LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Giải pháp chuyển đổi Công Ty Cổ Phần XNK Intimex thành tập đoàn kinh tế
Công Ty Cổ Phần XNK Intimex là một công ty lớn trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, luôn là một trong ba đơn vị xuất khẩu cà phê và hô tiêu lớn nhất Việt Nam. Hệ thống phân phối rộng khắp, hệ thống các công ty thành viên và công ty liên kết ngày càng tăng lên. Công ty không ngừng mở rộng ngành nghề kinh doanh, hợp tác đầu tư .Chính điều này đòi hỏi Công ty phải có chiến lược và bước đi phù hợp trong thời gian tới, mà việc chuyển đổi sang mô hình tập đoàn là một bước đi hợp lý. Việc chuyển đổi sang mô hình tập đoàn kinh tế sẽ có những lợi thế sau :
Thứ nhất, Công ty được thành lập cách đây trên 5 năm từ việc cổ phần hóa chi nhánh Công ty Intimex Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Chính vì thế từ lâu nhiều người vẫn lầm tưởng Công ty cổ phần XNK Intimex là Công ty cổ phần Intimex Việt Nam. Với việc phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Công ty cổ phần XNK Intimex cần xây dựng cho mình một thương hiệu riêng nhằm tránh sự nhầm lẫn này.
Thứ hai, với hệ thống công ty thành viên ngày càng phát triển, việc chuyển đổi theo mô hình tập đoàn kinh tế sẽ giúp công ty tăng cường hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí, làm cho Công ty ngày càng lớn mạnh, các công ty thành viên trong tập đoàn có thể sử dụng thương hiệu của tập đoàn. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc lựa chọn chuyển đổi theo mô hình tập đoàn kinh tế đảm bảo cho Công ty phát triển bền vững không ngừng.
Thứ ba, với việc chuyển đổi sang mô hình tập đoàn kinh tế sẽ phát huy được lợi thế của kinh tế quy mô lớn, khai thác một cách triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả tập đoàn. Đồng thời, khi chuyển đổi sang mô hình tập đoàn kinh tế, công ty mẹ và các công ty thành viên liên kết sẽ có mối quan hệ chặt chẽ hơn tạo điều kiện cho chúng thống nhất phương hướng, chiến lược trong phát triển kinh doanh, tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của từng công ty thành viên.
Thứ tư, khi chuyển sang mô hình tập đoàn kinh tế, với cương vị tập đoàn kinh tế nếu xây dựng được một thương hiệu lớn mạnh có tiếng, sẽ là giải pháp bảo vệ sản xuất trong nước, cạnh tranh lại với các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn của các nước khác. Ngoài ra, còn có thể vươn ra và không ngừng mở rộng, củng cố thị trường trên thế giới, kể cả thị trường các nước phát triển.
Thứ năm, với mô hình tập đoàn kinh tế sẽ có điều kiện đa dạng hóa về ngành nghề kinh doanh, kết hợp với việc phát huy các ngành thế mạnh sẵn có đòi hỏi công ty phải mở rộng sản xuất kinh doanh, cần một lượng vốn lớn để hoạt động. Chính vì thế khi chuyển đổi sang mô hình tập đoàn kinh tế, công ty mẹ và các công ty con có thể dễ dàng tiếp cận và huy động được các nguồn vốn đa dạng với chi phí hợp lý thông qua các kênh như niêm yết và phát hành thêm cổ phần, phát hành trái phiếu, thu xếp vốn phục vụ cho đầu tư dự án, tiếp cận với các nguồn vốn từ nước ngoài
Thứ sáu, với định hướng trở thành một tập đoàn kinh doanh nông sản và thực phẩm hàng đầu Việt Nam, trong đó mũi nhọn là cà phê, hồ tiêu và các loại nông sản – thực phẩm khác, khi chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn kinh tế, Công ty sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tập hợp các công ty thành viên chuyên về cà phê thành Tổng Công ty Cà Phê Intimex và các công ty nông sản còn lại khác để thành Tổng Công ty Nông sản – Thực phẩm Intimex (trực thuộc Tập đoàn Intimex). Với những tổng công ty chuyên ngành này, Tập đoàn Intimex sẽ vừa có được những “quả đấm thép” tạo ra nguồn doanh thu lợi nhuận lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh chủ đạo của mình, vừa đảm bảo được mục tiêu đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn. Xuất phát từ những đòi hỏi cấp thiết đó, tác giả đã chọn đề tài : “Giải pháp chuyển đổi Công Ty Cổ Phần XNK Intimex thành tập đoàn kinh tế ” để làm luận văn thạc sĩ của mình.
Chương 1 : Cơ sở lý luận hình thành tập đoàn kinh tế và mô hình CTM-CTC
Chương 2 : Phân tích thực trạng hoạt động tại Công ty Cổ Phần XNK Intimex.
Chương 3 : Những Giải pháp nhằm chuyển đổi Công ty Cổ Phần XNK Intimex thành tập đoàn kinh tế.
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp chuyển đổi Công Ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Intimex thành tập đoàn kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏa thuận
giữa công ty mẹ với các công ty thành viên; vị trí của công ty mẹ đối với từng hoạt động
phối hợp với các công ty thành viên.
Quyền của Công ty mẹ trong Tập đoàn Intimex
Quyền của Công ty mẹ đối với vốn và tài sản:
Chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của Tập đoàn để kinh doanh, thực hiện các lợi
ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty.
Định đoạt về vốn và tài sản của Tập đoàn theo quy định của pháp luật.
Được sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của Tập đoàn để đầu tư ra ngoài.
- 68-
Quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn lực khi các công ty thành viên cùng đóng góp
và tham gia vào Tập đoàn.
Quyền của công ty mẹ trong kinh doanh:
Chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh, kế hoạch phối hợp sản xuất, kinh doanh, tổ
chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Kinh doanh những ngành, nghề, lĩnh vực quy định trong giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng, nhu cầu của thị trường trong và
ngoài nước phù hợp với quy chế này.
Tìm kiếm thị trường, khách hàng trong nước, ngoài nước và ký kết hợp đồng.
Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ thuộc tập đoàn, trừ những sản phẩm,
dịch vụ do các công ty liên kết định giá.
Quyết định các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, sử dụng vốn, tài
sản của công ty mẹ để liên doanh, liên kết, góp vốn vào doanh nghiệp; thuê, mua một phần
hoặc toàn bộ công ty khác trong nước và ngoài nước.
Quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty
con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mức vốn điều lệ của mỗi công ty
đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty mẹ; các
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của các công ty con do công ty
mẹ nắm 100% vốn điều lệ; các đơn vị trực thuộc công ty mẹ; các chi nhánh, các văn phòng
đại diện của công ty mẹ ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Cùng với các công ty con và các nhà đầu tư khác thành lập công ty con mới hoặc
công ty liên kết trong nước và ngoài nước dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài với mức cổ phần, vốn góp của công ty
mẹ vào mỗi công ty đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
của công ty mẹ.
Quyết định thuê một phần hoặc toàn bộ công ty khác; mua một phần hoặc toàn bộ
công ty khác với mức vốn đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính
gần nhất của công ty mẹ sau khi được Hội đồng quản trị chấp thuận; tiếp nhận công ty
khác tự nguyện tham gia liên kết với tập đoàn.
Quyền của công ty mẹ về tài chính:
- 69-
Huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ
phiếu công ty; vay vốn của tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác; vay vốn của
người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả,
bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu công
ty mẹ. Trường hợp công ty mẹ huy động vốn để chuyển đổi sở hữu phải được sự đồng ý
của chủ sở hữu và thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chủ động sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty mẹ; được thành lập,
sử dụng và quản lý các quỹ của công ty mẹ theo quy định của pháp luật và phù hợp với đặc
thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh chính.
