Luận văn Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học

MS: LVVH-PPDH004 SỐ TRANG: 81 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2007 CẤU TRÚC LUẬN VĂNMỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CƯÚ CỦA ĐỀ TÀI 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 6. KẾT CẤU CUẢ LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY 1.1 VỊ TRÍ , VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1.1. Một cái nhìn tổng thể về những tinh hoa văn học và những trường phái văn học tiêu biểu cuả Văn học nước ngoài 1.1.2 Đối sánh Văn học nước ngoài với Văn học Việt Nam 1.1.3 Góp phần xây dựng con người Việt Nam hiện đại 1.2. NỘI DUNG, CẤU TRÚC, THỜI LƯỢNG VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG SÁCH GIÁO KHOA VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.2.1. Cấp trung học cơ sở 1.2.2. Cấp trung học phổ thông 1.2.3 Nhận xét chung về Văn học nước ngoài và tác phẩm Lỗ Tấn ở phổ thông 1.2.3.1. Về Văn học nước ngoài 1.2.3.2. Về tác phẩm Lỗ Tan 1.2.3.3. Kết luận chung CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỖ TẤN VÀ THI PHÁP TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN 2.1. CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI VĂN HỌC CÁCH MẠNG TRUNG HOA CỦA LỖ TẤN 2.1.1. Bối cảnh xã hội Trung hoa thời Lỗ Tấn 2.1.2. Con đường cứu nước của Lỗ Tấn và sự hình thành quan niệm sáng tác văn chương tích cực của ông 2.2. THI PHÁP TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN 2.2.1. Về thuật ngữ thi pháp và thi pháp học 2.2.1.1. Thi pháp 2.2.1.2. Thi pháp học 2.2.2. Những phương diện trong thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn 2.2.2.1 Nhân vật 2.2.2.2 Người kể chuyện 2.2.2.3. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật CHƯƠNG 3 : GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THI PHÁP HỌC 3.1. TÌNH HÌNH CHUNG KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM LỖ TẤN Ở TRƯỜNG PT HIỆN NAY 3.1.1. Thuận lợi 3.1.2. Khó khăn 3.2. THỰC TẾ GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.2.1. Về phía người dạy 3.2.2. Về phía người học 3.3. ĐI TÌM NGUYÊN NHÂN 3.3.1. Nguyên nhân khách quan 3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 3.4. Đánh giá 3.5 GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN Ở TRƯỜNG THPT DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THI PHÁP HỌC 3.5.1 Tác phẩm Thuốc 3.5.1.1. Nhân vật 3.5.1.2. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật 3.5.1.3. Người kể chuyện 3.5.2. Tác phẩm AQ chính truyện 3.5.2.1. Nhân vật AQ và phép thắng lợi tinh thần 3.5.2.2. Không gian nghệ thuật và Thời gian nghệ thuật 3.5.2.3. Người kể chuyện 3.6 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP TÁC PHẨM LỖ TẤN NÓI RIÊNG, VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI NÓI CHUNG KẾT LUẬN PHỤ LỤC PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HS DANH NGÔN LỖ TẤN TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf81 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5209 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột sự đồng tình, cảm thông cần phải có đối với nhau. Nhà văn đã không khỏi lấy làm đau xót trước điều đó. Trong lời tựa viết cho bản dịch “AQ chính truyện”, ông đã từng chua xót : tạo hóa sinh ra con người vốn rất tài tình khiến cho người này không sao cảm thông được nỗi khổ đau trên thể xác người kia. Rồi các bậc thánh hiền và đồ đệ của người lại bổ khuyết cho đấng tạo hóa, làm cho người ta không thể cảm thông được nỗi thống khổ về tinh thần của nhau nữa [38,tr624] . Có thể nói, Lỗ Tấn đã nhìn nhận một cách thẳng thắn những thói hư tật xấu của người dân. Chính thái độ sống hẹp hòi, ích kỷ tư lợi, thiển cận của họ vô tình trở thành những điểm yếu để giai cấp thống trị lợi dụng, điều khiển.  Thứ ba: Hầu như người dân vẫn còn mơ hồ, ấu trĩ về chính trị, bàng quan trước những biến động của thời cuộc, không hề biết gì về cách mạng. Cho nên họ đã quay lưng với cách mạng, máu của người cách mạng vô tình trở thành món hàng béo bở để họ trục lợi, kiếm tiền. Máu của người cách mạng đã trở thành một thứ thuốc để quần chúng ngu muội ăn. Máu ở đây là một thứ thuốc độc đã giết chết bé Thuyên, giết chết những người còn chưa giác ngộ. Cho nên sự hy sinh của người cách mạng đã trở nên vô nghĩa và điều đó góp phần tạo nên nỗi đau đầy bi kịch của Hạ Du. Viết ra điều này phải chăng Lỗ Tấn muốn nêu lên một một vấn đề : một trong những nguyên nhân khiến cách mạng tư sản thất bại là họ chưa có được cơ sở quần chúng, là công tác tuyên truyền cách mạng còn quá yếu, hay là vì cuộc cách mang này chưa đem lại lợi ích thiết thực gì cho họ “ thay thang chứ không đổi thuốc” nên họ thờ ơ vô cảm? Một khi quần chúng còn chưa giác ngộ thì máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa, không ai chú ý. (giáo viên có thể liên hệ thêm chuyện Tết song thập, Chuyện cái đầu tóc… để minh họa rõ hơn chi tiết này cho học sinh) Tóm lại : qua câu chuyện mua và bán bánh bao để chữa bệnh lao của lão Thuyên và những lời đàm tiếu của những người trong quán trà, tác giả đã chỉ ra hai căn bệnh của người dân Trung Quốc bấy giờ : đấy là một căn bệnh đang giết dần thể xác của người Trung Quốc (lạc hậu, ngu muội, mê tín dị đoan) và một căn bệnh đang hủy họai tinh thần giam hãm người dân mãi trong vòng lạc hậu (bệnh thờ ơ, vô cảm,lạnh lùng trứơc nỗi đau của đồng lọai và bàng quan trứơc thời cuộc). Hai căn bệnh này cần phải có một phương thuốc để điều trị. Viết ra điều này, Lỗ Tấn không những phê phán sự suy yếu của dân tộc mình mà còn chỉ ra cho người đọc thấy đó là nguyên nhân vì sao người dân Trung Quốc lúc bấy giờ khó có thể tiếp cận cách mạng và làm cách mạnh thành công. Từ đó ta thấy tiêu đề “Thuốc” lấp lánh 3 tầng ý nghĩa : 1. Phải tìm ra phương thuốc để chữa trị bệnh lao 2. Phương thuốc để chữa bệnh lạc hậu 3. Phương thuốc chữa bệnh tê liệt, vô cảm của quần chúng, để quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng. Đó còn là phương thuốc chữa bệnh cho những nhà cách mạng, người cách mạng phải biết vận động, giác ngộ quần chúng, nếu không cũng sẽ như Hạ Du * Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Hạ Du Mặc dù nhân vật Hạ Du không xuất hiện một cách trực tiếp mà chỉ được nhắc đến gián tiếp qua những lời đối thoại, qua suy nghĩ của các nhân vật khác trong truyện, nhưng lại có một vị trí đặc biệt trong tác phẩm. Nhiều người đã chỉ ra rằng, nguyên mẫu của hình tượng nhân vật Hạ Du là nhà nữ cách mạng Thu Cận (1875- 1907). Bà bị chính quyền Mãn Thanh bắt và giết tại Cổ Hiên Đình Khẩu thuộc phủ Thiệu Hưng, Chiết Giang. Nhưng Hạ Du là