Luận văn Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam

GIỚI THIỆU Sau khi tổ chức thành công hội nghị APEC, gia nhập WTO, và đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài kỷ lục trong năm 2006, Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Hiện nguồn vốn đầu tư của thế giới đang rất dồi dào, trong khi thị trường Việt Nam lại có được sự ổn định cần thiết, không biến động tỷ giá và ít rủi ro về mặt chính trị, đây chính là những lợi thế đã khiến cho Việt Nam trở thành một nơi đầu tư lý tưởng của các cá nhân và tổ chức đầu tư nước ngoài. Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) hiện đang tăng trưởng nhanh chóng, kéo theo làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài, đã đẩy giá tiền tệ trong nước và mức lạm phát lên, và kèm theo đó là nỗi sợ hãi về “bong bóng” chứng khoán. Nếu so với những gì đang xảy ra trên thế giới, ta có thể thấy việc sẵn sàng để ứng phó với sự đảo chiều của dòng vốn trên TTCK Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết và khá nhạy cảm hiện nay. Hơn nữa, không một quốc gia Châu Á phát triển thị trường vốn mà không có biện pháp để kiểm soát dòng vốn ĐTNN, ngay cả những quốc gia có thị trường vốn phát triển bởi dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI) cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, kiểm soát và thúc đẩy thu hút FPI ổn định, tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn, nâng cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO là vấn đề cần được quan tâm thích đáng. Bằng các phương pháp nghiên cứu, quan sát, thống kê và phỏng vấn đồng thời vận dụng cơ sở lý luận đã được hệ thống, đề tài phản ánh một cách khách quan, trung thực tình hình vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đặc biệt trên TTCK, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm ổn định dòng vốn ngoại vào Việt Nam, ngăn chặn hiện tượng “tháo chạy vốn”.

pdf90 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.3.2.5 Hệ thống thông tin và chuẩn mực báo cáo tài chính thiếu minh bạch Mặc dù mối quan tâm của NĐTNN ngày càng tăng nhƣng việc tìm kiếm thông tin về TTCK Việt Nam còn nhiều khó khăn và bất cập vì một số lý do sau: - Hệ thống chế độ kế toán Việt Nam còn nhiểu điểm khác hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (ISA) và thƣờng không đƣợc giải thích cặn kẽ trong các báo cáo tài chính của công ty, do đó còn khó hiểu đối với các NĐTNN, nhất là những nguời chƣa hiểu biết về hệ thống kế toán Việt Nam - Hiện tƣợng thông tin bất cân xứng xảy ra phổ biến trên mọi ngành, lĩnh vực nhƣ: rò rỉ thông tin chƣa hoặc không đƣợc phép công khai; thông tin nội gián; cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tƣ; có hiện tƣợng lừa đảo, tung tin đồn thất thiệt; cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ và hiện tƣợng các nhà đầu tƣ làm giá, tạo giá cung cầu ảo trên thị trƣờng khiến cho giá cả biến động mạnh;… Chính những yếu tố trên đã tác động tới tâm lý của các nhà đầu tƣ. Do đó, có thể nói “TTCK càng phát triển thì càng phải thắt đai an toàn cho chặt”. 2.4 Kết luận chƣơng 2 Chƣơng 2 đi sâu vào phân tích thực trạng và tác động của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến quá trình phát triển của TTCK Việt Nam. . Nhắc đến quá trình phát triển của TTCK Việt Nam qua các năm phải nhắc đến tác động của NĐTNN, đặc biệt ấn tƣợng nhất là năm 2006 và quý I/2007- đƣợc phân tích Trang 62 kỹ trong chƣơng này. Đây là giai đoạn đƣợc xem nhƣ là một cơn bão lớn của thị trƣờng qua 7 năm hoạt động. Sự thành công của thị trƣờng trong giai đoạn này đã gây ngạc nhiên cho các chuyên gia phân tích thị trƣờng cũng nhƣ các NĐT kinh nghiệm nhất và ngay cả giới báo chí truyền thông nƣớc ngoài. Và cũng chính giai đoạn này TTCK Việt Nam cũng đã liên tiếp tiếp nhận nhiều lời cảnh báo cho sự phát triển “quá nóng” của TTCK từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB) và của các tờ báo phố Wall,… Bên cạnh những thành công đạt đƣợc nhƣ thu hút đƣợc một lƣợng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài khá lớn, khoảng 6 tỷ USD; quảng bá đƣợc hình ảnh Việt Nam ra thế giới; thu hút vốn đạt khoảng 31%GDP, vƣợt xa mục tiêu kế hoạch đặt ra cho giai đoạn 2006-2010 15%GDP,… thì sự phát triển quá nóng trong giai đoạn này cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm: nguy cơ dòng vốn tháo chạy, không kiểm soát đƣợc lƣợng tiền vào của dòng vốn ĐTGTNN, nguy cơ “bong bóng” trên TTCK Việt Nam. Trong khi đó, chính sách điều hành vĩ mô chƣa theo kịp sự phát triển của thị trƣờng; quy mô thị trƣờng còn nhỏ; công tác giám sát, quản lý còn nhiều hạn chế; chế độ kế toán- kiểm toán chƣa theo chuẩn mực quốc tế; chƣa có tổ chức đánh giá định mức tín nhiệm; còn đó hiện tƣợng thông tin bất cân xứng, giao dịch nội gián… Vì vậy, chƣơng 3 sẽ đi vào đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế và nguy cơ của TTCK dựa trên những luận cứ khoa học và nghiên cứu kỹ bài học kinh nghiệm mà các nƣớc đã trải qua.  Trang 63 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ KIỂM SOÁT VỐN ĐTGT NƢỚC NGOÀI TRÊN TTCK VIỆT NAM 3.1 Xây dựng điều kiện cần thiết hấp thụ vốn dòng vốn FPI 3.1.1 Nhóm giải pháp vĩ mô Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế Tăng cƣờng an ninh tài chính, qua dự trữ ngoại hối và tỷ giá hối đoái 3.1.2 Nhóm giải pháp cụ thể Hoàn thiện hệ thống pháp lý Tăng cƣờng hiệu quả của công tác giám sát, quản lý thị trƣờng Phát triển quy mô thị trƣờng Áp dụng các biện pháp, chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế Công khai minh bạch hoá thông tin Xây dựng định mức tín nhiệm Hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin Thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn FPI 3.2 Giải pháp kiểm soát vốn ngoại 3.2.1 Đánh thuế vào lợi nhuận đối với vốn đầu tƣ ngắn hạn 3.2.2 Mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng 3.2.3 Giám sát việc cho vay, cầmcố chứng khoán tại các ngân hàng thƣơng mại 3.2.4 Đăng ký đầu tƣ qua trung gian 3.2.5 Tăng cƣờng công tác phân tích, dự báo thị trƣờng 3.3 Kết luận chƣơng 3 Trang 64 Nguồn vốn FPI hết sức ý nghĩa đối với sự tăng trƣởng và phát triển của việt nam trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù vậy, nó luôn tìm ẩn rủi ro cao hơn so với các dòng vốn khác do nhà đầu tƣ dễ dàng rút vốn ra khỏi cuộc chơi nếu việc đầu tƣ kém hiệu quả hoặc vì an ninh tài chính. Vì vây, nếu việc xây dựng, ban hành thể chế chính sách để thu hút và kiểm soát vốn FPI cần phải đƣợc nghiên cứu kỹ không chỉ dựa trên những luận cứ khoa học mà còn phải dựa trên những bài học kinh nghiệm kiểm soát vốn của các nƣớc. Trong điều kiện tự do hoá vốn còn chƣa đủ chín mùi, vừa tăng trƣởng nhanh vừa duy trì kiểm soát vốn chính là cách thức mà các quốc gia đang phát triển và Trung Quốc thực hiện thành công. Do đó, sẽ là hợp lý nếu Việt Nam có cơ chế vừa kiểm soát vừa khuyến khích dòng vốn. 3.1 Xây dựng điều kiện cần thiết hấp thụ vốn dòng vốn FPI Muốn thu hút đƣợc dòng vốn FPI thì Việt Nam phải phát triển thị trƣờng tài chính trong nƣớc bao gồm TTCK. Nói cách khác, NĐTNN chỉ đầu tƣ khi TTTC đã phát triển ở mức độ nhất định. Đây là triết lý “con gà và quả trứng”: muốn TTTC phát triển phải có sự tham gia của NĐTNN nhƣng NĐTNN chỉ tham gia khi TTTC phát triển. 