Quyết định trích khấu hao tài sản cố định theo nguyên tắc mức trích khấu hao tối
thiểu phải bảo đảm bù đắp hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình của tài sản cố định và
không thấp hơn tỷ lệ trích khấu hao tối thiểu do pháp luật quy định.
Không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận thu được từ
phần vốn góp vào các công ty con và doanh nghiệp khác nếu các công ty con và doanh
nghiệp này đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia lãi cho các bên góp vốn và
không bị các hình thức đánh thuế trùng (hai lần) và gộp khác.
Nghĩa vụ của công ty mẹ
Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính của tập đoàn; quản lý, sử dụng hợp lý và có
hiệu quả các nguồn lực.
Nghĩa vụ đối với vốn và tài sản:
Bảo toàn và phát triển vốn tập đoàn đầu tư tại công ty mẹ và vốn công ty mẹ tự huy
động.
Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty mẹ
trong phạm vi số tài sản của công ty.
Định kỳ đánh giá lại tài sản của công ty mẹ theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ trong kinh doanh:
Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký, bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ
do công ty thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
- 70-
Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và
khả năng cạnh tranh.
Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động và quyền tham gia quản lý công ty
của người lao động theo quy định của pháp luật.
Tuân theo các quy định của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, văn hóa, trật tự, an
toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo
quy định của pháp luật.
Chịu trách nhiệm trước tập đoàn về việc sử dụng vốn để đầu tư thành lập doanh
nghiệp khác.
Thực hiện việc quản lý rủi ro và bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm, con người của
công ty mẹ trong sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Chịu trách nhiệm các quy định về thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả
lương đối với người lao động, Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các
Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và cán bộ quản lý khác.
Nghĩa vụ về tài chính:
Tự chủ về tài chính, tự cân đối về các khoản thu chi. Kinh doanh có hiệu quả, bảo
đảm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn do tập đoàn giao, đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế,
thực hiện nghĩa vụ đối với chủ sở hữu và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật.
Quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh bao gồm cả phần vốn đầu tư vào công
ty khác.
Chấp hành đầy đủ chế độ quản lý vốn, tài sản, các quỹ, chế độ hạch toán kế toán,
kiểm toán theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp
đối với các hoạt động tài chính của công ty.
Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, công khai tài chính hàng năm và cung cấp các
thông tin cần thiết để đánh giá trung thực về hiệu quả hoạt động của công ty.
Thực hiện các nghĩa vụ khác được quy định tại quy chế quản lý tài chính của công
ty và quy định khác của pháp luật.
- 71-
3.2.2.2.Xây dựng quan hệ giữa CTM và CTC trong Tập đoàn Intimex
Hội đồng quản trị CTM thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu của công ty mẹ
đối với công ty thành viên do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Trong quan hệ với công ty thành viên do CTM sở hữu 100% vốn điều lệ, Ban điều
hành công ty có trách nhiệm:
- Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định các hồ sơ mà công ty thành viên báo cáo công ty
mẹ để trình Hội đồng quản trị xem xét, thông qua hoặc quyết định.
-Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty
thành viên.
-Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp sản xuất, kinh doanh
tại công ty thành viên.
-Các đơn vị trực thuộc của CTM thực hiện chế độ phân cấp hoạt động kinh doanh,
hạch toán, tổ chức và nhân sự của CTM theo quy định tại Quy chế tổ chức hoạt động của
đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp do Ban điều hành CTM xây dựng và trình
Hội đồng quản trị phê duyệt. CTM chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối
với các cam kết của các đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp.
3.2.2.3.Xây dựng quan hệ phối hợp chung trong tập đoàn Intimex
CTM, các công ty thành viên, công ty liên kết, công ty tự nguyện liên kết, công ty
khác tham gia tập đoàn thực hiện quan hệ phối hợp chung theo các cách như sau:
- Xây dựng quy chế hoạt động chung trên cơ sở thỏa thuận của CTM và các công ty
tham gia tập đoàn Intimex.
-CTM căn cứ quyền hạn, trách nhiệm làm đầu mối thực hiện một phần hoặc toàn bộ
các nội dung phối hợp hoạt động chung dưới đây giữa các công ty trong tập đoàn:
+Phối hợp trong công tác kế hoạch và điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh.
+Định hướng phân công lĩnh vực hoạt động và ngành nghề sản xuất kinh doanh của
các công ty thành viên tập đoàn.
+Tổ chức công tác tài chính, kế toán, thống kê.
+ Hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tập trung của tập đoàn.
+Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản.
- 72-
+Công tác lao động, tiền lương, y tế, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
+Công tác an toàn lao động, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
+Công tác ứng dụng khoa học, công nghệ.
+Đặt tên các đơn vị trong tập đoàn; sử dụng tên, thương hiệu của tập đoàn.
+Thực hiện công tác hành chính, công tác đối ngoại của tập đoàn.
+Quản lý công tác thi đua khen thưởng, văn hóa, thể thao và các công tác xã hội.
+Các nội dung khác theo thỏa thuận của các công ty thành viên trong tập đoàn.
3.2.2.4.Xây dựng quan hệ giữa CTM và các công ty liên kết
CTM thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với công ty liên kết theo quy
định của pháp luật, theo Điều lệ công ty liên kết và thỏa thuận liên kết.
CTM quan hệ với công ty liên kết thông qua các hợp đồng thỏa thuận về thương
hiệu, thị trường, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và các thỏa
thuận khác.
3.2.2.5.Xây dựng quan hệ giữa CTM và các công ty tự nguyện tham gia liên kết
Các Công ty thuộc mọi thành phần kinh tế có thể tự nguyện tham gia liên kết tập
đoàn theo quy định của pháp luật. Công ty tự nguyện liên kết không có cổ phần, vốn góp
của CTM, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định pháp luật tương ứng với
hình thức pháp lý của công ty đó.
Công ty tự nguyện liên kết chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ với CTM và các
công ty thành viên trong tập đoàn theo thỏa thuận liên kết.
Công ty mẹ quan hệ với công ty tự nguyện tham gia liên kết thông qua các hợp
đồng thỏa thuận về thương hiệu, thị trường, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực và các thỏa thuận khác.
CTM cử Ban điều hành làm đại diện để thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ của
CTM đối với công ty tự nguyện tham gia liên kết.
- 73-
3.2.2.6.Xây dựng quan hệ giữa các công ty thành viên
Các công ty thành viên tiến hành các quan hệ sản xuất, kinh doanh bằng cách ký kết
và thực hiện các hợp đồng kinh tế. CTM không áp đặt mệnh lệnh hành chính của mình để
tạo lập hoặc duy trì các quan hệ này. Các công ty trong tập đoàn tự điều chỉnh quan hệ với
nhau thông qua thực hiện chiến lược của tập đoàn. Ban điều hành tập đoàn có vai trò nhất
định trong phối hợp giữa các công ty thành viên.
3.2.3.Xây dựng mối quan hệ trong nội bộ Tập đoàn Intimex.
3.2.3.1.Quan hệ giao dịch kinh doanh
Trong nội bộ Tập đoàn Intimex có các loại giao dịch kinh doanh như mua bán hàng
hóa, quyền sở hữu và các tài sản khác, cung cấp và nhận các dịch vụ, các khoản vay và
góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật.
Công ty mẹ và các Công ty thành viên đều là chủ thể độc lập trong thị trường, hoạt
động theo mục tiêu thị trường. Tuy nhiên giữa các công ty có thể có mối quan hệ chặt chẽ
về hợp tác sản xuất. Vì vậy các giao dịch kinh doanh trong nội bộ Tập đoàn Intimex cần
phải tuân thủ các quy tắc thị trường, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có
lợi, song cũng cần có những bảo hộ ưu đãi theo những điều kiện nhất định.