một hình tượng nghệ thuật nên ở nhân vật này có những nét điển hình của nhiều nhà cách mạng tư sản khác nữa. Dẫu rằng tính cách của Hạ Du không được ngòi bút tác giả mô tả trực tiếp, nhưng phẩm chất cao đẹp của anh đã được biểu hiện qua những lời bàn luận của những người khách trong quán trà. Người đọc nhận thấy ở anh khí tiết của một nhà cách mạng chân chính, đó là tinh thần dũng cảm kiên cường, không sợ hy sinh, cho nên dẫu bị bắt “ nằm trong tù rồi mà vẫn còn rủ lão đề lao làm giặc”. Thấm nhuần lý tưởng cách mạng, trong hoàn cảnh nào anh cũng giữ được khí tiết hiên ngang, bất khuất . Ở trong tù, bị cai ngục Nghĩa uy hiếp nhưng anh có sợ đâu, lại còn cho kẻ hành hạ mình là “thật đáng thương hại”- một sự thương hại cần có đối với những người vẫn còn nằm trong vòng mê muội. Tù đày không hề khiến Hạ Du nao núng, ngược lại anh vẫn tìm thời cơ để tuyên truyền cách mạng “thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta”, anh muốn người dân Trung Quốc hiểu rằng, cách mạng là nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đem lại hạnh phúc, tự do cho nhân dân. Hạ Du thương xót, đau đớn cho sự mù quáng, ấu trĩ về chính trị của một bộ phận người Trung Quốc bấy giờ, họ lạc hậu và chậm tiến. Bản chất cố hữu khiến họ khó thay đổi, không thấy được xu thế chung, tất yếu của thời đại. Chính sự dốt nát mơ hồ ấy của quần chúng sẽ ảnh hưởng đến con đường cách mạng của dân tộc. Hạ Du hy sinh. Cái chết của anh là một minh chứng cho sự đơn độc của anh trên con đường cách mạng cam go. Anh đã không được chia sẻ, không có những người cùng hội cùng thuyền, không tìm được tiếng nói chung ở quần chúng nhân dân. Đau đớn hơn, sự hy sinh của anh lại lại bị chính những người cùng tầng lớp anh chà đạp, phản bội. Trong tác phẩm“ Chuyện cái đầu tóc”, Lỗ Tấn cũng đã từng ngậm ngùi cho số phận của những người cách mạng “ khi sống họ bị xã hội chê cười, nguyền rủa, bức bách, hãm hại. Bây giờ, mồ mả họ lại dần dần bị san bằng đi trong quên lãng” [37,tr71]. Bi kịch này cho thấy, ngoài những nguyên nhân chủ quan thuộc về căn bệnh của người dân, còn có một nguyên nhân khách quan, ấy là cách mạng chưa được tuyên truyền sâu rộng, chưa tạo được niềm tin trong nhân dân. Cho nên,“cái kết cục của Tiểu Thuyên là một bi kịch, cảnh ngộ của Hạ Du còn là một bi kịch lớn hơn. Lỗ Tấn đau lòng thây quần chúng thiếu giác ngộ do bị đầu độc bởi tư tưởng phong kiến, ông càng buồn vì thấy cách mạng tư sản xa rời quần chúng, điều đó khiến tác phẩm chứa đến hai tầng bi kịch” [4,tr106]. Đặc biệt một hình ảnh gây ấn tượng ở cuối tác phẩm ấy là vòng hoa trên mộ Hạ Du. Biết bao tâm tư tình cảm của nhà văn đã gửi gắm qua chi tiết ấy. Phải chăng đó chính là sự tôn kính, là tấm lòng tri ân của nhà văn đối với những người cách mạng. Gạt nước mắt vào trong, Lỗ Tấn vẫn giữ một niềm tin mãnh liệt vào tương lai, vào tiền đồ của cách mạng. Có thể nhiều người vẫn chưa hiểu hết sự hy sinh của những người như Hạ Du nhưng cái chết của anh sẽ không oan uổng, anh sẽ bớt đơn độc bởi bên anh, Lỗ Tấn- người đồng đội của các anh, vẫn -sẽ- mãi luôn sát cánh cùng các anh trên cuộc hành trình tiến về tương lai. Bởi vậy, “Thuốc vừa là tiếng gào thét để trợ uy cho những dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu, vừa là sự bộc bạch tâm sự của một ngòi bút lạc quan tin tưởng” [12,tr 105]. Cho nên dẫu rằng “Thuốc để lại cảm giác nặng nề, song cái cảm giác nặng nề này không đè bẹp người ta, mọi người vẫn có thể từ trong hiện thực tàn khốc tìm thấy lý tưởng mà tác phẩm thể hiện, vòng hoa trên nấm mồ người cách mạng ở đoạn kết đã le lói một tia sáng, thể hiện niềm hy vọng và sức mạnh của cách mạng, tiêu biểu cho đặc trưng của thời đại” [4,tr106]. Nghĩa là cách mạng vẫn còn có người kế thừa và Trung Quốc rồi sẽ thuộc về những người như Hạ Du. Tóm lại, qua hai sự việc xen kẽ, đan chéo vào nhau của hai tuyến nhân vật, được liên kết với nhau xung quanh cái nút của câu chuyện là phương thuốc- chiếc bánh bao tẩm máu người, Lỗ Tấn đã dựng lại một bi kịch lịch sử, một mặt ông nói lên sự mê muội kém giác ngộ, thiếu ý thức của quần chúng, mặt khác tác giả cũng muốn gửi gắm tới những người cách mạng lúc bấy giờ một thông điệp “ muốn làm cách mạng trứơc hết phải làm tốt công tác tư tưởng, phải đề xướng dân chủ và khoa học, phản phong kiến chống mê tín, giải thoát quần chúng nhân dân thoát khỏi ách thống trị lâu dài của chế độ phong kiến, thì cách mạng mới có hy vọng thành công” [7,tr166]. Đó phải là một cuộc cách mạng của quần chúng và vì quần chúng. 3.5.1.2. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật Truyện được xây dựng trong một bối cảnh không gian khá dung dị. Một quán trà nghèo nàn, ồn ào vào ban ngày, lặng lẽ về đêm, là nơi tụ tập của những thành phần vô công rồi nghề. Một pháp trừơng vắng vẻ với sự xuất hịên của những con người kỳ dị “đi đi lại lại như những bóng ma”. Một bãi tha ma mộ dày khít “lớp này lớp khác như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ” với một con đường mòn mờ ảo, ngăn chia nghĩa địa người chết chém và người nghèo như một cái nhìn lệch lạc về những người cách mạng (là làm giặc, là trái đạo). Những không gian ấy không gợi lên vẻ rộng lớn siêu phàm. Có cái gì trầm lắng, tĩnh lặng, chan chứa nỗi niềm như xã hội Trung Quốc ngột ngạt, tăm tối, buồn tẻ, đang ngủ say trước sự chuyển mình của đất nước. Truyện có 5 cảnh thì hết 2 cảnh xảy ra trong quán trà. Và phần lớn người dân cũng chỉ quẩn quanh trong không gian ấy để bàn tán, nghe ngóng, bình phẩm…Đó cũng là lý do vì sao họ khó có thể nhanh chóng tiếp cận, thích ứng với những biến động của thời cuộc. Lạc hậu, bảo thủ, ấu trĩ….cũng đều từ đấy mà nảy sinh. Có thể nói bối cảnh của truyện là một bức tranh điển hình của nước Trung Hoa trung cổ, là môi trường thích hợp cho một cốt truyện dung dị mà lại rất hiện thực, rất đỗi đời thường. Nếu không gian nghệ thuật được xây dựng theo hướng khép kín thì thời gian nghệ thuật lại được tác giả xây dựng theo hướng mở và vận động một chiều : qúa khứ- hiện tại- tương lai. Những cảnh đầu xảy ra vào mùa thu, cảnh cuối vào mùa xuân đúng tiết thanh minh. Mùa thu xảy ra 2 cái chết của 2 con người do sự u mê lạc hậu, thì khi mùa xuân đến 2 bà mẹ đã bước qua con đường mòn cố hữu, gặp gỡ nhau tại nơi chôn các con mình, để cảm thông, động viên nhau. Kết thúc truyện vào mùa xuân mở ra một cái nhìn hy vọng về tương lai, đặc biệt khi tác giả sử dụng hình ảnh vòng hoa điểm xuyết trên nấm mồ Hạ Du : hứa hẹn một sự tiếp bứơc những người cách mạng, biểu hịên tinh thần kẻ trước ngã người sau xốc tới và một niềm dự cảm, một niềm tin vững chắc vào tiền đồ cách mạng. Cho