3.1.1 Nhóm giải pháp vĩ mô Một trong những yếu tố đầu tiên quan trọng nhất để thu hút vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài là tình hình kinh tế, chính trị của nƣớc tiếp nhận vốn. Hiển nhiên là một nền kinh tế có tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định sẽ thu hút đƣợc sƣ chú ý nhiều hơn bởi các nhà đầu tƣ. Các nƣớc có nền kinh tế phát triển cao cho phép các nhà đầu tƣ có nhiều cơ hội có đƣợc suất sinh lợi cao trên tổng vốn đầu tƣ. 3.1.1.1 Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế Nhƣ vậy, vấn đề cơ bản là tiếp tục thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy tăng trƣởng của cả nền kinh tếthông qua việc duy trì sự ổn định chính trị, tích cực Trang 65 chống nạn tham nhũng, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, có chính sách khuyến khích sự tham gia của ngƣời nƣớc ngoài vào TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, tăng cƣờng phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hút vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng - tài chính - chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, nhằm tạo ra nhân tố ổn định, đảm bảo sự vận động an toàn và hiệu quả của đồng vốn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng với tốc độ cao và bền vững. 3.1.1.2 Tăng cƣờng an ninh tài chính Tăng an ninh tài chính thể hiện thông qua việc tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia và chính sách điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt, có sự quản lý của nhà nƣớc. 3.1.1.2.1 Tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia Mức dự trữ ngoại hối (ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý và các giấy tờ có giá khác) phải đủ để đối phó với những nguy cơ khủng hoảng vì dự trữ ngoại hối là phƣơng tiện cuối cùng của nền kinh tế quốc gia, nhằm mục đích phòng vệ khi an ninh tài chính bị đe doạ, giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng có thể xảy ra. Chính vì vậy, cần phải tăng cƣờng dự trữ ngoại hối và nên công bố công khai khối lƣợng dự trữ để các NĐT có một cái nhìn kỳ vọng vào vị thế của quốc gia. Theo World bank (WB), Việt Nam hiện đang có nguồn dự trữ ngoại tệ tƣơng ứng khoảng 13 tuần nhập khẩu, theo nhận định của các chuyên gia quốc tế, thì với mức dự trữ này, Việt Nam có thể thanh toán 100% nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, Việt Nam nên tăng nhanh mức dự trữ và cần phải nghiên cứu xem xét khả năng có thể quản lý khoản dự trữ bao nhiêu là “vừa sức” và trong từng thời điểm phải cân nhắc, tính toán xem nên duy trì mức dự trữ ngoại hối bao nhiêu là hợp lý với điều kiện, hoàn cảnh, bởi mức dự trữ liên quan đến thị trƣờng tài chính, bao gồm cả giá cả thị trƣờng nợ và các điều kiện Trang 66 kinh tế vĩ mô liên quan khác. Nếu dự trữ quá lớn cũng là một trong những yếu tố dẫn đến lạm phát; mặt khác, chi phí cho việc quản lý khối lƣợng tiền quá lớn cũng tốn nhiều chi phí. Và hơn nữa, nếu quản lý không tốt thì lại là một cái hại lớn vì dự trữ ngoại hối nếu tập trung vào tay ngân hàng Nhà nƣớc sẽ trút toàn bộ gánh nặng rủi ro về tiền tệ và lãi suất lên bảng cân đối tài sản của mình, và có thể gây ra những ảnh hƣởng xấu về ngân sách. 3.1.1.2.2 Thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt, có sự quản lý của nhà nƣớc Tính linh hoạt của tỷ giá sẽ giúp kiềm chế lạm phát, đồng thời làm giảm nhu cầu dung hoà vốn. Một tỷ giá linh hoạt cũng có thể hạn chế những tác động gây sụp đổ do sự đảo chiều luồng vốn gây ra bằng cách khuyến khích các chủ thể kinh tế dự phòng rủi ro tỷ giá tốt hơn và cho phép tỷ giá đóng vai trò nhƣ là một yếu tố hấp thụ sốc. Thực tiễn thế giới cho thấy chế độ tỷ giá cố định cứng nhắc, kéo dài theo hƣớng định giá quá cao đồng bản tệ là không phù hợp, không có lợi cho quốc gia chủ nhà trong bối cảnh có sự gia tăng dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (mặc dù điều này không hoàn toàn đúng đối với dòng FDI). Do dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài là rất linh hoạt, mang tính động cao, chủ yếu là có tính ngắn hạn, nên sự chuyển hoá sở hữu dòng vốn này giữa các nhà đầu tƣ diễn ra liên tục, rất nhanh và có thể đồng thời trên quy mô lớn, kéo theo nhu cầu chuyển đổi giữa nội tệ - ngoại tệ diễn ra với cƣờng độ và quy mô tƣơng tự, khiến làm tăng sức ép lên hệ thống tỷ giá ngoại tệ, nhất là trong điều kiện đồng nội tệ ngày càng có tính chuyển đổi cao. Kết quả là nếu thiếu tính linh hoạt thị trƣờng trong chính sách tỷ giá đồng bản tệ, và nếu nguồn cung ngoại tệ mỏng do quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia có hạn, thì sức ép cầu ngoại tệ, đƣợc cộng hƣởng với các thủ đoạn và năng lực khó lƣờng của giới đầu tƣ quốc tế, sẽ dễ gây ra các trận “sóng thần” bất ngờ làm đổ vỡ hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia, nhƣ điều đã từng xảy ra ở Thái Lan và châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ những năm cuối thập kỷ trƣớc. Trang 67 Nhƣ vậy, duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế ổn định, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia nhằm mở rộng nhu cầu và gia tăng khả năng cung ứng vốn trong nền kinh tế, trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho TTCK phát triển ổn định và bền vững. 3.1.2 Nhóm giải pháp cụ thể Mặt khác, để TTCK phát triển ổn định và bền vững, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cụ thể nhƣ: tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trƣờng; phát triển quy mô thị trƣờng; xây dựng và triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản lý Nhà nƣớc; tăng tính minh bạch của thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng OTC và tại các doanh nghiệp cổ phần tƣ nhân; ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động lâu dài của các quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài. 3.1.