3.2.3.2.Quan hệ tài chính
Tương tự như quan hệ giao dịch kinh doanh, các giao dịch tài chính giữa các thành
viên trong Tập đoàn Intimex phải được báo cáo đầy đủ và công khai hoàn toàn. Văn phòng
Tập đoàn chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra, giám sát hiệu quả kinh tế và tình
hình đảm bảo giá trị, giá trị gia tăng.
Về chế độ kê khai tài chính, Công ty mẹ và các Công ty thành viên phải kê khai
quyết toán tài chính dựa trên mối quan hệ về tài chính giữa các đơn vị này. Quản lý theo
phương pháp tập trung, nghĩa là tất cả các thành viên trong tập đoàn sử dụng cùng một hệ
thống phần mềm máy tính, một phương thức hạch toán và các thành viên định kỳ báo cáo
lên Công ty mẹ. Ban tài chính thiết lập các chính sách, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
chính, kế hoạch ngân quỹ tùy theo từng thành viên trong tập đoàn.
- 74-
3.2.3.3.Quan hệ đầu tƣ
Quan hệ về đầu tư bao gồm những vấn đề như nguồn vốn, thiết lập các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động...
Về nguồn vốn, Tập đoàn Intimex không thể có đủ lượng tài chính để thỏa mãn tất
cả các nhu cầu về vốn của các Công ty thành viên. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu về vốn, các
Công ty thành viên cũng phải tự tìm nguồn vốn ngoài sự hỗ trợ của Công ty mẹ bằng cách
giao dịch trực tiếp với các ngân hàng thương mại hoặc các thị trường vốn.
Trong quan hệ đầu tư, Tập đoàn Intimex xác định các chỉ tiêu mang tính vĩ mô như
mức vay vốn thích hợp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động chính để vay vốn. Công
ty mẹ chỉ giám sát hiệu quả hoạt động, còn Ban điều hành cùng lãnh đạo các Công ty
thành viên chịu trách nhiệm hoàn toàn việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu này.
Để đảm bảo cho Tập đoàn Intimex sử dụng vốn một cách hiệu quả cần chú ý đến
việc cơ cấu lại khoản vốn tồn đọng bằng cách rút bớt khoản vốn không hiệu quả để tập
trung vào những khoản vốn mang lại hiệu quả:
+ Tập trung vốn cho các Công ty thành viên có khả năng phát triển tốt.
+ Hỗ trợ một số thành viên chủ chốt trong Tập đoàn Intimex đạt được yêu cầu của
thị trường và thỏa mãn việc lưu thông tiền tệ.
+ Đầu tư dây chuyền sản xuất kỹ thuật cao, sản phẩm tốt.
Hội đồng quản trị Tập đoàn Intimex có quyền độc lập ra các quyết định đầu tư trong
hạn mức vốn và phạm vi nhất định. Tương tự như vậy, Hội đồng quản trị các Công ty
thành viên cũng có quyền độc lập đưa ra các quyết định đầu tư trong giới hạn vốn và phạm
vi cho phép. Những quyết định vượt ngoài giới hạn mức độ vốn và phạm vi cho phép phải
đưa ra Đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp luật và điều lệ của Tập đoàn Intimex.
3.2.3.4.Quan hệ trao đổi thông tin
Với mô hình Tập đoàn Intimex như đã xây dựng phần trên thì quan hệ giữa các đơn
vị trong Tập đoàn là quan hệ pháp nhân bình đẳng. Trong công tác quản lý có thể có một
số phát sinh như ý kiến giữa trên và dưới không thông suốt, mất thời gian, quá trình ra
quyết định của Tập đoàn Intimex mất thời gian, thiếu tính thực tế, không thể dùng phương
pháp mệnh lệnh hành chính để điều hòa những bất đồng giữa các pháp nhân. Vì vậy, yêu
- 75-
cầu đặt ra đối với việc xây dựng quan hệ thông tin trong Tập đoàn Intimex là làm sao
quyết định của Công ty mẹ được chính xác, kịp thời và có tính thực tiễn cao. Đảm bảo các
Công ty thành viên của Tập đoàn xoay quanh mục tiêu chiến lược của Tập đoàn, hợp tác
lẫn nhau ngày càng mật thiết, điều hòa được những bất đồng giữa các pháp nhân.
Chính vì thế trong Tập đoàn Intimex phải thành lập một số phòng ban chức năng
như ban tài chính kế toán, ban nguồn nhân lực, ban chiến lược đầu tư, ban kế
hoạch...Những ban này nghiên cứu đưa ra các chính sách hoặc các thủ tục để Hội đồng
quản trị xem xét, thông qua và giao cho các Công ty thành viên thực hiện.
Thông tin giữa các Công ty thành viên thường xuất hiện thông qua kênh cơ bản từ
Tập đoàn.
3.3.Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển đổi Công ty cổ phần XNK Intimex thành
TĐKT
3.3.1.Cổ phần hóa các Công ty thành viên hạch toán độc lập đang trong quá trình
chuyển đổi và kết nạp các thành viên mới.
Cho đến thời điểm hiện nay, Công ty còn 05 công ty trực thuộc chưa tiến hành cổ
phần hoá là: Chi nhánh Công ty CP XNK Intimex Tại Tây Ninh, Chi nhánh tại Cần Thơ,
Chi nhánh tại Buôn Ma Thuột, Trung Tâm thương mại Intimex tại Đăklăk, và Chi nhánh
tại Thăng Long. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến việc chuyển đổi Công ty CP XNK
Intimex thành TĐKT hoạt động theo mô hình CTM-CTC. Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần
hoá 05 doanh nghiệp này, cần tiến hành triệt để các biện pháp sau:
- Đánh giá hiệu quả thực tế các doanh nghiệp sau cổ phần hóa để rút ra những kinh
nghiệm thành công và chưa thành công của các doanh nghiệp. Qua đó làm cho mọi doanh
nghiệp thấy được lợi ích rõ ràng, những bài học cụ thể từ cổ phần hóa. Điều này sẽ có tác
động làm thay đổi nhận thức, tạo những hiểu biết tốt hơn, từ đó tạo niềm tin và động lực từ
bên trong của doanh nghiệp. Đồng thời có chiến lược hỗ trợ một cách có hiệu quả về đào
tạo nâng cao năng lực trước, trong và sau cổ phần hóa.
Chi nhánh Công ty CP XNK Intimex tại Tây Ninh:
Chi nhánh này trong thời gian qua có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối sĩ các
mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tại khu vực Tây Ninh. Đến quý IV năm 2011 Chi nhánh Tây
- 76-
Ninh tiếp quản dự án Siêu thị Tây Ninh hoàn thành và phát triển thành Công ty cổ phần
Intimex Tây Ninh tiếp tục làm trung tâm thương mại tại Thị Xã Tây Ninh.
Chi nhánh Công ty CP XNK Intimex tại Cần Thơ:
Với ưu thế về vị trí địa lý, Chi nhánh sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của Tập đoàn
Intimex trong việc đầu tư xuất nhập khẩu nông sản, mà cụ thể là tập trung xuất khẩu mặt
hàng lúa, gạo trong thời gian tới. Từng bước tạo dựng uy tín thương hiệu của Tập đoàn cho
việc phát triển thương hiệu khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Trung Tâm Thương mại Intimex tại Buôn Ma Thuột :
Chi nhánh này hoạt động có sự sụt giảm trong những năm gần đây, hoạt động cầm
chừng, lời giả, lỗ thật. Nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý điều hành chưa hiệu
quả, còn trông chờ ỷ lại vào CTM; Nguyên nhân khách quan là kinh tế khủng hoảng nhu
cầu tiêu dùng của người dân giảm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi đó, Chi nhánh tại Buôn Ma Thuột kinh doanh hàng nông sản có hiệu quả nên
trong thời gian tới sẽ kết hợp giữa Trung Tâm Thương Mại và Chi Nhánh tại Buôn Ma
Thuột thành Công ty cổ phần Intimex Buôn Ma Thuột từ đó Công ty có thể lấy hiệu quả từ
lĩnh vực truyền thống là kinh doanh nông sản để nuôi sống trung tâm bán buôn tại khu vực
này nhằm định hướng phát triển bền vững tại khu vực Tây Nguyên.
