài hạn cho các hộ nuôi quy mô lớn, chó trọng các chương trình bảo vệ môi trường ở các vùng trọng điểm, quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, đời sống văn hoá xã hội của người dân, truyền bá kiến thức nuôi trồng, khai thác và giáo dục trách nhiệm với lợi ích của cộng đồng.
*Trong chế biến và dịch vụ hậu cần:
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án 38A và 38B, đồng thời quy hoạch lại các làng nghề chế biến truyền thống, tăng cường khả năng khoa học công nghệ hướng dẫn các hộ gia đình chế biến nhỏ lẻ những phương pháp chế biến khoa học nhằm nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm chế biến truyền thống.
-Đầu tư chuyển giao công nghệ có trình độ khoa học kỹ thuật cao nhằm tạo ra một số loại đặc sản thuỷ sản chế biến làm mũi nhọn phá vỡ những định mức trước đây tạo đà cho lĩnh vực công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển mạnh mẽ và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
-Đầu tư xây dựng thêm một số kho lạnh vùng Cửa Hộivà Bắc Diễn Châu đồng thời với việc quy hoạch lại hệ thống các nhà máy sản xuất đá lạnh, giảm bớt số lượng nhà máy và tăng công suất của mỗi nhà máy lên tạo điều kiện thuận tiện cho các tàu cá.
c-Tăng cường công tác đối ngoại, phát huy nội lực để có bước phát triển nhanh và vững chắc:
Phát huy thắng lợi trong công tác đối ngoại trong những năm qua, thắt chặt và mở rộng mối quan hệ đối ngoại để tranh thủ nguồn vốn và khoa học công nghệ, đặc biệt trong quản lý công nghệ khai thác, chế biến. nuôi trồng, trong quy hoạch khảo sát nguồn lợi mổi trường.Chú trọng cả quan hệ hợp tác với nước ngoài lẫn các tỉnh, các viện, các trường trong nước.Thiết lập văn bản và cơ chế quy định để tổ chức thực hiện và quản lý tốt các dự án đầu tư và liên doanh.
Có chính sách phù hợp để khuyến khích nhân dân tự đầu tư, liên doanh cũng như trong việc tạo mặt hàng mới hay phục hồi nghề, sản phẩm truyền thống,khuyến khích sản xuất sản phẩm dùng nguyên liệu, công nghệ và lao động địa phương.
d-Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước và quản lý chuyên ngành:
Hiệu lực quản lý của nhà nước và quản lý chuyên ngành thể hiện ở sự tự giác, tự nguyện chấp hành của cơ sở cà nhân dân.
Muốn vậy, Trước hết ngành phải thông báo, công bố rộng rãi các quy định, quy chế, pháp luật của nhà nước cho nhân dân hiểu và thực hiện một cách đơn giản nhất.
Hai là: cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch, phải xây dựng được quy hoạch phát triển tổng thể dài hạn của ngành phải xây dựng và xác định mục tiêu phát triển lâu dài từ đó xây dựng cá hế hoạch trung và ngắn hạn, vừa phù hợp với lợi ích của người lao động vừa đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Ba là: hiện đại hoá công tác văn phòng, đặc biệt là chế độ thông tin, thống kê. Bước sang năm 2000 phải thông tin hoá chế độ quản lý tàu thuyền, lao động nghề cá cũng như sản lượng thuỷ sản.
Cần đặc biệt coi trọng 2 lĩnh vực khuyến ngư và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bởi đâylà hai lĩnh vực bảo đảm sự phát triển nhanh va bền vững hay không của ngành thuỷ sản khi đã có quy hoạch và kế hoạch.
e-Giải pháp về khoa học và công nghệ
Tiềm năng thuỷ sản của Nghệ An khá lớn nhưng còn lãng phí,năng suất nuôi trồng, khai thác và chế biến còn thấp và bất hợp lý.Để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững cần đẩy mạnh công tác khoa học công nghệ.
Bên cạnh việc áp dụng nhãng kỹ thuật công nghệ phù hợp với trình độ dân trí, nguồn vốn đầu tư và quy mô sản xuất, cấn ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến mang tính mũi nhọn để đẩy nhanh tốc độ, đặc biệt trong công nghiệp chế biến. Khi ứng dung khoa học công nghệ cần quan tâm đến yếu tố tác động môi trường,ví dụ như nuôi tăng sản kết hợp với trồng rừng ngập mặn, khai thác có lựa chọn và qoanh vùng khai thác....
Công nghệ ứng dụng phải được thông qua hội đồng khoa học công nghệ ngành, chi cục bảo vệ nguồn lợi để từ đó giao cho trung tâm khuyến ngư ứng dụng xây dựng mô hình sau đó đánh giá lại mới phổ biến rộng rãi.
f-Đào tạo nhân lực:
Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch 5 năm 2001-2005, công tác giáo dục, đào tạo nhân lực phải được thực hiện ngay từ bây giờ.