nên câu hỏi của mẹ Hạ Du “thế này là thế nào” cũng hứa hẹn một câu trả lời, một sự giác ngộ. Ay chính là tầm nhìn của một nhà tư tưởng lớn. Giá trị của mỗi một tác phẩm văn chương không phải chỉ ở tính hiện thực mà còn ở tầm tư tưởng của nó, bởi vậy nhà văn lớn cũng thường là những nhà tư tưởng lớn. 3.5..1..3. Người kể chuyện Nếu như các loại hình nghệ thuật khác như sân khấu, điện ảnh…kể chuyện bằng hình ảnh trực quan, người xem có thể trông thấy ngay trước mắt, thì văn học lại thuộc về nghệ thụât ngôn từ. Do vậy, những cảnh tượng, sự việc, con người trong truyện người đọc phải tưởng tượng ra nhờ sự khơi gợi của lời kể. Tuy chỉ tác động một cách gián tiếp như vậy nhưng lời kể trong truyện lại có sức mạnh ở chỗ nó có thể vừa miêu tả được thế giới bên ngoài, vừa khắc hoạ được sự vận động của thế giới nội tâm tế nhị thầm kín. Xét về phương diện này, rõ ràng truyện nói được trực tiếp hơn sân khấu, điện ảnh… Lời của người kể chuyện trong Thuốc là một trong những trường hợp như thế . Có thể thấy, trong Thuốc người kể chuyện không xuất hiện một cách trực tiếp với vai trò là một nhân vật trong truyện như trong Cố hương hay Cầu phúc mà ẩn mình đi, để cho câu chuyện diễn ra một cách khách quan, tự nhiên. Người kể chuyện như đứng ngoài theo dõi diễn tiến của truyện. Ngay từ đầu tác phẩm, chúng ta không hề thấy phát ngôn của người kể chuyện mà chủ yếu là ngôn ngữ của ông bà Thuyên và những người khách trong quán trà. Thế nhưng như đã nói, Lỗ Tấn sáng tác với mục đích góp phần thức tỉnh quốc dân, ông muốn gào thét lên để đánh thức, lay tỉnh, thức tỉnh đồng bào mình đang mê ngủ, cho nên ngọn lửa ưu ái và phẫn nộ vẫn luôn âm ỉ thừơng trực trong các tác phẩm của ông, để khi có cơ hội gặp được ngọn gió to nó bùng cháy dữ dội. Bởi vậy dù cho tác giả có muốn cố tỏ ra lạnh lùng để kiềm chế mọi cảm xúc của mình thì đôi khi người đọc vẫn nhận ra những phản ứng mạnh mẽ của ông. Ta hãy quan sát thái độ của người kể chuyện khi đồng hành cùng lão Thuyên ra pháp trường : “Lão lại giật mình trố mắt nhìn. Có mấy người đi qua. Một người còn quay đầu lại nhìn lão. Lão không trông rõ là ai, nhưng thấy ánh mắt cú vọ ngời lên, như người đói lâu ngày thấy cơm” [32,tr31]. Một thái độ không đồng tình về một bộ phận quần chúng có tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, tư lợi Người kể chuyện cũng đau đớn, phẫn uất trước sự hiếu kỳ đến lạnh lùng, tàn nhẫn, ngu ngốc của người dân khi đi xem tù nhân- đồng loại mình- bị hành hình, cứ như là đi xem hội “người nào người nấy dướn cổ ra như cổ vịt, bị một bàn tay vô hình nắm lấy xách lên….Rồi cả đám xô đẩy nhau ào ào, lùi về phía sau đến chỗ lão đứng, chen lão suýt ngã” [32,tr32] Người đọc cũng cảm thấy một nỗi ngậm ngùi, nghẹn ngào, xót xa của người kể chuyện khi theo gót mẹ Hạ Du ra thăm mộ con “nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù ở về phía tay trái, nghĩa địa những người nghèo ở về phía tay phải. Cả hai nơi mộ dày khít, lớp này lớp khác như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ” [32,tr38] Tưởng chừng như người kể chuyện tỏ ra khách quan, dửng dưng trước các sự việc, song người đọc vẫn nhận thấy một nỗi đau về cuộc đời, về nhân tình thế thái ẩn chứa sau từng câu chữ. Chính bởi vậy, người kể chuyện tuy không xuất hiện nhưng vẫn luôn có mặt khắp nơi để quan sát, lắng nghe, bình phẩm, suy tư. Đó cũng là một trong những đặc điểm thi pháp Lỗ Tấn : bình dị mà thâm thuý, thâm thuý mà nhẹ nhàng, trầm lắng, sâu xa (bởi thế truyện của ông rất kén độc giả). Cho nên “có người đã dùng hình ảnh cái phích nước nóng : trong nóng ngoài lạnh để hình dung phong cách của ông” [12,tr 64]. Nhà văn đã hoá thân vào nhân vật người kể chuyện để cùng khóc trứơc nỗi đau của con người, nói như GS Lê Ngọc Trà “nghệ sĩ đích thực về một phương diện nào đó phải là một Jêsu về tinh thần. Nghệ sỹ có quyền sống sung túc, nhưng anh ta không có quyền vật lộn, đau xé ít hơn người đời. Nghệ sĩ khác đời là ở chỗ: người ta vui ít thì anh ta vui nhiều, người ta buồn một thì anh ta phải buồn hai” [10,tr12] 3.5.2. Tác phẩm AQ chính truyện Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng AQ chính truyện là một truyện vừa thì hợp lý hơn, bởi dung lượng của nó khá dài, tình tiết cũng khá ly kỳ, hấp dẫn. Phải chăng vì vậy mà những người biên soạn sách giáo khoa đã không lựa chọn tác phẩm này để đưa vào giảng dạy chính khoá mà chỉ trích dẫn ở phần đọc thêm. Tuy nhiên dù sao đi nữa, thiết nghĩ khi giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn, giáo viên cũng không nên bỏ qua thiên truyện này, mà cũng nên có một vài gợi ý để học sinh nắm được tinh thần chung của truyện, nhất là để hiểu được thế nào là chủ nghĩa AQ, là phép thắng lợi tinh thần, mà ngày nay dường như đã trở thành một thành ngữ quen thuộc trong ngôn ngữ hàng ngày của mọi người dân. Lỗ Tấn viết truyện vừa này vào năm 1921. Vừa ra mắt bạn đọc, tác phẩm đã gây nên một sự xáo động lớn trong xã hội thượng lưu Trung Quốc bấy giờ bởi tính hiện thực của nó. Đến nỗi có người đã đích thân hỏi tác giả là định chửi người nào(?). Sự thật là “Lỗ Tấn không nhằm chửi một người cụ thể nào, mà là lên án xã hội cũ, nêu lên mâu thuẫn giai cấp đang tồn tại phổ biến ở nông thôn Trung Quốc, phê phán tính chất nửa vời của cuộc cách mạng Tân Hợi, phơi bày những nhược điểm tư tưởng và bệnh thái tinh thần của nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ” [25,tr233] 3.5.2.1. Nhân vật AQ và phép thắng lợi tinh thần AQ là hình tượng trung tâm của tác phẩm, là một nhân vật điển hình cho tính cách và bộ mặt của người dân Trung Quốc và giai cấp thống trị lúc bấy giờ * Xuất thân Là người nghèo nhất trong số những người nghèo khổ của xã hội Trung Quốc cũ, không có lấy một mảnh đất cắm dùi, AQ sống lang thang khắp xó xỉnh làng Mùi bằng nghề làm thuê mướn. Cả cuộc đời AQ là một chuỗi những tháng ngày bị khinh miệt, người dân trong làng chưa bao giờ xem AQ là một con người đúng nghĩa, ngôn ngữ mà họ thường dùng với AQ là ngôn ngữ của tiếng cười , của cái gậy, hoặc của cái tát. Có thể nói “một chữ không to tướng phủ lên lá số tử vi của AQ” (Đặng Thai Mai). Nếu một con người có lòng tự trọng, một khi bị tước đoạt hết mọi quyền sống, thì “con giun xéo lắm cũng quằn”, anh ta phải vùng dậy phản kháng. Thế nhưng với AQ thì khác. Anh ta đã có hẳn một chiến lược để chiến thắng mọi đối thủ của mình, ấy là phép thắng lợi tinh thần- một đặc điểm đã tạo nên tính cách đa dạng, đầy mâu thuẫn của anh ta. * Phép thắng lợi tinh thần- một căn bệnh điển hình của nhân vật điển hình AQ  Phép thắng lợi tinh thần “là sự thắng lợi trong tưởng tượng, tự mình tạo