1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc thắng lợi, với đỉnh cao là
Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đã chấm dứt tình trạng chiến tranh kéo dài 30
năm trên đất nước ta. Lần đầu tiên sau 117 năm, đất nước ta sạch bóng quân
xâm lược. Bắc - Nam được sum họp một nhà; non sông nối liền một dải.
Thắng lợi này "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những
trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa
anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một
chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn
và có tính thời đại sâu sắc".[34, tr.5-6].
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là thắng lợi của
đường lối chính trị - quân sự đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học,
sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thắng lợi của
truyền thống yêu nước, đoàn kết, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Góp vào trang sử vinh quang của dân tộc, mặt trận giao thông vận tải là
một thiên anh hùng ca xuyên suốt lịch sử với biết bao kì tích chiến đấu và xây
dựng đáng được ghi lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau noi gương học tập.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến tất cả các ngành, các
giới. Giao thông vận tải là một trong những ngành được người quan tâm
đặc biệt. Theo Người: "Bất kì ai muốn sống thì phải có 4 điều ăn, mặc, ở,
đi lại" [67, tr.20].
"Giao thông vận tải là mạch máu của mọi công việc
Giao thông tắc thì việc gì cũng khó
Giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng"[58, tr.17].
Tại Đại hội thi đua đảm bảo giao thông vận tải quyết tâm đánh thắng
giặc Mĩ xâm lược ngày 24/3/1966, Hồ Chủ tịch đã nói: "Giao thông vận tải là
một mặt trận .Phải quyết tâm làm cho giao thông vận tải thắng lợi. Giao
thông vận tải thắng lợi tức là chiến tranh đã thắng lợi phần lớn rồi" [53,
tr.319].
Trong kháng chiến chống Mĩ, với sự kết hợp nhịp nhàng và tổ chức khoa
học ở cả hậu phương và tiền tuyến, đặc biệt là trên tuyến giao thông chiến
lược, chúng ta đã đảm bảo thông suốt trong điều kiện địch phong toả và phá
hoại. Giao thông vận tải đã hoàn thành nhiệm vụ tiếp nhận chi viện của quốc
tế, vận chuyển khối lượng lớn vật chất, trang bị kĩ thuật và cơ động lực lượng
tới chiến trường, đảm bảo ngày càng lớn cho tác chiến ở chiến trường, cho
tổng tiến công và nổi dậy toàn thắng. Các tuyến giao thông vận tải như là
những mạch máu đưa sức của hậu phương miền Bắc, của thời đại cho cuộc
kháng chiến chống Mĩ trên cả hai miền, tạo điều kiện để tiến tới giành thắng
lợi hoàn toàn.
Góp chung vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giao
thông vận tải miền Bắc nói chung, giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái nói riêng
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong những năm trực tiếp chiến đấu chống
hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, hàng viện trợ của các nước anh
em cho cách mạng nước ta từ Cao Bằng và Lạng Sơn theo các trục đường
giao thông chiến lược, gồm Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Đường sắt Quán Triều -
Hà Nội, đường sắt Kép - Lưu Xá được trung chuyển qua địa bàn tỉnh Bắc
Thái về Hà Nội rồi toả đi chi viện cho các chiến trường.
Việc nghiên cứu về giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước, những năm 1965 - 1975, không chỉ tái hiện bức tranh về
những năm tháng chiến đấu hào hùng của dân tộc, mà còn góp phần gìn giữ
và phát huy những truyền thống tốt đẹp để xây dựng ngành giao thông vận tải
hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên ngày càng lớn mạnh. Từ đó, chúng ta cũng
rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện nhiệm vụ giao thông vận tải.
Vì vậy, việc nghiên cứu về giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng
chiến chống Mĩ cứu nước, những năm 1965 - 1975, không chỉ có ý nghĩa về
khoa học, mà cả về thực tiễn. Đây là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học,
trong đó có khoa học Lịch sử
Thông qua đề tài này, chúng tôi hi vọng góp phần bổ sung, cung cấp
thêm tư liệu phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử địa
phương, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ cán
bộ, công nhân viên ngành giao thông vận tải và nhân dân trong tỉnh.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề:
"Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ, cứu
nước (Những năm 1965 - 1975)", làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Sử học.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. . 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài. . 5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 6
5. Đóng góp của Luận văn. . 7
6. Bố cục của Luận văn. . 7
CHƯƠNG 1. GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC KẠN - THÁI
NGUYÊN TRƯỚC THÁNG 8 NĂM 1965. 8
1.1. Khái quát giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn - Thái Nguyên thời
Pháp thuộc. 8
1.2. Giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn - Thái Nguyên từ sau Cách mạng
tháng Tám đến trước khi có chiến tranh phá hoại (1945 - 9/1965). . 14
CHƯƠNG 2. GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC THÁI TRONG
THỜI GIAN TỪ 9/1965 - 3/1968. . 30
2.1. Đế quốc Mĩ leo thang mở rộng chiến tranh xâm lược. Chủ trương của
Đảng và những yêu cầu mới đối với ngành giao thông vận tải. 30
2.2. Giữ vững mạch máu giao thông, đảm bảo nhu cầu sản xuất và trực
tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc
Mĩ, chi viện chiến trường. 35
CHƯƠNG 3. GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC THÁI TRONG
THỜI GIAN TỪ 4/1968 - 1975. 65
3.1. Sửa chữa, mở rộng, và xây dựng thêm mạng lưới giao thông vận tải,
đáp ứng nhu cầu khôi phục kinh tế phục vụ chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ. 65
3.2. Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái phục vụ chi viện chiến trường, góp
phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1973 - 1975). 81
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 93
PHỤ LỤC
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước những năm 1965 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu Đa Phúc và Cầu Phà (Bắc Kạn), mỗi
nơi đã sửa chữa xong một đường ngầm, một bến phà và làm mới một cầu cáp.
Trên tuyến Đường 1B, tỉnh đã làm thêm được 5 đường tránh với tổng
chiều dài hơn 50 km và 2 cầu bê tông. Công ty Gang thép Thái Nguyên thực
hiện thắng lợi "Chiến dịch xe phao", cải tiến thành công xe vận tải thành xe
có phao, tự vượt được sông không cần cầu, phà, đáp ứng tốt nhu cầu vận
chuyển trên các tuyến đường ra mặt trận.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp nhận và trung chuyển khối lượng lớn lương
thực, do các nước anh em viện trợ, Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tỉnh quyết
định dùng trụ sở của các cơ quan, trường học và tầng 1 của các ngôi nhà kiên
cố trong khu vực thành phố Thái Nguyên làm kho chứa 14.000 tấn (gấp 5 lần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
sức chứa tất cả các kho lương thực của Bắc Thái). Tỉnh còn cấp tiền và
20.000 cây vầu, nứa, 1.000 cây gỗ để làm ván, trại, kho chứa tạm 20.000 tấn
lương thực ở các bãi La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng (Võ Nhai). Tỉnh uỷ,
Uỷ ban hành chính tỉnh giao nhiệm vụ cho Ban Đảm bảo giao thông vận tải
tỉnh trực tiếp lãnh đạo, điều hành công tác tiếp nhận và trung chuyển lương
thực. Ty Lương thực tổ chức các trạm trung chuyển; các ngành Giao thông,
Công an, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Tỉnh Đoàn đảm bảo phương tiện vận
chuyển, lực lượng bốc xếp và bảo vệ.