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý Cần sớm ban hành đầy đủ, đồng bộ thông tƣ, văn bản hƣớng dẫn thi hành luật dựa trên tinh thần tiến đến mục tiêu tự do hoá nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp, bảo vệ quyền lợi của NĐT. 3.1.2.2 Tăng cƣờng hiệu quả của công tác giám sát, quản lý thị trƣờng Bảo vệ NĐT, duy trì thị trƣờng hoạt động công bằng, hiệu quả và minh bạch, giảm rủi ro hệ thống là một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các nhà chức trách trong việc tăng cƣờng hoạt động giám sát thị trƣờng. Do vậy, cần phải: Thứ nhất, trƣớc những diễn biến mới của thị trƣờng, đòi hỏi công tác quản lý, giám sát phải chuyên sâu và có phƣơng tiện giám sát hiện đại (phần mềm giám sát) chứ không thuần tuý giám sát thông qua báo cáo hoặc nắm tình hình thông thƣờng. Qua đó có thể phát hiện và điều tra giao dịch nội gián, thao túng và những hành vi gian lận khác trên thị trƣờng. Trang 68 Thứ hai, phải xây dựng và phát triển kỹ năng giám sát thích hợp để phát hiện đƣợc các giao dịch bất thƣờng; phân tích kỹ lƣỡng các thông tin về tổ chức niêm yết và nâng cao khả năng điều tra, kiểm tra phát hiện các vấn đề phát sinh. Thứ ba, để các công ty chứng khoán hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa, luôn kiểm soát đƣợc tính lành mạnh và sự tuân thủ quy định về vốn của các công ty chứng khoán. Thứ tƣ, thắt chặt dần đối với việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế, xử lý đối với những trƣờng hợp vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK, áp dụng tất cả các hình thức xử phạt, từ xử phạt hành chính đến sử dụng các chế tài dân sự và hình sự. 3.1.2.3 Phát triển quy mô thị trƣờng Luật chứng khoán cho phép bán khống cổ phiếu, tạo điều kiện quay nhanh dòng vốn đầu tƣ, có tác dụng kích cầu nhƣng cũng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ đầu cơ, dễ gây nên tình trạng bong bóng giá cổ phiếu. Đặc biệt là hiện nay, TTCK Việt Nam còn non trẻ, chƣa ổn định, do vậy áp dụng bán khống cổ phiếu trong thời điểm này rất nguy hiểm. Điều này càng trở nên nguy hiểm hơn khi các nhà đầu cơ chuyên nghiệp quốc tế bắt tay lũng đoạn thị trƣờng, thực hiện “đánh nhanh, rút nhanh”. Chính vì vậy, cần nghiên cứu đƣa vào giao dịch một số loại chứng khoán nhƣ quyền chọn mua, quyền chọn bán cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi… Bên cạnh đó, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá DNNN, việc phát hành cổ phiếu gắn liền với niêm yết và giao dịch chứng khoán thông qua: - Giảm thiểu thời gian xét duyệt, bổ sung hồ sơ niêm yết của các công ty đã đăng ký niêm yết; giúp các công ty đã đăng ký niêm yết nhanh chóng thực hiện giao dịch cổ phiếu của mình trên TTCK tâp trung. - Ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, giải quyết công nợ khó đòi, cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu của nhà nƣớc trên số cổ Trang 69 phần nhà nƣớc có hiện tại ở các công ty cổ phần để giải toả kịp thời các vƣớng mắc phát sinh hiện nay trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sở hữu. - Bán bớt cổ phần của nhà nƣớc trong tất cả các loại công ty cổ phần. Đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa (kể cả các công ty niêm yết) nếu trong diện nhà nƣớc không cần nắm chi phối thì có thể bán hết ra ngoài. Còn các doanh nghiệp nhà nƣớc cho là cần nắm cổ phần chi phối cũng chỉ cần giữ mức tối thiểu 51%. - Tăng cƣờng phát hành trái phiếu chính phủ, công ty. Thực tế đây là một loại hàng hóa của thị trƣờng. Nếu lƣợng vốn đƣợc hút vào thị trƣờng trái phiếu thì sẽ đỡ áp lực cho thị trƣờng cổ phiếu. - Khuyến khích thành lập nhiều quỹ đầu tƣ công chúng mới. Đây là một giải pháp hai mặt, một mặt tăng hàng hóa cho thị trƣờng bằng cách cho các quỹ đầu tƣ này niêm yết. Mặt khác, sẽ tăng cầu cho thị trƣờng khi họ dùng chính vốn huy động để đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán. 3.1.2.4 Áp dụng các biện pháp, chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế TTCK muốn thu hút và giữ chân các NĐT, đặc biệt là các NĐTNN thì yếu tố trung thực và minh bạch giữ vai trò quan trọng trên TTCK. Bởi các NĐTNN, do họ không có nhiều điều kiện để theo dõi tình hình của các công ty niêm yết nhƣ các NĐTTN, mà chủ yếu thông qua nguồn thông tin công bố trên thị trƣờng. Do đó, cần phải nhanh chóng hoàn thiện chế độ kế toán - kiểm toán theo quy tắc chuẩn mực quốc tế. Cần hình thành và nâng cao tính độc lập của các doanh nghiệp kiểm toán, nhất là các doanh nghiệp kiểm toán nhà nƣớc là một giải pháp quan trọng trong thời gian tới. Cố gắng tăng cƣờng hệ thống kiểm soát rủi ro, nâng cao tính đạo đức nghề nghiệp cũng nhƣ củng cố thêm mức độ chính xác của thông tin tài chính, hạn chế sự vi phạm quy tắc kế toán, che dấu các khoản nợ cũng nhƣ việc thổi phồng lợi nhuận… Trang 70 3.1.1.2.5 Công khai minh bạch hoá thông tin Công khai thông tin là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của TTCK. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin cho công chúng đầu tƣ để họ có đƣợc những thông tin cần thiết là một trong những nhân tố quan trọng để nhà đầu tƣ có thể đƣa ra quyết định đầu tƣ trên thị trƣờng. Đối với các tổ chức niêm yết - Các bộ phận phụ trách công bố thông tin cần phải là ngƣời có thẩm quyền trong công ty. Các tổ chức niêm yết cần phải có bộ phận chuyên trách công bố thông tin. - Cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin định kỳ, tức thời và theo yêu cầu. - Bên cạnh những thông tin về tổ chức niêm yết phải công bố theo quy định, tổ chức niêm yết có thể tiến hành công bố thông tin tự nguyện. Tổ chức niêm yết có thể vận dụng công bố thông tin tự nguyện vừa góp phần cung cấp thông tin cho thị trƣờng, vừa là hình thức quảng cáo cho chính mình. Hình thức công bố thông tin - Thiết lập các mẫu công bố thông tin để tạo sự đồng nhất và tránh trƣờng hợp công bố thông tin sai sót, thiếu chính xác. - Phát triển và hoàn thiện hệ thống nối mạng giữa TTGDCK với các công ty chứng khoán. - Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin qua mạng Internet. - Phát hành các ấn phẩm chính thức của thị trƣờng dƣới dạng song ngữ: bản tin thông tin thị trƣờng chứng khoán, các brochure giới thiệu và quảng bá về các mặt hàng chủ yếu trên thị trƣờng và các ấn phẩm phân tích, thống kê hàng tháng, quý, năm của UBCKNN và TTGDCK. Phƣơng tiện công bố thông tin - Thiết lập hệ thống cung cấp thông tin tự động: đây là hệ thống công bố thông tin trả lời tự động bằng điện thoại khi nhà đầu tƣ có yêu cầu. Khi TTGDCK tiến hành Trang 71 công bố thông tin trên hệ thống mạng, sẽ tiến hành đồng thời thu âm và lƣu trữ thông tin trên hệ thống thông tin tự động cho nhà đầu tƣ tham khảo khi truy cập bằng cách gọi điện thoại. Với hệ thống này nhà đầu tƣ có thể tiếp cận và cập nhật thông tin 24/24 giờ. - Khi hệ thống nối mạng nội bộ và hệ thống nối mạng truyền thông của