Chi nhánh Công ty CP XNK Intimex tại Thăng Long : chi nhánh này được thành lập từ
ngày 01/10/2007 nhằm phát triển lĩnh vực xuất khẩu nông sản tại khu vực phía Bắc, đồng
thời tiếp tục đầu tư sang thị trường biên giới phía Bắc với đối tác là Trung Quốc. Tuy
nhiên, trong những năm vừa qua doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả và có tư
tưởng ỷ lại chờ nguồn vốn kinh doanh từ CTM. Vì vậy, việc cổ phần hóa đơn vị này giúp
doanh nghiệp tự chủ về tài chính và tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.
Kết nạp thành viên mới vào Tập đoàn Intimex
Các doanh nghiệp bên ngoài đã cổ phần hoá, nếu muốn tham gia vào Công ty và
Công ty đánh giá họ có năng lực và có ngành nghề phù hợp với chiến lược phát triển kinh
doanh của CTM, thì CTM có thể kết nạp thêm thành viên mới bằng cách mua cổ phần của
công ty đó để trở thành CTC hoặc công ty liên kết của CTM. Việc tham gia này thực hiện
theo nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi.
- 77-
3.3.2.Giải pháp huy động, bảo toàn vốn và phân chia lợi nhuận giữa các thành viên
trong tập đoàn
Tăng cường công tác giám sát, kịp thời ngăn chặn phát hiện những rủi ro tiềm tàng
phát sinh, đề xuất hướng xử lý.
Tăng cường đối chiếu công nợ, thu hồi nợ đến hạn, có biện pháp hữu hiệu xử lý các
khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, cương quyết không để nợ khó đòi xảy ra.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản vốn vay phát sinh, đảm bảo tính hiệu quả, tính an
toàn trong kinh doanh.
Tăng cường công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sử dụng tài sản cố định ở tất cả các Công
ty thành viên, có biện pháp quản lý, sử dụng tài sản có hiệu quả.
Có phương án phòng chống rủi ro đối với tài sản vật tư, hàng hoá, quản lý kho hàng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thường xuyên phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng
lĩnh vực, phân tích hiệu quả kinh tế, phân tích biện pháp bảo toàn vốn.
Thực hiện huy động vốn qua tín chấp và tiến tới thông qua thị trường tài chính.
Phát hành cổ phiếu huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
Việc phân chia lợi ích bên trong tập đoàn bao gồm cả phân phối nguồn lực và lợi
nhuận phát sinh, chú ý đến lợi ích chung của cả tập đoàn và lợi ích của từng bộ phận doanh
nghiệp tham gia tập đoàn. Việc phân phối lợi ích trong nội bộ tập đoàn một cách khoa học
và hợp lý sẽ đảm bảo tăng cường và phát huy sức mạnh của tập đoàn. Thực hiện những
nguyên tắc chủ yếu sau đây để điều hòa phân phối lợi ích trong nội bộ tập đoàn :
+Nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Đây là cơ sở của sự phân phối lợi ích nội bộ
tập đoàn, thể hiện nguyên tắc chung của mối quan hệ kinh tế thị trường.
+Phân phối lợi ích hợp lý được xác định theo qui luật kinh tế thị trường, theo sự
biến động của giá cả thị trường.
+Nguyên tắc ủng hộ những cải cách tiên tiến, không bảo thủ duy trì những cơ chế
lạc hậu. Đây là quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Nguyên tắc này được thể hiện
cần đảm bảo sự hài hòa giữa cạnh tranh và bảo hộ trong nội bộ tập đoàn.
- 78-
+Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa CTM và CTC và giữa các CTC
với nhau một cách thỏa đáng, nếu không sẽ gây khó khăn trong kiểm soát và thực hiện
định hướng chiến lược chung của toàn Công ty.
3.3.3.Xây dựng lại cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của ban kiểm soát
Để nắm bắt được kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của CTM tại các công ty thành viên, CTM cần
phải nâng cao vai trò của ban kiểm soát trong Tập đoàn bằng cách:
Cơ cấu tổ chức :
-Ban hành quy chế hoạt động của các thành viên Ban kiểm soát là đại diện của
CTM tại các công ty thành viên, trong đó quy định rõ chế độ báo cáo định kỳ của các
thành viên Ban kiểm soát, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên.
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ Ban kiểm soát tại CTM.
- Phân công hợp lý công việc của nhân viên kiêm nhiệm là thành viên Ban kiểm
soát là đại diện của CTM tại các công ty thành viên.
Chức năng, nhiệm vụ :
-Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông
trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
-Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo
tài chính.
-Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng
của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
3.3.4.Giải pháp mở rộng thị trƣờng, phát triển thƣơng hiệu trong và ngoài nƣớc
Để nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình, Công ty cần
phải có chiến lược dài hạn về phát triển mạng lưới khách hàng cũng như thị phần của
mình.
Đối với nhà cung ứng và thị phần trong nƣớc.
- 79-
Tập trung duy trì mối quan hệ tốt đối với những nhà cung ứng truyền thống và tăng
cường tìm kiếm những nhà cung ứng tiềm năng. Công ty nên thường xuyên gặp gỡ, trao
đổi, chia sẽ những kinh nghiệm trong ngành với nhà cung ứng để hiểu được những yêu cầu
của họ.
Ngày nay cùng với sự phát triển của thông tin, nhà cung ứng trong nước rất nhạy
với những biến động của các hiện tượng kinh tế, chính trị xã hội. Hơn nữa, chủ trương phát
triển kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho các nhà cung ứng
trong nước có điều kiện tự do kinh doanh, thực hiện xuất khẩu trực tiếp. Chính vì thế công
tác chăm sóc nhà cung ứng càng trở nên quan trọng trong hoạt động của công ty.
Trên thực tế, mặc dù có những đối thủ cạnh tranh mua hàng với mức giá cao hơn
Công ty và các nhà cung ứng trong nước có thể bán hàng trực tiếp cho khách hàng ngoại
nhưng họ vẫn thích bán hàng cho Công ty. Đây chính là nhờ vào uy tín của công ty và uy
tín của Ban lãnh đạo Công ty. Tuy nhiên, để không ngừng củng cố và phát huy lợi thế này
ngoài việc công ty nên thực hiện các chính sách sau đây: chuyên môn hóa trong hoạt
động, thành lập hồ sơ quản lý nhà cung ứng, gia tăng lợi ích cho nhà cung ứng – xem nhà
cung ứng là một phần của Công ty, thực hiện chia sẽ khó khăn và lợi nhuận với nhà cung
ứng. Đánh giá và thông tin chính xác năng lực nhà cung ứng cho tất cả các đơn vị kinh
doanh nghành nghề liên quan nhằm giảm thiểu những rủi ro trong quan hệ ký kết hợp
đồng.
Đối với khách ngoại và thị trƣờng xuất khẩu.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê là ngành mang lại hiệu quả kinh doanh cao
nhưng có tính rủi ro cao. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ quí 2 năm 2008 đã
gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng Mỹ và hoạt động kinh doanh toàn cầu. Chính
vì thế, ngay lúc này công ty cần phải tiến hành đánh giá tình hình tài chính của các đối tác
hiện hữu. Công ty cần phải xem xét các đối tác có khả năng vượt qua được khủng hoảng
hay không; cần thiết kiểm tra, đánh giá các ngân hàng của đối tác; phải tăng cường bán
hàng giao ngay, giao hàng đến đâu nhận tiền đến đó tránh tình trạng giao hàng ứng tiền sẽ
có nhiều rủi ro trong giai đoạn khủng hoảng này.