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và Uỷ ban hành chính tỉnh, một tuần
sau ngày nhận nhiệm vụ, Ty Lương thực đã thành lập và củng cố Trạm trung
chuyển lương thực Thái Nguyên, gồm 9 tổ rải dọc từ thị xã Bắc Kạn và Đình
Cả (Võ Nhai) theo các trục Đường số 3 và Đường 1B về thành phố Thái
Nguyên do đồng chí Trần Xuân Quyền Phó trưởng Ty Lương thực trực tiếp
làm Trạm trưởng. Để điều hành việc giao nhận giữa các kho và kiểm soát dọc
đường vận chuyển, tỉnh Bắc Thái thành lập hai trạm điều hành ở thị xã Bắc
Kạn trên Đường số 3 và Km 9 trên Đường 1B. Do làm tốt công tác chuẩn bị,
đến cuối tháng 7-1972, Bắc Thái đã tiếp nhận được 9.055 tấn gạo, 1.563 tấn
ngô và tiếp chuyển về Trung ương được 6.263 tấn gạo, 703 tấn ngô. Tháng 8-
1972, các trạm trung chuyển đã đưa năng suất tiếp nhận lên trung bình 1.000
tấn lượng thực một ngày, hoàn thành tốt nhiệm vụ Trung ương giao cho tỉnh.
[14, 139-140].
Giữa lúc việc tiếp nhận, trung chuyển lương thực và hàng hoá đang diễn
ra dồn dập và có kết quả, vào lúc 11 giờ ngày 28-8-1972, 6 tốp máy bay Mĩ
lại bất ngờ lao vào ném bom xã Dân Chủ (Đồng Hỷ). Ngày 25-9-1972, nhiều
tốp máy bay Mĩ liên tiếp vào đánh phá các mục tiêu nằm trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên và các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Máy bay Mĩ đã ném 50
quả bom phá và bom phát quang xuống kho xăng, dầu Hoá Trung (Đồng Hỷ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
làm 3 cụm bể chứa xăng, dầu bốc cháy dữ dội. Các lực lượng cứu chữa đã
dũng cảm giành giật từng phi xăng, dầu với ngọn lửa đang cuồn cuộn bốc cao.
Sau 2 giờ, ngọn lửa đã bị giập tắt. Tuy nhiên, do phương tiện cứu chữa có
hạn, nên 12 bể chứa hơn 68 tấn xăng, dầu đã bị cháy, đường ô tô ra vào kho
bị hư hỏng nặng. Đồng chí Doanh Hằng - Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh,
sau khi nắm tình hình đánh phá của địch đã chỉ thị cho Ty Giao thông và các
ngành có liên quan đưa lực lượng và phương tiện xuống kho khắc phục hậu
quả. Đội 91 điều hơn 50 thanh niên xung phong, Ty Giao thông đưa nhiều
máy ủi, máy gạt xuống cùng với dân quân và nhân dân xã Hoá Trung san lấp
hố bom, sửa đường để ô tô vào kho chở xăng dầu đi nơi khác. Tối 26-9-1972,
đường ra, vào kho đã được sửa chữa xong, 14 xe téc đã được Công ty xăng
dầu điều động đến kho để phân tán hàng. Đến ngày 5-10-1972, Công ty xăng
dầu Bắc Thái đã giải toả được 350 tấn xăng, dầu khỏi kho Hoá Trung.
Thực tế cho thấy, từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9-1972, giặc Mĩ đã phát
hiện Bắc Thái là trạm trung chuyển hàng hoá, vật tư chiến lược cho các tỉnh
và chiến trường, nên chúng tập trung máy bay, bom, đạn tăng cường đánh
phá. Mục tiêu ném bom của chúng chủ yếu nhằm vào các tuyến giao thông
vận tải chiến lược.
Từ đầu tháng 10-1972, máy bay Mĩ đánh phá Bắc Thái về ban đêm là
chủ yếu. Chúng sử dụng máy bay phản lực hiện đại F111, kết hợp mọi thủ
đoạn ném bom xuống tất cả các mục tiêu giao thông vận tải chiến lược, với
cường độ cao, phạm vi rộng.
Để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do máy bay địch đánh
phá, ngày 20-10-1972, Uỷ ban hành chính tỉnh ra chỉ thị quy định: "Từ 8 giờ
tối hôm trước đến 5 giờ 30 phút sáng hôm sau nghiêm cấm để lọt ánh sáng ra
ngoài; các xe cơ giới chỉ được sử dụng đèn gầm; làm thêm hầm, hào trú ẩn
ngay tại nơi ngủ, nơi sản xuất; các tổ cứu thương, tải thương diễn tập theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
phương án thực hiện nhiệm vụ trong đêm tối. Tất cả các thôn xã đều phải tổ
chức đài quan sát, trực báo động phòng không suốt ngày, đêm"[14, tr.144].
Những tháng cuối năm 1972, cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc
trên mặt trận giao thông vận tải trở nên quyết liệt và phức tạp. Đế quốc Mĩ đã
tập trung không quân và hải quân đánh nhanh, đánh ồ ạt các tuyến giao thông
chiến lược. Chỉ trong một thời gian ngắn chúng đánh sập hầu hết các cầu lớn,
các nhà ga trên các tuyến đường sắt chiến lược Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội -
Lào Cai. Các cửa biển, sông ngòi miền Bắc bị bao vây phong toả. Hầu hết
hàng hoá, phương tiện chiến tranh các nước anh em viện trợ cho nước ta được
nhập qua cửa khẩu ở Lạng Sơn và Cao Bằng. Các tuyến Đường số 3, Đường
1B, đường sắt Kép - Lưu Xá, Quán Triều - Hà Nội trở thành các tuyến đường
chính vận chuyển hàng hoá từ ngoài vào hậu phương căn cứ địa và từ hậu
phương căn cứ địa toả đi chi viện cho các chiến trường. Mặc dù địch đánh phá
rất ác liệt, nhưng quân và dân Bắc Thái vẫn không hề nao núng, quyết tâm giữ
vững mạch máu giao thông thông suốt trong mọi tình huống.
Từ cuối tháng 8-1972 đến cuối tháng 10-1972, trên địa bàn Bắc Thái,
máy bay Mĩ đánh hỏng một cầu đường sắt; 3 đoạn đường sắt dài 100 m và 2
đoạn đường ô tô dài 60 m. Ở những nơi địch đánh phá, tỉnh kịp thời huy động
bộ đội, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ và nhân dân sửa chữa nên chỉ
sau một đến hai ngày đã đảm bảo thông xe.
Vừa đánh phá giao thông, giặc Mĩ vừa tập trung đánh phá ác liệt các kho
hàng và chân hàng. Tính từ giữa quý 3 năm 1972 đến hết quý 4 năm 1972,
giặc Mĩ đánh 44 trận vào các kho hàng hoá, lương thực trên địa bàn tỉnh.
Ngày 6-10-1972, máy bay Mĩ ném bom làm cháy Kho lương thực Quán
Vuông (Định Hoá) chứa 928 tấn thóc. Không quản nguy hiểm, quân và dân
Bắc Thái đã xông vào dập lửa cứu kho, hạn chế được nhiều thiệt hại. Dưới sự
chỉ đạo của các đồng chí Trưởng ty Lương thực, Bí thư Huyện uỷ và Chủ tịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Uỷ ban hành chính huyện Định Hoá, chiều ngày 6-10-1972, hơn 360 dân
quân, tự vệ các xã Trung Lương, Trung Hội, Đồng Thịnh, Đội 6 hạt giao
thông huyện Định Hoá và 100 cán bộ, công nhân ngành Lương thực tỉnh đã
tập trung đóng gói số thóc còn lại trong kho để vận chuyển đi nơi khác. Với
tinh thần lao động tích cực khẩn trương, sáng 7-10-1972, số thóc tốt đã được
đóng gói và vận chuyển đến nơi an toàn.
Ngày 27/11/1972, trên cơ sở nhận định có nhiều khả năng địch sẽ đánh
phá trở lại toàn miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, kể cả việc dùng B.52 đánh ồ
ạt vào Hà Nội, Hải Phòng, Bộ Tổng tư lệnh đã chỉ thị cho các lực lượng vũ
trang phải tăng cường các mặt chuẩn bị chiến đấu.