TTGDCK phát triển và hoạt động ổn định, UBCKNN và TTGDCK sẽ thiết lập hệ thống công bố thông tin hoàn toàn tự động. Hệ thống nối mạng trực tiếp từ tổ chức niêm yết đến TTGDCK và các công ty chứng khoán, thành viên lƣu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán cho đến từng nhà cung cấp thông tin, còn những đối tƣợng khác chỉ cung cấp mã số truy cập thông tin. Với hệ thống công bố thông tin này, hiệu quả của việc đảm bảo chất lƣợng nội dung thông tin và thời gian công bố thông tin sẽ đƣợc nâng cao và đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với các văn bản pháp quy về công bố thông tin trên thị trƣờng Ban hành văn bản pháp quy quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm từng đối tƣợng liên quan trong kênh công bố thông tin. Trong đó, nêu rõ phạm vi, quyền hạn, và nghĩa vụ cụ thể của từng đối tƣợng, từng bộ phận có liên quan. Từng đối tƣợng liên quan phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các hành vi liên quan trong công bố thông tin ra công chúng. Xử lý vi phạm Xử lý nghiêm các vi phạm về quy định công bố thông tin trên TTCK. Công khai các vi phạm và xử lý vi phạm về công bố thông tin của các tổ chức liên quan trên phƣơng tiện thông tin đại chúng. 3.1.2.6 Xây dựng định mức tín nhiệm Việt Nam đang trên đà tăng trƣởng mạnh và nhu cầu vốn cho đầu tƣ và phát triển trong giai đoạn tới là rất lớn, chính vì vậy, xây dựng định mức tín nhiệm nhƣ là công cụ hỗ trợ đầu tƣ, góp phần tăng cƣờng tính minh bạch, chất lƣợng của các công ty Trang 72 trong nƣớc cũng nhƣ mức độ tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong con mắt của các NĐT quốc tế - những ngƣời nắm giữ luồng vốn lớn nhất. Có 4 đối tƣợng cần ƣu tiên triển khai việc định mức tín nhiệm: - Một là, xếp hạng các công cụ nợ dài hạn, bao gồm việc xếp hạng tổ chức phát hành nợ dài hạn và xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn. Xếp hạng tổ chức phát hành nợ liên quan tới việc đƣa ra đánh giá chung về năng lực của tổ chức phát hành nợ, của tổ chức bảo lãnh hoặc cung cấp các hỗ trợ tín dụng nhằm đáp ứng các cam kết tài chính liên quan đến các nhà phát hành nợ hoạt động trên thị trƣờng tài chính Việt Nam. Còn xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn là việc đánh giá khả năng của công ty hoàn trả vốn gốc và lãi vay. - Hai là, xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần Việt Nam Điều này liên quan tới khả năng của một ngân hàng có thể đáp ứng đúng hạn các nghĩa vụ nợ của mình đối với các tổ chức hoặc cá nhân gửi tiền trong và ngoài nƣớc. Còn xếp hạng khả năng tài chính của ngân hàng liên quan tới đặc tính an toàn và chất lƣợng hoạt động của một ngân hàng, thƣờng tính tới các yếu tố nhƣ các chỉ số tài chính cơ bản, giá trị mạng lƣới hoạt động, sự đa dạng hóa tài sản đầu tƣ, và cả các yếu tố liên quan tới môi trƣờng hoạt động của ngân hàng, triển vọng của nền kinh tế v.v... - Ba là, xếp hạng các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn đã và đang tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc tiến hành định mức tín nhiệm đối với các đối tƣợng này cần đƣợc coi là một điều kiện bắt buộc nhằm bảo vệ công chúng đầu tƣ nói chung, vì đại bộ phận trong số họ còn chƣa có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tƣ chứng khoán. - Bốn là, xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam. Hiện SMEs chiếm tới 95% tổng số doanh nghiệp Việt Nam và được coi là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển xen lẫn rủi ro cao. Trang 73 Một trong những vấn đề nghiêm trọng cản trở việc vay vốn ngân hàng cho đầu tƣ phát triển của khu vực SMEs chính là sự thiếu minh bạch thông tin và thiếu những nguồn cung cấp tin đáng tin cậy về tình hình tài chính của các SMEs. Chính vì vậy, việc xếp hạng các SMEs đƣợc coi là một bƣớc đi quan trọng, vì nó giúp đem lại những lợi ích cho chính các SMEs cũng nhƣ cho các tổ chức cho vay và cho sự phát triển nói chung của kinh tế Việt Nam. 3.1.2.7 Hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin Giải pháp khả thi nhất để giải quyết những hạn chế đang cản trở NĐTNN vào TTCK Việt Nam và tăng tính thanh khoản của toàn bộ thị trƣờng về dài hạn là áp dụng bảng giao dịch dành cho ngƣời nƣớc ngoài. Việc áp dụng này sẽ giúp cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc thấy đƣợc mức đánh giá các công ty của NĐTNN khi giới hạn sở hữu đƣợc nới lỏng. Xây dựng hệ thống phần mềm và ghi âm các lệnh giao dịch tại các TTGDCK để có thể nhận ra những giao dịch bất thƣờng - hạn chế giao dịch nội gián. Áp dụng giao dịch liên tục và không bị giới hạn giá nhằm hạn chế sự tăng nóng lên của một vài mã chứng khoán, lệnh sẽ tự động dừng giao dịch trong một thời gian nhất định nếu giá có hiện tƣợng tăng mạnh. Bên cạnh đó, TTGDCK nên đăng ký một mã số BIC (Bank Indentifier Code) để các định chế tài chính trên toàn thế giới biết đến Việt Nam cũng nhƣ là TTCK Việt Nam. Vì hiện nay, tất cả các ngân hàng lƣu ký toàn cầu trên thế giới đều hoạt động kinh doanh chứng khoán qua một hệ thống thông tin liên lạc bằng điện SWIFT mang tính an toàn rất cao. Hệ thống thông tin này rất phổ biến trong giới ngân hàng, mà hiện nay các ngân hàng thƣơng mại của nƣớc ta cũng đang là thành viên sử dụng. Việc sở hữu mã BIC này sẽ không tốn một khoảng chi phí nào mà là một cách quảng bá hình ảnh TTCK Việt Nam ra thế giới tốt nhất. Trang 74 3.1.2.8 Thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn FPI Phát triển các công ty quản lý quỹ, khuyến khích thành lập các công ty liên doanh quản lý quỹ, lập văn phòng đại diện và cho phép lập chi nhánh công ty quản lý quỹ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích lập các quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài để huy động vốn đầu tƣ vào thị trƣờng Việt Nam. Đa dạng hoá các loại hình quỹ đầu tƣ nhƣ quỹ đóng, quỹ mở, quỹ dạng hợp đồng, quỹ đầu tƣ là pháp nhân... Thiết lập các chính sách bình đẳng về ƣu đãi đầu tƣ, chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Chính phủ tiếp tục thực hiện bảo hộ tài sản của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam dƣới mọi hình thức. Tiếp tục thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vãng lai để tạo điều kiện thu hút nguồn vốn từ nƣớc ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ra nƣớc ngoài. Ở đây hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các giao dịch của tài khoản vốn. 3.2 Giải pháp kiểm soát vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài TTCK Việt Nam hiện còn non trẻ. Do vậy, để TTCK Việt Nam phát triển toàn diện thì bên cạnh việc xây dựng những nền tảng cơ bản cho việc hấp thụ dòng vốn, chúng ta cũng phải thực hiện kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết. Mục tiêu của giải pháp này nhằm hạn chế tỷ lệ vốn đầu tƣ ngắn hạn trên vốn dài hạn ở mức thấp nhất vì luồng vốn đầu tƣ gián tiếp ngắn hạn rủi ro rất cao. Chính vì vậy, Việt Nam cần có những biện pháp quản lý dòng vốn ĐTNN vào TTCK trong tầm nhìn tổng thể và dài hạn của nền kinh tế. Các biện pháp kiểm soát, nếu có, cần phải nghiên cứu kỹ dựa trên những nguyên tắc kinh tế chứ không dựa vào những công cụ hành chính. Có nhiều biện pháp kiểm soát, chẳng hạn nhƣ giữ vốn lại một thời gian, đăng ký qua trung gian, đánh một khoản lệ phí trên vốn ngắn hạn... Trang 75 Điều quan trọng để thực hiện các giải pháp thành công là phải có sự trao đổi trƣớc, đối thoại với thị trƣờng, tránh đƣa ra những chính sách mà chƣa có sự đối thoại sẽ khiến nhà đầu tƣ bị sốc, tác động không hay đến thị trƣờng. Theo Điều 41 của Pháp lệnh ngoại hối ban hành năm 2005, khi xét thấy cần thiết, để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, Chính phủ đƣợc áp dụng các biện pháp nhƣ hạn chế việc mua, mang, chuyển, thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn; áp dụng các quy định về nghĩa vụ bán ngoại tệ của ngƣời cƣ trú là tổ chức; áp dụng các biện pháp kinh tế, tài chính, tiền tệ và các biện pháp khác. 3.2.1 Đánh thuế vào lợi nhuận đối với vốn đầu tƣ ngắn hạn Xem xét áp dụng biện pháp quản lý để hạn chế luồng vốn đầu tƣ vào TTCK mang tính ngắn hạn; khuyến khích các dòng vốn đầu tƣ dài hạn thông qua biện pháp thuế đánh vào lợi nhuận từ đầu tƣ gián tiếp, không kể cổ tức và lãi thu đƣợc, thu nhập liên quan đến các giao dịch vãng lai và các luồng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Có thể là đánh thuế cao đối với những khoản đầu tƣ ngắn hạn và miễn thuế đối với những nhà đầu tƣ dài hạn. Hạn chế luồng vốn ra thông qua biện pháp thuế là giải pháp đơn giản và linh hoạt nhất bởi mức thuế có thể thay đổi theo thời gian đầu tƣ; có thể áp dụng tuỳ tính chất của nhà đầu tƣ; và có thể cắt giảm điều chỉnh tuỳ tình huống. Bên cạnh đó, cũng cần thúc đẩy để đồng tiền Việt Nam đƣợc tự do chuyển đổi, tạo điều kiện cho nhà ĐTNN rút vốn. Theo các chuyên gia về ngoại hối, hiện nay Ngân hàng Nhà nƣớc đã cho áp dụng nhiều nghiệp vụ về ngoại hối để những nhà đầu tƣ có thể dễ dàng mua đƣợc ngoại tệ, kể cả mua theo giá thỏa thuận. 3.2.2 Mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài muốn đầu tƣ chứng khoán phải mở một tài khoản tiền đồng tại ngân hàng đƣợc phép. Trong trƣờng hợp vốn ngoại tệ, phải bán lấy đồng Việt Nam Trang 76 trƣớc khi muốn đầu tƣ. Mọi giao dịch liên quan tới việc đầu tƣ chứng khoán phải thực hiện qua tài khoản này. Nếu muốn chuyển vốn ra nƣớc ngoài, nhà đầu tƣ phải sử dụng đồng Việt Nam trên tài khoản đó để mua ngoại tệ tại ngân hàng và chuyển ra nƣớc ngoài. 3.2.3 Giám sát việc cho vay, cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thƣơng mại Giám sát chặt chẽ không để phát sinh tình trạng cho vay, cầm cố chứng khoán quá lớn tại các ngân hàng thƣơng mại, vì đa số nguồn vốn vay không đi vào đầu tƣ sản xuất kinh doanh mà quay trở ngƣợc lại TTCK. Do đó, cần chỉ đạo chặt chẽ các ngân hàng thƣơng mại trong việc thực hiện chế độ kiểm toán, quản trị công ty, báo cáo tình hình tài chính; đồng thời giám sát chặt chẽ các ngân hàng thƣơng mại trong việc mua bán cổ phiếu, đầu tƣ, góp vốn cũng nhƣ chuyển nhƣợng cổ phiếu nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. 3.2.4 Đăng ký đầu tƣ qua trung gian Chấm dứt việc uỷ quyền của các tổ chức đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua cá nhân thay vào đó là thực hiện hoạt động uỷ quyền đầu tƣ qua tổ chức. Vì ủy quyền qua đầu tƣ cá nhân dẫn đến thất thu thuế và không kiểm soát đƣợc các hoạt động. Cá nhân không thể đại diện cho tổ chức để báo cáo hoạt động một cách thƣờng xuyên và đáng tin cậy. 3.2.5 Tăng cƣờng công tác phân tích, dự báo thị trƣờng. Tăng cƣờng công tác phân tích, dự báo thị trƣờng và các luồng vốn vào trong đó có vốn đầu tƣ gián tiếp. Phát triển hệ thống cảnh báo sớm và chủ động xây dựng phƣơng án đối phó thích hợp nhằm giám sát và phòng ngừa hiệu quả các nguy cơ biến động thị trƣờng tài chính tiêu cực do đầu cơ, tội phạm, độc quyền, lũng đoạn và sự mù quáng thị trƣờng; bên cạnh đó, phải nhận biết, đo lƣờng đƣợc quy mô rủi ro thị trƣờng để phối hợp Bộ tài chính với UBCKNN áp dụng các giải pháp giám sát, xử lý thích hợp. Trang 77 3.3 Kết luận chƣơng 3 TTCK Việt Nam là thị trƣờng còn non trẻ, mới nổi nên còn nhiều cơ hội cho các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Do vậy, muốn kéo các NĐTNN đến TTCK Việt Nam thì phải phát triển thị trƣờng này và nhƣ là một hệ quả tất yếu, khi thị trƣờng phát triển thì lại kéo nhiều vốn quốc tế vào Việt Nam. Chính vì lý do đó mà nội dung của chƣơng này đi vào giải pháp xây dựng và phát triển TTCK đồng thời cũng đƣa ra giải pháp quản lý nguồn tiền của các NĐTNN, đảm bảo cho các NĐTNN an tâm đầu tƣ lâu dài trên cơ sở những luận cứ khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của các nƣớc. Đối với nhóm giải pháp xây dựng và phát triển: - Lành mạnh hoá môi trƣờng vĩ mô, chống tham nhũng; - Hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin; - Tăng cƣờng tính minh bạch của thị trƣờng; tăng cƣờng việc công bố thông tin, giảm bớt các tin đồn không có lợi; ngăn chặn các giao dịch nội gián,…; - Áp dụng hệ thống kế toán, kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế; - Tăng cung cho thị trƣờng thông qua đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, nghiên cứu các sản phẩm phái sinh nhằm kích cầu, …; - Tăng cƣờng dự trữ ngoại hối đảm bảo khả năng chi trả khi có hiện tƣợng tháo lui hay đảo chiều dòng vốn; - Thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt, thả nổi có quản lý nhƣ một công cụ chống sốc. Đối với nhóm giải pháp quản lý nguồn vốn: - Đánh thuế vào lợi nhuận đối với đầu tƣ ngắn hạn; - Mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng; - Giám sát tình hình cho vay, cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thƣơng mại; - Đăng ký đầu tƣ qua trung gian; - Tăng cƣờng công tác phân tích, dự báo thị trƣờng; Trang 78 C. KẾT LUẬN TTCK Việt Nam tuy là một thị trƣờng còn non trẻ, nhƣng thành công lớn nhất là thị trƣờng có đƣợc sự ổn định cần thiết, không biến động tỷ giá và ít rủi ro về mặt chính trị. Chính những nhân tố đó đã khiến cho Việt Nam trở thành một nơi đầu tƣ lý tƣởng của các cá nhân và tổ chức đầu tƣ nƣớc ngoài Tuy nhiên, sự lớn mạnh của dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bên cạnh những thuận lợi và cơ hội mang lại cũng đã đặt ra cho TTCK Việt Nam nhiều vấn đề có thể nói làm đau đầu các nhà quản lý. Nói đúng hơn, thời cơ đã đến nhƣng TTCK Việt Nam chƣa đủ lực để đón nhận hết các cơ hội đó: chƣa kiểm soát đƣợc luồng vốn ngoại, TTCK chƣa phát triển hoàn chỉnh, hệ thống giám sát và quản lý chƣa theo kịp diễn biến thị trƣờng,… Các nhà đầu tƣ trong nƣớc vẫn còn đang bị dẫn dắt bởi các nhà đầu tƣ ngoại, mặc dù kinh nghiệm và nhận thức kinh doanh của họ đã có những bƣớc tiến đáng kể nhƣng nhất cử nhất động của NĐTNN vẫn còn là “kim chỉ nam” cho các nhà đầu tƣ nội hành động. Hậu quả là NĐTTN phải nhận nhiều “trái đắng” do chậm hơn một bƣớc so với NĐTNN. Sự “hụt hơi” vì không trƣờng vốn nhƣ các tổ chức nƣớc ngoài khiến NĐT nội phải bán cổ phiếu khi giá giảm, để rồi tiếc nuối nhìn giá tăng vùn vụt trong thời gian sau đó. Chính vì vậy, cần phải xây dựng nền tảng vững chắc cho TTCK, tạo điều kiện hấp thụ dòng vốn quốc tế dồi dào nhƣng đồng thời cũng phải tiến hành xây dựng các biện pháp sẵn dàng đối phó với nguy cơ vốn ngoại “lội ngƣợc dòng”.  