ra để an ủi mình những khi thất bại, là biện pháp tự lừa dối, tự trốn tránh để tự an ủi” [12, tr 90]. Đó là trạng thái tâm lý của những kẻ thất bại, song không chịu, không dám thừa nhận sự thất bại đó mà hơn thế còn tìm cách trốn tránh vào những ảo giác thắng lợi  Nguyên nhân nảy sinh phép thắng lợi tinh thần ? Ngoài những bản tính cố hữu do chính người nông dân có sẵn (sống biệt lập, phân tán, phương thức sản xuất lạc hậu cộng thêm gánh nặng tô tức, ít học hành…), bệnh tật của họ còn nảy sinh do bị tiêm nhiễm, bị đầu độc từ giai cấp thống trị, đó là sự cầu an, tự cao tự đạ, bảo thủ, tâm lý trốn tránh trách nhiệm, miễn cưỡng không dám nhìn thẳng vào sự thật. Bởi vậy họ lấy phép thắng lợi tinh thần làm điểm tựa, tự huyễn hoặc mình để mà sống, nói như GS Phương Lựu “những người nông dân do phương thức sống rời rạc và lạc hậu rất dễ sa vào vòng mê hoặc, một bộ phận lạc hậu trong họ cuối cùng rồi cũng đi tìm sự an ủi, đầy tính chất ảo tưởng. Phép thắng lợi tinh thần do đó mà nảy sinh” [31,tr 76] Với quan niệm : muốn sửa chữa khuyết điểm thì phải nhìn thẳng vào khuyết điểm, cũng như một bác sĩ muốn cứu chữa cho bệnh nhân thì phải đem dao ra mà mổ xẻ, dù có đau cũng phải chịu. Cho nên dù rất yêu thương đồng bào mình, nhưng không vì thế mà Lỗ Tấn che đậy, giấu giếm cái dốt, cái xấu của họ bằng những lời hoa mỹ, giả dối. Một dân tộc biết tự trọng thì dân tộc ấy mới tiến bộ được. Nhà văn đã điềm tĩnh, phơi bày những nhược điểm trong quốc dân tính, vạch rõ những căn bệnh tinh thần của họ, để họ tự thấy mà tìm cách chạy chữa.  Những biểu hiện của phép thắng lợi tinh thần :  Ao tưởng về một quá khứ giàu sang, huy hoàng. AQ luôn khoe khoang về tổ tiên mình dù rằng “hành tung” của anh ta hết sức mập mờ, chính bản thân AQ cũng không hề biết một chút gì về nhân thân mình, vậy mà mỗi lần cãi nhau với ai, anh ta lại trừng ngược mắt lên tuyên bố “nhà tao xưa kia có bề thế bằng mấy mày kia ! Thứ mày thấm vào đâu”[37,tr 113]. Anh ta bằng lòng hả hê với hiện trạng bị áp bức và như thế mãi mãi anh ta sẽ không chịu tỉnh ra để thay đổi hiện trạng ấy  Dùng thủ pháp phân thân để quên kẻ thù. Bị mọi người hành hạ, bắt nạt đánh đập, chống cự không được, AQ nghĩ bụng “nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó. Thật thời buổi này hết chỗ nói . Rồi cũng hớn hở ra về vẻ đắc thắng” [37,tr116-117]. Thế rồi cái chiêu bài đắc thắng trong tưởng tượng của AQ cũng bị phát giác, AQ buộc phải nhận mình là sâu bọ. Phải chăng anh ta đã tỉnh cơn mê, đã ý thức được thân phận của mình mà vùng dậy đấu tranh ! Nhưng không,“chưa đầy mười giây sau, AQ lại hớn hở ra về có vẻ đắc thắng” [37,tr117] bởi anh ta lập luận : đấy là một sự nhịn nhục chứ không phải là một sự đầu hàng(!). Đánh bạc bị lấy mất tiền, tiếc của, AQ đã tự nguyền rủa mình nhằm hy vọng giải toả được nỗi đau khổ của một cuộc bại trận. Có thể nói, đây là lần đầu tiên trong cuộc đời , AQ biết thấm thía nỗi đau của sự thất bại. Những tưởng giây phút ngo ra cái bất hạnh của cuộc đời mình sẽ khiến AQ trở thành một con người khác. Ay vậy mà nào có được như thế. Trong khoảnh khắc AQ đã lại chuyển bại thành thắng “y sẽ dang cánh tay phải lên, ráng hết sức đánh vào mặt y luôn hai bạt tai, đau ran. Đánh xong y hình như đã hả dạ(…),y có cảm tưởng rằng y vừa mới đánh một đứa nào đấy. Thế là ngủ thẳng” [37,tr120]- một kiểu hành động vừa đáng thương lại vừa hết sức quái chiêu. Không bao giờ AQ tự thừa nhận sự hèn yếu của mình. Rõ ràng “AQ vẫn cứ muốn làm vua trên những đau khổ của mình một cách ngây thơ tuyệt vọng” [8,tr 242]. Và cái bửu bối gia truyền thần diệu mà AQ hay sử dụng để xoa dịu nỗi thất bại của mình là hay quên, đúng hơn là cố tình quên. Thật nguy hiểm.  AQ có tính tự cao, thích được xu nịnh, tâng bốc. Chỉ cần một câu nói bâng quơ “ AQ được việc thật” thì y như rằng anh ta rất sung sướng, đắc ý. Cho đến việc có một cái sẹo trên đầu mà anh ta cũng tìm đủ mọi cách để giấu biến đi bằng cách kiêng kỵ những từ ngữ có liên quan đến nó, nếu có ngừơi nào vô tình phạm huý thì “kẻ ít mồm ít miệng thì y chửi, kẻ yếu sức là y đánh”. Thật là một kiểu gàn dở.  Cố tình khoác lên mình những vinh quang ảo tưởng. Bị bắt giam, tự ru mình , vỗ về mình bằng ý nghĩ “người ta sinh ra ở trong trời đất, thì tất cũng phải có lúc bị giắt vào giắt ra ngoài một cái trại giam” [37,tr173]. Thậm chí, ký tên để chấp nhận cho người ta kết liễu đời mình nhưng điều AQ day dứt không phải là một sự tự vấn : nguyên nhân nào mình bị giết và ai là kẻ làm điều đó, mà anh ta lại hổ thẹn chỉ vì không vẽ được một cái vòng cho thật tròn trịa(!). Đến lúc sắp bị xử tử, anh ta hơi hoảng, song cái khoảnh khắc hiếm hoi ấy vụt tan biến khi anh ta tự trấn tĩnh mình bằng ý nghĩ lạ lẫm “người ta sinh ra trong trời đất trước sau cũng có thể có một lần bị chặt đầu” [37,tr174]. Nghĩa là cho đến tận lúc chết, AQ vẫn chưa được giác ngộ nên vẫn chưa tỉnh ngộ. Anh ta vẫn thả sức cho trí tưởng tượng bay bổng trong khi thân thể mình đang bị chà đạp, cùm kẹp một cách thảm thương.  Hậu quả của phép thắng lợi tinh thần. Bằng cách tạo ra những giấc mơ chiến thắng hoang tưởng cho dù thực tại vô cùng bi thương, AQ đã trở thành một nhân vật điển hình với những căn bệnh tinh thần mang tính phổ biến cho nhiều thời đại, nhiều giai cấp. Không thể cho rằng phép thắng lợi tinh thần là một phương thức phản kháng của những người yếu thế, không có thực lực. Cũng không thể xem đấy là một sự tự động viên, tự an ủi trứơc thất bại, kiểu như “thất bại là mẹ thành công” mà đấy chính là một thứ chủ nghĩa thất bại có khả năng làm tê liệt ý chí của con người, “sẽ giống như những con sâu xanh bị con tò vò chích cho một mũi thuốc tê, làm cho nó dở sống dở chết, mất hết ý thức phản kháng”[38,tr152]. Phải chăng căn bệnh này có nguồn gốc từ thói quen nhìn lại quá khứ huy hoàng của người dân Trung Quốc ? Văn minh cổ Trung Hoa đã qua rồi nhưng hào quang của nó vẫn còn. Sau chiến tranh thuốc phiện, chính triều đình Mãn Thanh đã không ngớt rêu rao : văn minh vật chất phương Tây cao thật nhưng văn minh tinh thần Trung Quốc còn cao hơn. Chính sự hoài niệm, nuối tiếc quá khứ, cộng thêm ý thức về việc yếu kém sức mạnh thực sự là nguồn gốc sâu xa của căn bệnh trên. Cho nên phép thắng lợi tinh thần là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, là biểu hiện của tư tưởng đầu hàng, là kẻ thù của sự tiến bộ tạo ra một sức ỳ lớn, cản trở sự phát triển đi lên của xã hội. Một cá nhân lúc nào cũng chìm đắm trong chiến thắng tưởng tượng, cá nhân ấy không bao giờ có thể ngẩng cao đầu. Một đất nước lúc nào cũng phủ lên mình những ảo tưởng vinh quang, đất nước ấy cũng dễ trở thành