Đúng như chúng ta phán đoán, sau khi trúng cử Tổng thống (8/11/1972),
Níchxơn đã cho mở cuộc tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội, Hải
Phòng và một số thành phố khác, nhằm thực hiện các mưu đồ: Phá một số khu
vực dân cư, chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng, hòng "gây sức ép buộc Hà Nội phải
trở lại Hội nghị Pari với thế yếu"; Phá tiềm lực kinh tế và quốc phòng, ngăn
chặn từ gốc nguồn chi viện của miền Bắc; Phá kế hoạch chuẩn bị đánh lớn của
ta sau này ở miền Nam, gây tổn thất về người và của cải vật chất....
Cuộc tập kích bắt đầu diễn ra từ ngày 18 đến hết ngày 29/12/1972. Đế
quốc Mĩ đã tập trung một nửa lực lượng không quân chiến lược và hầu hết lực
lượng không quân chiến thuật hiện có ở Đông Nam Á cho cuộc tập kích.
Trong chiến dịch phòng không 12 ngày, đêm cuối tháng 12 năm 1972,
bên cạnh chiến công bắn rơi 2 chiếc "siêu pháo đài bay" B52, quân và dân
Bắc Thái đã giành được nhiều thành tựu to lớn trên mặt trận giao thông vận
tải, tiếp nhận và trung chuyển lương thực, hàng hoá, chi viện chiến trường.
Ngay từ đêm 18-12-1972, khi máy bay B52 ném bom rải thảm xuống
thủ đô Hà Nội và Hải Phòng, tại hai chân hàng ga Lưu Xá và ga Quan Triều,
bộ đội, thanh niên xung phong, dân quân, tự vệ và các lực lượng giao thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
vận tải Bắc Thái vẫn bình tĩnh, gan dạ, dũng cảm giải toả hàng hoá và lương
thực tồn đọng.
Đêm 20 rạng ngày 21-12-1972, máy bay B52 ném bom huỷ diệt khu Bắc
thành phố Thái Nguyên; việc giải toả hàng hoá, lương thực ở các chân hàng
Lưu Xá và Quan Triều trở nên hết sức cấp bách.
Sáng 23-12-1972, đồng chí Đỗ Mười, Phó Thủ tướng, Trưởng ban đảm
bảo giao thông vận tải Trung ương chỉ thị cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính
tỉnh Bắc Thái "Tổ chức ca, kíp, tập trung lực lượng, phương tiện để giải toả
hàng hoá ở các kho, chân hàng nằm trong khu vực trọng điểm đánh phá của
địch" [14, tr.157].
Chấp hành chỉ thị của Phó Thủ tướng Chính phủ, ngay chiều 23-12-1972,
đồng chí Lê Quảng - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch kiêm
Trưởng ban Đảm bảo giao thông vận tải tỉnh đã họp khẩn cấp với các ngành
Quân sự, Công an, Giao thông vận tải và Đội 91 Thanh niên xung phong, để
bàn biện pháp giải toả hàng hoá, lương thực ở các chân hàng nằm trong khu
vực trọng điểm đánh phá của địch. Sau khi phân tích tình hình đánh phá của
địch, Uỷ ban hành chính tỉnh quyết định tập trung lực lượng thanh niên xung
phong, dân quân tự vệ khu vực thành phố Thái Nguyên và toàn bộ phương tiện
vận tải của Ty Giao thông vào việc giải toả hàng hoá, lương thực tồn đọng ở
hai chân hàng ga Lưu Xá và ga Quan Triều. Việc giải toả chỉ làm vào ban
ngày; ban đêm các lực lượng giải toả phải rút ra xa các khu vực trọng điểm đó.
Do không chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Uỷ ban hành chính
tỉnh, tối 24-12-1972, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong ngày, 66 đội viên
thanh niên xung phong Đại đội 915 (Đội 91) và hai nhân viên kho lương thực
Lưu Xá do đồng chí Nguyễn Thế Cường, Đội phó Đội 91 chỉ huy đã về nghỉ
tại khu vực Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên. 19 giờ 55 phút ngày 24-12,
máy bay B52 đã ném bom rải thảm trúng hầm trú ẩn, 59 cán bộ đội viên Đội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
91 thanh niên xung phong, 2 nhân viên thủ kho lương thực Lưu Xá bị hi sinh
và 8 cán bộ, đội viên Đội 91 thanh niên xung phong bị thương (có 4 đồng chí
bị thương nặng). Đây là tổn thất nặng nề nhất của Bắc Thái trên mặt trận đảm
bảo giao thông vận tải và trung chuyển hàng hoá, lương thực trong chiến
tranh phá hoại lần thứ hai. Tổn thất này vừa nói lên sự đóng góp hi sinh của
Bắc Thái, nhưng cũng vừa là bài học xương máu cho công tác phòng tránh,
bảo toàn lực lượng để chiến đấu lâu dài.
Mặc dù bị tổn thất nặng ở khu vực Lưu Xá, nhưng các lượng lượng đảm
bảo giao thông, giải toả hàng hoá, lương thực của Bắc Thái vẫn không hề nao
núng. Giặc Mĩ tiếp tục đánh phá 6 chân hàng khác ở thành phố Thái Nguyên,
các lực lượng giải toả hàng hoá vẫn dũng cảm bám trụ, giải toả, vận chuyển
kịp thời 19.923 tấn hàng hoá, lương thực ra khỏi các khu vực đánh phá của
địch đến nơi an toàn, giảm được nhiều thiệt hại do bom đạn địch gây ra.
Trong bom đạn ác liệt, giao thông vận tải trên địa bàn Bắc Thái luôn
luôn được đảm bảo thông suốt. Hơn 70.000 tấn lương thực và hàng chục tấn
hàng hoá khác được Bắc Thái vận chuyển kịp thời, an toàn. Đây là thắng lợi
có ý nghĩa chiến lược của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Bắc Thái. Thắng
lợi này đã góp phần đánh bại âm mưu phong toả miền Bắc của địch trên mặt
trận giao thông vận tải, có tác dụng to lớn đối với nhiệm vụ chi viện tiền
tuyến miền Nam và xây dựng hậu phương miền Bắc.
Song song với việc đảm bảo giao thông vận tải thời chiến, tỉnh Bắc Thái
cũng rất chú trọng phát triển giao thông vận tải phục vụ phát triển kinh tế, xã
hội và làm đường giao thông nông thôn. Năm 1969, Tỉnh uỷ và Uỷ ban hành
chính tỉnh, chỉ đạo Ty Giao thông và các địa phương thường xuyên duy tu các
đường trục chính trên địa bàn, đường liên tỉnh từ tỉnh đi các huyện, đã san ủi
hàng chục vạn khối đất, đá do núi lở vì mưa lũ, đảm bảo việc vận chuyển
hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
So với năm 1968, trong năm 1969, Bắc Thái đã vận chuyển trên 26.200
tấn, bằng 6,9 triệu tấn hàng hoá/km, tăng 9,1%. Các loại hàng chủ yếu như:
than, đá, xăng, dầu, máy móc, phân hoá học, gạo, muối... đều tăng hơn so với
năm 1968. Khối lượng hành khách vận chuyển vượt kế hoạch và tăng 1,5 lần
so với năm 1968. [35], [73].
Phong trào giao thông nông thôn ngày càng phát triển. So với năm 1968,
trong năm 1969 toàn tỉnh đã làm mới được 1.040 km đường trục xã, hợp tác xã,
tăng 21,2%; 916 km đường ra đồng ruộng, đường bờ vùng, tăng 12.1%; 72, 4
km đường kết hợp với thuỷ lợi, tăng 13,9%; sửa chữa 1.110 km đường trục,
161 cầu, 879 cống... , phát triển thêm 4.389 phương tiện vận tải các loại, trong
đó có 2.687 xe cải tiến, huy động được 3,7 triệu công lao động với khối lượng
đất, đá đào đắp là 4,7 triệu m3. Nhờ thành tích này, năm 1969 tỉnh Bắc Thái đã
được Bộ Giao thông vận tải tặng cờ thi đua khá nhất miền núi về phát triển
giao thông vận tải.