Công ty tìm cách đưa cà phê và các sản phẩm chế biến từ cà phê vào hệ thống phân
phối của các nhà phân phối lớn sẽ không những đẩy mạnh tiêu thụ cà phê trong nước mà
- 80-
còn mở rộng tiêu thụ cà phê Việt Nam ra thị trường nước ngoài theo hệ thống phân phối
toàn cầu của các doanh nghiệp này.
Tăng cường hoạt động maketing, tìm kiếm nguồn khách hàng và thị trường xuất
khẩu mới cho cà phê. Chủ động giao lưu qua các cuộc triển lãm, xúc tiến thương mại trong
nước và quốc tế để kí kết hợp đồng với các nhà rang xay lớn, hạn chế thực hiện bán hàng
cho các đơn vị kinh doanh trung gian. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới ngày
càng tăng đặc biệt có sự góp mặt của một số thị trường mới ở Đông Âu, Đông Bắc Á,
Trung Đông. Những thị trường này rất giàu tiềm năng với lượng người tiêu dùng rất lớn
trong đó có Trung Quốc, Nga, Philippine là các quốc gia có dân số đông, cơ cấu dân số trẻ
và có nhiều doanh nghiệp lớn. Nếu khai thác được những thị trường này về tương lai, công
ty sẽ chủ động nguồn ra, tăng lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trên
trường quốc tế.
Nhƣ vậy : Công ty nên hợp tác với một số hãng nước ngoài theo chuyên môn sâu
trong lĩnh vực nông sản. Liên kết với các nhà cung cấp nguyên liệu để có được nguồn
nguyên liệu tốt nhất với giá cả hợp lý nhất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
+Đầu tư, góp vốn thực hiện liên danh, liên kết với một số bạn hàng trong và ngoài
nước.
+Liên kết, hợp tác với các đơn vị trong ngành để tạo sức mạnh nhằm làm giảm sự
cạnh tranh giữa các công ty.
Phát triển thƣơng hiệu Intimex cần quan tâm các giải pháp sau :
-Xây dựng tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu. Đề ra các mục tiêu và kế hoạch cụ thể
nhằm phát triển thương hiệu Intimex cho thị trường trong và ngoài nước.
-Đối với các mặt hàng nông sản phải xây dựng thương hiệu gia đình(mỗi hàng hóa
và dịch vụ đều mang một thương hiệu). Nhằm phát huy thế mạnh thương hiệu truyền
thống của công ty mẹ là kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản.
-Đối với các hoạt động bán lẻ, bán buôn ở thị trường nội địa cần xây dựng mô hình
đa thương hiệu để vừa tận dụng uy tín xuất nhập khẩu tổng hợp đã có từ lâu, vừa phát triển
các thương hiệu mới.
-Đăng ký bảo hộ thương hiệu trên thị trường thế giới. Nếu không đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu ở thị trường nước ngoài mà Công ty đang kinh doanh sẽ dẫn đến hậu quả mất thị
- 81-
trường vào tay các doanh nghiệp nước ngoài, gây thiệt hại to lớn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
3.3.5.Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản xuất khẩu
Sản phẩm cà phê, hạt tiêu, hạt điều đang được Công ty xuất khẩu cho các đối tác vẫn
được thực hiên dựa vào tiêu chuẩn cũ mà bây giờ trên thế giới không còn áp dụng. Các
hợp đồng mua bán dựa trên thỏa thuận giữa Công ty và khách hàng. Những nhà mua hàng
trung gian rất thích mua hàng theo cách này vì họ sẽ thu lợi rất lớn từ việc ép giá trừ lùi và
chênh lệch giá sau khi tiến hành sơ chế để đạt các tiêu chuẩn giao dịch trên thị trường kì
hạn.
Cà phê hạt (loại R1, R2) của Công ty xuất bán cho các đối tác vẫn chưa đạt chuẩn các
chỉ tiêu của Hiệp hội Cà phê quốc tế (ICO) về độ ẩm, tạp chất, hạt hư (non, lép, đen) do
khâu sơ chế còn dựa nhiều vào tự nhiên (phơi nắng) hoặc sấy thủ công. Bên cạnh đó, việc
nâng cao chất lượng sản phẩm và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn ngừa nấm mốc
cũng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vẫn chưa được quan tâm thường xuyên.
Quá trình vận chuyển và bảo quản cũng là một trong những nguyên nhân làm cà phê
dễ bị vỡ thêm, bị lên men, có mùi vị lạ. Để khắc phục tình trạng này thì công ty cần xem
xét cả ba khâu thu mua, vận chuyển và bảo quản. Khi ký kết hợp đồng thu mua với người
sản xuất thì công ty nhất thiết phải cử người xem xét nông trại trồng cà phê của họ về
giống, loại phân chăm bón là phân hữu cơ hay phân hóa học, tay nghề người thu hái cà
phê, qui trình chế biến, …. Trong khâu bảo quản cà phê, các nhân viên quản lý kho bãi của
công ty cần tránh đặt cà phê vào các chỗ có độ ẩm cao nhất là khi vào mùa mưa, thường
xuyên kiểm tra hàng lưu kho không để tình trạng hàng xuống cấp.
Công ty cần kết hợp cùng với công ty CafeControl và VinaControl để giám sát quy
trình trồng và kiểm tra chất lượng của cây cà phê, hạt tiêu, hạt điều . Ngoài ra, một trong
những giải pháp chính để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu của Công ty là áp dụng
tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 để tạo điều kiện cải thiện chất lượng, nâng cao uy tín và sức
cạnh tranh của cà phê Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng trên thi trường thế giới.
Việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 sẽ giúp Công ty kiểm soát được chất
lượng nguồn hàng của mình. Nguồn hàng chính của Công ty chủ yếu được thu mua từ
nhiều kho khác nhau vì vậy Công ty cần có một đội chuyên theo dõi việc kiểm tra chất
- 82-
lượng của các công ty giám định khi xuất hàng. Việc này đảm bảo chất lượng đồng bộ của
các lô hàng xuất, nâng cao được giá trị và tạo được uy tín của Công ty đối với nhà nhập
khẩu.
3.3.6.Giải pháp khoa học công nghệ-máy móc thiết bị và phát triển hệ thống thông tin
Tập đoàn cần chỉ đạo Công ty phải kết hợp với những người trồng cà phê, trồng theo
tiêu chuẩn của hiệp hội cà phê thế giới yêu cầu (ICO), trồng ra đồng loạt, thống nhất cùng
một loại chứ không nên lẫn lộn hạt chưa chín và hạt chín. Từ đó công ty mới có khả năng
đáp ứng nhu cầu của nhà nhập khẩu trên sàn giao dịch cà phê .
Tập đoàn cần xây dựng kế hoạch cùng người nông dân phối hợp chặt chẽ từ khâu
chọn giống, gieo trồng, thu hoạch và chế biến ra thành phẩm cuối cùng sao cho chất lượng
cà phê trong suốt cả quá trình không thay đổi. Tiến hành liên kết với các nông trường trồng
cà phê lớn trên địa bàn Tây Nguyên có qui trình trồng trọt chế biến cần đảm bảo phát triển
bền vững như: áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), quản lý cây trồng tổng hợp
(ICM), phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) và thực hành chế biến tốt (GMP)…
Áp dụng các biện pháp khoa học trong sản xuất và quản lý.
Đầu tư các dây chuyền công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất.
Đầu tư các thiết bị máy móc đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc và hoạt động có
hiệu quả cao.