nô lệ. Có thể nói, phê phán AQ với cả lòng đau xót, cay đắng và phẫn nộ cũng chính bởi Lỗ Tấn yêu đồng bào mình nhiều. Bởi nhà văn quan niệm “khi buồn người ta có thể sáng tác nhưng khi hững hờ thì không sáng tác được, sáng tác bắt rễ ở tình yêu” [38,tr197]. Một xã hội vào thời điểm giao thời, trăn trở tìm đừơng : cái cũ, cái lạc hậu chưa hoàn toàn bị mất đi, trong khi cái mới cái tiến bộ lại chưa kịp thích ứng, rất cần đến những nhà văn tâm huyết như Lỗ Tấn : dũng cảm phanh phui những nhược điểm của dân tộc mình với một tấm lòng đau đáu, xót xa * Kết luận Vậy thì AQ là một nhân vật đáng thương hay đáng giận ? Có lẽ là cả hai. Xây dựng AQ với một tính cách năng động, Lỗ Tấn không phiến diện một chiều. Ong phê phán những biểu hiện xấu trong tính cách AQ (kiêu ngạo, tự mãn, cơ hội, hiếp đáp kẻ yếu, quỵ luỵ kẻ mạnh…), đau xót khi thấy AQ- rộng ra là người dân Trung Quốc- kém giác ngộ, ngu ngốc, không phân biệt được phải trái, tốt xấu, đúng sai ; nhưng ông không thể không thông cảm với số phận bất hạnh của AQ, nghĩa là cảm hứng nghệ thuật ai kỳ bất hạnh, nộ kỳ bất tranh luôn thường trực trong Lỗ Tấn. Ông vừa gạt nước mắt, vừa vạch trần phê phán AQ. Song nhà văn cũng phát hiện ra khả năng cách mạng tiềm tàng của AQ, chẳng qua bị phép thắng lợi tinh thần trói buộc, nên anh ta tỏ ra ngơ ngác trước thời cuộc. Lỗ Tấn cũng đã từng khẳng định : nếu Trung Quốc không làm cách mạng thì thôi, chứ nếu có thì thế nào AQ cũng làm. (Vì sao tôi viết tiểu thuyết). Nghĩa là chỉ cần được phát động đầy đủ và lãnh đạo đúng đắn, AQ sẽ tự giải phóng được mình. 3.5.2.2. Không gian nghệ thuật và Thời gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật cũng là không gian hiện thực, không gian đời thường. Một làng Mùi yên tĩnh nhưng u ám, khép kín, ngơ ngác xa lạ trứơc những biến động của thời cuộc. Một ngôi làng diển hình của Trung Quốc thời cách mạng Tân Hợi, với đầy rẫy những hủ tục, lề thói, với đủ mọi thành phần : từ những kẻ hạ lưu như bọn thanh niên vô công rồi nghề, những cố nông như cu D, Vương râu xồm, vú Ngò….đến tầng lớp thượng lưu như cụ Triệu, cụ Cử, cậu Tú, Tây giả. Chính thứ văn hoá lai căng cùng với những con người trong không gian hẹp ở làng Mùi đã góp phần sản sinh ra tính cách điển hình AQ. Phần lớn trong AQ chính truyện, tác giả sử dụng thời gian hiện thực gắn với những biến cố trong đoạn đời của nhân vật AQ (từ khi xuất hiện cho đến lúc chết) khi thì gấp gáp khẩn trương, khi thì từ từ đều đều phù hợp với những “thăng trầm” trong cuộc đời AQ. Thỉnh thoảng tác giả sử dụng thời gian tương lai khi kể về những giấc mơ quyền lực của AQ với mục đích châm biếm, phê phán. Điều đó chứng tỏ sự đa dạng trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn . 3.5.2.3. Người kể chuyện Cũng như Thuốc, người kể chuyện trong AQ chính truyện không xuất hiện một cách trực tiếp, mà dẫn truyện ở ngôi thứ 3, nghĩa là người kể chuyện cũng rất khách quan. Tuy nhiên, khi cần biểu lộ một thái độ rõ ràng, một tình cảm yêu ghét dứt khoát thì người kể chuyện cũng không ngần ngại xuất đầu lộ diện, đối thoại trực tiếp với độc giả. Chỉ có điều, nếu như trong Thuốc, ngôn ngữ của người kể chuỵên phần lớn thiên về đau xót, phẫn uất, ngậm ngùi, thì trong AQ chính truyện lại nghiêng về hài hước, châm biếm, đôi khi là giễu cợt. Chúng ta bắt gặp giọng điệu hài hước của người kể chuyện ngay từ cách giới thiệu lai lịch, tên tuổi của nhân vật AQ. Ngay cả khi kể về việc AQ bị cụ Cố nhà họ Triệu đánh, người kể chuyện cũng không dấu được cảm xúc khi nhận xét về uy thế tinh thần, uy thế chính trị tuyệt đối của giai cấp địa chủ ở nông thôn, cùng với thái độ phê phán người dân làng Mùi đã trở nên mê muội đến mức chỉ biết phụ hoạ giai cấp địa chủ: Theo lệ thường, ở làng Mùi, nếu tên Kèo đánh tên Cột, anh Ba đánh anh Năm thì xưa nay chẳng ai để ý đến cả. Nhưng có dính dáng đến một nhân vật “xù” như là cụ Cố nhà họ Triệu chẳng hạn thì mới có tiếng đồn. Lúc đó có tiếng đồn thì không những người đánh đã có danh giá mà luôn cả người bị đánh cũng nhờ đó mà lẫy lừng. Còn như nói đến sự phải trái thì nhất định là lỗi về AQ rồi, không cần phải bàn nữa. Tại sao vậy ? Thì chả lẽ cụ Cố nhà họ Triệu lại có thể có lỗi được hay sao ? [37,tr121] Phê phán thái độ “sợ người ác, nhưng lại bắt nạt người lành” để giải toả, tìm cách quên đi hiện trạng bị áp bức của AQ, người kể chuyện hết sức hài hước song cũng không kém phần phẫn nộ : ….rồi AQ véo một cái vào má cô tiểu. Bao nhiêu người trong quán lại cười ồ lên một thôi nữa.AQ đắc ý. Muốn cho bấy nhiêu “khán giả” được hài lòng y rán sức véo luôn một cái nữa thật mạnh vào má cô bé rồi buông tay. Sau khi lập được chiến công này, AQ quên cả Vương râu xồm, quên cả lãoTây giả rồi ; và hình như bao nhiêu nỗi bất bình, bao nhiêu điều xúi quẩy ngày hôm ấy đã rửa sạch sành sanh. Mà lạ lùng thay, lúc bấy giờ y nghe hình như người y nhẹ hẳn đi, nhẹ hơn hẳn lúc bị mấy ba-toong đánh đốp ! đốp vào dầu nữa. AQ hớn hở tựa hồ như bay bổng lên tít mãi trên mấy từng mây [37,tr127] Song đôi khi người kể chuyện cũng tỏ ra thương cảm, xót xa cho thân phận làm thuê của người nông dân AQ : muốn đem sức lao động của mình đổi lấy miếng cơm nuôi thân mà cũng không được, bị đồng loại tẩy chay, bị đẩy vào bứơc đường cùng mà phải làm liều, nên dường như người kể chuyện đã không ngần ngại nhập vai vào nhân vật để bộc lộ thái độ, tâm tư …..thế rồi, cũng như mọi hôm , sau khi ngủ dậy, AQ bước ra đi rong trên con đường làng. Bây giờ y không nghe da thịt buốt như lúc ở trần nữa, nhưng dần dần y lại cứ cảm thấy trên đời có cái gì là lạ thật. Tuồng như tất cả bọn đàn bà con gái làng Mùi từ hôm nay trở đi bỗng dưng đau nhau mà hổ ngươi. Cứ thấy mặt AQ ở đâu là chúng nó xô nhau trốn biệt vào tận trong cửa(….)Rồi đến những ngày sau, AQ càng thấy nhiều sự lạ lùng khác nữa. Một là lão chủ quán rượu nhất định không bán chịu cho y nữa. Hai là lão từ ở đền Thổ Cốc cũng nói lẩm bẩm như muốn ngỏ ý thúc giục y dọn đi chỗ khác. Ba là không nhớ rõ bao nhiêu ngày trời rồi nhưng đã khá lâu không hề có người nào gọi y đi làm nữa. Cửa hàng rượu không bán chịu thì nhịn đi cũng xong, lão từ muốn đuổi thì lần lữa còn có thể được, chỉ có điều không ai gọi đi làm thì chết đói” [37,tr 137-138] Như vậy có thể thấy, vai trò dẫn dắt của người kể chuyện trong AQ chính truyện khá linh động, đa dạng. Nhờ sự xáo trộn đan chéo giữa lời tác giả và lời nhân vật tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn sinh động của lối kể chuyện, đồng thời soi sáng được tâm lý, tính cách nhân vật. Điều đó giúp cho câu truyện trở nên hấp dẫn người đọc hơn Tóm lại : qua hai tác phẩm Thuốc và