So với năm 1970, tổng khối lượng hàng hoá đã vận chuyển trong năm
1971 là 276.000 tấn, bằng 6,5 triệu tấn/km, tăng 16% về tấn và 3,3 % về
tấn/km. Khối lượng hành khách vận chuyển đạt 369.000 người, bằng 21,7
triệu người/km, tăng 20% về người và 33% về người/km. [35], [73]
Tuy nhiên, công tác giao thông vận tải còn một số hạn chế, một số tuyến
đường trong tỉnh chỉ sử dụng được một mùa, nếu mưa lũ sẽ bị bế tắc; lưu
lượng xe đi lại trong tỉnh ngày càng nhiều, nhưng lực lượng sửa chữa, duy tu
không đảm bảo nên nhiều quãng đường đã xấu ngày càng xấu hơn; vận tải thô
sơ không phát triển; vận tải đường thuỷ giảm nhiều, việc khai thông đưòng
thuỷ từ Bắc Kạn - Chợ Mới chưa được tiến hành; việc quản lý các phương
tiện ô tô máy kéo chưa chặt chẽ, số xe bị hư hỏng nhiều, số ngày xe chạy vẫn
đạt thấp và chưa sử dụng hết năng lực vận chuyển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
3.2. Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái phục vụ chi viện chiến trƣờng, góp phần
giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1973 - 5/1975)
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam
được ký kết là thắng lợi to lớn của nhân dân ta và là thất bại nặng nề của đế
quốc Mĩ. Ở miền Bắc, ngay sau khi hoà bình được lập lại, nhân dân ta ra sức
khôi phục kinh tế, tăng cường tiềm lực mọi mặt, đảm bảo chi viện sức người,
sức của cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam
Ở miền Nam, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu được Mĩ giúp sức và
trang bị, ra sức phá hoại Hiệp định Pari, bất chấp lệnh ngừng bắn, xua quân đi
thực hiện kế hoạch "Tràn ngập lãnh thổ", tập trung lực lượng tổ chức các
cuộc hành quân càn quét, lấn chiếm vùng giải phóng. Riêng trong tháng 11-
1973, chúng sử dụng 60% chủ lực và toàn bộ lực lượng vũ trang địa phương,
mở trên 360 cuộc hành quân lấn chiếm. Trong năm 1973, quân ngụy tiến hành
gần 10.000 cuộc hành quân càn quét, lấn chiếm ở các vùng tranh chấp từ cấp
tiểu đoàn trở lên cùng với 350.000 cuộc hành quân cảnh sát - bình định trong
vùng chúng kiểm soát...Tất cả tình hình trên chứng tỏ những âm mưu đen tối
của Mĩ - ngụy đối với miền Nam nước ta vẫn không thay đổi [59, tr.337].
Về phía ta, từ sau Hiệp định Pari có hiệu lực, Trung ương Đảng dự kiến
có hai khả năng: Hoặc là hoà bình được duy trì, Hiệp định được thực hiện
từng bước, phong trào cách mạng miền Nam có điều kiện phát triển những
bước mới; hoặc là chiến tranh sẽ tiếp tục. Chúng ta ra sức tranh thủ khả năng
thứ nhất và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với khả năng thứ hai.
Cùng với các ngành kinh tế, mạng lưới giao thông vận tải miền Bắc
được khôi phục, mở rộng và xây dựng thêm, góp phần phục vụ sản xuất và
chiến đấu. Ngày 26 tháng 6 năm 1973, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra
Thông báo số 04 nêu rõ "Việc khôi phục và phát triển giao thông vận tải có
tầm quan trọng chiến lược. Phải chuẩn bị rất tích cực cơ sở vật chất, cân đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
các phương tiện để tranh thủ tiếp nhận hết khối lượng hàng nhập cần thiết
cho sản xuất và xây dựng. Đảm bảo vận chuyển cho B, C đồng thời đảm bảo
cân đối vận chuyển phục vụ kinh tế ở miền Bắc. Trong việc phát triển và khôi
phục giao thông vận tải phải tính đến nhu cầu quốc phòng trước mắt và lâu
dài" [79, tr.508].
Nhằm tăng cường tiềm lực mọi mặt, dồn sức giải phóng miền Nam,
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 (từ 29-6 đến 6-7-1973) đã
xác định phải "Tích cực xây dựng, phát triển và hoàn thiện các tuyến giao
thông vận tải, bảo đảm vật chất cho các lực lượng vũ trang trên các chiến
trường" [21, tr.418].
Tại Bắc Thái, trải qua hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, hệ
thống giao thông vận tải, nhất là các tuyến đường giao thông chiến lược như
Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Đường 13A, Đường sắt Đông Anh - Thái Nguyên và
đường sắt Lưu Xá - Kép bị tàn phá nặng nề. Trong khi đó, lực lượng cán bộ,
công nhân kĩ thuật ngành giao thông vận tải vừa thiếu lại vừa yếu. Các loại
máy móc và phương tiện thi công thiếu thốn, không đồng bộ nên hạn chế việc
phát huy tác dụng của máy móc. Các phương tiện vận tải đã qua thời hạn sử
dụng, phụ tùng thay thế thiếu thốn, xưởng sửa chữa ô tô có hạn.
Trước tình hình trên, ngay sau khi chiến tranh vừa kết thúc, theo chủ
trương của Tỉnh uỷ và Uỷ ban hành chính tỉnh, ngành giao thông vận tải phải
kịp thời thay đổi, xây dựng mới, củng cố những công trình cầu, đường để đáp
ứng yêu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế của Trung ương và địa phương,
nâng cấp những tuyến có lượng xe chạy nhiều; tiếp tục đẩy mạnh củng cố và
phát triển giao thông nông thôn, đặc biệt chú ý những xã chưa có đường lớn.
Thực hiện chủ trương trên, Ty Giao thông Bắc Thái, cùng Đội 91 thanh
niên xung phong, Công ty Gang thép Thái Nguyên tu sửa, nâng cấp các đoạn
đường trọng yếu trên Quốc lộ 3, Đường 13A và các đường ngầm Sơn Cẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
(Phú Lương) Bến Tượng (thành phố Thái Nguyên), nâng cấp đường vào hồ
Núi Cốc, tiếp tục mở đường Phủ Thông - Chợ Rã và Chợ Rã - Bộc Bố.
Trong năm 1973, tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển mới đạt 262.500
tấn, bằng 73% (chủ yếu do vận tải đường dài bằng cơ giới ít); nếu tính cả luân
chuyển hàng hoá thì đạt 8,15 triệu tấn/km, bằng 86% kế hoạch, tăng 10,8% so
với năm 1972. Ưu điểm lớn trong năm 1973 là tỉnh đã tìm mọi cách vận
chuyển hàng vạn tấn hàng đột suất của Trung ương giao. Mặc dù phương tiện
vận chuyển thiếu thốn nhưng tỉnh cũng đã tập trung phục vụ kịp thời cho sản
xuất nông nghiệp. So với năm 1972, việc phục vụ hành khách năm 1973 đạt
300.000 người bằng 100% kế hoạch tăng 20%. Đã sửa chữa và làm mới được
24 km đường mới [35], [73].
So với năm 1973, tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 1974 đạt
273.748 tấn hàng bằng 8.786.037 tấn/km, đạt 70% kế hoạch, tăng 3,4% về
tấn/km. Trong đó, lực lượng cơ giới vận chuyển đạt 181.598 tấn hàng bằng
7.993.389 tấn/km đạt 67% kế hoạch, tăng 7,8% về tấn/km. Lực lượng vận tải
thô sơ vận chuyển đạt 92.198 tấn hàng bằng 1.302.698 tấnkm, đạt 76% kế
hoạch, tăng 12% về tấn/km. Vận tải hành khách đạt 427.275 lượt người bằng
30.411.857 người/km vượt 6,8% kế hoạch về người và 12% về người/km,
tăng trên 30%.[73].