- Xây dựng hệ thống luân chuyển chứng từ chuyên nghiệp giữa các bộ phận để đảm bảo
thông tin được truyền đạt rõ ràng, chính xác.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin điện tử, từng bước chủ động áp dụng thương
mại điện tử trong giao dịch mua, bán, ký gửi hàng hóa trong nước và quốc tế.
- Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý tiên tiến để tích hợp thông tin cho toàn hệ thống
nhằm đảm bảo thông tin được quản lý xuyên suốt trong tập đoàn.
3.3.7.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Kiện toàn mô hình tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trên cơ sở
nhiệm vụ kế hoạch được Đại hội cổ đông thông qua hàng năm. Hoàn thiện bộ máy quản lý
ở các cấp, các khâu quản lý trong toàn Tập đoàn.
- 83-
Xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động, phân cấp quản lý trong Tập đoàn.
Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
-Xây dựng quy hoạch cán bộ toàn Tập đoàn trong từng giai đoạn. Nắm vững đội
ngũ cán bộ do Tập đoàn quản lý và nguồn cán bộ kế cận.
-Lập kế hoạch bồi dưỡng, gửi đi đào tạo, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ
chủ chốt.
-Tổ chức nhận xét đánh giá cán bộ định kỳ theo quy định và theo yêu cầu. Rà soát
thường xuyên đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ Tập đoàn đến các Công ty thành viên trực thuộc.
Tiến hành lựa chọn những cán bộ đủ năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức,
sức khoẻ… để đề bạt, sắp xếp bố trí vào các vị trí lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất ở Tập đoàn
đến các Công ty thành viên trực thuộc. Chỉ đạo và khi có điều kiện thì tổ chức mở lớp bồi
dưỡng tay nghề, thi nâng bậc cho công nhân. Nếu Tập đoàn và các Công ty thành viên trực
thuộc không đủ điều kiện thì liên hệ với các trường trong và ngoài ngành tổ chức bồi
dưỡng, thi nâng bậc. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chính là đầu tư cho tương lai
của chính công ty. Thông qua đào tạo, nhân viên sẽ được tiếp thu những tri thức mới,
những kỹ năng nâng cao để từ đó họ tự điều chỉnh hành vi, gia tăng hiệu quả công việc cho
công ty.
-Phải có những chính sách tốt để giữ chân người lao động, đặc biệt là những cán bộ
giỏi về chuyên môn vững về nghiệp vụ.
3.4.Một số kiến nghị đối với nhà nƣớc
3.4.1.Hoàn thiện cơ sở pháp lý
Để thực hiện mục tiêu xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh, là xương sống của nền
kinh tế, quản lý Nhà nước chiếm vị trí quan trọng. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp từ
phía doanh nghiệp, cần phải có những chính sách từ phía Nhà nước để có thể phát triển
Công Ty CP XNK Intimex nói riêng và các TCT tại Việt nam nói chung phát triển thành
Tập đoàn kinh tế mạnh.
Vai trò đầu tiên của Nhà nước đối với việc quản lý điều hành nói chung và hoạt
động của các tập đoàn kinh tế nói riêng là phải tạo ra môi trường pháp lý cho các tập đoàn
kinh tế hoạt động.
- 84-
3.4.2.Hoàn thiện luật kế toán
Do bản chất của tập đoàn kinh tế là tập đoàn công ty xuyên quốc gia, công ty mẹ
thường có một hoặc nhiều công ty con có trụ sở và hoạt động ở nhiều nước khác nhau, các
công ty con này chịu sự chi phối bởi hệ thống pháp luật của nước sở tại. Trong khi đó việc
hạch toán của các tập đoàn lại phải thực hiện hợp nhất trong biểu báo cáo tài chính của
công ty mẹ. Vì vậy, việc xây dựng pháp luật kế toán là rất quan trọng trong việc tạo điều
kiện cho các công ty mẹ có thể thực hiện hợp nhất kế toán, từ đó có thể phân tích, đánh giá
đúng tình hình hoạt động kinh doanh của toàn tập đoàn. Do đó, để tạo cơ sở pháp lý về mặt
hạch toán kế toán cho các Tập đoàn kinh tế của Việt Nam phát triển thành công ty đa quốc
gia, thì hệ thống kế toán của nước ta phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các
nguyên tắc và chuẩn mực kế toán của các nước trên thế giới cũng như các thông lệ quốc tế
về chế độ kế toán.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Để thực hiện quá trình chuyển đổi Công Ty Cổ Phần XNK Intimex đạt hiệu quả và
trở thành TĐKT mạnh, phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần có
những giải pháp đồng bộ và thiết thực. Trong phạm vi đề tài này, luận văn đưa ra nhóm
giải pháp chuyển đổi Công Ty Cổ Phần XNK Intimex thành TĐKT và một số kiến nghị
đối với Nhà nước.
Trên đây là một số giải pháp có thể áp dụng cho Công Ty Cổ Phần XNK Intimex
trong quá trình chuyển đổi thành TĐKT vững mạnh phát triển bền vững. Tuy nhiên, vì đây
là mô hình mới đối với Việt Nam đồng thời trên thế giới mỗi quốc gia có những mô hình
TĐKT với những đặc trưng riêng, vì vậy trong quá trình thực hiện cần có những cập nhật
để hoàn thiện mô hình và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế
- 85-
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc hình thành các TĐKT mạnh
trong các ngành kinh tế mũi nhọn, xương sống của nền kinh tế là điều kiện cần thiết để đảm
bảo cho Việt Nam có thể tồn tại và phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra những
giải pháp chủ yếu nhằm chuyển đổi Công Ty Cổ Phần XNK Intimex thành tập đoàn kinh
tế mạnh và phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.
Qua quá trình thực hiện luận văn về đề tài “giải pháp chuyển đổi Công ty Cổ Phần
XNK Intimex thành tập đoàn kinh tế” đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, về lý luận đã trình bày khái quát được những vấn đề cơ bản của Tập đoàn
kinh tế: khái niệm, phương thức thành lập, phương thức liên kết, đặc điểm và vai trò của
Tập đoàn kinh tế; Trình bày khái quát được những vấn đề cơ bản của mô hình CTM-CTC:
khái niệm, đặc trưng, ưu và nhược điểm của mô hình.
Thứ hai, từ phân tích được thực trạng của Công Ty Cổ Phần XNK Intimex, đưa ra
những hạn chế của Công Ty Cổ Phần XNK Intimex trong giai đoạn hiện nay về chiến lược
kinh doanh, về cơ cấu quản lý và điều hành của CTM, về nguồn vốn kinh doanh, vấn đề
đại điện chủ sở hữu, vấn đề quan hệ nội bộ giữa các công ty trong toàn Công ty, công tác
báo cáo tài chính của toàn Công ty, và về đầu tư công nghệ.
Thứ ba, Xây dựng những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển đổi Công Ty Cổ Phần
XNK Intimex thành tập đoàn kinh tế gồm nhóm mô hình hoạt động của Công Ty Cổ Phần
XNK Intimex khi chuyển sang Tập đoàn Intimex, nhóm giải pháp chủ yếu nhằm chuyển
đổi Công Ty Cổ Phần XNK Intimex thành TĐKT vững mạnh và một số kiến nghị đối với
Nhà nước.
Trong phạm vi của luận văn cao học, với thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn
chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp quý báo
của quý Thầy Cô, của Hội đồng giám khảo và các chuyên gia trong ngành để luận văn
được hoàn thiện hơn./.
- 86-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tạ Thị Kiều An – Ngô Thị Ánh – Nguyễn Văn Hóa – Nguyễn Hoàng Việt – Đinh
Phượng Vương, “Quản Lý Chất Lượng Trong Các Tổ Chức”, NXB Thống Kê năm 2004.
2. Trần Tiến Cường, “Tập đoàn kinh tế, lý luận và kinh nghiệm quốc tế, ứng dụng vào Việt
Nam”, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội 2005.