Trang 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đồng chủ biên PGS. TS. Trần Ngọc Thơ , PGS. TS. Nguyễn Ngọc Định, PSG. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, Th.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo (Nhà xuất bản thống kê, năm 2005). Tài chính quốc tế 2. PGS. TS. Trần Ngọc Thơ (chủ biên) (Nhà xuất bản thống kê, năm 2005). Tài chính doanh nghiệp hiện đại 3. Hoàng Nguyên . “Vốn nƣớc ngoài vào TTCK: Quản lý cách nào?”. Nguồn Lao Động 4. TS. Bùi Kim Yến (Nhà xuất bản lao động). Thị trường chứng khoán 5. (năm 2000-2007). Tạp chí Con số và sự kiện 6. (năm 2000-2007). Tạp chí Đầu tư chứng khoán 7. (năm 2000-2007). Tạp chí kinh tế và phát triển 8. (năm 2000- 2007). Thời báo kinh tế Sài Gòn 9. (năm 2001-2007). Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 10. (năm 2001-2007). Thời báo kinh tế Việt Nam các số 11. (Thứ Hai, 22/01/2007, 11:51 Nguồn: TM). “Cẩn trọng với đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài!” 12. (10:32' 18/09/2006 Theo Tuổi Trẻ). “Khống chế cổ phần nƣớc ngoài: “Bê đá chặn chân mình”?” 13. (24/11/2006, 10:55, theo báo đầu tƣ). “Phát triển bền vững TTCK trong khu vực” Tiếng Anh 1. Robert A. Haugen (Fourth Edition). Modern Investment 2. (2001, 2002). Economic Outlook Express 3. (2006-2007). Vietnam Economic Times 4. (2006-2007). Saigontimes Trang 80 Các webside 1. www.bsc.com.vn 2. www.cophieu.com 3. www.cophieu68.com 4. www.dautuchungkhoan.com 5. www.hastc.org.vn 6. www.imf.org 7. www.mof.gov.vn 8. www.nguoivienxu.vietnamnet.vn 9. www.ssi.com.vn 10. www.thanhnienonline 11. www.tuoitre.com.vn/ 12. www.vietnamnet.com.vn 13. www.vietstock.com.vn 14. www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung-khoan 15. www.vnn.vn/kinhte 16. www.vse.org.vn 17. www.wikipedia.org 18. www.worldbank.org 19. www.vietbao.vn/Kinh-te Trang 81 PHỤ LỤC CẢNH BÁO CỦA WB ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN: NHỮNG ĐIỂM VIỆT NAM CẦN CHÚ Ý (14/6/2006) Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên sàn chứng khoán VN Đặc điểm quan trọng mà WB đƣa ra là hiện nay các nƣớc đang phát triển đang ngày càng phụ thuộc vào nguồn vốn tƣ nhân. Điều này tiềm tàng nguy cơ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ rút vốn ào ạt khỏi các nƣớc đang phát triển nếu có những thông tin bất lợi về tình hình kinh tế - chính trị và vì vậy gây ra khủng hoảng tài chính nhƣ cuộc khủng hoảng năm 1997-1998. Minh chứng mà Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế đƣa ra là thị trƣờng chứng khoán một số nƣớc đang phát triển ở Châu Á chao đảo khi có thông tin về dịch cúm gia cầm ở Indonesia và thay đổi trong quan điểm về lãi suất của Mỹ. Ý nghĩa đối với Việt Nam qua cảnh báo Trƣớc tiên, chúng ta phải đánh giá lại VN có rơi vào tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn đầu tƣ ngắn hạn nƣớc ngoài không. Một sự thật không thể phủ nhận là sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán VN hiện nay chịu ảnh hƣởng khá nhiều từ các nhà đầu tƣ cá nhân và tổ chức đầu tƣ nƣớc ngoàI. Một minh chứng quan trọng là nhà đầu tƣ VN thƣờng rất quan tâm đến động thái của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, lấy đó là một trong các căn cứ tham khảo để ra quyết định đầu tƣ. Mặt khác, nguồn vốn từ các quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài đang gia tăng nhanh tại VN đã và đang trở thành một trong những lực tác động quan trọng đến thị trƣờng. Những dòng vốn đầu tƣ tƣ nhân nƣớc ngoài này có thể không phải là ngắn hạn, song vẫn có thể ồ ạt rút ra nếu nhƣ họ cảm thấy bất an. Điều đó căn bản vẫn sẽ dẫn đến Trang 82 những tác động không thể lƣờng hết đƣợc đối với thị trƣờng chứng khoán và nền kinh tế nói chunG. Ai dám bảo đảm sẽ không xảy ra “hiệu ứng bầy đàn” về rút vốn ở VN: quỹ đầu tƣ này rút thì quỹ đầu tƣ kia sẽ rút theo, giá chứng khoán sẽ giảm mạnh và thị trƣờng trở nên bi quan, các nhà đầu tƣ khác dù là đầu tƣ trực tiếp hay gián tiếp cũng sẽ bắt đầu nghĩ đến việc có nên rút vốn hay không … Nhƣ vậy, về mặt cơ bản, nền kinh tế nƣớc ta hiện chƣa chắc là phụ thuộc quá mức vào nguồn vốn tƣ nhân nƣớc ngoài, nhƣng không phải không chịu tác động quan trọng từ nguồn vốn này. Do đó cảnh báo của WB là một điều mà các cơ quan hoạch định chính sách cần suy nghĩ, đặc biệt là với việc chúng ta đang rất gần ngƣỡng cửa WTO, khi đó tác động của dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài đối với sự phát triển kinh tế VN sẽ còn lớn hơn nữa. 5 điều dành cho chính phủ Theo ngƣời viết, ít nhất có năm điều chính phủ cần quan tâm. Trƣớc tiên là về chính sách tỷ giá. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, chính sách tỷ giá linh hoạt và hợp lý sẽ đóng vai trò nhƣ một tấm đệm, giúp giảm thiểu nhiều khả năng xảy ra khủng hoảng. Cũng nhƣ đề xuất của Quỹ Tiền tệ thế giới thì cách phòng thủ tốt nhất trƣớc những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa tài chính chính là phải có chính sách tài chính và tỷ giá ngày càng linh hoạt. Để gia nhập ngôi nhà chung WTO và an toàn trƣớc những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế và dòng vốn nƣớc ngoài, chúng ta phải điều chỉnh cho chính sách tỷ giá linh hoạt hơn. Theo Dân trí Trang 83 10 SỰ KIỆN CHỨNG KHOÁN NỔI BẬT NĂM 2007 (Dân trí) - Ngày 28/12, CLB Nhà báo Chứng khoán chính thức công bố 10 sự kiện chứng khoán tiêu biểu của năm 2007. Đó là những sự kiện đƣợc dƣ luận quan tâm nhiều nhất và có tầm ảnh hƣởng nhất định tới TTCK hiện nay. 1/ Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 Luật ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho TTCK Việt Nam phát triển với nhiều thành viên nhƣ: công ty chứng khoán, công ty niêm yết, công