Công tác giao thông nông thôn được Tỉnh uỷ và Uỷ ban hành chính tỉnh
rất quan tâm. Nhìn chung, phong trào làm đường giao thông được đẩy mạnh ở
hầu khắp các huyện, xã và hợp tác xã. Trong 3 năm (1973 - 1975), các địa
phương trên địa bàn tỉnh mở đường trục huyện, san đường vào vùng kinh tế
mới, làm cầu, đường phục vụ định canh, định cư và đường di dân vào lòng hồ
Núi Cốc; phối hợp tốt với các ngành Quốc phòng, Lâm nghiệp, Thuỷ lợi, kiến
thiết đồng ruộng kết hợp với công tác hoàn chỉnh thuỷ nông để tạo ra một
mạng lưới đường liên xã, trục xã, hợp tác xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Trong những năm 1974 - 1975, công tác giao thông vận tải nông thôn đã
có nhiều tiến bộ rõ rệt; hệ thống cầu, cống tăng nhanh từ 0,3 lần lên 1,26 lần,
đặc biệt hệ thống cầu treo dây cáp thép bó tăng 6 lần và cống xi măng tăng
4,5 lần so với những năm 1972 - 1973. [74].
Các huyện và xã vùng cao trong tỉnh đều biết đưa vào nhiệm vụ chính trị
của huyện mình, lấy công tác giao thông đi trước một bước để thúc đẩy các
ngành kinh tế phát triển. Các huyện vùng 2 và các xã vùng cao đã tập trung
dứt điểm làm đường trục nối từ huyện về xã và từ hợp tác xã nối ra trục chính.
Một số xã, hợp tác xã làm đường ra đồng ruộng, đồng thời tập trung tạo nhiều
nhân tố mới, để phát triển rộng rãi phương tiện vận chuyển từ nhà kho, sân
phơi ra đồng ruộng.
Một số huyện vùng 2 có nhiều chuyển biến tích cực hơn trước. Trong hai
năm 1974 - 1975, đã xây dựng được 173 km đường trục các loại, chiếm 47% so
2 năm 1972 - 1973. Số ngày công tham gia tăng 18 lần, bước đầu gây được
phong trào tự lực cánh sinh làm đường nông thôn trong các xã, hợp tác xã.
Huyện Bạch Thông trong năm 1974, đã huy động 1.640 lượt người tổ
chức nhiều đợt mở đường trục liên xã Hà Vi - Lục Bình - Tú Tri với chiều dài
17,5 km, đảm bảo cho xe ô tô có thể đến trung tâm các. Đường được đánh
thông, nhân dân trong xã tổ chức mít tinh chào mừng, nhiều cụ già trên 80
tuổi ở các bản xa xôi cũng tới dự bày tỏ lòng biết ơn đối với Đảng và Nhà
nước. Trong các tuyến đường mới mở, đáng chú ý nhất là tuyến đường vào
trung tâm xã Tú Tri. Đây là con đường dài 9 km đi qua nhiều núi đá cao được
hoàn thành trong 6 tháng, chủ yếu bằng tinh thần tự lực cánh sinh của nhân
dân địa phương. Từ kết quả này, các xóm, bản làng cũng dấy lên phong trào
làm đường nhánh nối đường trục xã.
Mạng lưới giao thông nông thôn miền núi được xây dựng không chỉ góp
phần vào việc tổ chức lại sản xuất, phân phối lao động giữa nông nghiệp với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
nghề rừng, mà còn có tác dụng cải thiện đời sống người dân. Nhờ có các con
đường về tận bản làng, nhân dân ở đây đã khai thác tre, mai ngà, trúc mỗi
năm hàng vạn cây, hàng triệu tàu lá cọ bán cho nhà nước, tăng thêm phần thu
nhập cho gia đình.
Ngoài việc mở đường trục về xã, huyện Bạch Thông còn chú ý kết hợp với
các ngành mở đường nhánh cho ngựa thồ vào vùng cao, vùng định canh, định cư.
Cùng với việc làm đường huyện Bạch Thông đã phối hợp với Ty Giao
thông làm thí điểm cầu treo thép bó dài 70,6 m cho xe trâu và ô tô con qua lại.
Trong hai năm 1974 - 1975, Bạch Thông đã có thêm 4 xã có đường ô tô, nâng
tổng số xã có đường ô tô trong toàn huyện là 21/26 xã đạt 84% [74].
Tại huyện Chợ Đồn, phong trào làm đường từ trục chính về các xã vẫn
được duy trì và đẩy mạnh hơn trước. Phối hợp với các đơn vị của Bộ Giao
thông vận tải đóng trên địa bàn, huyện đã làm đường liên xã Quang Thạch -
Nam Cường dài 38 km. Đến năm 1974, về cơ bản huyện Chợ Đồn đã hoàn
chỉnh rải đá mặt đường và xây dựng cầu, cống. Năm 1975, nhiều xã và hợp
tác xã tiếp tục mở đường về tới trụ sở Uỷ ban hoặc sân kho hợp tác xã. Chỉ
trong 6 tháng cuối năm 1975, riêng hai xã Xuân Lạc và Tân Lập đã làm được
20 km đường mới cho ô tô và xe thô sơ đi lại. Đặc biệt xã Xuân Lạc đã làm
8,2 km đường cho ô tô đến trụ sở Uỷ ban xã, bình quân lao động làm 32
công/năm đào đắp 27 m3. Hợp tác xã Bản Lác có trên 50 hộ cũng tự làm một
con đường dài 4 km cho ô tô đến được sân kho hợp tác xã [74].
Trong hai năm 1974 - 1975, toàn huyện Chợ Đồn đã làm mới 32,5 km
đường trục vào hợp tác xã, sửa chữa 48 km đường nông thôn các loại, đã hoàn
thành chiếc cầu đầu tiên ở xã Nghĩa Tá dài 52 m kịp thời phục vụ cho đồng
bào định canh, định cư. Đến năm 1975, toàn huyện có 18 xã (86%) có đường
ô tô vào trung tâm xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
Huyện Ngân Sơn tiếp tục làm đường về Lãng Ngâm - Hương Nê -
Thuần Mang - Thượng Quan, đồng thời nâng cao chất lượng mặt đường, đắp
đường vào hợp tác xã. Trong hai năm 1974 - 1975, huyện đã làm mới, sửa
chữa 75 km, huy động hàng vạn ngày công làm đường. Đến năm 1975, toàn
huyện đã có 9/13 xã có đường ô tô, chiếm 76% [74].
Tại huyện Định Hoá, hầu hết các xã đều có phong trào làm đường giao
thông đạt khá và giỏi. Ngoài các đường trục chính, huyện Định Hoá còn làm
thêm 7 tuyến đường liên bản, liên xóm, nối với đường về trung tâm hợp tác xã
và từ sân kho ra đồng ruộng; đồng thời nâng cấp một số tuyến đường liên xã.
Các xã Lam Vĩ, Linh Thông, Quy Kì, Phú Đình, Sơn Phú, Phú Cường,
là những nơi có phong trào làm đường giao thông nông thôn tốt nhất huyện
Định Hoá. Đặc biệt, xã Lam Vĩ đã gây được khí thế quần chúng nhân dân
tham gia làm đường rất sôi nổi và có hiệu quả. Xã đã tổ chức một lực lượng
gồm 50 thanh niên trẻ, khoẻ lên đỉnh đèo Bó, tiến hành hạ bằng được đoạn
đường đá dài 800 m. Sau khi hoàn thành huyện Định Hoá đã tổ chức mít tinh
ngay tại đỉnh đèo và đèo Bó được thay bằng cái tên khác là đèo Bon. Đến
năm 1975, toàn huyện đã làm mới 206 km đường các loại, 100% số xã trong
huyện có đường ô tô về tới trung tâm xã.