Thứ nhất, phải trẻ hoá đội ngữ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ khuyến ngư. Bên cạnh việc đào tạo, trang bị kiến thức quản lý cần đặc biệt coi trong đào tạo kỹ thuật chuyên ngành (đại học và sau đại học)
Thứ hai:Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở để đến năm 2001-2002các cơ sở đều có cán bộ đạt trình độ trung cấp,đại học, cần có những chính sách ưu tiên khuyến khích học, xoá nạn mù chữ đối với ngư dân nghề cá.
Trong các hình thức giáo dục cần luôn luôn coi trọng hình thức giáo dục khuyến ngư, bởi đây là hình thức giáo dục hiệu quả nhất đối với ngư dân.
g-Giải pháp về chính sách
Để thực hiện tốt kế hoạch 2001-2005, trước hết cần phải đề ra những cơ chế chính sách trong những năm trước mắt, ngoài ra cần tiếp tục nghiên cứu để đề ra trong những năm tiếp theo,đó là:
+Đề nghị nhà nước thành lập ngân hàng thuỷ sản.
+Đề nghị nhà nước ban hành luật bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
+Nghiên cứu và tiếp cận "luật đánh bắt thuỷ sản có trách nhiệm" đang hiện hành trên thế giới.
+Nghiên cứu cà tiếp cận phương thức khai thác, quản lý nguồn lợi thuỷ sản có sự tham gia của cộng đồng.Tức là phân vùng khai thác, chia quyền sở hữu biển cho cộng đồng dân cư quản lý khai thác.
+Hình thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
kết luận
Trong những năm qua, ngành kinh tế thuỷ sản đã có những đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung.
Đầu tư phát triển ngành thuỷ sản đã góp phầm vào việc dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động vùng nông thôn và ven biển. giải quyết được một số vấn đề bức xúc của xã hội và vấn đề môi trường. Đồng thời nó cũng là một nguồn xuất khẩu có giá trị kinh tế cao đang được thị trường thế giới đang ưa chuộng. Đối với tỉnh Nghệ An :Nghệ An là một tỉnh có điều kiện tự nhiên và xã hội rất thuận cho việc đầu tư phát triển ngành kinh tế thuỷ sản. Trong điều kiện tự nhiên Nghệ An có bờ biển dài và các nguồn tài nguyên phong phú đa dạng và có giá trị kinh tế cao, trong nuôi trồng thì Nghệ An có diện tích và truyền thống nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là thuỷ sản nước ngọt lâu đời và Thuỷ sản cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên quá trình đầu tư phát triển ngành ngư nghiệp Nghệ An trong thời gian qua còn có nhiều tồn tại và hại chế ;Các nguồn tài nguyên vùng ven bờ đã bị khai thác đến mức báo động với những hình thức và phương pháp khai thác phi khoa học như dùng xung điện và chất nổ, gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của các nguồn lợi và môi trường sinh thái, tronh khi các nguồn lợi ngoài khơi có khối lượng và giá trị kinh tế cao lại chưa được khai thác là bao, Việc đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh trong thời gian qua hầu như chỉ chú trọng đến việc tăng diện tích nuôi trồng và phương pháp nuôi quảng canh là chủ yếu mà chưa quan tâm đến việc thâm canh và bán thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như con giống.Bên cạnh đó do việc quy hoạch dài hạn chưa được quy hoạch và xây dựng một cách cụ thể đã dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, không đồng bộ giữa các lĩnh vực như nuôi trồng, khai tthác và chế biến đã gây lãng phí và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An trong thời gian qua.
Đứng trước thực trạng đó thì một yêu cầu cần thiết được đặt ra là phải đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư cho ngành thuỷ sản kết hợp với việc tổ chức lại cơ cấu đầu tư nằm tạo ra sự đồng bộ giữa cãc lĩnh vực của ngành thuỷ sản sao cho hiệu quả của công cuộc đầu tư có hiệu quả cao nhất.
Đầu tư phát triển ngành thuỷ sản ngoài sự nỗ lực của ngành và tỉnh thì cần có sự ủng hộ, đồng tình của người dân và sự hướng dẫn của Đảng và Nhà nước cùng các cơ quan, bộ ngành có liên quan mới thực sự tạo điều kiện cho quá trình đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An trong thời gian tới đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hồng Minh và các chú, các cô phòng tổng hợp kế hoạch của Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
1-Giáo trình kinh tế đầu tư
2-Lịch sử phát triển kinh tế thuỷ sản Nghệ An
3-Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Nghệ An thời kỳ 1996-2000
4-Kế hoạch phát triển kinh tế ngành thuỷ sản Nghệ An nằm 1999
5-Kế hoạch phát triển kinh tế ngành thuỷ sản Nghệ An giai đoạn 2001-2005
6-Tạp chí cộng sản các số của năm 1996-1999
7-Niên giám thống kê của tỉnh Nghệ An năm 1998
8-Những số liệu cơ bản kinh tế - xã hội Nghệ an-cục thống kê
Mục Lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29813.doc