AQ chính truyện, người đọc hình dung được một Lỗ Tấn yêu thương và căm giận, lạnh lùng khách quan nhưng đầy ưu ái sâu xa “một tài năng nghệ thuật độc đáo kết tinh giữa chiều sâu của nhà tư tưởng, nhiệt tình của nhà yêu nước và sự chắt lọc của cây bút cổ Trung Hoa” [12,tr 24]. Nhà văn đã tạo ra tác phẩm song tác phẩm cũng tạo ra nhà văn, nói như nhà thơ Đức H.Hainơ : cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác, mà phải chính trong tác phẩm của họ. 3.6 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP TÁC PHẨM LỖ TẤN NÓI RIÊNG, VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI NÓI CHUNG Nhìn chung, văn chương Lỗ Tấn rất kén độc giả, bởi vậy, khi giảng dạy trong nhà trường phổ thông, đòi hỏi giáo viên không chỉ giỏi, vững về kiến thức, mà còn phải linh động về phương pháp mới có thể giúp học sinh cảm thụ tác phẩm một cách tốt nhất. Trong các giờ dạy Văn, Giáo viên cần cố gắng dựng lại hiện thực cuộc sống thời người nghệ sĩ (tác giả) từng sống, nghĩa là cố gắng hiểi đời để hiểu người. Hiểu người (tác giả) sâu sắc bao nhiêu thì mới tái tạo lại được tốt không khí tác phẩm, nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm văn chương bấy nhiêu. Cho nên đối với bài tác giả Lỗ Tấn, giáo viên cần chốt lại cho học sinh những luận điểm cơ bản, quan trọng về quan niệm sáng tác của Lỗ Tấn cũng như bước ngoặt nào khiến nhà văn chuyển hướng nghề nghiệp. Bởi học sinh nắm chắc được vấn đề này thì khi đi vào phân tích tác phẩm sẽ hiểu tác phẩm dễ dàng hơn. Thời gian phân phối chương chương trình cho phần tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm Thuốc là 2 tiết (không có thời gian cụ thể cho bài đọc thêm AQ chính truyện ), bởi vậy giáo viên cũng có thể linh động trong việc xử lý, bố trí thời gian : nên dành khoảng 20-25 phút để giới thiệu về tác giả, thời gian còn lại phân bố chủ yếu cho tác phẩm Thuốc và AQ chính truyện bởi 2 tác phẩm này có thể bổ sung soi sáng cho nhau, thậm chí nếu cần thiết (đặc biệt với những lớp nâng cao) giáo viên có thể giới thiệu thêm cho học sinh một số tác phẩm khác của Lỗ Tấn có liên quan đến nội dung cần giảng (Thị chúng, Sóng gió …) Nếu có điều kiện, giáo viên nên gợi ý, hướng dẫn cho học sinh tham khảo thêm một số bài tạp văn của Lỗ Tấn để hiểu rõ thêm truyện ngắn của ông, bởi giữa truyện ngắn và tạp văn có mối liên hệ khắng khít. Cứ mỗi một truyện ngắn ta tìm thấy ít nhất một bài tạp văn có liên quan (chẳng hạn đọc AQ chính truyện, nên tìm bài Vì sao tôi viết AQ chính truyện). Những bài tạp văn khi thì đề cập đến động cơ và quá trình thai nghén một số truyện nào đó, khi thì phát huy mở rộng chủ đề có sẵn trong truyện ngắn. Cho nên muốn hiểu thấu đáo truyện ngắn Lỗ Tấn không thể bỏ qua những bài tạp văn và ngược lại. Đó chính là chìa khóa để giải mã những truyện ngắn của nhà văn Nhìn chung so với Văn học Việt Nam, học Văn học nước ngoài cũng có phần khó hơn. Trong khi đó, thời gian cho Văn học nước ngoài trên lớp không phải là nhiều. Cho nên giáo viên , tổ chuyên môn và nhà trường cần kết hợp tổ chức một số hình thức ngoại khoá để các em được tiếp xúc nhiều hơn với bộ phận Văn học nước ngoài, chẳng hạn như tổ chức các buổi thuyết trình, thảo luận tại lớp để học sinh hiểu tác phẩm sâu sắc hơn, vừa tạo cho các em có thêm cơ hội trau dồi, rèn luyện năng lực ngôn ngữ, kỹ năng diễn đạt trước tập thể ; đố vui về tác phẩm , tác giả, sân khấu hoá một số trích đoạn trong các tác phẩm hoặc tổ chức các buổi chiếu phim để học sinh hiểu và nhớ tác phẩm tốt hơn (có thể tổ chức cho học sinh toàn trường) Cần đẩy mạnh dân chủ hoá học đường. Sau khi học xong một tác phẩm bất kỳ, giáo viên có thể phát cho học sinh một số phiếu tham khảo (về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên , còn vướng mắc điểm nào…), hay cho học sinh viết những bài thu hoạch, cảm nhận của mình về các tác phẩm đã học để kích thích, phát huy năng lực tư duy độc lập của, vừa để giáo viên có thêm tư liệu cũng như kinh nghiệm trong các tiết dạy sau. Song song với việc bồi dưỡng năng lực văn học cho học sinh, giáo viên cũng cần hướng dẫn, rèn luyện thêm cho học sinh năng lực đọc, phương pháp đọc bởi tình trạng học sinh đọc sai, đọc không đúng ngữ điệu…vẫn còn rất phổ biến. Có đọc văn tốt thì mới “khơi gợi được sự đồng điệu trong tâm hồn, làm sống dậy những kinh nghiệm trong trí nhớ, hội tụ những nét hình dung về hiện thực thông qua con đường huy động, liên tưởng” [22,tr 43]. Muốn học giỏi văn phải bắt đầu bằng đọc văn. Bên cạnh việc thay đổi phương pháp giảng dạy, thì việc thay đổi cách thức ra đề trong kiểm tra, thi cử cũng là điều cần thiết. Thiết nghĩ trong các đề thi học kỳ, kiểm tra, cũng cần phải mở rộng thêm về Văn học nước ngoài (không nên bó hẹp trong phạm vi Văn học Việt Nam bởi như thế vô hình chung sẽ tạo cho học sinh tâm lý học lệch, nhất bên trọng nhất bên khinh). Cần xen kẽ hình thức thi trắc nghiệm song song với hình thức tự luận để kiểm tra năng lực cảm thụ văn học một cách đầy đủ, toàn diện nhất. Ngoài ra, thiết nghĩ Bộ giáo dục cũng cần nghiên cứu phân phối thời gian dành cho các tiết đọc thêm, bởi nếu không có thời gian cụ thể thì các bài đọc thêm sẽ mãi nằm lặng lẽ trên trang sách mà ít có học sinh nào tự đọc cả. Cuối cùng, người giáo viên muốn làm chủ việc giảng dạy phần Văn học nước ngoài cũng cần phải có tầm nhìn bao quát mảng này ở cả ba lớp của bậc Trung học phổ thông. Hơn thế nữa, còn phải thấy được diễn biến của chương trình qua những đợt chỉnh lý, cải cách, thâm chí cũng nên biết, trước khi vào Trung học phổ thông, học sinh đã được học gì về Văn học nước ngoài ở bậc Trung học cơ sở để thấy được mối liên quan giữa hai cấp học, từ đó mà có cách xử lý đối với từng bài giảng cụ thể KẾT LUẬN Lỗ Tấn đã để lại một di sản qúy báu được khẳng định bởi tính chiến đấu trong động cơ sáng tác, chiều sâu trong tư tưởng, sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật. Nghe tin Lỗ Tấn bệnh, bà Tống Khánh Linh đã viết thư cho ông : “đồng chí Chu, tôi vừa được tin anh ốm nặng, lo lắng vô cùng. Tôi khẩn cầu anh mau vào bệnh viện, bởi vì anh vào trễ một ngày là tăng thêm một ngày nguy hiểm. Sinh mệnh của anh đâu phải của riêng anh mà thuộc về Trung Quốc và cách mạng Trung Quốc…Trung Quốc cần anh, cách mạng cần anh…” [7,tr 838]. Lời của bà Tống Khánh Linh đã nói lên tâm tư của quảng đại quần chúng nhân dân và khẳng định vị trí của nhà văn đối với dân tộc Trung Quốc Tác phẩm Lỗ Tấn không chỉ chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử văn học, văn hóa Trung quốc, mà còn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tác phẩm của nhà văn đã trở thành