Ở các huyện trung du, đến năm 1975, 100% số xã đã có đường ô tô vào
trung tâm xã và hợp tác xã. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của giao thông vận tải
vùng này là tu sửa, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường sẵn có. Nhiều xã,
hợp tác xã đẩy mạnh việc làm đường từ sân kho ra đồng ruộng kết hợp với
thuỷ nông, tăng cường hệ thống cầu cống và phát triển phương tiện vận tải,
thực hiện giải phóng đôi vai. Trong 3 năm (1973 - 1975), mạng lưới giao
thông nông thôn của tỉnh đã phát triển tới 14.760 km đường các loại, mặt
đường rộng từ 1,5m đến 6m.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
Giao thông nông thôn được phát triển đã góp phần cùng với các ngành
khác trực tiếp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện. Không
những thế nó còn góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, giữ gìn trị an.
Cùng với phong trào làm đường giao thông nông thôn, tỉnh Bắc Thái
cũng rất chú trọng phát triển phương tiện và tổ chức vận tải trong nông nghiệp.
Trong hai năm 1974 - 1975, các huyện đã phát triển và làm mới thêm được
6.724 phương tiện vận tải các loại. Từ 20.307 phương tiện vận tải trong năm
1973, đã tăng lên 27.031 trong năm 1975. Trong đó, loại xe súc vật kéo là
2.605 cái; loại xe cải tiến và xe ba gác có trọng tải từ 200 đến 250 kg phát triển
tới 4.928 cái. Các loại phương tiện khác, như xe bánh gỗ, thuyền độc mộc,
ngựa thồ trong lưu thông là 812. Phương tiện cơ giới có 68 cái, chủ yếu là trang
bị cho các hợp tác xã nông nghiệp cày bừa, nhưng đồng thời cũng là phương
tiện vận tải để vận chuyển những hàng hoá thiết yếu như phân bón, vôi..., từ
của hàng khu vực huyện về hợp tác xã và từ đồng ruộng về sân kho. [74].
Tổng số tấn phương tiện vận tải phát huy tác dụng phục vụ sản xuất
nông nghiệp là 4.937 tấn, trong đó:
- Loại xe súc vật kéo: 13.840 cái = 2294 tấn
- Loại xe người đẩy 12.318 cái = 2589 tấn
- Loại phương tiện khác: 832 cái = 54 tấn
- Phương tiện cơ giới là 36 tấn [74].
Trong tổng số phương tiện vận chuyển các loại kể trên, các huyện vùng
1 như Phú Bình, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên, Đại Từ, Đồng Hỷ và Phú
Lương chiếm 72%, các xã vùng thấp thuộc vùng 2 chiếm 21%, các xã vùng
cao chủ yếu dùng ngựa thồ trong khâu lưu thông.
Nhìn chung, tình hình phát triển phương tiện vận tải thực hiện giải
phóng hai vai đã được các huyện chú ý đẩy mạnh hơn các năm trước và trở
thành phong trào sử dụng phương tiện rộng rãi ở hầu khắp các xã, hợp tác xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
Nhìn một cách tổng quát, từ sau khi đế quốc Mĩ ngừng ném bom bắn
phá (31/3/1968), quân và dân các dân tộc Bắc Thái tranh thủ thời gian hoà
bình ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, sửa chữa, mở rộng và xây dựng
thêm mạng lưới giao thông vận tải, đáp ứng nhu cầu khôi phục kinh tế, phát
triển văn hoá, chi viện cho chiến trường miền Nam, đồng thời chuẩn bị sẵn
sàng đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ.
Khi giặc Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền
Bắc, chúng cho máy bay thả thuỷ lôi phong toả cảng Hải Phòng, đồng thời
phong toả tất cả các hải cảng, cửa biển, cửa sông trên miền Bắc nước ta. Bắc
Thái trở thành một "cảng nổi" quan trọng tiếp nhận và trung chuyển hàng hoá,
lương thực, vũ khí, thuốc men từ Cao Bằng và Lạng Sơn về theo các trục
đường giao thông chiến lược nằm trên địa bàn tỉnh.
Mặc dù, giặc Mĩ đã huy động các loại máy bay, tên lửa và các phương
tiện vũ khí hiện đại nhất đánh phá ác liệt xuống tất cả các mục tiêu trên địa
bàn Bắc Thái, quân và dân trong tỉnh đã phát huy cao độ trí thông minh và
lòng dũng cảm, bám trụ kiên cường ở những nơi địch đánh phá ác liệt, có mặt
ở hầu khắp các đầu mối giao thông quan trọng, quyết tâm giữ vững mạch máu
giao thông, giữ vững nhịp độ vận chuyển chi viện chiến trường theo khẩu
hiệu "Xe chưa qua, nhà không tiếc", "Nhường nhà để hàng, nhường làng để
xe", "địch phá ta sửa ta đi";
Từ trong mưa bom, bão đạn của kẻ thù, đã xuất hiện nhiều tập thể và cá
nhân xứng đáng với danh hiệu "Dũng sĩ trên mặt trận giao thông vận tải".
Những chiến công của họ đã đi vào lịch sử kháng chiến chống Mĩ như những
tấm gương tiêu biểu cho ý chí giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của
cả dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
KẾT LUẬN
1. Giao thông vận tải Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước
(những năm 1965 – 1975) là sự tiếp nối truyền thống và kinh nghiệm của
ngành Giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954).
Vào năm đầu toàn quốc kháng chiến, xuất phát từ yêu cầu ngăn cản
bước tiến của quân thù, theo tiếng gọi của Trung ương Đảng, Chính phủ và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên đã tự tay
mình phá hoại các trục đường giao thông, cầu, cống. Công tác phá hoại để
kháng chiến nhìn chung được tiến hành triệt để, đã góp phần làm cho quân
Pháp rơi vào tình trạng khó khăn.
Từ những năm 1949, 1950, do yêu cầu của kháng chiến, quân và dân
hai tỉnh ra sức sửa chữa cầu, đường; làm thêm nhiều tuyến đường mới cho bộ
đội ta hành quân ra mặt trận. Giao thông vận tải trong thời gian này thực sự là
một mặt trận vì phải vượt qua bom đạn địch.
Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, bằng lòng
dũng cảm và trí thông minh, sáng tạo, lực lượng thanh niên xung phong, dân
công hai tỉnh đã đánh bại mưu đồ của giặc Pháp, giữ vững mạch máu giao
thông vận tải, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi viện tiền tuyến, góp phần vào
thắng lợi sự nghiệp kháng chiến.
Những truyền thống và kinh nghiệm đảm bảo giao thông vận tải thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp tiếp tục được Đảng bộ và nhân dân các dân
tộc Bắc Thái kế thừa, phát huy ở trình độ cao hơn.
2. Từ năm 1965, khi được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Bắc Kạn
và Thái Nguyên, tỉnh Bắc Thái bước vào thời kỳ có chiến tranh phá hoại bằng
không quân của đế quốc Mĩ. Trong 10 năm trực tiếp kháng chiến chống Mĩ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
quân và dân Bắc Thái đã kiên cường, dũng cảm giữ vững mạch máu giao
thông, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện chiến
trường. Giao thông vận tải thực sự trở thành một mặt trận nóng bỏng, là nơi
diễn ra cuộc đọ sức, đọ trí giữa quân và dân ta với phương tiện chiến tranh, vũ
khí hiện đại và bộ máy điều khiển chiến tranh khổng lồ của đế quốc Mĩ.
Nhận rõ Bắc Thái là Thủ phủ, trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự và
đầu mối giao thông quan trọng của Khu Tự trị Việt Bắc, giặc Mĩ đã không từ
một thủ đoạn nào, huy động các loại máy bay hiện đại ném bom tàn bạo
xuống tất cả các mục tiêu trên địa bàn tỉnh.
Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm
lược”, quân và dân Bắc Thái đã phát huy cao độ lòng dũng cảm và trí thông
minh, kiên cường bám trụ ở những nơi địch đánh phá ác liệt, thường xuyên có
mặt ở các đầu mối quan trọng để giữ vững mạch máu giao thông thông suốt.