3.Nguyễn Thị Diễm Châu, Nguyễn Ngọc Thanh (2001), “Cơ Chế Tài Chính Trong Mô
Hình Tổng Công Ty, Tập Đoàn Kinh Tế”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
4.Phan Thị Minh Châu(Chủ biên) Giáo trình “Quản Trị Học” Trường Đại Học Kinh Tế
Thành Phố Hồ Chí Minh – Khoa Quản Trị Kinh Doanh, NXB Phương Đông năm 2007
5.Hồ Tiến Dũng , “Quản trị điều hành”, NXB Lao động năm 2009.
6.Đỗ Thị Thu Hoài, “Văn Hóa Doanh Nghiệp”, NXB Học Viện Tài Chính.
7.Nguyễn Hữu Lam(Chủ Biên), Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan, “Quản Trị Chiến
Lược Phát Triển Vị Thế Cạnh Tranh”-Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh,
NXB Thống Kê 2007.
8.Nguyễn Hữu Lam, “Nghệ Thuật Lãnh Đạo”, NXB Hồng Đức năm 2007.
9.Đỗ Chí Lộc, Lê Thị Thu Hà, “Xây dựng và phát triển thương hiệu”, NXB Lao động-xã
hội 2007.
10.Vũ Huy Từ (2002), “Mô Hình Tập Đoàn Kinh Tế Trong Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại
Hóa”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11.Võ Ngọc Thảo (2007), “Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển Tổng Công ty Xây
dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn
thạc sĩ, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM.
12.Nguyễn Quang Thu,”Quản trị tài chính căn bản”, NXB Thống kê-2007.
13.Nguyễn Thị Ngọc Trang, “Định hướng xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế cho Việt
Nam giai đoạn 2001-2010”, Đề tài nghiên cứu khoa học- Trường Đại Học Kinh Tế
TP.HCM.
14.Tạp chí Tổng hợp thông tin thương mại, Số ra ngày 18-04-2011, in NXB Công
Thương.
15.Tạp chí Trung Tâm Thông Tin công nghiệp và thương mại năm 2010,“Xúc tiến thương
mại và kích cầu nội địa thực trạng và giải pháp”.
- 87-
16.Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, “Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự”,
NXB Lao động xã hội – 2004.
Văn bản pháp luật:
17. Luật doanh Nghiệp số 60/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
18. Luật Doanh Nghiệp Nhà Nước số 14/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
19. Nghị Định 153/2004/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 09 tháng 08 năm 2004 của Chính
Phủ về Tổ chức quản lý TCT Nhà nước và chuyển đổi TCT Nhà nước, Công ty Nhà nước
hạch toán độc lập theo mô hình CTM-CTC.
20. Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính
Phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần.
21. Nghị định 199/2004/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ
về việc ban hành quy chế tài chính của Công ty Nhà Nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư
vào các doanh nghiệp khác.
22. Quyết định số 90/TTG ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc
tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước.
23. Quyết định số 91/TTG ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc
thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.
24. Quyết định số 155/2004/QĐ-TTG của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 24 tháng 08 năm
2004 về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty Nhà nước và công ty thành viên
hạch toán độc lập thuộc tổng công ty Nhà nước.
25. Quyết định số 386/QĐ-BXD của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng ký Ngày 09 tháng 03 năm
2006 về việc chuyển Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 sang tổ chức và hoạt động theo mô
hình CTM-CTC.
26. Các văn bản pháp luật khác.
Tài liệu của Công Ty Cổ Phần XNK Intimex
27.Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần XNK Intimex năm 2006, 2007, 2008, 2009,
2010.
28.Báo cáo Đại hội cổ đông thường niên năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.
29.Chương trình đánh giá tác động hội nhập sau hai năm gia nhập WTO đối với nền kinh
tế Việt Nam(Tôn Vinh các doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu), Giải thưởng Doanh nghiệp
phát triển bền vững-Trung tâm hội nghị quốc gia ngày 11 tháng 01 năm 2009.
- 88-
30.Đề án nghiên cứu hình thành tập đoàn Intimex HoChiMinh do Công Ty Cổ Phần
Chứng Khoán Wori CBV tư vấn.
31.Điều lệ của Công ty Cổ Phần XNK Intimex.
32.Tài liệu Hội nghị thường niên năm 2010 và Đại Hội nhiệm kỳ IV(2011-2014)-Hiệp hội
hồ tiêu Việt Nam(VPA).
Trang web:
www.intimexhcm.com
www.mof.gov.vn
www.vietrade.gov.vn
www.moc.gov.vn
www.industry.gov.vn
www.vneconomy.com.vn
Một số trang Web khác
- 89-
PHỤ LỤC
Phụ lục chƣơng II
Phụ lục 01 : Dự án Trung Tâm Thƣơng Mại Tây Ninh
1.Giới thiệu dự án:
Trung tâm thương mại Intimex Tây Ninh được xây dựng tại giao lộ đường Trần Phú
và đường Nguyễn Đình Chiểu, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
- Khởi công ngày : 5/1/2011
- Dự kiến hoàn thành công trình: 25/11/2011
- Dự kiến khai trương: 1/12/2011
Khu đất có tổng diện tích: 1.198,2 m2.
+ Mật độ xây dựng: 49.76%
+Diện tích xây dựng: 596 m2.
+Diện tích bãi xe, cây xanh : 602 m2.
+Diện tích sàn sử dụng: 2.950,57 m2.
+ Tầng hầm: nhà xe, nhà kho, diện tích: 607,2 m2.
+ Tầng 1 đến tầng 4: siêu thị và các tiện ích khác, diện tích: 596 m2 x 4 = 2.384 m2.
2.Phƣơng án kinh doanh của dự án
Kinh doanh các loại ngành hàng chính như sau:
Tầng 1: Cho thuê gian hàng kinh doanh ngành hàng sa xỉ phẩm
- Gian hàng vàng bạc đá quý
- Gian hàng Mỹ phẩm, nước hoa
- Gian hàng sản phẩm đồ da nhãn hiệu nổi tiếng
- Gian hàng mắt kính.
- Gian hàng thời trang trung cao cấp, giầy dép
Tầng 2: Tự kinh doanh quản lý các ngành hàng
- Hàng điện tử, hàng điện lạnh, điện gia dụng nhãn hiệu nổi tiếng.
- 90-
- Hàng đồ gỗ và trang trí nội thất cao cấp.
Tầng 3: Tự kinh doanh
- Siêu thị tự chọn
- Ngành hàng thực phẩm công nghệ;
- Ngành hàng đông lạnh tươi sống;
- Ngành hàng thực phẩm chế biến;
- Ngành hàng hóa mỹ phẩm, tạp phẩm;
- Ngành hàng dụng cụ gia đình; đồ chơi trẻ em.
- Ngành hàng bánh kẹo, đường, sữa, đồ uống;
- Dịch vụ ăn uống
- Quầy thức ăn nhẹ, thức ăn chế biến…
- Đồ uống….
Tầng 4:
- Văn phòng làm việc của khối quản lý và công trình phụ trợ.
- Cho thuê hội trường tổ chức đám tiệc và hội nghị.