nhịp cầu trao đổi, giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và các nước. Dù ở thể lọai nào, tác phẩm của Lỗ Tấn cũng vì con người, vì số phận con người mà ông khổ công sáng tạo. Có thể thấy tính nhân bản, nhân văn, nhân đạo thấm đẫm các trang viết của Lỗ Tấn. Nhà văn vì con người ấy mãi mãi được độc giả khắp nơi trân trọng và yêu thương Với bạn đọc Việt Nam, Lỗ Tấn là một nhà văn khá quen thuộc và gần gũi (xét trên phương diện văn hoá và văn học). Nghiên cứu văn học Lỗ Tấn không chỉ thấy ở ông một nhà cách mạng chân chính, một nhà văn hoá tinh tường, một nhà văn uyên thâm, mà còn là một nhà tư tưởng, với những triết lý sâu sắc đậm chất nhân văn. Học Lỗ Tấn, bạn đọc Việt Nam càng có thêm cơ hội hiểu về văn hóa Trung Quốc nói chung, cũng như cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn nói riêng Dạy học Văn nói chung là nhằm đào tạo những con người có khả năng tư duy sáng tạo, có tâm hồn trong sáng , biết yêu cái đẹp và biết sống để hướng đến cái chân , thiện mỹ… Cũng vì thế, việc tìm ra những biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Văn là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của rất nhiều ban ngành cũng như của xã hội. Qua thực tế khảo sát, dù rằng cũng chưa thật đầy đủ, song chúng tôi nhận thấy việc dạy và học tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng, văn học nước ngoài nói chung không phải là không gặp nhiều khó khăn, nhất là khi tình hình xã hội đang có nhiều thay đổi như hiện nay, nói như nhà giáo Đỗ Kim Hồi : chất lượng học văn nếu có giảm sút , thì sự giảm sút đó sẽ là kết quả của một phức hợp những nguyên nhân cả trong lẫn ngoài trường [3, tr 24] Cho nên có thể nói trách nhiệm của các giáo viên dạy Văn hiện nay ngày càng hết sức nặng nề. Thực tế cho thấy, bên cạnh một số thuận lợi, ưu điểm thì những khó khăn và hạn chế trong quá trình lên lớp của các giáo viên cũng cần được nhìn nhận một cách khách quan. Đa phần giáo viên đều giảng dạy theo cảm tính và thiên về truyền thụ kiến thức hơn là cung cấp phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Giờ học Văn thực chất chưa tạo được không khí sinh động, tâm lý thoải mái cho học sinh mà vẫn còn nạng nề, chưa phát huy tối đa đặc trưng nghệ thuật của môn học này. Ngoài ra, việc kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học văn mang tính đặc thù của phân môn như giảng bình, so sánh , trực quan….cũng chưa được khai thác hiệu quả. Khả năng tạo ra dư âm cho học sinh sau khi kết thúc tiết học là một điều rất cần thiết song cũng chưa thấy được phát huy Với phương châm : bản thiết kế của người giáo viên phải được thi công ở cả hai phía người dạy- người học theo phương pháp tích cực, tự lực, để học sinh từ được học mà đi đến tự học được, luận văn “ Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường THPT dưới góc nhìn của thi pháp học” dẫu rằng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu thi pháp Lỗ Tấn để tìm ra phương hướng khai thác tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy truyện ngắn nói chung, tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng đạt hiệu quả tốt nhất , song chắc chắn cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, trong thời gian tới, với sự đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện về sách giáo khoa cũng như phương pháp giảng dạy, bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường ngày càng phát huy được vai trò và ưu thế của mình, cũng như được toàn xã hội đón nhận và quan tâm PHỤ LỤC PHIẾU THAM KHAỎ Ý KIẾN GIÁO VIÊN ( Số lượng : 30 GV ) NỘI DUNG CÂU HỎI NỘI DUNG TRẢ LỜI SỐ LƯỢNG TỈ LỆ 1.Thầy, cô có nhận xét gì về nội dung chương trình văn học nước ngòai trong SGK hiện nay ? 2.Theo ý kiến thầy, cô, phần tác giả, tác phẩm Lỗ Tấn , SGK biên sọan như vậy đã hợp lý chưa, có cần bổ sung thêm nội dung gì không ?  Có lựa chọn vào chương trình nhiều tác giả tiêu biểu  Nhiều tác phẩm hay, có giá trị, có tác dụng tốt trong việc giáo dục HS  Thể lọai vừa đủ  Hơi nhiều  Có những tác phẩm khó , HS không cảm nhận được  Hợp lý  Chưa hợp lý, cần phải bổ sung thêm một truyện ngắn nữa 7 12 5 3 3 14 16 23.3% 40% 16.7% 10% 10% 46.7% 53.3% 3. Trong quá trình giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn , thầy, cô thường chú ý khai thác tác phẩm theo đặc điểm nào ?  Phong cách tác giả  Đặc điểm thể lọai 10 20 33.3% 66.7% 4. Thầy, cô thường gặp phải khó khăn nào trong quá trình giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ?  HS không thích học  Tác phẩm khó khai thác  Lúng túng về phương pháp giảng dạy  Phân phối thời gian không đủ  HS ít chịu đọc tác phẩm và sọan bài trứơc ở nhà 8 5 3 7 7 26.7% 16.7% 10% 23.3% 23.3% 5. Thầy, cô có sử dụng phương tiện nào để hỗ trợ cho việc giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn không ? Nếu có đó là phương tiện gì ?  Không  Anh Lỗ Tấn  Tài liệu khác 25 2 3 83.3% 6.7% 10% 6. Thầy, cô có nhận xét gì về phần hướng dẫn giảng dạy tác phẩm của Lỗ Tấn trong SGV hiện nay ?  Còn chung chung, chưa cụ thể  Tốt  Đôi chỗ còn khó hiểu 14 12 4 46.7% 40% 13.3% 7. Khi giảng dạy VHNN nói chung, tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng, thầy cô có xem nhẹ hơn sovới giảng dạy VHVN không  Có , vì không thi  Không 19 11 63.3% 36.7% 8. Thầy, cô có tổ chức họat động ngọai khóa cho HS về phần VHNN không ?  Không  Cho HS thuyết trình trứơc lớp  Đóng tiểu phẩm 23 6 1 76.7% 20% 3.3% 9. Thầy, cô có hướng dẫn những công việc cụ thể cho HS chuẩn bị bài mới không ?  Có  Không, vì SGK đã hướng dẫn rồi 13 17 43.3% 56.7% 10. Để VHNN nói chung, VHTQ nói riêng, trong đó có tác phẩm của Lỗ Tấn hấp dẫn HS , theo thầy cô cần phải có những yêu cầu gì ?  Thư viện cần có đủ sách tham khảo  GV cần sưu tầm tư liệu để hiểu thêm về tác giả, tác phẩm  Tác phẩm dễ hiểu, gần gũi với tâm lý HS  SGV cần hướng dẫn kỹ hơn về phương pháp, nội dung giảng dạy 5 7 2 16 16.7% 23.3% 6.7% 53.3% PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HS ( Số lượng : 90 HS thuộc 3 khối 10,11,12 ) NỘI DUNG CÂU HỎI NỘI DUNG TRẢ LỜI SỐ LƯỢNG TỈ LỆ 1.Anh, chị có thích học VHNN không ?  Thích  Không thích 34 56 37.8% 62.2% 2.Giữa VHVN và VHNN, anh, chị thích học văn học nào hơn?  VHNN  VHNN  Như nhau 48 30 12 53.3% 33.3% 13.4% 3.Anh, chị có nhận xét gì về nội dung chương trình VHNN trong SGK hiện nay  Số lượng tác giả, tác phẩm còn ít  Số lượng tác giả, tác phẩm tương đối đầy đủ  Nội dung phù hợp với HS  Thời gian dành cho từng tác phẩm còn ít 2 55 20 13 2.22% 72.2% 22.2% 14.4% 4.Anh, chị có xem nhẹ phần VHNN không ? Vì sao ? 5.Anh, chị có thích học truyện ngắn của nhà văn Lỗ Tấn không ? Vì sao ?  