ty quản lý quỹ đã đƣợc nâng cấp. Một điểm có tầm ảnh hƣởng rộng lớn đến văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam là quy định về nghĩa vụ công bố thông tin đối với công ty đại chúng. Ngoài ra hệ thống giao dịch cổ phiếu OTC dự kiến khởi động giao dịch cuối quí I/2008 với 40 cổ phiếu của các công ty chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm, đƣợc dự báo sẽ trở thành “chợ giao dịch chứng khoán” có quy mô lớn nhất. 2/ Vụ bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CK Thiên Việt Lần đầu tiên báo chí phát hiện và công khai một hiện tƣợng chƣa từng có trong lịch sử hoạt động của TTCK Việt Nam: Công ty CK Thiên Việt bổ nhiệm Tổng giám đốc khi đích danh ngƣời đƣợc bổ nhiệm không biết và cũng chƣa từng ký hợp đồng làm việc với công ty. Từ vụ việc này, báo chí đề cập đến hàng loạt vấn đề bất cập là hệ quả của trào lƣu chạy giấy phép thành lập công ty CK cuối năm 2006. Đó là việc thiếu trầm trọng nhân sự chủ chốt trong ngành chứng khoán, tình trạng mƣợn, thuê chứng chỉ đào tạo chứng khoán, tình trạng chay đua hợp tác chiến lƣợc để làm thƣơng hiệu… 3/ Quy mô TTCK tăng mạnh Tính đến hết năm 2007, tổng giá trị vốn hoá TTCK Việt Nam đạt gần 500.000 tỷ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007. Trang 84 Dựa trên những kết quả mà TTCK đạt đƣợc trong năm 2007, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 128/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch định lƣợng về phát triển TTCK đến năm 2010, hƣớng đến năm 2020 trong đó có đề ra mục tiêu đến năm 2010, tổng giá trị vốn hoá thị trƣờng đạt 50% GDP, năm 2020, con số này đạt 70% GDP. 4/ Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nƣớc khống chế cho vay đầu tƣ chứng khoán Một trong những chính sách có tác động đáng kể đến TTCK và đƣợc các báo chí đề cập liên tục kể từ giữa năm 2007 đến nay đó là Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nƣớc. Chỉ thị này đã hạn chế luồng vốn tín dụng từ kênh dẫn vốn ngân hàng sang TTCK ở mức 3% khiến nhiều ngân hàng trong suốt nửa cuối của năm 2007 phải lo tìm cách hạ mức cho vay đầu tƣ chứng khoán xuống đến mức cho phép. 5/ Năm 2007, năm của các đợt IPO lớn Năm 2007 là năm đầu tiên diễn ra các đợt phải cổ phần hoá DNNN là các tổng công ty lớn trong danh sách hơn 20 DN đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt cổ phần hoá trong năm này. Hai đợt IPO của 2 DN lớn là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) và Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) đã hoàn thành trong năm nhƣng đằng sau sự kiện IPO của loại DN này còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. 6/ Vụ tăng vốn của Quỹ VF1 Quỹ đóng đầu tiên đƣợc phép tăng vốn đồng thời sự điều chỉnh giá mang tính chủ quan của Công ty quản lý quỹ gây nhiều bất bình cho nhà đầu tƣ. Điều này cũng bộc lộ hạn chế của thị trƣờng đằng sau thành công về việc huy động vốn diễn ra trong năm 2007 diễn ra một cách mạnh mẽ và dễ dàng. Sự bùng nổ hiện tƣợng phát hành trái luật và nhiều DN bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Theo thống kê của UBCKNN, năm 2007 phạt 63 tổ chức và cá nhân trong đó phạt tiền 55 trƣờng hợp. 7/ Trung tâm GDCK TPHCM chính thức thành Sở GDCK TPHCM Trang 85 Cùng với việc chuyển thành Sở GDCK, cơ quan này chính thức áp dụng khớp lệnh liên tục từ 30/7/2007 để tạo tính thanh khoản cho thị trƣờng và tăng cơ hội cho nhà đầu tƣ. 8/ Cải tiến đột phá trong đào tạo chứng khoán Hệ thống đào tạo chứng khoán cuối 2006, đầu 2007 bị quá tải khi nhu cầu học lên cao. Tuy nhiên, với sự chia sẻ quyền cho 5 trƣờng đại học khác, công tác đào tạo đã có bƣớc phát triển đột biến và lành mạnh. 9/ Thu nhập từ đầu tƣ chứng khoán phải chịu thuế Lần đầu tiên thu nhập từ đầu tƣ chứng khoán đƣợc đƣa vào diện chịu thuế. Mặc dù mức thuế không quá cao và khá linh hoạt nhƣng thị trƣờng cũng đã có một thời gian dài phản ứng tiêu cực. Theo đó, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán đƣợc lựa chọn và đăng ký với cơ quan thuế việc áp dụng một trong hai cách tính thuế: theo mỗi lần chuyển nhƣợng hoặc vào cuối năm. Thuế suất chuyển nhƣợng vốn, chứng khoán, đối với chuyển nhƣợng chứng khoán áp dụng thu thuế theo từng lần mức thuế suất là 0,1%/lần, áp dụng thu theo năm với mức thuế suất 20% sau khi đã trừ các chi phí liên quan. 10/ Bùng nổ truyền thông về TTCK Chứng khoán và TTCK đã trở thành chuyên mục thƣờng xuyên và không thể thiếu không chỉ đối với nhiều tờ báo kinh tế, truyền hình mà còn cả những tờ báo chuyên về xã hội. Sự bùng nổ này đã dẫn đến sự ra đời của Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán vào ngày 28/5/2007, với sự quy tụ của gần 40 thành viên là các nhà báo chuyên sâu trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK và là một tổ chức nghề nghiệp có chức năng hỗ trợ về kiến thức, nghiệp vụ cho các thành viên tham gia. An Hạ Trang 86 LẠM PHÁT TĂNG CAO, LÚNG TÚNG VỐN NGOẠI 07:26' 26/12/2007 (GMT+7) (VietNamNet) - Có hàng loạt nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng giá, tình trạng lạm phát tăng ngoài mức dự đoán nhƣ: giá cả nguyên, nhiên liệu trên thế giới tăng mạnh; thiên tai xảy ra thƣờng xuyên; sự kém hiệu quả trong giải ngân và quản lý nguồn vốn; thu nhập và đời sống dân cƣ tăng cao; yếu tố tâm lý... Tuy nhiên, lạm phát năm 2007 có nguyên nhân chính từ nguồn cung tiền tệ năm 2007 quá lớn. Đây là điểm cơ bản và đặc trƣng của lạm phát năm 2007. Đúng ngày Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá cả năm 2007 với con số lên đến mức kỷ lục 12,63% (so với tháng 12/2006), Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trƣờng giá cả và các chuyên gia hàng đầu về thị trƣờng giá cả Việt Nam đã cùng ngồi lại với nhau để nhìn lại diễn biến giá cả lạm phát năm 2007 và đƣa ra những dự báo cho năm tới. Theo các chuyên gia, năm 2007, tốc độ phát triển kinh tế chƣa đạt đến mức 8,5% nhƣ kỳ vọng, trong khi đó, chỉ số giá đã vƣợt quá xa mục tiêu kiềm chế. Tốc độ tăng giá năm nay chƣa đến mức là một "thảm họa" đối với một nền kinh tế đang phát triển nhanh nhƣ Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn là một tín hiệu không tốt cho đời sống ngƣời dân và nền kinh tế. Diễn biến giá cả và lạm phát năm 2007 cần đƣợc mổ xẻ để tìm biện pháp điều hành giá cả trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Bội thực ngoại tệ: Nguyên nhân chính Ông Nguyễn Đại Lai, Vụ phó Vụ Chiến lƣợc - Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cho rằng, yếu tố lớn nhất vẫn là dòng vốn nƣớc ngoài vào nhiều mà Việt Nam không hấp thu tốt. Theo ông Lai, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều dòng ngoại tệ, có ít nhất là 5 dòng ngoại tệ nhƣ: vốn