- Dịch vụ games vui chơi giải trí
3. Chi tiết chi phí dự toán đầu tƣ dự án Trung Tâm Thƣơng Mại Intimex Tại Tây
Ninh
- 91-
Bảng 2.1 Chi phí dự toán Trung Tâm Thƣơng Mại Intimex Tại Tây Ninh
ĐVT: đồng
CHI PHÍ ĐẦU TƢ NGUỒN TÀI TRỢ
KHOẢN MỤC GIÁ TRỊ VỐN CSH VAY NGÂN HÀNG
Quyền sử dụng đất 1,857,210,000 1,857,210,000
Chi phí xây dựng 18,568,092,353 5,570,427,706 12,997,664,647
Chi phí thiết bị 4,724,944,000 1,417,483,200 3,307,460,800
Trang thiết bị, quầy kệ 2,000,000,000 600,000,000 1,400,000,000
Chi phí khác 4,974,448,125 1,492,334,438 3,482,113,688
Chi phí quản lý dự án. 496,607,535 148,982,261 347,625,275
Chi phí tư vấn đầu tư
XD 1,756,825,906 527,047,772 1,229,778,134
Chi phí khác 151,243,368 45,373,010 105,870,358
Chi phí dự phòng 2,569,771,316 770,931,395 1,798,839,921
Tổng cộng 32,124,694,478 10,937,455,343 21,187,239,135
“Nguồn : Phòng đầu tư xây dựng cơ bản”
Phụ lục 02 : Dự án Nhà máy chế biến cà phê chất lƣợng cao tại Đăklăk.
1.Địa điểm xây dựng: Cụm công nghiệp Tân An 2 - phường Tân An, Thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
2.Diện tích sử dụng đất: 21.700 m2
3.Mục tiêu dự án:
Thu mua cà phê nhân, sấy khô, làm sạch, lấy nhân, loại bỏ các tạp chất bên ngoài,
phân loại theo kích cỡ, phân loại thao màu sắc và đánh bóng hạt cà phê để bán và xuất
khẩu.
Tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu, tăng tính cạnh tranh và tạo tiền đề phát triển lâu dài và bền vững cho thương hiệu cà
phê Intimex nói riêng và cho ngành công nghiệp chế biến cà phê tại tỉnh Đaklak nói chung.
Dự án giúp người nông dân, người trồng cà phê có được tâm lý ổn định trong việc
canh tác loại cây này và mang lại hiệu quả cao nhất.
Dự án sẽ tạo ra sản phẩm cà phê chất lượng cao, ngoài việc khẳng định thương hiệu
Intimex Group, nó còn góp phần không nhỏ trong việc xuất khẩu cà phê Việt Nam ra thị
- 92-
trường thế giới đã qua chế biến, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu và giảm dần
xuất khẩu nguyên liệu thô.
4.Thống kê sản lƣợng cà phê của Đaklak qua các năm
Bảng 2.2 Thống kê sản lƣợng niên vụ cà phê từ 2001 đến 2010.
Niên vụ SL cà phê tỉnh
(tấn)
SL cà phê Việt Nam
(tấn)
Tỷ lệ (%)
2001 – 2002 380.000 700.000 54,28
2002 – 2003 300.000 755.000 39,74
2003 – 2004 284.000 900.000 31,55
2004 – 2005 225.000 888.000 25,34
2005 – 2006 400.000 1.000.000 36,37
2006 – 2007 400.000 1170.000 34,19
2007 – 2008 325.000 1.100.000 29,55
2008 – 2009 415.000 1.180.000 35,17
2009 – 2010 380.000 1.045.000 36,37
2010 – 2011 430.000 1.180.000 36,44
“Nguồn : Sở Công thương tỉnh Đaklak”
- 93-
Bảng 2.3 Thống kê sản lƣợng cà phê tại các huyện trên địa bàn tỉnh Đaklak từ năm
2006-2009
ĐVT Diện tích : m2 , ĐVT Sản lƣợng : Tấn
Stt
2006 2007 2008 2009
Huyện Diện tích
Sản
lƣợng Diện tích
Sản
lƣợng Diện tích
Sản
lƣợng Diện tích
Sản
lƣợng
1
Buôn Ma
Thuột
14,244
19,455
14,299 25,975
13,823
35,273
13,486
30,161
2 Ea H'leo
18,440
54,660
19,214 41,470
20,025
46,420
20,025
42,665
3 Ea Súp
31 26 31 26
31 26 31 26
4 Krông Năng
24,022
67,930
24,966 47,463
25,662
48,707
25,662
46,476
5 Krông Búk
20,975
49,669
20,947 41,310
21,049
50,177
21,156
44,516
6 Buôn Đôn
2,570
8,353 2,701 7,196
2,721
7,772 2,780
6,451
7 Cƣ M'gar
33,200
68,903
33,631 47,552
33,819
81,328
34,081
79,633
8 Ea Kar
6,137
9,398 6,697 11,952
6,954
8,673 6,841
9,980
9 M'Đrắk
2,415
2,894 2,582 2,872
2,803
2,538 3,054
3,301
10 Krông Pắk
16,194
44,484
17,000 30,343
17,300
39,717
17,341
34,745
11 Krông Bông
923
1,648 1,035 1,882
1,693
2,222 1,580
2,233
12 Krông A Na
7,362
2,564 7,313 12,918
8,112
23,194 7,960
20,391
13 Lăk
1,023
1,824 1,053 1,418
1,190
1,408 1,200
1,160
14 Cƣ Kuin
11,214
34,633
11,214 22,846
10,964
31,138
11,125
24,935
15 Buôn Hồ
15,993
35,314
16,220 30,121
16,288
36,401
15,638
33,600
Tổng 174,743 401,755 178,903 325,344
182,434 414,994 181,960 380,273
“Nguồn : Sở Công thương tỉnh Đaklak”
5.Quy mô công suất nhà máy:
Dự kiến khối lượng cà phê thu mua hàng năm là 400.000 tấn cà phê nguyên liệu để
đạt công suất chế biến là 34.500 tấn.
6.Thiết bị công nghệ:
Máy móc được sử dụng là máy mới, công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ Brazil
và Nhật bản, danh mục máy móc, thiết bị chính của dây chuyền bao gồm:
- 94-
Bảng 2.4 Chi tiết hệ thống máy móc lắp đặt tại nhà máy chế biến cà phê
TT Máy/ Thiết bị Tình trạng Xuất xứ
1 Máy lọc tạp sơ cấp Mới Brazil
2 Thiết bị hút bụi Mới Brazil
3 Thiết bị gàu tải Mới Brazil
4 Máy phân loại theo trọng lượng Mới Brazil
5 Bồn chứa (silô) Mới Brazil
6 Máy sấy trống Mới Brazil
7 Cân tự động Mới Brazil
8 Máy khâu bao Mới Brazil
9 Máy tách đá, kim loại Mới Brazil
10 Máy nén khí Mới Brazil
11 Máy phân loại theo kích cỡ Mới Brazil
12 Máy phân loại theo trọng lượng Mới Brazil
13 Băng chuyền chạy bằng hơi Mới Brazil
14 Bệ kim loại Mới Brazil
15 Máy khử ẩm Mới Brazil
16 Máy sắp xếp kết cấu kim loại Mới Brazil
17 Gàu tải Bucket 5 inches Mới Brazil
18 Gàu tải Bucket 6 inches Mới Brazil
19 Gàu tải Bucket 8 inches Mới Brazil
20 Gàu tải Bucket 10 inches Mới Brazil
21 Ống dẫn 8 inches Mới Brazil
22 Ống dẫn 10 inches Mới Brazil
23 Ống dẫn 12 inches Mới Brazil
24 Các thiết bị bổ trợ khác Mới Brazil
“Nguồn : Phòng kỹ thuật nhà máy”
7.Chi phí dự toán cho dự án:
Vốn và nguồn vốn đầu tƣ:
- Vốn cố định: 30.842.000.000 đồng
+ Vốn của Công ty (30%): 9.252.000.000 đồng.
+ Vốn vay (70%): 21.590.000.000 đồng.
- Vốn lưu động: 117.800.000.000 đồng
+ Vốn của Công ty (20%): 23.800.000.000 đồng.
+ Vốn vay (80%): 94.000.000.000 đồng.
8.Thời gian đầu tƣ và hoàn thành: Quý IV-2011.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_chuyen_doi_cong_ty_co_phan_xuat_nhap_khau_intimex_thanh_tap_doan_kinh_te.pdf