Từ trong bom đạn ác liệt của kẻ thù, đã xuất hiện ngày càng nhiều tập
thể và cá nhân anh dũng mà những chiến công, những thành tích của họ sáng
ngời phẩm chất cao đẹp, xứng đáng danh hiệu “Dũng sĩ trên mặt trận giao
thông vận tải”. Biết bao chiến sĩ thuộc các đoàn vận tải, đội viên thanh niên
xung phong, dân công ở các công trường…đã cống hiến tuổi thanh xuân cho
sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Trong chiến công chung của dân tộc thời chống Mĩ, có một phần đóng
góp không nhỏ của các chiến sĩ trên mặt trận giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái.
3. Mặt trận giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống
Mĩ cứu nước đã phản ánh tư tưởng đường lối chiến tranh nhân dân.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Không có quần chúng nhân
dân tham gia thì cách mạng không thể thành công.
Quan điểm trên đã được các cấp Đảng bộ và chính quyền địa phương
quán triệt, vận dụng trong phương thức tổ chức xây dựng, bảo vệ mạng lưới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
giao thông vận tải. Thực tế cho thấy, việc đảm bảo mạch máu của giao thông
vận tải thông suốt trong những năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng
không quân của đế quốc Mĩ trên địa bàn tỉnh Bắc Thái không phải chỉ do các
cơ quan chuyên môn phụ trách, cũng không phải chỉ có cán bộ, đội viên Đội 91
thanh niên xung phong đảm nhiệm, mà còn có sự tham gia của các tầng lớp
nhân dân địa phương. Đây chính là lực lượng chủ yếu, thường xuyên quyết
định đảm bảo cho hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh không bị ách tắc
ngay cả trong trường hợp bị máy bay địch đánh phá ác liệt nhất.
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, kể cả những năm
có chiến tranh phá hoại ác liệt, ngoài các tuyến đường giao thông chiến lược
(Quốc lộ số 3, Quốc lộ 1B, Đường 13A…) thường xuyên được bảo dưỡng, tu
sửa, còn có hệ thống các đường liên huyện, liên xã, liên thôn; ngoài các trục
đường chính, còn có các đường ngầm, đường tránh, đường vòng… Tất cả các
loại đường ấy tạo nên một mạng lưới giao thông nhân dân mà bom đạn của
giặc Mĩ không thể nào ngăn nổi.
Trên mạng lưới giao thông đa dạng ấy, không chỉ có các phương tiện
xe cơ giới vận chuyển hàng và người, mà còn có đủ các loại xe thô sơ của
nhân dân, kể cả chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp (xe trâu bánh lốp, xe
ngựa, xe đạp thồ, xe cải tiến…)
Đó chính là những biểu hiện sinh động của đường lối chiến tranh nhân
dân trên mặt trận giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống
Mĩ cứu nước. Đó cũng chính là bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức xây
dựng, bảo vệ giao thông vận tải.
4. Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục
vụ chiến đấu và xây dựng không chỉ cho địa phương, mà còn cho cả nước.
Trong những năm có chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân
của đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc nói chung và tỉnh Bắc Thái nói riêng vẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
phải tiếp tục giữ vững sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa trực tiếp
chiến đấu và phục vụ chiến đấu, vừa tích cực chi viện chiến trường miền Nam
và hai nước bạn.
Giao thông vận tải đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc triển
khai thực hiện các nhiệm vụ nói trên. Không có giao thông vận tải thì tất cả
mọi hoạt động sản xuất và chiến đấu đều bị ngưng trệ. Trong suốt thời kỳ
kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ngành Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái đã
làm tròn vai trò vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu, lực lượng chiến đấu
cùng các phương tiện chiến tranh…, tới các vùng miền và các chiến trường.
Đặc biệt, trong thời gian đế quốc Mĩ rải mìn phong toả bờ biển và các cửa
sông miền Bắc, tỉnh Bắc Thái trở thành một “cảng nổi”, ngành giao thông vận
tải của tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vẻ vang do Trung ương giao phó
là vận chuyển hàng viện trợ từ bên ngoài vào và từ Bắc vào Nam.
Nhờ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trung chuyển khối lượng lớn vật
chất, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Thái nói chung và ngành giao thông vận
tải nói riêng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân ta trên cả
hai miền đất nước, đưa tới Đại thắng mùa Xuân 1975.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1960), Văn kiện Đại
hội, tập 1, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Bạch Thông (1996), Lịch sử Đảng bộ huyện
Bạch Thông.
3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc
Kạn, tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ngân Sơn (2002), Lịch sử Đảng bộ huyện
Ngân Sơn, Tập II, (1945 - 1975).
5. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thắng lợi và bài học, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Ban chỉ huy quân sự huyện Đại Từ (2004), Lịch sử kháng chiến chống thực
dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm lược và xây dựng bảo vệ Tổ quốc của quân
và dân huyện Đại Từ (1945 - 2000).
7. Ban chỉ huy quân sự huyện Đồng Hỷ (2006), Huyện Đồng Hỷ Lịch sử kháng chiến
chống xâm lược và xây dựng - Bảo vệ Tổ quốc (1945 - 2000).
8. Ban chỉ huy quân sự huyện Phổ Yên (2005), Huyện Phổ Yên Lịch sử kháng chiến
chống xâm lược và xây dựng - Bảo vệ Tổ quốc (1945 - 2000).
9. Ban chỉ huy quân sự huyện Phú Bình (2007), Huyện Phú Bình Lịch sử kháng
chiến chống xâm lược và xây dựng - Bảo vệ Tổ quốc (1945 - 2000).
10. Ban chỉ huy quân sự thành phố Thái Nguyên (2007), Thành phố Thái
Nguyên lịch sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng - Bảo vệ Tổ
quốc (1945 - 2000).
11. Ban chỉ huy quân sự huyện Võ Nhai (2005), Võ Nhai lịch sử đấu tranh vũ
tranh cách mạng kháng chiến chống xâm lược và xây dựng - Bảo vệ Tổ
quốc (1941 - 2000).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
12. Ban Tổng kết lịch sử Bộ Tổng tham mưu (1979), Tổng kết Bộ Tổng tham
mưu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975, Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
13. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái (1990), Bắc Thái lịch sử kháng chiến
chống thực dân Pháp 1945 - 1954.
14. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái (1993), Bắc Thái Lịch sử kháng chiến
chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975.
15. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn (1999), Lực lượng vũ trang tỉnh Bắc
Kạn (1947 - 1999).
16. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên (2001), Thái Nguyên Lịch sử kháng
chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975.
17. Bộ Giao thông vận tải, Đặc điểm, tính chất và quy luật của chiến tranh
nhân dân chống Mĩ cứu nước trên mặt trận giao thông vận tải, Hồ sơ số
94, Kho lưu trữ Trung ương III.
18. Bộ Giao thông vận tải (2002), Lịch sử Giao thông vận tải Việt Nam, Nxb
Giao thông vận tải, Hà Nội.
19. Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Công binh (2006), Lịch sử Công binh Việt
Nam 1945 - 2005, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
20. Bộ Quốc phòng - Tổng cục Hậu cần (2001), Công tác Hậu cần trong
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ trên miền Bắc 2/1965 -
1/1973, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
21. Bộ Quốc phòng - Tổng cục Hậu cần (2001), Tổng kết Hậu cần trong
kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
22. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1996), Lịch sử kháng
chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975, Tập II, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
23. Các Mác (1961), Tư bản, Quyển II, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
24. Các Mác - Ănghen (1963), Bàn về giao thông vận tải, Nxb Sự thật, Hà Nội.
25. Nguyễn Chương (1994), Chiến tranh phá hoại và chống chiến tranh phá
hoại qua tư liệu phương Tây, Tạp chí Lịch sử quân sự.