trực tiếp, gián tiếp, ODA, ngoại tệ từ dịch vụ thu qua biên giới, nguồn kiều hối… Những nguồn này năm nay có thể lên đến 25 tỷ USD. Khi Trang 87 nguồn vốn ngoại tệ vào nhiều, Ngân hàng Trung ƣơng sẽ là ngƣời mua cuối cùng. Chúng ta đã có những giải pháp vô hiệu đồng tiền đã bỏ ra mua ngoại tệ. Nhƣng việc đó còn chƣa kịp thời, còn có những hạn chế và nó đã gây ra một số hiệu ứng lạm pháp về vấn đề tiền tệ. Tiến sĩ Nguyễn Khánh Long - Viện trƣởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trƣờng Giá cả cũng cho rằng, yếu tố cơ bản gây nên lạm phát là "tiền nhiều". Riêng kiều hối lên đến 5 tỷ USD thậm chí có thể lên đến 7,5 tỷ USD. Trong khi Nhà nƣớc lại chủ động tăng dự trữ ngoại hối lên từ 13 - 20 tuần nhập khẩu. Hàng trăm ngàn tỷ đồng tung ra trong thời gian ngắn để hút USD đã gây tác động lớn đến tăng giá hàng hoá, dịch vụ. "Trƣớc đây, chỉ vài chục ngàn tỷ đồng tung ra đã đủ làm khuynh đảo thị trƣờng, năm nay tung ra đến hàng trăm ngàn tỷ đồng là rất lớn đối với thị trƣờng trong nƣớc và tác động đến tăng lạm phát", ông Long nói. Giáo sƣ Kenichi Ohno, chuyên gia Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) trong khảo sát về bùng nổ nguồn vốn và lạm phát ở Việt Nam ƣớc tính, có ít nhất 15 tỷ USD đã đổ vào Việt Nam trong năm 2007 từ các nguồn: dịch vụ (du lịch) 4,6 tỷ USD; vốn FDI giải ngân 2,2 tỷ USD; vốn vay ODA 1,8 tỷ USD, cổ phiếu và trái phiếu 2,5 tỷ USD.... và đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng lạm phát ở Việt Nam. Ông Kenichi Ohno cũng cho rằng, có nhiều nƣớc tiếp nhận rất lớn ngoại tệ nhƣng vẫn cơ bản giữ đƣợc tỷ lệ lạm phát ở mức tƣơng đối thấp. Vấn đề của Việt Nam là do chính sách quản lý tài chính, tiền tệ chƣa hợp lý nên đã có mức lạm phát cao nhất trong các nƣớc mới nổi ở Đông Á. Các chuyên gia cũng cho rằng, yếu tố tiền tệ sẽ tiếp tục là nguyên nhân tác động dài hạn đến lạm phát ở Việt Nam. Ông Lai nhận định, dòng vốn tiếp tục đổ vào Việt Nam là điều không có gì phải hoài nghi. Nhƣ thế, nếu không có những thái độ rõ ràng từ đầu năm thì năm 2008 sẽ chứng kiến tình cảnh "na ná" nhƣ năm 2007. Tiến sỹ Nguyễn Thị Hiền, nguyên thành viên Ban cố vấn Chính phủ, cho rằng, có thể năm 2007 yếu tố Trang 88 nguồn vốn chƣa tác động hết vì vốn mới vào nhƣng đây là yếu tố có tác động dài hạn và Chính phủ cần có giải pháp thích hợp nếu không có thể dẫn đến khủng hoảng. Với một cái nhìn dài hạn, ông Kenichi Ohno cho biết, Việt Nam dƣờng nhƣ có tất cả các dấu hiệu của một nƣớc tiếp nhận nhiều tiền mà không hấp thụ tốt: sự bùng nổ về xây dựng, tài sản, dự trữ ngoại tệ tăng, định giá cao tỷ giá hối đoái, lạm phát gia tăng..., và điều này làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát. Vì vậy, dòng vốn nƣớc ngoài cần đƣợc kiểm soát đúng và điều chỉnh khi cần thiết nếu không muốn tình trạng khủng hoảng nhƣ đã xảy ra với nhiều nƣớc trong khu vực. Năm 2008, lạm phát sẽ thấp hơn? Tiến sĩ Lê Quốc Lý, Vụ trƣởng Vụ Tài chính - Tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã đƣa ra dự báo năm 2008, tăng trƣởng kinh tế sẽ đạt 9% và chỉ số CPI tăng từ 7,5%-8%. Theo ông Lý, năm 2008, Chính phủ sẽ có những giải pháp đối phó hiệu quả hơn với tăng giá và lạm phát. Các giải pháp quản lý chặt tổng phƣơng tiện thanh toán, mức tăng trƣởng tín dụng sẽ đƣợc phát huy. Bên cạnh đó cũng sẽ có những biện pháp đối phó với các tác động lớn bởi các yếu tố: giá dầu, sức ép tăng giá trên thị trƣờng thế giới đối với Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Vụ trƣởng Vụ Thƣơng mại, Dịch vụ và Giá cả, Tổng cục Thống kê cho rằng, CPI sẽ tiếp tục tăng cao, dự báo CPI 2008 bằng 108,2%-108,5% so với năm 2007. Cùng một nhận định, ông Phạm Minh Thụy, Trƣởng phòng Phân tích Dự báo giá cả thị trƣờng, Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trƣờng giá cả đƣa ra con số khác: chỉ số CPI tháng 12/2008 so với tháng 12/2007 sẽ ở mức 108,5%-109%. Cơ sở cho những nhận định này là nguồn vốn ngoại hối vào Việt Nam còn tăng nhanh; giá nhiều loại nguyên, vật liệu: xăng dầu, phân bón, phôi thép... trên thị trƣờng thế giới chƣa có dấu hiệu giảm; tình hình thiên tai, dịch bệnh phức tạp... Trang 89 Ông Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - xã hội Hà Nội lại cho rằng, lạm phát 2008 sẽ không còn tăng cao đột biến và có sự cải thiện đáng kể. Trƣớc hết, giá cả thế giới sau khi tăng lên một mặt bằng mới sẽ đi vào giai đoạn ổn định. Trong khi đó, chính sách điều hành của Nhà nƣớc cũng sẽ có những thay đổi hiệu quả hơn, cơ chế thị trƣờng cạnh tranh sẽ hoàn thiện hơn là yếu tố tất yếu tác động đến giá cả trong nƣớc đi vào ổn định. Vì vậy, mức 7,5% - 8% là hợp lý. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia lƣu ý rằng, đà tăng giá năm 2007 sẽ tiếp tục vào những tháng đầu năm 2008, bên cạnh đó các yếu tố tâm lý nhƣ tăng lƣơng, yếu tố thời vụ tết sẽ khiến cho Quí I/2008 chƣa thể thoát khỏi vòng vây tăng giá. Tiến sỹ Lý Minh Khải - Tổng cục Thống kê cho rằng, trong tháng 1 và tháng 2/2008, CPI sẽ tiếp tục tăng ở mức cao, thậm chí có thể tăng cao hơn mức trung bình của các tháng cùng kỳ năm trƣớc do các áp lực tăng giá mạnh mẽ hơn. Rất có thể, cực đại của CPI năm nay sẽ rơi vào tháng 2. Vào tháng 3, giá cả sẽ dần ổn định trở lại và có thể giảm, đƣa CPI quý I và cả năm dần đi vào ổn định. Không thể "đổ lỗi" hết cho giá dầu tăng! Theo ông Nguyễn Đại Lai, sau hơn 10 năm, thuật ngữ "lãi suất âm" đã bắt đầu xuất hiện. Điều này đang thực sự trở thành nỗi nhức nhối trong cộng đồng dân cƣ. Cũng theo ông Lai, giá thị trƣờng thế giới không phải là nguyên nhân chính. Giá thế giới tác động đến nhiều nƣớc khác nhƣng lạm phát của họ không cao nhƣ Việt Nam. Trung Quốc cao nhất cũng hơn 6% nhƣng bù lại GDP của họ là 2 con số. Việt Nam chƣa đạt đƣợc GDP 8,5% nhƣng lạm phát lên đến 12,63%. Giáo sƣ Kenichi Ohno cũng nhấn mạnh rằng, không thể đổ lỗi hết cho giá dầu. Đây là vấn đề của cả thế giới nhƣng các nƣớc trong khu vực không có mức lạm phát cao nhƣ Việt Nam. Trang 90 Phước Hà    Dự báo kém Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền cho rằng, công tác dự báo của ta có vấn đề, mới chỉ là cảm tính, không có một dự báo đủ tin cậy, không có sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau để có một dự báo tổng thể. Khi Bộ KHĐT thông báo dự kiến FDI năm 2007 có thể vƣợt 15 tỷ USD, nhƣng các bộ, ngành không nhận thấy đây là một yếu tố tác động đến lạm phát để đƣa ra giải pháp kiểm soát lạm phát chủ động hơn. Công tác này cần đƣợc đầu tƣ tốt hơn. Cụ thể phải có những công cụ dự báo tốt, phối hợp chặt chẽ và Chính phủ cần có những trung tâm dự báo tầm quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf47594.pdf
Tài liệu liên quan