Có, vì khó hơn VHVN  Có, vì VHNN không thi  Không  Thích, vì các tác phẩm của ông thường viết về người nông dân  Thích , vì tác phẩm của ông gần gũi với cuộc sống và tư tưởng của người Việt Nam  Thích, vì cảm phục tính cách nhà văn  Thích, vì truyện của nhà văn phản ánh được hiện thực cuộc sống của 28 48 14 17 33 22 16 31.1% 64.4% 4.5% 18.8% 47.8% 24.4% 17.8% XHPK Trung Hoa, thức tỉnh ý thức của quần chúng  Không thích 2 2.2% 6.Theo anh, chị, số lượng tác phẩm của nhà văn này trong SGK hiện nay như vậy đã đủ chưa ?  Đủ  Chưa đủ 53 37 58.8% 41.2% 7.Anh, chị cảm thấy học truyện ngắn của Lỗ Tấn có khó không?  Không khó, vì gần gũi với cách viết của các nhà văn Việt Nam  Không khó ,vì nội dung của các tác phẩm đều thể hiện lòng yêu thương con người  Khó, vì những vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm khác xa so với hiện thực ngày nay 33 32 25 36.6% 46.6% 27.7% 8.Ngòai hai tác phẩm của Lỗ Tấn trong SGK, anh, chị có tìm đọc thêm truyện ngắn nào khác của Lỗ Tấn nữa không ?  Có  Không 31 59 34.4% 65.6% 9.Anh, chị có đọc qua tác phẩm ở nhà trước khi đến lớp không ? Nếu có, tối đa mấy lần ?  Không  Có, 1 lần  Có, 2 lần  Có, 3 lần  Có, nhiều lần 1 52 31 5 1 1.1% 57.8% 34.4% 5.6% 1.1% 10.Sau khi học xong một tác phẩm( thơ, truyện ngắn ),GV có hướng dẫn cho anh ,chị phương pháp để phân tích một tác phẩm thơ /văn xuôi hay không ?  Không  Có 72 18 80% 20% DANH NGÔN LỖ TẤN (trích trong một số tác phẩm của Lỗ Tấn ) 1. Trên mặt đất vốn không có đường, người ta đi nhiều thì thành đường thôi. ( Cố hương ) 2. Đường là do con người dẫm nát chỗ chôn gai mà tạo ra (Tạp văn- Cảm nghĩ nhỏ ) 3. Người chết chỉ chết thật khi họ chết trong lòng người sống ( Tạp văn- Chỗ chết ) 4. Từ trong suối chảy ra là nước, từ trong huyết quả chảy ra là máu (Tạp văn- Cảm nghĩ nhỏ ) 5. Vẽ người tốt nhất là vẽ con mắt. Nếu vẽ cả bộ tóc, cho dù thật đến mấy cũng không ích gì ( Tạp văn- Cảm nghĩ vụn vặt) 6. Nhân vật của tôi thường là chắp vá, mồm miệng ở Sơn Tây, áo quần ở Bắc Kinh….tôi không chuyên chú lấy một người mẫu cố định nào ( Tạp văn – Tôi viết tiểu thuyết như thế nào ) 7. Khi buồn người ta có thể sáng tác nhưng khi hững hờ thì không sáng tác được, sáng tác bắt rễ ở tình yêu (Tạp văn- Cảm nghĩ nhỏ) 8. Tôi cũng giống như con bò, ăn vào toàn là cỏ nhưng vắt ra là sữa ( Tạp văn- Tôi viết tiểu thuyết như thế nào ) 9. Nhà văn đấu tranh cho hiện tại, đồng thời cũng là đấu tranh cho tương lai, bởi vì mất hiện tại thì làm gì có tương lai ( Tạp văn- Tựa thả giới đình ) 10. Muốn sửa chữa khuyết điểm thì phải nhìn thẳng vào khuyết điểm , cũng như một bác sĩ muốn cứu chữa cho bệnh nhân thì phải đem dao ra mà mổ xẻ, dù có đau cũng phải chịu (Tạp văn) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Ngọc Chương (2003), Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của Ernest Hemingway , NXB ĐHQG TPHCM . 2. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn. 3. Đỗ Kim Hồi, Nghĩ từ công việc dạy văn, NXB GD. 4. Đường Thao- Lê Huy Tiêu (dịch), Lịch sử văn học hiện đại Trung quốc (T1) , NXB GD. 5. Hồ Sĩ Hiệp (1992), Bình luận văn học, NXB Tổng Hợp Khánh Hoà. 6. Hoàng Hữu Bội, Nguyễn Huy Quát (tuyển chọn), Một số vấn đề về phương pháp dạy- học văn trong nhà trường, NXB GD. 7. Lâm Chí Hạo (2002), Lỗ Tấn truyện, Lương Duy Thứ và Nguyễn Thị Hồng Minh (dịch), NXB Văn nghệ. 8. Lê Huy Tiêu, Cảm nhận mới về văn hoá, văn học Trung quốc, NXB ĐHQGHN. 9. Lê Huy Tiêu, Thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn, Luận án Phó Tiến Sỹ, Hà Nội 10. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, NXB trẻ. 11. Lương Duy Thứ và Trần Lê Hoa Tranh (2003), Lỗ Tấn- linh hồn dân tộc Trung hoa hiện đại, NXB Tre. 12. Lương Duy Thứ (2004), Lỗ Tấn , phân tích tác phẩm, NXBGD 13. Lương Duy Thứ, Bác Hồ Với Văn Hoá Trung Quốc, NXB Trẻ 14. Lương Duy Thứ (2002), Bài giảng văn học trung quốc, NXB ĐH QG TP HCM 15. Lý Hà Lâm ( 1960), Lỗ Tấn, thân thế, tư tưởng, sáng tác, NXB GD 16. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB GD 17. Nguyễn Khắc Phi (2001), Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc qua cái nhìn so sánh, NXB GD 18. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) (2005), Sách giáo khoa ngữ văn 9, NXB GD 19. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, NXB GD 20. Nguyễn Thị Dư Khánh , Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, NXBGD 21. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn ở trường phổ thông, NXBĐHQGHN 22. Nguyễn Trọng Hòan , Rèn luyện kỹ năng sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB GD 23. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học- vấn đề và suy nghĩ, NXB GD 24. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học, lý luận và ứng dụng, NXB GD 25. Phan Trọng Luận (1999), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, NXBGD 26. Phan Trọng Luận (chủ biên) (1998), Phương pháp dạy học văn, NXBĐHQGHN 27. Phan Trọng Luận, Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học, NXB GD 28. Phan Trọng Luận (1998), Văn học- xã hội- nhà trừơng , NXB ĐHQG HN 29. Phạm Văn Đồng- Dạy văn là một quá trình rèn luyện tòan diện, TC NCGD, 18 30. Phùng Văn Tửu, Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài, NXB GD 31. Phương Lưụ (1998) , Lỗ Tấn , nhà lý luận văn học, NXBGD 32. Tập thể tác giả (2000), Sách giáo khoa Văn học lớp 12, Tập 2, NXB GD 33. Tập thể tác giả (2000), Sách giáo viên Văn học lớp 12, Tập 2, NXB GD 34. Tập thể tác giả , Văn học So Sánh, nghiên cứu và dịch thuật, NXB ĐHQGHN 35. Tô Hòai - Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, NXB Hội nhà văn 36. Trương Chính (dịch) (2000) , Tuyển Tập Lỗ Tấn, NXB VN 37. Trương Chính ( dịch), Tuyển Tập Truyện Ngắn Lỗ Tấn, NXB VH, 2004 38. Trương Chính ( dịch) (2003), Tạp Văn Lỗ Tấn, NXB Văn Hóa Thông Tin 39. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, NXB Bộ GD và ĐT, HN 40. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, TPHCM. 41. Trần Lê Hoa Tranh 2005), Thi pháp nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn, Luận án tiến sy, TP HCM. 42. Trần Xuân Đề (2002), Lịch sử văn học Trung quốc, NXBGD 43.Trịnh Xuân Vũ (2002), Phương pháp dạy học văn ở bậc trung học, NXB ĐHQG TPHCM 44.V.A.Nhikhonxki (1978), Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông, NXB GD 45.Vũ Tiến Quỳnh (biên soạn), Phê bình bình luận văn học, NXB Văn Nghệ TPHCM, 1995 46.Vương Phú Nhân (2004), Nguyễn Thị Mai Hương và Lương Duy Thứ (dịch), Lỗ Tấn, lịch sử nghiên cưú và hiện trạng, NXB Thống kê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH004.pdf
Tài liệu liên quan