26. Gabrien Côncô (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Tập 2, Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
27. Văn Tiến Dũng (1989), Cuộc kháng chiến chống Mĩ - Bước ngoặt lớn,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
28. Văn Tiến Dũng (1991), Cuộc kháng chiến chống Mĩ toàn thắng, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
29. Lê Duẩn (1968), Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên
xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh, Nxb Sự thật, Hà Nội.
30. Lê Duẩn (1993), Về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lương (2005),
Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương, Tập II, (1955 - 2000).
32. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
(2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập I (1936 - 1965).
33. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
(2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập II (1965 - 2000).
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật,
Hà Nội.
35. Đảng Lao động Việt Nam - Ban chấp hành tỉnh Bắc Thái, Báo cáo tổng
kết của tỉnh Bắc Thái các năm 1965, 1967, 1968, 1970, 1972, 1973.
Phòng lịch sử Đảng Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
36. Đảng uỷ - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn (2001), Bắc Kạn Lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
37. Đảng uỷ - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn (2004), Bắc Kạn Lịch sử
kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
38. Nguyễn Văn Đệ (1996), Thanh niên xung phong phục vụ giao thông vận
tải thời chống Mĩ, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
39. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Hội cựu Thanh niên xung
phong tỉnh Thái Nguyên (2006), Lịch sử thanh niên xung phong tỉnh
Thái Nguyên, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
40. Võ Nguyên Giáp (1975), Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân đánh
thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, Nxb Sự thật, Hà Nội.
41. Giônxơn (1972), Về cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam và cuộc chiến
tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, Việt Nam Thông tấn xã phát hành,
Hà Nội.
42. Lê Mậu Hãn (1995), Đảng Cộng sản Việt Nam - Các Đại hội và Hội nghị
Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Lê Mậu Hãn (2001), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập III (1945 - 2000),
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
44. Nguyễn Công Hoà, Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược trên mặt trận
giao thông vận tải, Nxb Lao động.
45. Giócgiơ C. Hiarinh (1998), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mĩ,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Hồ Khang (1998), Vài nét về mặt trận giao thông vận tải thời kì đầu
chống chiến tranh phá hoại 1964 - 1967, Tạp chí lịch sử quân sự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
47. Trịnh Trúc Lâm - Nguyễn Quận (1998), Địa lí tỉnh Thái Nguyên, Sở Giáo
dục - Đào tạo, Sở Khoa học, Công nghệ - Môi trường tỉnh Thái Nguyên.
48. Lênin (1952), Toàn tập, Tập 4, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva.
49. Hoàng Linh - Đỗ Mậu (1991), Việt Nam máu lửa quê hương tôi, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
50. Phan Văn Liên (1994), Giao thông vận tải Việt Nam 1955 - 1965, Nxb
Giao thông vận tải, Hà Nội.
51. Maicơn Maclia (1990), Việt Nam - Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
52. Mác Namara (1995), Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học
về Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53. Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
54. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
55. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
56. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
58. Hồ Chí Minh (1994), Về Giao thông vận tải Việt Nam, Nxb Giao thông
vận tải, Hà Nội.
59. Nguyễn Xuân Minh (2006), Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
60. Những công trình giao thông công chính Đông Dương (1998), Nxb Giao
thông vận tải, Hà Nội.
61. Phòng thống kê kế hoạch Khu Việt Bắc, Số liệu lịch sử 1955 - 1970, phần
xây dựng cơ bản và giao thông vận tải, Phòng lịch sử Đảng Ban Tuyên
giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
62. Phủ Thủ tướng, số 71-TTg-CN (1965), Chỉ thị về việc tổ chức các Đội
thanh niên xung phong chống Mĩ cứu nước phục vụ công tác giao thông
vận tải, Hộp số 04, Hồ sơ số 44, Trung tâm lưu trữ tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
63. Phủ Thủ tướng, số 110/CP (1965), Quyết định của Hội đồng Chính phủ về
công tác giao thông vận tải, Hộp số 04, Hồ sơ số 44, Trung tâm lưu trữ
tỉnh Thái Nguyên.
64. Quân khu Việt Bắc, Tổng hợp binh yếu địa chí năm 1970, Phòng lịch sử
Đảng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
65. Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái (1992), Truyền thống giao thông vận
tải Bắc Thái 1945 - 1992, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
66. Nguyễn Đình Thuận (1997), Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giao thông
vận tải, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
67. Tổng cục Hậu cần (1979), Lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam,
Tập 2 (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
68. Tổng cục Hậu cần (1998), Hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống
Mĩ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
69. Kim Ngọc Thu Trang (2007), Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt
Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975, Luận văn Thạc
sĩ Lịch sử, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
70. Nguyễn Duy Trinh (1970), Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong quá trình
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, Nxb Sự thật, Hà Nội.
71. Trường Đại học Giao thông vận tải (1995), Nghiên cứu - vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về giao thông vận tải, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
72. Văn Tùng - Nguyễn Hồng Thanh (2002), Lịch sử Thanh niên xung phong
Việt Nam (1950 - 2001), Nxb Thanh niên, Hà Nội.
73. Uỷ ban hành chính tỉnh Bắc Thái, Báo cáo tổng kết và phương hướng thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế và văn hoá của các năm: 1965, 1966,
1968, 1969, 1971, 1973, 1974, 1975, Trung tâm lưu trữ tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
74. Uỷ ban hành chính tỉnh Bắc Thái, Báo cáo tổng kết công tác giao thông
vận tải nông thôn 2 năm 1974 - 1975, Hộp số 140, Hồ sơ số 1754, Trung
tâm lưu trữ tỉnh Thái Nguyên.
75. Uỷ ban hành chính tỉnh Bắc Thái, số 05/KT/GT, (1965), Chỉ thị công tác
đảm bảo giao thông thời chiến, Hộp số 04, Hồ sơ số 44, Trung tâm lưu
trữ tỉnh Thái Nguyên.
76. Uỷ ban hành chính tỉnh Bắc Thái (1968), Phương án tiếp nhận phân cấp
quản lý về giao thông vận tải, Hộp số 35, Hồ sơ 452, Trung tâm lưu trữ
tỉnh Thái Nguyên.
77. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên - Sở Giao thông vận tải (2005), 60
năm truyền thống giao thông vận tải Thái Nguyên.
78. Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 26 (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
79. Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 34 (2004), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
80. Viện Lịch sử quân sự (1982), Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mĩ, Tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
81. Viện Lịch sử quân sự (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam
(1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
82. Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng (1996), Lịch sử kháng chiến chống Mĩ
cứu nước 1954 - 1975, Tập II, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
83. Viện sử học (1985), Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
84. Việt Nam - Con số và sự kiện 1945 - 1989, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phong trào giải phóng đôi vai
của ngành giao thông vận tải Thái Nguyên năm 1963
Ngựa thồ vận chuyển hàng
cho các bản làng xa xôi ở Chợ Đồn - Bắc Kạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Cầu treo Huy Ngạc (Đại Từ)
đảm bảo giao thông thời chống Mĩ
Lễ thông xe đường vào Na Rì - Bắc Kạn năm 1965
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Cầu Gia Bẩy (Thái Nguyên) bị máy bay Mĩ bắn phá
(ngày 19 tháng 10 năm 1965)
Cầu Phà Bắc Kạn bị bom Mĩ bắn phá tháng 10 năm 1965
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đoàn viên thanh niên xã Phục Linh (Đại Từ)
tham gia mở đường phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III
1.930 đoàn viên, thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Đại Từ tham
gia mở đường vào khu kinh tế mới của huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đại đội 913 - Đội 91 thanh niên xung phong Bắc Thái
lao động làm đường tại đèo Cao Bắc năm 1968
Cải tiến xe thô sơ đổ đất lên ô tô những năm 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đoàn tàu vận tải đường sông chở gạo từ Hải Phòng về cảng Đa Phúc
Lễ phát động phong trào giao thông nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Cán bộ Ty Giao thông Bắc Thái
trực tiếp chỉ đạo sửa chữa ngầm Bến Tượng (Thái Nguyên)
Đường ngầm Bến Tượng (Thái Nguyên) năm 1972
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc280.pdf